1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển thị trường chứng khoán ở việt nam hiện nay

30 628 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 212,23 KB

Nội dung

đề tài nêu lên thực trạng thị trường chứng khoán từ khi ra đời đến nay và giải pháp, định hướng phát triển thị trường chứng khoán hiện nay LỜI MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán ra đời với tư cách là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế góp phần dần hình thành một hệ thống tài chính hiện đại trên nền tảng hài hòa giữa thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ tín dụng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, với những ảnh hưởng tiêu cực chung của nền kinh tế trong và ngoài nước cũng như bất cập nội tại trong quản lý và điều hành dẫn đến hạn chế phát huy về chức năng, vai trò của thị trường chứng khoán đối với huy động và luân chuyển vốn cho nền kinh tế. Do đó, cần có những bước đi đúng đắn để tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam . Vì vậy đề tài “phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn để có cái nhìn tổng quan về thị trường chứng khoán nói chung và thực trạng hoạt động trên thị trường chứng khoán hiện nay. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường chứng khoán trong tương lai. Kết cấu của đề tài gồm có 3 phần: Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán Chương 2: Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Khái niệm về thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ dài hạn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Nhà nước để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán Hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán là các cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm. 2. Phân loại thị trường chứng khoán Căn cứ theo tính chất pháp lý Thị trường chứng khoán tập trung: là địa điểm hoạt động chính thức của các giao dịch chứng khoán gọi là Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK). Đó là nơi các nhà môi giới kinh doanh chứng khoán gặp gỡ để đấu giá, thương lượng, mua bán chứng khoán cho khách hàng hay cho chính mình theo những nguyên tắc và quy chế giao dịch của SGDCK đề ra trên cơ sở của Luật Chứng Khoán. Thị trường chứng khoán không tập trung (Thị trường OTC): là hoạt động giao dich của chứng khoán không thông qua SGDCK, mà thực hiện bởi các công ty chứng khoán thành viên rải rác khắp nơi trên đất nước. Phương thức giao dịch thông qua mạng điện thoại và mạng vi tính. Căn cứ vào quá trình luân chuyển: Thị trường sơ cấp (Thị trường phát hành): là nơi mua bán các chứng khoán được phát hành lần đầu. Trên thị trường này, vốn từ các nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc các nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã được phát hành. Căn cứ vào đặc điểm hàng hóa trên thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh. • Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. • Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. • Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn. 3. Chức năng của thị trường chứng khoán Chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, thị trường chứng hoán đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. Chức năng cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy. thị trường chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm toàn xã hội. Chức năng tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao Chức năng đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế Thông qua chứng khoán, giá trị của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện. Từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Chức năng tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 2

Thị trường chứng khoán ra đời với tư cách là một bộ phận quan trọng của thịtrường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi các loại chứng khoán Trởthành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế góp phần dần hìnhthành một hệ thống tài chính hiện đại trên nền tảng hài hòa giữa thị trường chứngkhoán và thị trường tiền tệ - tín dụng.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây, với những ảnh hưởng tiêu cực chung củanền kinh tế trong và ngoài nước cũng như bất cập nội tại trong quản lý và điều hànhdẫn đến hạn chế phát huy về chức năng, vai trò của thị trường chứng khoán đối vớihuy động và luân chuyển vốn cho nền kinh tế Do đó, cần có những bước đi đúngđắn để tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Vì vậy đề tài “phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay” làmột đề tài hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn để có cái nhìn tổng quan

về thị trường chứng khoán nói chung và thực trạng hoạt động trên thị trường chứngkhoán hiện nay Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường chứngkhoán trong tương lai

Kết cấu của đề tài gồm có 3 phần:

Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán

Chương 2: Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Trang 3

CHƯƠNG ITỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. Khái niệm về thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, hoạtđộng của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trungthành nguồn vốn lớn tài trợ dài hạn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế vàNhà nước để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quanniệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn

chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi

có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp Nhưvậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt độngtrao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thểnắm giữ chứng khoán

Hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán là các cổ phiếu, trái phiếu vàmột số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm

2. Phân loại thị trường chứng khoán

- Căn cứ theo tính chất pháp lý

Thị trường chứng khoán tập trung: là địa điểm hoạt động chính thức của cácgiao dịch chứng khoán gọi là Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Đó là nơi cácnhà môi giới kinh doanh chứng khoán gặp gỡ để đấu giá, thương lượng, mua bán

Trang 4

chứng khoán cho khách hàng hay cho chính mình theo những nguyên tắc và quychế giao dịch của SGDCK đề ra trên cơ sở của Luật Chứng Khoán.

Thị trường chứng khoán không tập trung (Thị trường OTC): là hoạt động giaodich của chứng khoán không thông qua SGDCK, mà thực hiện bởi các công tychứng khoán thành viên rải rác khắp nơi trên đất nước Phương thức giao dịchthông qua mạng điện thoại và mạng vi tính

- Căn cứ vào quá trình luân chuyển:

Thị trường sơ cấp (Thị trường phát hành): là nơi mua bán các chứng khoánđược phát hành lần đầu Trên thị trường này, vốn từ các nhà đầu tư sẽ được chuyểnsang nhà phát hành thông qua việc các nhà đầu tư mua các chứng khoán mới pháthành

Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trênthị trường sơ cấp Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán Thịtrường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã được phát hành

- Căn cứ vào đặc điểm hàng hóa trên thị trường chứng khoán:

Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổphiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh

• Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổphiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi

• Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu

đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, tráiphiếu đô thị và trái phiếu chính phủ

Trang 5

• Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành

và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu,chứng quyền, hợp đồng quyền chọn

3. Chức năng của thị trường chứng khoán

- Chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhànrỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mởrộng sản xuất xã hội Bằng cách hỗ trợ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, thịtrường chứng hoán đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nềnkinh tế quốc dân Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ và chính quyền ởcác địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu

tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội

- Chức năng cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tưlành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị trườngrất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựachọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình Chính vìvậy thị trường chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm toàn xã hội

- Chức năng tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứngkhoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn Khảnăng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối vớingười đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư Thị

Trang 6

trường chứng khoán hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoảncủa các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao

- Chức năng đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế

Thông qua chứng khoán, giá trị của các doanh nghiệp được phản ánh một cáchtổng hợp và chính xác thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường, giúp choviệc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuậntiện Từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm

- Chức năng tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tếmột cách nhạy bén và chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tưđang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ chothấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế Vì thế, thị trường chứng khoán được gọi

là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thựchiện các chính sách kinh tế vĩ mô Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ

có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngânsách và quản lý lạm phát Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chínhsách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảmbào cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế

4. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán

- Nguyên tắc cạnh tranh: theo nguyên tắc này, giá cả trên thị trường chứng khoán phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữacác công ty Trên thị trường sơ cấp, các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán

Trang 7

chứng khoán theo các mục tiêu của mình Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh để tự do tìm kiếm cho mình lợi nhuận cao nhất Giá cả chứng khoán trên thị trường được hình thành theo phương thức đấu giá.

- Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc này đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người tham gia thị trường Điều này đòi hỏi mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và chịu các hình phạt nếu vi phạm

- Nguyên tắc công khai: chứng khoán là các hàng hóa trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được chứng khoán như các hàng hóa thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin liên quan Vì vậy, thị trường chứng khoán phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt Nguyên tắc này nhằm bảo

vệ người đầu tư, song đồng thời nó cũng hàm nghĩa rằng, một khi đã cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời chính xác thì người đầu tư phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình

- Nguyên tắc trung gian: theo nguyên tắc này, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà từ các nhà bảo lãnh phát hành Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua bán chứng khoán giúp các khách hàng giao dịch trên các tài khoản của khách hàng

5. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chiathành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đếnchứng khoán

Trang 8

- Nhà phát hành

Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trườngchứng khoán Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thịtrường chứng khoán Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành cáctrái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương Các công ty là nhà phát hành các cổphiếu và trái phiếu công ty Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tàichính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng phục vụ cho hoạt động của họ

Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trườngchứng khoán Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhàđầu tư có tổ chức

Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia muabán chứng khoán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.Tuy nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận luôn gắn với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi

ro càng lớn và ngược lại Chính vì vậy, các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọncác hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro củamình

Các nhà đầu tư có tổ chức hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyênmua bán chứng khoán với số lương lớn trên thị trường Các tổ chức này thường cónhiều chuyên gia để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư Các tổchức đầu tư bao gồm: các công ty bảo hiểm, các ngân hàng thương mại, các quỹđầu tư, các quỹ hưu trí và các quỹ bảo hiểm xã hội, công ty tài chính, công tychứng khoán Đầu tư chứng khoán thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật

Trang 9

là có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởicác chuyên gia có kinh nghiệm.

- Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán

Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán,

có thể đảm nhận một hoặc một số nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới,

tự doanh, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán

Ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để đầu tư vào các chứng khoán,hoặc là ngân hàng thành lập công ty con độc lập để hoạt động kinh doanh chứngkhoán

Công ty quản lý quỹ là pháp nhân được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấpgiấy phép hoạt động quản lý quỹ đầu tư Quỹ đầu tư là một hình thức chung vốnđầu tư, là sự tham gia đóng góp giữa một số người có tiền và muốn đầu tư với nhaunhằm tăng cường tính chuyên nghiệp của việc đầu tư

- Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán

Cơ quan quản lý Nhà nước – cơ quan này có thể có những tên gọi khác nhau,tùy theo từng nước Nó được thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nướcđói với thị trường chứng khoán

Sở giao dịch chứng khoán là tổ chức thuộc sở hữu thành viên (một số nước doNhà nước thành lập) thực hiện tổ chức vận hành thị trường phục vụ các hoạt độngtrên sở giao dịch Sở giao dịch chứng khoán cũng ban hành những quy định điềuchỉnh các hoạt động giao dịch trên thị trường phù hợp với các quy định của phápluật

Trang 10

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứngkhoán và một số thành viên khác hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, đượcthành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và chothị trường chứng khoán nói chung Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoánthường là một tổ chức tự quản nhằm ban hành và thực hiện các quy tắc tự điềuhành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán Hiệp hội này điều tra vàgiải quyết các tranh chấp giữa các thành viên, tiêu chuẩn hóa các nguyên tắc vàthông lệ trong lĩnh vực chứng khoán.

Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán là tổ chức nhận lưu giữ cácchứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứngkhoán

Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán là tổ chức phụ trợ, phục vụ cho cácgiao dịch chứng khoán Công ty này cung cấp hệ thống máy tính với các chươngtrình để thông qua đó có thể thực hiện giao dịch

Các tổ chức tài trợ chứng khoán là các tổ chức được thành lập với mục đíchkhuyến khích mở rộng và tăng trưởng của thị trường chứng khoán thông qua cáchoạt động cho vay tiền để mua cổ phiếu, cho vay chứng khoán để bán trong cácgiao dịch bảo chứng

Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm, là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giánăng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điềukhoản cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể Các mức hệ

số tín nhiệm vì thế thường được gắn cho một đợt phát hành, chứ không phải chocông ty Vì vậy, một công ty phát hành có thể mang nhiều mức hệ số tín nhiệm chocác đợt phát hành

Trang 11

6. Hàng hóa của thị trường chứng khoán

- Cổ phiếu

Cổ phiếu là chứng chỉ cổ phần xác nhận sự góp vốn của người nắm giữ cổ phiếu vào công ty cổ phần và xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người nắm giữ cổ phiếu với tài sản và thu nhập của công ty

Cổ phiếu được chia làm hai loại chủ yếu sau

Cổ phiếu ưu đãi có đặc điểm là thường có mức cổ tức cố định Người chủ của cố phiếu này có quyền được nhận tiền lãi trước các cổ đông thường Nếu số lãi chỉ đủ trả cổ tức cho các cổ đông ưu tiên thì các cổ đông thường sẽ không nhận được cổ tức kì đó Một vấn đề rất quan trọng trong việc phát hành cổ phiếu ưu đãi

là thuế Khác với chi phí lãi vay được giảm trừ khi tính thuế thu nhập công ty, cổ tức được lấy từ lợi nhuận sau thuế Đó là hạn chế của cổ phiếu ưu đãi Mặc dù vậy thì cổ phiếu ưu đãi vẫn có ưu điểm với cả nhà phát hành và nhà đầu tư Tuy nhiên thông thường thì cổ phiếu ưu đãi chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếuđược phát hành

Cổ phiếu thông thường là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì các ưu điểm của

nó đáp ứng được yêu cầu của cả người đầu tư và công ty phát hành Là cổ phiếuxác định quyền sở hữu của cổ đông trong công ty Cổ phiếu thường được đặc trưngbởi quyền quản lí, kiểm soát công ty Cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được thamgia bầu hội đồng quả trị, tham gia bỏ phiếu quyết định các vấn đề lớn của công ty

Cổ tức của cổ phiếu thường được trả khi hội đồng quản trị công bố Khi công tygiải thể hoặc phá sản, cổ đông sở hữu cổ phiếu thường sẽ được chia số tiền còn lại

Trang 12

sau khi thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho cổ phiếu ưu đãi Lượng cổ phiếutối đa mà công ty được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép phát hành gọi làvốn cổ phần Phần lớn những cổ phiếu đã phát hành nằm trong tay những nhà đầu

tư - cổ đông Những cổ phiếu này được coi là đang lưu hành trên thị trường Tuynhiên, có thể chính công ty phát hành mua lại một số cổ phiếu của mình và giữ nónhằm những mục đích nhất định và những cổ phiếu đó được coi như không lưuhành

- Trái phiếu

Trái phiếu là thoả thuận vay nợ mang tính chất hợp đồng theo đó người đivay phát hành trái phiếu với cam kết sẽ trả cho người cho vay, người nắm giữ tráiphiếu một số tiền lãi định kì và khi trái phiếu hết hạn là lúc khoản thanh toán cuốicùng sẽ được thực hiện

Trái phiếu được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau

•Căn cứ theo chủ thể phát hành

 Trái phiếu công ty: do công ty phat hành nhằm mục đích gia tăngvốn cho công ty Tuy nhiên không phải công ty nào cũng được quyềnphát hành trái phiếu mà chỉ có những công ty lớn có uy tín trên thịtrường

 Trái phiếu chính phủ: do chính phủ phát hành nhằm mục đích huyđộng vốn phục vụ cho các mục xây dựng các công trình hay tài trợcho các dự án của chính phủ

 Trái phiếu chính quyền địa phương do chính quyền địa phương pháthành nhằm mục đích tài trợ cho dự án của chính quyền địa phương

•Căn cứ tính chất chuyển đổi của trái phiêu

 Trái có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu

 Trái phiếu không có khả năng chuyển đổi

•Căn cứ cách thức trả lãi

Trang 13

 Trái phiếu có lãi suất cố định: lãi suất được ghi ngay trên mặt tráiphiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn cuả nó Việc thanh toánlãi trái phiếu cũng thường được qui định rõ ràng

 Trái phiếu có lãi suất thả nổi: là loại trái phiếu mà khoản lãi thu đượcthay đổi theo sự biến động của lãi suất thị trường hoặc bị chi phốibởi biểu giá, chẳng hạn như giá bán lẻ

 Trái phiếu chiết khấu: là loại trái phiếu không trả thưởng và đượcbán theo nguyên tắc chiết khấu Tiền thưởng cho việc sở hữu tráiphiếu nằm dưới dạng lợi nhuận do vốn đem lại hơn là tiền thu nhập(nó là phần chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa- mệnh giá trái phiếu

và giá mua)

- Các chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán

Gồm các loại chứng khoán sau

Chứng quyền: là giấy xác nhận quyền được mua cổ phiếu mới phát hành tạimức giải tường bán ra của công ty Các chứng quyền thường được phát hành cho

cổ đông cũ, sau đó chúng có thể được đem ra giao dịch

Chứng khế: là các giấy tờ được phát hành kèm theo các trái phiếu, trong đóxác nhận quyền được mua cổ phiếu theo những điều kiện nhất định

Chứng chỉ thụ hưởng: là giấy xác nhận quyền lợi của khách hàng là nhữngnhà đầu tư cá nhân trong các quỹ đầu tư nhất định Chứng chỉ này có thể được muabán, giao dịch trên thị trường chứng khoán như các giấy tờ có giá trị khác Chứngchỉ này do công ty tín thác đầu tư hay các quỹ tương hỗ phát hành (là tổ chứcchuyên nghiệp thực hiện đầu tư theo sự uỷ nhiệm của khách hàng)

Trang 14

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Quá trình hình thành và hoàn thiện cơ sở pháp lý hoạt động trên thị trường chứng khoán

Ngày 11/7/1998, Chính phủ ký ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP vềchứng khoán và thị trường chứng khoán Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giátrị cao nhất tại thời điểm đó điều chỉnh trực tiếp cho hoạt động của thị trườngchứng khoán, làm cơ sở cho hàng loạt các thông tư, quyết định để hướng dẫn cụ thểquy định về hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam

Giai đoạn 2000-2005 là những bước đi đầu tiên cho sự phát triển của thịtrường chứng khoán Việt Nam Ngày 20/7/2000, Trung tâm Giao dịch chứng khoánthành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK TP Hồ Chí Minh) chính thức khai trương vớichức năng chủ yếu là tổ chức giao dịch cổ phiếu, trái phiếu đủ điều kiện niêm yếtgiao dịch Để khuyến khích thu hút các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoántham gia thị trường chứng khoán trong giai đoạn đầu, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quyết định 39/2000/QĐ-TTg ngày 27/3/2000 ưu đãi thuế đối với hoạt độngkinh doanh chứng khoán, các nhà đầu tư cá nhân được miễn thuế giao dịch chứngkhoán… Bên cạnh đó nhằm giảm thiểu các hành vi gây bất ổn thị trường, Chínhphủ ban hành Nghị định 22/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

Trang 15

vực chứng khoán và thị trường chứng khoán để đảm bảo mục tiêu vận hành thịtrường công khai – công bằng – minh bạch

Từ 2001-2003, để phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định163/2003/QĐ-TTg ngày 5/8/2003 phê duyệt Chiến lược Phát triển thị trường chứngkhoán đến năm 2010 Ngày 28/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số144/2003/NĐ –CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán thay thế cho Nghịđịnh số 48/1998/NĐ-CP Nghị định 144 hiện thực hóa các quy định về hoạt độngcủa thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện để phát triển một thị trường chứngkhoán vận hành theo chuẩn mực của nền kinh tế thị trường Để tiếp tục hoàn thiệncông tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngày 19/2/2004, Chính phủban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển ủy ban chứng khoán nhà nước trựcthuộc Bộ Tài chính

Sau khi TTGDCK TP Hồ Chí Minh đi vào hoạt động được 3 năm, Chính phủ

đã chỉ đạo UBCKNN sớm xây dựng TTGDCK Hà Nội Trên tinh thần đó, Bộ Tàichính (UBCKNN) đã triển khai rất tích cực về các vấn đề cơ sở vật chất, nhân sựcon người và hệ thống Nhờ vậy, TTGDCK Hà Nội đã chính thức được ra đời vàongày 8/3/2005 Nhằm từng bước kiện toàn và hoàn thiện cấu trúc hạ tầng của thịtrường chứng khoán, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số189/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán

Giai đoạn 2006-2010 đánh dấu sự kết hợp phát triển thị trường chứng khoántheo chiều rộng và chiều sâu Trong giai đoạn này, các tiêu chuẩn của thị trườngtừng bước được nâng cao trên các mặt niêm yết, phát hành, công bố thông tin, quảntrị công ty Các Trung tâm GDCK TP Hồ Chí Minh và Hà Nội được chuyển đổi

mô hình hoạt động thành Sở GDCK TP Hồ Chí Minh và Sở GDCK Hà Nội Năm

Ngày đăng: 10/12/2015, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w