1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

CHƯƠNG 7 BIẾN đổi KHÍ hậu và KỊCH bản BIẾN đổi KHÍ hậu ở VIỆT NAM

57 633 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 2,58 MB

Nội dung

Sự có mặt của khí CO2 trongbầu khí quyển sẽ duy trì một nhiệt độ điều hòa cho sự sinh sôi phát triển sự sống nhưng quánhiều sẽ trở thành tấm áo giáp ngăn chặn bức xạ nhiệt bức xạ hồng ng

Trang 1

là hệ quả của rất nhiều yếu tố môi trường khác nhau nhưng việc đánh giá đúng mức nhữngnguy hại cho cuộc sống do Biến Đổi Khí Hậu gây ra là một việc thực sự cần thiết, cho dù đãđược thừa nhận hay chưa được thừa nhận thì con người cũng đang chứng kiến và thậm chíhứng chịu những bất thường của khí hậu, thời tiết, những hậu quả không mong muốn từ việchuỷ hoại thiên nhiên một cách quá mức như hiện nay

Các nhà khoa học, cộng đồng các dân cư, các quốc gia và các tổ chức trên thế giới khôngthể tiếp tục thờ ơ và đang tiến hành những cuộc vận động mang tính chất toàn cầu nhằm khắcphục tình trạng BĐKH

Đứng thứ 5 về khả năng dễ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đãđược Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về biến đổi khí hậu

và phát triển con người Theo đó, sinh kế của người Việt đang bị đe dọa nghiêm trọng bởinhững thay đổi toàn cầu, đòi hỏi một tầm nhìn dài hơi, một kế hoạch cụ thể và mang tínhchiến lược Vì vậy việc xây dựng một (hay vài) kịch bản về Biến Đổi Khí hậu cho nước ta làrất cần thiết nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài này

7.2 KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.

Vậy, Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi đáng kể, lâu dài các thành phần khí hậu, “khung” thời tiết từ bình thường vốn có lâu đời nay của một vùng cụ thể, sang một trạng thái thời tiết mới, đat các tiêu chí sinh thái khí hậu mới một cách khác hẳn , để rồi sau đó, dần dần đi vào ổn định mới

Trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh của chính sách môi trường, biếnđổi khí hậu thường được đề cập đến những thay đổi về khí hậu hiện đại (như sự ấm lên củatrái đất)

Trang 2

Hình 7.1: Biến đổi khí hậu theo thời gian

Biến đổi khí hậu: Nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất thay đổi từ năm

1870 cho đến năm 2100 Biến thiên nhiệt độ từ thấp (màu xanh) đến cao (màu đỏ)

(Nguồn: http://www.devon.gov.uk)

7.3NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất dẫn tới làmthu hẹp nơi cư trú của giống loài, khai thác và đánh bắt quá mức, tình trạng buôn bán tráiphép động vật, thực vật quý hiếm, sự phát triển của ngành công nghiệp làm gia tăng lượngkhí thải quá mức và vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng Các yếu tố đólàm cho khí hậu toàn cầu đang biến đổi mạnh Trong một báo cáo mới đây nhất của Ủy banliên chính phủ về Biến đổi khí hậu cho thấy, sự tích tụ khí các-bon-níc (CO2) trong bầu khíquyển của trái đất đang ở mức chưa từng có trong 650.000 năm qua CO2 là một trong các khígây hiệu ứng nhà kính, con người đã thải vào khí quyển khoảng 42 tỷ tấn/năm các loại khínhà kính Cacbon dioxit đóng vai trò 50% Hiệu ứng nhà kính, trong khi đó metan là 13%,Ozon tầng đối lưu là 7%, Nitơ là 5%, CFC là 22%, lưu nước tầng bình lưu 3%

Đường biến đổi khí hậu theo thời gian

Trang 3

(nguồn: A.V Fedorov et al Science 312, 1485, 2006).

Biến đổi nhiệt độ (màu xanh) và lượng khí CO2 trong không khí (màu đỏ) trong thờigian 400,000 năm qua dựa vào nghiên cứu băng hà ở hai địa cực Đường thẳng đứng màu đỏ(tận bên mặt) thấy sự biến đổi đột ngột khí CO2 trong hai thế kỷ vừa qua và trước 2006

Khảo sát hình trên, trong vòng 400 ngàn năm qua, đã có 5 lần biến đổi nhiệt độ và

CO2 Trong 4 lần cách đây trước 120 ngàn năm, khi CO2 tăng đến tối đa khoảng 300 ppm,cũng là lúc có nhiệt độ tối đa, trên dưới 1-2 OC so với nhiệt độ hiện tại, sau đó CO2 giảm cùnglúc với giảm nhiệt độ đến cực tiểu, khoảng 8OC thấp hơn hiện tại, và một chu kỳ như vậy kéodài khoảng 100 ngàn năm Đại dương trong quá khứ là môi trường đệm điều hoà CO2 Khinhiệt độ giảm đại dương hấp thụ CO2 và biến thành đá vôi, khí đốt, dầu hoả, và thực vật trênđất liền hấp thụ CO2 qua lục hoá và tồn trữ qua than đá và chất hữu cơ Khi nhiệt độ tăng đạidương thải hồi CO2 vào lại khí quyển Hiện tại CO2 trong khí quyển đã đột ngột vượt tới 375ppm (2006) và đang trên đà gia tăng cao hơn nữa Lý do chính của sự đột ngột này là do conngười thải CO2 qua kỹ nghệ đốt than đá và dầu hỏa trong 2 thế kỷ qua

7.4 QUAN ĐIỂM NGUYÊN NHÂN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Loại ý kiến thứ nhất được đại đa số các nhà khoa học nhất trí, đó là việc tăng hàm

lượng khí CO2 và các loại khí thải tạo hiệu ứng nhà kính Nguyên nhân này chiếm 90, thậm

Hình 7.2 Biến đổi CO 2 và Nhiệt đô không khí trong 400 000 năm gần đây

nghìn năm trở lại nay

Trang 4

chí 99% mức gia tăng của nhiệt độ bề mặt Trái đất Nhiệt độ bề mặt Trái đất có được là nhờhấp thụ nhiệt từ Mặt trời và dòng nhiệt từ bên trong lòng đất Sự có mặt của khí CO2 trongbầu khí quyển sẽ duy trì một nhiệt độ điều hòa cho sự sinh sôi phát triển sự sống nhưng quánhiều sẽ trở thành tấm áo giáp ngăn chặn bức xạ nhiệt (bức xạ hồng ngoại) từ Trái đất thoátvào vũ trụ, từ đó làm gia tăng nhiệt độ bề mặt của trái đất.

Loại ý kiến thứ hai tuy thừa nhận vấn đề gia tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính, song

cho rằng cần nhấn mạnh hơn đến chu kỳ nóng lên của Trái đất do hoạt động nội tại Hiệntượng nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện tượng tự nhiên xảy ra có tínhchu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển của Trái đất Không phải chỉ bây giờ, lịch sửTrái đất hàng triệu triệu năm đã trải qua nhiều lần nóng lên rồi lại lạnh đi kéo theo nhữngbiến động to lớn trong đời sống sinh vật trên Trái đất, làm thay đổi cả diện mạo địa hình lụcđịa và đại dương Tính từ 1,6 triệu năm đến nay đã có 5-6 chu kỳ biến động lớn Đó là cácthời kỳ băng hà kéo theo mực nước biển hạ thấp (biển lùi) và các thời kỳ gian băng (băng tan)kéo theo mực nước biển dâng cao (biển tiến) Vào các thời kỳ băng hà, nhiệt độ bề mặt Tráiđất khô lạnh Vào thời kỳ gian băng nhiệt độ bề mặt Trái đất đan xen giữa nóng ẩm và khôhạn Vào các thời kỳ đó, biên độ dao động của nước biển (dâng, hạ) lên đến hàng chục, hàngtrăm mét Mỗi chu kỳ kéo dài hàng vạn, chục vạn năm Mỗi chu kỳ như vậy còn được chia racác chu kỳ ngắn hơn với thời gian kéo dài nhiều trăm năm đến nghìn năm với biên độ daođộng mực nước biển 2-3 m hoặc hơn

7.5ẢNH HƯỞNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Ảnh hưởng đầu tiên của BDKH là tác động lên hầu hết lên các thành phần môitrưy7ờng mà trước hết, là làm nhiệt độ trái đất tăng cao và sau đó làm mực nước biển dâng

7.5.1 Biến Đổi Khí Hậu làm nhiệt độ trái đất tăng

Nồng độ khí nhà kính đã vượt quá ngưỡng tự nhiên suốt 650 nghìn năm qua Các tảngbăng ở Nam Cực, ở Greenland đang tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh Đại dương xuấthiện hiện tượng axít hóa Rừng nhiệt đới bị thu hẹp Từng hiện tượng riêng hay các hiệntượng kết hợp với nhau đều đưa thế giới tiến gần tới "điểm tràn"

Trong thế kỷ 21, nhiệt độ thế giới có thể tăng thêm 5 độ C, tương đương với sự thay đổinhiệt độ từ thời kỳ băng hà, thời kỳ phần lớn châu Âu và Bắc Mỹ còn nằm dưới lớp băng dầy1km Trong khi đó, ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm là tăng thêm 2 độ C Nếu vượt quangưỡng 2 độ này, kết quả phát triển con người sẽ bị đẩy lùi trên quy mô lớn, các thảm họasinh thái không thể đảo ngược sẽ xảy ra

Trong vòng 1.000 năm qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất có tăng, giảm không đáng kể và cóthể nói là ổn định Song, trong vòng 200 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình của Trái đất đãtăng lên tới 0,3-0,40C trong mấy chục năm qua và hiện đang có xu hướng tăng tiếp Theo các

mô hình nghiên cứu trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình của Trái đất có thể tăng từ 6,00C, khả năng xảy ra từ 1,8-4,0 0C tùy thuộc vào sự phát thải khí hiệu ứng nhà kính đượccắt giảm đến mức độ nào để giảm bớt các khí CO2 và các khí khác gây hiệu ứng nhà kính Nếu con người dừng phát thải khí nhà kính ngay từ lúc này thì nhiệt độ bề mặt Trái đấtvẫn tiếp tục nóng lên, nước biển vẫn tiếp tục dâng lên trong vòng 50 năm nữa Vùng chịu ảnh

Trang 5

1,1-hưởng của biến đổi khí hậu lớn nhất của Trái đất là Bắc cực và Nam cực, vì nhiệt độ tăng lênnhanh nhất Sau đó đến các vùng núi cao như Himalaya, Tây Tạng,v.v Theo nghiên cứu,những vùng lạnh nhất có nhiệt độ tăng lên nhanh nhất

7.5 2 Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ ở Việt Nam tăng

Đánh giá của thế giới về nguyên nhân làm cho trái đất nóng lên, thì Việt Nam không bịxếp vào danh sách nguồn phát thải CO2 Nói một cách dân dã, trong những “thủ phạm” đangđốt nóng trái đất, “tội” của chúng ta là không đáng kể Thế nhưng, trong danh sách nhữngnước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (BĐKH), Việt Nam luôn nằm trong “top” đầu thếgiới Và bây giờ, khi mà những kịch bản về tác động của BĐKH được xây dựng cho ViệtNam, kịch bản nào cũng rất đáng buồn, thì việc tìm cách để thích ứng, để đối phó với BĐKH,đang cần thiết hơn là tìm ra người để “bắt đền trái đất”

Tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình hàng năm không có gia tăng trong khoảng thời gian

từ 1895 (khi bắt đầu có sở khí tượng) đến 1970, tuy nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm ởViệt Nam gia tăng đáng kể trong ba thập niên qua, gia tăng khoảng 0.32 oC kể từ 1970 Từnăm 1900 đến 2000, nhiệt độ trung bình năm tăng 0,1°C một thập kỷ Mùa hè nóng hơn vớinhiệt độ trung bình các tháng hè tăng từ 0,1°C – 0,3°C một thập kỷ Nếu so với năm 1990,nhiệt độ chắc sẽ tăng trong khoảng từ 1,4 – 1,5°C vào năm 2050 và từ 2,5 -2,8°C vào năm

2100, những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây Bắc và Việt Bắc

Xu thế tăng nhiệt độ cứ qua 10 năm lại lớn lên Mùa nóng sẽ khắc nghiệt, và lượng mưacùng với cường độ mưa sẽ tăng lên đáng kể ở phía Bắc Sự biến đổi thất thường của thời tiếtcòn được thể hiện qua đợt mưa lớn trái mùa tại các tỉnh miền Bắc và ở Miền Trung, MiềnNam Mưa trái mùa đã cứu hạn cho một vài nơi trồng cây công nghiệp như cà phê,nhưng lạilàm tan tành các ruộng muối ven biển, làm cây hoa kiểng nở quá sớm dịp Tết

Các nhà khoa học cũng đã dự tính trong tương lai, các vùng nằm sâu trong lục địa có sựbiến đổi nhiệt độ lớn hơn so với các vùng ven biển

Trang 6

Hình 7.3 :Khuynh hướng gia tăng nhiệt độ trung bình hàng năm trên toàn cầu (hình trên) và

ở Việt Nam

VN có khuynh huớng gia tăng nhiệt độ đáng kể, các tỉnh Miền Bắc gia tăng nhiều hơn MiềnNam, đặc biệt trong những tháng mùa hè với biên độ lớn hơn

Bảng 7 1 Gia tăng nhiệt độ trung bình từ 1961-1990

Địa phương gia tăng nhiệt độ trung bình ( o C)

Trang 7

Nhiệt độ cao nhất trong khu vực miền Nam luôn luôn xuất hiện tại Phước Long, ÐồngXoài và Xuân Lộc.

Hình 7.4: Khuynh hướng gia tăng nhiệt độ mùa đông ở Việt Nam trong thế kỷ 20 (theo Dr.

Dirk Schaefer, 2002)

Trang 8

Hình 7.6: Khuynh hướng gia tăng nhiệt độ mùa hè ở Việt Nam trong thế kỷ 20

(theo Dr Dirk Schaefer, 2002)

Cũng trong thời gian 1961-1990, số giờ nắng trung bình hàng năm hàng năm ở Việt Namcũng biến đổi nhiều

Số giờ nắng trung bình hàng năm giảm 20 giờ ở Bắc Giang, Hà Nội và Hải Dương, giảm

10 giờ nắng ở Nam Định Ở Miền Nam, gia tăng 20 giờ nắng ở Nha Trang, tăng 18 giờ nắng

ở Pleiku, tăng 10 giờ nắng ở Ban Mê Thuột, nhưng giảm 20 giờ nắng ở Cần Thơ và Bạc Liêu

Dự báo của trung tâm khu vực Đông Nam Á, nhiệt độ cao nhất trước đây xuất hiện ởvùng dọc biên giới Campuchia sẽ gia tăng tần suất trong tương lai, ảnh hưởng đến Long An,Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang Số ngày nóng trên 35°C ở các tỉnh nói trên sẽ

từ 210 – 240 ngày vào giai đoạn năm 2030 Trong tương lai được xác định này (năm 2030),

sự gia tăng nhiệt độ cao nhất trung bình vào mùa hè (tháng 3, 4, 5) Đồng Tháp, Cần Thơ,Sóc Trăng sẽ xuất hiện những ngày có nhiệt độ >40°C Tại TPHCM và Cần Thơ, số liệu đođạc cho thấy nhiệt độ đang tăng lên: từ năm 1960 đến 2005 tăng khoảng 0,020C; từ năm 1991đến 2005 tăng lên khoảng 0,0330C Riêng tại TP Vũng Tàu, từ năm 1960 đến nay đã tăng lên

20C Điều đó không chỉ thể hiện sự ấm lên về nhiệt độ mà sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như nướcbiển dâng, hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai bão, lụt, hạn hán tăng nhanh Theo đàtăng nhiệt độ trên toàn thế giới, từ năm 1920 đến nay nhiệt độ tại VN cũng tăng lên từ 0,20Cđến 10C nhưng tăng nhanh chủ yếu là từ năm 1980 đến nay Lượng mưa ở vùng giáp vịnhThái Lan thuộc địa phận Kiên Giang, mũi Cà Mau sẽ giảm khoảng >20% Các tỉnh AnGiang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre giảm từ 10 – 20%.Thời điểm bắt đầu mùa mưa có thể sẽ sớm hơn nhưng nhìn chung, sẽ trễ khoảng hai tuần vàlượng mưa sẽ giảm khoảng 20% Riêng vụ hè thu, lượng mưa sẽ ít hơn và hạn đầu vụ sẽ gaygắt hơn Đặc biệt, “Hạn bà chằng” (số ngày liên tiếp lượng mưa < 5mm) sẽ nhiều hơn và ácliệt hơn trong mùa mưa Hiện tượng “xì phèn” làm lúa chết từng đám giống như luộc trongnước sôi vậy! Ngược lại, diện tích ngập lũ vùng đầu nguồn sẽ giảm và vùng hạ lưu phía bánđảo Cà Mau sẽ gia tăng mức ngập

Chúng ta có thể nhận biết sự biến đổi khí hậu một cách đơn giản trong cuộc sống đờithường là tại sao năm nay mùa đông lại ngắn lại, hạn hán, mưa lũ thất thường không giốngquy luật mấy chục năm về trước Cây trồng có sự thay đổi về năng suất, dịch bệnh nhiều hơn,bệnh mới xuất hiện, nhất là lúc giao mùa Đặc biệt là cảm giác mùa đông và mùa hè, cảmnhận được nhiệt độ của mùa hè với các đợt nóng tăng lên và kéo dài, mùa đông ngắn lại,v.v

Trang 9

Ví dụ, Đà Lạt không có “sương mù dăng dăng cả ngày” nữa Tất cả những yếu tố này tácđộng trực tiếp đến cuộc sống của từng người

Báo cáo đầu tiên của GIEC cho thấy rằng nhiệt độ sẽ tăng chừng 2 đến 5 độ nếu lượng

CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi Một sự gia tăng nhiệt độ như vậy sẽ dẫn đến những hậuquả nghiêm trọng không đảo ngược: các hải lưu thay đổi, các băng cực tan dần, hệ sinh tháithay đổi và tất cả những thay đổi này lại ảnh hưởng ngược lại đến khí hậu Những thay đổinày sẽ gây nên tình trạng những hệ sinh thái và những xã hội khó thích ứng với môi trường

7.5.4 Hiện tượng băng tan hai cực mấy năm gần đây và ảnh hưởng đến Việt Nam

Hiện tượng nóng lên của trái đất là nguyên nhân chính gây ra tan băng ở hai cực và nhữngnước nằm thấp hơn hoặc xấp xỉ mặt nước biển sẽ là những nơi đầu tiên hứng chịu thảm họa.Các nhà khoa học phát hiện trong hai mùa hè năm 2007 và 2008, lượng băng bao phủ ở haicực đã xuống tới mức thấp nhất kể từ lần vệ tinh ghi được những hình ảnh đầu tiên vào 30năm trước

Hình 7.6: Băng tan ở hai cực sẽ kéo theo những thảm họa toàn cầu trong tương lai Nguồn

Ảnh: Reuters

Trang 10

Một nghiên cứu mới (2008) của các nhà khoa học cho thấy nhiệt độ Nam cực đangtăng lên nhanh hơn so với dự đoán trước đây (1990), trong khi những tảng băng ở Bắc cựcđang dần biến mất và Greenland (một vùng nằm ở Bắc cực) có thể nằm dưới nước biển trongtương lai không xa Thảm họa băng tan ở Nam Cực trong những năm gần đây làm cho lượngbăng tan từ các dải Nam Cực tăng thêm 75% Phần tây Nam Cực, khối băng hà lớn có diệntích khoảng 570 km2 đang bị tan ra Các nhà khoa học Nga ước tính lượng băng tan này cỡ1/2 thành phố Maxcơva của Nga Dòng sông băng lớn nhất Nam cực Pine Island đang tan ravới tốc độ nhanh hơn 40% so với năm 1970, trong khi dòng sông băng Smith cũng ở nam cựcđang tan chảy với tốc độ nhanh hơn 82% so với năm 1992 Băng hà trên vùng lục địa Wilkinsdiện tích 13.000 km2, thuộc khu vực tây nam bán đảo Nam Cực, cách Nam Mỹ 1.600 km vềphía Nam và vùng Antarktig đã xuất hiện cách đây ít nhất 1500 năm Ngày 28-2-2008, núibăng Wilkins này bắt đầu hoạt động Ông Jim Eliot, người tham gia trong chuyến khảo sátcho biết: “Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ được chứng kiến cảnh tượng nào tương tự.Chúng tôi bay dọc theo vết rạn chính để biết được quy mô phá hủy của núi băng Từ máy baynhìn xuống, những tảng băng lớn cỡ bằng ngôi nhà rải tung tán như thể một vụ nổ vừa xảy ra

ở đây"

Hình 7.7: Dự báo nguy cơ núi băng Wilkins của Nam Cực biến mất sau 15 năm tới do ảnh

hưởng của quá trình nóng lên của vỏ trái đất

Trang 11

Băng tại Bắc Cực năm 1979 Ảnh: NASA.

Diện tích bao phủ của băng giảm đáng kể vào năm 2005 Ảnh:NASA

Hình 7.8: Băng ở Bắc Cực đang tăng nhanh hơn so với dự đoán

Trang 12

Tính đến tháng 9/2007, khối lượng băng ở sông băng Grin-len (Greenland) và Bắc BăngDương đã xuống tới mức thấp nhất từ trước tới nay, lần lượt là 2,9 triệu và 4,4 triệu mét khối.Lượng băng hiện nay đã bị thu hẹp tới 39% so với lượng băng trung bình giai đoạn từ 1979-

2000 Việc băng ở Bắc Băng Dương tan chảy, tuy không làm tăng mực nước biển, nhưng lạigóp phần làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên khi lớp băng vĩnh cửu được thay thế bằng vùngnước tối hấp thụ nhiệt lượng của Mặt Trời

Bên cạnh đó, lớp băng tồn tại lâu năm ở Bắc cực dễ bị ảnh hưởng do sự tái diễn các đợtgió xoáy và các dòng hải lưu, một hiện tượng sẽ khiến cho lớp băng ở khu vực xung quanhBắc cực bị đẩy về phía Nam, nơi nó sẽ bị tan chảy bởi các dòng nước ấm hơn Với tốc độbăng tan nhanh như hiện nay ở Bắc cực, các nhà khoa học lo ngại rằng Trái Đất sẽ phải hứngchịu những hậu quả khó lường Sự sinh tồn của loài gấu trắng Bắc cực ở Ca-na-đa, nơi tậptrung 2/3 số gấu trắng của thế giới, đang bị đe dọa

Hình 7.9: Gấu bắc cực tại Alaska, nơi băng tan đang đe doạ môi trường sống của

chúng

Vào mùa đông, khu vực Bắc Cực ở gần Alaska có nhiệt độ cao hơn năm ngoái 9 - 10 độ,một hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là hiệu ứng khuếch đại Hiện tượng này cũng làmcho nhiệt độ mùa thu ở khu vực nóng hơn 6 - 10 độ so với thời điểm những năm 1980 Hiệuứng khuếch đại được các nhà khoa học giải thích rằng: một khi có một số băng tan, lượng

Trang 13

nước biển sẽ tăng lên và do vậy trong mùa hè nó hấp thụ nhiều nhiệt từ Mặt trời hơn Ngoài

ra do băng đã tan bớt nên khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời của khối băng yếu đi do đó cáckhối băng cũng hấp thụ thêm nhiệt lượng Và vào mùa đông, nhiệt lượng này sẽ tỏa ra, làmcho nhiệt độ chung tăng lên

Hình 7.10: Những tảng băng lớn bị tan rã ngày càng nhiều

Theo giáo sư Steffen, băng ở Greenland mỗi năm tan xuống biển từ 200-300km3 Một lượng tương đương cũng tan chảy ở tất cả tảng băng của Nam Cực Những núi băng này tan chảy sẽ làm cho mực nước biển tăng lên từ 28-43 cm Nhưng có thể mực nước biển này còn cao hơn nữa tùy theo sự phát thải của khí hiệu ứng nhà kính và tác động của con người gây

ra.

7.5.5 Mực nước biển dâng

Ngoài ra, các đại dương ấm lên chậm hơn so với đất liền Như vậy, hiện trái đất vẫn chưa cảm nhận được đầy đủ tác động do mức khí nhà kính hiện nay gây ra Khi đại dương ấmdần, nước sẽ nở ra, đẩy mực nước biển tăng cao hơn nữa Đây thật sự là một vấn đề toàn cầu bởi vì một phần chính của nền văn minh thật ra ở trong vài mét bên trên mực nước biển Cho

Trang 14

Hình 7.11: Mực nước biển dâng những năm gần đây

Dựa vào phân tích mới nhất do toán Anh quốc-Phần Lan cùng hợp tác thực hiện, mực nước biển hơn 2000 năm qua đã ổn định Mức đo cho thấy mực nước biển dâng cao 2 phân vào thế kỷ 18 và 6 phân vào thế kỷ 19, nhưng rồi tăng bất ngờ và báo động với 19 phân, hoặchơn nửa bộ Anh trong thế kỷ vừa qua này Điều này rất có thể là do lớp băng đá tan chảy Mực nước biển dâng cao toàn cầu trung bình được dự đoán tăng giữa 0,8 mét và 1,5 mét vào cuối thế kỷ

Cách nay 2 năm, báo cáo AR4 của Ủy ban Nghiên cứu biến đổi khí hậu liên chính phủ (IPCC) thuộc LHQ đã dự báo, mực nước biển sẽ tăng 59cm vào năm 2100 Tuy nhiên, từ đó đến nay, các nhà khoa học đều cho rằng báo cáo đó ước tính sai và mực nước biển thực tế đang tăng cao gấp đôi Họ cho biết, các khối băng ở Greenland và Nam Cực tan nhanh sẽ làm mực nước biển dâng thêm 1m hoặc hơn vào năm 2100, dựa vào các dữ liệu vệ tinh cho thấy, mực nước biển mỗi năm dâng cao thêm 3mm, cao hơn 50% so với mức trung bình trong thế kỷ 20, nhấn chìm nhiều thành phố ven biển, phá hủy môi trường sống của 600 triệu người ở những khu vực có nền đất thấp và các đảo quốc

Khoảng 600 triệu người sống ở các vùng đất thấp phải hứng chịu hậu quả nếu mực nước biểntăng thêm vài cm Ảnh: Boston Globe.

Trang 15

Hình 7.12: Dự báo ảnh hưởng của biển dâng đến bờ biển và cư dân ven biển

Khu vuc phía Bắc New Zealand, vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của sự thay đổi khí hậu toàn cầu

Qua các đo đạc đã được tiến hành, IPCC đã ghi nhận những biến đổi về nhiệt độ nướcbiển bề mặt và mực nước biển ở Đông Nam Á

Hình 7.13: Biến đổi của mực nước biển trong khu vực Đông Nam Á

7.5 6 Ảnh hưởng của nước biển dâng đến Việt Nam

Trang 16

Đứng thứ 5 về khả năng dễ tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đãđược Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về biến đổi khí hậu

và phát triển con người

Là một quốc gia nằm trên bao lơn của Biển Đông thông ra Thái Bình Dương, với hơn 75%dân số sống dọc theo một bờ biển dài hơn 3200 km và tại hai đồng bằng sông Hồng và sôngCửu Long, Việt Nam thuộc vào loại các nước bị uy hiếp nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậutoàn cầu và mực nước biển dâng Câu hỏi hiện nay không còn là “Liệu các hiện tượng có ảnhhưởng đến đất nước ta hay không?”mà là “Ứng phó như thế nào để giảm thiểu thiệt hại, bảo

vệ tối đa thành quả lao động quá khứ và tiếp tục phát triển bền vững”

Theo dự báo của Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (Bộ Tàinguyên và Môi trường), ở Việt Nam mực nước biển sẽ dâng cao từ 3 đến 15 cm năm 2010 và

từ 15 đến 90 cm vào năm 2070 Băng ở đỉnh núi Himalaya tan và Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) sẽ là nơi hứng chịu mực nước ấy, hay Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) sẽ hứng chịumực nước của dãy núi Vân Nam (Trung Quốc)

Bản báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên trái đất tăngthêm 2 độ C, thì 22 triệu người ở VN sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùngđồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất của VN sẽ ngập chìm trong nước biển.Vựa lúaĐBSCL sẽ xuất hiện mâu thuẫn khi giai đoạn sinh trưởng cần nước tưới thì thời tiết khô hạn,thậm chí sẽ bị hạn Bà Chằn (tháng 6 – 7), nhưng đến tháng 8, cần giảm nước lại bị lũ

Các kịch bản nước biển dâng từ 1 – 1,4m đến thời điểm 2030 cho thấy, mặn sẽ lấn tớiBiên Hòa và vào sâu trong dòng chính sông Mekong lấn tới khu vực Phnom Penh Theothống kê, ĐBSCL có tổng diện tích 34.322km2, trong đó 18.066km2 đất thuộc các huyện venbiển khi mực nước biển dâng cao từ 0,2-0,6m, sẽ có 1.708km2 đất bị ngập ảnh hưởng tới108.267 người sinh sống và chỉ cần nước biển dâng 1m, thì 14 triệu dân ĐBSCL bị ảnhhưởng, 40.000km2 vùng ven biển bị chìm, TP.HCM sẽ có 43% diện tích bị ngập

Bảng 7.14:

Trang 17

7.5.6 Dự báo tác động của biển dâng lên môi trường tự nhiên

Khi mực nước biển dâng, hậu quả dễ thấy nhất là nhiều vùng sẽ bị ngập Nhưng hậu quảcủa biển dâng không phải chỉ có ngập tĩnh Động lực biển vùng ven bờ và cửa sông, sóng vỡkhi tiếp cận bờ sẽ tác động mạnh hơn lên đường bờ, bãi triều Bờ biển bị xâm thực và cơ sở

hạ tầng ven biển bị đe dọa lớn hơn

Ở các đồng bằng ven biển, độ ngập sâu hơn, thời gian ngập kéo dài hơn Xâm nhập mặn sẽvào sâu hơn, nguồn nước ngọt khan hiếm hơn Chế độ thủy văn, thủy lực trên từng địa bàn vàtrên cả đồng bằng sẽ có những thay đổi, khiến cho động thái bồi xói bờ sông, cù lao, cồn bãi,bồi lắng phù sa trên hệ thống sông chính và vùng cửa sông cũng thay đổi

7 5.6 1 Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bản đồ các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở ĐBSCL:

Nguồn:Đánh giá của Jeremy Carew-Reid - Giám đốcTrung tâm

Quốc tế về Quản lý Môi trường (ICEM).

Trang 18

Hình 7.15: Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau sẽ ngập chìm từ 2-4m trong vòng 100 năm tới (Nguồn: ICEM)

Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành vào khoảng 11000 năm trở lại đây Cao trìnhmặt đất tương đối thấp trên nhiều vùng khá rộng chẳng hạn Đồng Tháp Muời, Tứ giác LongXuyên, Bán đảo Cà Mau, nhiều nơi cao trình chỉ vào khoảng 20 – 30 cm Với những tác động

đã đề cập, các yếu tố thủy nông quyết định cơ cấu mùa vụ, sinh thái thủy vực, hệ sinh tháirừng ngập nước ngọt (trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và trong U Minh thượng

và hạ), chịu tác động mạnh mẽ, thậm chí có nơi đe dọa cả chính sự tồn tại

Đồng bằng sông Cửu Long trước đây rất ít hứng chịu bão Thế nhưng trong thập kỷ vừaqua, vào năm 1997 đã hứng chịu tác động của cơn bão Linda và năm 2006 đã bị đuôi bãoDurion quét qua (Hình 7) Nhiều nghiên cứu gần đây tìm mối tương quan giữa việc bão ở TâyThái Bình Dương có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn sau tháng 10 dương lịch và đi vềhướng đường xích đạo, với nhiệt độ nước biển trên bề mặt tăng, kết quả của dòng hải lưu bịthay đổi bởi biến đổi khí hậu toàn cầu

Cơn bảo NARGIS quét qua châu thổ IRRAWADDY (Myanmar) tháng 5/2008 (Hình 6) vàhậu quả nặng nề mà cơn bão đã gây ra là một cảnh báo đối với Đồng bằng sông Cửu Long

Sự tàn phá mà đuôi cơn bão Dorion đã gây ra ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn lớn lao hơn và khắc nghiệt hơn nhiều nếu mực nước biển dâng lên so với hiện nay (Hình 7).

Trang 19

Hình 7.16 Bão NARGIS vào Myanmar

2/5/2008

Hình 7.17: Đuôi bão Durion vào ĐBSCL 11/2006

7.5.6 2 Vùng Duyên Hải Miền Trung

Vùng duyên hải miền Trung được cấu tạo bởi một dải đất kẹp giữa dãy Trường Sơn về phía Bắc, và vùng cao Nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên) về phía Nam, và Biển Đông Dải đất bị chia cắt bởi nhiều nhánh núi Trường Sơn vươn ra đến tận biển, và một số con sông ngắn mà lưu vực chuồi về phía Biển Đông Hình 9.

Trang 20

Hình 7.18: Ảnh vệ tinh vùng Duyên hải miền Trung

Từ vài thập kỷ gần đây, rừng đầu nguồn phía Tây bị tàn phá nhiều, địa mạo vùng duyên hảiTrung Bộ trở nên ngày càng không ổn định, thể hiện rõ nhất là lỡ núi, lòng các hồ đập bị lấpdần, các cơn lũ tràn và lũ quét đổ ra Biển Đông Lòng sông, địa mạo các cửa sông thay đổinhiều sau mỗi mùa lũ Hậu quả của các cơn bão, các trận lũ quét đối với hạ tầng cơ sở là khánặng nề

Với mực nước biển dâng, sự không ổn định của địa mạo còn đến từ phía Biển Đông nghĩa

là đến từ hai phía của dãi đất hẹp miền Trung Những năm gần đây, tình hình bờ biển bị xâmthực xảy ra nhiều hơn Khác với hậu quả của các cơn bão hay lũ quét thường xảy ra vào mùamưa bão hàng năm, sự đe dọa của biển dâng lên hạ tầng cơ sở dọc bờ biển theo mùa, theo kỳtriều và thường xuyên hơn

7.5.6 3.Vùng Đồng bằng Sông Hồng

Hình 7.19: Bản đồ các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở Đồng bằng sông Hồng:

Trang 21

Theo dự báo, nhiều vùng thuộc ĐBSH như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ

ngập chìm từ 2-4m trong vòng 100 năm tới

(Nguồn: ICEM)

7 6 Dự báo ảnh hưởng về Kinh tế - Xã hội khi biển dâng

7.6.1 Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Dựa trên các kết quả điều tra cơ bản tổng hợp và đối chiếu với thực tế sản xuất, kinh tế-xãhội, đồng bằng sông Cửu Long gồm có ba tiểu vùng : tiểu vùng mà quá trình sông chiếm ưuthế (A), tiểu vùng nơi quá trình biển chiếm ưu thế (C), và tiểu vùng chịu ảnh hưởng của cảhai quá trình sông và biển (B) (Hình 8) Có thể dự báo định tính tác động của mực nước biểndâng lên ba tiểu vùng như sau

7.6.1.1 Tiểu vùng nơi ảnh hưởng nguồn chiếm ưu thế (A)

Đó là các tỉnh giáp biên giới Cam-pu-chia, lànơi hai nhánh sông Mêkông và sông Bassac đivào lãnh thổ Việt Nam, lũ sông Mê-kông tràn

bờ và tràn đồng vào Đồng bằng sông Cửu Long.Tiểu vùng này chịu tác động về môi trường tựnhiên của mực nước biển dâng nhưng khôngmạnh như hai tiểu vùng B và C

Do quá trình biển mạnh lên do biển dâng, ranhgiới của tiểu vùng sẽ lùi về phía nguồn, độ ngậpvào mùa lũ sẽ sâu hơn và thời gian ngập cũng

có thể kéo dài hơn Bồi lở bờ sông, cồn bãi hoạtđộng mạnh hơn

Về mặt kinh tế-xã hội, khu vực I của nền kinh tế biến động nhưng việc khắc phục không quákhó, vì chủ yếu vẫn còn là các hệ canh tác nước ngọt Cơ cấu mùa vụ, hệ thống canh tác cóthể xảy ra tại một số địa bàn và sự điều chỉnh các công trình thủy lợi ở những địa bàn này làHình 7.20: Sơ đồ ba tiểu vùng của ĐBSCL

dưới tác động của biển dâng

Trang 22

cần thiết Khu vực II và khu vực III của nền kinh tế có thể nhận phần dịch chuyển đầu tư vàphát triển đô thị từ hai vùng B và C Mật độ dân số và quá trình đô thị hóa chịu tác động từ sựdịch chuyển một phần dân cư, lao động và các cơ sở kinh tế của hai vùng B và C.

7.6.1.2 Tiểu vùng nơi ảnh hưởng biển chiếm ưu thế (C)

Đây là vùng duyên hải của các tỉnh giáp với Biển Đông và Vịnh Thái Lan.Tiểu vùng này chịu tác động về môi trường tự nhiên của mực nước biển dâng trực tiếp nhất

Hệ sinh thái bãi triều và rừng ngập mặn chịu các tác động sẽ thể hiện vai trò “đệm” giảmsóng, phòng hộ và giữ đất Tình hình xói lở đường bờ sẽ mạnh hơn Tình hình bồi lắng ở cáccửa sông sẽ thay đổi Đường ranh giới với tiểu vùng (B) sẽ bị “đẩy lên” về phía nguồn Quyhoạch thủy lợi, đê bao ven biển cần được tính toán lại với những tham số mới của phân vùngthủy văn thủy lực trong tiểu vùng

Về mặt kinh tế - xã hội, khu vực I tại đây, đã thích ứng từ trước với điều kiện ngập theo triều

và nhiễm mặn hầu như quanh năm, sẽ thay đổi theo hướng “kinh tế nước mặn” là chính.Vùng sản xuất lúa sẽ bị co lai Khu vực II, khu vực III và đời sống, sinh hoạt của người dân

sẽ khó khăn hơn do độ ngập tăng và khan hiếm nguồn nước ngọt Nguồn nước ngọt tại đâychỉ trông chờ vào nước mưa và nước ngầm Đầu tư cho cơ sở hạ tầng để tôn cao và bảo vệcông trình sẽ tốn kém không ít Vì những lý do đó, một bộ phận dân cư có thể sẽ dịch chuyển

ra ngoài tiểu vùng Vấn đề lớn nhất của tiểu vùng là bảo vệ các thành quả của lao động quákhứ

7.6.1.3.Tiểu vùng chịu ảnh hưởng hỗn hợp biển và nguồn (B)

Đây là địa bàn thể hiện rõ rệt nhất sự giao thoa giữa hai quá trình sông và biển, với quátrình biển mạnh lên Tiểu vùng chịu sự tác động về môi trường tự nhiên mạnh dần theohướng từ nguồn ra biển Diện tích của tiểu vùng bị thu hẹp lại.Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội ở tiểu vùng này rất to lớn do đây là vùng tập trung dân cư đôthị, có nhiều cơ sở kinh tế quan trọng, mà sinh hoạt và các hoạt động kinh tế-xã hội cho tớinay đều dựa vào nguồn nước ngọt dồi dào hầu như quanh năm Đối với khu vực I, ở một sốđịa bàn giáp với tiểu vùng (C), các hệ thống canh tác trên nền nước ngọt như canh tác lúa,vườn cây ăn trái bị tác động về mặt năng suất, về diện tích canh tác, chăn nuôi gia súc giacầm giảm mạnh, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt bị thu hẹp do bị nước lợ và mặn lấnlên

Khu vực II, khu vực III, đô thị và dân cư bị ảnh hưởng và có thể bị xáo trộn khá nhiều Một

Trang 23

bộ phận sẽ dịch chuyển về tiểu vùng A hoặc ra ngoài vùng do thiếu nguồn nước ngọt, dongập lụt hoặc do xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước ngọt và chống ngập quá tốn kém Cũng

vì những lý do này, sức thu hút đầu tư đã khó sẽ càng khó

Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu sự tác động trêncác mặt:

- Biến động trong sản xuất : Nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh tế lúa và kinh tếvườn sẽ giảm sút; kinh tế biển sẽ tăng trưởng nhanh nhưng chưa chắc sẽ bù đắp lại hai sự sụtgiảm trên, đầu tư trong lĩnh vực công thương nghiệp càng khó thu hút hơn

- Xây dựng kết cấu hạ tầng đã tốn kém càng tốn kém hơn

- Biến động về phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn ra sự dịchchuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Những biến động về môi trường tự nhiên và về kinh tế-xã hội nêu lên trên đây sẽ ảnhhưởng đến sự phát triển bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long nếu không kịp thời có sựứng phó thích hợp

 Cuộc sống của hàng chục triệu người dân sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn

 Vai trò vựa lúa của cả nước, nguồn đóng góp quan trọng cho tổng kim ngạch xuất khẩu vàngân sách nhà nước mà Đồng bằng sông Cửu Long đang đảm nhiệm sẽ chịu thách thứcnghiêm trọng

 Nhiều khía cạnh về an ninh quốc phòng sẽ được đặt ra, trước tiên là an ninh lương thựccho cả nước

7.6.2 Vùng Duyên hải Miền Trung

Do tính không ổn định của địa mạo, hơn những địa bàn khác, ở vùng duyên hải miềnTrung tác động về mặt tự nhiên và kinh tế xã hội gắn chặt và trực tiếp với nhau, từ phía đồinúi phía Tây cũng như từ phía Biển Đông Những địa bàn bị ảnh hưởng mạnh nhất là cácđồng bằng ven biển và ở cuối các con sông, nơi mật độ dân số rất cao và phải chịu sức ép từhai phía biển và núi Sa cấu, độ phì của đất, xâm nhập mặn thay đổi sẽ ảnh hưởng đến năngsuất và sản lượng cây trồng

Trang 24

Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, xã hội, văn hóa và du lịch tập trung phần lớn ở vùng đồngbằng và ven biển, các cảng biển đã xây dựng dọc miền Trung sẽ chịu sự uy hiếp mạnh mẽ từmực nước biển dâng.

Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vùng duyên hải miền Trung sẽ chịu sự tác động trên cácmặt:

- Biến động về mặt tự nhiên tác động lên kết cấu hạ tầng, lên kinh tế biển và du lịch; sức hútđầu tư cho khu vực II và khu vực III có thể bị ảnh hưởng

- Xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng tốn kém hơn

- Sẽ diễn ra sự dịch chuyển dân cư, lao động, các đô thị và cơ sở kinh tế trong nội vùng từvùng thấp lên vùng cao, và ra ngoài vùng Biến động này, đến lượt nó, có thể tác động đến sự

ổn định địa mạo nếu không tính toán và chuẩn bị kỹ vị trí các địa bàn tiếp nhận

Những biến động sâu sắc về môi trường tự nhiên và về kinh tế-xã hội nêu lên trên đây có ảnhhưởng đến sự bền vững của sự phát triển của vùng duyên hải miền Trung, mà còn đối với cảnước trong chừng mực mà kết cấu hạ tầng nối liền Bắc Nam hiện nay đều đi qua vùng này

7.6 Biến đổi về khí hậu, thời tiết

7.6.1 Trên thế giới

Dựa vào số liệu đo đạc của các nhà khí tượng học thì hàng năm mặt trời rọi bức xạ ánhsáng vào trái đất một khối lớn năng lượng khoảng 5.4.1024Jun Trái đất chỉ hấp thụ khoảng60% lượng này, còn 40% phản xạ ngay vào vũ trụ Số năng lượng hấp thu được qua nhiềuquá trình phức tạp, biến thành bức xạ nhiệt phát trở lại qua khí quyển vào vũ trụ Hàm lượngKhí Nhà Kính(KNK) trong khí quyển phải được giữ sao cho khối năng lượng hấp thu đượcphát ra hết để nhiệt độ không tích lại và không tăng lên làm BĐKH

Ở hầu hết các khu vực, thời tiết nóng hơn bình thường Dị thường lớn nhất là ở nhữngvùng vĩ độ cao của Bắc Mỹ và bán đảo Scandinavia, Trung Quốc và châu Phi Nhiệt độ ởnhững nơi này cao hơn 2 – 40C so với mức trung bình 30 năm trước

Phần lớn vùng biển Bắc Đại Tây Dương rất nóng kể từ giữa thập kỷ 90 trở đi Phía Nam

Ấn Độ Dương cũng vậy, ở vĩ độ 350 Bắc, dị thường trong tháng 5 (+0,940C) và tháng 8(+1,260C) lớn nhất so với mức trung bình thời kỳ 30 năm Năm nay,(2009) ở một số bang Ấn

Trang 25

Độ, nhiệt độ đã lên 46-48 độ, gây chết hàng trăm người, thậm chí ảnh hưởng đến cả bầu cửquốc hội nước này

Trong tháng 7 và 8, một số vùng ở châu Âu và Mỹ đã trải qua những đợt nóng kỷ lục.Nhiệt độ không khí nhiều nơi lên tới 400C hoặc hơn Nhiệt độ trung bình trên mặt đất ở châu

Âu trong tháng 7 đạt mức cao nhất, cao hơn 2,70C so với bình thường Mùa thu 2006 ở nhiềuvùng châu Âu đột nhiên nóng hơn 30C Với nhiều nước, đây là mùa thu nóng nhất, kể từ năm

1659 ở Anh, từ năm 1706 ở Hà Lan và từ 1768 ở Đan Mạch Tháng 12 cũng là tháng đặc biệt

“ôn hòa bất thường”ở châu Âu Ở Đức, đây là tháng 12 ấm nhất kể từ năm 1901, nhiệt độ dịthường là +3,40C

Nếu nhiệt độ trung bình tăng lên thêm 20C đến 30C so với mức hiện nay sẽ có thêm 600 triệungười ở tiểu khu vực châu Phi bị đói, hơn 300 triệu người phải rời bỏ nhà cửa do bão lũ và cóthêm 400 triệu người bị bệnh truyền nhiễm như sốt rét, viêm màng não, sốt xuất huyết Nóicách khác, thất bại trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu sẽ có hậu quả nghiêm trọngđến con người và sẽ cản trở mọi nỗ lực giảm nghèo của chúng ta”

7.7.2 Việt Nam đối mặt với biến đổi bất thường của khí hậu

Theo cảnh báo của Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đến năm 2100, nếu mựcnước biển dâng cao 1m sẽ ảnh hưởng đến 5% đất đai của VN, 10% dân số, tác động đến 7%

Hình 7.21: Bão số 9 (Durian) vào đầu tháng 12/2006 gây nhiều thiệt hại ở Việt Nam (Ảnh:

Bộ Y tế)

Trang 26

sản xuất nông nghiệp, giảm 10% GDP (nguồn: Dagupta.et.al.2007), riêng sản xuất kinh tếbiển sẽ suy giảm 1/3 (nguồn UNDP) Còn theo dự báo dựa vào các kịch bản khác, nếu mựcnước có thể dâng cao từ 3 – 5m thì đối với VN sẽ là thảm hoạ tiềm tàng.

7.7 Thiên tai gia tăng

Trong vòng nửa thế kỷ qua, hầu như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đều trải qua nhữngbiến đổi lớn về khí hậu và thời tiết Nhiệt độ có chiều hướng tăng lên Đây là nguyênnhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng mùa đông ngày càng ngắn hơn và ấm hơn hoặc cũng cóthể có những đợt rét chưa từng có Tương tự như nhiệt độ, số giờ nắng và lượng mưacũng thay đổi rõ nét Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trên toàn quốc có xu hướnggiống nhau và mức độ biến đổi ngày càng trở nên phức tạp Sự biến đổi khí hậu ngàycàng phức tạp đã dẫn tới hậu quả là thiên tai ngày một thường xuyên và nghiêm trọnghơn Có thể liệt kê mấy loại thiên tai có ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông lâm nghiệp:

7.7.1 Bão:

Không có sự gia tăng số lượng bão đổ bộ vào Việt Nam trong 10 năm gần đây nhưng sựbất thường và phức tạp của các cơn bão có thể quan sát được một cách rõ ràng Chẳng

hạn cơn bão Linda được hình thành và đổ bộ vào miền Nam rất nhanh cuối năm 1997 là

cơn bão thuộc loại này, xảy ra duy nhất chỉ một lần trong suốt một thế kỷ Mặc dù vềquy mô đổ bộ vào miền Nam trong thế kỷ 20, Lin da chỉ xếp hàng thứ hai, nhưng vềcường độ lại là cơn bão mạnh hơn rất nhiều lần so với cơn bão hồi đầu thế kỷ, và gây ranhiều thiệt hại nghiêm trọng Các cơn bão liên tục đổ bộ vào miền Trung đã gây ra lụtlội nghiêm trọng ở các tỉnh ven biển miền Trung, gây ra triều cường và hiện tượng nướcmặn xâm nhập sâu vào đất liền, ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất nông lâm nghiệp tại địabàn Gần đây, bão có xu hướng tiến sâu về phía Nam

Trang 27

Hình 7.22 : Lộ Trình Bão Biển Eve và Hình Vệ Tinh gần Đà Nẳng

(19 tháng 10, 1999)

Trang 28

Hình 7.23: Siêu bão Xangsane (năm 2006) từng gây thiết hại nặng về người và cơ sở vật

chất cho TP Đà Nẵng

7.7.2 Lũ lụt:

Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm gần đây, hầu như hàng năm đều có lũ lụt nghiêmtrọng xảy ra Nhiều trận lụt lớn xảy ra tại miền Trung và gây ra tổn thất nghiêm trọngcho sản xuất ở vùng này Trận lụt tháng 11 năm 1999 là trận lụt ghi nhiều kỷ lục củamột giai đoạn vài chục năm, đặc biệt là về lượng mưa Trong vòng 245 giờ, lượng mưa

ở Huế đạt 1384 mm, là lượng mưa cao nhất thống kê được trong lịch sử ngành thuỷ văn

ở Việt Nam và chỉ đứng thứ hai sau kỷ lục thế giới là 1870 mm đo được ở Đảo Reunion

ở Thái Bình Dương vào năm 1952 Ở Đồng bằng sông Cửu Long, lụt lội xảy ra thườngxuyên hơn, đặc biệt trận lũ kéo dài trong năm 2000 là trận lũ lớn nhất trong vòng 70năm qua Lũ lụt cũng gây ra trượt lở đất ở vùng ven biển dẫn tới việc biển tiến sâu vàođất liền và gây ra hiện tượng nhiễm mặn ở vùng nội đồng Lũ lụt cũng là loại thiên taigây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống đồng bào tại vùng nôngthôn

Ngày đăng: 07/12/2015, 01:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w