Nghiên cứu chính sách bảo hiểm xã hội với vấn đề thu Bảo hiểm xã hội và chống thất thu Bảo hiểm xã hội Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Trang 1Mục Lục
Lời mở đầu 3
CHƯƠNG I: Lý luận chung về chính sách bảo hiểm xã hội và quản lý thu bảo hiểm xã hội 6
I Giới thiệu chung về chính sách bảo hiểm xã hội 6
1) Khái niệm về BHXH 6
2) Các loại hình BHXH 8
II Quản lý thu BHXH và chống thất thu BHXH 14
1) Quản lý thu BHXH 14
2) Nội dung của quản lý thu BHXH 16
a) Nguyên tắc quản lý thu BHXH 16
b) Nội dung quản lý Thu BHXH 17
3) Chống thất thu BHXH 21
CHƯƠNG II: Thực trạng về quản lý thu và thất thu BHXH tại tỉnh Tuyên Quang 24
I Thực trạng thu BHXH và thất thu BHXH tại Tuyên Quang 24
1) Khái quát BHXH Tuyên Quang 24
2) Thực trạng thu BHXH Tại Tuyên Quang 31
3) Tình hình thất thu của BHXH Tuyên Quang .36
II Quản lý thu BHXH tại Tuyên Quang 42
1) quản lý thu BHXH Tại BHXH Tuyên Quang .42
2) Đánh giá quản lý thu BHXH tại Tuyên Quang 46
CHƯƠNG III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH và chống thất thu BHXH tại Tuyên Quang 52
I Phương hướng hoàn thiện công tác thu BHXH 52
II Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH 53
Trang 22) Có chương trình qui hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực 54
3) Mở rộng nguồn thu BHXH 54
4) Tăng cường công tác tuyên truyền về Luật BHXH 58
5) Hoàn thiện nghiệp vụ quản lý thu và chống thất thu quĩ BHXH 56
6) Bảo tồn và tăng trưởng quĩ BHXH 59
7) Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu 60
8) Cải cách thủ tục hành chính 60
Kết luận 61
Tài liệu tham khảo 62
Trang 3Phần mở đầu
Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước tanhằm góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, quân nhân vàngười lao động Ngay từ khi thành lập Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyênquan tâm đến việc thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội đối với cán bộ,công chức, quân nhân và người lao động thuộc các thành phần kinh tế Trong côngcuộc đổi mới đất nước, kinh tế không ngừng phát triển đời sống nhân được cảithiện và nâng cao, tuy nhiên một bộ phận người lao động còn bấp bênh không đảmbảo do gặp phải những rủi ro như thiếu việc làm, ốm đau, tuổi già…để bù đắp mộtphần thiếu hụt đó, từ năm 1995 Đảng ta đã cụ thể hoá đường lối bằng chính sách,chế độ bảo hiểm xã hội và được bổ sung hoàn thiện và đổi mới các chế độ, chínhsách BHXH theo quy định tại chương III bộ luật lao động được Quốc hội thôngqua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1995, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 12/CP ngày 26/1/1995
Bảo hiểm xã hội không những là một loại hình bảo hiểm mà nó còn là một
cơ chế bảo vệ người lao động trong trường hợp người lao động bị mất hoặc giảmthu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn do mất, giảm khả năng lao động Bảo hiểm xãhội còn là một trong những hệ thống bảo đảm xã hội
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự cố gắngvượt bậc của ngành bảo hiểm xã hội nên các chế độ BHXH được thực hiện ngàycàng tốt hơn; công tác thu, chi, quản lý quỹ và giải quyết chế độ chính sách BHXHcho các đối tượng theo luật định đi vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi và niềmtin cho những người tham gia và hưởng các chế độ BHXH
Để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội nước ta và nhu cầu của người lao
Trang 4Luật BHXH được Quốc hội nứơc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông quangà 29/6/2006, đối tượng tham gia BHXH không còn tập trung vào các đơn vịhành chính sự nghiệp , các doanh nghiệp nhà nước nữa mà được mở rộng tới cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệmhưu hạn, hợp tác xã , hộ kinh doanh các thể, số người tham gia ngày càng tăng, sốthu năm sau luôn cao hơn năm trước Song song với thu BHXH thì việc chi trả chođối tượng nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ngày càng nhiều Do dó BHXHcần có một lượng tiền đủ lớn để đảm bảo cho công tác chi trả các chế độ BHXH,
để đạt được mục tiêu đó thì việc tham gia BHXH đóng góp vào quỹ BHXH là mộtnhiệm vụ rất quan trọng, có thể coi Quỹ BHXH là sự sống còn của hệ thốngBHXH, đảm bảo cho hệ thống hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ Trong đónhiệm vụ thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng có thể coi đó là đầu vào của ngànhBHXH
Là cán bộ đang trực tiếp công tác tại phòng thu Bảo hiểm xã hội tỉnh TuyênQuang và được thực tập tốt nghiệp tại cơ quan từ ngày 25/9/2006 đến ngày15/01/2007, trong thời gian thực tập em thấy còn một số hạn chế trong công tácthu BHXH dẫn đến tình trạng thu chưa đúng, thu chưa đủ hay nói cách khác còn
để thất thu BHXH và vấn đề tăng cường công tác thu và chống thất thu quỹ bảohiểm xã hội có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của ngành BHXH nóichung và BHXH Tuyên Quang nói riêng
Do vậy chuyên đề mà em lựa chọn là: “Nghiên cứu chính sách bảo hiểm xã hội với vấn đề thu BHXH và chống thất thu BHXH Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” Làm chuyên đề thực tập với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào
công tác thu BHXH
Trang 5Mục đích của chuyên đề:
Làm rõ công tác thu và thất thu bảo hiểm xã hội
Thực trạng công tác thu và thất thu Bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội TuyênQuang trong thời gian qua
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH và chống thất thuBHXH trong thời gian tới
Nội dung của Chuyên đề gồm:
Lời nói đầu
Chương I: Lý luận chung về chính sách Bảo hiểm xã hội
Chương II: Thực trạng về quản lý thu, và thất thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội
Tuyên Quang
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu và chống thất thu
BHXH tại BHXH Tuyên Quang
Kết luận.
Qua quá trình học tập tại trường và thời gian thực tập tại cơ quan sự giúp
đỡ của Thầy giáo Bùi Đức Thọ, Khoa: Khoa học Quản lý - Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân, Ban Giám đốc và tập thể cán bộ viên chức BHXH tỉnh Tuyên Quang
đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 6CHƯƠNG I
Lý luận chung về chính sách bảo hiểm xã hội và quản lý thu bảo hiểm xã hội
I Giới thiệu chung về chính sách bảo hiểm xã hội
1) Khái niệm về BHXH:
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập chongười lao động khi họ bị mất hoặc giảm một phần thu nhập do bị ốm đau, thai sản,tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở mộtquỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhànước theo pháp luật nhằm ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ,đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội
Trong điều kiện kinh tế phát triển , nhu cầu sinh hoạt đời sống ngày càngcao của người lao động nhất là trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, chính sáchBHXH được củng cố và hoàn thiện theo hướng cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước phát triển theo định hướng XHCN cụ thể hoá bằng Luật bảo hiểm
xã hội đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông quangày 29/6/2006 Quỹ BHXH được bảo tồn tăng trưởng và đủ khả năng đảm bảochi trả các chế độ BHXH cho người lao động ở các thành phần kinh tế khi thamgia BHXH một cách ổn định, có hiệu quả BHXH đã đem lại chỗ dựa vững chắccho cuộc sống người lao động, cho sự ổn định của các doanh nghiệp, các công ty
và tổ chức có thể thấy sự xuất hiện của BHXH là nhu cầu tất yếu khách quan củacuộc sống của người lao động và các tổ chức BHXH là nhu cầu khách quan đadạng và phức tạp của xã hội nhất là trong xã hội mà nền sản xuất hàng hóa hoạt
Trang 7động theo cơ chế thị trường , mối quan hệ lao động phát triển tới một mức độ nào
đó, kinh tế càng phát triển thì bảo hiểm xã hội càng phát triển đa dạng và hoànthiện Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của chính sách bảo hiểm xã hội hay bảohiểm xã hội không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước BHXH đã được coinhư là nhu cầu khách quan của con người và được xem như là một trong nhữngquyền cơ bản của con người
“Có đóng góp BHXH thì mới được hưởng các chế độ BHXH” đó là nguyêntắc hoạt động của BHXH, Người lao động trong quá trình lao động sản xuất kinhdoanh phải đóng góp đầy đủ thường xuyên vào quỹ BHXH theo mức chung, sau
đó người lao động có quyền được hưởng trợ cấp về BHXH, căn cứ vào sự đónggóp và theo chế độ quy định Người lao động khi gặp phải những rủi ro như: ốmđau, tai nạn lao động hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp gây ra làm cho bị mất khảnăng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn, dẫn đến nguồn thu nhập của họ bị giảm đihoặc không còn nữa; hoặc người lao động bị chết trong khi con cái đang tuổi vịthành niên, bố mẹ già không nơi nương tựa; hoặc khi không còn khả năng laođộng để có thu nhập từ tiền lương, tiền công, gây nhiều khó khăn kinh tế cho cuộcsống của người lao động và gia đình họ
Người sử dụng lao động và người lao động có mối quan hệ ràng buộc chặtchẽ với nhau bởi quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên Các đơn vị vừa tạo điềukiện làm việc, trả công cho người lao động, vừa phải có trách nhiệm giúp đỡ khi
họ không may gặp phải rủi ro trong quá trình lao động Nếu không tham giaBHXH thì các chi phí phát sinh này rất lớn làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính
và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
Đối với Nhà nước xã hội: Nhà nước có trách nhiệm ban hành và điều chỉnhsửa đổi hệ thống pháp luật về BHXH để ngày càng hoàn thiện đáp ứng nhu cầutham gia của xã hội, đồng thời tổ chức thực hiện các chính sách về BHXH và có
Trang 8trách nhiệm đóng góp và hỗ trợ quỹ BHXH để đảm bảo thực hiện các chế độBHXH đối với người lao động Nhà nước đã cụ thể hiện vai trò của mình trongviệc điều tiết xã hội và gìn giữ ổn định xã hội bằng cách hỗ trợ quỹ bảo hiểm xãhội
Như vậy do nhiều nguyên nhân khác nhau mà rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúcnào và ảnh hưởng tới các đối tượng là người lao động hay chủ sử dụng lao động vànền kinh tế đất nước để đảm bảo một phần kinh tế góp phần ổn định cuộc sống củangười lao động, tham gia Bảo hiểm xã hội là một nhu cầu khách quan của conngười có thể coi đó là quyền cơ bản nhất của con người, quỹ BHXH tập trung đòihỏi sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động, ổn định quá trìnhhoạt động cuả doanh nghiệp hay an ninh quốc gia hơn bao giờ hết quỹ bảo hiểm
xã hội luôn là người bạn đồng hành với họ
Hai quỹ cùng mục đích hoạt động là nhằm hỗ trợ cho các đối tượng thamgia bảo hiểm một khoản tiền nhất định theo quy định khi họ gặp những khó khăn
về tài chính do một nguyên nhân gây nên rủi ro nào đó đối với họ
Hai loại bảo hiểm này cùng chung một nguyên tắc là: có tham gia đóng góptạo lập quỹ mới được hưởng quyền lợi từ quỹ BHXH
Trang 9Hai loại bảo hiểm hoạt động với mục tiêu hoàn toàn khác nhau Bảo hiểmthương mại được hình thành để nhằm hạn chế rủi ro và hoạt động với mục đíchchính là kinh doanh thu lợi nhuận còn mục tiêu của hoạt động BHXH mang tínhphục vụ cộng đồng xã hội trên phạm vi toàn quốc, nhằm thực hiện chính sách xãhội của Đảng và nhà nước, bảo đảm cho người lao động có khoản trợ cấp thiết yếulúc gặp khó khăn.
Mức độ đóng góp và sử dụng của bảo hiểm thương mại thực hiện theo cơchế hoạt động của thị trường và theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh tùy theomức đóng ấn định để xác định quyền lợi theo tỷ lệ nhất định; với mục tiêu bảo vệ
sự phát triển kinh tế xã hội sự ổn định chính trị của quốc gia cho nên mức đónggóp và sử dụng quỹ BHXH dựa vào chính sách xã hội trong từng thời kỳ của đấtnước Để phân biệt giữa BHXH với các loại BH khác chúng ta có thể xem xét
từ khái niệm cơ bản như: đối tượng được tham gia, đối tượng được bảo hiểm,quyền lợi khi tham gia bảo hiểm Trong thực tế các quy định về BHXH luôn đượcđiều chỉnh, công tác tuyên truyền chưa sâu rộng nên không ít người hay nhầm lẫngiữa BHXH với các loại Bảo hiểm khác Thực ra, trong BHXH thì đối tượng của
nó chính là thu nhập của người lao động Khi người lao động gặp sự cố hoặc rủi ro
bị giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến thu nhập bị giảm hoặc mất hẳn, tạithời điểm ấy họ mong muốn có một khoản tiền nhất định để chi trả và trang trảicho các nhu cầu thất yếu cũng như các nhu cầu mới phát sinh trong cuộc sống và
ta thấy rằng: người lao động trong quan hệ BHXH vừa là đối tượng tham gia, vừa
là đối tượng được hưởng bảo hiểm, họ cũng chính là đối tượng được hưởng mọiquyền lợi BHXH BHXH vì mục tiêu phục vụ chứ không vì mục đích kinh doanhthu lợi nhuận
Để hình thành nên quỹ BHXH do các bên cùng đóng góp đó là: người laođộng, người sử dụng lao động, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ , các
Trang 10tham gia BHXH là do luật pháp của Nhà nước bắt buộc mặt khác vì họ thấy đượclợi ích thiết thực khi đã tham gia BHXH, còn đối với nhà nước tham gia BHXHvới tư cách là chủ sử dụng lao động đối với tất cả công nhân viên chức và nhữngngười hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước như Hưu trí , bảo trợ xã hội vàcũng là người bảo hộ cho quỹ BHXH.
BHXH có những chức năng chủ yếu sau :
Chức năng là sự khái quát của các nhiệm vụ cơ bản, là dạng hoạt động đặctrưng và khái quát nhất của tổ chức hay cá nhân gắn với chức danh nào đó trongmột hệ thống tổ chức hoạt động phạm vi nhất định trong xã hội, cũng như cácthành phần khác của nền kinh tế bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội có hai chức năng cơbản là chức năng phân phối và chức năng giám đốc, tuy nhiên theo đặc thù BHXHkhông những có tính kinh tế mà còn có tính xã hội rất cao và BHXH có nhữngchức năng sau:
Chức năng hình thành một hệ thống an toàn xã hội : Chức năng này khôngchỉ cần thiết cho người lao động mà còn đảm bảo sự ổn định xã hội cho quốc gia
Chức năng hạn chế khó khăn về kinh tế của người lao động: là đảm bảo chomọi thành viên trong xã hội đều có quyền tham gia và được hưởng quyền lợiBHXH
Hai chức năng này có mối quan hệ biện chứng với nhau: Đời sốngngười lao động được cải thiện và nâng cao thì các hiện tượng tiêu cực sẽgiảm đi, an ninh chính trị an toàn xã hội được đảm bảo , sản xuất phát triển ;Khi xã hội phát triển sẽ tạo nhiều cơ hội công ăn việc làm cho người laođộng như vậy đời sống của họ được nâng lên Bảo hiểm xã hội có vai trò to
Trang 11lớn trong việc bảo đảm ổn định và phát triển cho xã hội, thể hiện thông qua các tácđộng chủ yếu sau:
- Bảo đảm thay thế và bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ
bị mất thu nhập hoặc bị giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm trong nhữngđiều kiện nhất định
Nói là bảo đảm hay thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người laođộng là nói đến sự thay thế hoặc bù đắp đó nhất định sẽ xảy ra khi người lao độngrơi vào các trường hợp nói trên và hội tụ các điều kiện quy định Sở dĩ như vậy làgiữa người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội có mối quan hệ hết sức chặt chẽ,quan hệ này nảy sinh trên cơ sở lao động và quan hệ tài chính BHXH Đó là quan
hệ giữa bên tham gia bảo hiểm, bên nhận bảo hiểm và bên được bảo hiểm Bêntham gia bảo hiểm trước hết là người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng phíbảo hiểm cho người lao động mà mình đang sử dụng, đồng thời người lao độngcũng phải có trách nhiệm đóng phí để tự bảo hiểm cho mình , sự đóng góp này làbắt buộc theo mức quy định cho bên nhận bảo hiểm đó là cơ quan BHXH Khingười lao động hội đủ các điều kiện cần thiết thì họ nhất định sẽ được hưởngnhững quyền lợi theo quy định
- Phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH, sựđóng góp rất khác nhau người có thu nhập cao thì đóng góp nhiều và ngược lại.nhưng mỗi khi họ không may gặp rủi ro quỹ BHXH sẽ thực hiện phân phối vàphân phối lại đó là sự phân phối thu nhập giữa những người có thu nhập cao vớinhững người có thu nhập thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang công tác vớinhững người già cả, ốm đau đang nghỉ việc người sử dụng lao động bắt buộcphải đóng góp vào quỹ BHXH không phải trực tiếp cho mình mà cho ngườilao động số lượng này khá lớn (số không được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH vì cònsức khỏe lao động còn số người được hưởng thì chiếm tỷ trọng ít trong số những
Trang 12người tham gia đóng góp như vậy BHXH lấy số đông bù số ít và thực hiện chứcnăng phân phối theo cả chiều dọc và chiều ngang, Chức năng này thể hiện tính ưuviệt của BHXH, mang lại lợi ích chung cho cả cộng đồng nó mang tính xã hội cao.
- Góp phần kích thích tinh thần lao động, khuyến khích họ hăng hái sản suấtnâng cao năng xuất lao động cho xã hội Người lao động khi tham gia BHXH sẽgóp một phần tiền lương, tiền công vào quỹ BHXH lúc còn khỏe mạnh, có việclàm Khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già hoặc không may bị chết đã
có BHXH bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập quan trọng, do đó đời sống củabản thân họ và gia đình họ luôn có chỗ dựa, luôn được bảo đảm Chính vì thế họgắn bó với công việc yên tâm, tích cực lao động sản xuất , góp phần tăng năngxuất lao động, tăng hiệu quả kinh tế, qua đó ta nhận thấy tiền lương tiền công vàBHXH là những động lực thúc đẩy hoạt động của người lao động
- Phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sửdụng lao động, giữa người sử dụng lao động với xã hội BHXH dựa trên cơ sởđóng góp đều kỳ của người lao động và người sử dụng lao động và nhà nước cho
cơ quan BHXH để tồn tích dần thành một quỹ tập trung, quỹ này lại huy độngphần nhàn rỗi vào hoạt động sinh lời làm tăng nguồn thu Thông qua BHXH nhữngmâu thuân giữa những người sử dụng lao động như mâu thuẫn về tiền lương, thờigian lao động … sẽ được điều hoà và giải quyết Đặc biệt là cả hai bên này đềuthấy được nhờ có BHXH mà mình có lợi được bảo vệ Từ đó làm cho họ hiểunhau và gắn bó lợi ích với nhau Còn đối với Nhà nước và xã hội hỗ trợ quỹBHXH một khoản nhất định, nhưng BHXH đã mang lại hiệu quả rất cao đó làđảm bảo sự ổn định xã hội , ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ.BHXH phát huy tiềm năng của số đông và ưu điểm của nhiều phương thức hoạtđộng trong cơ chế thị trường để đảm bảo an toàn đời sống cho người lao độngcũng như cho xã hội Đồng thời BHXH cũng tạo ra sự gắn bó chặt chẽ với lợi ích
Trang 13cả lợi ích trước mắt và lâu dài của các bên tham gia BHXH cũng như các bên đóvới lợi ích quốc gia.
BHXH có một số tính chất cơ bản sau:
- BHXH là một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống của mỗi con người
do vậy mà nó mang tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội như phần trên
đã trình bày trong quá trình lao động sản xuất người lao động có thể gặp phảinhững rủi ro như : Sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, lao động dư thừa đời sốngkhó khăn Nhưng khi sản xuất càng phát triển thì rủi ro với người lao động và khókhăn với chủ sử dụng lao động càng trở lên phức tạp, mâu thuẫn căng thẳng, đểgiải quyết vấn đề này nhà nước phải đứng ra can thiệp thông qua các chính sáchBHXH , như vậy BHXH ra đời là một tất yếu khách quan
- BHXH mang tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian vàkhông gian Những rủi ro xảy đến rất bất thường không bao giờ biết trước được.Chính vì vậy nên mọi rủi ro đến với người lao động của một tổ chức hay là tất cảcác tổ chức đều không phải chịu chung một hay nhiều rủi ro cùng một thời điểm
- BHXH vừa mang tính kinh tế, vừa có tính xã hội và cả tính dịch vụ Tínhkinh tế của BHXH được thể hiện thông qua cơ chế tạo lập và sử dụng quỹ BHXH.Quỹ BHXH được hình thành, bảo toàn và tăng trưởng đó là sự đóng góp tài chínhcủa tất cả các bên liên quan (người lao động, người sử dụng lao động, sự hỗ trợcủa nhà nước, các nguồn thu hợp pháp khác) Mức đóng góp của các bên được xácđịnh rất cụ thể dựa trên nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội là lấy số đông
bù số ít theo quy đ ịnh về mức thu tại điều 42,43,44 Nghị định số
152/2006/NĐ-CP thì mức đóng của cả người lao động và cả người sử dụng lao động sẽ tăng lêntheo từng mốc thời gian và đến tháng 01/2014 thì mức đóng góp cao nhất là 26%trong đó: người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 18% do thực
Trang 14hưởng Xét dưới góc độ kinh tế thì người sử dụng lao động cũng được lợi rất nhiềutrong quan hệ BHXH khi tham gia BHXH họ sẽ không phải chi trả các chi phí chongười lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động số tiền chi trả này lớn đáng
kể Còn về phía Nhà nước thì hoạt động tạo lập quỹ BHXH đã làm giảm nhẹ gánhnặng cho ngân sách nhà nước đồng thời nó góp phần đầu tư cho nền kinh tế Nhưvậy cơ chế tạo lập và sử dụng quỹ BHXH đã đem lại rất nhiều lợi ích cho ngườilao động, người sử dụng lao động và Nhà nước
Bảo hiểm xã hội mang tính cộng đồng rất cao, là một chính sách xã hộilớn của Đảng và nhà nước ta, là một bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm ansinh xã hội vì tính chất xã hội của nó được thể hiện rất rõ nét đó là mọi người laođộng trong xã hội đều có quyền tham gia BHXH, như Luật BHXH đã quy định:BHXH bắt buộc thực hiện từ ngày 01/01/2007; BHXH tự nguyện thực hiện01/01/2008 và BH thất nghiệp thực hiện 01/01/2009 và BHXH có trách nhiệm bảohiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả họ đang còn trong độ tuổi laođộng Tính xã hội của BHXH luôn gắn chặt với tính dịch vụ của nó Khi nền kinh
tế xã hội ngày càng phát triển thì tính chất dịch vụ và tính chất xã hội hoá củaBHXH ngày càng cao
II Quản lý thu BHXH và vấn đề chống thất thu BHXH
1) Quản lý thu BHXH
Căn cứ Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ, quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.BHXH Việt nam Là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiệnchính sách, chế độ BHXH, BHYT ( gọi chung là Bảo hiểm xã hội ) và quản lý quỹBảo hiểm xã hội theo qui định của pháp luật
Trang 15Công tác thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngànhBHXH, theo qui định đóng BHXH đó là mối quan hệ giữa người lao động, người
sử dụng lao động và cơ quan BHXH, giữa các bên có sự ràng buộc giám sát lẫnnhau về số người tham gia, mức đóng và thời gian đóng BHXH trong suốt quátrình tham gia BHXH, lấy đó làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giải quyết cácchế độ BHXH theo luật định
Căn cứ vào mức đóng theo quy định và tiền lương, tiền công và các khoảnphụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề (nếu có) (theo Nghị định152/2006/N Đ-CP) hiện đang hưởng của người lao động để xác định số tiền phảiđóng cho từng lao động khi tham gia BHXH, yêu cầu theo dõi kết quả đóngBHXH của từng cơ quan, đơn vị theo từng tháng, để từ đó ghi nhận kết quả đóngBHXH cho từng người, tương đương với mức lương làm căn cứ đóng BHXH v àghi vào sổ BHXH Đây là công việc đòi hỏi tính chính xác cao, thường xuyên, liêntục kéo dài cả quá trình tham gia BHXH Đồng thời việc theo dõi ghi chép kết quảđóng BHXH của mỗi người là căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ BHXH, do đómỗi lần thay đổi mức lương, chức vụ , nơi công tác …phải kiểm tra chính xác
và ghi sổ cụ thể để việc giải quyết chế độ BHXH thuận lợi
Đối với nghiệp vụ thu BHXH đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn sâu và chínhxác đến từng người lao động , đến từng mức thu cụ thể , kéo dài nhiều năm theoquá trình tham gia của người lao động , ngoài nghiệp vụ kế toán thực hiện quản lýtheo chế độ tài chính thực hiện thu tập trung vào một tài khoản của cơ quanBHXH các tỉnh, thành phố chuyển lên quỹ BHXH trung ương đúng kịp thời; còn
có nghiệp vụ quản lý thu BHXH theo danh sách lao động đăng ký đóng BHXHcủa từng cơ quan, đơn vị cùng với sổ BHXH của từng người mà việc quản lý theodõi được thực hiện đối với phòng thu BHXH Tỉnh quản lý danh sách, lao động,tiền lương đơn vị, cơ quan đăng ký đóng BHXH cơ bản tăng, giảm hàng tháng để
Trang 16đốc và đối chiếu hồ sơ và kết quả đóng của cơ quan, đơn vị theo địa bàn quản lý,
từ đó hướng dẫn cơ quan, đơn vị ghi kết qủa đóng BHXH vào sổ BHXH của từngngười đó là căn cứ để giải quyết hưởng chế độ BHXH
Từ những đặc điểm trên mà hoạt động thu BHXH đòi hỏi phải được tậptrung thống nhất từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài chính tiền tệ,đảm bảo độ chính xác trong việc ghi chép kết quả đóng BHXH của từng cơ quan,đơn vị đến từng lao động theo tiền lương, lấy đó làm căn cứ đóng BHXH từngtháng trong nhiều năm, theo dõi trường hợp tham gia công tác liên tục cũng nhưgián đoạn, làm việc một nơi hay nhiều nơi Như vậy, quá trình theo dõi ghi kếtquả thu BHXH đòi hỏi liên tục trong nhiều năm, kể cả thời gian ngừng đóngBHXH vẫn phải lưu giữ để đảm bảo khi người lao động tiếp tục đóng hoặc yêucầu giải quyết chế độ đều được thực hiện ngay Hoạt động thu của BHXH là hoạtđộng liên quan đến cả quá trình tham gia của người lao động nó mang có tính
kế thừa, cho nên nghiệp vụ quản lý thu phải lưu giữ sổ, biểu đảm bảo để sửdụng lâu dài
2) Nội dung của quản lý thu BHXH
a) Nguyên tắc quản lý thu BHXH
Nghị định 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ đã quy định rõ: QuỹBHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toánđộc lập và được Nhà nước bảo hộ, quỹ được thực hiện các biện pháp bảo tồn giátrị và tăng trưởng theo quy định của chính phủ Điều 1 Nghị định 19/CP ngày16/02/1995 của Chính phủ quy định: Thành lập BHXH Việt nam để giúp Thủtướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ,chính sách theo pháp luật của Nhà nước Đây là thể hiện nguyên tắc tập trungtrong quản lý quỹ
Trang 17Tại Điều 3 trong Quy chế quản lý tài chính đối với BHXH nêu rõ:
1 Quỹ BHXH được hình thành từ người tham gia BHXH, BHYT, đóng gópcủa người sử dụng lao động; nhà nước đóng và hỗ trợ; tiền sinh lời từ hoạt độngbảo toàn, tăng trưởng quỹ và nguồn thu khác
2 Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, dân chủ và công khaitrong toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; hạch toán theo quỹ thành phần ,độc lập với ngân sách nhà n ước và được nhà nước bảo hộ
Căn cứ vào các quy định nêu trên, quỹ BHXH được quản lý theo cácnguyên tắc cơ bản là: Nguyên tắc tập trung, thống nhất
Hạch toán độc lập với NSNN
Được Nhà nước bảo hộ
Được thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trị và tăng trưởng theo quy địnhcủa Chính phủ
Trong các nguyên tắc nêu trên, nguyên tắc tập trung thống nhất là nguyêntắc cơ bản nhất trong công tác quản lý quỹ Nội dung chính của nguyên tắc này là :Tất cả các khoản thu BHXH đều được tập trung vào một quỹ do một cơ quan quản
lý, không chia quỹ ra nhiều quỹ nhỏ Trên cơ sở quỹ được tập trung mới có điềukiện để thực hiện việc chống thất thoát quỹ và sử dụng quỹ đúng mục đích Đồngthời khi quỹ được tập trung vào một đầu mối cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việcchỉ đạo của Chính phủ Nguyên tắc hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộcũng là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo cho quỹ cân đối thu chi được thuậntiện Khi có tiền nhàn rỗi, Nhà nước cho phép được đầu tư tăng trưởng, khi thukhông đủ chi được Nhà nước bảo trợ
Trang 18b) Nội dung của quản lý thu BHXH
Để thu đạt kết quả cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, BHXH Việt Nam banhành quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT về việc ban hành quy định quản lý thuBHXH , BHYT bắt buộc theo quy trình :
Lập, xét duyệt kế hoạch thu BHXH hàng năm
Đối với đơn vị sử dụng lao động: hàng năm đơn vị sử dụng lao động cótrách nhiệm đối chiếu số lao động, quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế của
9 tháng với danh sách lao động quỹ tiền lương trích nộp BHXH tại thời điểm đóvới cơ quan BHXH trực tiếp quản lý thu theo phân cấp xong trước ngày 10/10 tạicác biểu C45- Bảo hiểm, C46- Bảo hiểm , C47- Bảo hiểm để xác định số phải nộpcủa năm sau
Đối với cơ quan BHXH huyện , thị, và phòng thu căn cứ vào các biểu C45Bảo hiểm, C46-Bảo hiểm , C47-Bảo hiểm, Đã được đối chiếu của quý I, II, IIIhàng năm của từng đơn vị trực tiếp quản lý thu Thực hiện rà soát , kiểm tra lạitình hình đơn vị về số người lao động, quỹ lương từng người, khả năng nộpBHXH để ước thực hiện việc trích nộp BHXH cả năm báo cáo đồng thời tổng hợp
và lập kế hoạch thu BHXH cả năm sau (theo mẫu số 4- KHT ) gửi về BHXH tỉnhtrước ngày 20/10 hàng năm
BHXH tỉnh căn cứ trên các mẫu số 4- KHT và báo cáo thu quý I,II,III củanăm mà BHXH các huyện thị gửi đến tiến hành kiểm tra tính toán khả năng tănggiảm để tổng hợp kế hoạch thu BHXH cho năm sau trên địa bàn toàn Tỉnh theomẫu số 5- KHT và gửi về BHXH Việt nam trước ngày 31/10
Tháng 11 hàng năm BHXH Việt Nam căn cứ vào mẫu số 5-KHT củaBHXH tỉnh lập để dự kiến kế hoạch thu BHXH cho BHXH tỉnh Tháng 12 hàng
Trang 19năm BHXH tỉnh Tuyên Quang căn cứ vào kế hoạch giao của BHXH Việt Namphân bổ chỉ tiêu thu của năm sau cho BHXH Huyện thị để thực hiện.
để có biện pháp tham mưu kịp thời với các cấp có thẩm quyền
Hàng tháng, các đơn vị sử dụng lao động (kể cả các đơn vị, cơ quan, tổ chứcthuộc Bộ quốc phòng , Bộ công an và Ban cơ yếu Chính phủ) có trách nhiệm đóngđầy đủ, kịp thời, vào quỹ BHXH, ngay sau khi thanh toán tiền lương hàng thángcho người lao động
Trường hợp các đơn vị sử dụng lao động chậm nộp bảo hiểm từ 30 ngày trởlên so với quy định, thì ngoài việc phải nộp số tiền chậm nộp và nộp phạt hànhchính theo quy định hiện hành, còn phải nộp số tiền phạt chậm nộp theo theo mứclãi suất tiền vay quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểmtruy nộp Đối với những đơn vị cố tình vi phạm hoặc chây ì thì cơ quan BHXHđược quyền đề nghị Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng nơi giao dịch trích tiền từ tàikhoản của đơn vị để nộp để nộp đủ tiền đóng BHXH và tiền phạt nộp mà khôngcần có sự chấp nhận thanh toán của đơn vị sử dụng lao động (trừ các đơn vị đượcChính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép nộp chậm
Trang 20Thường xuyên chủ động phối hợp với các cấp các ngành như sở LĐ-TB&
XH, Liên đoàn lao động, Viện kiểm sát, công an Tổ chức đôn đốc kiểm tra đốivới các đơn vị chấp hành chưa nghiêm túc trong việc trích nộp BHXH theo luậtđịnh
Hàng quý BHXH tỉnh báo cáo xin ý kiến lãnh chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBNDtỉnh và BHXH các huyện tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyềncùng cấp về tình hình tham gia và trích nộp tiền BHXH của các đơn vị sử dụng laođộng Tập trung vào các đơn vị nộp chậm hoặc còn nợ kèo dài, nợ khó đòi
Trước ngày 10 hàng tháng đầu của quý, BHXH tỉnh, huyện trực tiếp quản lýthu BHXH của đơn vị sử dụng lao động cùng đơn vị sử dụng lao động kiểm trađối chiếu tình hình tăng giảm lao động, quỹ tiền lương, tình hình trích nộp BHXHtheo mẫu c46-BH
Chuyển tiền thu BHXH
Hàng tháng đơn vị sử dụng lao động chuyển tiền nộp BHXH về tài khoảnchuyên thu của cơ quan BHXH theo phân cấp thu ngay sau khi trả lương chongười lao động
BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXHtỉnh vào ngày 10 và 25 hàng tháng Ngày cuối cùng của năm phải chuyển toàn bộ
số tiền thu BHXH có trên tài khoản thu BHXH của huyện về BHXH tỉnh
BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH Việtnam vào ngày 10 và 20 hàng tháng, ngoài ra nếu số dư trên tài khoản chuyên thulớn hơn 5 tỷ đồng thì cũng phải chuyển bổ sung về BHXH Việt nam kết thúc vàongày cuối cùng của năm (31/12)
Lập và báo cáo thu BHXH
Trang 21BHXH huyện lập báo cáo (mẫu 7a-BH) gửi cho BHXH tỉnh trước ngày 15của tháng đầu quý sau nếu là báo cáo quý, và trước ngày 20/1 nếu là báo cáo năm.
BHXH tỉnh lập báo thu BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động doBHXH tỉnh trực tiếp quản lý và báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH toàn tỉnh(mẫu 8-BCT), gửi cho BHXH Việt nam trước ngày 25 tháng đầu quý nếu là báocáo quý, và trước ngày 31/1 nếu là báo cáo năm
Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( sau đây gọi chung
là BHXH tỉnh) Bảo hiểm xã hội các quận huyện thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh(Bảo hiểm sau đây gọi chung là BHXH huyện) có trách nhiệm hướng dẫn tổ chứcthu BHXH đúng kỳ, đủ số lượng, theo đúng quy định cấp đối chiếu và xác nhậntrên sổ BHXH cho người lao động tham gia BHXH
Công tác thu và quản lý nguồn thu có vai trò quan trọng trong hoạt động củangành BHXH Do đó, BHXH Việt Nam đã triển khai thực hiện thu BHXH theo
mô hình 3 cấp từ Trung ương đến thành phố, tỉnh và đến các quận huyện Hàngnăm BHXH Việt Nam dựa vào kết quả thu BHXH, số lượng lao động trên địa bàntỉnh để đề ra kế hoạch nhiệm vụ của ngành trong các năm tiếp theo Đồng thờiBHXH Việt Nam cũng dựa vào đó để đề ra chỉ tiêu thu BHXH cho các cơ quanBHXH tỉnh, thành phố Trên cơ sở các chỉ tiêu này, các cơ quan BHXH tỉnh,thành phố sẽ xem xét lại quỹ tiền lương, số lương lao động, tổ chức đóng góp trênđịa bàn tỉnh thành phố và các quận huyện để triển khai kế hoạch cụ thể đến từng
cơ quan BHXH các quận huyện Để có được các chỉ tiêu kế hoạch nói trên thìhàng quý các cơ quan BHXH các quận huyện phải tổng hợp kế hoạch thu BHXHcủa các đơn vị do mình chịu trách nhiệm tổ chức thu ghi sổ BHXH gửi cho cơquan BHXH tỉnh vào ngày 25 của tháng cuối quý trước theo biểu 2 - BCT; các cơquan BHXH tỉnh, thành phố cũng tổng hợp kế hoạch thu của tất cả các đơn vị trên
Trang 22địa bàn theo mẫu 3- BCT và gửi đồng thời về BHXH VN vào ngày 30 của thángcuối quý trước.
Sau khi kế hoạch, nhiệm vụ đã được triển khai thì BHXH các tỉnh, thànhphố, quận huyện tiến hành hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn mình lập danh sách
và quỹ tiền lương hàng tháng, quý để xác định số tiền BHXH mà các đơn vị phảiđóng Số tiền này được tập trung vào một tài khoản của tỉnh, thành phố, sau đó lạiđược tập trung vào tài khoản của BHXHVN
Kiểm tra thẩm định số liệu thu BHXH
Hàng quý, hàng năm BHXH Tỉnh tổ chức kiểm tra thẩm định số liệu thuBHXH trong kỳ của BHXH huyện , thị xã, việc tổ chức kiểm tra thẩm định số liệuthu BHXH thực hiện sau kỳ báo cáo (ngày 15 của tháng đầu quý), biên bản kiểmtra số liệu thu BHXH (theo mẫu 2-BH) sau khi được thẩm định là tài liệu kèm theo
hồ sơ quyết toán taì chính quý, năm của BHXH các cấp
3) Chống thất thu BHXH
Để đảm bảo sự công bằng khi tham gia BHXH, quyền lợi của người laođộng được hưởng trên cơ sở đóng BHXH, Có thu mới có chi dó là nguyên tắc hoạtđộng của các cơ quan BHXH Do đó thu BHXH là nhiệm vụ trọng tâm trong toànngành BHXH Bởi đây là công việc có vị trí quan trọng, có thể nói đây là "đầuvào" đối với ngành và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngànhBHXH Mở rộng được đối tượng thu BHXH là công tác cũng khá kho khăn phứctạo còn quản lý đối tượng thu BHXH đã được qui định là vấn đề cũng hết sức quantrọng và cần kiểm soát chặt chẽ đối tượng này, nếu không Quản lý thì dẫn đến tìnhtrạng lợi dụng việc tham gia BHXH để hưởng các quyền lợi mặt khác cũng cầnlưu ý các đơn vị lạm dụng tiền phải nộp BHXH để sử dụng vào việc khác của đơn
vị dẫn tới thu BHXH không đảm bảo hay thất thu BHXH
Trang 23Do buông lỏng quản lý và sử dụng kinh doanh của các cơ quan chức năngdẫn đến tình trạng có Doanh nghiệp có đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưngkhông đăng ký sử dụng lao động Khi sử dụng lao động không có hợp đồng laođộng cụ thể, hoặc kê khai số lao động thấp hơn thực tế, không đảm bảo các điềukiện qui định của bộ luật lao động, hoặc chỉ hợp đồng thuê lao động làm việc dưới
ba tháng hay dừng hợp đồng lao động không theo quy định để chốn tránh việcnộp BHXH cho người lao động hay có sự khai man về nhân thân và quỹ tiền đóngBHXH Do đó cơ quan BHXH không có cơ sở xác định hình thức hợp đồng laođộng để khai thác đối tượng tham gia BHXH bắt buộc; mức tiền lương tiền công
để tham gia BHXH cũng chưa đúng với thực tế thu nhập của người lao động;ngoài việc trốn tránh tham gia BHXH cho người lao động thì việc nợ đọng BHXH
và nộp chậm BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng là vấn đề hếtsức nóng bỏng hiện nay Trên thực tế đã có chế tài xử phạt vi phạm Luật lao động
về BHXH nhưng chưa hợp lý, chưa qui định cụ thể đối với khu vực ngoài quốcdoanh về thanh tra nộp phạt, qui định về nộp phạt còn quá thấp , chỉ mới dùng lại
ở hình thức cảnh cáo, phạt tiền 2 triệu đồng, mức nộp phạt quá thấp , thậm chíkhông thể bắt nộp phạt được nên chưa có tính cưỡng chế và không mang lại hiệuquả cao Có những Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động số tiền nộp BHXH rấtlớn so với số tiền bị phạt nên họ cũng săn sàng chốn tránh , chần trừ về số nộp
Để đảm bảo chi trả các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động , LuậtBHXH được ban hành là cơ sở pháp lý bắt buộc người sử dụng lao động phải thựchiện đồng thời có những biện pháp tăng cường quản lý đối tượng, tranh thủ sựquan tâm của của các cấp uỷ đảng chính quyền địa phương trong việc thực hiệnchế độ BHXH đối với người tham gia BHXH , phối hợp với các cơ quan hữuquan, tăng cường chỉ đạo và tiến hành điều tra nắm tình hình thực trạng hoạt độngcủa các Doanh nghiệp trên điạ bàn quản lý, tìm ra biện pháp thiết thực để công tácthu đạt kết quả cao
Trang 25CHƯƠNG II Thực trạng về quản lý thu và thất thu BHXH tại tỉnh Tuyên Quang.
I Thực trạng thu BHXH và thất thu BHXH tại Tuyên Quang.
1) Khái quát BHXH Tuyên Quang
Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang nằm trong hệ thống tổ chức của Bảohiểm xã hội Việt Nam và trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, cóchức năng giúp Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ Bảohiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng Giám đốcBảo hiểm xã hội Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dânTỉnh
Bảo hiểm xã hội tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở đặt tại tỉnh lỵ, có condấu, có tài khoản riêng
Thực hiện thông tư 125/TT LB ngày 24/ 6/ 1995 của Liên bộ BTC cán bộchính phủ, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Tổng liên đoàn lao động ViệtNam “ Hướng dẫn việc bàn giao nhiệm vụ, tổ chức và nhân sự bảo hiểm xã hộicủa hệ thống Lao động thương binh và xã hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Namsang Bảo hiểm xã hội Việt Nam” Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tuyên Quang là đơn vịmới được thành lập (16/2/1995), Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tuyên Quang tiến hànhtiếp nhận bàn giao và tiếp nhận các cán bộ viên chức từ hai ngành Sở Lao độngThương binh - xã hội và Liên đoàn Lao động Tỉnh Một hệ thống làm công tác bảohiểm xã hội từ Tỉnh đến huyện được thành lập, chuyên trách quản lý quỹ và thựchiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội
Trang 26Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tuyên Quang được thành lập và đi vào hoạt động cơ
sở vật chất nơi làm việc gặp nhiều khó khăn, trụ sở làm việc là nhà làm việc của sởLao động thương binh và xã hội, đã xuống cấp, cơ sở vật chất và phương tiện làmviệc như: Bàn làm việc, máy vi tính, phương tiện làm việc đều cũ nhận từ các đơn
vị sang hoặc chưa có Đến nay, được sự quan tâm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam,Tỉnh uỷ, Uỷ Ban nhân dân Tỉnh, Bảo hiểm xã hội Tỉnh Tuyên Quang đã được đầu
tư xây dựng trụ sở làm việc (hai nhà) mới khang trang nằm trên đường Tân Tràongay giữa trung tâm Thị xã, Trụ sở BHXH huyện cũng đều được xây dựng với quy
mô và diện tích tạm đủ phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợicho việc đi lại giao dịch các cơ quan và đối tượng đến làm việc, cơ sở vật chấtđược trang bị đầy đủ, hầu hết các phòng đều có đủ ánh sáng, máy vi tính, điệnthoại phục vụ cho công việc được thuận tiện, bàn ghế được trang bị lại toàn bộ
Thực hiện Nghị định số 100/2002/NĐ - CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ,quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.BHXH Tỉnh lại tiếp tục nhận bàn giao cơ sở vật chất và Cán bộ từ Bảo hiểm y tếchuyển sang do vậy có nhiều biến động về tổ chức cán bộ; cũng như những nămđầu đội ngũ cán bộ, công chức của ngành với trình độ chuyên môn khác nhau,trong đó chủ yếu CBVC có trình độ trung cấp, chưa qua đào tạo cơ bản về cácnghiệp vụ liên quan trực tiếp đến công tác BHXH
Hơn mười năm xây dựng và phát triển, đến nay hầu hết cán bộ, công chứcviên chức trong cơ quan đã được đào tạo đại học, được bồi dưỡng chuyên sâu vềcác nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến công tác BHXH, BHYT, đáp ứng cơ bảnđược yêu cầu nhiệm vụ được giao trong tình hình mới Trình độ chuyên môn vàchính trị của đội ngũ cán bộ, công chức toàn ngành như sau:
Đại học 46 người; chiếm 37,4 %; Cao đẳng 12 người; chiếm 9,8 %
Trang 27Trung cấp 65 người; chiếm 52,8 %, trong đó đang học ĐH tại chức là 42người 70% cán bộ, công chức là Đảng viên
Đảng ủy và Ban giám đốc, các đoàn thể thường xuyên quan tâm đến côngtác cán bộ, đã thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũcán bộ, công chức, huấn chuyên môn nghiệp vụ , cử đi học các trường đại học
…đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao trong tình hình mới, hơn 10 năm đã
có 55 cán bộ được đào tạo mới và đào tạo lại với phương châm vừa học vừa làm(đại học tại chức) người có trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trongcông tác hướng dân cho cán bộ mới hoặc thiếu kinh nghiệm…
Nhiệm vụ của BHXH tỉnh Tuyên Quang:
Ngày 17/12/2002 Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định
số 1620/ 2002/QĐ-BHXH-TCCB về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổchức của BHXH địa phương; BHXH Tỉnh Tuyên quang có Nhiệm vụ, quyền hạnsau:
1 Xây dựng chương trình, kế hoạch năm trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xãhội Việt Nam phê duyệt và tổ chức thực hiện;
2 Tổ chức xét duyệt hồ sơ, giải quyết các chính sách, chế độ Bảo hiểm xãhội; cấp các loại sổ, thẻ Bảo hiểm xã hội;
3 Tổ chức thực hiện thu các khoản đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện;
4 Tổ chức quản lý và phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội;
5 Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng Bảo hiểm xã hội ;
6 Tổ chức hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụ
Trang 287 Tổ chức thực hiện công tác giám định chi khám, chữa bệnh tại cơ sởkhám chữa bệnh, đảm bảo khám chữa bệnh và hướng dẫn nghiệp vụ giám định đốivới Bảo hiểm xã hội cấp huyện
8 Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội cho đối tượngđúng quy định
9 Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, chế độ kế toán, thống kêtheo quy định của Nhà nước, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và hướng dẫn BHXHcấp huyện thực hiện
10 Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi Bảo hiểm xã hội đối với cơquan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh trên địabàn tỉnh Tuyên Quang; Kiến nghị với cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý Nhànước và cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở khám chữa bệnh
để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về các chế độ Bảo hiểm xã hội
11 Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền;
12 Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội trênđịa bàn Tỉnh Tuyên Quang
13 Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ Bảohiểm xã hội
14 Tổ chức ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý, điều hành hoạt động Bảo hiểm xã hội
15 Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính vàtài sản thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Trang 2916 Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH Việt Nam và UBND tỉnh theoquy định.
Chế độ quản lý của Giám đốc BHXH Tỉnh:
BHXH tỉnh do Giám đốc quản lý, điều hành theo chế độ thủ trưởng GiúpGiám đốc có các Phó Giám đốc Giám đốc và Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh
do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng
Trang 30Các phòng chịu sự quản quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc Bảohiểm xã hội tỉnh và sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị trực thuộcBảo hiểm xã hội Việt Nam.
Phòng do Trưởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng Giúptrưởng phòng có Phó trưởng phòng Trưởng phòng, Phó trưởng phòng do Giámđốc Bảo hiểm xã hội Tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyênchuyên, khen thưởng, kỷ luật sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bản của Tổnggiám đốc BHXH Việt Nam
Thành lập 6 Bảo hiểm xã hội huyện thị để thực hiện chức năng nhiệm vụbảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện thị
Gồm có :
1 BHXH Thị xã Tuyên Quang 4 BHXH huyện Hàm yên
2 BHXH huyện Yên Sơn 5 BHXH huyện Chiêm hoá
3 BHXH huyện Sơn Dương 6 BHXH huyện Nà Hang
Trang 31GIÁM ĐỐC BHXH TỈNH
PHÓ GIÁM ĐỐC BHXH TỈNH
Hệ thống cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang
Trang 322) Thực trạng thu BHXH Tại Tuyên quang:
BHXH tỉnh Tuyên Quang được thành lập và đảm bảo nhiệm vụ thực hiệncác chế độ, chính sách BHXH của Đảng và Nhà Nước trên địa bàn tỉnh, có vị tríquan trọng về đời sống kinh tế xã hội và an ninh chính trị của địa phương, Bảohiểm xã hội Tỉnh Tuyên Quang luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Bảohiểm xã hội Việt Nam, Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, sự phối hợp của cácngành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiệncác chế độ Bảo hiểm xã hội
Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TU của TW "về tăng cường lãnh đạo, thực hiệncác chế độ bảo hiểm xã hội", Đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiệncác mặt công tác bảo hiểm xã hội ở địa phương
Thông báo số 62/TB-TU của văn phòng Tỉnh uỷ nêu những ý kiến chỉ đạocủa thường vụ Tỉnh uỷ về công tác bảo hiểm xã hội, đã có tác dụng lớn để các cấp
uỷ cơ sở chú trọng tập trung lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong việc thu,chi bảo hiểm xã hội Đến nay đa số các đơn vị đã có những chuyển biến rõ nét vềmặt nhận thức trong việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội
Tổ chức Bảo hiểm xã hội Tỉnh đã được ổn định và kiện toàn từng bước đivào hoạt động có hiệu quả Các chế độ quản lý vận hành và hoạt động đã đi vàonền nếp như kế toán Bảo hiểm xã hội, quản lý thu, chi Bảo hiểm xã hội và xétduyệt hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội đồng thời luôn có sự quan tâm và chỉđạo thường xuyên của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc thực hiện các chế độchính sách bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội đã chủ động xây dựng mối quan hệ với các ngành: Liên
Trang 33bạc Tỉnh, Sở y tế, Viện kiểm sát Nhân Dân, công an Tỉnh Đã có sự phối hợp, tạođiều kiện để hệ thống bảo hiểm xã hội của địa phương thực hiện tốt công tác quản
lý thu, chi đảm bảo đúng nguyên tắc, chặt chẽ về chế độ và tài chính bảo hiểm xãhội
Căn cứ vào các văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý để cơ quan Bảo hiểm
xã hội Tỉnh ra quyết định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động thamgia bảo hiểm xã hội, thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc
"Có đóng BHXH mới được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội” Từ nguyên tắc này đãlàm thay đổi nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động, là tiền đề hếtsức quan trọng để đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi
về bảo hiểm xã hội và làm cho chính sách bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà Nướcthực sự đi vào đời sống hàng ngày của người lao động, thúc đẩy sản xuất của cácdoanh nghiệp cũng như hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp phát triển
Cán bộ công nhân viên chức Bảo hiểm xã hội được tuyển chọn có đầy đủnhững phẩm chất của người cán bộ, năng động sáng tạo, đại đa số đã đượcđào tạo qua các trường, lớp và được đào tạo lại ngày một nâng cao về chuyênmôn, nhận thức từ cơ quan hành chính chuyển sang làm công tác phục vụ đểđáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của ngành
Bên cạnh những thuận lợi đã trình bày ở trên Bảo hiểm xã hội Tỉnh TuyênQuang cũng không tránh khỏi những khó khăn đó là: Hệ thống Bảo hiểm xã hộiTỉnh tiếp nhận cán bộ viên chức chủ yếu từ các ngành Liên đoàn lao động tỉnh và
Sở lao động -Thương binh và xã hội, bảo hiểm y tế Tỉnh với trình độ không đồngđều Số lượng cán bộ ít, cơ cấu tổ chức chưa kiện toàn, nhiệm vụ lớn nên chưa đủsức bao quát, một số cán bộ mới còn thiếu kinh nghiệm thực tế , năng lực công tác
về BHXH của một số cán bộ đơn vị còn hạn chế, bố trí làm công tác còn kiêmnhiệm, còn lúng túng trong tác nghiệp, mặt khác tinh thần trách nhiệm một số