1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

50 2,6K 38
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 377 KB

Nội dung

Đầu tư ra nước ngoài là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư ra nước ngoài là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế của cácquốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài nguyên,nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá, tránh được chế độ giấyphép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại để mởrộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý

và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, tuỳ thuộcvào nhu cầu và điều kiện của mỗi nước mà đầu tư ra nước ngoài cân bằng và đồnghành với đầu tư nước ngoài

Đối với Việt Nam, song song với mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mở hướng làm ăn rabên ngoài lãnh thổ, với số lượng dự án cùng vốn đầu tư tăng dần từng năm Xuhướng đầu tư ra nước ngoài đang trở nên khá sôi động, ngày càng có thêm nhiềudoanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạtđộng sản xuất kinh doanh Hơn nữa đầu tư ra nước ngoài đã và đang chuyển từnhững dự án có quy mô nhỏ, đầu tư vào các ngành nghề đơn giản sang các dự án cóquy mô lớn với các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao hơn Việc đầu tư ranước ngoài đã trở thành một xu hướng phát triển mới của các doanh nghiệp ViệtNam, đã có những doanh nghiệp xem đây như một chiến lược phát triển trọng tâmcủa mình

Mặc dù những năm gần đây, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanhnghiệp Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc, nhưng kết quả còn khá khiêm tốn Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2007, Việt Nam chỉ

có 265 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư khoảng

2 tỷ USD Nếu so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ( hơn 98

tỷ ) thì đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn rất nhỏ bé, chỉ bằng 2,04 % tổng vốnđăng ký của các dự án FDI vào Việt Nam Vốn thực hiện của các dự án đầu tư ra

Trang 2

nước ngoài đạt khoảng 65 triệu USD, quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 10,3 triệuUSD/dự án.

Điều này đòi hỏi cần có nhiều giải pháp nhằm thúc đầy đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài Xuất phát từ tình hình trên, em đã chọn đề tài: Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn ThS Hoàng Thu Hà đã tận tình hướng dẫn để em

hoàn thành đề tài này

Do giới hạn về kiến thức, tài liệu, đề tài không thể tránh khỏi những sai sót,

em rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn

Trang 3

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp

nước ngoài

I Một số vấn đề lý luận chung về Đầu tư và đầu tư phát triển

1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển

1.1 Khái niệm về đầu tư

Có nhiều khái niệm về đầu tư, ở mỗi góc độ, ta có một khái niệm, một cáchhiểu về đầu tư Cụ thể như sau:

Trên góc độ tài chính: Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu

tư nhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời

Trên góc độ tiêu dùng: Đầu tư là sự hy sinh mức tiêu dùng ở hiện tại để thu vềmột mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai

Trên góc độ kinh tế: Đầu tư làm tăng vốn cố định tham gia vào hoạt động củacác doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh doanh nối tiếp Đó là quá trình làm tăngtài sản cố định cho sản xuất và kinh doanh Quan điểm kinh tế xem xét đầu tư dướidạng kết quả

Một cách tổng quát, đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại đểtiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lailớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó

1.2 Khái niệm về đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiệntại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vậtchất ( nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ ( tri thức, kỹ năng…), gia tăng nănglực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển

Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp Hoạt động đầu tưnày nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinhhoạt đời sống của xã hội

Trang 4

2 Đặc điểm của đầu tư phát triển

2.1 Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn

Đầu tư phát triển đòi hỏi một khối lượng vốn lớn để đáp ứng các yêu cầu củaquá trình tạo ra những điều kiện vật chất, kỹ thuật cho giai đoạn khai thác, sử dụngsau này: xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, vật kiến trúc, mua sắm lắp đặt máymóc thiết bị, tiến hành các công tác cơ bản… Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng trongsuốt quá trình thực hiện đầu tư Qui mô vốn vật tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạovốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tưđúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiệnđầu tư trọng tâm trọng điểm

Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọngđiểm quốc gia Do đó, công tác tuyển dụng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủmột kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theotiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực dovấn đề “ hậu dự án ” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư…

2.2 Thời kỳ đầu tư kéo dài

Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành

và đưa vào hoạt động Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dàihang chục năm Quá trình hoạt động đầu tư diễn ra càng dài, việc bỏ vốn đầu tưcàng gặp nhiều khó khăn do không dự kiến được những yếu tố bất lợi tác động tớilợi ích của dự án Hơn nữa, do vốn đầu tư lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trìnhthực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư,

bố trí vốn và các nguồn lực hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lýchặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu

tư xây dựng cơ bản

Trang 5

2.3 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài

Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạtđộng cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình Nhiều thành quả đầu

tư phát huy tác dụng lâu dài do đó thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn

đã bỏ ra thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động haimặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị,kinh tế…Do đó, ngoài việc thực hiện tốt quá trình chuẩn bị và thực hiện đầu tư,cũng cần quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào

sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vôhình…

2.4 Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ngày tại nơi nó được tạo dựng nên, do

đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu

tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng.

Các công trình đã xây dựng xong, sẽ không thể dễ dàng di chuyển chúng từnơi này sang nơi khác Do đó, trong công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển:trước hết, cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng Đầu tư cái gìcông suất bao nhiêu là hợp lý…cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên nhữngcăn cứ khoa học Ngoài ra, việc lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý cũng rất quantrọng Để lựa chọn địa điểm thực hiện đầu tư đúng phải dựa trên những căn cứ khoahọc, dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, vănhoá… Cần xây dựng một bộ tiêu chí khác nhau và nhiều phương án so sánh để lựachọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầu tư cụ thể hợp lý nhất, sao cho khai thác được tối

đa lợi thế vùng và không gian đầu tư cụ thể, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả vốnđầu tư

2.5 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao

Qui mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kếtquả đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thườngcao Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía

Trang 6

các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu…cónguyên nhân khách quan như giá nguyên vật liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, côngsuất sản xuất không đạt công suất thiết kế…Do đó, để quản lý hoạt động đầu tư pháttriển hiệu quả, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro: Nhận diện rủi ro,đánh giá mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro.

3 Phân loại đầu tư phát triển theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư

3.1 Đầu tư gián tiếp: Người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành, quản lý quá trình thực hiện, vận hành các kết quả đầu tư.

Người có vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển

Đó là việc các chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc cóhoàn lại với lãi suất thấp cho các chính phủ các nước khác vay để phát triển kinh tế

xã hội; các cá nhân, các tổ chức mua các chứng chỉ có giá như: cổ phiếu, tráiphiếu… để hưởng lợi tức

Đầu tư gián tiếp là phương thức huy động vốn cho đầu tư phát triển

3.2 Đầu tư trực tiếp: Người bỏ vốn trực tiếp tham gia điều hành, quản lý quá trình thực hiện, vận hành các kết quả đầu tư.

Loại đầu tư này tạo nên những năng lực sản xuất phục vụ mới cả về lượng vàchất

II Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

1 Khái niệm

1.1 Đầu tư nước ngoài: là việc nhà đầu tư đưa vốn, tiền tệ, các hình thức giá trị

khác vào sử dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ với mục đích thu lợinhuận hoặc đạt được các kết quả xã hội

Đầu tư nước ngoài gồm: Đầu tư gián tiếp và Đầu tư trực tiếp

1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI-Foreign Direct Investment )

Theo quỹ tiền tệ Quốc tế đưa ra năm 1977: “FDI là vốn đầu tư được thực hiện nhằmthu về những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tếthuộc đất nước của nhà đầu tư Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệuquả trong việc quản lý doanh nghiệp đó”

Trang 7

Theo tổ chức thương mại thế giới: FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân haycông ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhânhay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Theo nghị định số 78/2006/NĐ-CP của chính phủ: “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài làviệc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và trực tiếptham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài.”

Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước ( nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác ( nước thu hút đầu tư ) cùng với quyền quản lý tàisản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác

2 Các hình thức FDI

2.1 Phân theo bản chất đầu tư

- Đầu tư phương tiện hoạt động

Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tưmua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư Hìnhthức này làm tăng khối lượng đầu tư vào

- Mua lại và sát nhập

Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp cóvốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thểđang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp cóvốn FDI ở nước nhận đầu tư Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khốilượng đầu tư vào

2.2 Phân theo tỷ lệ sở hữu vốn

- Vốn hỗn hợp ( vốn trong nước và nước ngoài )

* Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo Điều 9- Nghị định 108/2006/ NĐ-CP của chính phủ: Hợp đồng hợp táckinh doanh là hợp đồng do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài ký kết với mộthoặc nhiều nhà đầu tư trong nước để tiến hành đầu tư, kinh doanh; trong đó có quyđịnh về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh mà không thành lậppháp nhân

Trang 8

Như vậy có thể hiểu đây là hình thức đầu tư mà các bên tham gia hợp đồng kýkết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nướcnhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, tráchnhiệm và phân chia các kết quả kinh doanh cho các bên tham gia Khi hết thời gianhiệu lực thì các bên không còn rang buộc về mặt pháp lý.

Hình thức này thường không đòi hỏi vốn lớn và thời hạn hợp đồng thườngngắn, cũng chính vì vậy mà ít thu hút được những nhà đầu tư nước ngoài có tiềmnăng

* Doanh nghiệp liên doanh ( hay công ty liên doanh )

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước nhận đầu tư( nước chủ nhà ) giữa các bên nước ngoài và nước chủ nhà Trong đó, các bên cùngđóng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyền lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ gópvốn

Với hình thức này, các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợinhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên

* Doanh nghiệp cổ phần FDI ( hay công ty cổ phần )

Doanh nghiệp cổ phần FDI là doanh nghiệp có các cổ đông nước ngoài vàtrong nước ( cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức ) nhưng cổ đông nắm quyền chiphối có quốc tịch nước ngoài, đây là hình thức doanh nghiệp hiện đại

- DN 100% vốn FDI

Đây là loại hình doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nướcchủ nhà và họ tự quản lý, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết quả sản xuất kinhdoanh

2.3 Phân theo tính chất dòng vốn

- Vốn chứng khoán

Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp domột công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào cácquyết định quản lý của công ty

- Vốn tái đầu tư

Trang 9

Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dung lợi nhuận thu được từ hoạt động kinhdoanh trong quá khứ để đầu tư thêm.

- Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ

Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thểcho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau

2.4 Phân theo động cơ của nhà đầu tư

- Vốn tìm kiếm tài nguyên

Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và rồi rào

ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấphoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào

Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thươnghiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng) Nó cũng còn nhằm khai tháccác tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận

Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiếnlược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh

- Vốn tìm kiếm hiệu quả

Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nướctiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điệnnước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ,thuế suất ưu đãi, v.v

- Vốn tìm kiếm thị trường: nhằm mở rộng thi trường hoặc giữ thị trường khỏicác đối thủ cạnh tranh

Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bịđối thủ cạnh tranh giành mất Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng cáchiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấynước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu

Trang 10

3 Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư

- Dựa trên lý thuyết xuất khẩu tư bản của lenin, thì đầu tư ra nước ngoài là yếu

tố sống còn của Chủ nghĩa tư bản, do đó mục đích tiến hành đầu tư ra nước ngoàinhằm:

+ Mục đích kinh tế là tìm kiếm lợi nhuận:

Bằng cách thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để sử dụng nguồn lao động

rẻ Mặt khác đối với những công nghệ đã cũ, khi trong nước không còn điều kiện đểphát triển thì họ có thể mang đi đầu tư ở những nước có trình độ công nghệ thấphơn để kéo dài chu kỳ sống cho sản phẩm và công nghệ, nhờ vậy mà tạo thêm đượclợi nhuận

+ Tạo ra nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới:

Thông thường, những nước có trình độ công nghệ thấp chưa khai thác đượchết những nguồn nguyên vật liệu, tài nguyên phong phú của mình Do đó, đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài một phần cũng là để khai thác tài nguyên nước ngoài, bảo vệtài nguyên nước mình

+ Trong trường hợp các nước phát triển đầu tư sang nhau thì một mục đích rất

rõ rệt là hợp tác và liên kết cùng với nhau để cùng phát triển, hạn chế bớt sự cạnhtranh không cần thiết

- Đối với các nước đang phát triển, lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài:

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho nước đầu tư sử dụng có hiệu quả

nguồn lực “dư thừa” trong nước, nâng cao tỷ suất lợi nhuận đầu tư; đồng thời khaithác có hiệu quả lợi thế quốc gia trên trường quốc tế

Các quốc gia đều phát triển nền kinh tế với những lợi thế riêng có của mình,nếu biết khai thác những lợi thế đó một cách hợp lý thì sẽ tạo ra những bước nhảyvọt cho nền kinh tế khi nền kinh tế thế giới ngày càng tiến sâu vào quá trình toàncầu hoá

Với các nước có nền kinh tế đang phát triển, việc sử dụng các nguồn lực trongnước vẫn còn nhiều bất cập, chưa tiết kiệm và chưa có hiệu quả Do vậy khi tiến

Trang 11

hành đầu tư ra nước ngoài, chủ đầu tư sẽ đem theo những yếu tố sản xuất được bắtnguồn từ những nguồn lực trong nước, thậm chí có cả những nguồn lực “dư thừa”

so với nhu cầu đầu tư trong nước ở những lĩnh vực mang tính truyền thống, lĩnh vực

có thế mạnh của quốc gia đó Với môi trường kinh doanh lành mạnh ở nhiều nướckhác nhau trên thế giới, trình độ quản lý doanh nghiệp, quản lý quá trình đầu tưngày càng hiện đại nên những nguồn lực “dư thừa” đó sẽ được sử dụng một cách cóhiệu quả hơn

+ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho nước đầu tư tìm kiếm và tận dụng

được các nguồn lực ở nước ngoài một cách có hiệu quả, xây dựng thị trường cungcấp đầu vào ổn định, giá phải chăng

Hiệu quả sử dụng nguồn lực là vấn đề đóng vai trò quan trọng để giảm thiểuchi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, góp phần đắc lựccho doanh nghiệp nâng cao được sức cạnh tranh và tăng lợi nhuận Chính vì nhữngđóng góp to lớn đó mà doanh nghiệp luôn phải đi tìm lời giải bài toán sử dụng cóhiệu quả nguồn lực trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đầu tư trực tiếp ranước ngoài là một giải pháp tốt cho bài toán này

Do lực lượng sản xuất phát triển không đều giữa các quốc gia và sự phân bốnguồn lực không đều trên thế giới đã tạo ra lợi thế và sự khác nhau giữa nhu cầu,khả năng khai thác và hiệu quả khai thác nguồn lực khác nhau ở mỗi nước Có hiệntượng “thừa” nguồn lực tương đối ở một số nước và “thiếu” nguồn lực tương đối ởmột số nước khác, dẫn đến hiện tượng tìm kiếm và khai thác các nguồn lực lẫn nhaugiữa các nước nhằm tối ưu hoá hiệu quả sử dụng chúng phục vụ cho mục đích tănglợi nhuận của các chủ thế kinh doanh, từ đó cũng thúc đầy nền kinh tế nước đầu tưphát triển nhanh chóng

+ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp cho các nhà đầu tư mở rộng được

thị trường tiêu thụ sản phẩm

Việc mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước là mộtviệc làm thường xuyên và rất quan trọng với doanh nghiệp Nhưng việc thâm nhậpthị trường nước ngoài cũng có ý nghĩa cực kỳ to lớn, đặc biệt trong xu thế chung,

Trang 12

các quốc gia trên thế giới đều muốn lấy xuất khẩu hàng hoá làm động lực phát triểnnền kinh tế trong nước.

Thâm nhập thị trường nước ngoài cũng có nghĩa là thị trường tiêu thụ sảnphẩm của quốc gia được mở rộng, doanh thu của các doanh nghiệp tăng lên, sảnphẩm của các doanh nghiệp của quốc gia đó sẽ được nhiều người sử dụng hơn, từ

đó nâng cao được khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Đồng thời uy tín củacác doanh nghiệp của quốc gia đó sẽ được nâng cao và được nhiều người biết đến,khả năng phát triển của các doanh nghiệp ngày càng cao Đặc biệt vị thế của quốcgia đó trên trường quốc tế nói chung và trong thương mại quốc tế nói riêng sẽ đượcnâng cao

+ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho các nước đầu tư tránh được hàng

rào thuế quan và hàng rào bảo hộ phi thuế quan của nước nhận đầu tư

Nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt ra các hàng rào bảo hộ khác nhau nhằmbảo hộ ngành sản xuất trong nước Các hàng rào đó có thể là thuế quan, giấy phépnhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu… Ngày nay, do xu thế chung của các quốc gia,đặc biệt của các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, các hàng rào bảo

hộ phi thuế quan như giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu… được nhiềunước bãi bỏ cùng với việc hạ thấp dần hàng rào thuế quan

Tuy nhiên, ở một số quốc gia, kể cả các nước phát triển và các nước đang pháttriển, chủ nghĩa bảo hộ vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức: các yêu cầu về vệ sinh môitrường, vệ sinh sản xuất, về điều kiện làm việc của người sản xuất hàng hoá, về tiêuchuẩn chất lượng, kỹ thuật của hàng hoá…

Đầu tư quốc tế là biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp tránh hàng rào bảo

hộ thương mại và dễ dàng hơn trong việc đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trườngnước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giúp cho các nước bành trướng sức mạnh vềkinh tế và nâng cao uy tín chính trị Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, chủ thểđầu tư khẳng định được khả năng, bản lĩnh và trình độ của mình nói riêng và của cảnước nói chung đối với nước nhận đầu tư và đối với thế giới

Trang 13

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn giúp nước đầu tư kéo dài chu kỳ sống của

sản phẩm, khắc phục tình trạng lão hoá sản phẩm, tạo điều kiện để đổi mới côngnghệ trong nước, đổi mới cơ cấu sản xuất thông qua việc di chuyển các công nghệ

cũ sang các nước nhận đầu tư…

Chu kỳ sống của bất kỳ sản phẩm nào cũng trải qua các giai đoạn: ra đời, pháttriển, bão hoà, suy giảm và tiêu vong Thực tế, có những sản phẩm đã bão hoà trênmột thị trường nào đó, đòi hỏi phải chấm dứt chu kỳ sản xuất và kinh doanh sảnphẩm đó trên thị trường nước này Khi sản phẩm đang ở giai đoạn bão hoà, nhà sảnxuất có thể di chuyển máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất sang các nước khác

để sản xuất để kéo dài “tuổi thọ” của sản phẩm

Hơn nữa, với tiến bộ như vũ bão của Cách mạng khoa học công nghệ Thế Giớihiện nay, nhiều máy móc thiết bị đã nhanh chóng bị hao mòn vô hình Để có thể ápdụng các tiến bộ mới về Khoa học công nghệ vào doanh nghiệp và tận dụng cácmáy móc, thiết bị này các doanh nghiệp có thể tìm những quốc gia thích hợp đểchuyển các máy móc đó tới để đầu tư Điều này mang lại lợi nhuận kép cho các nhàđầu tư nước ngoài

+ Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước thực hiện đầu tư có thể tạo ra

nhu cầu mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý

+ Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước thực hiện đầu tư có điều kiện

học hỏi kinh nghiệm trong việc xây dựng và hoạch định chính sách quản lý kinh tế,trong việc tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng với các thànhphần kinh tế, các chủ thể khác nhau trên thị trường trong nước

4 Nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

4.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

Helpman và Sibert, Richard S Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suấtcân biên của vốn giữa các nước Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biênthấp hơn Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn Tìnhtrạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếmnhằm tối đa hoá lợi nhuận

Trang 14

4.2 Chu kỳ sản phẩm

Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và sảnxuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Tại nướcnhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên,nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khấu nàybằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nước ngoài Khi nhu cầu thị trườngcủa sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hoà, nhu cầu xuất khẩu lại xuấthiện Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giaiđoạn chuẩn hoá trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩmnày có rất nhiều nhà cung cấp Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnhtranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết địnhcắt giảm chi phí sản xuất Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyên sản xuất sảnphẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn

4.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia

Stephen H Hymes (1960, công bố năm 1976), John H Dunning (1981),Rugman A.A (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia cónhững lợi thế đặc thù ( chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt quanhững trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sang đầu tư trực tiếp ra nướcngoài Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có cácđiều kiện ( lao động, đất đai, chính trị ) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nóitrên

4.4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mạisong phương Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do NhậtBản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan

hệ song phương Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thịtrường đó Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và Châu Âu, để giảm xuất

Trang 15

khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ

ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu

4.5 Khai thác chuyên gia và công nghệ

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nhằm mục đích khai thác chuyên gia vàcông nghệ ở nước nhận đầu tư

4.6 Tiếp cận nguồn tài nguyên

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp tiếp cận với nguồn tài nguyên đặc biệt

là các nguồn tài nguyên ít có ở các nước đi đầu tư

Trang 16

Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

của Việt Nam

I Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Việt Nam đã và đang thành công trong thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1987 đến nay và có thể nhận thấy xu hướng mớiđang trỗi dậy trong vài năm trở lại đây, đó là sự gia tăng dòng vốn đầu tư ra nướcngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

1 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của VN giai đoạn 1989-2007

Bảng 1: Đầu tư ra nước ngoài phân theo năm ( Tính tới ngày 31/12/2007- chỉ tính các dự án còn hiệu lực )

Trang 17

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2007, qua 16 năm thực hiệnđầu tư ra nước ngoài, Việt Nam có 265 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cònhiệu lực với tổng vốn đầu tư 2,006 triệu USD, vốn thực hiện đạt khoảng 800 triệuUSD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt7,5 triệu USD/dự án Qua từng giai đoạn, quy mô vốn đầu tư đã tăng dần, điều nàycho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp

ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như sự tích cực tham gia vàohoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn,trong đó phải nói tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Trong giai đoạn 1989-1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP,

có 18 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệuUSD; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án

Trong thời kỳ 1999-2005 sau khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có

131 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu USD,gấp 7 lần về số dự án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn1989-1998

Từ năm 2006 tới hết năm 2007 (thi hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP) có

116 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 1,26 tỷ USD;tuy chỉ bằng 88% về số dự án, nhưng tăng 72,4% về tổng vốn đầu tư đăng ký so vớigiai đoạn 1999-2005; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 10,8 triệu USD/dự án, caohơn thời kỳ 1999-2005

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến giữa năm 2008, Việt Nam

đã có 317 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 2,5

tỷ USD

Trang 18

2 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của VN phân theo ngành

Bảng 2: Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành (Tính tới ngày 31/12/2007-chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

( Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnhvực công nghiệp (113 dự án, với tổng vốn đầu tư là 1,5 tỷ USD) chiếm 42,6% về số

dự án và 75% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài Trong đó, có một số dự ánquy mô vốn đầu tư trên 100 triệu USD, như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triểnđiện Việt-Lào đầu tư 2 dự án: Thủy điện Xekaman 1, tổng vốn đầu tư 441,6 triệuUSD và) Thủy điện Xekaman 3, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD Tập đoàn Dầu khíViệt Nam đầu tư 243 triệu USD thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri Công ty Đầu

Trang 19

tư phát triển dầu khí đầu tư 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagascar (vốn117,36 triệu USD) và tại I Rắc (vốn 100 triệu USD).

Tiếp theo là lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp (53 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư

ra nước ngoài là 286 triệu USD) chiếm 20% về số dự án và 14,26% tổng vốn đăng

ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Trong đó, đa số là dự án đầu tư trồng cao su, câycông nghiệp tại Lào với một số dự án quy mô lớn như: Công ty cổ phần cao su DầuTiếng Việt -Lào, vốn đầu tư 81,9 triệu USD; Công ty cao su Đắc Lắc, vốn đầu tư32,3 triệu USD; Công ty cổ phần cao su Việt-Lào, vốn đầu tư 25,5 triệu USD

Lĩnh vực dịch vụ (99 dự án đầu tư ra nước ngoài, tổng vốn đăng ký đầu tư ranước ngoài là 215,5 triệu USD) chiếm 37,3% về số dự án và 10,7% tổng vốn đăng

ký đầu tư ra nước ngoài Trong đó, có một số dự án lớn như: Công ty viễn thôngquân đội Viettel đầu tư 27 triệu USD tại Campuchia để khai thác mạng viễn thông

di động, Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đầu tư 35 triệu USD để xây dựng Trungtâm thương mại, văn phòng cho thuê tại Moscow-Liên bang Nga, Công ty dịch vụ

kỹ thuật dầu khí đầu tư 21 triệu USD tại Singapore để đóng mới tàu chở dầu Cònlại là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, NhậtBản, Trung Quốc

3 Tình hình đầu tư ra nước ngoài của VN phân theo đối tác

Bảng 3: Đầu tư nước ngoài phân theo đối tác (Tính tới ngày 31/12/2007- chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Trang 20

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

Tính đến năm 2007, Việt Nam đầu tư vào 37 nước và vùng lãnh thổ trên thếgiới với 265 dự án

Trong 37 nước và cùng lãnh thổ, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư chủyếu tại:

Trang 21

Châu Á (180 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD), chiếm 68% về số dự án

và 65% tổng vốn đầu tư đăng ký Trong đó, tập trung nhiều nhất tại Cộng hoà dânchủ nhân dân Lào với 98 dự án, tổng vốn đầu tư là 1,04 tỷ USD, chiếm 37% về số

dự án và 51,8% tổng vốn đầu tư đăng ký Phần lớn các dự án đầu tư sang Lào tronglĩnh vực công nghiệp nhiệt điện, trồng cao su, khai thác khoáng sản Việt Nam hiện

là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Lào Trên thực tế, Việt Nam góp một lượng lớn vốn đầu

tư lớn vào Lào là nhờ những dự án tầm cỡ giữa hai nước, như Thuỷ điện Xekaman

3 với 247 triệu USD, dự án trồng cao su 32 triệu USD của Tổng công ty Cao su, dự

án trồng cao su 24 triệu USD của Công ty Cao su Đăk Lăk Về phía Lào, Lào đangrất cần nhiều dự án đầu tư khác như xây dựng trung tâm chẩn đoán ý khoa, trungtâm thương mại, sản xuất nhựa, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sảnxuất gạch ceramic, kính, đầu tư công nghiệp dệt, dịch vụ vận chuyển Thủ đôVientiane cũng chưa có bệnh viện chẩn đoán hình ảnh và cũng chưa có đại siêu thịtrong khi nhu cầu cho những dịch vụ này ngày càng cao

Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí ViệtNam, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký (1 dự án đầu tư 243 triệu USD tạiAngiêri sau giai đoạn thăm dò, thẩm lượng dự án đã phát hiện có dầu và khí ga và 1

dự án đầu tư 117,36 triệu USD tại Madagasca hiện có kết quả khả quan)

Châu Âu có 36 dự án, tổng vốn đầu tư là 100,5 triệu USD, chiếm 13,5% về số

dự án và khoảng 5% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự án,tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD

Đầu tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam) với đại diện là Công

ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã ký biên bản ghi nhớ vềviệc hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP và nhà máy sản xuấtAmonia tại Morocco với vốn đầu tư ban đầu khoảng 600 triệu USD, hàng năm sảnxuất từ 660.000 - 1.000.000 tấn DAP, cung cấp cho thị trường Việt Nam và khuvực

Trang 22

Ngoài ra, hai bên sẽ cùng nhau nghiên cứu khả năng liên doanh hợp tác xâydựng một nhà máy sản xuất Amonia tại Việt Nam hoặc tại một quốc gia thứ ba khi

có đủ nguồn khí tự nhiên cung cấp cho dự án

Theo dự kiến, dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP tại Morocco sẽ đượchoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2011 Đây sẽ là dự án đầu tư trực tiếp ranước ngoài lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay

4 Tình hình thực hiện dự án

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2007, các dự án đầu tư ra nướcngoài đã giải ngân vốn khoảng 800 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư ra nướcngoài Trong số các dự án đã triển khai thực hiện, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷtrọng lớn nhất, bằng 58,6% tổng vốn thực hiện và đạt khoảng 60% tổng vốn đăng

ký trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có một số dự án lớn đã triển khai thực hiện,

cụ thể:

- Dự án thăm dò dầu khí lô 433a & 416b tại Angiêria và lô SK305 ở Malaysiacủa Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 150 triệuUSD Hiện nay, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã cùng các đối tác phát hiện dầukhí mới tại lô 433a-416b ở Angiêri (giếng MOM-2 có phát hiện dầu khí, giếngMOM-6 bis cho dòng dầu 5.100 thùng/ngày) và lô hợp đồng SK305 ở Malaysia(giếng DANA-1X cho dòng dầu 3.100 thùng/ngày)

- Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC)

đã góp vốn thực hiện 22,7 triệu USD,

- Dự án xây dựng thủy điện Xekaman 3 tại Lào, hiện đang xây dựng các hạngmục công trình theo tiến độ với vốn đầu tư thực hiện khoảng 100 triệu USD

Ngoài ra còn có dự án đầu tư trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc tạiLào của Công ty Scavi Việt Nam (một doanh nghiệp 100% vốn của Việt kiều Phápthành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) đang hoạt động rất hiệu quả.Các dự án trồng cây công nghiệp, cao su tại 4 tỉnh Nam Lào đang tích cựctriển khai thực hiện theo kế hoạch, cụ thể : Công ty Cao su Đắc Lắc với vốn đầu tưthực hiện khoảng 15 triệu USD, dự án trồng, sản xuất và chế biến cao su của Tổng

Trang 23

Công ty cao su Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 20 triệu USD đã triểnkhai thực hiện theo tiến độ Nhưng do tiến độ giao đất chậm nên khó khăn cho việclập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp Nguyên nhân vì công tác đền bù giảiphóng mặt bằng thiếu những quy định thống nhất từ trung ương đến chính quyềnđịa phương Tính thống nhất về đất đai chưa cao và chưa có quy hoạch rõ ràng vềvùng dành cho đất trồng cây công nghiệp, đất rừng, đất ở Theo quy định phân cấp

về đất đai của Lào, đất với diện tích trên 100 ha do trung ương cấp phép, dưới 100

ha do địa phương cấp phép Khi tiếp xúc với nhà đầu tư, các địa phương của Làothường cam kết dành đất trên 100 ha để làm nông nghiệp, nhưng khi giao thực tế,chỉ giao thành từng đợt 100 ha, dẫn tới khả năng chồng lấn cao, đặc biệt khi dự án

vì lý do nào đó triển khai không đúng tiến độ Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ViệtNam hoạt động tại Lào còn gặp khó khăn trong việc: làm thủ tục lưu trú của laođộng Việt Nam vì lao động tại chỗ không đáp ứng được yêu cầu; Thủ tục thôngquan phức tạp (đặc biệt ở các cửa khẩu mới), không thống nhất ở các cửa khẩu, mấtnhiều loại phí không có trong quy định của Lào

Một số dự án trong lĩnh vực dịch vụ cũng đã triển khai thực hiện như:

+ Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên hoạtđộng hiệu qua, đã đưa hương vị cà phê Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế.+ Dự án đầu tư sang Nhật Bản của Công ty cổ phần phần mềm FPT bước đầu

đã hợp tác đào tạo được một ngũ lập trình viên phần mềm có trình độ quốc tế

+ Dự án xây dựng trung tâm cộng đồng đa năng TP HCM tại Liên bang Ngacủa Công ty cổ phần đầu tư Việt Sô đã góp vốn khoảng 2,5 triệu USD Dự án đượcchính quyền thành phố Moscow chấp thuận đầu tư (quyết định 2288-RP ngày15/11/2005) và giao đất (biên bản giao đất 1739 ngày 19/12/2007), đã chọn đượcnhà thầu thi công và thuê công ty tư vấn Đồng thời, đã được phê chuẩn giải phápkiến trúc của kiến trúc sư trưởng thành phố Dự kiến cuối năm 2008 khởi công xâydựng sau khi được cơ quan chức năng LB Nga phê duyệt, thẩm định xong thiết kế

kỹ thuật và một số khác (phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.v.v.)

Trang 24

+ Dự án đầu tư sang Campuchia của Công ty viễn thông Quân đội (Viettel) đangtriển khai theo tiến độ đề ra v.v…

III Đánh giá tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

Qua trên 16 năm thực hiện các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức

1 Thuận lợi và những kết quả đạt được

* Về quản lý nhà nước:

- Công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và quản lý các dự án đầu

tư ra nước ngoài dần đi vào nề nếp Công tác thẩm tra cấp phép cho các dự án đầu

tư ra nước ngoài đã được cải thiện đáng kể Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành như Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cũng như với

cơ quan đại diện ngoại giao trong việc quản lý và nắm bắt thông tin về các dự ánđầu tư ra nước ngoài đã hình thành thông qua việc trao đổi thông tin và hợp tác xử

lý các vướng mắc của dự án bằng nhiều hình thức phong phú

- Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với các doanhnghiệp đầu tư ra nước ngoài từng bước chặt chẽ hơn

- Xu hướng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tiếp tục sôi động, ngàycàng có thêm các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mởrộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư ra nước ngoài nhằmphát huy hiệu quả của hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế (mở rộng thịtrường tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí vận tải v.v ) Đặc biệt,đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã chuyển từ những dự án quy mô nhỏ đầu tư vào các

Trang 25

ngành nghề đơn giản (mở nhà hàng ăn uống, kinh doanh sản phẩm chè, cà phê ViệtNam) sang các dự án quy mô lớn đầu tư vào các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, côngnghệ cao, vốn lớn (thăm dò khai táhc dầu khí, sản xuất điện năng.v.v.) Từ năm

2006, tổng vốn ĐTRNN đăng ký của các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt ngưỡng 1

tỷ USD Tuy số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Namđầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn nhỏ so với con số vốn thu hút ĐTNN vào ViệtNam (trên 83 tỷ USD), nhưng đã chứng minh sự trưởng thành từng bước của cácdoanh nghiệp Việt Nam về năng lực tài chính, trình độ công nghệ-kỹ thuật và kinhnghiệm quản lý, đầu tư Nhìn chung, các dự án đầu tư ra nước ngoài đã bước đầutriển khai có hiệu quả, nhiều dự án hoạt động có hiệu quả đã tăng vốn đầu tư, mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư

- Về chủ trương, chính phủ các nước đều ban hành chính sách khuyến khích,kêu gọi đầu tư nước ngoài Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nềnkinh tế (ví dụ LB Nga) rất đơn giản

- Tuỳ điều kiện tự nhiên và thực tế của mỗi nước tiếp nhận đầu tư có tiềmnăng về những nội dung mà Việt Nam còn thiếu hụt Ví dụ: Lào có nhiều tiềm năng

để các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực như: thủyđiện, thăm dò- khai thác- chế biến khoáng sản, trồng cây công nghiệp, chế biếnnông- lâm sản

- Quan hệ giữa Việt Nam với một số nền kinh tế (Lào, LB Nga,Campuchia.v.v) là những quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt nên nhận được sựủng hộ của Chính phủ hai bên đối với quan hệ hợp tác đầu tư giữa doanh nghiệp haiphía

1.2 Những kết quả đạt được

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hoạt động đầu tư mới, có không ít rủi ro,song nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc vươn ra thị trườngquốc tế và không ít doanh nghiệp đã gặt hái được thành công, tạo vị thế của mìnhtại thị trường ngoài nước

Ngày đăng: 25/04/2013, 14:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của VN giai đoạn 1989-2007 - Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
1. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của VN giai đoạn 1989-2007 (Trang 16)
Bảng 1: Đầu tư ra nước ngoài phân theo năm ( Tính tới ngày 31/12/2007- chỉ tính các dự án còn hiệu lực ) - Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Bảng 1 Đầu tư ra nước ngoài phân theo năm ( Tính tới ngày 31/12/2007- chỉ tính các dự án còn hiệu lực ) (Trang 16)
2. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của VN phân theo ngành - Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
2. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của VN phân theo ngành (Trang 18)
Bảng 2: Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành (Tính tới ngày 31/12/2007-chỉ tính các dự án còn hiệu lực) - Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Bảng 2 Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành (Tính tới ngày 31/12/2007-chỉ tính các dự án còn hiệu lực) (Trang 18)
3. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của VN phân theo đối tác - Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
3. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của VN phân theo đối tác (Trang 19)
Bảng 3: Đầu tư nước ngoài phân theo đối tác (Tính tới ngày 31/12/2007- chỉ tính các dự án còn hiệu lực) - Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Bảng 3 Đầu tư nước ngoài phân theo đối tác (Tính tới ngày 31/12/2007- chỉ tính các dự án còn hiệu lực) (Trang 19)
Bảng 4: Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký - Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Bảng 4 Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký (Trang 30)
Bảng 4: Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký - Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Bảng 4 Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w