1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Ebook quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở việt nam trong thời kì hội nhập quốc tế phần 1 TS nông đức

169 591 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 12,49 MB

Nội dung

Quyền và lợi ích hỢp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha, mẹ, con, quan hệ nuôi con nuôi có vếu tô" nước ngoài được xác lập hoặc công nhận theo quy định của pháp l

Trang 1

TS NÔNG QUỐC BINH

TS NGUYỄN HỒNG BẮC

QUAN HỆ HỒN NHÃN VÀ GIA DÍNH

CỒ YẾU TỐ Nlrác NGOÀI ở VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP

HÀ NÔI - 2006

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Với chính sách hội nhập kinh tê quôc tế của Đảng và Nhà nưốc ta, các quan hệ giao lưu quôc tê được mở rộng và phát triển, trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô" nưốc ngoài

Quyền và lợi ích hỢp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha, mẹ, con, quan hệ nuôi con

nuôi có vếu tô" nước ngoài được xác lập hoặc công nhận theo

quy định của pháp luật Việt Nam được tôn trọng và bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau trên cơ sở Hiên pháp, pháp luật Việt Nam và các điều ước quôc tê mà Việt Nam

đã ký kết hoặc gia nhập

Cuôn sách “Q u an hệ hôn n h â n và g ia đ ỉn h có yếu

tô nước ngoài ở Việt N a m tro n g thời kỳ hội n h ậ p quốc

íé” của TS Nông Quốc Bình và TS Nguyễn Hồng Bắc là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, sinh viên luật học quan tâm tới lĩnh vực này

Xin trân trọng giới thiệu cùng han đoc!

Hà Nội, tháng 4 năm 2006

NHÀ XUẤT BÀN Tư PHÁP

Trang 5

C h ư ơ n g I

NHỬNG VẤN ĐỀ CHUNG

VỂ QUAN HỆ HÒN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

I KHÁI NIỆM QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH YẾU

TÔ NƯỚC NGOÀI

1 Khái niệm quan hệ hôn nhãn

Hôn n h ả n là một hiện tượng xã hội đặc biệt, trong đó

các bên chủ thể gắn kết vói nhau với mục đích tạo dựng một tê bào của xã hội là gia đình Khác vối các quan hệ dân

sự bình thường, mục đích của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân không phải nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất hoặc tinh thần trong một thòi điểm nhất định mà nhằm xác lập môi quan hệ lâu dài Thông thường hôn nhân là kết

quả của tình yêu và dựa trên sự tự nguyện của các bên chủ

thể nhằm xây dựng mối quan hệ bềii vOng Sự bển vững này tồn tại cùng vỏi cuộc đòi của các chủ thê và được củng

cô bằng các quan hệ phái sinh khác như quan hệ của cha

mẹ đối vối con cái, ông bà đôi với cháu chắt Nói cách khác,

Trang 6

Quan hệ hôn nhân và gia đinh có yếu tố nước ngoài ở VN

hôn nhân là cơ sở tạo nên quan hệ vỢ chồng và quan hệ huyết thống mà tổng hỢp các môi quan hệ này là nền tảng

của gia đình

Vì hôn nhân là cơ sở tạo nên gia đình nên vê mặt khoa học hôn nhân là một khái niệm gắn liền với khái niệm gia đình Hai khái niệm này cùng song song tồn tại và phát triển theo lịch sử phát triển của xã hội loài người Trong thời kỳ nguyên thủy, khi con ngưòi còn sông theo bầy đàn hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, chưa có phân công lao động xã hội, do đó chưa có hôn nhân và cũng không có gia đình, ơ thòi kỳ này, quan hệ giữa đàn ông và đàn bà là quan hệ tính giao bừa bãi Thời kỳ quan hệ tính giao này kéo dài hàng trăm nghìn năm và nó kết thúc bằng sự ra đời của chê độ quần hôn'" khi có sự phân công lao động xã hội Tương ứng với chê độ quần hôn là hình thức gia đình quần hôn Hình thức này được coi là hình thức gia đình sớm nhất Nó là kết quả liên kết của nhiều ngưòi đàn ông vỏi

nhiều ngưòi đàn bà Chê độ quần hôn đưỢc hình thành và

phát triển qua hai giai đoạn chính và được thế hiện dưói hai hình thức gia đình đó là gia đình huyết tộc và gia đình Pu-na-lu-an (gia đình mà trong đó nhóm các chị em gái lấy nhóm các anh em trai)'-* Sau giai đoạn này là sự ra đòi và

Trường Đại học Luật Hà Nội (1994), Giáo trinh Luật hôn nhân và gia đinh Việt Nam, Hà Nội, tr 4.

Trướng Đại học Luật Hà Nội (1994), Sđd, tr 4.

Trang 7

Chương I Những vấn để chung về quan hệ HN&GĐ

phát triển của hình thái hôn nhân đôi ngẫu và hôn nhân

một vợ một chồng, tương ứng với chúng là gia đình đốì ngẫu và gia đình có một vỢ một chồng.

Có thê nói, nhìn vào các hình thái hôn nhân trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau ta thây sự khác nhau về nội dung của khái niệm hôn nhân Trước kia, trong thòi kỳ tồn tại hình thức gia đình quần hôn, khái niệm hôn nhân được hiểu là sự liên kết của nhiều người đàn ông vói nhiêu người đàn bà nhàm tạo thành một gia đình Ngày nay khi

chê độ hôn nhân một vỢ một chồng được coi là hình thức

hôn nhân tiến bộ thì khái niệm vê hôn nhân cũng thay đổi

Nó được hiểu là sự liên kết giữa nam và nữ đế tạo nên

quan hệ vỢ chồng.

Khái niệm hòn nhân đã được nhiều tài liệu đê cập đến Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển - NXB Khoa học xã hội xuất bản năm 1994 thì khái niệm hôn

nhân được hiểu là “việc nam nữ chính thức lấy nhau làm

Thoo Từ điển giải thích thuật ngữ lu.ật học của Trường

Đại học Luật Hà Nội thì “/lôn nhân là sự liên kết giữa

người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, binh đắng theo điều kiện và trinh tự luật định, nhằm

Trang 8

Quan hệ hôn nhân và gia đinh có yếu tố nước ngoài ở VN

chung sống với nhau suốt đời và xảy dựng gia đinh hạnh phúc và hoà thuận".

Th 00 quy định của khoíin 6 và khoan 10 Điều 8 Luật

hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 thì "Hôn nhàn

là quan hệ giữa vỢ và chồng sau khi đã kết hôn".

Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân và gia đình mang tính giai cấp sâu sắc Lịch sử đã chứng minh trong mỗi hình thái xã hội có các hình thái hôn nhân và gia đình nhất định Các hình thái hôn nhân và gia đình này phản ánh bán chất

xã hội mà hình thái hôn nhân và gia đình đó đang tồn tại Một xã hội bình đẳng hay bâ't bình đẳng giữa ngưòi với người sẽ thế hiện ngay trong cuộc sống hôn nhân và gia đình của xả hội đó Nói cách khác, nhìn vào cuộc sống hôn nhân

và gia đình, ta có thế nhận biết được phần lón thực trạng của đời sỗhg xã hội và ngược lại nghiên cứu cuộc sông xã hội có thế thấy được cuộc sông hôn nhân và gia đình, vì hôn nhân

và gia đình là hình ảnh của một xã hội được thu nhỏ

Q uan hệ hôn n h à n là quan hệ giữa các chủ thê trong

hôn nhân, nó được xác lập từ khi các bên nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng và chấm dứt khi các bôn không còn quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật, Có thê nói, việc xác lập và chấm dứt quan hệ hôn nhân trước hết hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các cá nhân

Trang 9

Chương I Những vấn đề chung về quan hệ HN&GĐ

trong hòn nhân phù hỢp với quy định của pháp luật.

Quan hệ hôn nhân là loại quan hệ pháp luật dân sự đặc biệt Tính chất dân sự và tính chấl clặc biệt trong quan

hệ hôii nhâii dược thê hiện như sau:

Thứ nhát, tín h ch ấ t d â n sư trong quan hê hôn

n h ả n được biếu hiện ở ba diếni cơ bán: Một là, đôl tượng

điêu chỉnh của pháp luật vê hôn nhân giông như đôi tượng điêu chỉnh của pháp luật dân sự Khi quan hệ hôn nhân

đưỢc xác lập thì các quan hệ vê nhân thân (danh dự, nhân

phẫm, uy tín ) và quan hệ tài sán <tài sần chung, tài sản riêng ) của các chủ thê cũng dược xác lộp và chịu sự điều

chình của pháp luật, v ề nguyên tắc các quan hệ nhân thân

và quan hộ tài sán là đôi tượng điêu chinh của pháp luật

dân sự Hai là, phương pháp điều chỉnh quan hệ hòn nhân

được dựa trên phương pháp điếu chỉnh của luật dân sự" Ví

dụ, ở Việt Nam mặc dù trong phương pháp điều chỉnh quan

hệ hôn nhân có những điếm đặc thù bơi tính chất của quan

hệ này nhúng vì được tách ra từ quan hệ dân sự nên

phương pháp diêu chỉnh của nó clược dựa trên phương

pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự Ba là, các quy định

điêu chỉnh quan hệ hôn nhân đưỢc quy định trong Bộ luật

dân sự Ví dụ, troiig Bộ luật dân sự của Việt Nam năm

200Õ các quy dịnh vé hôn nhân dưỢc ghi nhận tại các điểu:

Điều 39 (quyển kết hôn), Điều -10 (qi/vền binh đắng của vợ

Trường Đại học Luật Hà Nội (1994), Sđd, tr 32.

11

Trang 10

chồng), Điều 42 (quyền ly hôn)

Thứ hai, tín h d ă c biêt tro n g q u a n hê hôn n h â n

được thể hiện ở yếu tô tình cảm của các bên chủ thể Có thể nói, tình cảm của các bên chủ thể đốì với nhau được coi là

cơ sở cơ bản và phổ biến trong việc xác lập quan hệ hôn nhân Dựa trên yếu tô" tình cảm mà quan hệ hôn nhân tồn tại bền vững, lâu dài, không mang tính chất nhất thòi và không mang tính chất đền bù ngang giá giông như hầu hết các quan hệ dân sự khác Hơn nữa, trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình, các chủ thể trong quan hệ hôn nhân không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn vì lợi ích của những người khác trong các quan hệ phái sinh từ quan hệ hôn nhân như quan hệ huyết thống (cha mẹ với con cái) hoặc quan hệ thân thuộc (cha, mẹ, anh, em, họ hàng của

các bên vỢ và chồng).

Quan hệ hôn nhân là quan hệ được hình thành trên cơ

sở của hôn nhân, nó thể hiện sự liên kết giữa các chủ thể trong đòi sốhg hôn nhân Tuy nhiên, đòi sốhg hôn nhân không phải tự nhiên được hình thành mà nó chỉ được hình thành khi có sự liên kết của các chủ thể với những điều kiện nhất định, đồng thòi đòi sốhg hôn nhân không tồn tại

vĩnh viễn mà nó sẽ bị chấm dứt trong những trường hỢp

nhất định

Trên cơ sỏ mức độ liên kết giữa các chủ thê trong quan

hệ hôn nhân có th ể chia quan hệ hôn nhân thành ba giai đoạn: giai đoạn kết hôn, giai đoạn tồn tại quan hệ vỢ chồng

Quan hệ hôn nhân và gia đỉnh có yếu tố nưdc ngoài ở VN

Trang 11

Chương I Những vấn để chung vé quan hệ HN&GĐ

và giai đoạn chấm dứt quan hệ vợ chồng G iai đ oan k ế t

hôn là giai đoạn xác lập quan hệ vợ chồng trên cơ sở của

việc kết hôn; g ia i đoan q u a n hệ ượ chồng là giai đoạn sau khi kết hôn và g ỉa i đoan chấm d ứ t q u a n hệ vợ

ch ồ n g là giai đoạn thường được đánh dấu bằng sự kiện

chết của một bên, hoặc bàng việc ly hôn

Như vậy, quan hệ hôn nhân bao gồm tổng thể ba quan

hệ; quan hệ kết hôn, quan hệ vỢ chồng và chấm dứt quan

hệ vỢ chồng.

2 Khái niệm gia đinh

G ia d i n h là hiện tượng xã hội phát sinh và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài ngưòi Hôn nhân là cơ

sở của gia đình, gia đình là tê bào của xã hội mà trong đó có

sự kết hỢp chặt chẽ, hài hoà lợi ích của mỗi công dân, nhà nưóc và xã hội C.Mác và Ph.Ảnghen đã chứng minh rằng, cùng vài hôn nhân, gia đình là một phạm trù phát triển theo lịch sử, giữa chê độ kinh tê - xã hội và tổ chức gia đình

có mốì liên quan trực tiếp và chặt chẽ Trong tác phẩm

“Nguồn gốc của gia đình, chế độ tư hữu và của nhà nước",

Ph.Ảnghen đã nhấn mạnh chê độ gia đình trong xă hội phụ thuộc vào quan hệ sở hữu thông trị trong xã hội đó; quá trình chuyến từ hình thái gia đình này lên hình thái gia đình khác cao hơn suy cho cùng được quy định bỏi những thay đổi trong điều kiện vật chất của đòi sống xã hội Bằng tác phẩm đó, Ph.Ảnghen đã làm thay đôi quan điểm trưóc đây về các hình thái gia đình trong lịch sử Ph.Ảnghen là

13

Trang 12

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nưổc ngoài d VN

ngưòi đầu tiên đă phân tích nguồn gốc gia đình từ giai đoạn thấp nhất của xã hội loài ngưòi, khi con người mói chỉ bắt đầu tách ra khỏi thiên nhiên, chưa sản xuât ra được một thứ sản phẩm nào mà chỉ hái lượm những thức ăn sẵn có của thiên nhiên, vì thê chưa có sự phân công lao động trong

xã hội Trong thòi kỳ này không có hôn nhân, không có gia đình; bộ lạc như là một đơn vị duy nhất không tách ròi của

xã hội nguyên thuỷ'" Từ trạng thái nguyên thuỷ đó, bước tiếp theo của lịch sử đã phát triển những hình thái gia đình đầu tiên, gia đình huyết tộc, gia đình punaluan, gia đình đốì ngẫu gia đình xã hội chủ nghĩa

Như vậv, xã hội loài ngưòi đã trải qua nhiêu hình thái gia đình khác nhau Gia đình là sản phẩm của xã hội đã phát sinh và phát triển cùng vỏi sự phát triển của xã hội Các điều kiện kinh tê - xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định là nhân tô" quyết định tính chất và kết cấu của gia đình Do vậy, gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xă hội, là tê bào của xã hội Gia đình xã hội chủ nghĩa là hình thái gia đình cao nhất trong lịch sử, khác hản vê chất so vói gia đình của các chê độ xã hội trưóc đây Chê độ xã hội chủ nghĩa quyết định sự xuất hiện và phát triển của gia đình xã hội chủ nghĩa Quan hệ bình đẩng vê mọi mặt giữa vỢ và chồng trong gia đình xả hội chủ nghĩa phản ấnh mối quan hệ bình đắng giữa nam và nữ trong xã hội

Trường đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đinh Việt Nam, Nxb Công an nhàn dân, Hà Nội, tr 3-4.

Trang 13

Chương Ị Những vân để chung về quan hệ HN&GĐ

xã hội chủ nghĩa

Khái niệm '"gỉa dinh" đã được đê cập trong các sách

nghiên cứu và trong các văn bản pháp luật của Nhà nước ta

Theo Từ điển triết học thì “Gia đinh là một hình thức có tính

chất lịch sử của tổ chức đời sông chung của loài người, giữa nam giới và nữ g i ớ i Theo xã hội học thì “Gỉa đinh được quan niệm là một nhóm xả hội, hình thành trên cơ sở quan

hệ hôn nhản và quan hệ huyết thống"'-' Cách hiểu vê gia

đình của xã hội học đã mở rộng phạm vi chủ thể gia đình hơn quan niệm gia đình của triết học Nếu gia đình theo cách nhìn nhận của triết học chỉ là quan hệ hôn nhân (tức giữa nam và nừ), thì theo cách nhìn nhận của xã hội học, gia đình còn bao gồm cả quan hệ huyết thông (cha mẹ và con)

Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển - NXB

Khoa học xã hội xuất bản năm 1994 thì g ia d in h được

hiểu là “íập hỢp người cùng sông chung thành một đơn vị

nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vỢ chồng, cha mẹ và con cái""* Theo giải thích của Oxford Advanced Learner s

Dictionary do Oxford University Press xuất bản năm 1992

Từ điển triết học (1972) Nxb.Sựthật, Hà Nội tr 354.

Nguyễn Sinh Huy (1999), Xà hội học đại cương Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội tr 70.

Từ điển tiếng Việt (1994), Trung tàm từ điển, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.94.

15

Trang 14

thì "'gia đ ìn h " là nhóm ngưòi bao gồm cha mẹ và con c íi

của họ"’.

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì “Gỉ’a

đ in h là tập hỢp những người cùng chung sống, gắn bó với

nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thông hoặc nuôi dường, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau"'^-\ Khái

niệm gia đình lần đầu tiên được quy định tại khoản 10

Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình nàm 2000: “Gia đinh là

tập hỢp nhữ ng người g ắ n bó với nh a u do hôn nhân, quan

hệ huyết thông hoặc do quan Hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này" Đây là khái niệm pháp lý đầy đủ nhất về gia

đình, là sự tập hỢp những ngưòi gắn bó vói nhau do quan

hệ hôn nhân, hu\'ết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, từ

đó làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ vối nhau theo quy định của pháp luật vê hôn nhân và gia đình và các quy tắc của đạo đức xã hội biểu hiện qua những phong tục tập quán, truyền thổhg đạo lý của gia đình Bởi vậy, mỗi thành viên trong gia đình đều gắn bó, cô kết vê quyền và bổn phận của mình với các thành viên khác, không thể tự mình thoát ly khỏi môi trường gia đình, thoát ly khỏi xã hội Như

Quan hệ hôn nhân và gia đinh có yếu tô nưâc ngoài ỏ VN

Oxíord University Press, (1992) Oxhrd Advanced Learner’s Dictionaiy.

Trường Đại học Luật Hà Nội, (1999), Từ điển giải thích thu ật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 146.

Trang 15

Chương I Những vấn để chung về quan hệ HN&GĐ

C.Mác đã từng nói, sông trong xã hội con ngưòi không thế tách mình ra khỏi xã hội; tự do của mỗi ngưòi không thể tách khỏi tự do của người khác

Hiện nay, do sự phát triển của các môl giao lưu dân sự quổc tê nên tập hỢp những người tạo nên gia đình trong xã hội Việt Nam không chỉ bó hẹp giữa các thành viên có cùng quõc tịch và cùng cư trú trên lãnh thổ một nưóc mà còn được

mở rộng giữa các thành viên có quốc tịch khác nhau và có thế các thành viên đó cư trú ở các nước khác nhau Trong gia đình này có thể là vỢ, chồng khác quốc tịch hoặc có thê là vỢ, chồng, con (và các thành viên khác) khác quổc tịch Họ có thể

là những ngưòi cùng quôc tịch nhưng cư trú ở các nước khác nhau Quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng ở đây cũng có thể phát sinh từ sự kiện pháp lý

xảy ra ở nưóc ngoài Sự khác nhau vê quốc tịch, ndi cư trú

giữa các thành viên trong gia đình hoặc căn cứ pháp lý làm nảy sinh quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưõng đó đã làm cho gia đình loại này khác với gia đình truyền thống trong xã hội Việt Nam - đó là gia đình có yếu tô nưóc ngoài Trên cơ sở

khái niệm pháp lý vê gia đình, có thế hiểu; Gia đ ìn h có yếu

tô nước ngoài là tập hỢp những người gắn bó với nhau do

hôn nhản, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng

có yếu tô nước ngoài, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật Gia

đình có yếu tố nưốc ngoài cũng được hình thành trên cơ sỏ

hôn nhân (sự kiện kết hôn giữa hai người khác quôc tịch) hoặc nuôi dưỡng (người nhận nuôi và con nuôi khác quốc

2.QHHN-A

17

Trang 16

tịch) Do có các sự kiện trên nên trong gia đình này các thành viên có các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản nhất định đốì với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ nhau vê vật chất

và tinh thần Trong gia đình có yếu tô" nưóc ngoài, những yếu

tố tình cảm, huyết thống, sự nuôi dưõng đan xen lẫn nhau trong mức độ truyền thốhg gia đình khác nhau và tạo nên môl liên hệ chặt chẽ khác nhau giữa các thành viên Nhu cầu giữa các thành viên trong gia đình là được yêu thương, chàm sóc, nuôi dưỡng, được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cũng rất khác nhau, đôi khi tuỳ thuộc vào ý thức pháp luật của mỗi thành viên trong gia đình đó

Hôn nhân là cơ sở của gia đình Theo Điều 7 Luật hôn

nhân và gia đình năm 2000 thì “Gia đinh là tê bào của xã

hội Gia đinh tốt thi xã hội mới tốt, xã hội tốt thi gia đinh càng tốt" Vậy, gia đình có yếu tô" nước ngoài có phải là tê

bào của xã hội Việt Nam? Trong mỗi chê độ xã hội, gia đình

có yếu tô' nước ngoài đều thực hiện những chức năng cơ bản của gia đình và một trong các chức năng là tái sản xuất ra con ngưòi, duy trì nòi giốhg Đó là quá trình cần thiết của cuộc sống trong một xã hội nhất định Quá trình này được

thể hiện ở chỗ ''Hàng ngày tái tạo ra đời sông của bản thản

minh, con người bắt đầu tạo ra những con người khác, sinh

con, nảy nở Đó là quan hệ g iữ a vỢ và chồng, giữa cha mẹ

và con cái - đó là gia đình"^'\

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài VN

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trinh Luật hôn nhẩn và gia đình Việt Nam, Nxb.Công an nhàn dân, Hà Nội, tr 19

Trang 17

Chương I Những vấn để chung về quan hệ HN&GĐ

Nếu không có sản xuât và tái sản xuất ra con ngưòi thì

xã hội không thể phát triển được, thậm chí không thể tồn tại được Như vậy, gia đình có yếu tò nước ngoài là một trong những thể chê cơ bản của xã hội Nó ra đòi, tồn tại và phát triển trưóc hết là nhò Nhà nước thừa nhận đồng thòi định ra những biện pháp, những nguyên tắc nhằm ổn định quan hệ xã hội này Khoản 1 Điều 100 Luật hôn nhân và

gia đình năm 2000 đã thể hiện quan điểm đó; “N/ià nước

Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quan hệ gia đình có yếu tô nước ngoài " Như vậy, cũng như gia đình được xác lập từ

những yếu tô trong nưóc, gia đình có yếu tô nước ngoài ở Việt Nam được coi là tê bào của xã hội Việt Nam

Như đã trình bày ở trên, có thê thấy “hôn nhăn" và

''gia đinh" là hai khái niệm có môi quan hệ gắn bó mật

thiết vói nhau, cùng tồn tại và nội dung của chúng cùng phát triển trong sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, về mặt lý luận thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau và

có tính độc lập nhâ't định Tính độc lập này được thề hiện ở

hai điểm khác nhau cơ bản, đó là sự hình thành và chủ thể

tham gia trong đòi sông hôn nhân và gia đình

Thứ nhất, về sự hình thành Nếu hôn nhân được hình

thành trên cơ sở kết hỢp giữa nam và nữ để xác lập quan

hệ vỢ chồng, thì gia dinh đưỢc hình thành trên nhiều cđ sỏ khác nhau, trong đó hôn nhân được coi là một trong những

cơ sở phổ biến Có lẽ chính vì môl quan hệ khăng khít có

tính nhân quả này mà đôi khi khó có thể phân biệt rạch ròi

19

Trang 18

giữa hôn nhân và gia đình.

Thứ hai, về chủ thể tham gia Nếu chủ thể tham gia đòi

sống hôn nhân là các bên xác lập quan hệ vợ chồng thì trong đòi sông gia đình các chủ thể tham gia không những chỉ là vỢ chồng mà còn là những ngưòi khác dựa trên cơ sở của quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng như con đẻ, ông

bà, con nuôi

Như vậy, có thể nói hôn nhân là một khái niệm độc lập với khái niệm gia đình Do đó, việc nghiên cứu quan hệ hôn nhân cũng được đặt trong sự độc lập của nó vài việc nghiên cứu quan hệ gia đình

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô' nước ngoài ở VN

3 Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yêu tô nước ngoài

Theo lý lụận chung về nhà nưóc và pháp luật thì nhu

cầu sinh tồn và phát triển đã buộc con người phải liên kết

với nhau thành những cộng đồng, giữa các thành viên của cộng đồng luôn nảy sinh những sự liên hệ về vật chất, vê tinh thần và những mốì liên hệ này luôn có giói hạn nên

người ta gọi là những “quan hệ" Những quan hệ xuất hiện

trong quá trình hoạt động xã hội của con ngưòi, nghĩa là chúng xuất hiện trong quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất, trong việc thoả mãn các nhu cầu văn hóa, tinh thần cùng như trong việc bảo vệ lợi ích của xă hội thì được

gọi là “quan hệ xã hội" Sự hình thành và phát triển của các

quan hệ xã hội diễn ra dưới tác động của nhiều yếu tô khác nhau song quyết định nhất vẫn là do điều kiện sản xuất và

Trang 19

Chương I Những vấn để chung về quan hệ HN&GĐ

sinh hoạt vật chất Quan hệ xã hội tồn tại khách quan không lệ thuộc vào ý chí của con ngưòi Tính khách quan của chúng thê hiện ở chỗ, con ngưòi sông trong xã hội không thê tự đặt mình ngoài những môi liên hệ xã hội đang tồn tại Xã hội không thể tồn tại thiếu con người và con người không thề tồn tại ngoài xã hội, ngoài những môl liên

hệ xã hội Chính vì lẽ đó mà C!Mác gọi “Bản chất của con

người là tổng hoà tất cả quan hệ xả hội""\ Tính tổ chức của

đòi sông cộng đồng đòi hỏi các quan hệ xã hội phải được điều chỉnh Điều này có thê thực hiện được bằng cách đặt

ra những quy tắc xử sự buộc mọi người phải tuân theo Quan hệ xã hội rất đa dạng và phong phú Quan hệ hôn nhân và gia đình là loại quan hệ xã hội bao gồm quan hệ

kết hôn, quan hệ giữa vỢ và chồng; cha, mẹ và con; quan hệ

giữa các thành viên khác trong gia đình

Quan hệ hôn nhăn và quan hệ gia đinh có mối liên quan mật thiết với nhau Môl liên quan mật thiết này được

thể hiện ở sự đan xen, chồng lấn giữa chúng Sự đan xen, chồng lâ"n này là quan hệ vỢ chồng Khi nói đến quan hệ hôn nhân, ngưòi ta không thế không đê cập tói quan hệ vợ chồng, đồng thòi khi nói đến quan hệ gia đình, ngưòi ta cũng không thể không nhắc tới quan hệ vợ chồng Nói cách khác quan hệ hôn nhân và quan hệ gia đình đều đê cập tói

C.Mác - Anghen toàn tập, (1971), tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội,

tr 492.

21

Trang 20

quan hệ vợ chồng Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, hôn nhân là một khái niệm độc lập với khái niệm gia đình nên

sự chồng lấn này không làm mất đi tính độc lập của quan

hệ hôn nhân đối vói quan hệ gia đình.

Căn cứ vào khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình

năm 2000 có thể hiểu: Q uan hệ hôn n h â n và g ia đ in h

có yếu tô nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình phát sinh giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam hoặc giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài Theo khái niệm này, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô'nước ngoài hao gồm:

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ỏ VN

Qutm hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài ,,

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì kết hôn

là việc “nam và nữ chính thức lấy nhau làm vỢ, chồng theo

quy định của pháp luật” hoặc theo khoản 2 Điều 8 Luật

hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “K ề i hôn là việc

nam và n ữ xác lập quan hệ vỢ chồng theo quy đ ịn h của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn" Như

vậy, có thể nói kết hôn là thủ tục pháp lý bắt buộc đê xác lập quan hệ vợ chồng

Trang 21

Chương I Những vấn để chung về quan hệ HN&GĐ

Vê mặt pháp lý, kết hôn đã được tuyên bô" là quyên của con người do đó con ngưòi có quyền được hưởng và có quyển

được pháp luật bảo vệ trong quan hệ hôn nhân trên cơ sở

của các quy định vê điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn

Đế bảo vệ quyền kết hôn của con người, pháp luật về hôn nhân và gia đình của hầu hết các nước trên thê giỏi đều quy định mọi ngưòi đêu có quyền kết hôn khi có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định đồng thòi việc tiến hành kết hôn phải tuân theo quy định của pháp luật

P háp lu ậ t điêu ch ỉn h kết hôn là tổng hỢp các

nguyên tắc, các quv phạm điều chỉnh việc liên kết giữa nam và nữ nhằm xác lập nên một quan hệ vỢ chồng Kết

hôn là cơ sở, là tiên đê cho việc tạo ra gia đình - tê bào của

xã hội Thực tê đã chứng minh rằng một xã hội tốt hay xấu, thịnh hay suy phụ thuộc rất nhiêu vào từng gia đình trong

xã hội đó, bởi vì gia đình có một vị trí rất quan trọng trong

cả ba phương diện: xã hội, chính trị và kinh tế“’ do đó pháp luật điểu chỉnh kết hôn là điều tất yếu

Vê mặt nguyên tắc, ở bất cứ xã hội có giai cấp nào, pháp luật cũng luôn là công cụ hữu hiệu điều chỉnh quan hệ kết hôn Tuv nhiên, nội dung pháp luật điều chỉnh kết hôn lại phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, và phong tục tập quán nhất định Trong xã hội phong kiến Việt Nam,

Vũ Vàn Mầu (1973) Việt Nam dân luật lược giảng, Tài liệu dùng cho cử nhàn Luật khoa - Đại học Sài Gòn, Sài Gòn, tr.11.

23

Trang 22

với quan điểm vê việc kết hôn là: “//ôn lễ giả tương hỢp nhị

tính chi hiếu, thượng d ĩ sự tôn m iếu, n h i hạ d ĩ kê hậu th ế

dã, cô quản tử trọng chi", có nghĩa là ‘7ễ hôn tương hợp sự

giao hiếu giữa hai dòng họ, trên đê thờ p h ụ n g tò tiên trong

tông miếu (tức nhà thờ họ) dưới đê kê truyền giòng dõi đời sau, vi vậy hôn lễ được người quân tử trọng""' Xuất phát

từ quan điểm cho ràng kết hôn là việc giao hiếu giữa hai dòng họ nhằm duy trì và phát triển việc thò phụng tố tiên

và nối dõi tông đường, nên trong cổ luật Việt Nam đã đưa

ra các quy định để đạt được mục đích đó Ví dụ, cố luật

Việt Nam cho phép cha mẹ có quyển sắp đặt việc dựng vợ

gả chồng cho con, ngưòi đàn ông có quyền bỏ vỢ nếu vợ

không sinh được con, ngưòi đàn ông có quyền lấy nhiều vợ

đê có con đàn cháu đông thò phụng tổ tiên Trong xã hội

Việt Nam hiện đại, ngưòi vỢ có quyền được bình đảng vối

chồng trong quan hệ gia đình Nguyên tắc này xuất phát

từ quan điểm tiến bộ là nam nữ có quyền bình đẳng trong

mọi lĩnh vực của đòi sông xã hội Để khẳng định nguyên tắc

tiến bộ này trong quan hệ hôn nhân, Điều 64 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ,

m ột vỢ một chồng, vỢ chồng binh đẳng".

Như vậy, dựa trên những điều kiện chính trị, kinh tế,

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nưổc ngoài ở VN

Vũ Vàn Mầu (1970), cổ luật Việt Nam Lược thảo, Tài liệu dùng cho cử nhàn Luật khoa, Đại học Sài Gòn, tr.164.

Trang 23

Chương I Những vấn đề chung về quan hệ HN&GĐ

phong tục tập quán khác nhau mà pháp luật các nước đưa

ra các quy định khác nhau cho việc xác định tính hỢp pháp của việc kết hôn Mặc dù có sự khác nhau trong nội dung của quy phạm pháp luật, nhưng nhìn chung khi quv định

vê vân đề kết hôn, pháp luật của các nước đều tập trung vào hai vấn đê pháp lý cơ bản đó là điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn Nói cách khác, đê xác định một hôn nhân hỢp pháp hay không ngưòi ta dựa vào hai tiêu chí pháp lý, đó là điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn

Q uan hệ vợ chồng quan hệ đưỢc xác lập trên cơ sở

của việc kết hôn phù hỢp với quy định của pháp luật Quan

hệ vỢ chồng bao gồm hai nhóm quan hệ, đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

Thứ nhất, đôi vói quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng

Q uan hệ n h â n th á n g iữ a vơ và chồng là quan hệ được

hình thành trên cơ sỏ những chê định pháp luật gắn liền

vói nhân thân của các bên chủ thế như tên gọi, quốc tịch,

uy tín, danh dự, nhân phẩm của các bên, đồng thòi nó cũng xuất phát từ tình cám của các hên trong quan hệ vỢ chồng như tình yêu và trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ vợ chồng Đế điểu chỉnh quan hệ nàv, ở mỗi chê

độ xã hội khác nhau, nhà nưóc ban hành các quy định

25

Trang 24

pháp luật điều chỉnh quan hệ nhân thân giữa vờ và chồng cũng khác nhau Bởi vì pháp luật quy định các vấn đề pháp lý liên quan tới quan hệ nhân thân giữa vỢ và chồng

mang tính xã hội rất sâu sắc Dưới chê độ phong kiến, với

quan điểm trọng nam khinh nữ, sau khi kết hôn người vỢ

hầu như lệ thuộc vào ngưòi chồng Ví dụ: Trong xã hội

phong kiến Việt Nam đã từng tồn tại quan niệm “xuất giá

tòng phu”, điều này có nghĩa ngưòi đàn bà sau khi đi lấy chồng thì phải theo chồng và phải lệ thuộc hoàn toàn vào gia đình nhà chồng 0 một sô" nưóc tư bản trưóc đây pháp luật quy định khi ngưòi phụ nữ đi lấy chồng thì phải mang

họ chồng, nếu lấy chồng là ngưòi nước ngoài thì phải mang quốc tịch của nước ngưòi chồng Nội dung lạc hậu của quy định kể trên ligày nay đang dần được thay đổi Hiện nay pháp luật của nhiều nước trên thê giới và trong nhiều điều ước quốc tê khi đề cập tói vấn đề này đều có quy định tiến bộ Đó là, việc kết hôn và ly hôn không làm thay đổi quốc tịch ngưòi phụ nữ hoặc việc nhập quôc tịch nước khác của một trong các bên vỢ chồng không làm thay đôi quốc tịch của người kia

Ví dụ, Điểu 9 khoản 2 Công ưốc của Liên hỢp quốc về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ đã quy định:

“Cóc nước th a m gia Công ước hoan

nghênh quyền của p h ụ n ữ binh đẳng với nam giới trong việc thay đổi hoặc g iữ nguyên quốc

Quan hệ hôn nhằn và gia đình có yêu tố nưdc ngoài ở VN

Trang 25

Chương I Những vấn đề chung về quan hệ HN&GĐ

tịch của minh Đặc biệt sẽ bảo đảm rằng khi

người p h ụ n ữ lấy chồng người nước ngoài không nhất thiết p h ả i thay đổi quốc tịch trong suốt quá trinh hôn nhán, không làm người vợ

bị mất quốc tịch hoặc bắt buộc người đó phải

m ang quốc tịch của người chồng".

ở Việt Nam vấn đê quổic tịch liên quan tói quan hệ hôn nhân cũng được quy định tương đôi cụ thê trong Luật quốc tịch Việt Nam Điều 9 và Điều 10 của Luật quốc tịch Việt

Nam quy định: Việc kết hôn, ly hôn và huỷ việc kết hôn trái

phá p lu ậ t giữa công dân Việt N a m với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch của các bên ưà việc ượ hoặc chồng nhập hoặc m ất quốc tịch không làm thay đôi quốc tịch của người kia.

Thứ hai, đối với quan hệ tài sản giữa vỢ và chồng Q uan

hệ tà i sả n g ỉử a vơ chồng là quan hệ liên quan tói lợi ích

vật chất của các bên vờ chồng đốì vói tài sản Để đảm bảo

quyền lợi vật chất của vỢ, chồng trong quan hệ hôn nhân,

pháp luật của tất cả các nưóc đều quy định điều chỉnh quan

hệ tài sản giữa vỢ và chồng Tuy nhiên, nội dung của các quy định trên đâv có thể khác nhau tuỳ theo chê độ chính trị, chê

độ kinh tê và phong tục, tập quán của mỗi nước

Ví dụ, dưới chê độ phong kiến, với quan

điểm cho rằng người vỢ là ngưòi sôVig phụ thuộc trong gia đình, do đó tài sản trong gia

27

Trang 26

đình là do người chồng làm ra, cho nên ngưòi chồng luôn là ngưòi chủ sở hữu của các tài sản

đó Trong chê độ tư bản, địa vị xã hội của

người phụ nữ đưỢc coi trọng hớn, vì vậy quyền

đối vói tài sản của vợ trong các gia đình dưới

xã hội tư bản cũng được coi trọng hơn Trong

xã hội xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ quan điểm nam nữ bình đẳng đồng thòi tôn trọng quyền và lợi ích của mỗi cá nhân trong mọi quan hệ, trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình, cho nên vợ chồng có quyền ngang nhau đốì vói tài sản chung, nhưng đồng thòi có quyền có tài sản riêng của mình

Như đã phân tích, sự kiện kết hôn hỢp pháp đã làm

phát sinh quan hệ giữa vỢ và chồng Nội dung của quan hệ pháp luật đó bao gồm các quyền và nghĩa vụ pháp lý vê nhân thân và tài sản Các quyền và nghĩa vụ pháp lý này được pháp luật bảo hộ Khi nói đến quan hệ pháp lý giữa

vỢ và chồng có yếu tô nước ngoài là nói đến quan hệ giữa

vợ và chồng xảy ra trong các trưòng hđp có yếu tố nước ngoài tham gia Y ếu t ố n ư ớ c n g o à i tr o n g q u a n h ệ g iữ a

vợ v à c h ổ n g có th ể là:

■ Vợ và chồng có quốc tịch khác nhau Trong ưưòng

hỢp này có ít nhất một bên vỢ hoặc chồng là ngưòi nước

ngoài, ớ Việt Nam, ngưòi nưóc ngoài được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm ngưòi có quõc tịch

Quan hệ hôn nhân và gia đỉnh có yếu tố nưổc ngoài ở VN

Trang 27

Chương I Những vấn để chung về quan hệ HN&GĐ

nước ngoài và ngưòi không có quôc tịch Ngưòi có quốc tịch

nước ngoài có thể là người có một hoặc nhiều quôc tịch nưốc

ngoài Ví dụ: tranh chấp vê tài sản giữa vỢ là công dân Việt

Nam, chồng là công dân Liên bang Nga;

- K hách thể liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài

Trong trưòng hợp này vỢ, chồng đều là công dân Việt Nam

nhưng tài sản đang tranh chấp lại nằm ở nước ngoài Ví

dụ: Hai vd, chồng là công dân Việt Nam tranh chấp vói

nhau vê một ngôi nhà hiện đang tồn tại ở Pháp;

- S ự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt

qu a n hệ giữa vỢ và chồng xảy ra ở nước ngoài Trưòng hỢp

này vỢ, chồng đều là công dân Việt Nam nhưng căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ giữa họ xảy ra ở

nưốc ngoài Ví dụ: Hai công dân Việt Nam kết hôn vối

nhau tại Ba Lan, theo pháp luật Ba Lan và chung sông tại

Ba Lan khoảng tám năm, sau đó chuyển vê Việt Nam sinh sông Sau một thòi gian giữa họ phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu ly hôn tại Toà án Việt Nam;

- Hai vỢ chồng tuy cùng quốc tịch nhưng cư trú ở hai

nưóc khác nhau Ví dụ: Tranh chấp về tài sản giữa vỢ,

chồng là công dân Việt Nam nhưng vđ cư trú ở Việt Nam, chồng cư trú ở Trung Quốc

Quan hệ giữa vỢ và chồng xảy ra theo một trong các

trường hỢp trên sẽ được coi là q u a n hệ giữa vỢ và chồng có

yếu tô nước ngoài Hiện nay, trong các văn bản pháp luật

nước ta chưa có định nghĩa cụ thể về quan hệ giữa vỢ và

29

Trang 28

chồng có yêu tô nưốc ngoài Nhưng từ phân tích trên, có thể rút ra định nghĩa về quan hệ giữa vỢ và chồng có yếu

tô nưóc ngoài như sau: Q u a n hệ g iữ a vỢ và ch ồ n g có

y ế u tô’ n ư ớ c n g o à i là quan hệ giữ a vỢ và chồng trong đó

có ít n h ấ t m ột người là người nước ngoài hoặc giữa công

dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên cư trú ở nước ngoài hoặc căn cứ đ ể xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ

đó phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan

hệ đó ở nước ngoài.

Quan hệ hôn nhâh và gia đinh có yếu tố nước ngoài ở VN

Chổm dứt quan hệ vỢ chồng

Nếu pháp luật quy định các cơ sở pháp lý cho sự tồn tại

của quan hệ vỢ chồng, thì pháp luật cũng đưa ra các quy

định nhằm xác nhận sự chấm dứt của quan hệ vợ chồng Có

nhiều sự kiện làm chấm dứt quan hệ hôn nhân như; do sự kiện chết của một bên vỢ hoặc chồng; hoặc có sự tuyên bố của cd quan có thẩm quyền về sự kiện chết của một bên vợ hoặc chồng; hoặc có sự kiện ly hôn giữa các bên vỢ chồng.

Thứ nhất, hôn nhân chấm dứt do sự kiện chết của một bên vỢ hoặc chồng Sự kiện chết của một trong các bên vợ,

chồng là một trong những trường hỢp hôn nhân chấm dứt ngoài ý muốn chủ quan của các bên về mặt lý luận, quan

hệ hôn nhân chỉ có thế tồn tại khi có sự tồn tại của các bên• • • •

chủ thể trong quan hệ hôn nhân đó Điều này có nghĩa là

nếu một trong các bên vỢ, chồng bị chết thì hôn nhân đó

Trang 29

Chương I Nhúng vấn đề chung về quan hệ HN&GĐ

đương nhiên bị chấm dứt mà không cần có sự tuyên bô của

cơ quan nhà nưóc có thẩm quyển Trong trường hỢp này hôn nhân sẽ hoàn toàn bị chấm dứt

Thứ hai, hôn nhân chấm dứt do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước tuyên bô' sự kiện chết của một bên vỢ hoặc chồng Hôn nhân cũng bị chấm dứt khi cơ quan có thẩm

quyền của Nhà nước tuyên bô một bên vỢ hoặc chồng đã chết Trên thực tê có nhiêu trường hỢp, mặc dù không có chứng cứ về sự kiện chết của một người, nhưng đồng thòi cũng không có cđ sở pháp lý đê chứng minh sự tồn tại của ngưòi đó trong xã hội Do đó để giãi quyết các quan hệ và

để bảo vệ quyền lợi cho những người khác có liên quan, cđ quan có thẩm quyền của Nhà nưốc tuyên bô sự kiện chết của ngưòi đó Việc cơ quan có thâm quyền của Nhà nước

công bô" sự kiện chết của một bên vỢ hoặc chồng là cđ sở

pháp lý chấm dứt một quan hệ hôn nhân

Hậu quả của việc cơ quan nhà nước có thẩm quyến

tuyên bô" sự kiện chết của một người cũng giông như trường

hợp một trong các bên vd chồng bị chết, nó là cơ sở pháp lý

để chấm dứt một quan hệ hôn nhân Tuy nhiên, có điểm khác nhau trong hai trường hỢp này Nếu trong trường hỢp

một bên vỢ hoặc chồng bị chết thì hôn nhân bị chấm dứt

hoàn toàn, thì trong trưòng hỢp quaỉi của Nhà nước có thẩm quyền tuyên bố một trong các bên bị chết thì hôn nhân không bị chấm dứt hoàn toàn Trong trường hợp thứ hai,

hôn nhân bị chấm dứt có thế được phục hồi Ví dụ, khi một

31

Trang 30

ngưòi đã bị cơ quan có thẩm quyền tuyên bô là đă chết thì quan hệ hôn nhân của ngưòi này đương nhiên bị chấm dứt

Tuy nhiên, nếu trên thực tê ngưòi bị tuyên bô" là đã chết mà

vẫn còn sốhg và sau này ngưòi đó trở về với gia đình của mình thì quan hệ hôn nhân của họ với vỢ hoặc chồng trưóc

đó đương nhiên đưỢc phục hồi và được pháp luật thừa nhận

Nói cách khác, pháp luật mặc nhiên công nhận sự tồn tại

của quan hệ hôn nhân này, mà các bên không phải tiến hành đăng ký việc kết hôn lại tại quan nhà nưóc có thẩm

quyền Đây là một trong những đặc trưng của quan hệ hôn nhân"’ Đặc trưng này được gọi là đặc trưng phục hồi của

quan hệ hôn nhân Tuy nhiên, trong các trường hỢp đặc biệt thì đặc trưng phục hồi quan hệ hôn nhân không được áp dụng Ví dụ, một bên vỢ hoặc chồng đã bị cơ quan có thẩm quyền tuyên bô là đã chết, và bên kia sau đó đã kết hôn vói ngưòi khác thì khi ngưòi bị tuyên bô" là đã chết có trở vê thì cuộc hôn nhân ban đầu không được phục hồi mà cuộc hôn nhân thứ hai vẫn đưỢc coi là hỢp pháp.

Thứ ba, hôn nhân chấm dứt do ly hôn Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vỢ chồng trước pháp luật theo yêu cầu

của một hoặc của cả hai bên vỢ chồng Nếu như kết hôn là

cơ sỏ để hình thành một quan hệ vỢ chồng dựa trên sự tự nguyện của các bên chủ thể thì ly hôn là sự tự nguyện của

Quan hệ hôn nhân và gia đinh có yếu tố nước ngoài ở VN

Trường Đại học Luật Hà Nội (1994) Giáo trinh Luật hôn nhân và gia đinh Việt Nam, Hà Nội, tr 56-57.

Trang 31

Chương I Những vấn để chung về quan hệ HN&GĐ

ít nhất một bên chủ thế làm cơ sở đê chấm dứt quan hệ vỢ chồng Sự tự nguyện yêu cầu chấm dứt hôn nhân của một bên hoặc cả hai bên sẽ là cđ sở pháp lý đê cơ quan có thẩm quyền của nhà nước xem xét cho phép ly hôn Nói cách khác cơ sở pháp lý để tiến hành ly hôn là ý chí tự nguyện của một hoặc của cả hai bên vỢ, chồng

Nếu chúng ta đã từng cho rằng kết hôn là cơ sở pháp lý

để tạo nên tê bào xã hội đó là gia đình thì ly hôn không có nghĩa là làm tan rã tê bào xã hội ấy và làm cho xã hội suy yếu Bởi vì bên cạnh yếu tô tiêu cực, ly hôn còn mang một ý nghĩa tích cực đó là bảo vệ quyền tự do của con ngưòi, giúp con người thoát khỏi những ràng buộc vô lý, phi dân chủ của xã hội lạc hậu Vê vấn đê này Lê-nin đã khẳng định: “L>'

hôn không có nghĩa là làm 'Han rả" những môi liên hệ gia đình, m à ngược lại, nó củng cô' những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có th ể có và vững

chắc trong một xã hội văn minh"^" Khi nói về ly hôn,

Ảnghen chỉ rõ: “Nếu tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoặc

bị một tinh yêu say đắm mới át đi, thi ly hôn sẽ là điều hay

cho cả đôi bên củng như cho xã hội"'-\ Như vậy, khi cuộc

sông hôn nhân không thê tồn tại thì ly hôn là điêu cần thiết không chỉ cho đôi bên nam nữ mà còn cho xã hội

v.l Lê nin (1980), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ,Maxcơva,

Trang 32

Ly hôn là một hiện tượng xã hội mang bản chất giai

cấp sâu sắc, do đó quan điểm vê ly hôn của các chê độ chính

trị khác nhau là không giốhg nhau Dưới chê độ phong

kiến, vói quan điểm “trọng nam, khinh nữ', bảo vệ quyền

gia trưởng của ngưòi đàn ông trong gia đình, người đàn bà được ngưòi đàn ông lấy về làm vỢ chỉ vói chức năng sinh đẻ

con cái và hầu hạ gia đình nhà chồng Vì th ế ngưòi chồng

có quyền ly hôn vỢ vói những nguyên có rất vô lý, ngược lại người vỢ không có quyền được ly hôn Trong chê độ xã hội dân chủ và văn minh, quyền được tự do ly hôn của phụ

nữ luôn được tôn trọng Khi bàn về vấn đề này Lê-nin đã

khẳng định; ''Nếu ngay từ bây giờ, không đòi hỏi quyền

hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là m ột s ự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với p h ụ

Cơ sỏ pháp lý để chấm dứt một quan hệ vỢ chồng bằng

việc ly hôn thông thường là một bản án do toà án có thẩm

quyền tuyên (Trong một sô" trưòng hỢp ly hôn có thể được

thực hiện bằng một thủ tục hành chính do cơ quan có thẩm

quyền thực hiện Vỉ dụ, ở một sô" nưóc như Đài Loan, Nhật

Bản, trong trường hỢp nếu vỢ chồng thuận tình ly hôn thì

có thể tối cơ quan công chứng, hộ tịch để làm thủ tục công

nhận sự thuận tình ly hôn của họ) Có thể nói, nếu đăng ký

kết hôn là cơ sở pháp lý xác định quan hệ vđ chồng thì bản

Quan hệ hôn nhân và gia đinh có yếu tố nước ngoài ỏ VN

V./ Lê nin (1980), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Maxcơva, ịr.163.

Trang 33

Chương I Những vấn đề chung về quan hệ HN&GĐ

án Iv hôn của toà án được coi là cơ sở pháp lý phổ biến chấm dứt quan hệ hôn nhân Việc nhà nước can thiệp vào việc ly hôn không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích cụ thể của các bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân mà còn nhằm mục đích

bảo vệ nhà nước và xã hội Như vậy có thế nói rằng mặc dù

ly hôn là quyền tự do của các bên nhưng quyền tự do ấy không nằm ngoài các quy định của pháp luật Việc ly hôn chỉ có thể được tiến hành khi nó hội đủ các căn cứ đã được quy định trong pháp luật

Theo quy định của pháp luật Việt Nam ly hôn được coi

là một quyền của con ngưòi Quy định này được ghi nhận trong các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự và Luật

hôn nhân và gia đình năm 2000 Ví dụ, Điều 42 Bộ luật dân sự của Việt Nam quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai

người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn" hoặc

theo quy định của Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình Việt

Nam năm 2000 thì “Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân

do toà án công n h ậ n hoặc quyết định theo yêu cầu của vỢ hoặc chồng hoặc cả hai vỢ chồng".

Từ các quy định trên đây có thể thấy, việc ly hôn chỉ có thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét khi có một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn

Cũng như đối vói kết hôn, pháp luật của tất cả các

nước đều có quy định đôl với ly hôn Tuy nhiên, nội dung các quy định cụ thể điều chỉnh ly hôn của các nước là không giống nhau Bởi vì nội dung của các quy định nàv phụ

35

Trang 34

thuộc rất nhiều vào chê độ kinh tế, chê độ xã hội và phong

tục tập quán của mỗi nhà nước khác nhau Ví dụ, trong xã

hội phong kiến Việt Nam trước đây, với quan điểm bảo vệ quyền lợi của ngưòi đàn ông, Điều 118, 119 của Dân pháp điển Bắc kỳ (1931) đã đưa ra những điều kiện dễ dàng hơn của ngưòi đàn ông so vối ngưòi đàn bà trong việc ly hôn Nhưng trong chê độ xã hội chủ nghĩa của Nhà nưốc Việt Nam hiện nay, với quan điểm nam nữ bình đẳng trong

quan hệ xã hội và gia đình, thì các bên vỢ chồng có quyền

ly hôn, nếu đòi sống chung của hai bên vỢ chồng không thể

kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được

Pháp luật điều chỉnh việc ly hôn đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội Nếu pháp

luật điều chỉnh ly hôn không phù hỢp thì sẽ làm cho xã hội

hỗn loạn và hậu quả của nó là làm cho xã hội bị suy yếu

Ngược lại, nếu pháp luật điều chỉnh ly hôn phù hỢp thì

không những làm cho xã hội ổn định mà còn làm cho xã hội

vững mạnh Bởi vì, như đã trình bày ở trên, ly hôn cũng có

những điểm tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển một

xã hội dân chủ, văn minh

Quan hệ hôn nhân và gia đỉnh có yếu tô nước ngoài ỏ VN

Quan hệ giữa cha, mẹ và con

có yếu tố nựớc ngoải

Quan hệ giữa cha, mẹ và con phát sinh dựa trên sự kiện pháp lý nhất định, đó là sự kiện sinh đẻ hoặc sự kiện

Trang 35

Chương I Những vấn để chung về quan hệ HN&GĐ

nhận nuôi con nuôi Quan hệ giữa cha, mẹ và con do họ

sinh ra là quan hệ huyết thông Q uan hê g iữ a cha, mẹ

và con có y ế u tô nước n g o à i là quan hệ giữa cha, mẹ và con xảy ra trong các trường hỢp:

- Cha, mẹ và con có quôc tịch khác nhau hoặc cùng quôc tịch nhưng có ít nhất một người cư trú ở nưỏc ngoài

Ví dụ, cha, mẹ là công dân Việt Nam yêu cầu con là công

dân Hoa Kỳ cấp dưỡng);

- Cha, mẹ và con có cùng quốc tịch nhưng lài sản liên

quan đến quan hệ giữa họ ở nước ngoài Ví dụ, cha, mẹ và

con đều là công dân Việt Nam tranh chấp với nhau về tài sản ở Hoa Kỳ);

- Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan

hệ cha, mẹ và con xảy ra ở nước ngoài Ví dụ, nhận con ngoài

giá thú ở nước ngoài, cấp dưỡng cho con ở nước ngoài )

Từ phân tích trên có thế hiểu quan hệ giữa cha, mẹ và con có yếu tô" nước ngoài là quan hệ có ngưòi nước ngoài tham gia hoặc giữa công dân Việt Nam vối nhau mà căn cứ để xác lập, thay đôi, chấm dứt quan hệ đó ở nưóc ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ giữa cha, mẹ và con ở nưóc ngoài

Ngoài ra, quan hệ giữa cha, mẹ và con còn phát sinh

qua sự kiện nhận nuôi con nuôi Khái niệm về nuôi con nuôi

trong nước đã được định nghĩa hoàn chỉnh, rõ ràng về bản chất qua Điều 67 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

N uôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc xác lập quan

37

Trang 36

hệ cha, mẹ và con giữa hai bên chủ thể khác quốc tịch hoặc

cùng quổc tịch nhưng sự kiện nhận nuôi con nuôi xảy ra ở

nưóc ngoài nhằm bảo đảm cho ngưòi được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưõng, chăm sóc, giáo dục phù hỢp với đạo đức xã hội Khái niệm này đã nêu lên việc xác lập quan hệ giữa cha, mẹ và con bằng con đưòng nuôi dưỡng

để phân biệt vói việc hình thành quan hệ giữa cha, mẹ và con trên cơ sở huyết thốhg Nếu như quan hệ giữa cha, mẹ

đẻ và con đẻ là quan hệ gia đình ''%uyết thông" được hình thành do việc sinh đẻ thì quan hệ giữa cha, mẹ nuôi và con

nuôi là quan hệ “nhân tạo" được xác lập về mặt pháp lý Một

quan hệ nuôi con nuôi có yếu tô" nưốc ngoài chỉ được xác lập

khi có sự tham gia cùng lúc của hai loại chủ thể hưởng quyển, có khả năng và điều kiện thực hiện các quyền chủ

thể tương ứng, đó là ''chủ thể nhận nuôi con nuôi” (cha, mẹ nuôi) và ''chủ thểđược nhận làm con nuôi” (con nuôi).

Quan hệ hôn nhân và gia đỉnh có yếu tố nưdc ngoài ỏ VN

Quan hệ giám hộ có yếu tố nước ngtiài

Khái niệm '‘giám hộ” cũng được đề cập trong một số sách chuyên khảo Theo cuốn “Vấn đề con nuôi nước

ngoài” thì “G iám hộ là quá trinh mang tính xả hội và pháp lý dưới những hình thức nhất định Một người (thường là họ hàng, người thân của trẻ) được chọn, cử đê chịu trách nhiệm cho trẻ và tài sản của trẻ em đó cho đến

Trang 37

Chương I Những vấn dề chung về quan hệ HN&GĐ

tuổi trưởng thành”^'\

Như vậy, theo cách định nghĩa này thì giám hộ chỉ đặt

ra đôl vói trẻ vị thành niên và người giám hộ là do được cử

đế giám hộ cho trẻ là vị thành niên đó Nhưng vấn đề giám

hộ được quy định tại Điều 58 Bộ luật dân sự thì chủ thể

trong quan hệ giám hộ rộng hđn Theo quy định này,

n g ư ờ i đ ư ơ c g iá m h ộ có thể là vị thành niên hoặc ngưòi

mất năng lực hành vi dân sự Người g iả m hộ có thể là

người giám hộ đương nhiên, người giám hộ do được cử hoặc

tổ chức đảm nhận việc giám hộ

Theo Điều 79 Luật hôn nhân và gia đình, quan hệ

giám hộ trong Luật này đã thu hẹp đôl tượng điều chỉnh

trong phạm vi nhóm quan hệ giám hộ phát sinh giữa các

thành viên trong gia đình Trong quan hệ hôn nhân và gia

đình có yếu tô nước ngoài thì khái niệm giám hộ lại càng

hẹp hơn Khi nói đến “yếu tô nước n g o à i” tro n g q u a n hệ

g iá m h ộ có y ế u tô n ư ớ c n g o à i, có thể hiểu là:

- Ngưòi nưóc ngoài tại Việt Nam giám hộ cho công dân

Việt Nam hoặc công dân Việt Nam giám hộ cho ngưòi nưóc

ngoài tại Việt Nam Ví dụ, công dân Liên bang Nga giám

hộ cho công dân Việt Nam hoặc công dân Việt Nam giám

hộ cho công dân Cộng hoà Séc;

Vũ Ngọc Bình, (2000), Vấn để con nuôi nước ngoài, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, tr 15

39

Trang 38

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nưỏc ngoài VN

- Ngưòi nước ngoài giám hộ cho ngưòi nưốc ngoài tại Việt Nam hoặc công dân Việt Nam giám hộ cho công dân Việt Nam đưỢc thực hiện ở nước ngoài

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngưòi giám hộ

và người được giám hộ phải cùng cư trú trên lãnh thổ một

nước Do vậy, yếu tô" nưóc ngoài ở đây chủ yếu là yếu tô"

quốc tịch Từ đó có thể đưa ra định nghĩa, g iá m hô có yếu

t ố n ư ớ c n g o à ỉ là việc xác lập quan hệ giám hộ giữa hai bên chủ thể khác quôc tịch hoặc cùng quôc tịch nhưng cùng

cư trú ở nước mà họ không mang quốc tịch nhằm thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ các quyền và lợi ích hỢp pháp của ngưòi chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành

vi của mình Như vậy, theo định nghĩa này chủ thể trong quan hệ giám hộ có thể là khác quốc tịch hoặc cùng quốc tịch; việc đăng ký giám hộ có thể được thực hiện tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài

Quan hệ cấp dưông có ỵếu tố nước ngoài

Khi xem xét về yếu tô" nước ngoài trong quan hệ cấp dưỡng có thể nhận thấy, trong quan hệ này yếu tố nước

ngoài chủ yếu là yếu tô" nđi cư trú của các bên đương sự ở

hai nước khác nhau hoặc các bên đương sự ở cùng một nước nhưng lại có quốc tịch khác nhau Do vậy, cán cứ theo nội

Trang 39

Chương I Những vấn để chung vể quan hệ HN&GĐ

dung đưỢc quy định tại khoản 11 Điều 8 Luật hôn nhân và

gia đình, có thể đưa ra định nghĩa cấp dư ỡng có yếu tố

n ư ớ c n g o à i là việc một người (người câ'p dưỡng) có nghĩa

vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác đế đáp ứng nhu cầu

thiết yếu của ngưòi (ngưòi đưỢc cấp dưỡng) không sông chung với mình trên lãnh thổ một nước hoặc cùng sốhg trên lãnh thổ một nưóc nhưng khác quốc tịch mà có quan

hệ hôn nhân, huyết thông hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp ngưòi đó là ngưòi chưa thành niên, ngưòi đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản

để tự nuôi mình, là ngưòi gặp khó khăn, túng thiếu

Ngoài ra, quan hệ hôn nhân và gia đình có yêu tô nước ngoài còn bao gồm quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như quan hệ giữa ông, bà nội, ông, bà ngoại và cháu; giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình có yếu tỏ" nước ngoài

Như vậy, việc làm sáng tỏ khái niệm quan hệ hôn nhân

và gia đình có yếu tô nước ngoài và nội hàm của khái niệm

đó là hết sức cần thiết Đây sẽ là cơ sở để xác định quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô nưỏc ngoài đưỢc pháp luật điều chỉnh

4 Định nghĩa pháp luật diều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô" nước ngoài chịu sự tác động của hệ thống các quy phạm pháp luật do

41

Trang 40

Nhà nưóc đặt ra hoặc các quy định của điều ước quốc tê do quốc gia ký kết nhằm bảo đảm cho chúng phát triển phù hỢp với ý chí và lợi ích của mình Pháp luật vối tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội luôn tác động và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đòi sống xã hội Cũng như pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội khác, pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô" nưóc ngoài vừa thể hiện tính giai cấp (thể hiện ý chí của giai cấp) vừa thể hiện tính xã hội (là cái điều chỉnh quan hệ xã hội) cũng có đặc

trưng cơ bản của pháp luật nói chung Tuy nhiên, xuất

phát từ đôi tượng điều chỉnh của pháp luật là quan hệ hôn nhân và gia đình vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thốhg pháp luật một quốc gia nên pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô" nước ngoài có

những đặc điểm riêng Khác với pháp luật nói chung, p h á p

l u ậ t đ iề u c h ỉn h q u a n h ệ h ô n n h ả n v à g ia đ i n h có y ế u

tô nước ngoài là pháp luật được lựa chọn để điều chỉnh

một nhóm quan hệ xã hội nhất định - đó là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô" nước ngoài Pháp luật được lựa chọn này có thể là pháp luật quốc gia (đơn phương) hoặc có thể là điều ưỏc quốc tê song phương hoặc đa phương do các bên liên quan ký kết, nhưng dù là quy phạm pháp luật

quốc gia hay quy phạm điều ưốc quốc tế thì pháp luật điều

chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

là phưđng tiện để bảo vệ lợi ích của Nhà nưóc, xã hội và các

bên tham gia quan hệ Pháp luật này bao gồm một tổng thể

các quy phạm xung đột (quy phạm xung đột thống nhất và

Quan hệ hôn nhân và gia đinh có yếu tố nước ngoài 0 VN

Ngày đăng: 06/12/2015, 18:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w