1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm của phật giáo về bình đẳng qua 2 bản kinh ambattha

16 3,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 37,32 KB

Nội dung

Quan điểm của phật giáo về bình đẳng qua 2 bản kinh ambattha

Trang 1

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VỀ BÌNH ĐẲNG QUA 2 BẢN KINH

AMBATTHA & SONADANDA

Bài thu hoạch giữa học kỳ 5 năm thứ 3

MÔN TRƯỜNG BỘ KINH

Sinh viên Nguyễn Quý Hoàng

Mã số sinh viên DTTX 1087

GV hướng dẫn SC TS Thích nữ Phụng Liên

Trang 2

Dàn bài

Chương 1 Dẫn nhập

1 Ý nghĩa & lý do chọn đề tài

2 Giới hạn đề tài và phương pháp nghiên cứu

Chương 2 Kinh Ambattha & Sonadanda

1 Cơ sở phân chia giai cấp của Bà La Môn – kinh Veda

2 Trường bộ kinh

3 Nội dung kinh Ambattha & Sonadanda

Chương 3 Quan điểm của PG về BÌNH ĐẲNG thông qua 2 kinh-Ambattha & Sonadanda

1 Quan niệm Xã hội về bình đẳng

2 Quan điểm của Phật giáo về bình đẳng

3 Hướng giải quyết của Phật giáo về vấn đề bình đẳng hay sự vận dụng kinh điển vào thực tế đời sống

Chương 4 Kết luận -Nhận xét & Đánh giá

Tài liệu tham khảo

Chương 1 Dẫn nhập

1 Ý nghĩa và lý do chọn đề tài

Đức Phật được sinh ra trong một xã hội Ấn Độ cổ đại tồn tại bốn giai cấp rõ rệt, trong

đó, giai cấp Bà-la-môn tự cho mình là giai cấp cao quý nhất được sinh ra từ miệng Phạm Thiên (Brahma), các giai cấp còn lại thì giai cấp Sát-đế-lỵ được sinh ra từ hai tay

Trang 3

Phạm Thiên, giai cấp Phệ-xá được sinh ra từ bắp chân Phạm Thiên, giai cấp Thủ-đà-la được sinh ra từ lòng bàn chân của Phạm Thiên Như vậy, các giai cấp được phân tầng

từ cao xuống thấp tùy theo trí tưởng tượng của giai cấp Bà la Môn liên quan đến vị trí

từ Phạm Thiên mà các giai cấp được sinh ra

Sự phân biệt đẳng cấp này được bảo vệ bởi tầng lớp cai trị và tăng lữ thống trị (cũng gọi là Brahmin) tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội thời đó trên nhiều mặt và đức Phật

đã không đồng tình và có những quan điểm riêng của mình

Tất cả các vấn đề giai cấp, huyết thống dòng dõi và những căn cứ để tạo nên một con người cao quí mà các vấn đề này dẫn tới sự bình đẳng của con người trong xã hội được đức Phật đề cập và phân tích cụ thể trong 2 bộ kinh Ambattha & Sonadanda (Trường bộ), đây là những vấn đề thiết thực quan trọng liên quan đến hạnh phúc của con người,

và đó cũng là lí do người viết chọn 2 bài kinh này làm đề tài nghiên cứu

2 Tư liệu, giới hạn đề tài và phương pháp làm bài thu hoạch

Trong khuôn khổ của một bài thu hoạch ngắn nên người viết chỉ sử dụng phương pháp chính là phân tích, tổng hợp, nhận xét và đánh giá dựa trên tài liệu gốc là 2 bản kinh Trường bộ II, III kinh Ambattha & Sonadanda, kinh được dịch bởi hòa thượng Thích Minh Châu và được Viện nghiên cứu Phật học ấn hành, ngoài ra người viết cũng tham khảo thêm giáo trình Trường Bộ kinh của Thượng tọa Thích Thiện Tâm, tóm tắt kinh Trường bộ của hòa thượng Thích Minh Châu

Tuy nhiên quan điểm xã hội và tôn giáo nói chung cũng như Phật giáo nói riêng về bình đẳng được nhiều học giả quan tâm, và các bài viết đó là những tài liệu thứ cấp mà người viết dùng để tham khảo Nhũng tài liệu này đăng rải rác trên các trang Phật học trên Internet

Chương II Kinh Ambattha & Sonadanda (Trường bộ kinh)

Trang 4

1 Trường bộ kinh

Trường bộ kinh (zh 長部經, sa dīrghāgama, pi dīgha-nikāya) là bộ đầu tiên của năm

Bộ kinh trong Kinh tạng (pi sutta-pitaka) văn hệ Pali Trường bộ kinh văn hệ Pali của Thượng toạ bộ bao gồm 34 bài kinh

Những Ðặc Ðiểm của kinh Trường bộ

1 Tư tưởng của bộ kinh mang đậm hương vị của thời Nguyên thủy Phật giáo

2 Thể loại văn tường thuật, ký sự, dùng điệp từ và trùng cú và các bản kinh đã phản ánh tư tưởng, học thuật, sinh hoạt, tập quán, tôn giáo của xã hội đương thời

3 Diễn đạt tư tưởng Phật học một cách thiết thực gần gũi với tâm lý con người, những

ví dụ dễ hiểu và lý luận giản đơn nhưng chặt chẽ

4 Kinh chứa đựng rất nhiều những lời dạy phản ánh quan điểm của Phật về các vấn đề

tu tập, phương cách sống, lối ứng xử, về các vấn đề lý luận, xã hội

2 Nội dung kinh Ambattha & Sonadanda

A Kinh Ambattha (DighaNikaya – Ambattha Sutta số 03)

Xuất xứ

Đức Thế Tôn giảng pháp thoại này cho thanh niên Ambattha cùng với một số thanh niên

đi theo ở ngay tại hương thất của Ngài, trú ngụ trong một làng Bà La Môn ở Kosala trong rừng làng Icchanankala 1

Duyên khởi

1 TT Thích Thiện Tâm- giáo trình Trường Bộ Kinh

Trang 5

Bà La Môn Pokkharasadi giàu có và nhiểu danh tiếng bảo đệ tử Ambattha đến gặp Phật

để xác minh xem Phật có đủ 32 tướng tốt của bậc Đại nhân không

Thanh niên Ambattha tỏ thái độ ngạo mạn và thô tháo trước Đức Phật khi nói về dòng dõi danh tiếng của mình và là đệ tử của Bà La Môn Pokkharasadi, nổi tiếng về giàu có và nhiều uy danh xuất thân từ giai cấp tối cao trong XH Ấn Độ lúc bấy giờ Đức Phật cho rằng với thái độ như vậy là vô giáo dục dù tự nó là có giáo dục, quá phẫn nộ, Ambattha dùng những lời nhục mạ, phỉ báng và công kích Đức Phật

Ambattha - Tự hào về giai cấp và dòng dõi và cho rằng địa vị và giá trị cao thấp của con người dựa trên 2 yếu tố này.2

Tóm tắt nội dung kinh

- Ambattha đã buộc tội và phỉ báng dòng họ Thích Ca căn cứ vào giai cấp

- Nhưng đức Phật đã chỉ rõ nguồn gốc về dòng họ Ambattha, và lui về quá khứ thì dòng

họ Thích Ca là thầy của Ambattha

- Đức Phật cho rằng địa vị và giá trị cao thấp của con người phải dựa vào Giới đức và Trí đức, không thể dựa vào giai cấp và dòng dõi

B Kinh Sonadanda (DighaNikaya-Sonadanda Sutta số 04)

Xuất xứ

Đức Thế Tôn đã thuyết giảng Pháp thoại này khi cùng với Bà La Môn Sonadanda tại thành Campa trên bờ hồ Gaggara thuộc nước Magadha do đức vua Bimbisara đang trị vị

Duyên khởi

Thế nào để xứng danh xưng Bà La Môn?

Bà La Môn Sonadanda bị cuốn hút bởi những tiếng đồn về Giới đức và Trí đức của Đức Phật, muốn đến chiêm bái, yết kiến, đảnh lễ và lắng nghe Phật thuyết giảng

2 SC TS Thích nữ Phụng Liên- Dàn bài tổng quát bài giảng Trường Bộ kinh, tài liệu lưu hành nội bộ

Trang 6

Tóm tắt nội dung kinh

Đức Thế tôn hỏi Bà La Môn Sonadanda về 3 quyển Veda, liên quan về sự thành tựu một

vị Bà La Môn cần phải hội đủ bao nhiêu đức tánh?

Sonadanda trả lời cần phải có đủ 5 đức tánh như sau:

- Huyết thống 7 đời thuần tịnh

- Đầy đủ giới hạnh

- Thông thuộc các chú thuật, ngữ pháp và thấu suốt văn nghĩa Vệ Đà

- Cử chỉ trang nhã, khả ái được lòng mọi người

- Học rộng, sáng suốt và là người cầm muỗng đệ nhất tại lễ tế thần

Và đức Phật đã hỏi Sonadanda nhiều lần có thể bỏ những đức tánh gì mà vẫn được gọi là

Bà La Môn, đến lần trả lời lần thứ tư thì Sonadanda xác định chỉ cần hai đức tánh là đầy

đủ giới hạnh và đa văn quảng kiến

Đức Phật xác nhận và nêu lên quan điểm của ngài về giới hạnh và trí tuệ theo đúng như trong kinh quả báo Sa Môn, và Bà La Môn Sonadanda khởi lòng tịnh tín, quy y Tam Bảo

và trọn đời giữ giới hành thiện3

Chương III Quan điểm của PG về BÌNH ĐẲNG thông qua 2 kinh- Ambattha & Sonadanda

1 Quan niệm xã hội về bình đẳng

3 SC TS Thích nữ Phụng Liên- Dàn bài tổng quát bài giảng Trường Bộ kinh, tài liệu lưu hành nội bộ

Trang 7

“Bắt nguồn từ thuật ngữ gốc Pháp là “Egalitaire”, (Egal có nghĩa là ngang bằng hoặc bằng nhau) “Egalitarianism” là chủ nghĩa bình đẳng đã trở thành nghĩa “học thuyết bình đẳng giữa loài người” và nội dung chủ yếu liên hệ đến xã hội” 4

Sự thực thì hai khái niệm công bằng xã hội và bình đẳng xã hội tuy gần nhau nhưng dẫu sao, chúng vẫn là hai khái niệm khác nhau Khi nói tới bình đẳng xã hội, người ta muốn nói tới sự ngang bằng nhau giữa người với người về một phương diện xã hội nào đấy, chẳng hạn về kinh tế chính trị, văn hóa Còn khi nói tới sự ngang bằng nhau giữa người với người về mọi phương diện, tức là ta đã nói tới một sự bình đẳng xã hội hoàn toàn Trong khi đó, công bằng xã hội cũng là một dạng (và chỉ là một dạng mà thôi) của bình đẳng xã hội, nhưng đó là sự bình đẳng, tức là sự ngang bằng nhau, giữa người với người không phải về mọi phương diện, cũng không phải về một phương diện bất kỳ, mà chỉ về một phương diện hoàn toàn xác định: phương diện quan hệ giữa công hiến và hưởng thụ theo nguyên tắc cống hiên ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau “Khái

niệm "công bằng xã hội" với nội hàm kinh tế như vậy có khuynh hướng coi công bằng tương đương (đồng nghĩa) với sự bình đẳng “cào bằng ". 5

Như vậy, muốn có công bằng thì trước hết phải có sự bình đẳng trong xã hội, hai khái niệm này đôi lúc giống nhau và khó có thể phân biệt được, như trong lĩnh vực chính trị, người ta không sử dụng từ công bằng pháp lí hay chính trị mà thay vào đó là từ bình đẳng, như vậy dưới khía cạnh pháp lí thì công bằng cũng là bình đẳng

Nhưng sự bình đẳng cũng mang tính tương đối

Trong xã hội, số người có tài năng và cơ hội thì luôn là thiểu số Chính vì có ưu thế, tài năng, cơ hội nên họ nhận được nhiều quyền lợi của xã hội và giàu lên nhanh chóng cách biệt rất nhiều với những người thuộc tầng lớp nghèo khổ phía dưới

Làm giàu chính đáng là một trong những quyền cơ bản của con người nhưng nếu tài sản chỉ tập trung vào thiểu số con người trong xã hội thì sẽ thấy nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến sự phân chia của xã hội

4 Giáo sư tiến sĩ L P N Perer Quan niệm Đạo Phật về chủ nghĩa bình đẳng Thích nữ Hằng Liên dịch

5 GS TS Lê Hữu Tầng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Trang 8

Không ai thích sự bất công, bất bình đẳng của xã hội nhưng sẽ thật là sai lầm nếu muốn tạo ra một xã hội bình quân, ai cũng giống nhau, cùng sở hữu một số tài sản như nhau

dù tài năng, sự cống hiến khác nhau Và công bằng không có nghĩa là chia đều tài sản cho mọi người không căn cứ vào kết quả đóng góp

2 Quan điểm của Phật giáo về bình đẳng giai cấp qua kinh Ambattha & Sonadanda

Trước khi đề cập tới quan điểm Phật giáo về bình đẳng thì cũng cần nói qua về cơ sở để phân chia giai cấp trong xã hội Ấn Độ thời đức Phật

Giai cấp Bà La Môn đã dựa vào kinh Veda - một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại để hình thành lên 4 tầng lớp giai cấp trong xã hội thời đó Bộ kinh này được coi là cơ sở của mọi quan điểm của giai cấp Bà la Môn, với người Ấn Độ cổ đại, không

có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda

Tuy nhiên, không phải những gì trong kinh Veda đều mang lại giá trị tốt đẹp cho con người Sự phân biệt đẳng cấp đến mức khắc nghiệt vô lý được cụ thể hóa trong Veda đã ảnh hưởng nặng nề đến tình đoàn kết dân tộc cũng như sự phát triển xã hội Ấn Độ Đến tận ngày nay, xã hội Ấn Độ vẫn chưa thoát khỏi những định kiến về sự phân biệt đẳng cấp đó

Đức Phật đã hoàn toàn chống lại sự phân chia giai cấp trong xã hội thời đó, qua bản kinh Ambattha, đức Phật “thay vì phân chia giai cấp, đức Phật đã đóng góp tư tưởng của Ngài vào sự giảng giải về việc sắp xếp vai trò và địa vị của một người dựa vào phẩm chất đạo đức bên trong”6, đó là yếu tố giới đức và trí đức Giai cấp và dòng dõi không nói lên điều

gì về địa vị và giá trị của con người

6 TS Nandasena Ratnapala- Sự phân tầng xã hội ( http://www.buddhismtoday.com/viet/xhh/002-phantang.htm)

Trang 9

Như vậy, theo Phật giáo, trạng thái phát triển bên trong sẽ cung cấp một phương pháp tốt hơn để phân loại con người ra thành nhiều tầng lớp khác nhau, hay nói cách khác do nghiệp lực mà con người đã tự phân chia mình thành những tầng lớp riêng biệt trong xã hội

Trong một bài pháp thoại một thanh niên Bà-la-môn tên Ambattha (D I 87-96), Đức Phật tiếp tục vạch trần tính huyển hoặc về cái gọi là sự thuần tịnh của giai cấp Thanh niên Bà-la-môn tự hào về giai cấp Bà-la-môn của mình đến nỗi không thèm giữ phép lịch

sự tối thiểu trong khi nói chuyện với đức Phật Y làm điều này vì cho rằng đức Phật không phải là một người Bà-la-môn mà chỉ là một người Sát-đế-lỵ, thấp kém hơn giai cấp của y

Đức Phật hỏi thanh niên Bà-la-môn "Này Ambattha, dòng họ của ngươi là gì?"

Khi thanh niên Bà-la-môn trả lời, đức Phật nói tiếp: "Này Ambattha, nếu theo phụ mẫu

hệ của bạn về quá khứ, thì rõ ràng dòng họ Thích-ca là thầy của bạn, và bạn là con cái của một dòng dõi một nữ tỳ thuộc họ Thích-ca Tổ tiên của dòng họ Thích-ca là vua Okkàka (D I 114-115)

Đức Phật đưa ra bằng chứng lịch sử để giáo dục Ambattha, một người tự hào quá đáng về

tổ tiên Bà-la-môn của y Bằng chứng lịch sử này chẳng những được Ambattha biết tường tận, mà những người khác khi chứng kiến cuộc đàm thoại giữa đức Phật và thanh niên Bà-la-môn cũng hiểu rõ Sự im lặng của anh ta đủ chứng tỏ rằng sự kiện lịch sử này là đúng và được biết rõ bởi nhiều người và kết quả là niềm kiêu hãnh của Ambattha đã bị chặt đứt cùng với những luận điệu cho rằng giai cấp Bà-la-môn là tối thượng trong xã hội

Ấn Độ thời bấy giờ

Đức Phật không dừng lại ở mặt quan điểm mà con đưa việc bình đẳng vào hiện thực trong đời sống qua việc chấp nhận đủ mọi thành phần giai cấp trong tăng đoàn của ngài-như chấp nhận Upàli, một người thợ cạo, người làm việc thuộc về một trong những nghề

Trang 10

bị khinh miệt của giai cấp thấp, và Upàli không những được thâu nhận vào Tăng đoàn mà còn được thừa nhận như một Tôn giả chuyên trì giới luật, như Sunìta, - một người đổ phân rơi thân từ giai cấp Candàla cũng được chấp nhận

Và như thế “Tất cả những sự phân biệt về giai cấp, đẳng cấp hay nghề nghiệp đều tan

biến khi một người gia nhập vào cộng đồng Tăng-Ni Phật giáo” 7

Giới đức và trí đức không thể căn cứ ở việc tho sanh mà chính ở nơi tu tập trau giồi phẩm hạnh cao thượng mà thành tựu và chứng đạt, điều này cũng được đức Phật nêu rất rõ trong kinh Sa Môn Quả ( D I Samanaphala sutta)

Nếu như kinh Ambattha chỉ đề cập chung về 2 yếu tố Giới đức và trí đức thì kinh Sonadanda đức Phật đã đề cập sâu hơn về quan điểm đức hạnh (giới đức) và trí tuệ ( trí đức) theo đúng như kinh Sa Môn quả, kinh có đoạn giải thích sự tương quan giữa đức hạnh và trí tuệ như sau : “ Trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh Chỗ nào có giới hạnh chỗ ấy có trí tuệ, chỗ nào có trí tuệ chỗ ấy có giới hạnh Người giới hạnh nhất định

có trí tuệ, người trí tuệ nhất định có giới hạnh” 8

Theo Thanh tịnh đạo luận, muốn có trí tuệ, con người phải thực hành 7 pháp thanh tịnh

để chứng đắc 16 tầng Minh Sát Tuệ

3 Hướng giải quyết của Phật giáo về vấn đề bình đẳng trong xã hội hiện nay hay sự vận dụng kinh điển vào thực tế đời sống

Qua 2 phần trên, dựa vào 2 bản kinh Ambattha & Sonadanda, quan điểm đạo Phật về bình đẳng giai cấp đã được nêu một cách rõ ràng, nhưng hướng giải quyết của Phật giáo

ra sao khi vận dụng nó vào hoàn cảnh xã hội hiện nay?

7 GS TS L.P.N Perer - Quan niệm của đạo Phật về chủ nghĩa bình đẳng

8 Thích Minh Châu- dàn ý kinh Trung bộ & Tóm tắt kinh Trường bộ trang 369

Trang 11

Trong xã hội hiện nay, không phải xã hội nào cũng tồn tại việc phân biệt giai cấp như Ấn

Độ, phân biệt chủng tộc ở 1 vài quốc gia châu Âu và Mỹ, và như vậy quan điểm bình đẳng của Phật giáo sẽ cần được vận dụng một cách linh hoạt và mở rộng hơn

Phật giáo đánh giá lý tưởng bình đẳng như một học thuyết xã hội, không phải riêng cho đạo Phật mà là một bước chân tích cực góp phần chuyển đổi, nâng cấp, đem đến cho xã hội loài người những hình thái bình đẳng cao hơn - đó là bình đẳng về trí thức, đạo đức

và tâm linh

Trước hết, trên bất kỳ lĩnh vực nào, bình đẳng trong xã hội thế tục được xem như là bình đẳng về cơ hội Ai cũng có các cơ hội như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội + Bình đẳng về pháp luật, ai cũng bình đẳng trước pháp luật, vi phạm sẽ bị xử lý như nhau

+ Bình đẳng về kinh tế giữa mọi người trong xã hội Ai công hiến làm việc nhiều thì sẽ được hưởng nhiều dựa trên kết quả làm ra

+ Bình đẳng về giới tính, nam nữ đều được bình đẳng như nhau trước mọi vấn đề của xã hội

+ Bình đẳng về giáo dục, mọi người đề có những cơ hội đào tạo như nhau

+ Bình đẳng về mặt tâm linh, thì mọi người cũng đều có những cơ hội giác ngộ như nhau khi tu tập giống nhau, không phân biệt giai cấp, giới tính hay địa vị xã hội Bình đẳng được thể hiện trên 2 yếu tố: vật chất (hình tướng) và tinh thần (tâm thức)

Phật giáo xuất phát từ sự bình đẳng để xây dựng lẽ công bằng và khác với nhiều tư tưởng tôn giáo và triết học, Phật giáo xây dựng hệ thống giáo lý của mình trên cái nền bình đẳng giữa người và người và giữa người với Phật, ai cũng có Phật tính và ai cũng có thể thành Phật, như vậy, trong tăng đoàn của đức Phật, đều tồn tại 2 yếu tố:

- Bình đẳng & Công bằng về mặt vật chất

+ Mọi người không phân biệt giai cấp đều được gia nhập tăng đoàn

+ Lẽ công bằng của Phật giáo là từng cá nhân làm đến đâu, trách nhiệm đến đâu thì hưởng đến đó, sau đấy mới là việc phân phối lại thành quả của mình theo tinh thần

Ngày đăng: 07/12/2015, 15:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TT Chơn Quang – Sự đóng góp của PG về công bằng XH (http://www.thuvienhoasen.org/) Link
2. Thích Tâm Đức- Quan điểm PG về kinh tế và công bằng XH (http://www.thuvienhoasen.org/) Link
6. GS TS Lê Hữu Tầng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay (http://blog.yume.vn/xem-blog/cong-bang-xa-hoi-o-viet-nam) Link
3. Đại đức Sugata Priya, PG đóng góp về công bằng XH và dân chủ 4. Lê Cung, Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, NXB Tp.HCM, 1995 Khác
5. Giáo sư tiến sĩ L. P. N. Perer, do SC TS. Thích nữ Hằng Liên dịch-Quan điểm của đạo Phật về chủ nghĩa bình đẳng Khác
7. Tiến sỹ Jinabbodhi Bhikkhu, Thích Minh Lý dịch, Quan điểm của Phật giáo về công bằng xã hội Khác
8. Hòa thượng Thích Thiện Nhân, Sự đóng góp của PG về công bằng XH 9. HT.K. Sri Dhammanada, Thích Tâm Quang dịch- Vì sao tin Phật- NXBTH TP.HCM 2006 Khác
10. HT. Thích Minh Châu- Dàn ý kinh Trung Bộ & Tóm tắt kinh Trường bộ- NXBTH TP.HCM 2011 Khác
11. TT. Thích Thiện Tâm- Giáo trình Trường bộ kinh, Tài liệu lưu hành nội bộ tái bản 1994 Khác
12. Thích nữ Hương Nhũ- Giáo trình triết lý xã hội chính trị Phật giáo, tài liệu lưu hành nội bộ HVPGVN- TPHCM 2011 Khác
13. TS. Thích Nữ Phụng Liên- Dàn bài bài giảng Trường Bộ kinh- Tài liệu lưu hành nội bộ HVPGVN 2011 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w