Những hạn chế, nguyên nhân cơ bản

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (Trang 30)

III. Đánh giá tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt

2. Những hạn chế, nguyên nhân cơ bản

2.1. Những hạn chế trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

- Số lượng dự án và quy mô đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhỏ.

Tính đến năm 2007, với 265 dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài mà tổng số vốn đầu tư chỉ khoảng 2006 triệu USD, có nghĩa là trung bình quy mô của mỗi dự án chỉ đạt khoảng 7,6 triệu USD/dự án. Trong khi đó, tính đến cuối năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã có hơn 9500 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD, quy mô vốn đầu tư đạt 10,3 triệu USD/dự án.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến giữa năm 2008, Việt Nam chỉ có 317 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD. Nếu so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ( hơn 130 tỷ USD ) thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam còn rất nhỏ bé, chỉ bẳng 2% tổng vốn đăng ký của các dự án FDI vào Việt Nam.

Điều này phản ánh một thực tế: năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế, dẫn đến sức cạnh tranh trong đầu tư của doanh nghiệp thấp. Quy mô nhỏ sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép của nhà đầu tư nước ngoài khác với tiềm lực tài chính mạnh hơn rất nhiều. Bởi sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra lúc này không những phải cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại của nước nhận đầu tư mà còn phải cạnh tranh cả với sản phẩm của những nhà đầu tư lớn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn cùng tham gia đầu tư tại nước đó.

Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký thấp

Bảng 4: Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký

STT Năm Số dự án TVĐT ĐT thực hiện Tỷ lệ

1 1989 1 563380 - -

2 1990 1 - - -

3 1991 3 4000000 2000000 50.00%

5 1993 5 690831 - - 6 1994 3 1306811 - - 7 1998 2 1850000 1500000 81.08% 8 1999 10 12337793 138752 1.12% 9 2000 15 7165370 1231142 17.18% 10 2001 13 7696452 2622000 34.07% 11 2002 15 191459576 37618572 19.65% 12 2003 24 62390970 8743252 14.01% 13 2004 17 12463114 4761752 38.21% 14 2005 37 437905179 4853946 1.11% 15 2006 36 349106156 - - 16 2007 80 911819885 110000 0.01% Tổng số 265 2006037568 64879416 3.23%

Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký thấp. Cao nhất là năm 1998, tỷ lệ này là 81,08%. Những năm còn lại tỷ lệ này dưới 50%, thậm chí năm 2005, tỷ lệ này chỉ có1,11%. Bình quân tỷ lệ này chỉ đạt 3,23%.

Điều này có thể do các doanh nghiệp Việt Nam mới đăng ký đầu tư, đang ở giai đoạn đầu triển khai dự án chưa cần nhiều vốn đầu tư nên chưa thể giải ngân. Cũng có những dự án vì thủ tục hành chính cồng kềnh, chậm chạp đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, như dự án: Petro Vietnam cùng một công ty của Malaysia và một công ty của Indonesia đã ký xong thoả thuận thăm dò, khai thác dầu khí tại Indonesia. Theo hợp đồng, các bên tham gia phải trả tiền để thực hiện dự án. Đến nay, mới chỉ có Malaysia đóng góp còn Petro Vietnam chưa thể đóng góp vì chưa có giấy chứng nhận đầu tư nên không thể chuyển được tiền. Trong khi đặc thù của ngành dầu khí là phải quyết định nhanh, khi đã có hợp đồng, phải thực hiện cam kết ngay. Nhưng theo ông Đỗ Văn Hậu, Phó tổng giám đốc Petro Vietnam: “ Từ khi ký hợp đồng xong cho đến khi hoàn tất thủ tục để được nhận giấy chứng nhận đầu tư phải cần đến 5-7 tháng”.

Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu và trên thực tế nhiều dự án gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư. Một số

nhà đầu tư Việt Nam khi vươn ra bên ngoài có thể đã lực chọn lĩnh vực kinh doanh chưa phù hợp, khi triển khai thấy chưa thể có lợi nhuận nên đã chần chừ, lưỡng lự. Ngoài ra, còn có nguyên nhân chủ quan từ các nước sở tại, như dự án về dầu khí ở Irắc có tổng vốn đăng ký gần 100 triệu USD nhưng rất khó triển khai vì tình hình bất ổn và chiến tranh ở nước này thời gian qua.

Thực tế này sẽ tác động rất lớn đến việc đánh giá, nhìn nhận của những nước nhận đầu tư về uy tín, khả năng của nhà đầu tư Việt Nam. Chính vì thế, tăng tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng ký luôn được chính phủ các nước nhận đầu tư quan tâm. Vì vậy, các nhà đầu tư cần phấn đấu thực hiện đầu tư theo đúng số vốn đã cam kết. Điều này sẽ góp phần làm tăng sự tin cậy của các nước nhận đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam.

- Kết quả kinh doanh chưa cao.

Hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đều là những dự án mới được thực hiện, đang trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư nên cần nguồn vốn lớn để xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác thị trường chưa thực sự được tiến hành. Cũng vì thế số vốn thu hồi từ hoạt động đầu tư còn hạn chế, lợi nhuận chuyển về nước chưa nhiều và chỉ bù đắp phần nào vốn đầu tư bỏ ra.

Bên cạnh đó, báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa chặt chẽ, chưa đầy đủ. Công tác quản lý các dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do không có các số liệu thồng kê đầy đủ và các phân tích cần thiết.

Số vốn đầu tư thực hiện so với số vốn đăng ký quá thấp. Điều này cho thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vẫn chưa cao.

2.2. Nguyên nhân

2.2.1. Đối với trong nước

- Chính phủ chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang các nước, đặc biệt tại Lào, Campuchia, LB Nga.

- Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vấp phải nhiều khó khăn do những thủ tục quản lý từ phía cơ quan Nhà nước vẫn còn nhiêu khê.

Thứ nhất, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài chưa được phân cấp, còn tập trung ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các doanh nghiệp ở địa phương muốn đầu tư ra nước ngoài đều phải đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin phép.

Doanh nghiệp muốn hoàn thiện thủ tục để có được giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải qua 11 đầu mối các cơ quan quản lý trong nước.

Thứ hai, các doanh nghiệp trong nước muốn có giấy phép đầu tư ra nước ngoài phải có văn bản cho phép hoặc thoả thuận với bên nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều quốc gia lại có quy định chỉ được phép đầu tư vào quốc gia đó khi đã được sự cho phép của quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư mang quốc tịch. Sự trái nhau về những quy định cấp phép đầu tư này sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp muốn đem vốn ra nước ngoài kinh doanh.

Thứ ba là vấn đề chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện đầu tư. Theo thông tư số 01/2001/TT- NHNN ngày 19/1/2001 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp phải mở một tài khoản tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp phải được thực hiện thông qua tài khoản này.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải làm thủ tục đăng ký với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại địa phương mình có trụ sở chính về việc mở tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài.

Như vậy, cùng một việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp phải hai lần đăng ký mở tài khoản, với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và với ngân hàng thương mại khác hoạt động tại Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng nguồn ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình mở tại ngân hàng được phép

để chuyển ra nước ngoài góp vốn đầu tư trên cơ sở quy định tại giấy phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền cấp.

* Về quản lý nhà nước:

- Công tác quản lý các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, trong khi chế tài chưa quy định rõ và thực hiện nghiêm túc.

- Thiếu thông tin về chính sách đầu tư của một số địa bàn nên khó khăn cho công tác xúc tiến đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

- Chưa thường xuyên tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

- Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Ở một số dự án đầu tư ra nước ngoài thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho dự án vẫn còn kéo dài so với thời hạn theo luật định, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án ở nước ngoài. Điều này cho thấy ở một số bộ phận, một số cá nhân chưa thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm trong xử lý công việc.

* Về doanh nghiệp nước ta:

- Tiềm lực của doanh nghiệp Việt Nam về vốn, công nghệ chưa phải là mạnh; kinh nghiệm quản lý còn hạn chế nên khả năng cạnh tranh thua kém một số nước khác (Trung Quốc, Thái Lan) tại nước tiếp nhận đầu tư.

- Số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhỏ, do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế.

- Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động riêng lẻ, manh mún tại các nước, thậm chí còn cạnh tranh với nhau, không có cơ chế liên kết để tăng tiếng nói đối với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Một vài doanh nghiệp vi phạm pháp luật của nước sở tại, dẫn tới làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam.

- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam không cập nhật các chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, không thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung hoạt động ở nước ngoài, hình thức đầu tư ở nước ngoài, quy mô đầu tư ra nước ngoài.

2.2.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư

- Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Tại một số nền kinh tế có sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà nước (ví dụ: chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của Lào được áp dụng trên toàn quốc nhưng địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập).

- Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế cũng như các thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư (đất đai, phê duyệt thiết kế.v.v.) khá phức tạp, kéo dài thời gian, tốn kém về chi phí cho doanh nghiệp, thủ tục thông quan phức tạp (ví dụ tại LB Nga, Lào).

- Lực lượng lao động tại chỗ rất hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, tính kỷ luật và tính chuyên cần không cao, rất khó đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng (ví dụ tại Lào).

- Sự khác biệt về ngôn ngữ cũng là một trong những cản trở hoạt động đầu tư sang nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

Chương 3:Giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

I. Cơ hội và thách thức đối với VN trong hoạt động ĐT ra nước ngoài 1. Cơ hội

1.1.Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lựa chọn địa điểm đầu tư thích hợp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Trong bối cảnh xu hướng tự do hoá đầu tư đang diễn ra mạnh mè như hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực thi các biện pháp khuyến khích nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Điều đó tạo cơ hội cho phép các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng vịêc đầu tư vào những nơi có khả năng đem lại tỷ suất lợi nhuận cao.

1.2. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các sản phẩm của Việt Nam bước đầu nhận được sự đánh giá khá cao của người tiêu dùng nước ngoài. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, cộng với việc các quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển thường sử dụng những biện pháp thương mại tinh vi như: các định mức, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật…thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã trở thành hoạt động kinh tế hữu ích giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ.

1.3. Doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện khai thác thị trường tiêu thụ ởnước ngoài, từ đó phát huy lợi thế so sánh của mình. nước ngoài, từ đó phát huy lợi thế so sánh của mình.

Mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuất nhất định và nguồn lực này là hữu hạn. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản để các doanh nghiệp của quốc gia này tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc gia khác nhằm khai thác được những nguồn lực của nước đó để phát triển. Trong quá trình khai thác, các doanh nghiệp có cơ hội phát huy thế mạnh của mình.

1.4. Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các thịtrường quốc tế về vốn, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ, từ đó có điều trường quốc tế về vốn, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ, từ đó có điều kiện tiếp thu công nghệ mới hiện đại hơn, có điều kiện đổi mới có cấu sản xuất của doanh nghiệp.

1.5. Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lýtiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về tiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về luật pháp và ý thực chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh công bằng trên trường quốc tế và cả ở trong nước.

2. Thách thức

2.1. Tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu.

Số lượng dự án và quy mô đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhỏ. Tiềm lực tài chính yếu là nguyên nhân chính làm lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, khiến khả năng cạnh tranh của các dự án này thấp hơn so với các doanh nghiệp bản địa cũng như với các

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w