1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của công nghệ nội sinh,công nghệ ngoại sinh ở nước ta trong thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa

32 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 273,79 KB

Nội dung

Theo đó ,công nghệ nội sinh,công nghệ ngoại sinh cũng đang phát triển rấtmạnh mẽ,và để lại những tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế,văn hóa vàxã hội.Để tìm hiểu rõ các tác động

Trang 1

Theo đó ,công nghệ nội sinh,công nghệ ngoại sinh cũng đang phát triển rấtmạnh mẽ,và để lại những tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế,văn hóa và

xã hội.Để tìm hiểu rõ các tác động của chúng,biết được những tác động củacông nghệ nội sinh,công nghệ ngoại sinh, ưu điểm cũng như các hạn chế thì sauđây nhóm tôi xin trình bày chủ đề “ Tác động của công nghệ nội sinh,công nghệngoại sinh ở nước ta trong thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa.”

Cấu trúc của bài tiểu luận gồm 3 phần:

Chương 1: Cơ sở lý luận.

Chương 2:Thực trạng các tác động của công nghệ nội sinh,công nghệ ngoại

sinh ở Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa,hiên đại hóa (CNH,HĐH)

Chương 3: Định hướng phát triển và những giải pháp.

Trang 2

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.Khái quát về công nghệ nội sinh

1.1 Khái niệm

Công nghệ nội sinh là công nghệ được tạo ra thông qua quá trình hình thành, nghiêncứu và triển khai ở trong nước

1.2 Chu trinh hình thành: gồm 5 giai đoạn

Tiềm hiểu nhu cầu  Thiết kế  Chế tạo thử  Sản xuất  Truyền bá và đổi mới

2 Khái quát về công nghệ ngoại sinh

2.1 Khái niệm

Công nghệ ngoại sinh là công nghệ có được thông qua mua, chuyển giao công nghệ

do nước ngoài sản xuất

2.2 chu trình hình thành: gồm 3 giai đoạn

Nhập  Thích nghi Làm chủ

2.3Các hình thức nhập công nghệ

 Mua thiết bị, nhá máy chìa khóa trao tay, hay sản phẩm trao tay

 Liên doanh, hợp tác kinh doanh với công ty xuyên quốc gia trong đó phía nướcngoài chịu trách nhiệm cung cấp phần chủ yếu của công nghệ

 Mua giấy phép bản quyền công nghệ rồi tạo ra công nghệ

 Thông qua tự phát như di dân, qua các thương gia, người đi sứ,…

2.4 Các tiêu thức lựa chọn công nghệ ngoại sinh phù hợp.

 Thu hút số lượng lớn lao động,đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân

 Bảo tồn và phát triển công nghệ truyền thống,tạo ra các ngành nghề mới

 Tiết kiệm tài nguyên,thu hút sử dụng vật liệu trong nước

 Tạo tiền đề tăng cường xuất khẩu

 Tạo tiềm năng nâng cao dần năng lực công nghệ trong nước

Trang 3

3 Khái quát về Công nghiệp hóa,hiện đại hóa.

3.1 Trước đổi mới

3.1.1 Mục tiêu

Đại hội lần thứ V của Đảng (1982) đã xác định phải lấy nông nghệp làm mặt trậnhàng đầu,ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,việc xây dựng và pháttriển công nghiệp nặng trong giai đoạn này cần làm có mức độ,vừa sức

3.1.2 Đặc trưng

 Công nghiệp hóa theo mô hình khép kín,hướng nội và thiên về công nghiệp nặng

 Công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động,tài nguyên,đất đai và việntrợ của các nước xã hội chủ nghĩa

 Phân bổ nguồn lực được thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung,quan liêu baocấp

 Nóng vội,đơn giản,chủ quan,ham làm nhanh làm lớn,không quan tâm đến hiệuquả kinh tế xã hội

3.2 Thời kì đổi mới

Hội nghị Trung Ương VII (1/1994) có bước đột phá mới trong việc nhận thức vềCNH,HĐH “ CNH,HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản ,toàn diện các hoạt động sảnxuất ,kinh doanh,dịch vụ và quản lí kinh tế,xã hội từ việc sử dụng lao động thủ công làchính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ,phương tiện vàphương pháp tiên tiến,hiện đại,dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ củakhoa học và công nghệ,tạo ra năng xuất lao động cao”

3.2.1 Mục tiêu

Cải biến nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiên đại,có cơcấu kinh tế hợp lí,quan hệ sản xuất tiến bộ,phù hợp với trình độ phát triển của sảnxuất,mức sống vật chất và tinh thần cao,quốc phòng –an ninh vững chắc,dângiàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ và văn minh

3.2.2 Nội dung cơ bản của quá trình CNH,HĐH.

Trang 4

Quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ cho tất cả các hoạt động từ chổ

sử dụng các công cụ thủ công sang sử dụng máy móc thiết bi ngày càng hiện đại

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân và cơ cấu nội tại của mỗingành kinh tế

Quá trình tạo ra những chuyển biến cơ bản về thể chế và xã hội

Công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn

Quá trình mở rộng hợp tác quốc tế

Trang 5

Chương 2:THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ NỘI SINH,NGOẠI SINH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ CNH,HĐH

2.1 Tác động đến quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ cho tất cả các hoạt động.

Khoa học công nghệ và trình độ trang bị kỹ thuật là một trong những yếu tố tiênquyết, quan trọng Tuy nhiên, đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trướcđây,tình trạng máy móc thiết bị công nghệ thể hiện rõ sự quá cũ kỹ, lạc hậu:

Trang thiết bị hầu hết đã cũ nát, chắp vá không thể sản xuất được những sảnphẩm yêu cầu độ chính xác cao, không thể đáp ứng được thị hiếu ngày càng cao của thịtrường trong và ngoài nước Có đến 70% thiết bị máy móc thuộc thế hệ những năm 60-

70, trong đó có hơn 60% đã hết khấu hao, gần 50% máy móc cũ được tân trang lại đểdùng, việc thay thế chỉ đơn lẻ từng bộ phận, chắp vá thiếu đồng bộ Tình trạng máymóc có tuổi thọ trung bình trên 20 năm chiếm khoảng 38% và dưới 5 năm chỉ chiếm có27%

Trước đây chúng ta đa số là nhập máy móc thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau:25% từ Liên Xô, 21% từ các nước Đông Âu, 20% từ các nước ASEAN,…nên tính đồng

bộ kém, khi sử dụng năng lực sản xuất chỉ đạt hơn 50% công suất

Do đầu tư thiếu đồng bộ nên doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về phụ tùngthay thế, suất tiêu hao vật liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm còn quá lớn, nhiềutiêu chuẩn định mức đã lỗi thời không còn phù hợp nhưng chưa sửa đổi Máy móc thiết

bị cũ làm cho số giờ máy chết cao…Những điều này chính là nguyên nhân làm cho giáthành sản phẩm cao, chất lượng thấp và không đủ sức cạnh tranh cả trong thị trường nộiđịa

Xuất phát từ thực trạng máy móc thiết bị trên đòi hỏi tất yếu các doanh nghiệp phảiđổi mới máy móc thiết bị mới có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường, chiến thắngtrong cạnh tranh.Quá trình trang bị và trang bị lại cho tất cả các hoạt động chuyển từchỗ sử dụng thủ công là chính sang sử dụng máy móc thiết bị hiện đại nhờ ứng dụng

Trang 6

công nghệ nội sinh và công nghệ ngoại sinh vào sản xuất.Đó là quá trình tạo sự chuyểnbiến căn bản về lực lượng sản xuất nhằm nâng cao năng suất,chất lượng,hiệu quả vàkhả năng cạnh tranh của nền kinh tế thế giới.

Trong lĩnh vực y tế

Từng bước đổi mới công tác quản lý, sắp xếp và tổ chức lại hệ thống Nhữngtrang thiết bị y tế thông thường, thiết bị nội thất bệnh viện sản xuất trong nước đãđược tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của ngành Y tế vàbước đầu xuất khẩu

Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệmsinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang thiết bị một số thiết bị cơbản: máy X-quang cao tần - tăng sáng truyền hình, máy siêu âm, máy nội soi, máyxét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây mê, máy thở, máy sốctim, máy theo dõi bệnh nhân v.v

Tại 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều được trang bị đủ trang thiết bị

để sàng lọc phát hiện bệnh nhân bị nhiễm HIV, viêm gan, một yêu cầu đặc biệtquan trọng trong công tác truyền máu an toàn

Trang 7

Trong lĩnh vực công nghiệp

Yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng là phải tích cực đầu tư,đổi mới trang thiết bị công nghệ, tiếp thu những thành tựu KHKT hiện đại áp dụngvào sản phẩm và quá trình sản xuất sản phẩm.Các doanh nghiệp đã tiến hành đầu

tư nâng cấp hàng loạt máy công cụ hiện đại cho tất cả các khâu trong dây chuyềnsản xuất Bên cạnh những thiết bị sản xuất có năng suất cao, loại trừ những sai sốchủ quan của con người với những tính năng điều khiển cao cấp Tại phòng kiểmnghiệm, hiệu chỉnh sản phẩm đã có những thiết bị cân bằng động hiện đại với điềukhiển bằng kỹ thuật số chạy chương trình trên máy tính PC và những thiết bị đolường của các các nước tiên tiến: Anh, Nhật, CHLB Đức v v

Một số thiết bị hiện đại được tạo ra từ việc ứng dụng những công nghệ nôi sinh,ngoại sinh

Bộ điều khiển lập trình logic Môđun (PLCs)

Trang 8

Máy cắt Laze

Sản phẩm của TOMECO ngày càng đa dạng phong phú,

chất lượng ngày càng được hoàn thiện.

 Trong lĩnh vực giáo dục.

Chỉ tính riêng trong năm học 2011-2012, nhiều địa phương trên cả nước đãđầutư mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu, sách giáo khoa, sách giáo viên,tủsách dùng chung với tổng kinh phí hơn 844 tỷ đồng.Nhiều địa phương đã đầu tưmua sắm các thiết bị giảng dạy hiện đại phục vụ tốt công tác đổi mới phươngphương pháp dạy học của giáo dục mầm non và các cấp học phổ thông.Cùng với

cơ sở vậtchất trường, lớp học thì thiết bị giảng dạy đầy đủ là một trong những điềukiệnquyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học Nhất là việc sửdụng thiết bị giảng dạy sẽ tránh được tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều; tạođộng lực khuyến khích tư duy sáng tạo của đội ngũ giáo viên và học sinh, bồidưỡng năng lực tự học, phát triển năng lực thực hành Có được các thiết bị giảng

Trang 9

dạy thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trongcông tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng

và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học

Máy chiếu 28/2x/3x

2.2 Tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân và cơ cấu nội tai của mỗi ngành kinh tế.

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Dưới tác động của công nghệ nội sinh,ngoại sinh,cơ cấu kinh tế nước ta cũng cónhững chuyển biến rõ rệt.Trong 10 năm 1991-2000, tăng trưởng GDP đạt 7,5%(mục tiêu 6,9%-7,5%) tất cả các ngành chủ chốt đều tăng trưởng Trong đó côngnghiệp tăng nhanh nhất 12,9% (mục tiêu 9,5%-12,5%), dịch vụ 8,2% (mục tiêu 12-13%), nông nghiệp khoảng 5,4% (mục tiêu 4%-4,2%) Với mức tăng trưởng trên

so với các nước là một thành tựu đáng kể

Thời kì 2000-2007 chứng kiến sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế Cùng với cácchương trình cảI cách hướng vào cảI tổ cơ cấu kinh tế,tốc độ cổ phần hóa cácdoanh nghiệp nhà nước cũng tăng lên,đăc biệt từ năm 2002 trở lại đây.Tất cảnhững đổi thay này đưa nền kinh tế trở lại đà tăng trương từ 6,8% năm 2000 lên8,4% năm 2005, 8,2% năm 2006, và 8,48% năm 2007 qua đó tốc độ tăng trưởngGDP bình quân 7 năm qua đạt hơn 7,6%

Trang 10

Cơ cấu kinh tế qua một số mốc thời gian (%)

Trong giai đoạn 2001-2007,mặc dù nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng nhờthủy sản vẫn tăng khá(11,4% / năm) nên tính chung giá trị sản xuất của nhómngành nông lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân trên 5%/ năm.Còn tốc độ tăngtrưởng của công nghiệp trong thời kì này trên 7,3% / năm bên cạnh đó qua 2 năm2005-2006 GDP do nhóm ngành dịch vụ tạo ra tăng trên mức 8% ,lần đầu tiên kể

từ năm 1996,đã cao hơn tốc độ tăng chung của nền kinh tếChuyển dịch nền kinh tế theo hướng CNH, nông nghiệp tăng khá về giá trị tuyệtđối, từ 38,7% năm 1980 xuống còn 25% năm 2000, tương ứng công nghiệp và xâydựng tăng từ 22,7% lên khoảng 34,5% và dịch vụ 38,6% lên 40,5% trong GDP(mức độ thay đổi trong 10 năm đối với nông nghiệp là -13,7%, công nghiệp 11,8%,dịch vụ là 1,9%)

Trang 11

Cơ cấu nội tại của mỗi ngành kinh tế

 Ngành nông nghiệp

Mức tăng trưởng sản xuất duy trì ở mức 4,8% liên tục trong 10 năm Nhiềulĩnh vực sản xuất được mở rộng về diện tích cũng như tăng trưởng về sản lượngnhư gạo, cà phê, chế biến thủy hải sản, tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn phục vụ

cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Ví dụ như ngành lúa gạo, từ một nước nhậpkhẩu gạo Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo Sảnlượng gạo tăng liên tục từ mức 16 triệu tấn/năm (1986) lên mức 19,2 triệu tấn/năm(1990) và 38,9 triệu tấn/năm (2009), tăng gấp 2,4 lần sau hơn 20 năm đổi mới.Tính riêng trong các năm 2008 và 2009, sản lượng và giá trị các loại cây trồng, đặcbiệt là những cây tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu như: cà phê tăng 40,4%,cao su tăng 37%, chè tăng 33,3% điều tăng 28,3% so với năm 2005 Tỷ trọng củangành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP luôn chiếm trên 30% trong giaiđoạn 1986 – 1990 và giảm dần trong các giai đoạn tiếp sau theo xu hướng tích cực,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu với giá trị xuấtkhẩu tăng bình quân trên 10% năm Nếu như năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hànghóa nông lâm thủy sản của khu vực nông nghiệp chỉ đạt 2,5 tỷ USD thì đến cuốinăm 2009, ước đạt 13,2 tỷ USD, cao gấp 5 lần so với năm 1995 Trong 24 mặthàng xuất khẩu chủ lực của cả nước thì nông lâm thủy sản đã đóng góp tới 11 mặthàng, chiếm gần ½ số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có những mặthàng được xem là hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su, gỗ, với kim ngạch trên 1

tỷ USD Cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhiều mặt hàng nông sản giatăng thị phần và chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới, như hạt điều, hạt tiêuchiếm vị trí thứ nhất, lúa gạo, cà phê đứng thứ hai, cao su đứng thứ tư, chè đứngthứ năm và thủy sản đứng thứ bảy trong nhóm các nước sản xuất mặt hàng này

Trang 12

Khu vực nông nghiệp đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệulao động, tiếp tục là ngành chính tạo ra thu nhập cho người nghèo Tính đến cuốinăm 2009, khu vực nông nghiệp, nông thôn có 15,57 triệu hộ gia đình (chiếm69,37% tổng số hộ gia đình của cả nước) và dân số là 60,41 triệu người (chiếm70,37% tổng số dân cả nước), có trên 24 triệu lao động đang làm việc trong lĩnhvực nông nghiệp, chiếm tỷ trọng gần 60% tổng số lao động đang làm việc trongcác khu vực kinh tế của cả nước

Một nền nông nghiệp hướng vào sản xuất hàng hóa đã bước đầu hình thành.Diện tích gieo trồng các loại cây trồng mà sản phẩm tạo ra dành nhiều cho xuấtkhẩu hoặc phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng trong nước đã tăng lên như diệntích các loại cây rau, quả, cây công nghiệp ngắn ngày có hướng tăng nhẹ khoảng 2-4%/năm Diện tích các cây lâu năm tăng gần 80 nghìn ha riêng trong năm 2009 dogiá xuất khẩu một số nông sản này tăng Những dịch chuyển này đã tạo ra sự hìnhthành các vùng chuyên canh, đặc biệt là vùng sản xuất các loại cây rau, quả xuấtkhẩu như vải, bưởi, sầu riêng, na, xoài, thanh long,… cùng với sự hình thành các

mô hình sản xuât hàng hóa nông sản lớn Bên cạnh đó thì những cây trồng có địnhhướng phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm chỉ tiêu dùng nộiđịa thể hiện sự khó khăn, không có năng lực phát triển như cây mía đường, bông,cây thức ăn gia súc,…

Ngành công nghiệp –xây dựng

Sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp và tỷ trọng của các phân ngành công nghiệp trên GDP cho thấy nền công nghiệp của Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá Tỷ trọng các ngành khai thác khoáng sản, thâmdụng lao động, sản xuất hàng tiêu dùng thay thế nhập khẩu đang tăng lên

Trang 13

 Ngành dịch vụ

Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt độngdịch vụ phát triển, nhờ vậy khu vực dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sảnxuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế…Ngành dịch vụ tăng khá nhanh trong giai đoạn 1991-1995, đạt 8,6%, nhưng sang giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng chậm lại, chỉ đạt 5,7% và đang có xu hướng hồi phục trong những năm gần đây (năm 2001 đạt 6,1% năm 2002 đạt 6,54% và 2003 đạt 6,57%)

Tỷ trọng của ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa cao, chỉ đạt 36-37% trong GDP (tính quy luật chung là 45%) Ngoài ra xu thế tỷ trọng này đã giảm từ 37,1% năm 1995 xuống còn 36,1% năm 2002…

Cơ cấu ngành dịch vụ Việt Nam đa dạng với nhiều phân ngành dịch vụ khác nhau Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam chỉ tập trung ở hai công đoạn lắp ráp và gia công chế biến Các dịch vụ khác như nghiên cứu khoa học, thiết kế kiểu dáng hay tiếp

Trang 14

thị, nghiên cứu thị trường… đều kém phát triển Các phân ngành dịch vụ quan

trọng như tài chính, viễn thông, cơ sở hạ tầng…chưa đủ mạnh Đến nay cả dịch vụ vận tải và dịch vụ viễn thông mới chỉ chiếm 9,6% trong toàn ngành dịch vụ và dịch

vụ tài chính chỉ chiếm 5% …

Ngành dịch vụ tạo ra nhiều việc làm tuy nhiên,ước tính ở Việt Nam mới chỉ có

25% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ Với sức ép hàng năm

Việt Nam cần phải tăng thêm khoảng 1,7 triệu lao động, trong khi đó ngành công nghiệp và nông nghiệp chỉ thu hút được tối đa là 1,1 triệu lao động, vì vậy ngành

dịch vụ cần phải tạo ra 0,9 triệu lao động hàng năm, nhưng với tốc độ tăng trưởng hiện nay, ước tính mỗi năm, chỉ đáp ứng được 0,5 triệu lao động

Ngành dịch vụ ở Việt Nam chưa thực sự tạo ra môi trường tốt cho toàn bộ nền kinh

tế phát triển Hiện tại các chi phí dịch vụ viễn thông, cảng biển, vận tải…của Việt Nam đang cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực (viễn thông cao

hơn 30-50%, vận tải đường biển cao hơn từ 40-50%)

2.3 Tác động đến quá trình tạo ra những chuyển biến cơ bản về thể chế và nội

Quá trình CNH-HĐH cũng tạo nên những biến đổi hết sức sâu sắc về mặt thểchế kinh tế và về mặt xã hội Ở Việt Nam hiện nay, để phát triển mạnh mẽ kinh tế

Trang 15

thị trường thì phải ra sức xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề chính trị và xã hội,

là bảo đảm chính trị và bảo đảm xã hội cho sự vận hành và phát triển kinh tế Đó làbảo đảm tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, thể hiện trong từngchính sách, kế hoạch phát triển Đối tượng thụ hưởng các lợi ích do cải cách thểchế đem lại chính là người dân, hộ dân và các cộng đồng dân cư Việt Nam - mộtquốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa

Cải cách thể chế kinh tế tạo ra môi trường và động lực phát triển kinh tế, củng cố

cơ sở kinh tế cho những cải cách chính trị và hệ thống chính trị Đến lượt nó, cảicách chính trị, nhất là cải cách thể chế nhà nước và luật pháp lại tạo ra cơ sở chínhtrị - pháp lý cho sự phát triển kinh tế

Mô hình và cơ chế quản lý kinh tế kiểu hành chính - mệnh lệnh trước đổi mới dẫnđến tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước, sự trì trệ và sự thiếu vắng trách nhiệm cánhân Khuyết tật và hạn chế này dần dần được khắc phục khi xã hội và các côngdân làm quen với cơ chế thị trường và thích ứng với kinh tế thị trường Nó đòi hỏimỗi người dân và từng tổ chức phải tỏ rõ năng lực và trách nhiệm, ý thức chấphành luật pháp, tính chủ động tháo vát, tính thiết thực và chú trọng kết quả, hiệuquả công việc, nhất là đối với các chủ thể sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp,công ty, các cơ quan kinh tế Chuyển sang cơ chế thị trường và kinh tế thị trường,ngay các tổ chức chính trị (Đảng, Nhà nước), các đoàn thể xã hội và những ngườihoạt động trong lĩnh vực này cũng phải thay đổi tư duy, đổi mới phương pháp vàphong cách hoạt động sao cho phù hợp với những đòi hỏi mới, yêu cầu mớiTrongtiến trình cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam, có những thay đôi đáng chú ý là:

Trang 16

Thứ nhất, chế độ chính trị - xã hội ở Việt Nam là chế độ xã hội chủ nghĩa ý thức

hệ ở Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phấn đấu cho

lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Thứ hai, mô hình thể chế chính trị ở Việt Nam là nhất nguyên chứ không phải là

đa nguyên chính trị

Thứ ba, ở Việt Nam không có chế độ đa đảng, không có đảng đối lập Đảng cầm

quyền và duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Trong điều kiện một Đảng duynhất cầm quyền, để bảo đảm dân chủ, phát huy quyền tự do dân chủ và làm chủcủa mọi người dân, bảo đảm cho Nhà nước và các tổ chức đoàn thể do Đảng lãnhđạo thực sự có vai trò và tác dụng, luôn đặt ra như một vấn đề thời sự và phảikhông ngừng tìm tòi các giải pháp đổi mới để giải quyết vấn đề này, trước hếtthuộc về trách nhiệm của Đảng đối với toàn xã hội, đồng thời phải có một Nhànước mạnh với pháp luật được coi là tối thượng Phân định rõ mối quan hệ giữaĐảng và Nhà nước theo chức năng - nhiệm vụ, thẩm quyền - trách nhiệm là mộttrong những vấn đề cốt yếu nhất trong lý luận thể chế và thực tiễn cải cách thể chế

Thứ tư, Nhà nước ở Việt Nam cũng như nhà nước của các nước trên thế giới,

trong cơ cấu tổ chức có lập pháp, hành pháp và tư pháp Song cơ quan lập pháp ởViệt Nam được tổ chức theo mô hình một viện là Quốc hội chứ không phải "lưỡngviện" như nhiều nước khác (Thượng viện và Hạ viện) Việt Nam xây dựng Nhànước pháp quyền nhưng không theo cơ chế tam quyền phân lập mà quyền lực tậptrung thống nhất, thuộc về nhân dân Các cơ quan nhà nước hoạt động theo cơ chếphân công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ Có phân công và phân quyền nhưngphải bảo đảm quyền lực là thống nhất, không phân chia quyền lực Theo đó, Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.Đảng lãnh đạo Nhà nước để bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân

Ngày đăng: 07/12/2015, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w