Trên thế giớ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 7 BIẾN đổi KHÍ hậu và KỊCH bản BIẾN đổi KHÍ hậu ở VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

Dựa vào số liệu đo đạc của các nhà khí tượng học thì hàng năm mặt trời rọi bức xạ ánh sáng vào trái đất một khối lớn năng lượng khoảng 5.4.1024Jun. Trái đất chỉ hấp thụ khoảng 60% lượng này, còn 40% phản xạ ngay vào vũ trụ. Số năng lượng hấp thu được qua nhiều quá trình phức tạp, biến thành bức xạ nhiệt phát trở lại qua khí quyển vào vũ trụ. Hàm lượng Khí Nhà Kính(KNK) trong khí quyển phải được giữ sao cho khối năng lượng hấp thu được phát ra hết để nhiệt độ không tích lại và không tăng lên làm BĐKH.

Ở hầu hết các khu vực, thời tiết nóng hơn bình thường. Dị thường lớn nhất là ở những vùng vĩ độ cao của Bắc Mỹ và bán đảo Scandinavia, Trung Quốc và châu Phi. Nhiệt độ ở những nơi này cao hơn 2 – 40C so với mức trung bình 30 năm trước.

Phần lớn vùng biển Bắc Đại Tây Dương rất nóng kể từ giữa thập kỷ 90 trở đi. Phía Nam Ấn Độ Dương cũng vậy, ở vĩ độ 350 Bắc, dị thường trong tháng 5 (+0,940C) và tháng 8 (+1,260C) lớn nhất so với mức trung bình thời kỳ 30 năm. Năm nay,(2009) ở một số bang Ấn Độ, nhiệt độ đã lên 46-48 độ, gây chết hàng trăm người, thậm chí ảnh hưởng đến cả bầu cử quốc hội nước này

Trong tháng 7 và 8, một số vùng ở châu Âu và Mỹ đã trải qua những đợt nóng kỷ lục. Nhiệt độ không khí nhiều nơi lên tới 400C hoặc hơn. Nhiệt độ trung bình trên mặt đất ở châu Âu trong tháng 7 đạt mức cao nhất, cao hơn 2,70C so với bình thường. Mùa thu 2006 ở nhiều vùng châu Âu đột nhiên nóng hơn 30C. Với nhiều nước, đây là mùa thu nóng nhất, kể từ năm 1659 ở Anh, từ năm 1706 ở Hà Lan và từ 1768 ở Đan Mạch. Tháng 12 cũng là tháng đặc biệt “ôn hòa bất thường”ở châu Âu. Ở Đức, đây là tháng 12 ấm nhất kể từ năm 1901, nhiệt độ dị thường là +3,40C.

Nếu nhiệt độ trung bình tăng lên thêm 20C đến 30C so với mức hiện nay sẽ có thêm 600 triệu người ở tiểu khu vực châu Phi bị đói, hơn 300 triệu người phải rời bỏ nhà cửa do bão lũ và có thêm 400 triệu người bị bệnh truyền nhiễm như sốt rét, viêm màng não, sốt xuất huyết. Nói cách khác, thất bại trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu sẽ có hậu quả nghiêm trọng đến con người và sẽ cản trở mọi nỗ lực giảm nghèo của chúng ta”.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 7 BIẾN đổi KHÍ hậu và KỊCH bản BIẾN đổi KHÍ hậu ở VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w