1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rủi ro tỷ giá.doc

19 2,9K 22
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

Rủi ro tỷ giá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH



Giảng viên hướng dẫn : Cô Diễm Trinh

Sinh viên thực hiện : Nhóm 6

Lớp : Ngân hàng K31

Quy Nhơn 3/2011

Trang 2

Trong môi trường toàn cầu hoá nền kinh tế, đặc biệt là hội nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng (NH) Việc tham gia các giao dịch ngoại hối ngày càng gia tăng đã đặt các NHTM trước nguy cơ rủi ro tỷ giá do

sự biến động của tỷ giá và do các ngân hàng thường xuyên không cân bằng về trạng thái ngoại tệ Lịch sử đã ghi lại không ít dấu ấn về sự đổ vỡ ngân hàng như: Sự phá sản của ngân hàng Herstatt năm 1974, sự sụp đổ của tập đoàn Barings hay gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á, trong đó rủi ro tỷ giá là một trong những nguyên nhân cơ bản Vậy rủi ro tỷ giá mà các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTMVN) đang đối mặt là gì và làm thế nào để hạn chế được rủi

ro này?

Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về khái niệm rủi ro tỷ giá va phân tích những biểu hiện, nguyên nhân, và giải pháp khắc phục của loại rủi ro này

Trang 3

I_Khái niệm về rủi ro tỷ giá :

Theo quan điểm của các học giả Mỹ, “ rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được”, “ rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất” Rủi ro thường được đo lường bằng độ chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế với mức lợi nhuận dự kiến Đối với NH, rủi ro có thể hiểu là mối đe doạ bị tổn thất một phần vốn của mình và không đạt được thu nhập hay đòi hỏi các khoản chi phí bổ sung để thực hiện các nghiệp vụ tài chính nhất định

Rủi ro tỷ giá phát sinh khi NH kinh doanh mua bán cho chính mình, hay nói một cách khác, rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỷ giá của các ngoại tệ mà NHTM giữ dưới dạng tài sản Có, tài sản Nợ hoặc cả hai tức là tạo trạng thái ngoại hối mở (open or unhedged position) để đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi

II_Biểu hiện của rủi ro tỷ giá :

Khi đánh giá rủi ro người ta đánh giá sự ảnh hưởng của cả 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lãi (lỗ) của hoạt động kinh doanh

Mối quan hệ đó được thể hiện qua công thức tính lãi (lỗ) đối với từng loại ngoại tệ khi tỷ giá biến động như sau:

Lãi (lỗ) đối với ngoại tệ i = (trạng thái ngoại hối ròng của ngoại tệ i) x (mức biến động của tỷ giá ngoại tệ i) (công thức I)

Có 2 loại trạng thái biểu hiện rủi ro:

*Trạng thái trường ( trạng thái ròng >0) :

 Giá trị tài sản bằng ngoại tệ > giá trị Nợ bằng ngoại tệ

 Rủi ro xảy ra khi tỷ giá giảm ( nếu tỷ giá tăng thì những NH có vị thế đoản ngoại tệ bị thiệt hại)

*Trạng thái đoản ( trạng thái ròng <0) :

 Giá trị tài sản bằng ngoại tệ < giá trị Nợ bằng ngoại tệ

Trang 4

 Rủi ro xảy ra khi tỷ giá tăng ( nếu tỷ giá giảm thì những NH có vị thế trường về ngoại tệ sẽ bị thiệt hại)

Ví dụ minh hoạ :

Vietcombank là định chế tài chính hàng đầu có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối

Ngày 30/12/2010 ngân hàng Vietcombank đã nhận gửi của khách hàng A khoản tiền 50.000 USD kỳ hạn 6 tháng đồng thời cho khách hàng vay 70.000 USD cùng kỳ hạn Ngoài ra ,doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng Vietcombank là: mua vào từ khách hàng C 135.000 USD và bán ra cho khách hàng D 900.000 USD

kỳ hạn 6 tháng.Tình hình thị trường tiền tệ trong năm 2010 có một số thông tin như sau(số liệu của ngày 30/12/2010 của ngân hàng VCB):

Đơn vị %/năm

Tỷ giá Mua Bán Lãi suất (kỳ hạn 6 tháng ) Gửi Vay

Lưu ý tất cả các giao dịch ngoại tệ của Vietcombank đều bằng USD và có cùng thời hạn 6 tháng Trước tiên chúng ta xác định trạng thái ròng giao dịch ngoại

tệ cùng kỳ hạn của Vietcombank như sau:

Nhận gửi của khách hàngA 50.000USD kỳ hạn 6 tháng Như vậy Vietcombank có

khoản phải trả cho khách hàng 6 tháng nữa đến hạn cả gốc và lãi:

Trang 5

50000.(1+0,012 x 6/12) = 50300 USD.

Cho vay khách hàngB 70.000USD kỳ hạn 6 tháng Như vậy Vietcombank có khoản

phải thu từ khách hàng 6 tháng nữa đến hạn cả gốc và lãi:

70000.(1+0,05 x 6/12) = 71750 tỷ USD

Mua của khách hàng C kỳ hạn 6 tháng : 135000 USD

Bán của khách hàng D kỳ hạn 6 tháng : 900000 USD

Trạng thái ròng ngoại tệ giao dịch cùng kỳ hạn tính theo công thức:

NEUSD = (AUSD – LUSD) + (CLUSD – CSUSD)=(71750– 50300)+(135000 –

900000)=-743550 USD < 0 Như vậy Vietcombank có trạng thái ròng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng âm 743550 USD Với trạng thái âm này, nếu USD lên giá Vietcombank

bị tổn thất giao dịch, ngân hàng sẽ rơi vào trạng thái ngoại tệ đoản

III_Nguyên nhân của rủi ro tỷ giá:

- Tỷ giá VND/USD biến động thường xuyên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi

ro tỷ giá đối với các NHTMNN

Tỷ giá VND/USD biến động thường xuyên qua các năm theo chiều hướng đồng Việt Nam có giá trị sụt giảm so với các đồng tiền nước ngoài

Qua theo dõi cho thấy: Trong suốt một quãng thời gian khá dài, tỷ giá VND/USD chỉ biến động tăng một chiều với một biên độ hẹp, thêm vào đó thị trường ngoại hối Việt Nam luôn rơi vào tình trạng khan hiếm ngoại tệ.Các doanh nghiệp nhập khẩu chỉ muốn tìm mọi cách kí hợp đồng kì hạn mua ngoại tệ để đảm bảo thanh toán hợp đồng xuất nhập khẩu

Sự biến động tỷ giá trong giai đoạn 2000-2004 được thể hiện qua bảng sau:

Ta thấy mức dao động năm 2000 biến động + 490 đồng (3,5%),

năm 2001 biến động + 550 đồng (3,8%),

năm 2002 biến động +321 đồng (2,13%),

Trang 6

năm 2003 biến động +265 đồng (1,72%),

năm 2004 là năm Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá biến động liên tục nhằm hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các NH nhưng mức độ biến động cũng không vượt quá 140 đồng (+ 0,89%)

Như vậy, tỷ giá VND/USD có biến động nhưng không nhiều trong giai đoạn 2000-2004 và mức biến động cao nhất đạt ở mức 3,8%

1 Nguyên nhân chủ yếu do cán cân vốn thặng dư, lượng kiều hối khá dồi

dào hơn nữa do USD mất giá so với EURO và một số đồng tiền khác, lãi suất USD vẫn duy trì ở mức thấp đáng kể so với lãi suất VND dẫn đến nhu cầu USD không tăng

- Những biến động này đã gây rủi ro cho các NHTMVN Rủi ro ở đây phụ thuộc vào trạng thái ngoại tệ mà NH đang duy trì Rủi ro tỷ giá là rủi ro tiềm tàng đối với các NHTMVN Rủi ro này thể hiện qua:

- Trong hai năm 2003, 2004, 4 NHTM Nhà nước hàng đầu đều có trạng thái ngoại hối mở tuy nhiên về cơ bản vẫn nằm trong giới hạn quy định của NHNN (không vượt quá 30% vốn tự có) Tuy nhiên, vị thế của các NH không hề giống nhau, một số NH có vị thế trường về ngoại tệ và một số NH có vị thế đoản về ngoại

tệ Điều đó có nghĩa là dù tỷ giá có biến động theo chiều hướng nào đều gây bất lợi cho các ngân hàng Nếu tỷ giá tăng thì những NH có vị thế đoản ngoại tệ bị thiệt hại

và ngược lại nếu tỷ giá giảm thì những NH có vị thế trường về ngoại tệ sẽ bị thiệt hại

- Hầu như doanh số mua vào thấp hơn doanh số bán ra cũng do các NHTM

thường duy trì trạng thái ngoại tệ tạm thời là đoản, do đó, phải đối mặt với rủi ro

khi tỷ giá tăng Điều này cũng cho thấy thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển theo hướng một chiều, luôn ở tình trạng cầu lớn hơn cung

Thực tế Việt Nam cho thấy sự thay đổi mặt bằng lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ giá giữa VND và USD Từ năm 2000 trở đi, đồng USD liên tục tăng giá

so với VND, điều này thúc đẩy tâm lý muốn găm giữ ngoại tệ, các NHTM sẽ có nhận định là duy trì trạng thái ngoại hối trường ròng sẽ có lợi Tuy nhiên do chênh

Trang 7

lệch lãi suất VND và USD quá lớn dẫn đến người nắm giữ USD lại có thu nhập thấp hơn người nắm giữ VND Điều đó có nghĩa là nếu ngân hàng huy động USD với lãi suất thấp và bán ngoại tệ trên thị trường để cho vay với lãi suất cao, duy trì

vị thế đoản ngoại tệ không những bị thiệt hại mà còn có lợi mặc dù USD có tăng giá

2 Nguyên gây do kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn:

- Kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để vận hành giao dịch và đo lường rủi

ro quá yếu kém, kĩ năng xử lí dữ liệu bằng điện toán chưa cao, chưa có những bộ phận nghiên cứu dự đoán sự thay đổi tỷ giá trên thị trường

Hiện nay dù có tham gia vào một số nghiệp vụ phái sinh nhưng hầu như các NHTMVN chỉ chú ý đến việc mua bán ngoại tệ nhằm mục đích thanh toán, cho vay ngoại tệ mà quên đi yếu tố bảo hiểm tỷ giá nên trong kinh doanh tiền tệ NH đóng vai trò chủ yếu là trung gian giao dịch hơn là nhà tạo lập thị trường Cũng chính vì

tư tưởng trên nên NH rất yếu về phân tích tỷ giá mà đặc biệt là rất yếu về phân tích

kĩ thuật Hầu như rất ít NH sử dụng phân tích kỹ thuật như một công cụ hỗ trợ thêm cho phân tích cơ bản trong phân tích tỷ giá Đó cũng là lý do vì sao mà ít NH mạnh

về kinh doanh đầu cơ mà chủ yếu các NH chỉ kinh doanh cho khách hàng Thật sự thì cho dù NH kinh doanh với NH hay kinh doanh đầu cơ cho chính họ thì việc phân tích tốt sự biến động tỷ giá cũng như dự báo được sự biến động tỷ giá sẽ giúp cho

NH quản lý rủi ro tỷ giá một cách hiệu quả Một điểm bất lợi của các NHTMVN so với NH ở những nước phát triển như: Singapore, Hong Kong là tại VN chưa có hệ thống EBS (Electronic Brokerage System) nên giá mà các NH được cung cấp bởi Reuters hay các hãng tin khác cũng chỉ là tỷ giá tham khảo chứ chưa phải là tỷ giá giao dịch thật sự trên thị trường Bởi

lẽ chỉ có thông qua EBS các nhân viên kinh doanh ngoại tệ (dealer) mới có thể thấy được các luồng tiền dịch chuyển trên thị trường, thứ hai, thông qua EBS các NHTMVN có thể thấy được lệnh trên thị trường bán/ mua ở mức giá nào, từ đó có thể biết được đâu là vùng cản (resistance), đâu là vùng nâng đỡ (support)và các lệnh ngăn lỗ (stop loss order –SL ODA) được đặt ở đâu Hơn nữa, các NHTM nên đầu tư

Trang 8

cho bộ phận phân tích và dự báo tỷ giá Việc phân tích và dự báo tỷ giá của các NHTM cũng chỉ mới mang tính ngắn hạn và cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ bản và rất ít dealer giỏi phân tích kĩ thuật, còn hầu như không ai tại VN sử dụng mô hình phân tích hồi quy để dự báo tỷ giá trong dài hạn Thường thì các dealer tại hầu hết các NHTMVN đều giao dịch trong ngày là chính nên họ cần phải đẩy mạnh khả năng phân tích kĩ thuật để tìm ra đâu là vùng cản, vùng nâng đỡ của thị trường và phối hợp với phân tích cơ bản và phân tích thông tin trên thị trường nhằm đưa ra các quyết định chuẩn xác về mua/bán một đồng tiền nào đó vào một thời điểm nhất định

3 Các qui định pháp lí về cách xác định trạng thái ngoại hối chưa hoàn thiện gây rủi ro tỷ giá.

Mặc dù NHNN đã thay đổi phương pháp xác định trạng thái ngoại tệ theo

QĐ 1081/2002/QĐ -NHNN cho phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam, tuy nhiên, việc tính toán trạng thái ngoại tệ cuối tháng được tính trên cơ sở số dư tại thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng chỉ xét đến trạng thái ngoại tệ được hình thành do các giao dịch mua bán ngoại tệ của NH mà chưa tính đến thu và chi phí trả lãi phát sinh từ các Tài sản Có và Tài sản Nợ sinh lời Nếu các khoản thu và chi này cộng dồn sẽ ảnh hưởng đến giá trị giữa trạng thái ngoại tệ thực tế và trạng thái ngoại tệ báo cáo gây rủi ro lớn

4 Cơ chế tỷ giá hiện nay chưa phản ánh được quy luật cung cầu trên thị trường.

Mặc dù thời gian qua NHNN đã xoá bỏ sự áp đặt chủ quan, duy ý chí trong việc thiết lập tỷ giá, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường “chợ đen” dần dần được thu hẹp Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá trong những năm qua còn nhiều phức tạp Từ tháng 2/1999, tỷ giá đã được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; nhưng, trong thực tế, NHNN vẫn chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này Cơ chế điều hành tỷ giá còn quy định biên độ mua bán làm cho việc yết giá của các NHTM bị cứng nhắc, chưa phản ảnh đúng cung cầu ngoại

tệ trên thị trường

Trang 9

Hiện nay, có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tỷ giá tại các NHTMVN.

5 Nguyên nhân chủ quan: dẫn đến rủi ro tỷ giá của các NHTMVN là do trạng thái

ngoại hối không cân xứng, tức là có sự chênh lệch giá trị tài sản Có và tài sản Nợ ngoại hối hoặc chênh lệch giữa doanh số mua vào và bán ra của đồng tiền nước ngoài

Trạng thái ròng ngoại tệ (i) = Trạng thái ròng nội bảng + Trạng thái ròng ngoại bảng.

Trạng thái ròng nội bảng (i) = TS bằng ngoại tệ (i) – Nợ bằng ngoại tệ Trạng thái ròng ngoại bảng (i) = doanh số ngoại tệ (i) mua vào – doanh

số ngoại tệ (i) bán ra.

6 Nguyên nhân khách quan: khác là do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất

lợi đối với ngân hàng Nguyên nhân của sự biến động này là : cung - cầu ngoại tệ trên thị trường, cán cân thanh toán quốc tế, chính sách thuế quan, năng suất lao động, tình hình kinh tế chính trị của mỗi nước, lãi suất đồng ngoại tệ và nội tệ

7 Nguyên nhân xảy ra rủi ro ở ví dụ trên:

Do sự chênh lệch giữa giá trị tài sản Có và tài sản Nợ ngoại hối , doanh số mua và bán ngoại tệ của ngân hàng ( sự không cân xứng ngoại hối), dẫn đến khi giá của đồng ngoại tệ tăng ( giảm) giá so với bản tệ tức tỷ giá tăng ( giảm ) thì ngân hàng sẽ dễ rơi vào 1 trong 2 trạng thái biểu hiện của rủi ro tỷ giá đó chính là trạng thái đoản (trường)

IV_Một số giải pháp để hạn chế rủi ro tỷ giá ở các ngân hàng thương mại:

Trang 10

1 Giải pháp về công nghệ

Công nghệ là chìa khoá để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hạn chế rủi ro, vì vậy:

- Cần trang bị thêm hệ thống EBS nếu được sự cho phép của NHNN để hệ thống thông tin được toàn diện hơn Đây là hệ thống giao dịch khớp lệnh tự động cung cấp cho các nhà kinh doanh một mức tỷ giá thực đang giao dịch trên thị trường

mà các nhà kinh doanh chỉ cần nạp lệnh vào hệ thống này và nếu có NH nào đó yết giá khớp với lệnh trên thì lệnh đó sẽ được thực hiện

- Tạo lập được những nền tảng cần thiết để phát triển các dịch vụ và hoạt động giao dịch cầu nối (BTRS - Bridge Trading Room System) tận dụng dữ liệu thị trường để phục vụ cho các giao dịch KDNT hằng ngày

- Chú trọng đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho bộ phận phân tích và dự báo

2 Giải pháp về tổ chức và nhân sự

Nên xây dựng phòng Kinh doanh ngoại tệ theo mô hình đạt tiêu chuẩn quốc

tế bao gồm các bộ phận sau:

- Bộ phận kinh doanh trực tiếp: Bao gồm các nhà kinh doanh tiền tệ là những người ra các quyết định mua bán một đồng tiền nào đó Thông thường trong bộ phận gồm hai nhóm nhân viên kinh doanh chính: các nhà kinh doanh phụ trách khách hàng (dealer) và những nhà kinh doanh ngoại hối chịu trách nhiệm hoàn toàn

về mọi vị thế hối đoái của ngân hàng (trader)

Dealer có một số nhiệm vụ sau:

1/ Trực tiếp kinh doanh với khách hàng và yết giá khi cần thiết;

2/ Marketing cho bộ phận kinh doanh tiền tệ của ngân hàng tức là hỗ trợ cho khách hàng những thông tin cần thiết về khả năng đồng tiền đó sẽ tăng hay mất giá;

3/ Tư vấn trong giao dịch mua bán tiền tệ cho khách hàng của mình Trader có nhiệm vụ: 1/ Trả lời các câu hỏi về yết giá của các dealer; 2/ Kinh doanh đầu cơ

Trang 11

bằng cách mua thấp bán cao; 3/ Theo dõi các lệnh mua bán của khách hàng.

- Bộ phận kế toán điều vốn: Là bộ phận chịu trách nhiệm về việc thanh toán cho

NH đối tác cho mỗi giao dịch đã được thực hiện tại bộ phận kinh doanh Họ cũng chịu trách nhiệm về việc theo dõi hạn mức tín dụng, hạch toán các bút toán cần thiết

- Bộ phận trung gian là bộ phận hoàn toàn chịu trách nhiệm theo dõi hạn mức tín dụng, hạn mức giao dịch, theo dõi lãi lỗ trong kinh doanh tiền tệ, chịu trách nhiệm phối hợp với hai

bộ phận kiểm tra nội bộ và kiểm toán để theo dõi và quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối

+ Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư…

Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực Phần khó nhất của phương pháp này là quyết định xem thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành

Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là :Lý thuyết đồng giá sức mua (PPP), lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), mô hình cán cân thanh toán quốc tế, mô hình thị trường vốn,…

+ Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) đơn giản là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỉ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỉ giá trong tương lai Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng, những nhà kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được tự do chọn lựa

Điều lưu ý là phân tích kỹ thuật có thể là công cụ giúp ta dự báo xu hướng đúng, nhưng nó phải được sử dụng theo nguyên tắc đã được tính toán chứ không phải theo cảm tính Thời gian lập biểu đồ phân tích là do mỗi nhà kinh doanh lựa chọn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật trong ngày (các dạng 5 phút, 30 phút hay mỗi giờ), trong tuần hoặc trong tháng Các lý thuyết chính của phân tích kỹ thuật là: lý thuyết Dow, lý thuyết Fibonacci, lý

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w