Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (Trang 43 - 51)

III. Giải pháp thúc đầy đầu tư ra nước ngoài

4.Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc, nhưng năng lực cạnh tranh còn thấp do quy mô nhỏ, vốn ít, hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm tạo ra chưa cao. Để các doanh nghiệp có thể đầu tư ra nước ngoài, Nhà nước cần đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Ngoài các giải pháp trên, Nhà nước cũng cần đưa ra một số giải pháp khác như: - Hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp theo hướng thống nhất, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Bãi bỏ dần các giấy phép không cần thiết, tránh thủ tục cồng kềnh.

- Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp:

+ Xử lý dứt điểm khoản nợ quá hạn thông qua việc thành lập công ty khai thác tài sản thế chấp để mua lại tài sản khê đọng, nợ chờ xử lý, tài sản thế chấp của các ngân hàng thương mại để bán lại, thu hồi nợ.

+ Thúc đầy sự phát triển của thị trường vốn để tăng huy động và luân chuyển vốn trên thị trường.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng bằng cách giữ lãi suất ổn định ở mức hợp lý, đơn giản thủ tục vay vốn, đa dạng hoá các hình thức vay vốn như bảo lãnh tín dụng, thuê mua tài chính.

+ Thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các khoản vay từ các tổ chức tín dụng

+ Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh: có chính sách ưu đãi, khen thưởng kịp thời để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh; mở rộng mạng lưới dịch vụ tư vấn khoa học công nghệ, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, hình thành mạng lưới dự báo giúp các doanh nghiệp lựa chọn được công nghệ, xây dựng được mạng lưới kinh doanh và phát triển thị trường phù hợp…

+ Tiếp tục loại bỏ những trở ngại về luật pháp và chính sách đối với việc chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam: đơn giản hoá các thủ tục và giảm bớt các phí tổn đối với thị thực nhập cảnh áp dụng cho cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học và người điều hành kinh doanh nước ngoài.

Kết luận

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một xu hướng tất yếu, khách quan của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một hoạt động đầu tư mới, không ít rủi ro, song nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự quan tâm đến việc vươn ra thị trường quốc tế và không ít doanh nghiệp đã gặt hái được nhiều thành công, tạo vị thế của mình tại thị trường nước ngoài.

Tính đến năm 2007, Việt Nam đã đầu tư vào 37 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với 265 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2 tỷ USD. Qua từng giai đoạn số lượng dự án đầu tư ra nước ngoài cũng như quy mô vốn đầu tư đã tăng dần. Tuy nhiên, những con số này vẫn còn khá khiêm tốn. So với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ( hơn 98 tỷ ) thì đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn rất nhỏ bé, chỉ bằng 2,04 % tổng vốn đăng ký của các dự án FDI vào Việt Nam.

Nguyên nhân chính là do chính phủ Việt Nam chưa có chính sách hay cơ chế đặc thù để hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, thủ tục đầu tư vẫn còn cồng kềnh, công tác quản lý dự án đầu tư ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, thông tin về chính sách đầu tư ở một số địa bàn còn thiếu, tiềm lực của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn yếu…

Điều này đỏi hỏi nhà nước cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp nhằm thúc đầy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài: xây dựng các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để thúc đầy các hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đơn giản các thủ tục đầu tư một cách hợp lý, tăng cường công tác thu thập, cung cấp thông tin về các chính sách, luật pháp liên quan đến đầu tư, chính sách thu hút đầu tư… cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư ra nước ngoài…

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang góp phần khẳng định trí và lực của con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Thông qua việc đầu tư vốn ra nước ngoài, Việt Nam đã thể hiện sức mạnh của mình không những về kinh tế mà cả về chính trị, tạo những mối quan hệ khăng khít hơn với các nước tiếp nhận đầu tư, từ đó nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Bạch Nguyệt, Lập dự án đầu tư, NXB Thống Kê, 2005.

2. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương, Kinh tế đầu tư, NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân, 2007.

3. Đinh Đào Ánh Thuỷ, Bài giảng Đầu tư nước ngoài và Chuyển giao công nghệ, 2008.

4. Đinh Trọng Thịnh, Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, NXB Tài Chính, 2006.

5. Luật Đầu tư năm 2005.

6. Nghị định số 108/2006/ NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2005.

7. Nghi định 78/2006/ NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

8. www.mpi.gov.vn 9. Fia.mpi.gov.vn 10. www.gso.gov.vn 11. www.mofa.gov.vn 12. www.hapi.gov.vn 13. www.google.com.vn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài...3

I. Một số vấn đề lý luận chung về Đầu tư và đầu tư phát triển...3

1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển...3

1.1. Khái niệm về đầu tư...3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2. Khái niệm về đầu tư phát triển...3

2. Đặc điểm của đầu tư phát triển...4

2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn...4

2.2. Thời kỳ đầu tư kéo dài...4

2.3. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài...5

2.4. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ngày tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng...5

2.5 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao...5

3. Phân loại đầu tư phát triển theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư...6

3.1. Đầu tư gián tiếp: Người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành, quản lý quá trình thực hiện, vận hành các kết quả đầu tư...6

3.2. Đầu tư trực tiếp: Người bỏ vốn trực tiếp tham gia điều hành, quản lý quá trình thực hiện, vận hành các kết quả đầu tư...6

II. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ...6

1. Khái niệm ...6

2. Các hình thức FDI...7

2.1. Phân theo bản chất đầu tư...7

2.2. Phân theo tỷ lệ sở hữu vốn...7

2.4. Phân theo động cơ của nhà đầu tư...9

3. Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư...10

4. Nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài...13

4.1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước...13

4.2. Chu kỳ sản phẩm...14

4.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia...14

4.4. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại...14

4.5. Khai thác chuyên gia và công nghệ...15

4.6. Tiếp cận nguồn tài nguyên...15

Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam...16

I. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam...16

1. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của VN giai đoạn 1989-200716 2. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của VN phân theo ngành...18

3. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của VN phân theo đối tác...19

4. Tình hình thực hiện dự án...22

III. Đánh giá tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam...24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Thuận lợi và những kết quả đạt được...24

1.1.Thuận lợi...24

1.2. Những kết quả đạt được...25

2. Những hạn chế, nguyên nhân cơ bản...30

2.1. Những hạn chế trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài...30

2.2. Nguyên nhân ...32

Chương 3:Giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. .36 I. Cơ hội và thách thức đối với VN trong hoạt động ĐT ra nước ngoài...36

1. Cơ hội...36

1.1.Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lựa chọn địa điểm đầu tư thích hợp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn...36

1.2. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.. . .36

1.3. Doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện khai thác thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, từ đó phát huy lợi thế so sánh của mình...36

1.4. Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các thị trường quốc tế về vốn, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ, từ đó có điều kiện tiếp thu công nghệ mới hiện đại hơn, có điều kiện đổi mới có cấu sản xuất của doanh nghiệp...37

1.5. Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về luật pháp và ý thực chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh công bằng trên trường quốc tế và cả ở trong nước...37

2. Thách thức...37

2.1. Tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu...37

2.2. Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài 37 2.3. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn thấp, khiến khả năng đầu tư ra nước ngoài chưa cao...38

II. Triển vọng tư ra nước ngoài...38

1. Bối cảnh...38

2. Triển vọng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp 3. Việt Nam trong thời gian tới...39

III. Giải pháp thúc đầy đầu tư ra nước ngoài...39

1. Về công tác quản lý...40

2. Về cung cấp thông tin...41

2.1. Cơ quan quản lý nhà nước mà Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thu thập thông tin để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư ra nước ngoài về:...41

2.2. Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nền kinh tế cung cấp cho các doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động đầu tư tại nước sở tại cũng

như cơ quan quản lý nhà nước liên quan các loại thông tin sau: ...41

3. Chính sách hỗ trợ ưu đãi của nhà nước...41

3.1. Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư:...41

3.2. Chính sách ưu đãi về thuế:...42

3.3. Về thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương:. ....42

3.4. Về đào tạo lao động: ...42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...43

Kết luận...45

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (Trang 43 - 51)