ƯỚC LƯỢNG NGÂN LƯUNgân lưu hay dòng tiền tệ là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu dòng tiền vào và thực chi dòng tiền ra của d
Trang 1XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGÂN LƯU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGÂN LƯU
& LẬP BÁO CÁO NGÂN LƯU
Trang 2ƯỚC LƯỢNG NGÂN LƯU
Ngân lưu hay dòng tiền tệ là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu (dòng tiền vào) và thực chi (dòng tiền ra)
của dự án tính theo từng năm
Qui ước ghi nhận dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án
đều được xác định ở thời điểm cuối năm
Trong phân tích tài chính dự án, chúng ta sử dụng ngân lưu chứ không sử dụng lợi nhuận như là cơ sở để đánh giá dự
án Vì sao cơ sở dùng để đánh giá dự án không phải là lợi nhuận
mà lại là ngân lưu?
Lợi nhuận không phản ánh chính xác thời điểm thu và chi tiền của dự án, vì vậy không phản ánh một cách chính xác tổng lợi
Trang 3Nghiên cứu bảng kết quả kinh doanh và bảng ngân lưu của một khoản đầu tư 900 triệu, tạo ra doanh thu 1.000 triệu trong 3 năm, chi phí bằng tiền mỗi năm 500 triệu, khấu hao đều trong 3 năm Thuế suất thu nhập công ty là 30% và suất chiết khấu thực là 8%.
I Kết quả kinh doanh
Trang 5BÁO CÁO NGÂN LƯU CỦA
MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Không có một nguyên tắc hay quy định nào ấn định hình thức (form) của một báo cáo ngân lưu của một dự án.
Nhưng về tổng thể, báo cáo ngân lưu thường thể hiện
Dòng ngân lưu vào (Inflows) và Dòng ngân lưu ra
(Outflows), sau đó là Dòng ngân lưu ròng (NCF: Net cash flows)
Ngân lưu ròng = Ngân lưu vào – Ngân lưu ra
Các chỉ tiêu đánh giá dự án sẽ được dựa vào Dòng ngân
Trang 6Lập báo cáo ngân lưu cho dự án đơn giản
Dữ liệu
Khối lượng sản phẩm hằng năm: 100
Giá bán: 50 USD/ sản phẩm; Giả định không bán chịu
Giá vốn hàng bán: 30 USD/ sản phẩm; Giả định không có hàng tồn kho; Không mua chịu
Chi phí kinh doanh: 10% doanh thu
Vòng đời sản phẩm và cũng là vòng đời dự án: 5 năm, dự án bắt đầu cho sản phẩm từ năm thứ 2.
Chi phí đầu tư: 2000 USD (chia 2 lần trong 2 năm)
Giá trị thanh lý dự kiến: 70
Trang 7Lập báo cáo ngân lưu cho dự án đơn giản
Vốn đầu tư (chia làm 2 lần đều nhau) 2000 Giá trị thanh lý 70
Dòng ngân lưu vào: - - 5000 5000 5000 5070
Dòng ngân lưu ra: 1000 1000 3500 3500 3500 3500
Trang 8PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO NGÂN LƯU DỰ ÁN
Báo cáo ngân lưu dự án cũng giống như báo cáo
ngân lưu công ty, có thể lập theo 2 phương pháp: trực tiếp & gián tiếp.
Tuy nhiên, để đơn giản và vì mục tiêu là tìm dòng ngân lưu ròng (NCF: Net Cash Flows) nên người ta thường lập theo phương pháp trực tiếp
Nghĩa là, chỉ thể hiện những khoản thực thu và thực chi
Trang 9PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO NGÂN LƯU DỰ ÁN
Trừ các trường hợp đặc biệt phải xử lý:
Đưa vào chi phí cơ hội (opportunity cost)
Những chi phí không thực thu, thực chi, chưa hề xảy ra và sẽ không xảy
ra trên sổ sách kế toán của dự án nhưng phải đưa vào dòng ngân lưu để phản ảnh chính xác hiệu quả dự án
Loại bỏ chi phí chìm (sunk cost)
Những chi phí đã xảy ra trong quá khứ nhưng không là cơ sở xem xét để
ra quyết định trong hiện tại Chi phí chìm ví như “ sữa đã đổ xuống đất
Trang 10CÁC QUY ƯỚC TRONG BÁO CÁO NGÂN LƯU DỰ ÁN
Dòng ngân lưu xảy ra vào cuối năm :
Mặc dù dòng tiền vào, dòng tiền ra sẽ trải rộng vào bất cứ thời gian nào trong năm,
nhưng để tiện tính toán báo cáo ngân lưu dự án quy ước tất cả thành dòng ngân lưu cuối năm.
Về nguyên tắc có thể làm khác đi nghĩa là có thể quy tất cả thành dòng ngân lưu đầu năm Thậm chí có thể quy thành dòng ngân lưu nửa năm , v.v…
Tuy nhiên, dù là cách nào thì cũng cần thống nhất một quy ước chung xuyên
suốt cho ngân lưu dự án.
Sự đồng nhất cùng một quy ước sẽ không gây ra sự sai lệch lớn trong giá trị các
Trang 11Dòng ngân lưu cuối năm 0:
Do dòng tiền quy ước của dự án là dòng tiền cuối năm nên trường hợp dòng tiền xảy ra vào đầu năm thứ nhất sẽ được ký hiệu cuối năm không (năm 0)
Lưu ý rằng, trong các công thức tính giá trị tiền tệ theo thời
gian dấu mũ (n) là để chỉ khoảng cách thời gian chứ không
phải là số thứ tự năm dự án.
Ký hiệu cuối năm 0 một lần nữa tạo ra thuận lợi: dấu mũ
trong công thức cũng chính là thứ tự các năm dự án.
CÁC QUY ƯỚC TRONG
Trang 12Đầu kỳ khác với Cuối kỳ
Trang 13 Năm thanh lý:
Dự án thường dành hẵn một năm để thanh lý sau khi dự án kết thúc Ví dụ vòng đời hoạt động của dự án có
doanh thu đến năm thứ 10, năm thanh lý nên là năm thứ 11.
CÁC QUY ƯỚC TRONG
Trang 14VÒNG ĐỜI DỰ ÁN
Căn cứ vào đâu để xác định vòng đời dự án?
Vòng đời dự án gắn liền với vòng đời sản phẩm
dự án, theo dự kiến hoặc theo một hợp đồng nhất định
Vòng đời dự án gắn liền với thời gian hoạt
động dự án, theo dự kiến hoặc theo một hợp
đồng ràng buộc
Trang 15 Vòng đời dự án không thể tính theo vòng đời hữu dụng của tài sản cố định: nhà xưởng, máy móc thiết bị?
Hầu hết các dự án đều có sự khác biệt giữa thời gian hoạt động của dự án và vòng đời hữu dụng của tài sản cố định
Giá trị còn lại của tài sản sẽ trở thành giá trị thanh lý dự
kiến (dòng thu của dự án)
Vòng đời dự án không thể tính theo vòng đời hữu dụng của tài sản cố định: nhà xưởng, máy móc thiết bị?
Một dự án khai thác mỏ có hợp đồng thuê của chính phủ trong
30 năm Dự án sử dụng tài sản thiết bị có vòng đời hữu dụng dự kiến 50 năm.
Trang 16 Vòng đời dự án không thể tính theo thời gian thuê đất?
Một hợp đồng thuê đất trong khu công nghiệp có thời hạn là
50 năm, trong khi dự án sản xuất sản phẩm A có vòng đời sản phẩm dự kiến là 20 năm
Vòng đời dự án sẽ là gì?
Tất nhiên, quyền sử dụng đất vẫn còn và có thể tiếp tục thực hiện một dự án sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm A* hoặc sản phẩm B Nhưng đó lại là một dự án khác, không thuộc dự án sản xuất sản phẩm A
Trang 17XỬ LÝ CÁC BIẾN SỐ NGÂN LƯU
Trang 18Ảnh hưởng của khấu hao dến ngân lưu
dự án?
Khấu hao không phải là chi phí bằng tiền mặt nó
chỉ là một hình thức bút toán của kế toán mà thôi, vì vậy nó không ảnh hưởng trực tiếp đến ngân lưu dự án Khấu hao không phải là một hạng mục ngân lưu Khấu hao chỉ ảnh hưởng đến ngân lưu dự án một cách gián tiếp thông qua thuế và giá trị thanh lý đối với tài sản
cố định
Trang 19 Khấu hao là chi phí không bằng tiền mặt (non-cash),
nó không xuất hiện trong báo cáo ngân lưu theo
phương pháp trực tiếp
Chi phí khấu hao có mặt trong thẩm định dự án tối
thiểu vì 3 nhiệm vụ:
1 Để tính giá trị còn lại trong lịch khấu hao tài sản và dự
kiến giá trị thanh lý trong dòng thu cuối đời dự án.
2 Để hạch toán tính thuế trong Báo cáo thu nhập.
3 Để lập báo cáo ngân lưu theo phương pháp gián tiếp
nếu cần.
Trang 20Đối với thuế:
Do khấu hao là một yếu tố chi phí nên nó ảnh
hưởng đến lợi nhuận trước thuế và làm thay đổi số thuế thu nhập mà dự án phải nộp Khi mức khấu hao cao lợi nhuận trước thuế giảm, số tiền chi nộp thuế giảm, từ đó làm ngân lưu dự án tăng lên và ngược lại Tác động gián tiếp của khấu hao đến ngân lưu dự án còn được gọi là lá chắn thuế của khấu hao ( Tax shied of depreciation).
Trang 21Đối với giá trị thanh lý tài sản:
thường dựa vào phần giá trị máy móc thiết bị chưa khấu hao hết hoặc dựa vào giá thị trường (giá thực tế) của tài sản ở thời điểm thanh lý
Trang 22 Dự kiến giá trị thanh lý
Đối với tài sản là nhà xưởng, máy móc, thiết bị
Đơn giản nhất là bằng với giá trị còn lại có tính đến yếu tố lạm phát, nếu không có các dự báo tin cậy khác
Đối với đất đai
Đất đai là tài sản không tính khấu hao Giá trị thanh lý của đất không bao gồm yếu tố
tăng giá đất trên thị trường (nếu không sẽ bóp méo kết quả dự án).
Tốt nhất là bằng với giá trị ban đầu có tính đến yếu tố lạm phát
Trang 23Giá trị thanh lý
Đối với tài sản là nhà xưởng, máy móc, thiết bị
Tốt nhất là bằng với giá trị còn lại có tính đến yếu tố lạm phát
Ví dụ: Tài sản mua ở năm 0, nguyên giá 500, khấu hao tích lũy là 400
Giá trị còn lại (sổ sách) là 100 Tài sản được thanh lý vào năm thứ 5, tốc độ lạm phát hằng năm: 10% Giá trị thanh lý dự kiến:
100 (1+10%)^5 = 100 (1,61) = 161
Trang 24Giá trị thanh lý
Đối với tài sản là nhà xưởng, máy móc, thiết bị
Nếu tài sản được mua vào năm khác với năm 0, phải khử lạm phát năm mua.
Ví dụ: Tài sản mua ở năm 2, nguyên giá 300, khấu hao tích lũy là 200 Giá trị còn lại (sổ
sách) là 100 Tài sản được thanh lý vào năm thứ 5, tốc độ lạm phát hằng năm: 10% Giá trị thanh lý dự kiến:
100/(1+10%)^2 = 100/ 1,21 = 82,64 (khử lạm phát năm mua)
82,64 (1+10%)^5 = 82,64 (1,61) = 133
Trang 25Xác định giá trị còn lại năm cuối cùng khi kết
thúc dự án
Giá trị còn lại này bao gồm: tài sản chưa khấu hao hết, đất đai thu hồi và giá trị thanh lý vốn lưu động
Trang 26- Chi phí về đất đai của dự án có thể là chi phí cơ hội hoặc giá trị thuê đất hàng năm hoặc chi phí vốn cho dự án suốt thời gian sử dụng đất.
Trang 27Chi đầu tư đất đai
Chi theo đầu tư thực tế
Chi đầu tư tài sản
Căn cứ vào lịch đầu tư (xem bảng tính Excel)
Trang 28 Đất thuê:
Báo cáo ngân lưu thể hiện dòng chi trả tiền thuê đất
Đất cấp với mục đích duy nhất:
Không thể hiện trong báo cáo ngân lưu Nếu có, sẽ ghi dòng thu (trợ cấp) và dòng chi (mua đất) một số tiền bằng nhau
Đất cấp tùy nghi sử dụng:
Tính chi phí cơ hội sử dụng đất ở dòng chi
Trang 29 Không được tính yếu tố tăng giá đất như một
khoản thu trong báo cáo ngân lưu dự án
Nếu có thì yếu tố đó thuộc dự án khác, dự án đầu
cơ đất đai.
Trang 30Chi phí cơ hội:
•là những khoản thu nhập mà công ty phải mất đi do
sử dụng nguồn lực của công ty vào dự án Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn được tính vào ngân lưu vì đó là một khoản thu nhập mà công ty phải mất đi khi thực hiện dự án.
Trang 31
Chi phí chìm (sunk cost):
là những chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án Vì vậy dù dự án có được thực hiện hay không thì chi phí này cũng đã xảy ra rồi.Ví dụ như các chi phí điều tra thăm dò thực tế để làm cơ
sở đưa ra dự án, chi phí quản lý doanh nghiệp phân
bổ cho dự án Do đó, chi phí chìm không được tính vào ngân lưu dự án.
Trang 32Chi phí lịch sử:
là chi phí cho những tài sản sẵn có của công ty, được
sử dụng cho dự án Chi phí này có được tính vào ngân lưu của dự án hay không là tùy theo chi phí cơ hội của tài sản, nếu chi phí cơ hội của tài sản bằng không hoặc được xem là chi phí chìm thì không tính, nhưng nếu tài sản có chi phí cơ hội thì sẽ được tính vào ngân lưu
dự án như trường hợp chi phí cơ hội Các chi phí này
Trang 33Vốn lưu động:
Vốn lưu động là nhu cầu vốn dự án cần phải chi để tài trợ cho nhu cầu tồn quỹ tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho sau khi trừ đi các khoản bù đắp từ các khoản phải trả.
Nhu cầu vốn lưu động = Tồn quỹ tiền mặt + Khoản phải thu + Tồn kho – Khoản phải trả
Nhu cầu VLĐ = Tiền mặt + Khoản phải thu
+ Tồn kho – Khoản phải trả
Trang 34Tồn quỹ tiền mặt:
là lượng tiền mặt tồn quỹ cần thiết để thực hiện các giao dịch cho các hoạt động hàng ngày của dự án Khi nhu cầu tồn quỹ tiền mặt tăng sẽ làm tăng ngân lưu ra của dự án, ngược lại khi nhu cầu tồn quỹ tiền mặt giảm sẽ làm tăng ngân lưu vào của dự án Khi dự án kết thúc tồn quỹ tiền mặt không cần nữa ( CB = 0) lúc đó dự án sẽ có một
khoản thu từ số tiền mặt tồn quỹ này Như vậy số dư tiền
mặt không phải là một hạng mục ngân lưu, chỉ khoản
Trang 35Ví dụ : Một dự án có nhu cầu tồn quỹ tiền mặt hàng năm bằng 10% chi phí hoạt động, giả sử chi phí hoạt động của năm thứ nhất là 1.600, năm 2 là 1.800, năm 3 là 2.100 ta có nhu cầu tồn quỹ tiền mặt năm 1
là 160, năm 2 là 180 tăng thêm 20 so với năm 1 và năm 3 là 210 tăng thêm 30 so với năm 2 Nếu dự án thanh lý trong năm thứ 4 lúc này tồn quỹ tiền mặt không cần nữa (CB = 0), dự án sẽ có một khoản thu
từ số dư tiền mặt tồn quỹ ở cuối năm thứ 4 là 210.
Phản ánh vào bảng kế hoạch ngân lưu:
Trang 36Các khoản phải thu
Trong hoạt động của doanh nghiệp, doanh thu là số tiền mà khách hàng chấp nhận trả Tuy nhiên không phải doanh thu bán hàng nào cũng được trả hết tiền, thường thì khách hàng chỉ trả một phần tiền và phần còn lại thì họ nợ Vì vậy bất cứ doanh thu bán hàng nào trong kỳ của doanh nghiệp cũng đều bao gồm doanh thu đã trả tiền và doanh thu chưa trả tiền.
Khoản thực thu bằng tiền từ doanh thu sẽ được xác định như sau:
Khoản thực thu trong kỳ = Doanh thu bán hàng trong kỳ - Khoản phải
thu cuối kỳ +Khoản phải thu đầu kỳ
= Doanh thu bán hàng - Chênh lệch của khoản phải thu cuối kỳ và
đầu kỳ (AR)
Trang 37Ví dụ : Một dự án có các khoản phải thu hàng năm bằng 20% doanh thu hàng
năm Doanh thu năm 1 là: 1.000, năm 2: 1.500, năm 3: 2.000 Các khoản phải thu năm 1: 200, năm 2: 300, năm 3: 400
Năm 1: Các khoản phải thu ( AR1): 200
Thu bằng tiền mặt năm 1: 1.000 – 200 = 800
Thu bằng tiền ít hơn doanh thu: 200
Năm 2: Các khoản phải thu ( AR2): 300
Thu bằng tiền mặt năm 2: 1.500 – (300 – 200) = 1.400
Thu bằng tiền ít hơn doanh thu: 100
Năm 3: Các khoản phải thu ( AR3): 400
Thu bằng tiền mặt năm 3: 2.000 – (400 – 300) = 1.900
Thu bằng tiền ít hơn doanh thu: 100
Năm 4: Thu hết AR3 của năm 3 do vậy có một lượng tiền vào là 400
Phản ánh vào ngân lưu:
Trang 38Các khoản phải trả:
Để hoạt động dự án cần phải mua các yếu tố đầu vào, tuy nhiên không phải khoản mua hàng nào cũng phải trả tiền ngay Khi xác định ngân lưu trong kỳ ta chỉ ghi nhận số tiền thực trả, còn khoản tiền mua hàng trong kỳ chưa trả sẽ được trừ ra khỏi ngân lưu kỳ đó, và những khoản tiền mua hàng kỳ trước còn thiếu chưa trả sẽ được cọng vào ngân lưu trong kỳ Khoản chi trong kỳ = Khoản mua trong kỳ - Khoản phải trả cuối kỳ + Khoản phải trả đầu kỳ
= Khoản mua trong kỳ - Chênh lệch của khoản phải trả
Trang 39Ví dụ: Lấy lại ví dụ trên, giả sử khoản phải trả hàng năm bằng 20% chi phí hoạt động
Khoản mua năm 1: 800
Tài khoản phải trả(AP1): 160 Thực chi năm 1: 800 – 160 = 640
Khoản mua năm 2: 1.000
Tài khoản phải trả(AP2): 200 Thực chi năm 2: 1.000 - (200-160) = 960
Khoản mua năm 3: 1.500
Tài khoản phải trả(AP3): 300 Thực chi năm 3: 1.500 - (300 – 200) = 1.400
Năm 4: Phải trả hết số tiền nợ năm 3 (AP3) là 300 nên dòng ngân lưu ra có một khoản tiền ở năm 4 là 300.
Phản ánh vào ngân lưu:
Chi phí hoạt động
Các khoản phải trả (AP)
800 160
1.000 200
1.500 300
0 0
Trang 40Thuế thu nhập công ty:
•Thuế thu nhập công ty là một dòng ngân lưu ra của dự án, được xác định dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của dự án Thuế thu nhập công ty chịu tác động bởi phương pháp tính khấu hao và chính sách vay nợ của dự án, khấu hao và lãi vay
sẽ tạo ra cho dự án một lá chắn thuế và làm giảm thuế phải nộp
Trang 41Lãi vay
Lãi vay là một khoản chi phí tài chính và nó được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của dự án Lãi vay được xác định trong lịch trả nợ căn cứ vào giá trị nợ vay, lãi suất vay và các điều kiện trả nợ sẽ thỏa thuận trong các hợp đồng vay vốn Lãi vay có đưa vào ngân lưu hay không sẽ tùy thuộc vào quan điểm xây dựng ngân lưu.Nói chung lãi vay vừa có tác động trực tiếp vừa có tác động gián tiếp đến ngân lưu thông qua thuế thu nhập Nếu dự án trả lãi vay nhiều, lợi nhuận trước thuế giảm, ngân lưu của dự án tăng lên và ngược lại Tác
Trang 42Các chi phí gián tiếp:
•Khi dự án được thực hiện có thể làm tăng chi phí gián tiếp của công ty, vì vậy chi phí gián tiếp tăng thêm này cũng phải được tính toán xác định để đưa vào dòng ngân lưu của dự án
Lưu ý trong trường hợp xem xét dự án của một công ty đang
hoạt động thì lợi ích và chi phí của dự án đều được xác định trên cơ sở lợi ích và chi phí tăng thêm trong trường hợp có dự
án so với trường hợp không có dự án