1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Công tác tư tưởng của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ 1945 1954

57 2,1K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 245,5 KB

Nội dung

- Tuyển tập Đào Duy Tùng - 3 tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội2001 Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam Đào Duy Quát, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001 -- M

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công tác tư tưởng của Đảng là một bộ phận không thể tách rời trongtoàn bộ hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng Thời kỳ nào, công tác tưtưởng của Đảng cũng nhằm mục đích thống nhất ý chí và hành động của toànĐảng và toàn xã hội, động viên, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân tự giác thựchiện đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước Đồng thời,

nó góp phần to lớn vào việc ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - vănhoá

Nhìn lại chặng đường cách mạng của Đảng và nhân dân ta trong gần 80năm qua, có thể nhận thấy công tác tư tưởng được Đảng ta hết sức coi trọng

Vì thế nó luôn phát huy tốt vai trò tích cực của mình trước mọi hoàn cảnh,góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cách mạng

Thời kỳ 1945 - 1954 là thời kỳ cách mạng Việt Nam phải trải quanhững khó khăn, thách thức hiểm nghèo để bảo vệ chính quyền cách mạng,tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với sự can thiệpcủa đế quốc Mỹ Để đánh thắng một kẻ thù lớn mạnh hơn gấp nhiều lần,Đảng ta đã huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trên cơ sở phát huytối đa vai trò của công tác tư tưởng trong quá trình lãnh đạo nhân dân tiếnhành cuộc kháng chiến Vượt qua những khó khăn, thách thức của điều kiệnthực tiễn cách mạng, những hoạt động tư tưởng chủ động, tích cực, đa dạng

về phương pháp, phong phú về hình thức trong thời kỳ này là một nhân tốquan trọng thúc đẩy nhân dân ta làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc khángchiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ Do đó, đây là một trong nhữngthời kỳ để lại nhiều kinh nghiệm lãnh đạo công tác tư tưởng rất có giá trị, cầnđược nghiên cứu, tổng kết

Trang 2

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hôm nay, bên cạnh những thời cơ,vận hội mới còn có không ít nguy cơ và thách thực mới Tình hình và nhiệm

vụ mới của đất nước đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác tư tưởng nhằm “động viên và phát huy sức mạnh toàn dântộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng vàbảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.(1)

Việc nghiên cứu làm rõ công tác tư tưởng của Đảng trong từng thời kỳcách mạng nói chung, trong thời kỳ 1945-1954 nói riêng nhằm tổng kết kinhnghiệm lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng là việc làm rất cần thiết và có ýnghĩa Vì nó không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởngtrong thời kỳ mới mà nó còn góp phần khẳng định năng lực lãnh đạo toàndiện của Đảng

Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Công tác tư tưởng của Đảng Cộngsản Việt Nam trong thời kỳ 1945 - 1954” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Công tác tư tưởng của Đảng là một hoạt động có bề dày lịch sử, nóđược hình thành ngay từ khi Đảng mới ra đời, và gắn liền với từng bước pháttriển của Đảng ta cho tới ngày nay Chính vì vậy, đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về công tác tư tưởng, nhất là từ sau Đại hội VI của Đảng trở lạiđây, với một số công trình tiêu biểu:

- Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng - văn hoá của tác giả VũKhiêu - Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1984

- Công tác tư tưởng - Hoàng Tùng, Nxb Sách giáo khoa, Hà Nội, 1986

- Tìm hiểu về cách mạng tư tưởng - văn hoá, tác giả Tạ Quang Thành,Nxb Sự Thật, Hà Nội 1990

1 1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biẻu tòn quốc lần thứ IX Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.60, 61

Trang 3

- Một số vấn đề về công tác tư tưởng - Đào Duy Tùng, Nxb Chính trịQuốc gia, Hà Nội, 1999

- Sơ thảo lược sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam1930-2000 - Ban tư tưởng văn hoá trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội 2000

- Tuyển tập Đào Duy Tùng - 3 tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội2001

Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam Đào Duy Quát, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001

Một số vấn đề về công tác tư tưởng và văn hoá Trần Trọng Tân, NxbChính trị Quốc gia, Hà Nội 2001

Ngoài ra, trên lĩnh vực công tác tư tưởng còn thu hút sự quan tâm,nghiên cứu của nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo Đảng, nhiều nhà nghiên cứu,học giả khác nhau trong cả nước với nhiều bài viết quan trọng, có tính lý luận

và thực tiễn cao được đăng trên các tạp chí của Đảng Chính điều này gópphần làm rõ các quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng ở từng thời kỳ lịch

sử, trên các lĩnh vực khác nhau trong thực tiễn Tiêu biểu như một số bài sau:

- Bài phát biểu của đồng chí Đỗ Mười tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấphành Trung ương khoá VII

- Bài phát biểu của đồng chí Lê Khả Phiêu trong cuộc gặp kỷ niệm 70năm ngày truyền thống công tác tư tưởng - văn hoá

- Bài phát biểu của đồng chí Nông Đức Mạnh -Tổng bí thư Đảng nhân

kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống công tác tư tưởng - văn hoá

- Bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Khoa Điềm tại Hội nghị tư tưởng

- văn hoá toàn quốc, tháng 3 năm 2003

Trang 4

Nhìn chung những tài liệu đã công bố về công tác tư tưởng của Đảngrất phong phú, đa dạng, làm rõ được quan điểm của Đảng, bám sát vào nhữngyêu cầu cụ thể, nhiệm vụ của từng thời kỳ nhất định, để từ đó giúp Đảng ta cónhững định hướng lớn trong lãnh đạo công tác tư tưởng Tuy nhiên, cho đếnthời điểm hiện nay, các công trình nghiên cứu mang tính hệ thống chuyên sâu

về công tác tư tưởng của Đảng dưới góc độ Lịch sử Đảng thì chưa có nhiều.Đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác tư tưởng của Đảngthời kỳ 1945 - 1954 dưới góc độ Lịch sử Đảng

3 Phạm vi nghiên cứu

Công tác tư tưởng là một lĩnh vực hoạt động rất phong phú, đa dạng vàphức tạp Việc nghiên cứu, làm rõ toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng trênlĩnh vực này là một việc làm đòi hỏi sự đầu tư thời gian và trí tuệ của nhiềunhà khoa học, nhiều nhà lãnh đạo Đảng, cùng nhiều Ban ngành phối hợp.Trong khuôn khổ thời gian và mức độ của một khoá luận tốt nghiệp đại học,tác giả chỉ tập trung làm rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởngthông qua những chủ trương lớn của Đảng về công tác tư tưởng và quá trìnhthực hiện những chủ trương đó như thế nào trong khoảng thời gian từ 1945đến 1954

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá quá trình Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng từ năm 1945

- 1954

- Làm rõ những đóng góp to lớn của công tác tư tưởng dưới sự lãnh đạocủa Đảng trong việc giữ vững chính quyền cách mạng non trẻ sau cách mạngtháng Tám năm 1945 và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và canthiệp Mỹ (1945 - 1954)

Trang 5

- Từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm và một sốphương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng chocác giai đoạn sau này.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài chủyếu sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phươngpháp đối chiếu, phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp phân tíchtổng hợp, để luận giải những vấn đề của khoá luận

6 Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần mở đầu, và kết luận, khoá luận được kết cấu gồm 2chương, 6 tiết:

Chương I: Lý luận chung về công tác tư tưởng

I Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về hoạt động tư tưởng

II Quan điểm Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng

III Quan điểm và một số kinh nghiệm lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảngtrước năm 1945

Chương II: Công tác tư tưởng của Đảng trong thời kỳ 1945 - 1954

I Công tác tư tưởng của Đảng trong thời kỳ chính quyền cách mạng mớithành lập (1945 - 1946)

II Công tác tư tưởng của Đảng trong thời kỳ toàn quốc chống thực dân Pháp

và can thiệp Mỹ (1946 - 1954)

III Một số kinh nghiệm lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trong thời kỳ

1945 - 1954

Trang 6

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG

I Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về hoạt động tư tưởng

Trong đời sống hiện thực cùng với quá trình sản xuất vật chất, xã hộikhông ngừng diễn ra các quá trình tư tưởng Quá trình tư tưởng bắt nguồn từkhi con người hình thành ý thức, thì đã xuất hiện các nhu cầu về tinh thần vàlợi ích nhận thức Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, con người tự tổ chức sản xuấttinh thần Chính Mác là người đã chỉ ra rằng: Quá trình tư tưởng gắn liền vớiquá trình hoạt động vật chất Sự xuất hiện hệ tư tưởng còn phải gắn liền với

sự phân công lao động xã hội, có nghĩa là phải hình thành đội ngũ trí thức

Bên cạnh đó, thì Ăngghen cũng đưa ra luận điểm của mình: “Hệ tưtưởng là một quá trình do con người mệnh danh là nhà tư tưởng đã hoàn thànhmột cách có ý thức…”, đây có thể coi là điểm mấu chốt cho lý luận và côngtác tư tưởng: phải có nhà tư tưởng thực hiện quá trình tư tưởng, biến tư tưởngthành hệ tư tưởng của xã hội Những lý luận về quá trình tư tưởng do Mác -Ăngghen sáng lập đã trở thành cơ sở lý luận cho công tác tư tưởng của cácĐảng Cộng sản Để mà từ đó mọi chính đảng, nhà nước đều phải tiến hành, tổchức, thực hiện và đánh giá công tác tư tưởng, coi đó như là hoạt động quantrọng nhất của mình

Trên cơ sở kế thừa các tư tưởng của Mác - Ăngghen, Lênin lãnh tụ kiệtxuất của giai cấp vô sản, nhà tổ chức thực tiễn năng động, sáng tạo, đồng thời

Trang 7

là nhà lý luận thiên tài, nhà tư tưởng sáng suốt đã hết sức coi trọng và đánhgiá cao vị trí, vai trò của công tác tư tưởng - lý luận trong sự nghiệp cáchmạng XHCN Người coi lý luận là điều kiện thiết yếu để hình thành và thúcđẩy phong trào cách mạng Lênin nhấn mạnh: “Không có lý luận cách mạng,thì không có phong trào cách mạng”(1) Người còn khẳng định: “Chỉ đảng nàođược một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai tròchiến sỹ tiên phong”(1) Theo Lênin, công tác tư tưởng phải kết hợp chặt chẽgiữa công tác lý luận và công tác thực tiễn, không thể gò bó thực tiễn sinhđộng theo lý luận ngày hôm qua Bởi dù thế nào đi chăng nữa thì lý luận cũngchỉ vạch ra được những nét cơ bản, chỉ tiến gần đến chỗ nắm được tính phứctạp của thực tiễn cuộc sống, lý luận cách mạng phải đáp ứng được nhữngđường lối của giai cấp vô sản, phải trở thành lực lượng sản xuất vật chất gópphần vào công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa lật đổ giai cấp tư sản, giảiphóng triệt để giai cấp vô sản và toàn thể nhân loại khỏi ách áp bức bóc lột.Công tác tư tưởng chính là nhằm mục đích thực hiện sự chuyển hoá quantrọng này của lý luận.

Cũng theo Người thì nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất của công tác tưtưởng là phải kéo phong trào công nhân ra khỏi khuynh hướng tự phát, côngtác tư tưởng phải làm nhiệm vụ truyền bá, giáo dục đưa học thuyết Mác vàogiai cấp công nhân Nhiệm vụ tiếp theo của công tác tư tưởng là động viên,phát huy tính chủ động sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động trên cơ sởtrình độ giác ngộ cách mạng đã được nâng cao Công tác tư tưởng còn cónhiệm vụ xây dựng cho giai cấp công nhân lòng tin tưởng và tình yêu sâu sắcđối với sự nghiệp cách mạng, tinh thần kiên định, ý chí, nghị lực vượt qua khókhăn để hoàn thành mục tiêu cách mạng

1 1) V.I.Lênin to n t à ập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva 1975, tập 6, tr.6

1) V.I.Lênin to n t à ập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva 1975, tập 6, tr.30

Trang 8

Với cách tiếp thu và kế thừa của mình, V.I Lênin đã phát triển lý luậncông tác tư tưởng bằng việc chuẩn bị và thực hiện cuộc cách mạng thángMười vĩ đại và thực hiện tổ chức nhà nước kiểu mới Xô-Viết Lênin cũng đãthực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Ăngghen, thực hiện việc nghiên cứu

lý luận tuyên truyền và cổ động trên quy mô rộng lớn của nhà nước Xô - Viết

II Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng

Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta Người là nhà

tư tưởng vĩ đại Người tiếp thu tinh hoa về tư tưởng của nhân loại trên nềntảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và truyền thống của dân tộc Từ khi tiếp thubản chất cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, cũng như trong suốttoàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ làngười tổng tư lệnh tối cao, mà còn là một chiến sỹ tiên phong trong hoạt động

tư tưởng

Ngay từ buổi đầu đi tìm đường cứu nước và cho đến cuối đời, Người đã

có nhiều nghiên cứu, phát hiện, đề xuất chỉ đạo công tác tư tưởng, không chỉ

là những vấn đề chiến lược mà cả những vấn đề cụ thể của công tác tư tưởng

Theo Hồ Chí Minh muốn làm tốt công tác tư tưởng cần có quan điểmthực tiễn, hiểu quần chúng, người làm công tác tư tưởng phải không ngừnghọc tập và là tấm gương cho quần chúng noi theo Người nhấn mạnh: “Lýluận suông, vô ích” và “Lý luận thiết thực có ích”(1) Hồ Chí Minh phê phánbệnh coi thường lý luận và bệnh lý luận suông Người nhấn mạnh việc tổngkết từ thực tiễn lịch sử để để khái quát lý luận và coi đó là lý luận chân chính.Người cho rằng: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng chochúng ta trong công tác thực tế Không có lý luận thì như nhắm mắt mà đi”(2)

1 1) Hồ Chí Minh: Về công tác tư tưởng văn hoá, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội 2000, tr.366-378)

2 2) Hồ Chí Mịnh to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 1995, tập 5, tr.233

Trang 9

Đồng thời, Người cũng nêu rõ lực lượng tiến hành công tác tư tưởng là mọicán bộ, đảng viên, vũ khí tự cải tạo tư tưởng là tự phê bình và phê bình, đấutranh tư tưởng là trường kỳ, gian khổ kết hợp giữa xây và chống.

Người nêu ra phương pháp tư tưởng tự phê bình và phê bình rất có hiệuquả còn nguyên giá trị đến ngày hôm nay: “Phê bình một cách thật thà, chânthành, đúng đắn, chứ không phải để địch lợi dụng để nó phản tuyên truyền”(1)Người còn để lại cho chúng ta di sản quý báu về các phương pháp chống lại

sự phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch, chống lại chiến tranh tâm lý.Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ không những kẻ thù tiến hành chiến tranh xâmlược bằng quân sự, mà chúng còn gây chiến bằng tuyên truyền

Những điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra cho Đảng và nhân dân ta,vẫn còn nguyên giá trị và càng có ý nghĩa to lớn hơn bao giời hết, khi Đảng taxác định “diễn biến hoà bình” là một nguy cơ của đất nước Người trực tiếpnghiên cứu, viết sách báo, tài liệu cổ động quần chúng tiếp thu chủ nghĩa Mác

- Lênin, Người khẳng định: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũngnhư người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy, Đảng muốn vững thì phải cóchủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa

ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàukhông có bàn chỉ nam Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều những chủnghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”(2)

Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng,phải hiểu tư tưởng của mỗi cán bộ để giúp đỡ thiết thực trong công tác và tưtưởng thông suốt thì làm tốt, tư tưởng nhùng nhẵng thì không làm đượcviệc”(3) Công tác tư tưởng là việc quan trọng hàng đầu của Đảng, Đảng phải

1 3) Hồ Chí Minh to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 1995, tập 7, tr.118

2

1) Hồ Chí Minh to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 1995, tập 2, tr.268

3 2) Hồ Chí Minh to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 1995, tập 7, tr.466

Trang 10

trực tiếp lãnh đạo và thường xuyên kiểm tra các hoạt động của công tác tưtưởng.

Sự phát triển của thực tiễn xã hội và phong trào cách mạng giải phóngdân tộc luôn đặt ra yêu cầu khách quan về sự tiến lên mãi của Đảng và Người

đã chỉ rõ rằng phong trào cách mạng lôi cuốn hàng triệu người Công việccách mạng là nghìn điều muôn loại phức tạp, khó khăn Để cân nhắc mọihoàn cảnh phức tạp, nhìn rõ các mâu thuẫn, để giải quyết đúng các vấn đề, thìchúng ta phải cố gắng học tập lý luận Mác - Lênin Và trong cách mạng xãhội chủ nghĩa về sau này, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạnphát triển tư bản chủ nghĩa, để thực hiện thành công sự nghiệp trên, Hồ ChíMinh chỉ ra rằng: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có hai mặt: Vật chất

và tư tưởng”(1) Đồng thời, Đảng phải giác ngộ tập hợp quần chúng nhân dân,đưa lý luận cách mạng vào trong phong trào quần chúng, phải tiến hành côngtác tư tưởng Đảng chỉ có thể phát huy vai trò lãnh đạo khi mọi cán bộ đảngviên đầu tàu gương mẫu, thông suốt thống nhất ý chí và hành động trong toànĐảng

III Quan điểm và một số kinh nghiệm lãnh đạo công tác tư tưởng của Đảng trước năm 1945

Qua 15 năm đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945), công tác tưtưởng góp phần quan trọng vào thắng lợi vẻ vang của Đảng và nhân dân ta.Những bài học phong phú của công tác tư tưởng của Đảng trong thời gian nàycần được tổng kết sâu sắc để góp phần xây dựng lý luận về công tác tư tưởng,

để vận dụng và phát huy trong các giai đoạn cách mạng về sau Đây là mộtviệc lớn, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu gắn liền với tổng kết xâydựng và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng trong mỗi thời kỳ cách mạng

1 1) Hồ Chí Minh to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 1995, tập 9, tr.279

Trang 11

Tuy nhiên, bước đầu công tác tư tưởng cũng đã đạt được một số thành tựuđáng kể:

Thứ nhất, công tác tư tưởng góp phần quan trọng vào việc hình thànhđường lối chính trị, hình thành các chính sách của Đảng

Ngay trong quá trình vận động thành lập Đảng, công tác tư tưởng đãgóp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phongtrào công nhân và phong trào yêu nước, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sảnViệt Nam (3/2/1930)

Đảng ta ra đời với Cương lĩnh vắn tắt, Chính cương, Sách lược vắn tắt

do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo đã xác định tính chất của cách mạng Việt Nam

là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đánh đổ thực dân đế quốc để giành độclập cho dân tộc, mang lại ruộng đất cho dân cày Qua các cao trào cách mạng,dưới sự chỉ đạo của Đảng, công tác tư tưởng đã nhanh chóng đưa ra nhữngchủ trương, chính sách này đến với các cán bộ, đảng viên và quần chúng, để

cổ vũ tinh thần yêu nước của họ, mang lại niềm tin vào sự nghiệp cách mạngnhất định sẽ thắng lợi

Thứ hai, công tác tư tưởng góp phần xây dựng niềm tin trong nhân dânvào sự lãnh đạo của Đảng

Với chức năng và nhiệm vụ chính của mình, trong suốt quá trình hoạtđộng công tác tư tưởng đã chú trọng giáo dục từng bước hình thành hệ tưtưởng Mác - xít cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta Thông qua, đó mà xâydựng niềm tin thắng lợi cho quần chúng Trải qua các cao trào cách mạng

1939 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945, nhân dân ta giành được những thắnglợi to lớn, càng củng cố thêm sự tin tưởng trong nhân dân vào sự lãnh đạo củaĐảng

Nhờ có niềm tin vững chắc, nên trong thực tiễn thực dân Pháp càng đàn

áp phong trào cách mạng dã man bao nhiêu, thì lòng tin của nhân dân vào sự

Trang 12

lãnh đạo của Đảng lại càng được củng cố, mối quan hệ giữa Đảng và quầnchúng ngày càng gắn bó hơn Cuộc cách mạng tháng Tám thắng lợi cũngchính là nhờ cuộc đấu tranh yêu nước anh hùng của hơn hai triệu người ViệtNam, Đảng đã xây dựng được khối đoàn kết dân tộc, động viên toàn dân tổngkhởi nghĩa thắng lợi Để có được những thành công trong sự nghiệp cáchmạng cũng như xây dựng đất nước hiện nay, phải xây dựng niềm tin mãnh liệtcủa nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của cách mạng Đâychính là sự thành công của những người làm công tác tư tưởng trong thời kỳnày.

Thứ ba, công tác tư tưởng tích cực động viên nhân dân nhiệt tình, thamgia vào quá trình đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc do Đảnglãnh đạo

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho nước nhà, ngoài giai cấp công nông là động lực chính của cách mạng, Đảng còn tập hợp nhiều giai tầng khác

-có tinh thần yêu nước vào phong trào cách mạng Trong cao trào cách mạng

1930 - 1931, lần đầu tiên nhân dân ta kỉ niệm ngày quốc tế lao động, hìnhthức đấu tranh hết sức phong phú như: rải truyền đơn, treo cờ đỏ, mít tinh, bãicông, tuần hành diễn ra trên khắp các địa bàn từ thành thị tới nông thôn vàđông đảo giai cấp, tầng lớp trong xã hội tham gia nhiệt tình, cao trào đã giànhđược thắng lợi với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh Thời kỳ Mặt trận dân chủ,nhân dân đấu tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hoà bình quần chúng đấutranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh cao hơn

vì độc lập và tự do

Ở cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám, nhân dân cả nước đồngloạt nổi dậy khởi nghĩa từng phần, tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chínhquyền trong cả nước Có được thắng lợi vĩ đại như vậy là nhờ vào công tác tưtưởng của Đảng trong thời kỳ này đã động viên, tạo dựng phong trào hết sức

Trang 13

sâu rộng với nhiều hình thức phong phú đa dạng, phục vụ đắc lực cho nhiệm

vụ chính trị của cuộc cách mạng

Để có được thành công trong cách mạng, cũng như trong sự nghiệp xâydựng đất nước, chính là do trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luônluôn đặt công tác tư tưởng lên vị trí hàng đầu trong hoạt động lãnh đạo củaĐảng, cũng như trong chỉ đạo thực hiện Cán bộ, đội ngũ làm công tác tưtưởng đã đưa đường lối, chính sách của Đảng đến tận cơ sở, công tác tư tưởng

đã đạt hiệu quả tốt Công tác tư tưởng đã góp phần to lớn bồi dưỡng hàng loạtcán bộ về chính trị, lý luận và phẩm chất cách mạng

Trang 14

CHƯƠNG II CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ 1945 - 1954

I Công tác tư tưởng của Đảng trong thời kỳ chính quyền cách mạng mới thành lập (1945 - 1946)

1 Tình hình đất nước sau cách mạng tháng Tám năm 1945 và những vấn

đề đặt ra đối với công tác tư tưởng của Đảng

Cách mạng tháng Tám thành công Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ ChíMinh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập,tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới: Nước Việt Nam dânchủ cộng hoà đã ra đời Đây là đỉnh cao kết quả thắng lợi của những cuộctranh đấu gian khổ, hy sinh xương máu giữa nhân dân ta chống chính quyềnphong kiến thực dân Nó thể hiện khát khao bao đời nay của nhân dân đượcsống trong hoà bình, tự do, nước nhà độc lập Nhưng chính quyền nhân dânnon trẻ vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn thửthách rất nghiêm trọng Đất nước đang bị các thế lực đế quốc, phản động baovây, thù trong giặc ngoài chống phá quyết liệt

Ở miền Bắc, khoảng 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào với danhnghĩa quân Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Nhưng trênthực tế, khi tiến quân vào Việt Nam, quân đội Tưởng đã kéo theo những lựclượng tay sai phản động nằm trong hai tổ chức “Việt Quốc” và “Việt Cách”,với những âm mưu, ý đồ thâm độc tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phátan Mặt trận Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng nhân dân, lập mộtchính phủ phản động làm tay sai cho chúng Đứng đằng sau trợ giúp cho quânTưởng là đế quốc Mỹ với mưu đồ đặt Đông Dương dưới chế độ “uỷ trị” - mộthình thức trá hình của chế độ thuộc địa thực dân kiểu mới của Mỹ

Trang 15

Còn ở phía Nam, tình hình còn nghiêm trọng hơn rất nhiều Lấy danhnghĩa quân Đồng Minh vào giải giáp quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào, quânđội Anh đã giúp thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

Thêm vào đó, các thế lực phản cách mạng trong nước dựa vào quân độinước ngoài nhân cơ hội này cũng lần lượt nổi dậy chống phá chính quyềncách mạng Chưa bao giờ trên đất nước ta lại có nhiều thù trong giặc ngoàinhư lúc này

Trong lúc phải đối mặt với bao kẻ thù ngoại xâm, thì đất nước cũngđang còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội.Khó khăn chồng chất khó khăn Nền kinh tế đất nước vốn nghèo nàn, lạc hậulại bị kiệt quệ nặng nề do các chính sách khai thác của thực dân Pháp - phátxít Nhật Ruộng đất bị bỏ hoang, hạn hán lũ lụt liên tiếp gây ra nạn đói đầunăm 1945 cướp đi sinh mệnh của hai triệu đồng bào Sản xuất công nghiệpđình đốn, hàng hoá khan hiếm, ngoại thương đình trệ, tài chính cạn kiệt…Khókhăn không chỉ dừng lại ở đó, mà trong xã hội lúc này còn chịu hậu quả, ảnhhưởng bởi thứ văn hoá ngu dân do thực dân Pháp để lại còn khá sâu sắc vớihơn 90% dân số không biết chữ, tệ nạn xã hội rất trầm trọng và phổ biến

Giặc ngoài, thù trong, khó khăn chồng chất chưa giải quyết được đang

là những thách thức đè nặng lên đất nước, chính quyền cách mạng trước tìnhthế ngàn cân treo sợi tóc Đẩy vận mệnh của dân tộc, tự do, độc lập nhân dânvừa giành được đứng trước nguy cơ mất - còn

Trước tình hình đất nước như vậy đã đặt ra cho Đảng, Chính phủ nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh những trọng trách vànhiệm vụ quan trong, làm thế nào để giải quyết khó khăn, giữ vững chínhquyền non trẻ, ổn định xã hội…Muốn như vậy, điều trước tiên cần phải làm làthống nhất tư tưởng trong toàn Đảng, ổn định tư tưởng trong quần chúng vàtoàn xã hội, tuyên truyền giáo dục sâu sắc mọi tầng lớp nhân dân ý chí kiên

Trang 16

cường, bất khuất, quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững lời thềtrong Tuyên ngôn độc lập: “Quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tínhmạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập”(1) Đồng thời, cần cổ vũđộng viên nhân dân thực hiện ba nhiệm vụ lớn diệt: diệt giặc đói, diệt giặcdốt, diệt giặc ngoại xâm.

Thêm một lần nữa, lịch sử lại chứng minh bản lĩnh vững vàng, trí tuệsáng suốt đường lối đúng đắn của Đảng ta - lực lượng duy nhất lãnh đạo cáchmạng Việt Nam đi đến mọi thắng lợi Hơn lúc nào hết, công tác tư tưởng lúcnày cần phải phát huy sức mạnh to lớn của mình trong việc tích cực xây dựng

và trang bị vũ khí tư tưởng tinh thần cho toàn Đảng, toàn thể quần chúng nhândân chống lại mọi âm mưu phá hoại chính quyền của kẻ thù, đẩy lùi khó khăntrước mắt, để xây dựng đất nước lâu dài

2 Công tác tư tưởng của Đảng thời gian từ 1945 - 1946

2.1 Tuyên truyền nâng cao ý chí chiến đấu của quần chúng nhân dân để bảo vệ thành quả cách mạng

Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác tư tưởng trong việc xây dựng

hệ tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, cũng như định hướngtinh thần cho nhân dân, và ý nghĩa vô cùng quan trọng của nó trong các phongtrào cách mạng Nên ngay sau ngày giành được chính quyền, Đảng đã quyếtđịnh thành lập Bộ Tuyên truyền Sự ra đời của Bộ Tuyên truyền đánh dấu mộtbước mới trong lĩnh vực công tác tư tưởng của Đảng Từ đây, công tác tưtưởng được tập trung và chuyên sâu hơn, nhận được sự chỉ đạo sát sao, kịpthời hơn của Đảng để có thể triển khai, và đáp ứng nhanh những nhiệm vụđang đặt ra trong tình hình mới sau ngày tổng khởi nghĩa

Sau khi được thành lập, Bộ Tuyên truyền với chức năng và nhiệm vụchính của mình, đã nhanh chóng tiếp quản các cơ sở tuyên truyền, sử dụng tốt

1 1) Hồ Chí Minh, to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 1995, tập 4, tr.4

Trang 17

hơn hệ thống báo chí và tận dụng tối đa các đài phát sóng của chế độ cũ vàoviệc tuyên truyền nâng cao ý chí chiến đấu của quần chúng nhân dân để bảo

vệ thành quả cách mạng

Trước hết, công tác tư tưởng đã liên tục tố cáo âm mưu và tội ác củathực dân Pháp gây ra với đồng bào miền Nam Trong bản chỉ thị gửi các đồngchí ở các xứ uỷ, tỉnh uỷ, tỉnh bộ (11-10-1946), Đảng ta đã vạch trần dã tâmcủa thực dân Pháp khi chúng tiến hành kế hoạch thủ tiêu cán bộ cách mạngcủa ta, ra sức tấn công bằng quân sự và khủng bố đồng bào ta ở Nam Bộ,Nam Trung Bộ Chỉ thị cũng nêu ra nhiệm vụ của cấp bách nhất của công tác

tư tưởng lúc này là phải sử dụng ngay báo chí, các đài phát thanh để cùngchống lại thủ đoạn hèn nhát của thực dân Pháp, tổ chức phát động các cuộcđấu tranh chống chính sách khủng bố của bọn phản động thực dân dưới nhiềuhình thức: “Tổng đình công, bãi thị, bãi khóa, bãi phố, có tính chất bất hợptác”(1) Trong khi tiến hành cần giương cao các khẩu hiệu tranh đấu chính:

“Phản đối thực dân Pháp bắn các nhà ái quốc miền Nam Việt Nam”

“Trung, Nam, Bắc thống nhất”

“Ủng hộ Hồ Chí Minh”(2)

Do có sự chỉ đạo kịp thời của Đảng, cùng với những hoạt động tích cựccủa công tác tuyên truyền đã mau chóng động viên được lòng căm thù và ýchí quyết tâm chống xâm lược, ủng hộ miền Nam kháng chiến của đồng bào

cả nước Các tỉnh đều có những cuộc mít tinh, biểu tình, biểu dương lựclượng chống thực dân Pháp xâm lược Các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộđều có nhiều hình thức động viên phong trào để quyên góp thuốc men, quần

áo, vũ khí chi viện cho cuộc kháng chiến ở miền Nam Hàng vạn thanh niên

nô nức tham gia tòng quân, xung phong “Nam Tiến” Các cuộc tiến đưa cácđoàn quân “Nam Tiến” đều diễn ra trong khí thế tưng bừng, hào hùng trong

1 1, 2) Văn kiện Đảng to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 2001, tập 8, tr.122, 123

2

Trang 18

tiếng ca cách mạng Ở Nam Bộ, ngay khi quân Pháp kéo vào, công tác tuyêntruyền đã được tiến hành khẩn trương, sâu rộng nhằm nâng cao ý chí đấutranh bảo vệ cách mạng của nhân dân Với nhiều cuộc chiến đấu của quân vàdân Sài Gòn đã gây ra cho quân Anh, Pháp nhiều khốn đốn, buộc chúng phảitìm cách hoà hoãn với ta.

Bên cạnh đó, công tác tư tưởng cũng chỉ ra cho nhân dân thấy rõ âmmưu lật đổ của bọn Tưởng và tay sai ở miền Bắc, đập tan những luận điềuphản động, xuyên tạc, vu cáo của chúng, kiên quyết chống lại những hànhđộng chia rẽ, phá hoại trật tự trị an, âm mưu gây bạo loạn Nhờ những hoạtđộng tuyên truyền tích cực của công tác tư tưởng, nên ngay khi quân Tưởngthúc đẩy âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thì những cuộc biểu tìnhbiểu dương lực lượng của hàng vạn nhân dân Hà Nội đã được diễn ra vớinhững khẩu hiệu được hô vang: “Nước Việt Nam của người Việt Nam”, “Ủng

hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”…tỏ rõ thái độ phản đối, bất hợp tác với nhữnghành động vu cáo, phá hoại của bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách

2.2 Vận động toàn dân thực hiện chủ trương, đường lối “Kháng chiến, kiến quốc” của Đảng

Để mau chóng giải quyết những khó khăn đang đặt ra cho chính quyềncách mạng non trẻ, khắc phục một phần những thiếu thốn trong đời nhân dân,đem lại niềm tin và hy vọng trong xã hội Trương ương Đảng đã ra chỉ thị

“Kháng chiến, kiến quốc” (25/11/45) Chỉ thị đã phân tích tình hình trongnước và thế giới, xác định cách mạng nước ta vẫn là cách mạng giải phóngdân tộc, kẻ thù chính của nhân dân ta là thực dân Pháp xâm lược Nhiệm vụchủ yếu trước mắt là củng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Phápxâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân nhân dân Chỉ thị “Khángchiến kiến quốc” vạch ra sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược

Trang 19

sau cách mạng tháng Tám, soi đường cho nhân dân ta giữ vững chính quyềncách mạng, từng bước xây dựng chế độ mới trong lúc khó khăn phức tạp nhất.

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình đất nước mà chỉ thị cũng đề ra côngviệc trọng tâm của công tác tư tưởng lúc này là tuyên truyền sâu rộng khẩuhiệu : “Dân tộc trên hết”; “Tổ quốc trên hết”, “Kêu gọi đoàn kết, chống chủnghĩa thực dân Pháp xâm lược Phản đối chia rẽ nhưng chống sự thống nhất

vô nguyên tắc với bọn phản quốc, phản đối chủ nghĩa thất bại (défaitisme)đặc biệt chống mọi âm mưu chia rẽ của bọn Tờrốtxkit, Đại Việt, Việt NamQuốc dân Đảng và nâng cao sự tin tưởng của quốc dân vào thắng lợi cuốicùng, khêu gợi chí căm hờn chống thực dân Pháp nhưng tránh khuynh hướng

“vị chủng” (Chauvinisme)”(1) Chỉ thị cũng nhấn mạnh những việc cần tránhtrong khi thực hiện công tác tuyên truyền: “Trong công tác tuyên truyền đặtriêng bọn thực dân Pháp ra mà đánh (đừng bỏ cả Pháp, Anh, Ấn, Nhật vàomột bị và đừng coi họ là kẻ thù ngang nhau, đừng công kích nước Pháp vàdân Pháp, chỉ công kích bọn thực dân Pháp”(2)

Cũng trong thời gian này, toàn bộ các hoạt động của công tác tư tưởngtập trung vào tuyên truyền phổ biến nội dung của chỉ thị Kháng chiến, kiếnquốc trong toàn Đảng và nhân dân, tạo ra bầu không khí thi đua tăng gia sảnxuất, chống đói, xoá nạn mù chữ, đẩy lùi các tệ nạn xã hội

Mở đầu phong trào tăng gia sản xuất, chống đói, Chủ tịch Hồ Chi Minhkêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!

Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữvững quyền tự do, độc lập”(3) Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, phong tràotăng gia sản xuất, cứu đói diễn ra sôi nổi khắp nơi, nhiều ruộng đất hoang hoáđược khai khẩn, trồng trọt, nhiều sáng kiến tương trợ, đùm bọc lẫn nhau củanhân dân được tổ chức ở cả nông thôn, thành phố

1 1, 2) Văn kiện Đảng to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 2001, tập 8, tr.27

3) Hồ Chí Minh to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 1995, tập 4, tr.114

Trang 20

Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất cứu đói, thì công tác tư tưởng cũngphát huy thế mạnh trên mặt trận diệt giặc dốt Nhiều hình thức phong phú vềtuyên truyền chống nạn mù chữ đã được áp dụng, và trở thành một cao trào ởcác địa phương Khắp nơi với các khẩu hiệu tiền tuyến diệt xâm lăng, hậuphương trừ giặc dốt; thêm một người đi học là thêm một viên gạch xây nềnđộc lập nước nhà…Nhờ những biện pháp tích cực như trên, thì chỉ sau mộtnăm đã có khoảng hai triệu người thoát nạn mù chữ Điều này càng làm chonhân dân thêm niềm tin tưởng vào chính quyền cách mạng và chế độ mới.

Nhìn lại thực tế nước ta sau ngày tổng khởi nghĩa thì trong xã hội các tệnạn vẫn còn lan tràn, đó là hậu quả của chế độ cũ để lại sau bao năm cai trị đô

hộ Một lần nữa công tác tư tưởng với sức mạnh to lớn của mình cần phảiquét sạch những thứ tệ nạn đó, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội Cuộc vậnđộng xây dựng đời sống mới trong nhân dân, giáo dục tinh thần yêu nước,chống các hủ tục lạc hậu cũng được tiến hành tuyên truyền sâu rộng

Bên cạnh việc giải quyết những khó khăn trước mắt cho đời sống nhândân Đảng và Chính phủ cũng khẩn trương ra sức củng cố chính quyền cáchmạng, mà nhiệm vụ trước mắt phải tiến hành tổ chức tổng tuyển cử trong cảnước (6/1/1946) để bầu ra Quốc hội, xây dựng hiến pháp và lập ra chính phủchính thức, đảm bảo tính pháp lý quốc tế trên mặt trận ngoại giao Bám sátvào nhiệm vụ cấp thiết lúc này của toàn Đảng và Chính phủ, công tác tưtưởng đã tập trung tiến hành những cuộc vận động tuyên truyền bầu cử trongnhân dân, để nhân dân hiểu rõ được ý nghĩa của “mỗi lá phiếu là một viên đạndiệt thù”(1), từ đó biến nhận thức của mỗi công dân làm chủ nước độc lậpthành hành động: “Tất cả cử tri tới thùng phiếu”(2)

Song song với việc tuyên truyền vận động, thì công tác tư tưởng cũngphải tiến hành cuộc đấu tranh gay gắt với các tư tưởng phản động, tố cáo các1

1, 2) Hồ Chí Minh to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 1995, tập 4, tr.145

Trang 21

hành động phá hoại của quân Tưởng và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách ởmiền Bắc và thực dân Pháp ở miền Nam Chính vì vậy, mà cuộc tổng tuyển

cử đã đạt kết quả tốt thu hút đại đa số cử tri đi bỏ phiếu bầu cho các ứng cửviên của mặt trận Việt Minh Qua đó, nâng cao uy tín của nước Việt Nam DânChủ Cộng Hoà trên thế giới

2.2.Quán triệt chủ trương “Hoà để tiến”

Trong khi toàn Đảng, toàn dân đang ra sức củng cố chính quyền cáchmạng, ổn định tình hình, bước đầu xây dựng chế độ mới, thì thực dân Pháp vàquân Tưởng đã ký với nhau hiệp ước Pháp - Hoa, để không ngừng các hoạtđộng phá hoại thành quả của nhân dân ta Trước tình hình đó, Chính phủ ta kývới Pháp hiệp định Sơ bộ vào ngày 6-3-1946 Tiếp đó, Ban thường vụ Trươngương ra chỉ thị “Hoà để tiến” vạch ra những vấn đề mà công tác tư tưởng cầnphải làm sáng tỏ trong lúc này: “Giải thích cho mặt trận và cho quần chúngkhông tổ chức hiểu rõ tại sao giảng hoà với Pháp trong những điều kiện củabản Hiệp định sơ bộ là đúng”(1), cũng như: “Mạnh dạn giải thích cho quầnchúng hiểu chủ trương của ta là duy nhất đúng”(2) “Chúng ta “hoà” với Pháp

để dành thời gian bảo toàn thực lực, giữ vững lập trường càng mau tiến tớiđộc lập hoàn toàn”(3) Thông qua giải thích mà giúp cán bộ và nhân dân tanhận thấy thắng lợi và lợi ích của việc ký hiệp định, chống lại các hoạt độngchia rẽ của “bọn phản động lợi dụng tinh thần kháng chiến của quần chúng

mà tuyên truyền phỉnh dân và vu ta là phản quốc, là bán nước cho Tây”(4)

Chỉ thị cũng chỉ ra chuyển hướng mới về chiến thuật cũng như khẩuhiệu trong công tác tuyên truyền ngay sau ngày ký bản Hiệp định sơ bộ

“Những khẩu hiệu “Kháng chiến” nhường chỗ cho khẩu hiệu “Kiến quốc”.Khẩu hiệu “Chống thực dân Pháp xâm lược” phải nhường chỗ cho khẩu hiệu

1 1,5) Văn kiện Đảng to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 2001, tập 8, tr.51

2,4) Văn kiện Đảng to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 2001, tập 8, tr.45

3) Văn kiện Đảng to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 2001, tập 8, tr.56

Trang 22

“Liên hiệp bình đẳng với nước Pháp mới” và “Hai dân tộc Việt - Pháp liênhiệp lại chống bọn phản động Pháp”(5) Việc thay đổi trong cách thức tuyêntruyền nhằm làm cho công tác tư tưởng phù hợp hơn trong điều kiện tình hìnhmới

Do chưa từ bỏ dã tâm xâm lược nên ngay sau ngày ký Hiệp định sơ bộ,thực dân Pháp đã có những hành động nhằm phá hoại các nội dung của hiệpđịnh Trước tình hình trên Hội nghị trù bị Việt - Pháp họp ở Đà Lạt được tổchức nhưng không đem lại kết quả Để kéo dài thời gian hoà hoãn, tranh thủchuẩn bị lực lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham dự hội nghịPhôngtennơblô và ký với Chính Phủ Pháp bản Tạm ước 14-9-1946 quy địnhmột số điều quan hệ tạm thời về văn hoá và kinh tế giữa hai nước, đình chỉchiến sự ở miền Nam và tiếp tục đàm phán…

Công tác tư tưởng sau ngày hội nghị Phôngtennơblô bị đổ vỡ cũng đãđược thể hiện qua loạt bài báo của đồng chí Trường Chinh: “ Trước hết phảigiải thích rõ nguyên nhân thất bại của Hội nghị Phôngtennơblô để bóc trần âmmưu gian dối của phản động thực dân Pháp trước dư luận và kêu gọi nhân dânchống lại chúng, đả phá mọi hoài nghi…Hô hào nhân dân đoàn kết chặt chẽ

và rộng rãi trong Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam khép chặt hàng ngũ chungquanh Chính phủ và Hồ Chủ tịch, sẵn sàng đối phó với bất cứ bất chắc nào”(1)

Trong thời gian này, nhiều báo đài ở Trương ương và địa phương cũngtích cực đấu tranh, tố cáo các hoạt động sai trái của bọn thực dân Báo chíthống nhất công khai kêu gọi thi hành Tạm ước, đòi thả tù chính trị, phổ biếntài liệu kháng chiến Những việc làm trên của công tác tư tưởng nói chung vàhoạt động báo chí nói riêng đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định tưtưởng cho cán bộ, quần chúng nhân dân để họ càng thêm tin tưởng vào Chínhphủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh

1 1) Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp h nh Trung à ương: Văn kiện Đảng 1945-1954, Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, H N à ội ,1978, tr.252

Trang 23

Và trên thực tế thì Hiệp định sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9 có ý nghĩachính trị và tinh thần rất to lớn Dựa vào tính pháp lý của Hiệp định và nhânlúc thực dân Pháp phải điều một phần quan trọng lực lượng quân sự ra miềnBắc, đảng bộ Nam Bộ đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phát độngnhân nhân phá tề, trừ gian, chống địch càn quét, khủng bố Khắp nơi nhân dânvùng dậy với khí thế mạnh mẽ phát triển chiến tranh du kích, nhiều vùng giảiphóng và căn cứ được mở rộng.

Như vậy, có thể nói rằng việc ổn định tình hình đất nước, khắc phụcmuôn vàn những khó khăn ngay sau ngày khởi nghĩa giành chính quyền mặc

dù được diễn ra trong thời gian tương đối ngắn (tháng 9 1945 đến 12 1946), nhưng đã thu được kết quả hết sức to lớn Có được như vậy là doĐảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nắm vững mục tiêu cáchmạng, đánh giá đúng tình hình để từ đó sử dụng triệt để sức mạnh vũ khí côngtác tư tưởng trong việc tuyên truyền nêu cao khẩu hiệu đại đoàn kết, hoà hợpdân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân vào công cuộc kiến quốc, từng bước đưanước nhà vượt qua tình thế hiểm nghèo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ củng cố

Và trước sau như một, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nguyện vọng bức thiếtnhất của toàn thể đồng bào ta là có được hoà bình để kiến thiết đất nước.Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã kiên trì thông qua

Trang 24

con đường bang giao hoà bình, hợp tác với Chính phủ Pháp, đồng thời nhânnhượng khi ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946.

Nhưng Việt Nam càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới với

dã tâm giành lại quyền thống trị của chúng ở Việt Nam và toàn Đông Dươngbằng bất cứ giá nào Nên ngay sau khi Hiệp định sơ bộ vừa được ký, đã bịbọn thực dân phản động Pháp phá hoại, bằng việc cho quân tấn công liên tụccác phòng tuyến của quân ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, lập ra “Chính phủNam Kỳ tự trị” - một chính phủ tay sai phản động

Các hành động phá hoại của bọn thực dân không chỉ dừng lại ở đó, màcòn mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược trên quy mô rộng lớn và quyết liệthơn ở miền Bắc Quân đội Pháp đã đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, chiếmđóng trái phép Đà Nẵng và Hải Dương…đặc biệt chúng đã gây ra những vụthảm sát nhân dân tại các khu vực của Hà Nội

Ngọn lửa chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đã bùng cháy trêntoàn quốc, chiến tranh là điều không thể tránh được với nhân dân ta

Trước tình thế khẩn cấp đòi hỏi Đảng, Nhà nước, đứng đầu là Chủ tịch

Hồ Chí Minh phải có một sự lựa chọn lịch sử, phải kịp thời có một quyết địnhchiến lược để xoay chuyển tình thế đang lâm nguy Trước những diễn biếnmới của tình hình cách mạng cũng đặt ra cho công tác tư tưởng những nhiệm

vụ mới cấp thiết cần phải giải quyết Một lần nữa, công tác tư tưởng dưới sựlãnh đạo của Đảng phải phát huy sức mạnh trong việc định hướng tư tưởngcho cán bộ, đảng viên tạo ra sự đồng thuận nhất trí đối với đường lối, quanđiểm của Đảng Đồng thời tích cực động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quânsẵn sàng tham gia kháng chiến cứu quốc trên tinh thần tự lực cánh sinh, lâudài và gian khổ

2 Công tác tư tưởng của Đảng trong thời kỳ 1946 - 1950

Trang 25

2.1 Động viên tinh thần yêu nước của nhân dân, khơi dậy lòng căm thù sâu sắc của toàn dân tộc đối với thực dân Pháp

Với âm mưu nham hiểm muốn tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, lập lạichế độ Toàn quyền ở Đông Dương Nên từ cuối năm 1946, thực dân Pháp đẩymạnh những hành động lấn chiếm, liên tiếp tiến công ở Nam Bộ và Trung Bộ,gây ra các vụ khiêu khích ở miền Bắc Thực tế thực dân Pháp đã xé bỏ cáchiệp định, buộc Đảng và Chính phủ quyết định phát động cuộc kháng chiếntrong cả nước để bảo vệ Tổ quốc

Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng (22/12/1946) đãnêu rõ mục đích của kháng chiến giành độc lập, thống nhất Tổ quốc Phươngchâm cơ bản của cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánhsinh

Hơn lúc nào hết, công tác tư tưởng trong thời gian này đã bám sát cácnội dung của bản Chỉ thị, liên tục tiến hành tuyên truyền giương cao các khẩuhiệu:

“Toàn dân đoàn kết, kháng chiến lâu dài

Liên hiệp dân Pháp, đánh thực dân Pháp!

Bảo toàn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền!

Đánh đổ chính quyền bù nhìn, củng cố cộng hoà dân chủ!

Việt Nam nhất định độc lập! Trung, Nam, Bắc nhất định thống nhất”(1)

Để tinh thần của bản Chỉ thị đến được với mọi người dân, công tác tưtưởng thời gian này đã đi sâu vào thực tế, cụ thể hơn: “Dùng những lời lẽ giảnđơn, rõ rệt mà giải thích cho quần chúng cố ráng sức qua khỏi mùa đông lạnhlẽo, thì ta sẽ gặp mùa xuân Qua khỏi trận khủng bố ráo riết của địch, thì ta sẽthắng lợi”(2) Để từ đó, có thể huy động sức mạnh của toàn dân, động viên

1 1) Văn kiện Đảng to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 2001, tập 8, tr.153, 154

2 2) Văn kiện Đảng to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 2001, tập 8, tr.323

Trang 26

nhân dân có thêm tín tâm, quyết tâm kháng chiến lâu dài, chấp nhận hy sinhgian khổ cho nền độc lập nước nhà

Quán triệt các nội dung của chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, công tác tưtưởng không chỉ tiến hành trong việc động viên sức lực toàn dân, mà còn diễn

ra toàn diện trên tất cả các mặt của cuộc kháng chiến: Chính trị; Quân sự;Kinh tế; Văn hoá - Xã hội với nhiều hình thức và cách làm phong phú Đồngthời, với loạt bài “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí TrườngChinh đăng trên các báo cũng đã có ảnh hưởng rộng lớn đến việc động viêntinh thần quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dânta

Đáp lại “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ ChíMinh; chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng và tác phẩm

“Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh, nhân dân cảnước đã vùng lên chiến đấu với tinh thần bất khuất Quân và dân thủ đô HàNội cùng nhiều thành phố, thị xã khác đã tiêu diệt và tiêu hao một bộ phậnsinh lực địch, bảo vệ an toàn cho các cơ quan và nhân dân đi tản cư Ở miềnNam, quân và dân ta cũng mở nhiều cuộc đột kích, phát triển chiến tranh dukích gây cho địch nhiều thiệt hại

Công tác tư tưởng trong thời kỳ toàn dân kháng chiến ngoài việc đẩymạnh vận động tuyên truyền, giải thích các chủ trương của Đảng, Chính phủtới nhân dân, còn phải đảm đương nhiệm vụ thường xuyên uốn nắn nhữngnhận thức lệch lạc, những quan điểm mơ hồ, những biểu hiện dao động về tưtưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Phê phán vàbác bỏ những quan điểm sai trái mà bọn thực dân, tay sai đưa ra, khắc phụcnhững khuyết điểm mà một bộ phận cán bộ, đảng viên mắc phải

Từ ngày 3 đến 6-4-1947, Hội nghị cán bộ Trung ương đã được triệu tập

để rút kinh nghiệm những tháng đầu kháng chiến và cụ thể hoá thêm đường

Trang 27

lối kháng chiến trong tình hình trước mắt Hội nghị lần này đã nhận định tuyđời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhưng do làm tốt công tác tuyêntruyền, vận động toàn dân nên ai nấy đều hăng hái tham gia ủng hộ khángchiến, một lòng ủng hộ chính phủ

Hội nghị cũng nhấn mạnh trong thời gian tới, công tác tư tưởng cầnphải đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, cổ động nhằm: “Gây một phongtrào sôi nổi tham gia kháng chiến về mọi mặt làm cho ai nấy sẵn sàng hy sinhtất cả để cứu nước, cứu nòi…”(1) Bên cạnh đó, Hội nghị cán bộ Trung ươnglần này cũng đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng tuyêntruyền cổ động của các lực lượng, cơ quan báo chí từ Trung ương đến các địaphương

Quán triệt các nội dung nghị quyết của Hội nghị, công tác tư tưởng đãtiến hành cuộc vận động học tập, phê bình và tự phê bình theo thư của Chủtịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ Trung ương, nhằm khắc phục nhữngkhuyết điểm mà cán bộ, đảng viên đang mắc phải: địa phương chủ nghĩa, óc

bè phái, quan liêu, hẹp hòi, ham chuộng hình thức, vô kỷ luật, ích kỷ, hủhóa

Công tác tư tưởng trong việc giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng,xây dựng hệ tư tưởng Mác - xít cho người cán bộ, đảng viên trong thời giannày cũng có những thuận lợi lớn, khi mà Hội nghị Bộ Chính trị (tháng 6-1947) đã quyết định mở Trường đào tạo huấn luyện viên chính trị, nhiều lớpđào tạo huấn luyện viên chính trị ngắn ngày đã được để tăng cường cán bộcho Ban tuyên huấn các Tỉnh uỷ, Khu ủy đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ tuyêntruyền cổ động trong tình hình mới

Ngày 7-10-1947, thực dân Pháp mở cuộc tấn quy mô lên Việt Bắcnhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến, chiếm đóng

1 1) Văn kiện Đảng to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 2001, tập 8, tr.199

Trang 28

biên giới, ngăn cách cách mạng nước ta với cách mạng Trung Quốc, chuẩn bịthành lập chính phủ bù nhìn… Trước tình hình như vậy, Ban thường vụTrương ương Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tổng tiến công mùa đông củagiặc Pháp” Bản chỉ thị đề ra nhiệm vụ cho quân dân cả nước giáng cho địchthiệt hại nặng nề để không gượng lại được sau chiến dịch mùa đông này

Triển khai thi hành những nội dung mà bản chỉ thị đề ra, công tác tưtưởng đã tiến hành: “Họp dân làm mít tinh, giải thích vạch rõ mưu mô củađịch và cổ động nhân dân đoàn kết chặt chẽ hơn, tham gia tác chiến, giúp đỡ

bộ đội”(1), đồng thời “ra sức tuyên truyền, đánh đổ những khuynh hướng biquan, thoả hiệp, cũng như những khuynh hướng sợ địch hay khinh địch nhưngkhông sao nhãng việc công kích chính sách dùng người Việt trị người Việt,chính sách trực lập chính phủ bù nhìn toàn quốc”(2)

Mặt trận báo chí cũng được phát huy để: “Chỉ cho nhân dân nhận rõđịch không thể đạt được mục đích tấn công mùa đông của chúng, đồng thờikêu gọi toàn quân và dân ra sức phá cuộc tấn công ấy”(3) Tận dụng thế mạnhcủa việc tuyên truyền sâu rộng, nhanh chóng các đài phát thanh ở Trung ương

và đài Nam Bộ ra sức vạch rõ mưu mô xảo quyệt của thực dân Pháp và nêucao tinh thần quyết chiến của dân tộc Việt Nam, thống nhất ủng hộ Chính phủkháng chiến Hồ Chí Minh

Chỉ thị của Ban thường vụ Trung ương Đảng lần này cũng chỉ ra côngtác tư tưởng cần phải tiến hành: “Tuyên truyền vận động binh lính (cả línhPháp, lính lê dương, lính thuộc địa), làm cho tinh thần chúng dao động Vạch

rõ mưu gian của thực dân Pháp và những khó khăn của nước Pháp, làm cholính Pháp chán nản, oán ghét bọn thực dân”; “Lợi dụng mọi cơ hội tuyêntruyền lính bản xứ một cách thống thiết và dụ họ trở về với Chính phủ, vớidân tộc, với gia đình”(4)

1 1,2,3, 4) Văn kiện Đảng to n t à ập, Nxb Chính trị quốc gia, H N à ội, 2001, tập 8, tr.321, 322

Ngày đăng: 05/12/2015, 19:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, Tập 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính chính trị quốc gia
4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, Tập 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính chính trị quốc gia
5) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, Tập 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính chính trị quốc gia
6) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, Tập 11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính chính trị quốc gia
7) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, Tập 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính chính trị quốc gia
8) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, Tập 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính chính trị quốc gia
9) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, Tập 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính chính trị quốc gia
10) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, Tập 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính chính trị quốc gia
11) Đào Duy Quát: Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính chính trị quốc gia
12) Đào Duy Tùng: Một số vấn đề về công tác tư tưởng, Nxb. Chính chính trị quốc gia, Hà nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về công tác tư tưởng
Nhà XB: Nxb. Chính chính trị quốc gia
12) Tạ Văn Thành: Tìm hiểu về cách mạng Tư tưởng - Văn Hoá, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về cách mạng Tư tưởng - Văn Hoá
Nhà XB: Nxb. Sự thật
18) Phân viện Báo chí và tuyên truyền: Nguyên lý công tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý công tác tư tưởng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
19) Vũ Khiêu: Góp phần nghiên cứu cách mạng Tư tưởng – Văn hóa, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu cách mạng Tư tưởng – Văn hóa
Nhà XB: Nxb. Sự thật
1) Ban Tư tưởng - văn hoá Trung ương: Sơ thảo lịch sử công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 – 2000), Nxb. Chính chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Khác
2) Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1982 Khác
11) Hoàng Tùng: Công tác tư tưởng, Nxb. Sách giáo khoa, Hà Nội, 1986 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w