Thực ra, trong chương trình sách giáo khoa từ trước tới nay trong một số môn học, bài học đều có các đơn vị kiến thức mà để giải quyết được, giáo viên và học sinh phải vận dụng kiến thức
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
GIÁO ÁN TÍCH HỢP LIÊN MÔN
BÀI 28 TIẾT 42- KHÔNG KHÍ- SỰ CHÁY
(HÓA HỌC 8)
Nhóm giáo viên thực hiện: - Hoàng Thị Thủy
- Nguyễn Thị Hằng Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Tâm
THANH HÓA, NĂM 2015
Trang 2BÀI DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Phòng giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hoá
- Trường THCS Quảng Tâm
- Địa chỉ: Trường THCS Quảng Tâm, Tp Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hóa
- Điện thoại; Email: thcsquangtam@gmail.com
- Họ và tên giáo viên: Hoàng Thị Thuỷ
Ngày sinh: 16/6/1973 Môn : Hóa học
Điện thoại: 0987128619
- Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Hằng
Ngày sinh: 19/8/1981 Môn : GDCD
Điện thoại: 0965072121
Trang 3PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN THI CỦA GIÁO VIÊN.
1 Tên dự án dạy học: Vận dụng kiến thức liên môn để giảng dạy trong
chương trình hóa học lớp 8 - THCS.
Bài 28 Tiết 42- Không khí- sự cháy
A Đặt vấn đề
Trong thực tiến giáo dục hiện nay, khi cả nước đang chung tay xây dựng một nền giáo dục tiên tiến nhằm phát huy tối đa nhân tố con người Vậy nên, để xây dựng được cơ sở vật chất, hệ thống chương trình, đội ngũ giáo viên, phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu giáo dục là những nội dung vô cùng quan trọng Đặc biệt, năm học 2015-2016, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng “tích hợp,liên môn” Dạy học tích hợp, liên môn thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học Thực ra, trong chương trình sách giáo khoa từ trước tới nay trong một số môn học, bài học đều có các đơn vị kiến thức mà để giải quyết được, giáo viên
và học sinh phải vận dụng kiến thức của môn học khác
Vậy, chuyên đề dạy học “tích hợp,liên môn” nhằm mục đích gì?
Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường
xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác nên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học này và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó
Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo
viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp
Đối với học sinh, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh
Trang 4động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn (bao gồm cả tự nhiên và xã hội), ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn
Là một môn học có nhiều nội dung tích hợp, nhiều hiện tượng thực tế cần được giải quyết Do vậy, trong quá trình dạy học môn hóa học ở trường THCS, bản thân tôi đã vận dụng kiến thức của Sinh học, toán Địa lí, giáo dục, vật lí vào
dạy học hóa học thông qua bài: Không khí- sự cháy như sau:
Bài 28 Tiết 42- Không khí- sự cháy
B Nội dung
1 Tên bài học: Không khí- sự cháy.
2 Mục tiêu dạy học :
a Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong bài học này là:
+ Môn toán: Học sinh vận dụng kiến thức toán học để tính toán thông qua các bài tập hóa học cụ thể
+ Môn sinh học: Biết được không khí là môi trường sống của sinh vật, bảo
vệ sinh vật khỏi tia bức xạ nguy hiểm Không khí cung cấp O2 cho sự hô hấp của sinh vật; CO2 cho quang hợp ở thực vật Tuy nhiên, khi không khí bị ô nhiễm lại là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, tim mạch gây ảnh hưởng xấu đến đời sống con người, động, thực vật Giải thích được tại sao thực vật có vai trò quan trọng trong bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
+ Môn Vật lí: Giải thích hiện tượng tạo mây, mưa Biết không khí là môi trường truyền âm thanh
+ Môn địa lí :Biết được không khí ô nhiễm còn là nguyên nhân gây hiệu
Trang 5ứng nhà kính
→ Giải thích hiện tượng nóng lên của Trái Đất
+ Môn giáo dục công dân : Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường không khí Có kiến thức để bảo vệ mình và mọi người khi phải tiếp xúc với môi trường có nhiều khí độc
b Kĩ năng: Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn:
sinh học, hoá học, vật lí, địa lí, toán giáo dục công dân thông qua bài “Không
khí- sự cháy -hóa học 8”.
c.Thái độ :
- Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm
- Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong thực tiễn
3 Đối tượng dạy học của dự án:
Học sinh lớp 8A trường THCS Quảng Tâm
4 Ý nghĩa, vai trò của dự án:
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn
đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống -Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế,
từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân
-Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trao dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh và hiệu quả
-Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ tích cực,
tư duy sáng tạo
Cụ thể qua dự án này học sinh không chỉ nắm được kiến thức về thành phần của không khí mà còn thấy được vai trò quan trọng của không khí đối với đời sống con người, nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, nêu được những biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở cấp độ vi mô và vĩ mô
Trang 65 Thiết bị dạy học:
Máy chiếu
Máy vi tính
6 Hoạt động dạy học.
Bài 28 Tiết 42- Không khí- sự cháy
I Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh biết được:
- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích : 78%N2, 21%O2 và 1% các khí khác Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng
- Hiểu được nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng ô nhiễm không khí; hiện tượng nóng lên của Trái Đất
- Biết được một số biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí
2.Kỹ năng:
- Kĩ năng quan sát, giải thích, vận dụng vào thực tế
- Hoạt động nhóm
3 Thái độ:
Học sinh hiểu về hiện tượng nóng lên của Trái Đất từ đó có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành, tránh ô nhiễm và ý thức phòng chống cháy
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1.Giáo viên :
- Hóa chất : P đỏ
- Dụng cụ : + Chậu nước pha màu đỏ, diêm, đền cồn, que đóm
+ Ống đong có chia vạch ; thìa đốt hóa chất
- Tranh ảnh tài liệu về chủ đề : Ô nhiễm không khí, sự nóng lên của Trái Đất
- Máy tính : Máy chiếu đa năng để chiếu những hình ảnh liên quan đến bài học
2 Học sinh: + Ôn lại bài :Tính chất của oxi
+ Đọc trước bài : Không khí – Sự cháy
Trang 7III Hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra bài cũ:
Trong phũng thớ nghiệm người ta điều chế oxi từ nguyờn liệu gỡ? Viết PTHH minh họa? Nờu cỏc cỏch thu khớ oxi trong phũng thớ nghiệm? Giải thớch? Đỏp ỏn:
- Trong phũng thớ nghiệm người ta điều chế oxi từ nguyờn liệu là những hợp chất giàu oxi và dễ bị phõn hủy ở nhiệt độ cao như: KMnO4; KClO3
- PTHH : 2KClO3 →to 2KCl + 3O2
2KMnO4 →to K2MnO4 + MnO2 + O2
- Thu khớ oxi trong phũng thớ nghiệm bằng cỏch :
+ Đẩy khụng khớ ( do oxi nặng hơn khụng khớ)
+ Đẩy nước( do oxi rất ớt tan trong nước)
2 Bài mới:
GV: Trong khụng khớ cú những chất khớ
nào? Khớ nào chiếm nhiều nhất?
HS: Trong khụng khớ cú những chất khớ :
O2; CO2 ; H2
GV: Giới thiệu dụng cụ và húa chất để tiến
hành thớ nghiệm HS nghiờn cứu nội dung
thớ nghiệm
- Quan sỏt ống đong, hóy cho biết ống
đong cú bao nhiờu vạch?
HS: Ống đong cú 6 vạch
- Đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch
thứ nhất (số 1), đậy nỳt kớn,khụng khớ
trong ống đong lỳc này chiếm bao nhiờu
phần?
GV biểu diễn thớ nghiệm – Hs quan sỏt
? Chất khớ nào trong ống đong đó tỏc dụng
I Thành phần khụng khớ
1 Thớ nghiệm:SGK
Trang 8
với P tạo thành khói trắng P2O5
HS: khí O2 trong ống đong đã tác dụng
với P tạo thành khói trắng P2O5
? Khi P cháy, mực nước trong ống đong
thay đổi như thế nào?
? Chất khí nào trong ống đong đã tác dụng
với P tạo thành khói trắng (P2O5)
HS: - Khi P cháy xong mực nước trong
ống dâng lên đến vạch số 2
- khí O2 trong ống đong đã tác dụng với
P tạo thành khói trắng P2O5
? Tại sao nước lại lại dâng lên trong ống?
HS: Nước dâng lên chiếm phần thể tích O2
bị mất đi
GV: Vậy khí còn lại trong ống chiếm mấy
phần?
HS: Khí còn lại trong ống chiếm 4 phần
GV: Từ đó em có thể rút ra tỉ lệ thể tích
khí O2 trong không khí được không?
HS: Thể tích O2 chiếm 1/5 thể tích không
khí
GV: Bằng thực nghiệm người ta xác định
được khí O2 chiếm 21% thể tích không
khí.Phần lớn khí còn lại không duy trì sự
sống,sự cháy, không làm đục nước vôi
trong đó là khí N2 chiếm khoảng 78% thể
tích không khí
GV: Em rút ra kết luận về thành phần
không khí?
HS trả lời
Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 thể tích (chính xác hơn là oxi chiếm khoảng 21% về thể tích không khí) phần còn lại hầu hết là nittơ
Trang 9GV: Ngoài khí oxi và khí nitơ không khí
còn có chứa những chất gì khác?
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ở
mục 2 SGK tr96 bằng các thí nghiệm sau:
- Chứng minh không khí có hơi nước:
Hiện tượng sương mù, mây, mưa hay hiện
tượng ngoài thành cốc đựng nước đá có
các giọt nước
- Chứng minh không khí có khí CO2: Thổi
hơi thở vào cốc đựng nước vôi trong thấy
nước vôi vẩn đục ( nguồn CO2 trong
không khí do sự cháy, sự hô hấp của sinh
vật thải ra )
- Chứng minh không khí có bụi: Quan sát
thực tế hoặc che tối phòng học và để một
khe nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng sẽ thấy
các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí
HS thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn
của GV Rút ra kết luận về thành phần của
không khí
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
→Kết luận
?Giải thích tại sao khi xuống giếng sâu
thường xảy ra hiện tượng ngạt khí? Biện
pháp phòng tránh?
HS trả lời
GV: Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí,
có những chất khí nặng hơn không khí như
CO2, SO2; H2S được sinh ra nhưng khó
khuếch tán vào môi trường không khí nên
2 Ngoài khí oxi và khí nitơ không khí còn có chứa những chất gì khác?
-Ngoài khí oxi và khí nitơ không khí còn có chứa: Hơi nước, CO2, khí hiếm Ne, Ar, bụi,khói .chiếm gần 1%
→ Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, có thành phần: 78%N2, 21%O2
và 1% các khí khác
Trang 10thường tích tụ lại Vì vậy khi xuống giếng
sâu cần có biện pháp thông khí hoặc đeo
bình dưỡng khí để đảm bảo an toàn tính
mạng
? Thành phần của không khí có thể bị thay
đổi không? Nguyên nhân gây ra sự biến
đổi đó?
HS trả lời
GV: Nêu những vai trò của không khí mà
em biết?
Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác
nhận xét, bổ sung (nếu cần)
GV nhận xét, chốt kiến thức đúng Không
khí có vai trò quan trọng nhất đối với sự
sống của mọi sinh vật, là lớp áo giáp bảo
vệ sinh vật trên trái đất khỏi bị các tia bức
xạ nguy hiểm và các thiên thạch từ vũ trụ
Không khí với các thành phần như khí O2,
CO2, NO2,… cần cho hô hấp của động vật
cũng như quá trình quang hợp của thực
vật, là nguồn gốc của sự sống Không khí
còn là môi trường truyền âm thanh
GV: Không khí hiện nay đang bị ô nhiễm
nặng
? Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
HS trả lời
GV giới thiệu một số hình ảnh về nguyên
nhân gây ô nhiễm không khí
3 Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm.
Trang 11- Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác
hại gì?
Hs trả lời
- Chúng ta nên làm gì để bảo vệ không khí
trong lành tránh ô nhiễm?
? Liên hệ ở địa phương đã làm gì để bảo
vệ môi trường?
? vai trò của thực vật trong việc điều hòa
không khí
HS thảo luận nhóm → trả lời
GV bổ sung: Sử dụng nguồn nhiên liệu
sạch khi cháy không gây ô nhiễm môi
trường( H2)
- Tác hại: Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và đời sống của động,thực vật, phá hoại dần các công trình xây dựng cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử
- Biện pháp làm giảm ô nhiễm không khí: xử lý khí thải các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông, chế tạo các thiết bị năng lượng,động cơ hoạt động nhờ năng lượng mặt trời, năng lượng gió bảo vệ rừng, trồng rừng
3 Củng cố: (kiểm tra đánh giá)
Câu 1(4 điểm) Nêu thành phần không khí? Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm?
Câu 2(6 điểm) Mỗi giờ 1 người lớn hít vào trung bình 0,5m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng O2 có trong không khí đó Như vậy, thực tế mỗi người một ngày đêm cần trung bình:
a Một thể tích không khí là bao nhiêu?
Trang 12b Một thể tích khí O2 là bao nhiêu?
(Giả sử các thể tích được đo ở đktc)
4 Dặn dò: Đọc trước nội dung phần II Sự cháy và sự oxi hóa chậm
5 Sản phẩm của học sinh:
Điểm giỏi : Từ 8,0 – 10,0
Điểm khá : Từ 6,5 – dưới 8,0
Điểm Tb : Từ 5,0 – dưới 6,5
Điểm yếu : Từ 3,5 – dưới 5,0
chú
8A 15/34 44,12 14/34 41,12 5/34 14,76 0 0
Quảng Tâm ngày 15 tháng 11 năm 2015
Người thực hiện
Hoàng Thị Thuỷ
Nguyễn Thị Hằng