1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài giảng về luật so sánh

37 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 2,51 MB

Nội dung

Luật So sánh Đại Từ điển Tiếng Việt: http://daitudien.net  Một bộ môn của khoa học pháp lí áp dụng phương pháp so sánh trong việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật thuộc những hệ thống

Trang 2

Luật so sánh?

Trang 3

Luật so sánh là gì?

 Là một ngành khoa học luật để so sánh, phân loại các hệ thống pháp

luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương

đồng và khác biệt, để giải thích

nguồn gốc, tìm ra những vấn đề cốt lõi, cơ bản của các hệ thống pháp luật

Trang 4

Luật So sánh

(Đại Từ điển Tiếng Việt: http://daitudien.net)

 Một bộ môn của khoa học pháp

lí áp dụng phương pháp so sánh

trong việc nghiên cứu các vấn đề

pháp luật thuộc những hệ thống

pháp luật khác nhau, nhằm mục

đích giúp cho việc xây dựng

pháp luật của mỗi nước LSS còn

có mục đích hoà nhập trật tự

pháp luật của mỗi nước vào trật

tự pháp luật thế giới.

Trang 5

Luật So sánh

(Đại Từ điển Tiếng Việt:http://daitudien.net)

 Nội dung của LSS thể hiện dưới 2 hình thức:

(1) So sánh theo nghĩa đồng nhất để tìm ra những

điểm giống nhau của các đối tượng so sánh.

(2) Theo sự đối lập để tìm ra sự khác biệt

 LSS xuất phát từ khả năng đồng nhất và khác biệt của các hiện tượng pháp luật Đây chính là cơ sở, là điều kiện tồn tại và phát triển của LSS

 LSS có quan hệ với các bộ môn khác của khoa học pháp lí như: pháp luật nước ngoài, xã hội học pháp luật, lịch sử nhà nước và pháp luật.

Trang 6

Luật So sánh

(Đại Từ điển Tiếng Việt:http://daitudien.net)

 Tư tưởng về LSS đã hình thành và phát triển từ thời

cổ đại và trung cổ, nhưng mãi đến cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, LSS hiện đại mới thực sự phát triển

 Năm 1869, hiệp hội so sánh pháp luật được thành lập;

 Năm 1900, Đại hội quốc tế LSS đầu tiên được họp tại Pari; tiếp đó, ở nhiều nước đã thành lập các Ủy ban quốc gia về LSS, các Ủy ban này là thành viên của Hiệp hội Luật so sánh quốc tế Đến 1950, Hiệp hội này được đổi tên là Hội khoa học pháp lí Quốc

tế, hoạt động dưới sự bảo trợ của UNESCO.

Trang 7

Luật So sánh

(Đại Từ điển Tiếng Việt:http://daitudien.net)

 Ở các nước XHCN, LSS

ít được nghiên cứu, nó

được thay bằng bộ môn

pháp luật nước ngoài.

 Việt Nam được khôi phục

lại Quy chế hội viên Hiệp

hội LSS quốc tế từ 1993,

đại diện là Viện Nhà

nước và Pháp luật.

Trang 8

bang, liên bang hay quốc

gia hoặc một số quốc gia)

dựa trên nguyên tắc mang

Trang 9

Mục tiêu môn học:

 Tiếp cận kiến thức cơ bản về luật học so sánh, sự độc đáo của các nền luật học tiên tiến trên thế giới (hệ thống pháp luật Anh, Pháp, Hoa Kỳ,

Đức), tìm hiểu một số chế định chiếm hữu, giao

kết hợp đồng của các hệ thống pháp luật này.

 Khả năng vận dụng các phương pháp khoa học để

so sánh các chế định pháp luật trong hệ thống

pháp luật Việt Nam với chế định pháp luật tương ứng trong các hệ thống pháp luật nước ngoài.

Trang 10

Giò lụa hay xúc xích?

 TS Nguyễn Sĩ Dũng-Phó Chủ nhiệm

VP Quốc hội: “Làm luật khó như

làm xúc xích"

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa: “Cũng

như xúc-xích, muốn dùng được, luật

pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả

cơn đói của người dân và từng bước

chắp cánh cho họ vươn tới những giá

trị ẩm thực ngày một thanh cao Vốn

chỉ quen với giò lụa, nay phải làm

luật cho ngôi làng toàn cầu, người

nước ta chắc phải nắm bắt lấy những

kỹ nghệ tân tiến mà sản xuất ra các

quy phạm có giá trị dùng chung,

mang tính khái quát cao, dễ hiểu và tự

nhiên đi vào lòng người tới mức

chẳng những dân ta mà người ngoại

quốc cũng vui lòng cung kính mà tuân

thủ”

Không chỉ là công cụ

kỹ trị, pháp luật còn là văn hóa

Trang 11

I Phần chung:

Bài 1.Tổng quan về so sánh luật.

Bài 2 Các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới.

Bài 5 Các nguyên tắc xác định thiệt hại về tinh thần trong trách nhiệm dân

sự- kinh nghiệm của các nước.

Nội dung môn học

Trang 12

1 Giáo trình LUẬT SO SÁNH của ĐH Cần Thơ:

- TS Nguyễn Ngọc Điện, 2006.

- ThS Tăng Thanh Phương, 2010.

2 Slide bài giảng, ThS Trần Hữu Hiệp.

http://huuhiepcantho.blogspot.com

3 Tham khảo:

- Thông tin pháp luật dân sự: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/

- Thông tin pháp luật kinh doanh:

http://phapluatkinhdoanh.wordpress.com/.

Giáo trình, tài liệu tham khảo:

Trang 13

I Phần chung Bài 1 Tổng quan về luật so sánh

1 Đối tượng nghiên cứu của Luật so

sánh:

- Hiện có những quan điểm khác nhau:

(1) Học giả XHCN: phải là luật thực

định (VBPL, ngành luật, chế định

pháp luật, QPPL)

(2) Học giả phương Tây: quan niệm

đối tượng rộng hơn, bao gồm cả văn

hoá lý

- Đối tượng: “Tĩnh”/“động”, thay đổi

theo thời gian

Trang 14

2 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 15

3 Ứng dụng:

1 Hiểu rõ hơn về luật trong nước (nguồn

gốc, bản chất, giải pháp lớn tạo thành nét đặc thù của luật trong nước).

2 Giúp hoàn thiện hệ thống luật trong

nước (cân nhắc, lựa chọn các phương án

thúc đẩy sự hoàn thiện của luật trong nước, các phương án được xây dựng từ các kết quả vận dụng các thành tựu của luật nước ngoài).

Trang 17

3 Ứng dụng:

4 Tạo điều kiện phát triển

quan hệ quốc tế: hoàn thiện

sự hiểu biết về luật nước ngoài, có ích trong các quan

hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài, trong việc giải quyết các xung đột pháp lý cả về lĩnh vực tư pháp và công pháp quốc tế

Trang 19

4 Phân loại:

1. Phân loại truyền thống (không gian):

Luật phương Tây

Luật phương Đông

1. Theo tính chất:

PL XHCN – PL tư bản

Truyền thống - Hiện đại

PL Hồi giáo …

Trang 20

I Phần chung Bài 2 Các hệ thống pháp luật tiêu biểu trên thế giới

* Có tầm ảnh hưởng đến PL các

nước khác: Pháp, Đức, Anh – Mỹ,

1 Luật của Pháp:

 Sự kết hợp giữa luật La Mã, luật

germanique, luật giáo hội và sự

sáng tạo của các nhà luật học

 Cách mạng tư sản (1789) đã thủ

tiêu hệ thống pháp luật phong kiến,

đồng thời thiết lập nền pháp luật

mới.Các bộ luật lần lượt ra đời, nổi

tiếng nhất là Bộ luật dân sự

Napoléon 1804

Trang 21

1 Luật của Pháp

1.1 Luật tư:

1.1.1 Luật Dân sự: giải quyết 4 vấn đề lớn:

(1) Các chủ thể của luật là ai?

(2) Chủ thể của luật có quyền gì?

(3) Quyền chủ thể được xác lập và thực hiện như thế nào?

(4) Các biện pháp bảo đảm đối với việc thực hiện quyền chủ thể là những biện pháp gì?

 Luật dân sự (luật chung) của hệ thống luật tư, do nó được

áp dụng trong tất cả các trường hợp không có quy định ngược lại trong các luật riêng

Trang 23

1 Luật của Pháp

1.1 Luật tư:

1.1.2 Luật Thương mại: bao

gồm các quy tắc chi phối hoạt

động nghề nghiệp của thương

nhân, có những khái niệm rất

đặc thù như hành vi thương

mại, sản nghiệp thương mại

Các công ty ở Pháp đều có tư

cách pháp nhân trừ loại công

ty dự phần

Trang 24

Tư pháp: Toà án Hội đồng bảo hiến (kiểm tra tính hợp hiến của

các đạo luật, là thiết chế độc lập với tất cả các thiết chế quyền lực

Trang 25

tắc phi tập trung hoá và tản

quyền Các thiết chế địa

phương, bao gồm vùng, tỉnh,

quận (ở các thành phố lớn) và

xã được trao các quyền hạn

rộng rãi để quản lý dân cư theo

lãnh thổ.

Trang 26

2 Luật Đức

2.1 Luật tư:

2.1.1 Luật Dân sự: Bộ luật dân sự Đức (1896), có hiệu lực

năm 1900, có ảnh hưởng lớn đến luật dân sự Trung Quốc

và Nhật Bản

 Luật tài sản của Đức xác định quyền sở hữu là tuyệt đối

và độc quyền

2.1.2 Luật Thương mại, Luật hợp đồng: cấm một số điều

khoản có tác dụng tạo ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, đặc biệt trong trường hợp người ở vị trí bất lợi là người tiêu dùng

Trang 27

2 Luật Đức

2.2 Luật công:

Bảo vệ các quyền cơ bản của công dân: được ghi nhận

trong HP, được bảo đảm bằng hệ thống tư pháp hữu hiệu Cho phép công dân kiện ra toà để vô hiệu hoá một đạo luật được cho là vi phạm các quy định của HP liên quan đến các quyền của công dân

Bảo vệ công dân: Cho phép công dân tiến hành các vụ

án nhằm vô hiệu hoá các QĐ hành chính bất hợp pháp của chính quyền (khởi kiện trước toà án hành chính),

cũng như yêu cầu bồi thường thiệt hại do hoạt động của

chính quyền gây ra (khởi kiện trước toà án dân sự)

Trang 28

3 Luật của Anh

3.1 Luật chung của vương quốc: Các vua

Anh giao cho các Thẩm phán quyền thay mặt mình xét xử các vụ tranh chấp xảy

ra trên lãnh thổ Trong quá trình giải quyết các tranh chấp ấy, Thẩm phán xây dựng hệ thống án lệ thống nhất trên toàn

lãnh thổ Anh bao gồm các quy tắc pha

trộn luật nội dung và luật thủ tục Đến

thế kỷ XIII, các án lệ trở nên ổn định và tạo thành khuôn mẫu mà các thẩm phán phải dựa vào để xét xử các vụ việc tương

tự

Trang 29

3 Luật của Anh

3.2 Luật đối trọng của Common law Trong trường hợp xét

thấy các phán quyết của toà án common law là không thoả đáng, người dân có quyền kêu nài đến tận nhà vua Nhà vua hoặc Chưởng Ấn (được nhà vua Anh uỷ quyền) trực tiếp thụ

lý và giải quyết các khiếu nại đó Trong quá trình giải quyết các khiếu nại, Chưởng Ấn, xây dựng các quy tắc có tính chất khắc phục các nhược điểm của common law Tập hợp các quy tắc này tạo thành một hệ thống luật gọi là Equity

Sự tồn tại song song của common law và equity Equity dần

dần trở thành một hệ thống luật độc lập bổ sung cho common law, thậm chí trở thành đối trọng của common law

 Ngoài ra, còn có hệ thống luật viết do Nghị viện thông qua

Trang 30

3 Luật Anh

3.3 Luật công:

3.3.1 Luật hành chính: Theo truyền thống, người

công chức ở Anh trên nguyên tắc được đối xử không khác người dân thường Bởi vậy, các hành vi của người công chức có thể bị công dân phản bác

về mặt tư pháp theo cùng một cách như công dân bình thường, nghĩa là trước toà án thường luật, trừ một số trường hợp ngoại lệ được đưa ra xem xét tại toà án hành chính.Việc kiểm tra tư pháp đối với hoạt động của chính quyền cũng do toà án thường luật thực hiện.

Trang 31

3 Luật Anh

3.3 Luật công:

3.3.2 Hê thống tư pháp: Hệ thống tư pháp Anh đặc trưng

bởi sự thống nhất: tư nhân và cơ quan nhà nước đều chịu

sự chi phối của cùng một hệ thống tài phán

 Các nhân vật chính trong hệ thống tư pháp bao gồm các

luật sự tư vấn (solicitors), đại luật sư (barristers) và thẩm phán

 Hệ thống toà án chia thành hai bậc: toà án cấp dưới và toà

án cấp trên Toà án tối cao là một thiết chế mới

 Toà án cấp dưới bao gồm toà hoà giải và toà quận

 Toà án cấp trên bao gồm toà cấp cao, toà của vương quyền và toà phúc thẩm

Trang 32

4 Luật của Mỹ4.1 Lịch sử hình thành:

Thời kỳ đầu Vốn là thuộc địa của Anh, luật của Mỹ cùng

trường phái luật anglo-saxon.Việc Mỹ giành độc lập không hề

có ảnh hưởng đối với việc tiếp tục duy trì và phát triển common law (trừ Bang Louisiana) Song, từ năm 1820, nhiều tiểu bang của Mỹ có xu hướng ghi nhận các quy tắc của common law thành các bộ luật.

Thời kỳ hiện đại Các tiểu bang có quyền hạn rộng rãi trong

việc xây dựng hệ thống pháp luật riêng của bang bên cạnh hệ thống pháp luật liên bang Tuy nhiên, các tiểu bang cũng cố gắng làm thế nào để tránh sự xung đột luật lệ giữa các tiểu bang với nhau.

Trang 33

4 Luật của Mỹ

4.2 Luật tư:

4.2.1 Luật Dân sự:

Luật về hành vi trái pháp luật: được xếp thành hai

nhóm lớn: (1) Hành vi trái pháp luật của bản thân (2)

Hành vi trái pháp luật thông qua vai trò của người khác

Luật hợp đồng: chịu ảnh hưởng luật của Anh, nhưng

được hiện đại hoá

Luật sở hữu bất động sản: cũng theo truyền thống Anh,

nghĩa là đặc trưng bằng sự thừa nhận nhiều quyền cùng một lúc cho nhiều người khác nhau đối với cùng một bất động sản

Trang 34

4 Luật của Mỹ 4.2 Luật tư:

4.2.2 Luật Tố tụng dân sự:

Hệ thống tố tụng có

nguồn gốc từ Anh, nhưng

được hoàn thiện ở trình

độ rất cao và đặc trưng

bởi hai yếu tố: thủ tục

nguyên cáo và hệ thống

bồi thẩm dân sự.

Trang 35

4 Luật của Mỹ

4.3 Luật công:

4.3.1 Tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống bảo

hiến Mỹ là một nước liên bang Thẩm quyền nhà

nước được phân bổ giữa các tiểu bang và liên bang

Cả liên bang và mỗi tiểu bang đều có bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp Về phương diện lập pháp, nhà nước liên bang có quyền thiết lập hệ thống thuế thống nhất, quy định hoạt động thương mại giữa các tiểu bang, quy định các quyền tự do cá nhân quan trọng nhất và nói chung ban hành các luật có tác dụng.

.

Trang 36

4 Luật của Mỹ

 Chức năng bảo hiến do Tối cao pháp viện đảm nhận Tối cao pháp viện thực sự trở thành cơ quan có thẩm quyền giải thích hiến pháp Bên cạnh đó, các toà án, trong quá trình xét xử, có bổn phận từ chối áp dụng một đạo luật, dù là của liên bang hay của tiểu bang, một khi đạo luật ấy bị cho là trái với hiến pháp, đặc biệt là hiến pháp liên bang

.

Trang 37

4 Luật của Mỹ

4.3 Luật công:

4.3.2 Tổ chức tư pháp: Hệ thống tư pháp độc lập với bộ

máy hành pháp và bộ máy lập pháp Quy chế pháp lý của các thẩm phán cũng không giống nhau: thẩm phán liên bang do cơ quan hành pháp bổ nhiệm; thẩm phán tiểu bang do nghị viện tiểu bang hoặc thậm chí do nhân dân bầu ra

 Ở cấp tiểu bang có thẩm phán hoà giải, toà án quận và

tối cao pháp viện tiểu bang

 Ở cấp liên bang có các toà án liên bang đặc khu, toà

phúc thẩm liên bang và các toà án đặc biệt

.

Ngày đăng: 06/12/2015, 06:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w