Lũ lịch sử các sông miền trung

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 7 BIẾN đổi KHÍ hậu và KỊCH bản BIẾN đổi KHÍ hậu ở VIỆT NAM (Trang 39 - 45)

c. Tính hàm chứa lượng vật rắn rất lớn:

7.7.5. Lũ lịch sử các sông miền trung

Hình 7.26: Những điểm thường có nguy cơ lũ quye1tMie62n Trung

Lũ lụt là thiên tai lớn nhất đe dọa nước Việt Nam ta, nhất là ở miền Bắc vì tổn thất nhân mạng có thể đến mức độ khủng khiếp. Cơn lũ vào tháng 8 năm 1971 đã làm vỡ đê Sông Hồng và 100,000 người đã bị thiệt mạng. Đây là cơn lũ lớn nhất trong vòng 250 năm nay ở miền Bắc,

và số tổn thất nhân mạng vượt quá sức tưởng tượng so với tổn thất chừng 1000 người trong các cơn lũ lịch sử vào năm 1999 ở miền Trung và năm 2000 ở miền Nam.

Trận lũ năm 1971 được liệt kê trong danh sách các trận lụt lớn nhất thế kỷ 20 của Cơ Quan Quản Trị Hải Dương và Khí Tượng Hoa Kỳ (“Top Global Weather, Water and Climate

Events of the 20th Century”, U. S. National Oceanic & Atmospheric Administration). Lũ

lịch sử năm 1971 đứng hàng nhì sau trận lụt năm 1931 ở Sông Dương Tử làm thiệt mạng gần 3 triệu 700 ngàn nguời ở Trung Hoa.

Vào năm 1971, ảnh hưởng dòng nước lạnh La Nina đã gây nên những trận mưa to liên tục vào mùa bão năm đó. Một cơn bão từ miền nam Trung hoa gần Hồng Kông mang đến những trận mưa to trên các Sông Thao, Sông Lô và Sông Đà. Nuớc lũ từ các sông này đã hợp lại gây nên cơn lũ lịch sử của đồng bằng Sông Hồng. Mực nước Sông Hồng ngày 20 tháng 8 lên đến 14,13 m ở Hà Nội. Mực nước ở Hà Nội này cao hơn mực nước báo động cấp III đến 2,63 m. Mực nước Sông Hồng đo được 18,17 m ở Việt Trì (cao hơn 2,32 m mức báo động cấp III) và 16,29 m ở Sơn Tây (1,89 m cao hơn mức báo động cấp III). Đồng thời mực nước ở các Sông Cầu, Sông Lô, Sông Thái Bình lên cao hơn bao giờ hết. Trận lũ năm 1971 đã gây vỡ đê ở ba địa điễm, làm thiệt mạng 100.000 nguời, úng ngập 250.000 ha và hơn 2,7 triệu người bị thiệt hại.

Môt trận lũ lớn khác vào tháng 8 năm 1945 gây vỡ đê tại 79 điểm, gây ngập 11 tỉnh với tổng diện tích 312000 ha, ảnh hưởng tới cuộc sống của 4 triệu người. Gần đây lũ lụt kèm theo gió to hơn 100 km/giờ do bão Frankie gây nên vào ngày 24 tháng 7 năm 1996 làm 100 người bị thiệt mạng, 194000 căn nhà bị hư hại và hơn 177.000 ha bị úng ngập.

Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Tây Nam đã gây nên những trận mưa lớn ở miền thượng du cũng như đồng bằng miền Bắc. Do ảnh hưởng của biến động thời tiết trên toàn thế giới vì dòng nước El Nino và La Nina, những trận bão biển và mưa lớn xảy ra càng khốc liệt hơn. Mùa bão thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, và trung bình hàng năm có 4 cơn bão. Những cơn bão này thường xuất phát từ Phi Luật Tân, Biển Đông và Tây Thái Bình Dương rồi 3-4 ngày sau sang đến bờ biển nước ta. Địa hình thượng lưu các sông gồm các vùng đồi núi với độ dốc lớn nên nước mưa đỗ nhanh chóng xuống vùng đồng bằng. Hiện tượng El Nino đã gây ra hạn hán nghiêm trọng tại các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ với thiệt hại 312 triệu USD. Ở Trung Bộ, những năm có La Nina, số lượng trận lũ tăng 1,4 lần, hạn hán đông xuân thường xảy ra nghiêm trọng.

Trong vòng 100 năm qua, đồng bằng sông Hồng đã có 26 trận lũ lớn. Các trận lũ lớn này đa số xảy ra vào tháng 8, nhằm vào cao điểm của mùa mưa bão. Riêng năm 2007, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên toàn quốc ước tính lên tới 11.600 tỷ đồng.

Tại hội thảo liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định: 73% dân số, chủ yếu là người nghèo (liên quan đến 6 lĩnh vực chính trong ngành NN&PTNT là: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản thuỷ lợi và phát triển nông), là đối tượng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nhiều nhất.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ riêng trong năm 2007, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra ở 50 tỉnh thành phố trên cả nước ước tính lên tới 11.600 tỷ đồng. Cùng với đó là gần 440 người chết, mất tích; hàng trăm nghìn ha lúa bị hư hại, hàng chục nghìn công trình dân sinh, thủy lợi bị phá hủy, tình trạng thiếu đói xảy ra liên miên.

Bộ Tài nguyên - Môi trường chính thức thông báo: trong thập kỷ tới, khoảng từ năm 2010- 2020, nhiệt độ trung bình của Việt Nam sẽ tăng không dưới 1,5 độ C; số trận lũ lụt trên cả nước sẽ tăng khoảng 20%. Việt Nam có hai thành phố ven biển lớn nhất là Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong vòng 20-50 năm tới.

Ngoài ra theo báo cáo của uỷ ban Tham vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế: Nước ta sẽ xảy ra hiện tượng nước mưa bị axít hoá do lượng CO tăng dẫn đến sản lượng hải sản và lúa gạo giảm nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu cũng làm ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn tài nguyên nước, dẫn đến ảnh hưởng dòng chảy, lưu lượng đỉnh lũ, độ bốc thoát hơi đều tăng khiến nguồn nước ngọt cũng giảm đi đáng kể.

Hình 7.27: Hà Nội "lụt" (ảnh Mỹ Dung)

Huế: Nước lũ chia cắt nhiều huyện vùng cao

Đây là trận mưa lớn nhất trong vòng 24 năm, thậm chí còn lớn hơn lượng mưa lịch sử năm 1984

Hình 7.28: Lũ đang nhấn chìm Huế. Ảnh chụp lúc 10h sáng 12/11. Ảnh: Đăng Khoa.

Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông tăng cường xâm thực ngang gây sạt lở lớn các vùng dân cư tập trung ở 2 bờ trên nhiều khu vực từ Bắc chí Nam. Hiện tượng này cũng đồng thời tạo cồn, bãi bồi, lấp dòng chảy các sông, nhánh sông ở vùng hạ du; ở những sông đã xây dựng hệ thống đê kiên cố thì có hiện tượng bồi lấp ngay chính dòng sông cũng như tuyến khống chế giữa hai bờ đê, tạo nên thế địa hình ngược; những dòng sông nổi cao hơn cả đồng bằng hai bên sông. Vào mùa khô, hiện tượng phổ biến là nước triều tác động ngày càng sâu về phía trung du, hiện tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa.

Ở vùng ven biển, đã thấy rõ hiện tượng vùng ngập triều cửa sông mở rộng hình phễu (hiện tượng estuary) trên những diện rộng, nhất là ở hạ du các hệ thống sông nghèo phù sa. Rõ nhất là vùng hạ du hệ thống sông Thái Bình - Bạch Đằng, ở vùng ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh và hệ thống sông Đồng Nai, ở vùng ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Vào mùa khô, các nhánh sông và dòng sông ở các khu vực này đã không thể đóng vai trò tiêu thoát nước về phía biển, biến thành những dòng sông, kênh tù đọng với mức độ ô nhiễm nhân tạo gây nguy hại cho đời sống của những vùng dân cư đông đảo (thuộc diện này có thể kể đến cả vùng rộng lớn thuộc các lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, Châu Giang ở phía tây nam Hà Nội và các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình).

Hiện tượng sạt lở bờ biển trên nhiều đoạn kéo dài hàng chục, hàng trăm km với tốc độ phá hủy bờ sâu vào đất liền hàng chục, thậm chí hàng trăm mét, là hiện tượng xảy ra thường xuyên

trong nhiều năm gần đây, liên quan đến sự tàn phá do gia tăng bão, sóng lớn và sự thay đổi của động lực biển ở đới bờ. Hiện tượng hình thành các cồn cát chắn và tái trầm tích bồi lấp luồng vào các cửa sông, gây trở ngại lớn cho hoạt động vận tải ra vào các cảng biển, khiến cho những công trình nạo vét rất tốn kém đều nhanh chóng bị vô hiệu hóa.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 7 BIẾN đổi KHÍ hậu và KỊCH bản BIẾN đổi KHÍ hậu ở VIỆT NAM (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w