0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒN - PGD SỐ 2 (Trang 63 -63 )

. Danh mục các bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ

5. Kết cấu khóa luận.

3.2.1.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại

PGD nên đưa ra những sản phẩm tín dụng mang những đặc tính sau:

- Về chức năng, PGD phải chứng tỏ cho khách hàng thấy được sản phẩm - dịch vụ của mình có những ưu việt gì so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ: có nhiều tiện ích, đa dạng và phong phú về hình thức, tính thuận tiện trong thủ tục, dịch vụ hậu mãi…

- Về giá cả, PGD phải thường xuyên nghiên cứu và áp dụng các chính sách giá phù hợp cho các sản phẩm – dịch vụ của ngân hàng, bao gồm giá cả và giá trị tăng thêm. Vì giá cả không chỉ thể hiện giá trị mà còn là đẳng cấp của sản phẩm.

3.2.1.5 Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng:

- Đa dạng hoá sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Trong đó PGD nên tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối mới để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng.

- Bên cạnh đó, PGD cần phải triển khai thực hiện cũng như đa dạng hóa các sản phẩm – dịch vụ kèm theo như: thực hiện các sản phẩm dịch vụ tín dụng tại nhà, qua điện thoại, qua mạng Internet hay mở tài khoản tiết kiệm cho những người có dự định đi du hoc.

3.2.2. Giải pháp đối với hoạt động cho vay:

3.2.2.1 Mở rộng cho vay dài hạn đối với khách hàng là doanh nghiệp:

- Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay rất lớn vì thế PGD cần có những biện pháp nâng cao chất lượng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay dài hạn của khách hàng như: huy động thông qua chương trình tiết kiệm dự thưởng, tặng sổ bảo hiểm tiền gửi. Ngoài ra PGD có thể huy động bằng cách quy định khách hàng nếu gửi một số tiền nhất định sẽ được hưởng những ưu đãi và được nhận chuyển khoản miễn phí trong địa bàn thành phố với tất cả ngân hàng mà Agribank có liên minh. Nếu PGD thu hút được khách hàng có năng lực tài chính tốt, có thiện chí trả nợ để có thể mở rộng cho vay dài hạn; không những có thêm

doanh thu cho hoạt động tín dụng mà các dịch vụ khác như: tiền gửi thanh toán, dịch vụ thanh toán quốc tế…cũng được cải thiện tăng thu ngoại tệ cho PGD, san bằng rủi ro cho hoạt động tín dụng.

PGD có thể đề xuất đa dạng hoá về hình thức thế chấp, khách hàng có thể thế chấp bằng máy móc, thiết bị, quyền phải thu…để tạo thêm nhiều cơ hội cho khách hàng sử dụng sản phẩm của PGD. Đặc biệt là nhóm khách hàng doanh nghiệp cần đến hình thức thế chấp này hơn.

3.2.2.2 Phát triển dịch vụ bán lẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi: mãi:

Trong xu thế các ngân hàng phát triển dịch vụ bán lẻ, trong thời gian tới PGD có thể đề xuất với hội sở phát triển các sản phẩm cho vay 24 giờ với số tiền nhỏ 2 triệu đồng không trả lãi …Từ đó đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của đối tượng khách hàng cá nhân.

Đối với hình thức cho vay bằng tiền mặt với số lượng lớn có thể điều xe chở tiền đến tận nhà cho khách hàng, vừa đảm bảo khoản tiền cho vay đồng thời qua đó cũng thể hiện sự chăm sóc tốt khách hàng.

Bên cạnh đó, để hạn chế việc trả nợ trước hạn thì PGD nên đưa ra điều kiện ràng buộc với khách hàng khi ký hợp đồng tín dụng và cũng nên kèm theo một số quà tặng khuyến mãi mà khách hàng sẽ nhận được khi trả nợ vào kỳ hạn.

3.2.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng:

Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng rủi ro, những biến cố xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như làm ứ động vốn hoặc có thể làm mất vốn. Nhìn chung hoạt động tín dụng của PGD luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Trong hoạt động thực tiễn của mình, PGD có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng bằng một số biện pháp sau:

PGD cần đề ra chính sách tín dụng linh hoạt:

Chính sách tín dụng đưa ra phải nêu ra được phạm vi, vi mô, các loại cho vay, mối quan hệ giữa các loại cho vay, giữa cho vay với vốn tự có, giữa cho vay với những khoản nợ của PGD nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của PGD, đảm bảo cho tất cả các khâu tín dụng được hoạt động thuận lợi.

Thực hiện việc định kỳ hạn thu nợ cho vay đối với những khoản vay có chu kỳ khác nhau như đối với cho vay trung và dài hạn khác với những khoản vay ngắn hạn, phải định kỳ đúng vào khi thu hoạch, khi khách hàng có được thu nhập từ việc bán hàng hóa, sản phẩm.

Hiện nay PGD cấp tín dụng cho khách hàng chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn: uy tín, năng lực, vốn, tài sản đảm bảo, các điều kiện khác. Tuy nhiên, do sự thay đổi các điều kiện kinh tế, môi trường xã hội, PGD nên thay đổi điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng một cách hợp lý hơn theo từng thời kỳ nhất định.

Cần đưa ra quy trình cho vay và kiểm soát quy trình cho vay:

Quy trình cho vay được thực hiện từ việc lập hồ sơ xin vay vốn đến thu hồi hết nợ vay. Quy trình này gồm 4 giai đoạn:

- Lập hồ sơ xin vay vốn. - Phân tích tín dụng. - Quyết định tín dụng.

- Quản lý tín dụng (theo dõi hồ sơ tín dụng và trao đổi thông tin với các bên có liên quan.)

Do đó, PGD cần quan tâm đến các chỉ tiêu như: số tiền cho vay có phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng vốn vay hay không, chu kỳ sản xuất, sự thành thật của khách hàng…

Trong điều kiện như hiện nay, giá cả vật tư hàng hóa cũng như sản phẩm không ổn định sẽ gây ra bất lợi cho PGD khi quyết định cho vay đối với những dự án sửa chữa, xây dựng nhà (do giá ximăng, sắt thép tăng cao…)

Vì vậy, PGD phải thường xuyên xét duyệt cho vay đối với những hộ có tài sản đảm bảo, có giá trị cao để đảm bảo cho khoản tín dụng của mình phát ra được an toàn.

Cần chú trọng đến hình thức đảm bảo tín dụng:

Đảm bảo tín dụng là việc thiết lập những cơ sở pháp lý để có thêm một nguồn thu nợ thứ hai ngoài nguồn thu nợ thứ nhất. Trong cho vay kinh doanh nguồn thu nợ thứ nhất là doanh thu đối với cho vay vốn lưu động hoặc là khấu hao và lợi nhuận đối với cho vay trung và dài hạn để hình thành tài sản cố định. Trong cho vay tiêu dùng nguồn thu nợ thứ nhất của PGD là thu nhập cá nhân như tiền

lương, các khoản thu nhập tài chính (lãi cho vay, lãi các chứng khoán) và các khoản thu nhập khác. Nguồn thu nợ thứ hai bao gồm giá trị tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

PGD phải xem xét một cách thận trọng đến uy tín và năng lực của khách hàng, để áp dụng những phương pháp cho vay thích hợp. Nếu khách hàng được đánh giá là tốt như: có phẩm chất tốt trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành mạnh, chấp hành tốt các hợp đồng tín dụng trong quá khứ và có triển vọng phát triển trong tương lai thì PGD có thể cho vay không cần đảm bảo. Ngược lại, nếu khách hàng không đạt các tiêu chuẩn đó thì để hạn chế rủi ro buộc PGD phải cho vay có đảm bảo để đảm bảo cho an toàn vốn vay.

PGD cần thực hiện việc đảm bảo tín dụng nhằm buộc khách hàng thực hiện đúng và đấy đủ các cam kết đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Khi cho vay, PGD tùy từng khách hàng mà lựa chọn hình thức đảm bảo tín dụng để đảm bảo an toàn nhất cho khoản tín dụng phát ra và PGD phải đánh giá chính xác giá trị đảm bảo tại thời điểm khách hàng vay vốn.

Thực hiện một cách cẩn trọng những hình thức đảm bảo trên sẽ phòng ngừa được những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh, đảm bảo cho PGD thu hồi được nợ vay của khách hàng.

Nên đăng ký giao dịch đảm bảo nhằm hạn chế rủi ro trong đảm bảo tiền vay:

Giao dịch đảm bảo là hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để đảm bảo nghĩa vụ dân sự. Việc dăng ký giao dịch đảm bảo được quy định tại Điều 13 Nghị Định số 165/1999/NĐ – CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch đảm bảo với nội dung cụ thể là các bên thỏa thuận bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.

Theo đó, khi khách hàng đến xin cấp tín dụng cùng với các loại giấy tờ như: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng…thì PGD và khách hàng nên cùng đi đăng ký giao dịch đảm bảo tại cơ quan chức năng về tài sản thế chấp, cầm cố đó. Và cán bộ tín dụng đi cùng cần hướng dẫn cụ thể cho khách hàng các

thủ tục để rút ngắn thời gian làm thủ tục vay vốn. Và như vậy sẽ làm cho khách hàng cảm thấy được sự quan tâm này là chính đáng và tăng uy tín cho PGD.

Việc đăng ký giao dịch đảm bảo đó sẽ góp phần hạn chế rủi ro trong đảm bảo tiền vay cho PGD. Vì khi đăng ký giao dịch đảm bảo thì PGD sẽ thu thập thông tin về tài sản đó của khách hàng một cách rõ ràng để có thể cho vay hoặc từ chối.

Hoặc khi xảy ra rủi ro về khoản tín dụng đó thì PGD sẽ có được thứ tự ưu tiên thanh toán trước những người khác về cùng một tài sản đảm bảo đó. Từ đó hạn chế được thiệt hại đến mức thấp nhất cho PGD.

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

PGD cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát với việc nâng cao kỷ cương, kỷ luật trong điều hành, hình thành có tổ chức bộ máy chuyên trách kiểm tra, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ để tham mưu cho lãnh đạo Chi Nhánh trong công tác quản trị điều hành kinh doanh một cách nhanh nhạy, đảm bảo mọi hoạt động tuân thủ theo pháp luật, đúng chế độ quy định, góp phần ngăn chặn có hiệu quả các tiêu cực phát sinh, đảm bảo an toàn cho hoạt động của PGD.

Với quy mô hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng, PGD cần xây dựng phương châm “Mở rộng tín dụng phải có hiệu quả và an toàn, có an toàn mới mở rộng tín dụng”. Để thực hiện điều này cần đặc biệt chú trọng công tác kiểm toán nội bộ, tăng cường tính độc lập trong hoạt động kiểm tra, giám sát và nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của công tác kiểm tra, kiểm soát. Kiểm tra viên của PGD cần nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền hạn. Cán bộ kiểm tra phải tương xứng với nhiệm vụ được giao, đảm bảo tuyệt đại đa số hồ sơ phải được kiểm tra. Thực hiện ngăn chặn, sửa chữa sai sót, hạn chế sai sót, phòng ngừa rủi ro là chính.

PGD cũng cần có một chế độ lương, thưởng xứng đáng cho những cá nhân và tổ tín dụng có thành tích tốt trong việc cho vay và thu nợ. Làm như thế, không những kích thích được tinh thần hăng hái làm việc và không ngừng trao dồi, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên tín dụng, mà còn có thể làm tăng nhanh về doanh số cho vay của PGD.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước:

Nhà nước cần ban hành thêm một số luật và văn bản dưới luật nhằm chấn chỉnh các vấn đề liên quan đến pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo môi trường thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Đề nghị Bộ tài chính nhanh chóng sữa đổi và chấp nhận cho các Ngân hàng thương mại được trích lập quỹ rủi ro theo thông lệ quốc tế trước khi nộp thuế để bù đắp các tổn thất trong kinh doanh.

Nhà nước cần nghiên cứu và hoàn thiện chính sách cụ thể về thế chấp, bảo lãnh tài sản vay vốn. Sớm ban hành luật sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về việc cấp chứng thư sở hữu tài sản, quản lý quá trình mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh về tài sản cho các pháp nhân và thể nhân, ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện việc xử lý phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Mặt khác mạng lưới Công chứng Nhà nước còn thưa thớt, cán bộ làm việc quá nguyên tắc gây không ít khó khăn và phiền hà cho người vay vốn khi cần công chứng cho tài sản.

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại các xã, phường thực hiện chưa được đồng bộ, một số địa phương chưa bố trí người thực hiện theo dõi thường xuyên nhiệm vụ đăng ký giao dịch bảo đảm nên ngân hàng dễ dẫn đến rủi ro .

Nhu cầu vốn trong nông nghiệp và nông thôn rất lớn, đề Nghị Nhà nước bố trí nguồn vốn hàng năm từ ngân sách, từ các ngành kinh tế, kể cả vốn đầu tư của nước ngoài vào AGRIBANK Việt Nam. Nhà nước cần quan tâm đến lãi suất cho vay ưu đãi, cho vay vốn dài hạn, chính sách về tài chính đối với AGRIBANK Việt Nam.

3.3.2. Kiến nghị đối với Agribank Việt Nam:

Ngân Hàng Nhà Nước tiếp tục củng cố và phát triển trung tâm thông tin tín dụng (CIC), tạo điều kiện cho việc phân tích tín dụng trong hoạt động kinh doanh

Nên đưa ra cơ chế, biện pháp tín dụng hoàn chỉnh, đồng bộ với hệ thống pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế hiện nay.Trong điều kiện AGRIBANK có địa bàn hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên chịu nhiều ảnh hưởng thiên tai, thời tiết. Do đó cần được áp dụng cơ chế chính sách đặc biệt đối với AGRIBANK Việt Nam, cụ thể như: cơ chế tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trích dự phòng rủi ro.

Thành lập quỹ bảo hiểm tiền gửi để tạo thêm tâm lý cho người gởi về sự an toàn tiền gửi tại Ngân hàng, từ đó huy động ngày càng nhiều vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Trong điều hành kinh doanh phải nhanh nhạy, thông suốt, kỹ cương theo hướng tập trung thống nhất về Trung ương và hạch toán toàn ngành, kết hợp phát huy tính năng động sáng tạo của chi nhánh, PGD, phải tạo sự chủ động, phải mở rộng quyền cho các chi nhánh có điều kiện vận dụng linh hoạt mà cơ chế cho phép bằng cách sử dụng các công cụ điều hành như sau :

Về công cụ kế hoạch: thực hiện 2 phần kế hoạch; phần nguồn vốn trung ương giao chỉ tiêu bắt buộc các chi nhánh phải thực hiện nghiêm túc, nguồn vốn huy động tại địa phương là chỉ tiêu kiểm tra, chi nhánh tăng trưởng bao nhiêu thì sau khi trừ phần dự trữ thanh toán và dự trử bắt buộc theo quy định, phần còn lại được mở rộng tín dụng từ đó mới khuyến khích các chi nhánh đều chăm lo đến công tác huy động vốn để mở rộng kinh doanh .Thông qua công cụ kế hoạch, để kích thích hoặc hạn chế khối lượng vốn huy động phù hợp với nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong từng thời kỳ.

Công cụ lãi suất: kết hợp quản lý tập trung theo điều hành lãi suất cơ bản của Ngân Hàng Nhà Nước và giao khung lãi suất huy động vốn và cho vay vốn nhằm tạo quyền chủ động cho các chi nhánh, đặc biệt ở những nơi có sự cạnh tranh gay

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SÀI GÒN - PGD SỐ 2 (Trang 63 -63 )

×