Rồi ông đĩnh đạc tự xếp vị thế của minh trong lịch sử: “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung Trong triều ai ngất ngưởng như ông” Hai so sánh x
Trang 1Sổ tay văn học lớp 11( sưu tầm):
Bài ca ngất ngưởng
Nguyễn Công Trứ
1 Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi thủ khoa, khi thám tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
2 Lúc bình Tây cờ đại tướng,
Có khi về Phủ Doãn Thừa Thiên
Đô môn giải tố chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
3 Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
4 Được mất dương dương người tài thượng,
Khen chê phơi phơi ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không phật, không tiên, không vướng tục
5 Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vụ tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Tác giả
Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) Hiệu là Hi Văn quê ở Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà
Tĩnh học giỏi, giàu chí khí, tài hoa, đỗ thủ khoa Văn võ toàn tài, nhiều thăng trầm trênđường công danh, hoan lộ Giàu lòng yêu nước thương dân Lấn biển, khai hoang, didân lập ra 2 huyện Tiền Hải và Kim Sơn Năm 80 tuổi vẫn xin vua cần quân ra trậnđánh Pháp (1858)
Thơ văn để lại: Trên 50 bài thơ, trên 60 bài hát nói và một bài phú nôm nổi tiếng
“Hàn nho phong vị phú”, một số câu đối nôm rất thâm thúy Đi thi tự vinh, Nợ tang
bồng, Nợ công danh, Chí nam nhi, Trên vì nước, dưới vì nhà, Bài ca ngất ngưởng… là
những bài thơ rất nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ
Xuất xứ, chủ đề
“Bài ca ngất ngưởng” viết sau năm 1848 – là năm Nguyễn Công Trứ về trí sĩ ở HàTĩnh quê nhà
- Như một lời tự thuật cuộc đời, qua đó Nguyễn Công Trứ tự hào về tài năng và
công danh bày tỏ một quan niệm sống tài tử, phóng khoáng… ngoài vòng kiềm tỏa.
Trang 2Bố cục bài hát nói
- Khổ đầu (4 câu): Có tài danh nên ngất ngưởng.
- Khổ giữa (4 câu): Có danh vọng, về trí sĩ càng ngất ngưởng.
- Hai khổ dôi (8 câu tiếp): Một cuộc sống tài tử, phóng túng ngất ngưởng.
- Khổ xếp (3 câu cuối): Một danh thần nên ngất ngưởng.
Nội dung
* Ngất ngưởng: Không vững ở chỗ cheo leo dễ đổ, dễ rơi (từ điển tiếng Việt) Ở bài
thơ này, nên hiểu là một con người khác đời, một cách sống khác đời và bất chấp mọingười
1 Khổ đầu, câu 1, 2 đối lập giữa phận sự mang tầm vóc cũ trụ lớn lao với cảnh ngộ
đã vào lồng” rất chật hẹp tù túng Thế mà ông Hi Văn đây - tự xưng rất đỗi kiêu hãnh
tự hào - vẫn thi thố được tài năng, học giỏi, thi hương đỗ giải nguyên (thủ khoa) làm
quan võ là tham tán, làm quan văn là Tổng đốc Đông Là một con người có tài thao
lược nên ta (ông Hi Văn) đã nên tay ngất ngưởng, một con người khác đời, khác thiên
hạ, và bất chấp mọi người Câu 3, 4 với cách ngắt nhịp (3 – 3 – 4 – 3 – 3 – 2) đã tạonên một giọng nói điệu hào hứng:
“Khi thủ khoa/ khi tham tán/ khi tổng đốc Đông/
Gồm thao lược/ đã nên tay/ ngất ngưởng”
2 Khổ giữa: Tác giả khẳng định mình là một con người có tài hình bang tế thế, lúc
loạn thì giúp nước “bình Tây cờ đại tướng”, lúc bình thì giúp vua làm “phủ doãn ThừaThiên” Đó là việc đã qua, còn nay ta đã về trí sĩ, nên ta sống ngất ngưởng bất chấpmọi người:
“Đô môn giải tố chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
Nay đã trả áo mũ cho triều đình, ta về quê không cưỡi ngựa mà là cưỡi bò vàng; con
bò vàng của ta cũng đeo đạc ngựa, đó là một sự ngất ngưởng, rất khác người.
3 Khổ dôi (hai khổ 3, 4) nói lên một cách sống ngất ngưởng Xưa là một danh tướng
(tay kiếm cung) thế mà nay rất từ bi hiền lành, bình dị Đi vãn cảnh chùa chiền, đi thăm
cảnh đẹp (Rú Nài): “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”, ông đã mang theo “một đôi dì”(một hai nàng hầu) Và do đó “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” Bụt cười hay
thiên hạ cười, hay ông Hi Văn tự cười mình? Chuyện “được, mất” là lẽ đời như tích
“thất mã tái ông” mà thôi, chẳng bận tâm làm gì! Chuyện “khen, chê” của thiên hạ, xin
bỏ ngoài tai như ngọn gió đông (xuân) thổi phơi phới qua
Không quan tâm đến chuyện được, mất, bỏ ngoài tai mọi lời khen, chê thị phi, ông đã
sống những tháng ngày thảnh thơi, vui thú Tuy ngất ngưởng mà vẫn trong sạch, thanhcao Cách ngắt nhịp 2, nghệ thuật hòa thanh (bằng trắc) lối nhấn, lối diễn tả trùng điệp
đã tạo nên câu thơ giàu tính nhạc, biểu lộ một phong thái ung dung, yêu đời, ham sống,chẳng vướng chút bụi trần:
“Khi ca/ khi tửu/ khi cắc/ khi tùng
Không Phật/ không tiên/ không vướng tục”
Trang 34 Khổ xếp, Nguyễn Công Trứ tự hào khẳng định mình là một danh thần thủy chung
trong đạo “vua tôi” chẳng kém gì những Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kỳ, Phú Bật –
những anh tài đời Hán, đời Tống bên Trung Quốc Rồi ông đĩnh đạc tự xếp vị thế của
minh trong lịch sử:
“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông”
Hai so sánh xa gần, ngoại, nội, Bắc sử và trong triều (Nguyễn) tác giả đã kết thúc bài
hát nói bằng một tiếng “ông” vang lên đĩnh đạc hào hùng.
Tóm lại, với Nguyễn Công Trứ, phải có thực tài, phải có thực danh phải “vẹn đạovua tôi” thì mới trở thành “tay ngất ngưởng”, “ông ngất ngưởng” được và cách sốngngất ngưởng của ông thể hiện chất tài hoa, tài tử, không ô trọc, “không vướng tục”cũng không thoát li
Dương phụ hành
Cao Bá Quát
Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau
Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu
Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói
Kéo áo rầm rì nói với nhau
Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay
Gió bể, đêm sương thổi lạnh thay!
Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy
Biết đâu nỗi khách biệt li này
Lê Tư Thực dịch
Tác giả
Cao Bá Quát (1808 – 1855), quê ở Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, học giỏi, nổi tiếng
thần đồng (Thần Siêu, Thánh Quát) Đỗ cử nhân, làm một chức quan nhỏ trong triềuNguyễn rồi làm giáo thụ Quốc Oai, Sơn Tây Nổi tiếng danh sĩ Bắc Hà Tên tuổi gắnliền với cuộc khởi nghĩa nông dân Mĩ Lương, Sơn Tây Tử trận, bị tru di tam tộc Là
nhà thơ lớn dân tộc, nửa đầu thế kỷ 19 Tác phẩm còn lại: 1353 bài thơ và 21 bài văn
bằng chữ Hán; vài chục bài thơ nôm và bài phú nôm nổi tiếng: “Tài tử đa cùng phú” Tình cảm thắm thiết đối với quê hương, vợ con và bằng hữu dào dạt trong nhiều bài thơ
của Cao Bá Quát Ý tứ mới lạ, khí phách hào hùng, văn chương hoa lệ… là cốt cách thi
sĩ Chu Thần Cao Bá Quát
Xuất xứ, chủ đề
- “Dương phụ hành” được viết vào thời gian từ 1842 – 1843, khi Cao Bá Quát đi
“dương trình hiệu lực” sang In đô nê xia
- Bài thơ nói về người thiếu phụ Tây Dương, qua đó nhà thơ nghĩ về giai nhân và tài
tử, về hạnh phúc trong sum họp và nỗi đau trong li biệt.
Trang 4Hình ảnh thiếu phụ Tây Dương
- Khung cảnh: Một đêm trăng trên đại dương Gió bể thổi lạnh.
- Trang phục: Áo trắng phau như tuyết (y như tuyết) Một vẻ đẹp trắng trong Nhà
thơ ngạc nhiên lần đầu thấy, nhiều xúc động
- Cử chỉ ngôn ngữ: Nàng nhìn sang thuyền người Nam, thấy đèn lửa sáng (đăng hoả
minh), tựa vai chồng, kéo áo chồng, nói rầm rì… Trên tay nàng “hững hờ cốc sữabiếng cầm tay” Lạ nhất là cử chỉ “uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy” Nũng nịu và yêuthương Nàng đang sống trong sum họp và hạnh phúc lứa đôi Trong bản chữ Hán, từ
“lang” (chồng, chàng) được nhắc lại 3 lần ở các câu 2, 4, 7 Màu trắng của áo, màuxanh của trăng (thanh nguyệt) màu sáng của lửa đèn, và cái lạnh của gió biển đêm đạidương – tất cả góp phần đặc tả nhan sắc, tâm hồn và hạnh phúc của người thiếu phụphương Tây Ngôn ngữ và cách tả cho thấy một cái nhìn ngạc nhiên, một thái độ trântrọng đối với con người Châu Âu với một nền văn minh xa lạ, lần đầu tác giả tiếp xúc.Thơ trung đại thường nói đến giai nhân là nói đến mệnh bạc; trong bài thơ này, tác giả
tả giai nhân trong hạnh phúc sum họp lứa đôi Ý tứ ấy rất mới lạ
Kết luận
Bài thơ được viết theo thể “hành” thất ngôn Ý tại ngôn ngoại Một cái nhìn mới mẻ
Ý thơ mới lạ Hình ảnh người thiếu phụ Tây Dương và nỗi buồn đau của khách biết ly
là hai nét vẽ đầy ấn tượng Đúng là “cảnh đấy người đây luống đoạn trường” (Bàhuyện Thanh Quan) Bài thơ như thấm đầy lệ của khách ly hương
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đĩnh Chiểu
Tác phẩm:
- Truyện thơ: Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
Trang 5- Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế Nghĩa sĩ trận vong
Lục tỉnh
- Thơ: Nhiều bài thơ Đường luật – cảm hứng yêu nước.
Xuất xứ, chủ đề
- Cần Giuộc thuộc Long An Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta, diễn
ra đêm 14/12 âm lịch (1861) Hơn 20 nghĩa quân đã anh dũng hy sinh Tuần phủ GiaĐịnh là Đỗ Quang đã yêu cầu Đồ Chiểu viết bài văn tế này Ngay sau đó, vua Tự Đức
ra lệnh phổ biến bài văn tế trong các địa phương khác
- Bài văn tế ca ngợi những nghĩa sĩ – nông dân sống anh dũng, chết vẻ vang trong sựnghiệp đánh Pháp để cứu dân, cứu nước
Hình ảnh người nghĩa sĩ
1 Nguồn gốc: Nông dân nghèo khổ “cui cút làm ăn”, cần cù lao động “chỉ biết
ruộng trâu ở trong làng bộ” Chất phác hiền lành:
“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó:
2 Tâm hồn: Yêu, ghét dứt khoát, rõ ràng: “ghét thói mọi như nhà ông ghét cỏ” “đâu
dung lũ treo dê bán chó” Căm thù quyết không đội trời chung với giặc Pháp:
“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan,
Ngày xem ống khói chạy đen sĩ, muốn ra cắt cổ”
Yêu nước, yêu xóm làng quê hương, tự nguyện đứng lên đánh giặc: “Mến nghĩa làmquân chiêu mộ”, “phen này xin ra sức đoạn kình”, “chuyến này dốc ra tay bộ hổ”
3 Trang bị
- Không phải là lính chính quy của Triều đình, “chẳng phải quân cơ, quân vệ”, chẳng
có “bao tấu, bầu ngòi” Họ chỉ là “dân ấp dân lân”, vì “bát cơm manh áo” mà đánhgiặc Trang bị thô sơ, áo mặt chỉ là “một manh áo vải”, vũ khí là một ngọn tầm vông,một lưỡi gao phay, hoặc “hỏa mai đánh bằng rơm con cúi” …
Kẻ thù của họ là mã tà, ma ní, là thằng Tây “bắn đạn nhỏ đạn to”, có “tàu thiếc, tàuđồng súng nổ”
4 Chiến đấu dũng cảm và anh dũng hy sinh:
- Dũng mãnh tiến công như vũ bão, “đạp rào lướt tới”, “kẻ đâm ngang, người chémngược”, “bọn hè trước lũ ó sau”
- Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lẫm liệt hiên ngang: “nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏđạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”, “trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súngnổ”
- Chiến công oanh liệt: “đốt xong nhà dạy đạo kia”, cũng chém rớt đầu quan hai nọ”,
“làm cho mã tà, ma ní hồng kinh”
- Hy sinh đột ngột trên chiến địa: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xácphàm vội bỏ”
Trang 6Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu đã ngợi ca, khâm phục và biết ơn các nghĩa sĩ Ông đã
dựng lên một tượng đài bi tráng về người nông dân đánh giặc cứu nước trong buổi đầu giặc Pháp xâm lăng đất nước ta.
Tình cảm đẹp, tư tưởng rất tiến bộ
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” hàm chứa những tình cảm đẹp, tư tưởng rất tiến bộ củanhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
- Ca ngợi lòng yêu nước, căm thù giặc và tinh thần tự nguyện đánh giặc để cứu nướccủa các nghĩa sĩ Khẳng định vị trí và vai trò của người nông dân trong lịch sử chốngxâm lăng vì độc lập, tự do của Tổ quốc
- Tiếc thương những nghĩa sĩ đã anh dũng hy sinh (câu 18, 25)
- Khẳng định một quan niệm về sống và chết: chết vinh còn hơn sống nhục Không
thể “theo quân tà đạo”, “ở lính mã tà” đánh thuê, làm bia đỡ đạn, sống cuộc đời bánnước cầu vinh “chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ” Trái lại, phải sốnganh dũng, chết vẻ vang: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơbinh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”
- Tự hào về các nghĩa sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc Tên tuổi họ, tinh thần họ bất tử:
“danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen…”, “tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”,
“cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm”… Tóm lại, lần đầu tiên trong nền văn học dântộc, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ và ca ngợi người nông dân Nam Bộ và những anhhùng thời đại đã sống, chiến đấu và hy sinh vì đại nghĩa
Nghệ thuật
1 Ngôn ngữ bình dị như cách nói, cách nghĩ và cách cảm của nhân dân miền nam.
Các kiểu câu tứ tự, song quang, cách cú, gối hạc, câu nào cũng đặc sắc, khô ứng, đối
chọi cân xứng đẹp
2 Chất chữ tình kết hợp với chất anh hùng ca tạo nên màu sắc bi tráng.
3 Hình tượng người chiến sĩ nghĩa quân được khắc họa tuyệt đẹp trong tư thế lẫm
liệt hiên ngang
Có thể nói, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một bài ca yêu nước chống xâm lăng, là
kiệt tác trong kho tàng văn tế cổ kim của dân tộc
Xúc cảnh
Nguyễn Đình Chiểu
Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông,
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?
Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn,
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng
Bờ cõi xưa đà chia đất khác,
Nắng sương nay há đội trời chung
Chừng nào Thánh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông
Trang 7Bài thơ “Xúc cảnh” còn có một cái tên khác nữa: “Ngóng gió đông” Cái tên ấy do
người đời sau đặt ra Vốn là lời cảm khái của nhân vật Đường Nhập Môn trong truyệnthơ “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” Mượn chuyện chữa bệnh cứu người, Nguyễn Đình
Chiểu kín đáo gửi gắm nỗi niềm tâm sự u uất về vận nước và cảnh lầm than của dân
tộc Tác giả viết “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” trong những năm cuối của đời mình,
và sau khi đất Lục tỉnh Nam kỳ đã rơi trọn vào tay giặc Pháp.
“Xúc cảnh” là một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú mang vẻ đẹp toàn bích, cổ
kính và trang nghiêm Qua một hệ thống “tượng trưng” với những “ẩn dụ”, nhà thơ mù
Gia Định đã bày tỏ một cách cảm động nỗi đau vong quốc và ước mong phục quốc khi
đồng bào và quê hương “đều mắc hại cùng cờ ba sắc”
1 Hai câu đề là mọt nỗi chờ mong:
“Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông,
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?”
Hoa cỏ đang tàn lụi mong ngóng gió đông (gió mùa xuân) thổi về được hồi sinh Chúa xuân – chúa của muôn loài có thấu nỗi chờ mong ấy? Câu hỏi tu từ diễn tả nỗikhắc khoải ngóng trông, có ít nhiều trách móc, vì ngóng mãi trông hoài rồi Câu thơ
mang hàm nghĩa Hoa cỏ là một ẩn dụ, là một cách nói của nho gia, của các nhà thơ
xưa, chỉ sĩ phu và dân chúng “Ngùi ngùi là buồn lặng, buồn lâu, là sự héo hon tàn lụi
Có ngóng có trông đã nhiều ngày đêm mới có tâm trạng “ngùi ngùi” đau đáu ấy Chúa
xuân là ai? Ở đâu và có hay không? Chúa xuân được nói rõ ở câu 7, ấy là Thánh đế,
trong tâm hồn nhà thơ là một ông vua lý tưởng, ra tay dẹp loạn, cứu nước yên dân Haicâu đầu gợi tả cảnh tang thương của đất Nam Kỳ và nỗi đau thương khắc khoải chờmong của đồng bào Lục tỉnh, mà tác giả nhiều lần nói tới: “Tiếng phong hạc phậpphồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa” (Văn tế nghĩa sĩ Cần
Giuộc), hoặc: “Cỏ cây đưa nhánh đón đường – Như tuồng muốn hỏi Đông Hoàng ở đâu?” (Ngư Tiều y thuật vấn đáp) Vần thơ tuy chỉ nói hoa cỏ nhưng tràn ngập tình
cảm thương xót nhân dân lầm than Đó là chất thơ thâm trầm, đậm đà màu sắc cổ điển
2 Phần thực mở rộng và khắc sâu ý thơ “ngóng gió đông” ở hai câu đề:
“Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn,
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.”
Ải Bắc thì “mây giăng” mù mịt Trông mãi trông hoài một tin nhạn – một đạo hùngbinh từ ải Bắc kéo vào Nhưng ở non Nam, chờ đợi mãi, bao tháng bao ngày đã trôi
qua, ngày đã “xế” trong cảnh hoàng hôn vẫn “bặt tiếng hồng” Ải Bắc và non Nam là hai miền đất nước, là xứ sở quê hương Nhạn và hồng (ngỗng trời), trong thi văn cổ, là
loài chim đưa tin, là biểu tượng cho tin tức “Trông tin nhạn” với “bặt tiếng hồng” đốinhau làm nổi bật sự ngóng và trông đến tuyệt vọng Đó là nỗi lòng của đồng bào Lụctỉnh và thảm cảnh của đất nước ta trước và sau năm 1884 Nguyễn Đình Chiểu là nhàthơ mù đầy mẫn cảm Trong thơ ông, những từ như “ngóng”, “trông”, “chừng nào”,
“đợi”,… mang nhiều ám ảnh và đầy tâm trạng:
“Nhớ câu vạn bệnh hồi xuân,
Đôi ngày luống đợi Đông quân cứu đời”
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)
Trang 8Nguyễn Đình Chiểu còn “trông tin nhạn”, còn “luống đợi Đông quân cứu đời”,…nhưng hơn 20 năm sau, Yên Đổ thao thức giữa đêm thu và bồn chồn; ngơ ngác hỏi:
“Một tiếng trên không ngỗng nước nào?” (Thu vịnh)
3 Giọng thơ từ thương cảm nghẹn ngào ở 4 câu đầu chuyển thành căm thù uất hận, vang lên như một lời thề nung nấu Cách ngắt nhịp 3–4 tạo thành một biến tấu đầy rung
động:
“Bờ cõi xưa/ đà chia đất khác
Nắng sương nay/ há đội trời chung”
“Bờ cõi xưa” là Tổ quốc ngàn đời” đã chia đất khác”, đã bị quân thù giày xéo, đã bịTriều đình cắt cho giặc Pháp 3 tỉnh miền Đông, rồi cắt nốt 3 tỉnh miền Tây, dâng nộpcho chúng “Nắng sương” là ngày, đêm “Há” - tiếng cổ, nghĩa quyết không thể “Háđội trời chung” là quyết không đội trời chung với giặc Pháp Cũng là cách nói truyền
thống biểu lộ một tinh thần quyết tử trong thơ văn cổ Trong phần luận bài thơ này là một lời thề trang nghiêm Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, ông đã nguyền: “Sống
đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trảthù kia…” Thái độ quyết liệt ấy còn được thể hiện ở sự chối từ của nhà thơ khi chínhquyền thực dân hứa trả lại ruộng cho ông, ông đã dứt khoát bảo chúng: “Đất chung còn
bị mất, đất riêng còn có được sao?” Thái độ quyết không đội trời chung với giặc của
Nguyễn Đình Chiều, của các chiến sĩ yêu nước mãi mãi là bài học về lòng trung nghĩa
cho mỗi chúng ta
4 Nếu ở câu 1 là “ngóng gió đông”, câu 3 là “trông tin nhạn”, thì câu 7 là một tiếng hỏi, một lời chất vấn, là một sự mong đợi:
“Chừng nào Thánh đế ân soi thấu
Một trận mưa nhuần rửa núi sông”
Câu thứ 2 hỏi: “Chúa xuân đâu hỡi có hay không?”, hỏi bằng một ẩn dụ Câu 7 hỏitrực tiếp “Thánh đế” tức là hỏi vua Đằng sau câu hỏi là một lời trách nhà vua chưa
“soi thấu”, chưa hết lòng vì nước vì dân Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho, cho nêntrong cảnh “súng giặc đất rền”, tâm hồn ông trước sau vẫn hướng về một “Thánh đế”,một “Đông quân”, một “Đông hoàng” Vua đã phản bội đầu hàng rồi, còn đâu “Thánhđế” nữa? Đó là một hạn chế của thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu một nhà nho khó lòngvượt qua
Câu thứ 8, niềm mơ ước được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ “một trận mưa nhuần”.Trận mưa ấy “rửa núi sông”, rửa sạch hận thù, rửa sạch nỗi đau, nỗi nhục mất nước,rửa sạch “mùi tinh chiên vấy vá”… mùi dơ bẩn của loài dê chó, của lũ sài lang Đấtnước trở lại thanh bình, hoa cỏ được hồi sinh, nhân dân sống trong yên vui hạnh phúc
là mơ ước của ông
Tóm lại, “Xúc cảnh” là một bài thơ tuyệt bút Một hệ thống ẩn dụ tượng trưng tạo nên tính đa nghĩa của bài thơ Nỗi niềm chờ trông, mong đợi, một quyết tâm không đội trời chung với giặc, lúc cảm thương, khi căm giận, giọng điệu đa thanh, biến hóa vô cùng xúc động “Xúc cảnh” đích thực là một bài ca yêu nước, thể hiện tâm hồn trung
nghĩa của nhà thơ mù miền Nam mãi mãi vằng vặc như sao Bắc đẩu.
Khóc Dương Khuê
Trang 9Tác giả
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), người Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam Nhà nghèo, rất
hiếu thảo, học giỏi và có chí lớn Đỗ đầu ba kỳ thi, được người đời ái mộ gọi là “Tam
nguyên Yên Đổ” Làm quan dưới triều Nguyễn Yêu nước nhưng bất lực trước thời
cuộc, cáo quan về quê, không cam tâm làm tôi tớ - tay sai cho thực dân Pháp
Tác phẩm: Còn để lại trên 800 bài thơ nôm và thơ chữ Hán, vài chục câu đối nôm.
Thơ Nguyễn Khuyến bình dị mà điêu luyện, mộc mạc mà thâm trầm, hóm hỉnh Ông lànhà thơ của làng quê Một hồn thơ thanh cao, chứa chan nghĩa tình đối với quê hương,gia đình, bằng hữu Những bài thơ thu, những bài thơ viết về vợ con, tình bạn… là hay
nhất, cảm động nhất Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của đất nước ta.
Xuất xứ
Dương Khuê (1839 – 1902) vị đại quan của triều Nguyễn Là nhà thơ để lại một sốbài thơ hát nói tuyệt tác Là bạn đồng khoa, rồi trở thành bạn tri kỷ của NguyễnKhuyến
Năm 1902, Dương Khuê qua đời, Nguyễn Khuyến viết bài thơ chữ Hán, nhan đề
“Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”, sau đó tác giả tự dịch ra chữNôm thành bài “Khóc Dương Khuê” bằng thơ song thất lục bát gồm có 38 câu thơ.Chủ đề
Đau xót và thương tiếc bạn, khi bạn đột ngột qua đời Nhớ lại những kỷ niệm đẹpcủa một tình bạn đẹp, càng cảm thấy cô đơn và đau đớn hơn bao giờ hết
Phân tích
1 Bạn thân qua đời đột ngột Được tin đau đớn bàng hoàng:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
Bốn tiếng “thôi đã thôi rồi” thốt lên như bất ngờ đánh rơi mất một cái gì vô cùng
thiêng liêng Nỗi đau xót ngậm ngùi thấm sâu từ lòng ta, mà tỏa rộng khắp “nước mây
man mác” bao la Ngôn ngữ bình dị mà tiếng khóc lâm ly thấm thía Thật vô cùng điêuluyện
2 Nhớ từ thuở…
Giờ đã âm dương đôi đường cách trở, nhưng những kỷ niệm đẹp ngày nào vẫn nhớmãi không nguôi Nhớ kỷ niện xưa là thương tiếc bạn vô cùng, là tự hào về một tìnhbạn đẹp, thủy chung Tuổi già khóc bạn nên mới kể lể như vậy:
- Nhớ ngày đỗ đạt, thành đôi bạn đồng khoa, biết mấy tự hào:
“Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi với bác cùng nhau”
- Nhớ những lần du ngoạn thảnh thơi:
“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”
Trang 10- Nhớ khi đàm đạo văn chương tâm đầu ý hợp Một chén rượu, một cung đàn, mộtđiệu hát… nhớ mãi bạn tao nhân tri âm ở đời:
“Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích điển phần trước sau”
- Cùng chung hoạn nạn Cùng chung tuổi già Ba chữ “thôi” như một tiếng thở dàingao ngán:
“Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi thôi thế thì thôi mới là!”
- Kỷ niệm cuối cùng đôi bạn già gặp nhau Nhiều mừng vui bịn rịn Phảng phất lo
âu Xúc động bồi hồi Bạn đã mất rồi mà nhà thơ tưởng như bạn còn hiển hiện:
“Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can”
3 Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời…
- Bạn đã mất rồi Tin buồn đến quá đột ngột Đau đớn cực độ như chết đi nửa conngười Không thể nào tin được “sự việc” đã xảy ra Vừa bàng hoàng ngạc nhiên vừa tái
tê đau đớn! Nhà thơ như tự hỏi mình:
“Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời”
- Trách bạn “Vội vàng chi đã mải lên tiên” Cảm thông với nỗi “chán đời” của bạn vìtuổi già lại ốm đau,… Bạn “lên tiên” để nhà thơ ở lại cõi trần, trở nên cô đơn lẻ bóng.Với Nguyễn Khuyến nỗi đau như nhân lên nhiều lần: vợ mất, con chết, nay bạn tri âmlại qua đời Cuộc sống mất hết niềm vui và trở nên vô nghĩa Nhà thơ nhắc lại 2 điểntích về Bá Nha và Chung Tử Kỳ (đàn kia), về Trần Phồn và Từ Trĩ (giường kia…) đểdiễn tả nỗi buồn bơ vơ, cô đơn, lẻ bóng
Đây là 6 câu thơ hay nhất trong bài được nhiều người hau nhắc đến khi nói về tình bạn
Có 6 chữ “không”, 2 từ láy: “hững hờ”, “ngẩn ngơ” – cho thấy nghệ thuật sử dụng
ngôn từ cực kỳ điêu luyện, thơ liền mạch – của Tam nguyên Yên Đồ:
“Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mùa
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai ai biết mà đưa
Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”
- Nỗi đau đớn, tiếc thương bạn không thể nào kể xiết Nhà thơ như “lặng” đi Tuổigià vốn ít lệ Chỉ biết khóc bạn trong lòng:
“Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan”
Câu thơ chữ Hán diễn tả ý thơ này, nỗi đau như nén lại:
“Lão nhân khốc vô lệ,
Hà tất cưỡng nhi liên”
Trang 11Nghĩa là: Người già khóc không nước mắt – Cac chi mà cố gượng cho (nước mắt)giàn giụa ra.
Kết luận
“Khóc Dương Khuê” là bài thơ hay nhất, cảm động nhất nói về một tình bạn đẹp,thắm thiết, thủy chung của 2 nhà nho, 2 nhà thơ một trăm năm về trước NguyễnKhuyến khóc bạn cũng như đang tự khóc mình Thể thơ song thất lục bát giàu âm điệutrầm bổng, réo rắt đã góp phần tạo nên giọng lâm li thê thiết Câu thơ nào, vần thơ nàocũng như thấm đầy lệ Bài thơ “Khóc Dương Khuê” khác nào một bài văn tế?
Thu vịnh
Nguyễn Khuyến
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Nước biếc trông như từng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào
Nhân hững cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào
Cảm hứng chủ đạo
Thu vịnh có nghĩa là vịnh mùa thu, cũng có thể hiểu mùa thu làm thơ ngâm vịnh Bài
thơ nói lên những rung động của tâm hồn Nguyễn Khuyến, trước cảnh đẹp mùa thu;ngập ngừng bày tỏ một nỗi niềm thầm kín trước thời cuộc
Phân tích
1 Đề
Câu 1, tả vẻ đẹp trời thu nơi đồng quê: xanh ngắt, thăm thẳm “mấy từng cao” Còn
có cái bao la, mênh mông của bầu trời mà ta cảm nhân được Câu 2 tả một nét thu hữutình Gió thu nhè nhẹ, lành lạnh “hắt hiu” gợi buồn, khẽ lay động những ngọn tre, ngọnmăng trên luỹ tre làng “Cần trúc lơ thơ” là một hình ảnh đầy chất thơ mang theo hồnquê man mác
2 Thực
Cảnh thu sáng sớm hay hoàng hôn, chập tối hay canh khuya? Mặt ao thu “nướcbiếc” bao phủ mơ màng một làn sương “như từng khói phủ” Đêm đêm nhà thơ mở
rộng cửa sổ (song thưa) để đón trăng thu Hai chữ “để mặc” trong câu thơ “Song thưa
để mặc bóng trăng vào” rất thần tình, gợi tả tâm hồn rộng mở và thanh cao của thinhân Nguyễn Khuyến thưởng trăng nào có khác gì Nguyễn Trãi 600 năm về trước:
“Hé cửa đêm chờ hương quế lọt” (Hương quế: trăng) Phần thực tả trăng nước mùa thumang vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng Nhà thơ như đang chan hòa, đang trang trải lòngmình với thiên nhiên
Trang 123 Luận
Lấy hoa để nhắc lại hoài niệm; lấy tiếng ngỗng không chỉ mượn động để tả tĩnh mà còn để gợi tả nỗi niềm cô đơn của mình “Hoa năm ngoái” như một chứng nhân buồn.
Có khác gì Đỗ Phủ xưa: “Khóm cúc tuôn rơi dòng lệ cũ”? “Ngỗng nước nào”, một câu
hỏi nhiều bâng khuâng Quê hương mình, đất nước mình… nhưng hồn quê nay đã sầu tủi, hồn nước nay đã bơ vơ… đã thành “nước nào” rồi Tiếng chích chòe, tiếng cuốc kêu, tiếng ngỗng gọi đàn trong thơ Nguyễn Khuyến đầy ám ảnh Lấy cái nhìn thấy đối với cái nghe thấy, lấy thời gian đối với không gian, Nguyễn Khuyến đã khơi gợi trong hồn ta cái chất thơ của tình thu quyện vào trong cảnh thu Thu vịnh là như thế!
4 Kết
Niềm hứng khởi và nỗi thẹn của nhà thơ Ngập ngừng muốn cất bút làm thơ để vịnh
thu, nhưng rồi lại thẹn Thẹn với ai? Với danh sĩ Đào Tiềm đời nhà Tấn bên Trung
Quốc ngày xưa Thẹn về tài thơ hay thẹn về khí tiết? Lấy điển tích này diễn đạt bằngmột so sánh, Nguyễn Khuyến khiêm tốn và kín đáo giãi bày tâm sự mình, khẳng địnhlương tâm một nhà nho quyết giữ vững khí tiết: “Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”(Di chúc)
Kết luận
Có yêu mùa thu nhiều lắm mới tả, mới vịnh mùa thu hay như vậy Một nét thu là
một nét vẽ thoáng và nhẹ, thanh và trong, thực và mộng Bầu trời và mặt nước, ngọntre và làn gió thu, bóng trăng và màn sương khói, chùm hoa và tiếng ngỗng trời… chứađựng cả một hồn thu đồng quê xa xưa Trong cái hồn thu ấy thoáng hiện tâm tình, tâmhồn thi nhân: thanh cao, giàu khí tiết, lặng lẽ và cô đơn Cảnh thu, tình thu đẹp màthoáng buồn, đầy chất thơ “Thu vịnh” là một bài thơ kiệt tác
Thu điếu
Nguyễn Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Xuất xứ, chủ đề
“Thu điếu” nằm trong chùm thơ thu ba bài “nức danh nhất” về thơ nôm của Nguyễn
Khuyến Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình
thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà nho nặng tình với quê hương đất nước “Thu điếu” cũng như “Thu ẩm”, “Thu vịnh” chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884)
Trang 13Phân tích
1 Đề
Mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê Chiếc ao thu
“nước trong veo” có thể nhìn được rong rêu tận đáy, tỏa ra khí thu “lạnh lẽo” như bao
trùm không gian Không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi nên
mới “lạnh lẽo” như vậy Trên mặt ao thu đã có “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” tự
bao giờ “Một chiếc” gợi tả sự cô đơn của thuyền câu “Bé tẻo teo” nghĩa là rất bé nhỏ;
âm điệu của vần thơ cũng gợi ra sự tun hút của cảnh vật (trong veo – bé tẻo teo) – Đó
là một nét thu đẹp và êm đềm.
2 Thực
Tả không gian 2 chiều Màu sắc hòa hợp có “sóng biếc” với “lá vàng” Gió thổi nhẹcũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng “sẽ đưa vèo”, làm cho sóng biếc lăn tăn từng
làn từng làn “hơi gợn tí” Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu, tô đậm cái nhìn
thấy và cái nghe thấy Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trong dùng từ và cảm
nhận, lấy cái lăn tăn của sóng “hơi gợn tí” phối cảnh với độ bay xoay xoay “sẽ đưa
vèo” của chiếc lá thu Chữ “vèo” là một nhãn tự mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa khâm
phục, vừa tâm đắc Ông thổ lộ một đời thơ mới có được một câu vừa ý: “Vèo trông lá
rụng đầy sân” (cảm thu, tiễn thu)
3 Luận
Bức tranh thu được mở rộng dần ra Bầu trời thu “xanh ngắt” thăm thẳm, bao la.Áng mây, tầng mây (trắng hay hồng?) lơ lửng nhè nhẹ trôi Thoáng đãng, êm đềm, tĩnhlặng và nhẹ nhàng Không một bóng người lại qua trên con đường làng đi về các ngõxóm: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” “Vắng teo” nghĩa là vô cùng vắng lặngkhông một tiếng động nhỏ nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng “Ngõ trúc” trong thơTam nguyên Yên Đổ lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác: “Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến dâu đây?”
(Nhớ núi Đọi)
“Ngõ trúc” và “tầng mây” cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc của làng quê Thi sĩnhư đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm vào cảnh vật
4 Kết
“Thu điếu” nghĩa là mùa thu, câu cá 6 câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếc
thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc… mãi đến phần kết mới xuất hiện
người câu cá Một tư thế nhàn: “tựa gối ôm cần” Một sự đợi chờ: “lâu chẳng được”.Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe “Cá đậu đớp động dưới chân bèo” Người câu cá nhưđang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu Người đọc nghĩ về một Lã Vọng câu cáchờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước Chỉ có một tiếng cá “đớp động”sau tiếng lá thu “đưa vèo”, đó là tiếng thu của làng quê xưa Âm thanh ấy hòa quyệnvới “Một tiếng trên không ngỗng nước nào”, như đưa hồn ta về với mùa thu quêhương Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và lặng lẽ buồn Một cuộcđời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trọng
Trang 14Kết luận
Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái điệu xanh trong Thu điếu Có xanh ao, xanh sóng,
xanh trời, xanh tre, xanh bèo… và chỉ có một màu vàng của chiếc lá thu “đưa vèo”.
Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn Một tâm thế nhàn và thanh cao gắn bóvới mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết Mỗi nét thu là một sắc thu tiếng thu gợi
tả cái hồn thu đồng quê thân thiết Vần thơ: “veo - teo - vèo - teo – bèo”, phép đối tạonên sự hài hoà cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng bâng khuâng… cho thấy một bút pháp
nghệ thuật vô cùng điêu luyện, hồn nhiên – đúng là xuất khẩu thành chương Thu điếu
là một bài thơ thu, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút
Thu ẩm
Nguyễn Khuyến
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe
Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy
Độ năm ba chén đã say nhè
Lời bình
Rượu , hoa, trăng… là những thú tiêu khiển thanh cao của các tao nhân mặc khách
xưa nay Bài thơ “Nâng chén, hỏi trăng” của Lý Bạch được nhiều người yêu thích:
“… Người nay chẳng thấy trăng thời trước,
Người trước, trăng nay soi đã từng
Người trước, người nay như nước chảy
Cùng xem trăng sáng đều thế đấy
Chỉ ước vui ca thưởng chén quỳnh
Be vàng, trăng sáng vào rọi mãi”
(Tương Như dịch)
Tam nguyên Yên Đổ cũng có nhiều câu thơ rất đậm đà ý vị nói về rượu
- “Khi vui chén rượu say không biết
Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa.”
(Cáo quan về ở nhà)
- “Em cũng chẳng no mà chẳng đói
Thung thăng chiếc lá, rượu lưng bầu”
(Lụt hỏi thăm bạn)
- “Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua”…
Và còn có Thu ẩm - mùa thu; uống rượu.
Trang 15Hình ảnh trung tâm của bài thơ là “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” Câu thơ đã
diễn tả trạng thái ngà ngà say… đến “say nhè”: “Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy
-Độ năm ba chén đã say nhè” “Say nhè” là say êm, say nhẹ, say rồi ngủ quên đi lúc nàochẳng biết Chẳng phải là say bét nhè, bê tha Nguyễn Khuyến rất thanh cao, chỉ có
“năm ba chén” nhỏ, đúng là cái thú “khi vui chén rượu say không biết”, hoặc “Khihứng uống thêm dăm chén rượu - Khi buồn ngâm láo một câu thơ” (Đại lão)
Sáu câu thơ đầu thì 5 câu đều có màu sắc, thể hiện một cái nhìn đêm thu lúc ngồi uốngrượu một mình Có màu đen thẫm mịt mùng của đêm sâu “ngõ tối” Có ánh sáng “lậplòe” của bầy đom đóm Có sắc trắng mờ của “màu khói nhạt” nhẹ bay “phất phơ” trênlưng giậu cúc tần quanh năm gian nhà cỏ bình dị Có màu vàng của “bóng trăng loe”tan ra “lóng lánh” trên làn ao “gợn tí” trong veo Có da trời màu “xanh ngắt” rất đẹp
Và sắc “đỏ hoe” của đôi mắt ông lão, của thi nhân đang uống rượu âm thầm
Cảnh vật có đường nét cao, thấp, xa, gần, mỏng và nhẹ Độ “thấp le te” của ngôi nhà cỏ 5 gian Độ “sâu” của đêm khuya và “ngõ tối” nơi làng quê vùng đồng chiêm trũng Độ nhẹ vờn bay “phất phơ” của màu khói nhạt Chiều đo thấp của “lưng giậu”, nét gợn của “làn ao”, vòng tròn của “bóng trăng loe” trên mặt ao, độ xa, cao, rộng của bầu trời, chân trời, độ hõm của đôi mắt lão “đỏ hoe” đã “say nhè” Màu sắc ấy, đường
nét ấy qua cái nhìn chập chờn, tỉnh say say tỉnh của nhà thơ Màu sắc đường nét ấy là
màu sắc của tâm tưởng, là đường nét của tâm trạng Còn đâu nữa chén rượu tri âm của
đôi bạn “đăng khoa ngày trước”:
“Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”…?
Nay nhà thơ chỉ còn uống rượu trong “đêm sâu”, âm thầm, lặng lẽ và cô đơn Cao
Bá Quát nửa đầu thế kỷ 19 chỉ “uống rượu tiêu sầu” Còn Nguyễn Khuyến, “đêm thunay” uống rượu cho vợi đi nỗi buồn thế sự “rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”.Uống rượu để thao thức, thao thức nên uống rượu để quên đi nỗi đau cuộc đời: “Cóphải tiếc xuân mà đứng gọi - Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ” (Cuốc kêu cảm hứng) Vợchết, con mất, bạn chí thân qua đời, tuổi già, yếu đau, Nguyễn Khuyến mược “năm bachén” rượu để vợi đi ít nhiều cô đơn:
“Đời loạn đi về như hạc độc,
Tuổi già hình bóng tựa mây côi”
Trang 16Trước Nguyễn Khuyến gần 500 năm Nguyễn Trãi có câu thơ:
“Sách một hai phiên làm bậu bạn,
Rượu năm ba chén đổi công danh”
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phần
Năm nắng mười mưa dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không
Tác giả
Tú Xương là bút danh của Trần Tế Xương Học vị tú tài, lận đận mãi trong con
đường khoa cử: “Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, chỉ sống 37 năm, nhưng sựnghiệp thơ ca của ông thì bất tử Quê ở làng Vị Xuyên, thành phố Nam Định “Ănchuối ngự, đọc thơ Xương” là câu nói tự hào của đồng bào quê ông
Tú Xương để lại khoảng 150 bài thơ nôm, vài bài phú và văn tế Có bài trào phúng.
Có bài trữ tình Có bài vừa trào phúng vừa trữ tình Giọng thơ trào phúng của TúXương vô cùng cay độc, dữ dội mà xót xa Ông là nhà thơ trào phúng bậc thầy trongnền văn học cận đại của dân tộc
Chủ đề
Bài thơ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, của người phụ nữ đảm đangchịu thương chịu khó vì chồng con
Hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo
- Câu 1, 2 giới thiệu bà Tú là một người đàn bà giỏi buôn bán, tần tảo “quanh năm”,buôn bán kiếm sống ở “mom sông”, cảnh đầu chợ, bến đò, buôn thúng bán mẹt Chẳng
có cửa hàng cửa hiệu Vốn liếng chẳng có là bao Thế mà vẫn “Nuôi đủ năm con vớimột chồng?” Chồng đậu tú tài, chẳng là quan cũng chẳng là cùng đinh nên phải “ănlương vợ” Một gia cảnh “Vợ quen dạ để cách năm đôi” Các số từ: “năm” (con),
“một” (chồng) quả là đông đúc Bà Tú vẫn cứ “nuôi đủ”, nghĩa là ông Tú vẫn có “giàygiôn anh dận, ô Tây anh cầm”,… Câu thứ 2 rất hóm hỉnh
Trang 17- Câu 3-4 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tạo thành “thân cò” - thân phận lam lũ vất vả, “lặn lội” Cò thì kiếm ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi, bà Tú thì lặn lội… khi quãng
vắng, nơi mom sông Cảnh lên đò xuống bến, cảnh cãi vã, giành giật bán mua “eo sèo
mặt nước buổi đò đông” để kiếm bát cơm manh áo cho chồng, con Hình ảnh “thân cò”rất sáng tạo, vần thơ trở nên dân dã, bình dị Hai cặp từ láy: “lặn lội” và “eo sèo” hôứng, gợi tả một cuộc đời nhiều mồ hôi và nước mắt
- Câu 5, 6, tác giả vận dụng rất hay thành ngữ: “Một duyên hai nợ” và “năm nắngmười mưa” Ba tiếng đối ứng thượng, hạ: “âu đành phận”, “dám quản công” như mộttiếng thở dài Có đức hy sinh Có sự cam chịu số phận Có cả tấm lòng chịu đựng, lotoan vì nghĩa vụ người vợ, người mẹ trong gia đình Tú Xương có tài dùng số từ tăngcấp (1-2-5-10) để nói lên đức hy sinh thầm lặng cao quý của bà Tú:
“Một duyên hai nợ/âu đành phận,
Năm nắng mười mưa/dám quản công”
Tóm lại, bà Tú là hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốtđẹp: tần tảo, gánh vác, đảm đang, nhẫn nại,… tất cả lo toan cho hạnh phúc chồng con.Nhà thơ bộc lộ lòng cảm ơn, nể trọng
Nỗi niềm nhà thơ
- Câu 7 là một tiếng chửi, đúng là cách nói của Tú Xương vừa cay đắng vừa phẫnnộ: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc” “Cái thói đời” đó là xã hội dở Tây dở ta, nửa phongkiến nửa thực dân: đạo lý suy đồi, lòng người đảo điên Tú Xương tự trách mình là kẻ
“ăn ở bạc” vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp được ích gì cho vợ con Suốt đời vợ conphải khổ, như có bài thơ ông tự mỉa: “Vợ lăm le ở vú - Con tập tểnh đi bộ - Khách hỏinhà ông đến - Nhà ông đã bán rồi”
- Câu 8 thấm thía một nỗi đau chua xót Chỉ có Tú Xương mới nói được rung động
và xót xa thế: “Có chồng hờ hững cũng như không” “Như không” gì? Một cách nóibuông thõng, ngao ngán Nỗi buồn tâm sự gắn liền với nỗi thế sự Một nhà nho bất đắcchí!
Kết luận
Bài thơ có cái hay riêng Hay từ nhan đề Hay ở cách vận dụng ca dao, thành ngữ vàtiếng chửi Chất thơ mộc mạc, bình dị mà trữ tình đằm thắm Trong khuôn phép mộtbài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, từ thanh điệu, niêm đến phép đôi được thể hiệnmột cách chuẩn mực, tự nhiên, thanh thoát Tác giả vừa tự trách mình vừa biểu lộ tìnhthương vợ, biết ơn vợ Bà Tú là hình ảnh đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam trong mộtgia đình đông con, nhiều khó khăn về kinh tế Vì thế nhiều người cho rằng câu thơ
“Nuôi đủ năm con với một chồng” là câu thơ hay nhất trong bài “Thương vợ”.
Đất Vị Hoàng
Trần Tế Xương
Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông
Trang 18Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng
Keo cú người đâu như cứt sắt,
Tham lam chuyện thở những hơi đồng
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh
Có đất nào như đất ấy không?
Hãy phân tích bài thơ “Đất Vị Hoàng” của Tú Xương
Phân tích
Vị Hoàng là quê cha đất tổ của nhà thơ Tú Xương Làng Vị Hoàng xa xưa có sông
Vị Thủy chảy qua Ngày Tây chiếm đóng thành Nam, khi cờ ba sắc xuất hiện thì sông
Vị Thủy bị lấp dần Vị Hoàng vốn là một miền quê có thứ chuối ngự ngon nổi tiếngcùng với thơ Tú Xương đã trở thành thổ ngơi, đặc sản quê nhà, một trăm năm về trướcđược truyền tụng trong dân gian: “Ăn chuối ngự, đọc thơ Xương” Vị Hoàng cũng vốn
là “nơi sang trọng, chốn nhiều quan” Nhưng rồi biển dâu biến đổi, trong buổi giao thời
hổ lốn dở Tây dở ta, ngày càng lộn xộn tang thương, đạo lý sa sút, suy đồi Tú Xươngđau nỗi đau quê nhà, xót cho thói đời đen bạc, buồn cho cảnh nước bị mất chủ quyền.Nước cũ, làng xưa có bài “Vị Hoàng hoài cổ” man mác buồn thương, lại có thêm bàithơ “Đất Vị Hoàng” này để nói lên những chuyện xấu xa đồi bại ở Vị Hoàng, ở thànhNam
Bài “Đất Vị Hoàng” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, thủ vĩngâm Câu 1 và câu 8 là câu hỏi tu từ: “Có đất nào như đất ấy không?”; nhà thơ hỏi để
mà nguyền rủa, giọng thơ trở nên đau đớn, chua xót Nơi chôn rau cắt rốn thân thươngnay đã thay đổi nhiều rồi, ngày ngày diễn ra bao cảnh đau lòng Còn đâu nữa hình ảnhđẹp một thời, để tự hào và “nhớ”:
“Anh đi anh nhớ non Côi,
Nhớ sông Vị Thủy nhớ người tình chung”
Trong bài “Sông lấp”, Tú Xương viết: “Sông kia rày đã Lên đồng - Chỗ làm nhàcửa, chỗ trồng ngôi khoai…” Cảnh ấy có khác gì ở đây: “Phố phường tiếp giáp với bờsông” Tây và bọn tay sai chiếm ruộng, chiếm bãi, chiếm đất, chiếm phố, chiếm nhà.Phố xá mọc lên cùng với bọn bất lương ra sức vơ vét làm giàu Trong nhà ngoài phố,
kẻ chợ làng quê, nơi gần chốn xa, nhất là ở Vị Hoàng nhỡn tiền ra đó “Nhà kia… mụnọ…” vừa ám chỉ vừa vạch mặt chỉ tên, đầy khinh bỉ trước những cảnh đời xấu xa vôđạo Có cảnh nhà “lỗi phép”, con cái bất hiếu: “con khinh bố” Có cảnh đời, đảo điêntình nghĩa, “chanh chua” như mụ nọ “vợ chửi chồng” Có lẽ chỉ vì tiền mà đồi bại đếncùng cực thế! Hai mối quan hệ làm rường cột của đạo lí: tình phụ - tử, nghĩa phu - thê
đã trở nên nhem nhuốc vô cùng Hỏng từ gia đình hỏng ra Không còn là hiện tượng cábiệt nữa
Thời bấy giờ nhan nhản phố phường những “tiết hạnh khả phong” như mụ PhóĐoan, những gái tân thời như cô Hoàng Hôn, cô Tuyết (Số đỏ), những me Tây như mụ
Tư Hồng “có tàn, có tán, có hương án thờ vua, lẫy lừng băm sáu tỉnh” (câu đối củaNguyễn Khuyến) Những “em chã”, những trưởng giả, thượng lưu rởm đang “Âu hoá”sống phè phỡn, nhố nhăng!
Trang 19Hai câu thơ 3, 4 trong phần thực như bức biếm họa nhí nhảnh đăng đối với bao vết
ố, nét thơ ghê tởm, đặc tả sự đồi bại về luân thường đạo lý
“Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.”
Hai câu trong phần luận mở rộng ý thơ trong phần thực, làm cho bức tranh “Đất Vị
Hoàng” được tô đậm sắc màu hiện thực Không còn ước lệ nữa Hai nét vẽ về cảnh đờiđáng buồn đáng thương đối nhau Một bộ tứ bình biếm họa hoàn chỉnh Ở cái đất VịHoàng ấy nhan nhản những loại người “tham lam” và “keo cú” “Keo cú” đến bần tiện,ghê gớm và hôi hám Nhà thơ ngạc nhiên hỏi và so sánh: người đâu như cứt sắt “saomà” đáng sợ, đáng khinh bỉ! Lại có loại người “tham lam” đến cùng cực, nhịp sốngcuộc đời họ chỉ là “chuyên thở rặt hơi đồng” “Thở” là nhãn tự, rất linh diệu; nếu thaybằng chữ “nói” hay một từ nào khác thì không lột tả được bản chất loại người tham lam
đê tiện này Vì đã “thở” nên phảo đi liền với “hơi” - "hơi đồng”, tiền bạc Chỉ vì tiền,
coi tiền bạc là trên hết, là trước hết trong mọi mối quan hệ gia đình và xã hội “Rặt” là
từ cổ, nghĩa là “toàn là”, “đều là” Phép đảo ngũ rất có giá trị thẩm mĩ, tạo nên ngữ
điệu dữ dội, khinh bỉ, một tiếng chửi đời cay độc lên án loại người tham lam, keo cúmất hết nhân tính:
“Keo cú / người đâu như cứt sắt,
Tham lam / chuyện thở rắt hơi đồng”
Hai câu kết đẩy vần thơ lên cao trào của giọng điệu châm biếm và lên án Không còn
là chuyện riêng, chuyện cá biệt ở cái làng Vị Hoàng nhỏ bé nữa, mà là hiện thực thốinát, đồi bại, xấu xa, đạo lý suy đồi, đảo điên… trong cái xã hội nửa thực dân phongkiến, của một nước bị mất chủ quyền Cái xấu, cái ác đã trở thành nỗi đau, nỗi nhụccủa nhiều người, trên một không gian rộng lớn “Bắc, Nam”, và “bao nhiêu tỉnh” Nghệ
thuật thủ - vĩ ngâm dưới hình thức câu hỏi tu từ nghẹn ngào cất lên như một lời đay nghiến, vừa xót xa đau đớn, vừa căm giận khinh bỉ cái xã hội kim tiền, cái xã hội chó
đểu mà 30 năm sau Vũ Trọng Phụng phải nguyền rủa!
“Đất Vị Hoàng” là bài thơ trào phúng độc đáo của Tú Xương Muốn yêu quê, muốn
tự hào về quê hương mà không được nữa Nhà thơ sống trong tâm trạng đầy bị kịch.Bốn câu trong phần thực và luận là bộ tứ bình biếm họa về 4 loại người trong xã hội dởTây dở ta buổi đầu Trong gia đình, con thì bất hiếu, “lỗi phép”, vợ thì “chanh chua”lăng loàn; ngoài xã hội đâu đâu cũng chỉ có hạng người “tham lam” và “keo cú” vênhváo Đạo lý suy đồi mà nguyên nhân sâu xa là nước mất chủ quyền, là sự tác oai tácquái của mặt trái đồng tiền Nhà thơ vừa đau xót, vừa khinh bỉ Đúng là Tú Xương “đã
đi bằng hai chân” hiện thực trào phúng và trữ tình, tạo nên giọng điệu riêng hiếm thấy.Bài thơ toàn Nôm, ngôn ngữ bình dị mà sắc sảo Bốn câu hỏi xuất hiện trong bài thơlàm cho ngữ điệu thêm dữ dội, đầy ám ảnh Thơ liền mạch, đúng là Tú Xương đã xuấtkhẩu thành thơ Bút pháp điêu luyện mà tự nhiên, hồn nhiên, nhất khí mà bình dị
Trong thơ ca dân tộc ít có bài thơ thủ - vĩ ngâm hay như bài thơ “Đất Vị Hoàng” này.
Tú Xương mãi mãi là nhà thơ trào phúng bậc thầy trên thi đàn dân tộc
Hương Sơn phong cảnh ca
Chu Mạnh Trinh
Trang 201- Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải
2- Thỏ thẻ Rừng Mai chim cúng trái
Lửng lơ Khe Yến cá nghe kinh,
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng
3- Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh
Nhác trông lên ai khéo vẽ hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
4- Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt
5- Lần tràng hạt niệm nam mô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao!
Càng trông phong cảnh càng yêu
Xuất xứ, bố cục, chủ đề
1 Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905) hiệu là Trúc Vân, quê ở tỉnh Hưng Yên Đậu tiến
sĩ, nổi tiếng tài hoa Hội họa, kiến trúc, âm nhạc đều tài giỏi Là nhà thơ, nổi tiếng vớinhững bài vịnh Kiều - Từng vẽ kiểu trùng tu chùa Thiên Trù ở Hương Tích Bài thơ
“Hương Sơn phong cảnh ca” là bài thơ hay nhất viết về Hương Sơn, nơi có độngHương Tích - Nam thiên đệ nhất động
2 Bố cục: bài hát nói dôi 2 khổ
- Khổ đầu (1): giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn
- Khổ giữa (2): cảnh Rừng Mai, Khe Yến… huyền diệu
- Khổ dôi (3, 4): những suối, chùa, hang, động… nơi Hương Sơn
- Khổ xếp (5): nỗi lòng của khách hành hương
3 Chủ đề:
Ca ngợi cảnh sắc Hương Sơn - Nam thiên đệ nhất động - cảnh đẹp đượm mùi Thiền Phân tích
1 Cảnh Hương Sơn tả khái quát từ xa Thiên nhiên nhuốm màu sắc Phật giáo: Cảnh
trí hùng vĩ: non, nước, mây trời là vẻ đẹp riêng “bầu trời cảnh bụt” Du khách vui thúngạc nhiên thốt lên tự hỏi: “Đệ nhất động hỏi là đây có phải?” Đầy xúc động, tự hào
2 Rừng Mai và Khe Yến là 2 cảnh đẹp tiêu biểu của Hương Sơn Chim hót “thỏ thẻ”, gọi bầy, mổ trái mơ vàng ăn: “Chim cúng trái” Cá lửng lơ bơi lượn nơi Khe Yến:
Trang 21cá nghe kinh Hình ảnh ẩn dụ, với đường nét, âm thanh gợi cảm mùi Thiền Cặp câu
đối nhau rất tài hoa:
“Thỏ thẻ Rừng Mai, chim cúng trái,
Lửng lơ Khe Yến cá nghe kinh”
Chuông chùa xa “thoảng bên tai một tiếng chày kình” như rũ sạch bụi trần, làm tiêu
tan cơn ác mộng của du khách - khách tang hải Vần thơ: tiếng “kình” với “giật
mình”, âm điệu du dương, huyền diệu.
3 Hai khổ dôi
+ Bốn cảnh đẹp điển hình Chữ “này” - từ để trỏ gần, nhịp 4 cân xứng hài hòa Dukhách ngắm nhìn không chán “cảnh Bụt”:
“Này suối Giải Oan / này chùa Cửa Võng
Này am Phật Tích / này động Tuyết Quynh.”
+ Lấy gấm dệt để so sánh với nhũ đá trong hang động, “long lanh”, tưởng như có
bóng nguyệt lồng vào Có hang “thăm thẳm”…, là lối “gập gềnh” như uốn lượn
“thang mây” Vẻ đẹp mộng ảo, thần tiên Du khách ngỡ ngàng tự hỏi:
“Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.”
Niềm “ao ước” đến Hương Sơn cũng là tình yêu giang sơn, là sự hòa nhập vào thế
giới thần tiên huyền diệu Bốn chứ “còn đợi ai đây” biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ
-là người đã vẽ kiểu và tổ chức trùng tu chùa Thiên Trù, góp phần cùng “tạo hóa” -làm
đẹp thêm cảnh Hương Sơn Tám câu trong 2 khổ dôi rất đẹp và thú vị: sử dụng điệp
nhữ (này), ẩn dụ, so sánh (long lanh như gấm dệt; thang mây), từ láy tượng thanh,tượng hình (long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh) Vần thơ trầm bổng, du dương Thể hiệnlòng yêu mến, tự hào đối với “Nam thiên đệ nhất động”
4 Khổ xếp (ba câu cuối):
Cảm xúc của du khách: Xúc động thành kích tụng niệm Ngợi ca và biết ơn Phật tổ:
“Cửa từ bi công đức biết là bao!” Đi xa dần, nhìn lại, lưu luyến đầy say mê: “Càngtrông phong cảnh càng yêu” Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với lòng tín ngưỡng Phậtgiáo Chu Mạnh Trinh đã nói lên thật hay và hồn nhiên tình cảm ấy của du khách khi đi
lễ hội Chùa Hương
Kết luận
Ngòi bút tài hoa Miêu tả cảnh sắc Hương Sơn rất đẹp, vẻ đẹp thiên nhiên với suối,
am, chùa, động… đượm mùi Thiền mà thoát tục Các nét vẽ rất điển hình mang cái hồncủa “bầu trời cảnh bụt” Hình ảnh đẹp - vẻ đẹp thần tiên Người đọc như cảm thấy
Hương Sơn hiển hiện Chất thơ, chất nhạc du dương tạo nên nét tài hoa và giá trị thẩm
mĩ bài hát nói này Nhà thơ như mời gọi chúng ta đi trẩy hội chùa Hương, để thỏa lòng
“ao ước bấy lâu nay”
Văn học VN từ đầu thế kỷ XX đến CM tháng 8/1945:
Hoàn cảnh xã hội mới, văn hóa mới của văn học
Trang 22- Thực dân Pháp đẩy mạnh 2 cuộc khai thác thuộc địa: lần thứ nhất (1897 - 1913) vàlần thứ hai (1918 - 1929) Vơ vét nguyên liệu, bóc lột bằng sưu thuế dã man.
- Chế độ thực dân nửa phong kiến
- Từ 1940 - 1945, Pháp 2 lần bán nước ta cho pháp xít Nhật
- Giai cấp phong kiến mất dần địa vị thống trị Nông dân bị bần cùng hóa Tầng lớptiểu tư sản đông dần lên Giai cấp vô sản xuất hiện Giai cấp tư sản ra đời Xã hội ViệtNam bị phân hóa dữ dội
- Bỏ kỳ thi chữ Hán (1915 - 1919) Trường Pháp - Việt và học chữ quốc ngữ họctiếng Pháp Báo chí và nhà in Viết văn viết báo đã thành một nghề - Ảnh hưởng củavăn học Pháp Một thế hệ thanh niên tân học, một thế hệ văn sĩ cầm bút sắt ra đời cóđiệu sống mới, cảm xúc mới, vốn nghệ thuật mới, khác nhiều so với lớp thi sĩ nho giangày trước
- Các phong trào cách mạng: Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Duy Tân, Cuộc khởinghĩa Yên Bái, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nam Kỳ, Bắc Sơn, Đô Lương… lần lượt bị thựcdân Pháp tắm trong các bể máu Tháng 8.1945, Cách mạng mới thành công
Sự đổi mới của văn học theo yêu cầu hiện đại hoá
- Văn học vẫn là tiếng nói yêu nước Một nét mới là nói đến nước là nói đến dân:
“Dân là dân nước, nước là nước dân” Từ năm 1930, lòng yêu nước đã gắn liền với lýtưởng cách mạng khi “Mặt trời chân lý, chói qua tim” (Từ ấy)
- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại Bên cạnh con người công dân đã có conngười tự nhiên, con người cá nhân Tình yêu lứa đôi và nỗi buồn… trở thành cảm hứngnổi trội
- Chữ quốc ngữ và báo chí tạo tiền đề cho sự phát triển các thể loại hiện đại: thơmới, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, tuỳ bút, kịch nói, nghiên cứu phê hình vănhọc
- Ngôn ngữ văn học dần trở nên trong sáng giản dị, gãy gọn, hiện đại
Có thể nói, nửa đầu thế kỷ 20, nền văn học Việt Nam đã đổi mới và hiện đại ngàymột rộng lớn và sâu sắc, tạo nên những giá trị mới về văn chương Thơ mới, truyệnngắn, tiểu thuyết… là thành tựu nổi bật Nó thể hiện sức sống mãnh liệt, dồi dào củađất nước, dân tộc ta, … Chữ quốc ngữ đã thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm
Diện mạo văn học
1 Hai thập kỷ đầu
- Thơ văn của Tú Xương và Nguyễn Khuyến: bút pháp cổ điển, trung đại
- Thơ văn yêu nước và cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các nhàchí sĩ yêu nước khác Sục sôi nhiệt huyết, hấp dẫn sôi trào trong loại hình thơ văntuyên truyền cổ động cách mạng: “Hải ngoại huyết thư”…
2 Những năm hai mươi
- Thơ văn yêu nước và cách mạng có thêm những cây bút mới như Trần Huy Liệu,Phạm Tất Đắc, đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp
Trang 23- Văn xuôi ghi được thành tựu ban đầu của các tên tuổi: Phạm Duy Tốn, Nguyễn BáHọc, Hoàng Ngọc Phách… ở ngoài Bắc, Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình… ở trong Nam.Tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách như một cái mốc đánh dấu sự ra đời củatiểu thuyết và văn chương lãng mạn Việt Nam.
- Về thơ ca thì có thi sĩ Tản Đà và Trần Tuấn Khải Tản Đà là nhà thơ “của hai thếkỷ” Trần Tuấn Khải với cảm hứng yêu nước, với chất dân ca, đậm đà cái hồn dân tộc
- Kịch nói với Vũ Đình Long, Nam Xương…
Tóm lại, cả thơ và văn xuôi đã có dấu hiệu phân chia khuynh hướng sáng tác theokiểu lãng mạn và hiện thực
3 Từ năm 1930-1945
- Văn thơ yêu nước, thành tựu nổi bật là “Từ ấy” (1937-1946) của Tố Hữu và “Nhật
ký trong tù” của Hồ Chí Minh
- Văn học hiện thực xuất hiện nhiều cây bút thực sự tài năng: Nguyễn Công Hoan,
Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phục, Nam Cao… “Số đỏ” và “Chí Phèo” là haikiệt tác
- Văn học lãng mạn - Thơ mới (1932-1941) được đánh giá là “một thời đại thi ca”với một lớp thi sĩ tài hoa như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân
Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, v.v… Tiểu thuyết lãng mạn với tên tuổi các nhà văn xuất sắc: Khái Hưng với Nửa chừng Xuân, Nhất Linh với Đoạn tuyệt, Thạch Lam với
Gió đầu mùa, Nguyễn Tuân với “Vang bóng một thời” v.v…
Cội nguồn của giá trị văn học
1 Sự trỗi dậy và tiếp nối của sức sống dân tộc tạo nên tâm hồn Việt Nam, bản sắc
văn hóa Việt Nam, thúc đẩy sự đổi mới và hiện đại hóa nền văn học Việt Nam
2 Tự sự trỗi dậy của cái Tôi - Cá nhân Tình yêu lứa đôi, nỗi buồn, ước mơ và khao
khát, đi tìm cái đẹp trong thiên nhiên và cuộc đời
Kết luận
1 Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong nền văn học Việt Nam giai đoạn
nửa đầu thế kỷ XX vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính thời đại.
2 Chữ quốc ngữ, thơ mới và tiểu thuyết là 3 thành tựu nổi bật của sự đổi mới và
hiện đại hóa nền văn học Việt Nam
Xuất dương lưu biệt
(Lưu biệt trước lúc ra nước ngoài)
Phan Bội Châu
Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?
Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài
Trang 24Muốn vượt biển đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi
Tôn Quang Phiệt dịch
- Là chiến sĩ yêu nước vĩ đại, là nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước ta trong thế kỷ 20
– Thơ văn Phan Bội Châu là thơ văn yêu nước và tuyên truyền cổ động cách mạng sôi
sục bầu nhiệt huyết.
- Tác phẩm chính: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Ngục trung thư,
Trùng Quang tâm sử, Phan Bội Châu niên biểu, v.v…
Xuất xứ, chủ đề
- Viết năm 1905, chia tay đồng chí, bạn bè, trước lúc bí mật sang Nhật, dấy lênphong trào Đông Du
- Bài thơ khẳng định chí làm trai và quyết tâm xuất dương, làm nên sự nghiệp lớn
cứu nước cứu dân.
2 Hai câu thực, tác giả tự ý thức về cái Tôi (ngã: tôi, tờ) Rất tự hào về vai trò của
mình trong cuộc đời (một trăm năm) và trong xã hội, lịch sử (ngàn năm sau) Tác giảhỏi: Chẳng lẽ ngàn năm sau, lại không có ai (để lại tên tuổi) ư? - nhằm khẳng định một
ý tưởng vĩ đại mà như người đồng hương của Phan Bội Châu trước đó nửa thế kỷ đãnhiều lần nói:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông”
Quan niệm về công danh, về chí nam nhi của Phan Bội Châu mới mẻ, tiến bộ, hướng
về Tổ quốc và nhân dân, như ông đã viết: “Xôi máu nóng rửa vết nhơ nô lệ” Tất cả vìnước, vì dân chứ không phải vì “nghĩa vua - tôi” : Dân là dân nước, nước là nước dân”(3, 4)
3 Phần luận nêu bật một quan niệm sống đẹp của kẻ sĩ trước thời cuộc và lịch sử
dân tộc “Non sông đã chết”, một cách nói rất hay, cảm động về nỗi đau thương của đấtnước ta, nhân dân ta đang bị thực dân Pháp thống trị Trong “Hải ngoại huyết thư”, tácgiả viết: “hồn nước bơ vơ” Kẻ nam nhi, kẻ sĩ mong “làm điều lạ”… thì mới cảm thấy
Trang 25sống nô lệ là sống nhục Kẻ sĩ lập công danh trước hết bằng con đường học hành và thi
cử Một ý thơ phủ định về cách học cũ kỹ, lạc hậu là đọc sách thánh hiền (đạo Nho)…cách học ấy rất lạc hậu, vô nghĩa, càng học càng ngu, càng u mê Đây là 2 câu có tưtưởng sâu sắc, tiến bộ nhất, cho thấy Phan Bội Châu là một chí sĩ tiên phong:
“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”
4 Hai câu kết, hình tượng thơ kì vĩ nói lên một chí lớn mang tầm vũ trụ Không phải
gió nhẹ mà là “trường phong” Không phải quanh quẩn chốn quan trường hoặc nơitrường thi chật hẹp, mà là “đi ra biển Đông” với một sức mạnh phi thường “cùng bay
lên với ngàn lớp sóng bạc” Đây là những câu thơ đẹp nhất của Phan Bội Châu biểu lộ
một bầu nhiệt huyết:
“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”
Kết luận
1 Vẫn là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bằng chữ Hán Giọng thơ trang
nghiêm, đĩnh đạc hào hùng, mạnh mẽ, lôi cuốn
2 Thể hiện một chí lớn phi thường: không cam tâm làm nô lệ, quyết đi tìm đường
cứu nước Không phải là khẩu khí mà sự thật lịch sử đã xác nhận Phan Bội Châu đã
sống và hành động như thơ ông đã viết ra.
3 “Xuất dương lưu biệt” mang âm điệu anh hùng ca, chứa chan tình yêu nước và
quyết tâm lên đường cứu nước Có thể lấy câu của Huỳnh Thúc Kháng trong bài “Văn
tế Phan Sào Nam” để nói lên cảm nhận của chúng ta khi độc bài thơ “Xuất dương lưubiệt”:
“Miệng giọng cuốc vạch trời kêu giật một, giữa tầng không mù cuốn mây tan; Tay ngòi lông vỗ án múa chầu ba, đầy mặt giấy mưa tuôn sấm nổ”.
Bài ca chúc tết thanh niên
Phan Bội Châu
Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy,
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng
Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót
Trời đất may còn thân sống sót,
Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh
Thưa các cô, các cậu, lại các anh,
Đời đã mới, người càng nên đổi mời
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội,
Xúm vai vào xốc vác cựu giang san,
Trang 26Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại
Ai hữu chí từ nay xinh gắng gỏi:
Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần,
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn,
Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa,
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ,
Mới thế này là mới hỡi chư quân
Chữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân…
Huế, 1927
Xuất xứ, chủ đề
1 Vào dịp tết năm 1927, học sinh trường Quốc học và trường Nhà dòng Huế đến
mừng thọ Phan Bội Châu 60 tuổi Đáp từ của cụ Phan là “Bài ca chúc tết thanh niên”
2 Bài thơ nói lên niềm tin yêu thế hệ trẻ Việt Nam - thế hệ sẽ đổi mới cách sống và
tầm nhìn để giải phóng dân tộc
Phân tích
1 Nỗi niềm tâm sự buổi đầu xuân:
- Mở đầu là 3 tiếng lay gọi, thức tỉnh: “Dậy! Dậy! Dậy” Hãy thức tỉnh và bừng dậy!Cách nói của các nhà chí sĩ đầu thế kỷ 20: thức tỉnh lòng yêu nước Không được chìmđắm trong vòng nô lệ nữa
- Mùa xuân đã đến rồi, với tiếng gà gáy và tiếng chim hót “ngỏ ý chào mừng” - Chàobình minh, chào đón “tân vận hội” Một không gian tưng bừng, rộn ràng, mở rộngmang hàm nghĩa niềm tin tưởng tương lai sáng bừng
- Rất chân thành, nhà thơ thổ lộ nỗi niềm tâm sự cay đắng, uất hận của một chí sĩ ômchí lớn mà không thành: “thẹn, buồn, tủi, chua với xót…” “Sông, núi, trăng” - là vũtrụ, là giang sơn đất nước Câu thơ biểu lộ một tấm lòng đau đớn, xót xa đối với vậnmệnh Tổ quốc: Hỏi xuân hay hỏi hồn sông núi, hỡi thanh niên?
“Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?
Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng
Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót.”
Và còn chỉ có niềm “khuây khỏa” với “lũ đầu xanh” - với phường hậu tử, là thế hệ
thanh niên Niềm an ủi cũng là hy vọng
2 Chúc tết thanh niên cũng là nhắn nhủ thế hệ trẻ Việt Nam.
- Ngôn từ trang trọng: “Thưa các cô, các cậu, lại các anh” Cuối bài là hai tiếng “chưquân”
- Nội dung lời chúc tết:
+ Thanh niên phải đổi mới, với cái tầm nhìn mới:
“Đời đã mới, người càng nên đổi mới,
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội”…
+ Tập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc để cứu nước:
Trang 27“Xúm vai vào xốc vác cựu giang san”
+ Từ bỏ con đường khoa cử lạc hậu, không đam mê hưởng lạc:
“Tu dưỡng tinh thần” tự lập tự cường Một chữ “xếp”, hai chữ “đừng” chứa chanlòng yêu thương nhắc nhở:
“Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần,
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn”
+ Trách nhiệm của thanh niên rất nặng nề và vô cùng vẻ vang Phải hy sinh xươngmáu, đem tài năng để chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc Đây là vần thơ hừnghực khí thế chiến đấu Đúng là “câu thơ dậy sóng” (Tố Hữu):
“Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa,
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ!”
Làm được như vậy là đổi mới, là yêu nước, là dám xả thân vì tự do Phải đổi mớikhông ngừng: “nhật nhật tân, hựu nhật tân” Vốn là một câu trong sách cổ được tác giảnhắc lại, nâng lên thành một châm ngôn sống và hành động cho thanh niên Việt Nam
79 năm về trước, tạo cho bài thơ nhiều ý nghĩa và có tác dụng giáo dục, động viên sâusắc
Kết luận
1 “Bài ca chúc tết thanh niên” được viết theo thể hát nói Giọng thơ đa thanh mở
đầu thì bồn chồn xôn xao, tiếp theo thì xót xa, buồn tủi Càng về sau càng sôi nổi thiếttha, giục giã Bài thơ hàm chứa tinh thần yêu nước và kêu gọi đoàn kết, đổi mới để tựcường, chống thực dân Pháp Nó thể hiện tấm lòng yêu nước của ông già Bến Ngự rấtyêu quý thanh niên, tin tưởng thanh niên trong sự nghiệp cứu dân cứu nước
2 Thơ văn Phan Bội Châu chủ yếu là thơ văn yêu nước, tuyên truyền cách mạng.
Bài thơ lôi cuốn mạnh mẽ chúng ta Đương thời, từ bài thơ này, không ít thanh niên ưu
tú của dân tộc đã lên đường ra đi cứu nước và sau đó trở thành những chiến sĩ cáchmạng lỗi lạc
Thề non nước
Tản Đà
Nước non nặng một lời thề,
Nước đi đi mãi, không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non,
Nước đi chưa lại, non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông,
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Trời tây ngả bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già,
Non còn nhớ nước, nước mà quên non
Trang 28Dù cho sông cạn đá mòn,
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non cao đã biết hay chưa?
Nước đi ra biển lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi
Nước kia dù hãy còn đi,
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi,
Non non nước nước chưa nguôi lời thề
Tác giả
Tản Đà (1889-1939) là bút danh của Nguyễn Khắc Hiếu Quê ở Khê Thượng, Bất
Bạt, nay thuộc Ba Vì, Hà Tây Tinh thông Hán học, phong tình tài hoa Là thi sĩ tài ba,tên tuổi chói sáng trên thi đàn Việt Nam những năm hai mươi của thế kỷ này Viết văn
làm thơ Tác phẩm gồm có: Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Khối tình con, Tản Đà, v.v… Ông là người dịch thơ Đường hay nhất ở nước ta Cái Tôi lãng mạn bay bổng là
hồn thơ Tản Đà: đằm thắm, thiết tha, buồn nhiều mà vẫn gắn bó với quê hương đấtnước Hoài Thanh xem Tản Đà là “người của hai thế kỷ” vì thơ ông là cái vạch nốigiữa hai nền văn học của dân tộc: cổ điển và hiện đại
Xuất xứ, chủ đề
- Bài thơ “Thề non nước” được Tản Đà sáng tác trước, sau lại đưa vào truyện ngắn
cùng tên Cô đào Vân Anh và du khách cùng nối lời nhau mà thành bài thơ khi cùngngắm, cùng vịnh bức cổ họa sơn thủy 4 câu đầu là lời của du khách; 10 câu tiếp là của
cô đào Vân Anh, 6 câu tiếp theo là của du khách; 2 câu cuối là lời Vân Anh Bài thơgồm 22 câu lục bát, nhạc điệu du dương, thiết tha
- Qua việc vịnh bức tranh sơn thủy, bài “Thề non nước” thể hiện một mối tình thủy
chung của lứa đôi, đồng thời gửi gắm một tình yêu nước thầm kín và sâu nặng.
Phân tích
1 Hình ảnh bức tranh sơn thủy
Nói là bức cổ họa sơn thủy, nhưng không có “thủy” vì “nước đi đi mãi không về
cùng non” Chỉ có núi: “Non cao những ngóng cùng trông” Có suối nhưng suối đã cạnkiệt bao giờ, nay chỉ còn “suối khô dòng lệ…) Có cây mai già trụi lá trơ cành: “xươngmai” Có sương tuyết và mây phủ dày trên đỉnh núi
Có màu xanh của ngàn dâu Và có màu vàng của tà dương:
“Trời tây ngả bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha.”
Bức cổ họa rất đẹp mà buồn, thấm đượm màu tang thương ly biệt và chờ mong
2 Nước non nặng một lời thề.
Trang 29- Nước và Non trong bài thơ là hình ảnh của lứa đôi Trong 22 câu thơ, từ non, nước
xuất hiện tới 27 lần Lúc đầu là Nước Non, biệt ly thì “Nước… Non”, nhớ mong thì
“Non… nước/Nước… Non” Ngày tái hợp: Non Non Nước Nước
- Nặng thề nguyền nhưng trắc trở biệt ly, đáng thương:
“Nước non nặng một lời thề,
Nước đi đi mãi, không về cùng non
Bi kịch của mối tình là đã nặng lời thề nhưng sau đó “nước đi đi mãi”…
- Cảnh đợi chờ Đó là hình bóng một giai nhân Vò võ, buồn thương, đau khổ, tànphai Những ẩn dụ đầy gợi cảm: dòng lệ, xương mai, tóc mây, vẻ ngọc, nét vàng…Những vần thơ đẹp như câu Kiều:
“Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha”
- Có trách móc giận hờn:
“Non còn nhớ nước, nước mà quên non”
- An ủi, vỗ về:
“Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi…”
- Thủy chung sắt son!
“Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước chưa nguôi lời thề”
Tóm lại, một bị kịch tình yêu Có ly biệt, nhớ mong, đau khổ, nhưng mãi mãi táihợp, sum họp Buồn thương nhưng không tuyệt vọng Mối tình ấy được Tản Đà diễn tảbằng những vần thơ giàu hình tượng và truyền cảm với một nhạc điệu du dương, thắmthiết
3 Nước đi chưa lại
- Nhan đề bài thơ là “Thề non nước”, nghĩa là thề vì nước vì non Bài thơ đã xuất
hiện trong tác phẩm Tản Đà trên 2 lần, đó là một ẩn ý vừa kín đáo vừa cảm động Thi
sĩ Tản Đà cũng có vài bài thơ “Vịnh bức dư đồ” của đất nước:
“Nọ bức dư đồ thử đứng coi,
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vời vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi? ”
Có đặt bài thơ “Thề non nước” bên cạnh các bài thơ “Vịnh dư đồ…”, “Chim họa mi
trong lồng”,… ta mới cảm nhận được tình cảm yêu nước thiết tha của Tản Đà Ôngkhông phải là một chiến sĩ cách mạng Ông là một thi sĩ, ông đã gửi gắm tấm lòng củamình với giang sơn Tổ quốc một cách kín đáo và đầy tính chất nghệ thuật
Phân tích
Trang 301 Hình ảnh bức tranh sơn thủy
Nói là bức cổ họa sơn thủy, nhưng không có “thủy” vì “nước đi đi mãi không về
cùng non” Chỉ có núi: “Non cao những ngóng cùng trông” Có suối nhưng suối đã cạnkiệt bao giờ, nay chỉ còn “suối khô dòng lệ…) Có cây mai già trụi lá trơ cành: “xươngmai” Có sương tuyết và mây phủ dày trên đỉnh núi
Có màu xanh của ngàn dâu Và có màu vàng của tà dương:
“Trời tây ngả bóng tà dương,
Càng phơi vẻ ngọc, nét vàng phôi pha.”
Bức cổ họa rất đẹp mà buồn, thấm đượm màu tang thương ly biệt và chờ mong
2 Nước non nặng một lời thề.
- Nước và Non trong bài thơ là hình ảnh của lứa đôi Trong 22 câu thơ, từ non, nước
xuất hiện tới 27 lần Lúc đầu là Nước Non, biệt ly thì “Nước… Non”, nhớ mong thì
“Non… nước/Nước… Non” Ngày tái hợp: Non Non Nước Nước
- Nặng thề nguyền nhưng trắc trở biệt ly, đáng thương:
“Nước non nặng một lời thề,
Nước đi đi mãi, không về cùng non
Bi kịch của mối tình là đã nặng lời thề nhưng sau đó “nước đi đi mãi”…
- Cảnh đợi chờ Đó là hình bóng một giai nhân Vò võ, buồn thương, đau khổ, tànphai Những ẩn dụ đầy gợi cảm: dòng lệ, xương mai, tóc mây, vẻ ngọc, nét vàng…Những vần thơ đẹp như câu Kiều:
“Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy,
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Trời tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha”
- Có trách móc giận hờn:
“Non còn nhớ nước, nước mà quên non”
- An ủi, vỗ về:
“Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn,
Bảo cho non chớ có buồn làm chi…”
- Thủy chung sắt son!
“Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước chưa nguôi lời thề”
Tóm lại, một bị kịch tình yêu Có ly biệt, nhớ mong, đau khổ, nhưng mãi mãi táihợp, sum họp Buồn thương nhưng không tuyệt vọng Mối tình ấy được Tản Đà diễn tảbằng những vần thơ giàu hình tượng và truyền cảm với một nhạc điệu du dương, thắmthiết
3 Nước đi chưa lại
Trang 31- Nhan đề bài thơ là “Thề non nước”, nghĩa là thề vì nước vì non Bài thơ đã xuất
hiện trong tác phẩm Tản Đà trên 2 lần, đó là một ẩn ý vừa kín đáo vừa cảm động Thi
sĩ Tản Đà cũng có vài bài thơ “Vịnh bức dư đồ” của đất nước:
“Nọ bức dư đồ thử đứng coi,
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vời vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi? ”
Có đặt bài thơ “Thề non nước” bên cạnh các bài thơ “Vịnh dư đồ…”, “Chim họa mi
trong lồng”,… ta mới cảm nhận được tình cảm yêu nước thiết tha của Tản Đà Ôngkhông phải là một chiến sĩ cách mạng Ông là một thi sĩ, ông đã gửi gắm tấm lòng củamình với giang sơn Tổ quốc một cách kín đáo và đầy tính chất nghệ thuật
Kết luận
“Thề non nước” là “bài thơ tuyệt tác” như thi sĩ Lưu Trọng Lư đã ngợi ca Một bài
thơ đa nghĩa, có chuyện vịnh cảnh, có màu sắc phong tình tài hoa, và còn có tấm lòngthiết tha gắn bó của thi sĩ với Tổ quốc giang sơn trong cảnh ngộ mất chủ quyền Sắc
điệu trữ tình thiết tha của “Thề non nước” mãi mãi hòa quyện hồn người và hồn nước
thiêng liêng
Đây mùa thu mới:
Tác giả
Xuân Diệu (1916-1985), họ Ngô, quê nội ở Hà Tĩnh, quê ngoại ở Bình Định Là
“nhà thơ mới nhất” trong “Thơ mới” Xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với những tậpthơ lừng danh như “Thơ thơ” (1938), “Gửi hương cho gió” Ông để lại trên 50 tácphẩm Xuân Diệu viết thơ tình nhiều nhất, hay nhất; viết phê bình thơ độc đáo, đặc sắcnhất
Năm 1938, Thế Lữ đã trang trọng nói về thi sĩ Xuân Diệu như sau:
“… Một tâm hồn mở rộng, một tấm lòng chào đón một con người ân ái đa tình…”
Và “Ham yêu, biết yêu, Xuân Diệu muốn tận hưởng tình yêu, vì ông thấy chỉ tình yêu
mới gồm được bao nhiêu ý nghĩa” (Lời tựa tập Thơ thơ – 1938).
1 Mùa thu tới với rặng liễu:
- Trong thơ cổ: “liễu yếu đào tơ” gợi tả vẻ đẹp thanh tao của giai nhân Xuân Diệunhân hóa liễu, một dáng liễu tang tóc buồn “đứng chịu tang”, “lệ ngàn hàng”, liễu “đìuhiu” - Liễu mang nỗi buồn cô đơn của nàng cô phụ
Trang 32Thi sĩ khẽ reo lên đón chào mùa thu sang Điệp ngữ vồn vã: “Đây mùa thu tới/ mùa
thu tới” Đất trời như tắm trong một màu “mơ phai”, đó đây trong cành cây xanh đã
điểm, đã “dệt” một hai chiếc lá vàng Tất cả gợi lên một thoáng thu mênh mang buổiđầu thu, thấm một nỗi buồn man mác Chữ “dệt” rất thơ, rất mới
2 Mùa thu tới với vườn hoa.
- Hoa đã bắt đầu rụng Một tín hiệu báo thu sang Không phải là tiếng nhạn kêu
sương Một cách dùng số từ rất mới: “Hơn một loại hoa đã rụng cành”.
- Mầu vàng là mầu điển hình của mùa thu quê ta Nắng vàng nhạt Trăng vàng nhạt.Gió vàng… và lá vàng Mầu vàng cũng là hồn thu:
“Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”
(Truyện Kiều)
“Sắc đâu nhuốm ố quan hà,
Cỏ vàng, cây đỏ, bóng tà tà dương”
(“Cảm thu, tiễn thu” - Tản Đà)
“Vàng rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông”
(Bích Khê)
Với Xuân Diệu thì sắc thu đang tiệm tiến: “Trong vườn sắc đỏ rũa mầu xanh” Từngchấm đỏ cứ lần dần, loang ra trên mầu xanh của lá Một cách nhìn, một cách tả rất tinh
tế và mới “Sắc đỏ” tương phản với “màu xanh” cũng là một nét thu, buổi đầu thu Cây
đã bắt đầu rụng lá Gió thu se lạnh nhè nhẹ thổi Sử dụng phụ âm “r” và “m” để đặc tảcái khô gầy, run rẩy của cành hoa:
“Những luồng run rẩy rung rinh lá,
Đôi nhành khô gầy xương mỏng manh”
Chất cảm giác, chất xúc giác biểu hiện rất thoáng và nhẹ qua 2 câu thơ tuyệt bút này
3 Mùa thu tới trên bến đò.
Không có cảnh lỡ bước sang ngang Cũng không có cảnh “Thuyền mấy lá đông tâylặng ngắt” (Tỳ bà hành) Chỉ “đã nghe” và chỉ có “đã vắng”… Một không gian lạnh, rétmướt và vắng lặng Cô đơn buồn bao trùm cảnh vật, trăng mờ ẩn hiện Non xa thấpthoáng sau màn sương mờ nhạt nhòa Các dấu chấm lửng liên tiếp xuất hiện như mùathu đang nhẹ trôi trong không gian và thời gian Những nét vẽ làm hiện lên cái hồn thu
xứ sở:
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
Đã nghe rét mướt luồn trong gió…
Chữ “luồn” độc đáo, thần tình đã cụ thể “gió”, chỉ cảm nhận được chứ không hìnhdung được
4 Mùa thu tới với thiếu nữ.
Thơ cổ hay nói mùa thu về với cô phụ lạnh lùng đơn chiếc Với Xuân Diệu, thu tới
“trăng tự ngẩn ngơ” trên trời xanh, và thiếu nữ thì đăn chiêu, tư lự, bâng khuâng “buồnkhông nói…” đang “Tựa cửa chờ mong…” Thu đã tới rồi, mà thiếu nữ vẫn tựa cửanhìn xa, nghĩ ngợi gì”… Cùng với áng mây, cánh chim…, hình bóng thiếu nữ “tựa cửa
Trang 33nhìn xa…” gợi tả một nỗi buồn cô đơn, chia li vô cùng thấm thía Cách dùng số từ
trong câu thơ này cũng rất mới: “Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói”.
Kết luận
Mùa thu muôn đời trong thơ Thu trong Đường thi Thu trong Quốc âm thi tập,
Hồng Đức quốc âm thi tập Thu trong thơ Nguyễn Khuyến, với Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh Tất cả đều đẹp và buồn.
Mùa thu trong thơ Xuân Diệu vẫn đẹp và buồn Buồn lên nhiều lần từ dáng liễu,
trăng thu đến thiếu nữ Xa vắng, cô đơn, mênh mông buồn Có lẽ cảnh sắc trong “Đây
mùa thu tới” là cảnh sắc thu Hà Nội? Cách dùng từ, cách diễn đạt cảnh thu, tình thu
của Xuân Diệu rất mới Cảm xúc và hình tượng trong “Đây mùa thu tới” đầm đà sắc điệu cảm giác và xúc giác “Đây mùa thu tới” là một bài thơ thu sáng giá của Thơ mới
1932-1941
Vội vàng:
Xuất xứ, chủ đề
1 Rút trong tập “Thơ thơ”, tập thơ đầu của Xuân Diệu, xuất bản năm 1938.
2 Tuổi trẻ rất đẹp, rất đáng yêu Một đời người chỉ có một lần tuổi trẻ Phải biết quý
trọng và sống hết mình với tuổi trẻ và thời gian
Phân tích
1 Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
- Thiên nhiên rất đẹp đầy hương sắc của hoa “đồng nội xanh rì”, của lá “cành tơ phơ
phất”; “Tuần tháng mật” của ong bướm “Khúc tình si” của yến anh “Và này đây ánh
sáng chớp hàng mi” Chữ “này đây” được 5 lần nhắc lại diễn tả sự sống ngồn ngộn
phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu Vì lẽ đó nên phải vội vàng “tắtnắng đi” và “buộc gió lại” Trong cái phi lí có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn
- Tuổi trẻ rất đẹp rất đáng yêu Bình minh là khoảnh khắc tươi đẹp nhất của một
ngày, đó là lúc “Thần Vui hằng gõ cửa” Tháng giêng là tháng khởi đầu của mùa xuân,
“ngon như một cặp môi gần” Một chữ “ngon” chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách
so sánh vừa lạ vừa táo bạo Chiếc môi ấy chắc là của giai nhân, của trinh nữ Đây làcâu thơ hay nhất mới nhất cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu cuộcsống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu
Chắc là Xuân Diệu viết bài thơ này trước năm 1938, lúc ông trên dưới 20 tuổi - cáituổi thanh xuân bừng sáng, nhưng thi sĩ đã “vội vàng một nửa” - cách nói rất thơ -chẳng cần đến tuổi trung niên (nắng hạ) mới luyến tiếc tuổi hoa niên Dấu chấm giữa
dòng thơ, rất mới, thơ cổ không hề có Như một tuyên ngôn về “vội vàng”:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần,
Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Trang 34Vội vàng vì thiên nhiên quá đẹp, vì cuộc sống quá yêu, vì tuổi trẻ quá thơ mộng.
Đang tuổi hoa niên mà đã “vội vàng một nửa”… Cảm thức của thi sĩ về thời gian, vềmùa xuân, về tuổi trẻ rất hồn nhiên, mới mẻ
2 Mua đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm.
- Quan niệm về thời gian có nhiều cách nói Thời gian là vàng ngọc Bóng ngả lưng
ta Thời gian vun vút thoi đưa, như bóng câu (tuấn mã) vút qua cửa sổ, như nước chảyqua cầu Thời gian một đi không trở lại Xuân Diệu cũng có một cách nói rất riêng củanhà thơ: tương phản đối lập để chỉ ra một đời người chỉ có một tuổi xuân; tuổi trẻ một
đi không trở lại
“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng, nhưng lượng đời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại…”
Giọng thơ sôi nổi như nước tự mạch nguồn tuôn ra Một hệ thống tương phản đối
lập: tớiqua, nongià, hếtmất, rộngchật, tuần hoànbất phục hoàn, vô hạnhữu hạn
-để khẳng định một chân lý - triết lý: tuổi xuân một đi không trở lại Phải quý tuổi
nói về nhịp sống khẩn trương, “vội vàng” của tạo vật Với Xuân Diệu, hầu như cuộc
sống nơi “vườn trần” đều ít nhiều mang “bi kịch” về thời gian
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”
Cũng là “gió”, là “chim”… nhưng gió “thì thào” vì “hớn”, “chim” bỗng ngừng hót,ngừng rao vì “sợ”! Câu hỏi tu từ xuất hiện cũng là để làm nổi bật nghịch lí giữa mùaxuân - tuổi trẻ và thời gian:
“Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”
Thi sĩ bỗng thốt lên lời than Tiếc nuối Lo lắng Chợt tỉnh “mùa chưa ngả chiềuhôm”, nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già Lên đường! Phải vội vàng, phải hối hả Câucảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn, vừaluống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng:
“Chẳng bao giờ/ôi/chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi/mùa chưa ngả chiều hôm”
Trang 35Xưa kia, Nguyễn Trãi viết trong chùm “thơ tiếc cảnh”:
- “Xuân xanh chưa dễ hai phen lại
Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên”
(Bài số 3)
- “Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm”
(Bài số 7)
Những vần thơ của Nguyễn Trãi giúp ta cảm nhận sắc điệu trữ tình trong “Vội
vàng” về màu thời gian, về sắc thời gian và tuổi trẻ Thật yêu đời Thật ham sống.
3 Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
- Mở đầu bài thơ là cái Tôi hăm hở: “Tôi muốn tắt nắng đi” Kết thúc bài thơ là
“TA”, là mọi tuổi trẻ Một sự hòa nhập và đồng điệu trong dòng chảy thời gian: Sốngmãnh liệt, sống hết mình Sống nồng nàn say mê Nghệ thuật trùng điệp trong diễn tả.Ngôn từ đậm màu sắc cảm giác, xúc giác, rạo rực: “Ta muốn ôm”, “Ta muốn riết… Tamuốn say… Ta muốn thâu…”
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cách bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây và cỏ rạng”
Sống cũng là để yêu, yêu hết mình Thơ hay vì màu sắc lãng mạn Vì giọng thơ sôinổi Nghệ thuật “vắt dòng” với ba từ “và” xuất hiện trong một dòng thơ làm nổi bậtcảm xúc: say mê vồ vập cảnh đẹp, tình đẹp nơi vườn trần Tất cả mùi thơ, ánh sáng,thanh sắc, xuân hồng… đều là khao khát của thi nhân:
“Cho chếnh choáng mùi thơ, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Kết luận
Sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp, ích kỷ trong hưởng thụ “Vội vàng” thể
hiện một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt Biết quý trọng thời gian, biết quýtrọng tuổi trẻ, biết sống cũng là để yêu; tình yêu lứa đôi, tình yêu tạo vật Tình cảm ấy
đã thể hiện một quan niệm nhân sinh mới mẻ, cấp tiến Bảy thập kỷ sau còn làm cho
không ít người ngỡ ngàng! Xuân Diệu đã sống “vội vàng” như vậy 50 tác phẩm, hơn
400 bài thơ tình, ông đã làm giàu đẹp cho nền thi ca Việt Nam hiện đại
Bài thơ “Vội vàng” cho thấy một cảm quan nghệ thuật “rất đẹp, rất nhân văn, một
giọng thơ sôi nổi, dâng trào và lôi cuốn, hấp dẫn Có chất xúc giác trong thơ Cách
dùng từ rất bạo, cách cấu trúc câu thơ, đoạn thơ rất tài hoa “Vội vàng” tiêu biểu nhất cho Thơ mới, thơ lãng mạn 1932-1941.
Tràng Giang:
Tác giả
Trang 36Huy Cận (tên là Cù Huy Cận), quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh Cũng là một trong những
nhà thơ nổi tiếng trong “Thơ mới” tiền chiến với tập “Lửa thiêng” xuất bản năm 1940.
Thơ của Huy Cận hàm xúc cổ điển và có màu sắc suy tưởng, triết lí Trước Cách mạng,thơ Huy Cận thấm một nỗi buồn mênh mông Sau năm 1945, cảm hứng thơ Huy Cận
ấm áp, tươi vui Tiêu biểu là các tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa(1960), Bài thơ cuộc đời (1963),… Hạt lại gieo (1984)…
Xuất xứ, chủ đề
1 “Tràng giang” rút trong tập thơ “Lửa thiêng”.
2 Bài thơ thể hiện một nỗi buồn cô đơn, một nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê hương
trong cảnh hoàng hôn trước tràng giang
Phân tích
1 Cảm hứng chủ đạo được thi nhân nói rõ ở câu đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ
sông dài” Một thiên nhiên bao la mênh mông, một dòng sông dài, không rõ đâu lànguồn, đâu là cửa sông Một nỗi niềm “bâng khuâng”, một tấm lòng tha thiết “nhớ” khiđứng trước vũ trụ, nhìn “trời rộng” và ngắm “sông dài”
2 Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ như một bài thất ngôn tứ tuyệt hoàn chỉnh Cảnh và
tình giao hòa Cảnh đẹp mà buồn man mác
- Khổ một, sóng gợn buồn, từng lớp từng lớp như lan tỏa “điệp điệp”, lòng người.
Con thuyền và vệt nước song song: “thuyền về nước lại” gợi lên một nỗi buồn chiaphôi “sâu trăm ngả” Một cành củi khô trôi nổi trên tràng giang tượng trung cho sự chếtchóc, chia lìa Vần thơ đầy ám ảnh
- Khổ 2, gợi tả một không gian mênh mông, vắng lặng Cồn nhỏ thì “lơ thơ” Gió
nhẹ và buồn đìu hiu: “Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu Khác nào câu thơ Chinh phụ ngâm:
“Non kỳ quạnh quẽ trăng treo - Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”? Các từ láy: lơ thơ,
đìu hiu; vần lưng: “nhỏ - gió” gợi cả cái hắt hiu, buồn thê thiết Không một âm thanh một tiếng động, một tiếng vọng nào từ làng xa Bầu trời thăm thẳm như soi xuống đáy tràng giang, không gian 2 chiều: sâu chót vót” Con người càng nhỏ bé, cô đơn trước một không gian: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu” Câu thơ 7 từ với 3 nét vẽ Thật hàm súc cổ điển.
- Khổ 3, lại nói về tràng giang Không cầu Cũng không đò Sông đã dài lại thêm
mênh mông Cảnh đôi bờ rất đẹp nhưng vẫn thấm sâu một nỗi buồn xa vắng: “lặng lẽ
bờ xanh tiếp bãi vàng” Trung tâm của bức tranh là “bèo dạt” Chẳng có mây trôi, chỉ
có “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng” Một nét vẽ tượng trưng thứ hai đem đến liên tưởngnhững kiếp người lưu lạc, trên dòng đời Đúng là sầu nhân thế, vạn cổ sầu như một sốnhà thơ lãng mạn, thường nói:
… “Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?”…
(“Chiều” - Hồ ZDếnh) Hai tiếng “về đâu” gợi tả một nỗi buồn mơ hồ, ngơ ngác Chỉbiết hỏi mình, chẳng biết hỏi ai Cô đơn và buồn đến thế là cùng!
Trang 37- Khổ 4, nói về hoàng hôn:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời non nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Một cái nhìn xa vời đến mọi phía chân trời Cánh chim như chở nặng bóng chiềuđang “nghiêng cánh nhỏ” Mây lớp lớp đùn lên như những “núi bạc” Cảnh tượng tráng
lệ Cánh chim nhỏ nhoi tương phản với bầu trời bao la, với lớp lớp núi mây bạc nhằmđặc tả nỗi buồn cô đơn Chữ “đùn” gợi nhớ một tứ thơ Đường: “Tái thượng phong vân
tiếp địa âm” (Thu hứng) - Nguyễn Công Trứ dịch: “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”.
Hoàng hôn phủ mờ tràng giang Con nước làm xúc động lòng quê Thôi Hiệu 13 thế
kỷ trước, đứng trên lầu Hoàng Hạc, nhìn sông Hán Dương, lòng thổn thức: “Trên sôngkhói sóng cho buồn lòng ai” Với Huy Cận, chiều nay trên tràng giang, nỗi buồn nhớquê nhà nhiều lần nhân lên thấm thía: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” Nỗi nhớquê, nhớ nhà mênh mang như gửi về mọi phía chân trời và đang trôi theo tràng giang.Kết luận
“Tràng giang” là bài thơ tuyệt bút tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận thời tiền chiến.
Các chi tiết nghệ thuật được chọn lọc tinh tế Ngôn ngữ hàm súc cổ điển Cảnh đẹp màbuồn Cành củi khô, bèo dạt… đầy ám ảnh, mở ra một trường liên tưởng đầy màu sắcsuy tưởng Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của khách ly hương tạo nên chất thơ, hồn thơđẹp, để “Tràng giang” thấm sâu vào lòng người, trở thành “một bài thơ ca hát nonsông, đất nước” như Xuân Diệu nhận xét
Đây thôn Vĩ Giạ
Hàn Mặc Tử
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra,
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Tác giả
Hàn Mặc Tử (1912-1940) là bút danh của Nguyễn Trọng Trí Các bút danh khác: Phong Trần, Lệ Thanh Thuộc nhóm thơ Bình Định Một cuộc đời hết sức lãng mạn và
Trang 38đầy bi kịch Một nhà thơ tài năng, cảm hứng sáng tạo thi ca dào dạt với những tập thơ:
Gái quê, Thơ điên, Thượng Thanh Khí Cẩm Châu Duyên, và 2 kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội.
Phong cách nghệ thuật của Hàn Mặc Tử rất khác lạ: bên cạnh những vần thơ điên loạnlại xuất hiện những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo lạ thường như “Mùa xuân chín”,
“Đây thôn Vĩ Giạ”
Xuất xứ, chủ đề
1 Bài thơ “Đây thôn Vĩ Giạ” rút trong tập thơ Điên.
2 Bài thơ nói về cảnh đẹp Vĩ Giạ với một tình yêu thiên nhiên thiết tha, một hoài niệm bâng khuâng vương vấn.
Phân tích
1 Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Vĩ Giạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương giang, ngoại ô cố đô Huế Phongcảnh êm đềm thơ mộng Với Hàn Mặc Tử chắc là có nhiều kỷ niệm đẹp? Câu mở bàinhư một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơithôn Vĩ?” Cảnh Vĩ Giạ được nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình minhrạng ngời Là màu xanh của cây trái của “vườn ai”, ngỡ ngàng bâng khuâng, rồi thốtlên “mướt quá xanh như ngọc” Sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên Một so sánh rấtđắt gợi tả sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấpthoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền” Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ
thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ Và cho biết “vườn
ai”, ấy là vừn xuân thiếu nữ Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc vàgương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mếnbâng khuâng
2 Thuyền ai đậu bến sông trăng đó…
Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng Có gió, mây, cỏ hoa, có dòng nước Cảnh đẹpđầy thi vị, cổ điển Gió mây đôi ngả phân li Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ
hồ Hoa bắp nhè nhẹ “lay” cũng gợi buồn
“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Khổ một nói đến “nắng mới lên”, nắng bình minh Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”,bến đò trong hoài niệm Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ “Thuyền ai” có lẽ là conthuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử Có bến sông trăng, cócon thuyền trăng Thật thơ mộng, tình tứ:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao
thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi
chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng
3 Ai biết tình ai có đậm đà?
Trang 39Một chữ “mơ” đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: “Mơ khách đường
xa, khách đường xa” Du khách hay thôn nữ Vĩ Giạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhântừng mơ ước: “Áo em trắng quá nhìn không ra” Vừa thực vừa mông Con người củathực tại hay con người trong hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn
Vĩ Giạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình Trong tình có mànsương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ,không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọcnhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:
“Núi Truối ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm ao cá nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”
Kết luận
“Đây thôn Vĩ Giạ” ngỡ là một bài thơ tả cảnh, nhưng đích thực là một bài thơ tình
-tình trong mộng tưởng Cảnh rất đẹp, rất hữu -tình, âm điệu thiết tha, -tình tứ Tình cũngrất đẹp nhưng chỉ là mộng ảo Bến sông trăng còn đó, nhưng con thuyền tình có kịpchở trăng về tối nay? Xa với, mênh mông Áo trắng giai nhân, màu trắng trong trinh nữ
ấy đã trở thành hoài niệm trong miền thương nhớ của thi sĩ đa tình mà nhiều bất hạnh
“Đây thôn Vĩ Giạ” là bài thơ để ta nhớ và ta thương.
Tống biệt hành:
Tác giả
Thâm Tâm (1917-1950) là bút danh của Nguyễn Tuấn Trình, quê tại Hải Dương.Sống và viết văn tại Hà Nội Giá trị nhất của Thâm Tâm là thơ Tên tuổi Thâm Tâmgắn liền với bài thơ “Tống biệt hành” Có nhà phê bình thơ đã xếp “Tống biệt hành” làmột trong mười bài thơ hay nhất của “Thơ mới” Việt Nam (1932-1941) Giọng thơcứng cáp, phảng phất hơi thơ cổ, tuy “vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thờiđại” (Hoài Thanh) Kháng chiến bùng nổ, Thâm Tâm làm công tác văn nghệ trongquân đội, ốm chết năm 1950 “Mưa đường số 5” là bài thơ hay nhất của ông viết trongkháng chiến
Xuất xứ, chủ đề
- Thâm Tâm viết “Tống biệt hành” vào năm 1940
- Bài thơ thể hiện lòng mến yêu, sự ngưỡng mộ và trân trọng đối với người lênđường đi xa vì nghĩa lớn
Phân tích
Trang 401 Nhan đề bài thơ : “Tống biệt hành” là bài hành đưa tiễn người đi xa.
2 Cảnh đưa tiễn diễn ra vào một buổi chiều, không hề có bến đò, dòng sông, không
diễn ra trong khoảnh khắc hoàng hôn mà vẫn buồn Câu 2 và câu 4 là câu hỏi tu từ,người đưa tiễn tự hỏi Nhiều băn khoăn ngạc nhiên Lấy ngoại cảnh (sóng, hoàng hôn)
để diễn tả tâm cảnh xao xuyến, những rung động buồn, lo… đang dâng lên trong lòng
Có câu thơ toàn thanh bằng gợi tả nỗi niềm mênh mang Các từ ngữ hô ứng cũng tạonên âm điệu buồn thương khó tả: “đưa người… không đưa… sao có; không thẳmkhông vàng vọt… sao đầy…” Hay ở cách nói biểu cảm tinh tế, hay ở giọng điệu, hay
ở cấu trúc song hành câu thơ:
“Đưa người ta không đưa qua sông,
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”
3 Hình ảnh ly khách:
- Ôm chí lớn với quyết tâm lên đường Ly khách: khách ra đi, người ra đi Cách gọitrang trọng, cảm phục Điệp lại 2 lần “ly khách” cảm thán kết hợp với câu hỏi tu từ,nhịp thơ 2-2-3 vang lên âm điệu trầm hùng của một hành khúc, một tráng ca:
“Ly khách/ ly khách!/ con đường nhỏ/
Chí lớn chưa về bàn tay không?
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong”
Các từ phủ định: chưa về, không bao giờ, đừng mong thể hiện một ý chí sắt đá, một
quyết tâm không gì lay chuyển nổi
- Về phương diện tình cảm, ly khách là một đứa con, một đứa em, một người anh
Có mẹ già, có hai chị như sen mùa hạ (đẹp) “khuyên nốt em trai dòng lệ sót” Có emnhỏ ngây thơ đôi mắt biếc - Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay” Rất nhân tình, rấtngười nên ly khách vẫn mang một nỗi buồn riêng khó giấu kín:
“Ta biết người buồn chiều hôm trước,…”
“Ta biết người buồn sáng hôm nay…”
So sánh “Một chị, hai chị cũng như sen” đã là hay Hình ảnh em nhỏ, “ngây thơ đôi
mắt biếc - gói tròng thương tiếc chiếc khăn tay” kết hợp với 3 vần thơ (vần lưng):
“biếc-tiếc-chiếc” lại càng hay, gợi tả nhiều vương vấn trong lòng kẻ ở lại và người rađi
- Bốn câu cuối có nhiều cách hiểu khác nhau Cách diễn tả trùng điệp Giây phút ly
khách lên đường đã diễn ra Vượt lên trên thói nữ nhi thường tình Ly khách đã ra đi vìmột nghĩa lớn, một chí lớn Đặt nghĩa lớn lên trên mọi tình cảm gia đình Vần thơ đầy
ấn tượng, dư ba:
“Người đi? Ừ nhỉ người đi thực!
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say”