1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài giảng luật học so sánh chương 1 trần vân long

38 693 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 524 KB

Nội dung

Luật học so sánh là gì?Theo Giáo sư Micheal Bogdan, nội dung của luật so sánh bao gồm 3 vấn đề: 1So sánh các HTPL khác nhau Kết quả 1 và 2 làm luận cứ cho nghiên cứu pháp luật nước ngoà

Trang 1

Comparative Law LUẬT HỌC SO SÁNH

ThS Trần Vân Long

Trang 2

Liên hệ Giảng viên

Telephone: 0987 999 729

E-mail: longtran@ueh.edu.vn

Liên hệ trực tiếp khi cần thiết

Trang 3

Một số yêu cầu môn học

Trang 4

Một số yêu cầu môn học

Hoạt động của sinh viên

- Đi học đầy đủ

- Phân nhóm chuẩn bị thuyết trình và các hoạt động

nhóm

- Tích cực phát biểu trong lớp

Trang 5

Một số yêu cầu môn học

Cơ cấu điểm số:

Trang 6

Đề tài đăng ký trước

Thuyết trình

1 Bộ Luật 12 bảng La Mã: Lịch sử hình thành và một số nội dung chủ yếu

2 Cơ chế bảo vệ Hiến pháp của CHLB Đức

3 So sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống pháp luật Pháp và

Đức

4 Hệ thống tư pháp và nghề luật ở CHDCND Trung Hoa

5 Ý nghĩa của Writ trong hệ thống pháp luật Anh Mỹ

6 Hiến pháp Hoa Kỳ, lịch sử hình thành và một số chế định chủ yếu

7 Sự ảnh hưởng của Hồi giáo trong Luật hình sự Cộng hòa Hồi giáo Iran

Diễn kịch

- Một vụ tranh chấp quyền sở hữu được giải quyết bởi Tòa án ở Pháp

- xây dựng một phiên tòa giả định tại một tòa án hạt Hoa Kỳ có sự tham gia của

Bồi thẩm đoàn

Trang 7

Comparative Law LUẬT HỌC SO SÁNH

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT HỌC SO SÁNH

Trang 8

WELCOME TO COMPARATIVE LAW!

Giới thiệu chung Luật học so sánh là gì và tại sao ta phải học?

Vài nét về lịch sử phát triển Khoa học Luật so sánh

Trang 9

Luật học so sánh là gì?

Luật học so sánh

Phương pháp so sánh luật Luật đối chiếu

Trang 10

Luật học so sánh là gì?

Kahn-Freund: “Not a topic, but a

method…common name for a variety of methods of looking at law.”

Trang 11

Luật học so sánh là gì?

Theo Giáo sư Micheal Bogdan, nội dung của luật so sánh bao gồm 3 vấn đề:

(1)So sánh các HTPL khác nhau

Kết quả (1) và (2) làm luận cứ cho nghiên cứu pháp luật nước ngoài

Trang 12

Lịch sử của Luật học so sánh

Các mốc phát triển:

Giai đoạn trước năm 1869:

Aristote (384-322 B.C) đã nghiên cứu 158 bản Hiến pháp của các thành bang Hy Lạp và các dân tộc lạc hậu trong tác phẩm Politique của mình.

Trang 13

Ở nước Pháp, các nhà làm luật lại tiến hành so sánh

giữa tập quán pháp với hệ thống dân luật của Đức

Trang 14

, bãi bỏ nô lệ, bảo vệ quyền tự do công dân và nhà nước pháp quyền ,

Các thể chế luật pháp và chính trị phải phản ảnh đặc tính địa lý và xã hội của từng cộng đồng riêng biệt

Trang 15

Lịch sử của Luật học so sánh

Các mốc phát triển:

Giai đoạn từ 1869 trở về sau:

Năm 1869 có 2 sự kiện quan trọng: Sự ra đời của tạp chí chuyên ngành đầu tiên của luật học so sánh, đó là Tạp chí Luật so sánh do Hội nghiên cứu Luật so sánh của Pháp xuất bản; Và đây cũng là năm đầu tiên mà môn học luật học so sánh được giảng dạy tại các trường đại học

Đến thế kỷ XX, Luật so sánh còn mang mục đích tìm

kiếm sự hài hòa và thống nhất

Trang 16

Chính thức được nghiên cứu lại từ 1992

Trang 17

Luật học so sánh như một môn

Là một khoa học – tổng thể những tri thức khoa học về các hệ thống pháp luật hiện hành được thể hiện trong các công trình ngiên cứu khoa học của các học giả.

Trang 18

Việc nghiên cứu so sánh pháp luật về mặt lịch sử;

Việc nghiên cứu so sánh những vấn đề pháp lý quốc tế hiện nay.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trang 19

Khoa học Luật so sánh

So sánh theo thời gian và không gian

So sánh bên trong và so sánh bên ngoài

So sánh các HTPL trên thế giới

So sánh các chế định pháp luật và các ngành luật

So sánh hình thức và so sánh nội dung

So sánh quy phạm và so sánh chức năng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 20

Một số lưu ý khi so sánh pháp luật

Nguồn thông tin về hệ thống pháp luật nước ngoài:

Tính tin cậy của thông tin có được

Tính quan trọng của nguồn thông tin thứ cấp: Cô đọng,

được công nhận

Đừng bao giờ suy nghĩ rằng những dữ liệu bạn sưu tầm trên internet hay báo chí

là đều đúng đắn mà không cần xem xét lại

Trang 21

Một số lưu ý khi so sánh pháp luật

Giải thích và sử dụng các nguồn luật nước ngoài

Người ta thường có thói quen nghiên cứu pháp luật nước ngoài, theo góc độ và cái nhìn của hệ thống pháp luật nước mình

Các nguồn luật nước ngoài nên được giải thích như chúng được giải thích tại các nước đã sản sinh ra các nguồn luật ấy

Trang 22

Một số lưu ý khi so sánh pháp luật

Nghiên cứu luật nước ngoài đặt trong mối quan hệ tổng thể

Cần quan tâm tới: Cấu trúc pháp luật và sự phân loại pháp luật

Vd: Ở Thụy Điển, vấn đề trợ cấp xã hội cho gia đình đông con được quy định trong Luật an sinh xã hội, trong khi vấn

đề đó thì ở Pháp nó lại được quy định trong Luật thuế

Vấn đề đặt ra là: Không nên nghiên cứu theo kiểu cắt rời,

chi tiết mà cần đặt trong mối quan hệ với các phần còn lại của HTPL

Trang 23

Một số lưu ý khi so sánh pháp luật

Bối cảnh xã hội và mục tiêu của các quy định pháp luật

“Giả sử nhà nước ban hành đạo luật yêu cầu các cơ quan thuê mướn nhân công phải có nghĩa vụ chi trả học phí học ngôn ngữ cho công nhân nước ngoài mới được tuyển

dụng.”

Bạn hiểu mục tiêu của quy phạm này là

gì?

Trang 24

Một số lưu ý khi so sánh pháp luật

Vấn đề dịch thuật ngữ:

Khi dịch thuật ngữ thì phải dựa trên quan điểm pháp luật của nước sở tại Đôi khi sẽ cảm thấy khó khăn khi từ ngữ thì giống nhau nhưng cách hiểu thì khác nhau và đôi khi từ ngữ sử dụng trong nhiều hệ thống pháp luật là khác nhau nhưng cách hiểu là giống nhau

Tổng công ty và tập đoàn công ty?

Bồi thẩm đoàn và hội thẩm nhân dân?

Public company và private company

Trang 25

Một số lưu ý khi so sánh pháp luật

Xác định phạm vi pháp luật hiện hành:

Đối với một số hệ thống pháp luật thế giới thì pháp luật không dừng lại văn bản mà còn chịu sự điều chỉnh của phong tục, tập quán, tôn giáo…

Có những quy định có thể về mặt chính thức vẫn còn hiệu lực nhưng trên thực tế người ta đã không còn áp dụng chúng nữa

Có những quy định dù có ý nghĩa trên giấy tờ còn khả năng thi hành của nó thì không có

Trang 26

Một số lưu ý khi so sánh pháp luật

Cần phải có kiến thức xã hội liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu

Điều kiện kinh tế quyết định bản chất pháp luật

Điều kiện tự nhiên – xã hội quyết định nội dung pháp luật

Yếu tố lịch sử xác định nguồn gốc pháp luật

Yếu tố địa lý tác động đến nội dung pháp luật

Yếu tố cá nhân chi phối

Yếu tố ý thức hệ

Yếu tố khác: Chính trị, tôn giáo, đạo đức xã hội

Trang 27

Mục đích của việc học Luật học so sánh

Phục vụ nghiên cứu: Mở rộng nhận thức và quan điểm khi nghiên cứu khoa học pháp lý, đặt trong mối quan hệ với chính nó và những cái tương tự hay khác biệt với nó

Phục vụ cho nghề nghiệp– Giúp các luật sư có

thể nghiên cứu và hành nghề trên phạm vi toàn cầu

Mục đích khoa học: Đi tìm pháp luật hoàn thiện,

đi tìm sự hội nhập trong pháp luật

Sự thay đổi trong nhận thức: nhận thức thay đổi khi nghiên cứu pháp luật nước mình

Trang 28

WELCOME TO COMPARATIVE LAW!

Các hệ thống pháp luật trên thế giới

CHÚNG TA LÀ KHÁC NHAU NHÌN VÀO SỰ KHÁC NHAU ĐỂ HỌC HỎI VÀ

ĐỂ HOÀN THIỆN

Kahn-Freund’s Warnings

Don’t be lured by homonyms Don’t be afraid of synonyms

Trang 29

Thống nhất trong sự đa dạng?

Dựa trên tính chất tương đồng: Pháp luật Châu âu lục địa, pháp luật Anh Mỹ, Pháp luật hồi giáo, pháp luật XHCN

Trang 30

Tiêu chí phân loại

Nguồn gốc lịch sử:

- Nhóm pháp luật của các nước ảnh hưởng lớn nhất của

pháp luật La Mã, bao gồm pháp luật của các quốc gia Italia, Rumani, Bồ đào Nha, Hy Lạp, Tây Ban Nha

- Nhóm pháp luật của các nước không có sự ảnh hưởng

lớn của pháp luật La Mã và pháp luật về cơ bản dựa vào luật tục và các tập quán pháp luật cổ xưa, đó là pháp luật Anh, các nước Scandinavi, Nga

- Nhóm thứ ba là nhóm bao gồm pháp luật các quốc gia

chứa đựng trong mình mức độ khác nhau của pháp luật La Mã và của pháp luật Đức

Trang 31

Tiêu chí phân loại

Dựa vào nguồn của pháp luật (A Levi -

Ulman): theo tiêu chí này pháp luật trên thế giới được phân thành: 1, hệ thống pháp luật của các nước thuộc địa; hệ thống pháp luật Ăng lô- xắc xông, tức là pháp luật của nước theo pháp luật án lệ; 3, hệ thống pháp luật Hồi giáo.

Trang 32

Tiêu chí phân loại

Dựa vào tiêu chí chủng tộc (G Sozer - kholl): theo tiêu

chí này pháp luật được phân thành: 1, pháp luật Ấn -

Âu 2, Pháp luật Xê - mít 3, Pháp luật Mông cổ và pháp luật các nước không văn minh Trong từng hệ thống lại được phân ra từng nhóm nhỏ

Trang 33

Các đặc điểm khái quát của pháp luật thế giới

Sự kết hợp của 3 yếu tố

YẾU TỐ DÂN TỘC

YẾU TỐ QUỐC TẾ

YẾU TỐ TỰ PHÁT

TRIỂN

Trang 34

Các đặc điểm khái quát của pháp luật thế giới

Theo khuynh hướng phát triển chung

- Nhu cầu pháp luật chung nhằm hướng tới sự liên kết ổn định

Pháp luật chung:

- Khuynh hướng theo đuổi các giá trị được thừa nhận chung

- Khuynh hướng xích lại gần nhau trong liên minh quốc gia

Trang 35

Các đặc điểm khái quát của pháp luật thế giới

Sự khác biệt giữa các HTPL trên TG

Các hệ thống pháp luật có nguồn chính giống nhau là hiến pháp và các đạo luật;

Trong các hệ thống pháp luật giữa các nguồn pháp luật khác nhau có mối tương quan không giống nhau;

Trong các hệ thống pháp luật có các nguồn pháp luật đặc thù Trong các hệ thống pháp luật của các quốc gia khác nhau, sự phân chia các ngành luật, các chế định pháp luật và mối

tương quan lẫn nhau của chúng cũng không giống nhau

Những khác biệt về ngôn ngữ quy phạm, văn phong pháp lý đặc trưng cho các hệ thống pháp luật

Trang 36

Các đặc điểm khái quát của pháp luật thế giới

đối

Các khác biệt mang tính tạm thời về mặt lịch sử

Các khác biệt mang tính tình huống chính

trị

Trang 38

Yêu cầu cho buổi học sau

Chuẩn bị thảo luận:

- Sự cần thiết phải nghiên cứu LHSS trong trường đại học?

- Những sai lầm dễ mắc phải khi nghiên

cứu pháp luật nước ngoài?

Xem trước nội dung:

- Hệ thống pháp luật Civil law

Ngày đăng: 06/12/2015, 17:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w