1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Bài giảng về luật hôn nhân và gia đình

46 3,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 3,7 MB

Nội dung

Luật hôn nhân và gia đình là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà Nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình bao gồm: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

Trang 1

Luật Hôn Nhân và Gia Đình

Trang 2

LUẬT HÔN NHÂN VÀ

GIA ĐÌNH

KHÁI NIỆM VAI TRÒ

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

ĐẶC ĐIỂM

NGUYÊN TẮCNỘI DUNG

Trang 3

dân tộc Việt Nam; để nâng cao trách nhiệm của

công dân nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam

Ngày 9-6-2000 Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật hôn nhân và gia đình năm 2000, có hiệu lực thi hành từ 1-1-2001

đình năm 2000, có hiệu lực thi hành từ 1-1-2001

Trang 4

Luật hôn nhân và gia đình đã được thông qua

ngày 19-6-1986 Sau 14 năm thực hiện, các quy định này có nhiều điểm không phù hợp, nên Quốc Hội

khóa 7 đã thông qua luật hôn nhân và gia đình

9-6-2000 với 13 chương và 110 điều luật

Trang 5

Luật hôn nhân và gia đình quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách nhiệm công dân

và Nhà nước, xã hội trong việc củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Trang 6

Luật hôn nhân và gia đình là hệ thống các quy

phạm pháp luật do nhà Nước ban hành hoặc thừa

nhận điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình bao gồm: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa

vợ và chồng, cha mẹ và các con, các thành viên

khác trong gia đình

Trang 7

2 Vai trò

Luật hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ:

• Góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ.

• Xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình.

• Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các thành viên trong gia đình.

• Kế thừa, phát huy truyền thống đạo dức tốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng ấm no, hạnh

phúc và bền vững.

Trang 8

4 Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân và gia đình là các quan hệ hôn nhân và gia đình:

• Quan hệ thân nhân: đóng vai trò chủ đạo, có ý nghĩa quyết định tính chất và nội dung của các quan hệ tài sản

• Quan hệ tài sản: không mang tính đền bù và ngang giá

Trang 9

3 Đặc điểm cơ bản

• Hôn nhân là sự kết hợp giữa nam và nữ nhằm xây dựng nên quan hệ vợ-chồng, trên cơ sở tự nguyện của các bên và sự bình đẳng được pháp luật thừa nhận

• Mục đích của kết hôn là tạo ra một gia đình bền

vững, lâu dài và hợp pháp

• Mối quan hệ trong hôn nhân phải tuân thep các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình

Trang 10

5 Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình có các đặc điểm:

• Hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia

đình quy định sự gắn bó mật thiết tương ứng với quyền và nghĩa vụ của chủ thể, quy định đồng

thời quyền và nghĩa vụ

Trang 11

• Yêu cầu các chủ thể khi thực hiện quyền và nghĩa

vụ phải xuất phát từ mục đích chung của gia đình

• Kết hợp giữa các biện pháp cưỡng chế với giáo

dục, hướng dẫn các chủ thể tuân thủ pháp luật

hôn nhân và gia đình

Trang 12

6 Các nguyên tắc cơ bản

• Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ một

chồng, vợ chồng bình đẳng;

• Hôn nhân giữa các công dân Việt Nam, thuộc

các dân tộc các tôn giáo khác, giữa những

ngừơi theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với

người nước ngoài được tôn trọng và được

pháp luật bảo vệ;

Trang 13

• Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách

dân số và kế hoạch hóa gia đình;

• Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con trở thành

người có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà…

Trang 14

7 Quan hệ pháp luật hôn nhân

và gia đình

Quan hệ PL HN và GĐ là hình thức pháp lý của các quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật tương ứng điều chỉnh.

Đặc điểm: phát sinh giữa các thành viên trong gia đình và trong một số trường hợp ngoại lệ mặc dù không còn trong hôn nhân.

Trang 15

Các yếu tố cấu thành bao gồm:

Trang 16

II CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Trang 18

1 Kết hôn

• Theo quy định: kết hôn là việc nam, nữ xác lập mối quan hệ vợ chồng.

• Điều kiện kết hôn:

• Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên;

• Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào ép buộc bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở

• Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.

• Đăng ký kết hôn: việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan

Nhà nước có thẩm quyền thực thi theo nghi thức qui định tại luật hôn nhân và gia đình Việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu vùng xa

do Chính Phủ quy định

Trang 20

Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn*

Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn*;

Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em*;

Hội liên hiệp phụ nữ*.

Các cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:

Trang 21

Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật

• Hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

• Quyền lợi của con được giải thích như

trường hợp cha mẹ ly hôn.

• Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc:

Tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó

Tài sản chung được chia theo thỏa thuận của hai bên Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết

Trang 22

Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với

hôn nhân và gia đình

• Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

• Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân gia đình;

• Vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc

hậu, phát huy truyền thống tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc; xây dựng quan hệ hôn nhân gia đình tiến bộ;

Trang 23

• Cơ quan tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức và các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện tư vấn

về hôn nhân gia đình;…

• Nhà trường phối hợp với gia đình giáo dục, tuyên

truyền phổ biến pháp luật về hôn nhân gia đình cho thế hệ trẻ

Trang 24

Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

Quan hệ hôn nhân và gia đình thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn/ly hôn giả tạo, lừa dối kết hôn/ly hôn; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi; cấm ngược đãi hành hạ ông

bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con , cháu, anh, chị, em,

và các thành viên khác trong gia đình.

Trang 25

Một số trường hợp cấm kết hôn:

• Người đang có vợ hoặc có chồng.

• Người mất năng lực hành vi dân sự.

• Người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những

người có họ trong phạm vi ba đời.

• Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những

người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố

chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố

dượng cới con riêng của vợ, mẹ kế với con

riêng của chồng.

• Giữa những người có cùng giới tính

Trang 26

2 Quan hệ giữa vợ và chồng

Vợ chồng chung

thủy, thương yêu,

giúp đỡ nhau xây

Trang 27

Cấm vợ chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm

và uy tín của nhau.

Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiên cho nhau về nghề nghiệp, học tập, tham gia các hoạt động chính trị văn hóa xã hội…

Trang 29

Tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung của vợ, chồng bao gồm:

Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao

động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời

kỳ hôn nhân;

Tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc

được tặng cho chung và những tài sản khác mà

vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng tài sản đất mà vợ, chồng có được

sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ ,chồng,

còn nếu có được trước khi kết hôn thì chỉ là tài

sản chung khi có sự thỏa thuận giữa hai bên.

Trang 30

Tài sản riêng của vợ, chồng

Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:

Tài sản trước khi kết hôn;

Tài sản được thừa kế riêng, được tặng được

cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

Tài sản được chia riêng cho vợ hoặc chồng

theo qui định tại Luật hôn nhân và gia đình;

Trang 31

Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không

nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp cần thiết của gia đình

Trang 32

3 Quan hệ giữa cha

mẹ và con

Trang 33

Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục

để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí

tuệ…

Nghĩa vụ và quyền

của cha mẹ:

Trang 34

Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội…

Trang 35

Nuôi con nuôi

Là việc xác lập mối quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.

Giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm

con nuôi có các quyền nghĩa vụ của cha mẹ và con

theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

4 Con nuôi

Trang 36

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ tàn tật làm con nuôi.

Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm

phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.

Trang 37

Nghĩa vụ và quyền của con

Con có bổn phận yêu thương, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời

khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh

dự, truyền thống của gia đình

Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ

Nghiêm cấm mọi hành vi ngược đãi, hành hạ,

xúc phạm cha mẹ

Trang 38

Vd:

Tôi là cán bô nhà nước, chồng tôi kinh doanh Chúng tôi có một con trai 14 tháng tuổi Trong thời gian chung sống, tôi thường bị chồng bạo hành về thể xác, tinh thần Chồng tôi

đã đem con về quê và thuê người trông nom

Nay tôi gởi đơn xin ly hôn và tòa án đã thụ lí Tôi muốn hỏi, nếu khi tòa án hòa giải, chồng tôi khăng khăng đòi đoàn tụ

và hứa sửa chữa sai lầm, nhưng tôi thấy không thể tiếp tục chung sống với chồng và tha thiết được nuôi con thì tòa án

sẽ giải quyết như thế nào?

Tòa có cho tôi ly hôn không khi chỉ có khu phố nơi tôi sống

Trang 39

5 Ly hôn

Quyền yêu cầu Tòa án giải

quyết việc ly hôn:

đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn.

Trang 40

Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn:

cầu tòa án giải quyết việc ly hôn.

dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin li hôn.

cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu xin ly hôn Việc hòa giải thực hiện theo yêu cầu của pháp luật.

Trang 41

– Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên, bị tàn tật mất năng lực hành vi dân sự Người không trực tiếp nuôi có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con

− Việc tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết Tài sản riêng bên nào thì thuộc

quyền sở hữu của bên đó, tài sản chung

được giải quyết theo các nguyên tắc của pháp luật

Trang 42

Theo điều 81,91 Luật HN và GĐ năm 2000, khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải ở tòa án không thành thì tòa án sẽ cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng

trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể đạt được.

Nếu người dân cung cấp tài liệu hình ảnh chứng minh chị

bị bạo hành thì tòa án sẽ rất lưu tâm đến khi giải quyết.

Theo khoản 2, điều 92 Luật HN và GĐ khi giải quyết ly hôn, việc nuôi dưỡng con sẽ dựa vào sự thỏa thuận của vợ chồng, nếu không thỏa thuận tòa án sẽ căn cứ vào

quyền lợi mọi mặt của con để quyết định giao con cho

một bên trực tiếp nuôi dưỡng.

Trang 43

6 Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân giữa:

• Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

• Giữa những người nước ngoài với nhau thường trú

ở Việt Nam.

• Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để

xác lập, thay đổi và chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ

đó ở nước ngoài.

Trang 44

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố

nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia

Trong quan hệ hôn nhân gia đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài được hưởng quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định

Trang 45

7 Xử lý vi phạm

Việc xử lý công dân và những người có chức

vụ quyền hạn mà vi phạm pháp luật về Luật hôn

nhân và gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ mà

bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

Trang 46

Thanks for your attention!

Ngày đăng: 06/12/2015, 22:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w