Một số hoạt động liên quan đến Biến Đổi Khí hậu của Thế giới Và Việt nam

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 7 BIẾN đổi KHÍ hậu và KỊCH bản BIẾN đổi KHÍ hậu ở VIỆT NAM (Trang 47 - 52)

c. Tính hàm chứa lượng vật rắn rất lớn:

7.10. Một số hoạt động liên quan đến Biến Đổi Khí hậu của Thế giới Và Việt nam

* Các giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu là rất phức tạp và khó thực hiên. Vì đây là hiện tượng có tính toàn cầu nên đòi hỏi phải có sự chung tay tham gia của tất cả các nước, đặc biệt là các nước phát triển. Nhiều hội nghị đã được tổ chức, các dự thảo, quy định đã được đưa ra đều nhằm mục đích xây dựng một thỏa thuận chung giữa các nước để đối phó với biến đổi khí hậu.

7.10 .1. T hế giới

Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu (Framework Convention on Climate Change) mang tầm quốc tế của Liên Hiệp Quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Hiệu lực của bản hiện tại sẽ hết hiệu lực vào năm 2012. Những quốc gia tham gia kí kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2

và năm loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác, hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như “Emission trading” nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó.

Nội dung chủ yếu của Nghị định thư là:

Nghị định thư đại diện cho sự thống nhất giữa các quốc gia công nghiệp trong vấn đề cắt giảm khí thải trên 5.2% so với năm 1990 ( mức độ cắt giảm theo đó đến năm 2010 phải đạt được thì chỉ tiêu này là khoảng 29%). Mục tiêu hướng đến việc giảm thiểu các loại khí carbon dioxide, methane, nitrous oxide, sulfur hexafluoride, clorofluorocarbons và perflourocarbons trong khoảng thời gian 2008-2021. Mức trần đã được qui định cho các nước tham gia cụ thể là 8% mức cắt giảm cho Liên minh Châu Âu và 7% cho Hoa Kỳ, 6% với Nhật Bản, 0% với Nga trong khi mức hạn ngạch cho phép tăng của Úc là 8%, và 10% cho Iceland.

Hầu hết những điều khoản trong Nghị định thư là yêu cầu dành cho các nước công nghiệp phát triển - được liệt vào nhóm Annex I trong UNFCCC, và không có hiệu lực đối với các nguồn khí thải đến từ lãnh vực hàng không và hàng hải thuộc phạm vi quốc tế.

Trong cuộc gặp gỡ tháng 11 năm 2007 tại Washington D.C., Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda và Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã nhấn mạnh về sự hợp tác tiếp tục giữa hai nước về vấn đề biến đổi khí hậu, phát triển sạch và an ninh năng lượng. Theo đó hai bên đã cùng đưa ra các cam kết: Kyoto Protocol Được đưa ra ký 11 tháng 12 năm 1997 ở Kyoto, Nhật Bản Có hiệu lực 16 tháng 2, năm 2005. Các điều kiện để có hiệu lực

55 nước tham gia chiếm ít nhất 55% khí thải CO2 vào thời điểm 1990 theo Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu (Framework Convention on Climate Change). Các nước tham gia 181 nước (tính đến tháng 02/2009

• Quyết không để Hiệp định khung về vấn đề biến đổi khí hậu (ở VN hay gọi là Công ước khung) Bali sụp đổ và cùng lập nên một "Lộ trình Bali " nhằm tạo một sức nặng cần thiết cho các cuộc hội đàm để thông qua một Hiệp định hoàn chỉnh vào 2012.

• Liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh G8 sẽ được tổ chức ở Hokkaido, Toyako sắp tới, hai nước cam kết lẫn nhau về việc thỏa mãn các yêu cầu về vai trò đối với các nghĩa vụ trên cương vị là thành viên của G8, song song đó hai nước sẽ tiếp tục hợp tác để có bước tiến rõ ràng hơn cho một Hiệp định khung nhận nhiều sự đồng thuận vào 2012.

• Lập một chương trình riêng trong Hội nghị thượng đỉnh G8 nhằm xác định các đóng góp cụ thể cho công tác bảo vệ môi trường của từng nước trước 2009 và cùng theo đuổi một thỏa ước trong đó cho phép dung hoà giữa các cam kết môi trường đi kèm một nền kinh tế phát triển bền vững.

• Cùng tập trung vào các thảo luận để có một nền kinh tế bền vững dựa trên các tiêu chuẩn môi trường toàn cầu:

1. Một mục tiêu dài hạn cho công tác cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính đi cùng với mục tiêu phát triển kinh tế.

2. Các chương trình quốc gia cho phép xác định các mục tiêu trung hạn để hỗ trợ cho mục tiêu toàn cầu kèm với các công cụ chính sách thích hợp nhằm theo dõi tiến trình bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất.

3. Tiến hành các dự án hợp tác phát triển công nghệ và triển khai các chiến lược trong các lãnh vực chủ chốt gồm nhà máy phát điện có hàm lượng khí cacbon thải thấp, công nghệ sạch trong phương tiện chuyên chở, các chương trình khai thác đất đai, chú ý phát triển các nguồn năng lượng thay thế (nguyên tử, mặt trời, năng lượng gió) và nâng cao tiêu chuẩn môi trường hiện tại.

4. Có biện pháp cơ cấu các khoản tài chính cho mục tiêu hỗ trợ phát triển công nghệ sạch đi kèm với các chính sách thích hợp kích thích tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ từ công nghệ sạch.

5. Nhanh chóng cải cách các chính sách theo dõi tiến trình bảo vệ môi trường hiện tại để các nước thành viên Liên hiệp quốc đều có thể cùng áp dụng tham gia.

• Góp phần nêu bật các giá trị có được thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển môi trường toàn cầu, nhấn mạnh sự hợp tác giữa khu vực công và tư trong các đề án phát triển như đã đề cập trong Thỏa thuận của liên hiệp Châu Á - Thái Bình Dương về khí hậu và phát triển sạch (Asia-Pacific Partnership on Clean Development and Climate- APP)

• Tiếp tục vai trò lãnh đạo của hai nước trong nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển năng lượng và công nghệ môi trường sạch, song song với việc khuyến khích các nền kinh tế phát triển khác tiếp tục tăng ngân sách cho việc bảo vệ môi trường.

• Cải thiện hợp tác trên các lãnh vực về năng lượng nguyên tử dưới các điều ước kí kết trong Cộng tác toàn cầu về năng lượng hạt nhân (Global Nuclear Energy Partnership) và Kế hoạch hợp tác năng lượng hạt nhân Mỹ-Nhật (U.S.-Japan Joint Nuclear Energy Action Plan) nhằm đạt được các mục tiêu về cắt giảm khí thải trên nền tảng các tiêu chuẩn an toàn và hạn chế vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Hầu như các nước tham gia đều ủng hộ các quy tắc trong nghị định thư. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến lo ngại. Một vài chuyên gia cho rằng Nghị định thư sẽ tác động tiêu cực đến sự gia tăng của các nền dân chủ trên thế giới do các tác động của nó trong tiến độ chuyển giao thành quả công nghiệp cho các nước thuộc thế giới thứ ba. Một số khác lại cho rằng những đóng góp của Nghị định thư không đủ cho vấn đề cắt giảm lượng khí thải cần thiết cho mục tiêu mà nó đề ra. Mặt khác cũng có tiếng chỉ trích từ các chuyên gia kinh tế môi trường với suy nghĩ rằng chi phí bỏ ra cho hoạt động duy trì mục tiêu Nghị định thư là vượt xa hiệu quả mà nó mang lại, họ cũng bày tỏ hoài nghi về sự lạc quan quá mức trong khi chỉ có một lượng nhỏ khí thải được cắt giảm thông qua các cam kết.

b-Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu tại Bali

Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề biến đổi khí hậu được tổ chức tại Bali (3/12/2007- 14/3/2007) với 185 nước tham dự. Hội nghị Bali có mục đích thúc đẩy các quốc gia hoạt động để đạt được một hiệp định mới về cắt giảm khí thải hầu triển hạn hay thay thế nghị định thư Kyoto sẽ mãn hạn vào năm 2012. Sau những ngày làm việc căng thẳng, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận về “Lộ trình Bali”. Các cuộc thương lượng chính thức đầu tiên trong khuôn khổ Lộ trình Bali đã bắt đầu trước tháng 6/2008. Dự thảo Lộ trình Bali nếu đi đến thành công sẽ tiếp nối Nghị định thư Kyoto (hết hiệu lực vào năm 2012). Theo văn bản này, các cuộc thương thuyết trong 2 năm tới có thể xác định được thế giới sẽ thực thi việc cắt giảm các khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiệu quả như thế nào trong tương lai. Bản dự thảo ghi rõ rằng các nước giàu phải cắt giảm mạnh lượng khí gây hiệu ứng nhà kính nhằm hạn chế những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, đồng thời các nước đang phát triển cũng cố gắng kìm hãm tối đa sự gia tăng của các loại khí này. Dự thảo khẳng định những thách thức mà biến đổi khí hậu đặt ra đòi hỏi sự tham gia có trách nhiệm và hiệu quả của toàn thế giới. Cho đến nay, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới chiếm 22% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất, và Trung Quốc - nước đang phát triển, đứng ngay sau Mỹ về lượng khí nhà kính (chiếm 18%), đều đứng ngoài Nghị định thư Kyoto. Ủng hộ các kết luận của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi

khí hậu công bố mới đây, dự thảo Lộ trình Bali nhấn mạnh rằng trong vòng 10-15 năm tới, thế giới cần phải giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất, thậm chí đến năm 2050 chỉ còn một nửa so với năm 2000.

Hội nghị cũng đã ghi nhận nhiều sáng kiến mới trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể là: (1) Nhóm G77 và Trung Quốc cho biết sẵn sàng tham gia tích cực vào đối thoại, tuy nhiên nhấn mạnh vai trò tích cực hơn nữa của các nuớc phát triển trong việc thực hiện giảm phát thải khí nhà kính định lượng trong giai đoạn cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto từ 2008-2012; (2) Các nước phát triển mong muốn các nước đang phát triển tham gia thực hiện các giảm phát thải khí nhà kính trong thời gian tới qua hình thức “cam kết tự nguyện” được đoàn CHLB Nga đưa ra từ COP 12 / CMP 2; (3) Niu Di-lân đưa ra đề xuất cần thiết lập một thảo thuận mới trong khuôn khổ UNFCCC, trong đó liên quan tới giảm phát thải từ chống phá rừng; (4) Sau quyết định phê chuẩn Nghị định thư Kyoto của tân Thủ tướng Úc Kevin Rudd, tổng thống Mỹ George W. Bush cho biết lượng khí thải của Mỹ đã giảm 1.5% vào năm ngoái nhằm xoa dịu những chì trích về phía nước mình; (5) Việc sửa đổi các Phụ lục của KP, tán thành bản Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC, việc giảm phát thải từ giao thông vận tải, chính sách ưu đãi dành cho các nước đang phát triển phục vụ phát triển bền vững đã được cân nhắc; (6) Hội nghị nhất trí Ban Quản lý Quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu gồm 16 thành viên, nhất trí Quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ tài trợ cho các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu cụ thể của các Bên nước đang phát triển của KP. Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) cũng như Ngân hàng Thế giới (WB) là những Bên được ủy thác nhiệm vụ này. Quỹ thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ đi vào hoạt động vào năm 2008.

Tuy nhiên, theo tin từ hội nghị, dự thảo Lộ trình Bali đã né tránh một số vấn đề được xem là cũng quan trọng, đó là chưa ấn định được các bước đi cụ thể tiếp theo sau Hội nghị Bali cũng như đặt thời hạn chót cho các cuộc đàm phán, để một Nghị định thư mang tính toàn cầu có thể được thông qua tại một hội nghị quan trọng của LHQ ở Copenhaghen (Đan Mạch) vào cuối năm 2009.

Hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hiệp Quốc tại Ghana

Hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hiệp Quốc tại Ghana (từ ngày 21/8 – 27/8/2008) đã đạt được những tiến bộ trong việc bàn ra cách giúp các quốc gia đang phát triển làm chậm lại tốc độ phá rừng và xoa dịu những tranh cãi xung quanh các mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của ngành công nghiệp.

Các cuộc đàm luận đã chỉ ra rõ ràng có một khối các nước đang ủng hộ xây dựng một hiệp ước mới của LHQ chống sự ấm lên toàn cầu. Hiệp ước này có thể sẽ được các nước thống nhất

vào cuối năm 2009. Hội nghị Accra này qui tụ 1.500 đại biểu đến từ 160 quốc gia trên toàn thế giới. Đây là phiên họp lần thứ ba trong năm nay theo như kế hoạch đã vạch ra nhằm đạt mục tiêu đạt được một hiệp ước toàn cầu mở rộng mới vào cuối năm 2009 tiếp nối cho Nghị định thư Kyoto. Hội nghị Accra tập trung chủ yếu bàn về cách khích lệ các quốc gia nhiệt đới đang phát triển làm chậm lại tốc độ phá rừng và làm sao thúc đẩy hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp sản xuất sắt thép, sản xuất nhôm, sản xuất xi măng theo tiêu chuẩn môi trường quốc tế. Hội nghị Accra không đặt ra mục tiêu đạt được những thỏa thuận vững chắc.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 7 BIẾN đổi KHÍ hậu và KỊCH bản BIẾN đổi KHÍ hậu ở VIỆT NAM (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w