1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sơ lược đánh giá một số thuật phong thủy được ứng dụng trong thiết kế và bố trí đồ dùng tại một biệt thự cụ thể ở Linh Đàm

83 292 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 27,97 MB

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Khoa Chế biến lâm sản, Bộ môn Công nghệ xẻmộc, Trường Đại học Lâm nghiệp em tiến hành thực hiện đề tài khóa luận tốtnghiệp:

“Sơ lược đánh giá một số thuật phong thủy được ứng dụng trongthiết kế và bố trí đồ dùng tại một biệt thự cụ thể ở Linh Đàm”.

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Trần VănChứ đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình em thực hiện khóaluận.

Nhân dịp này, em cũng xin phép gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHHnội thất Hà Anh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóaluận này.

Mặc dù đã cố gắng hết sức song do trình độ và thời gian có hạn nên đềtài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Kính mong nhận được nhữngý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo, cô giáo và các bạn để luận văn tốtnghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Xuân Mai, tháng 5 năm2011Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 2

Từ thời thượng cổ, con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tựnhiên đối với nơi cư trú của mình, nên đã tiến hành lựa chọn một cách có chủđích Từ cuộc sống thực tế, phải chống chọi với thú dữ, chống lại cả sự tấncông của đồng loại, phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, conngười đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gầnsông ngòi, nguồn nước, để tránh mưa to gió lớn, người ta dần dần đã biết cáchchọn vùng đất hướng về mặt trời, khuất gió…

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thế giới nói chung và sự tiến bộcủa các ngành khoa học nói riêng xu thế đi lên của toàn xã hội với những nhucầu về ăn, ở, sinh hoạt, giải trí… của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn.Con người không chỉ coi ngôi nhà là nơi ở đơn thuần nữa Ngôi nhà bây giờphải đẹp, tiện nghi, sang trọng thể hiện được gu thẩm mỹ, đẳng cấp của chủnhà và cao hơn nữa phải hòa hợp với phong thủy

Mọi người đều hiểu rằng, Phong Thuỷ là một trong năm nhân tố quyếtđịnh sự thành bại của một con người: “Nhất phúc, nhì phận, tam phong thủy,tứ đức, ngũ giáo” (thứ nhất là vận may, thứ hai là phận số, thứ ba là phongthủy, thứ tư là đức hạnh, thứ năm là học vấn) Nếu Phong Thuỷ tốt sẽ giúpgiảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và maymắn khi vào vận tốt Phong thủy vô cùng cần thiết cho cuộc sống, sự nghiệpvà sức khoẻ của con người, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về Phong Thuỷ.Khi họ nhờ những người có kinh nghiệm về Phong Thủy xem giúp thì họ lạikhông có nhiều kinh nghiệm về thiết kế, bài trí nội thất sao cho hợp lý về sửdụng Vì nhiều khi bố trí theo đúng Phong Thuỷ thì lại hầu như rất vô lý vềdây chuyền công năng.

Bởi vậy ngành trang trí nội, ngoại thất càng thể hiện một vai trò khôngthể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người Nhằm mục đích tạo mộtkhông gian lý tưởng, thân thiện và có lợi cho sức khỏe của con người.

Nếu con người sống và làm việc, lao động và nghỉ ngơi trong nhữngkhông gian lý tưởng, nội thất hoàn hảo cả về công năng vật chất cũng như

Trang 3

công năng tinh thần con người dễ dàng tìm thấy sự tích cực trong công việc vàthoải mái khi nghỉ ngơi Điều ấy sẽ dẫn đến những thành quả cao hơn tronglao động góp phần tạo nên những nếp sống văn minh hơn, hiện đại hơn.

Do đó, đòi hỏi nhà thiết kế phải có tri thức chuyên sâu về thiết kế trangtrí nội ngoại thất, nắm vững lý luận thiết kế, có năng lực vận dụng tổng hợptri thức này: thị trường, tâm lý, ergonomics, vật liệu, kết cấu, công nghệ, mỹhọc, tập quán, văn hóa… Ngoài ra, còn cần phải yêu cuộc sống, trải nghiệmcuộc sống, nhiệt tình tham gia vào công tác thiết kế, trang trí nội ngoại thấtđồng thời cần có một nền tảng kiến thức cơ bản về phong thuỷ nhằm cơ bảnhạn chế những sai sót về bố cục mặt bằng, tránh phạm vào các điều cấm kị,không tốt trong bố cục nhà theo phong thuỷ

Mục tiêu của thuật phong thủy là tối ưu hóa mối quan hệ giữa mộtkhông gian sống với chủ nhân của nó, do vậy việc áp dụng phong thủy nhưthế nào phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của mỗi người.

Các ứng dụng của phong thủy rất phong phú, từ việc chọn một hướngnhà phù hợp với tuổi tác, cơ địa của một người, đến việc chọn một mảnh đấtkhông có mạch nước ngầm để đảm bảo độ vững chắc cho các công trình, haythậm chí chỉ là sắp xếp lại các đồ vật trong ngôi nhà một cách hợp lý

Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, được sự phân công của khoa Chế BiếnLâm Sản em thực hiện khóa luận có tiêu đề:

“Sơ lược đánh giá một số thuật phong thủy được ứng dụng trongthiết kế và bố trí đồ dùng tại một biệt thự cụ thể ở Linh Đàm”.

Đề tài khoá luận đã hoàn thành với những kết quả được trình bày trongbản khoá luận tốt nghiệp này Mặc dù đã có những cố gắng, nhưng do kiếnthức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa cao nên không thể tránhkhỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô cùngbạn bè đồng nghiệp để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Trang 4

Có một số điều ta nên cân nhắc khi chọn một khu vực sinh sống, thậmchí trước cả khi ta nghĩ đến việc chọn một ngôi nhà Môi trường sống cónhững ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng ta, hoạt động của conngười không ngừng quảng đại và môi trường không ngừng bị tác động có thểtạo nên sự mất cân bằng Phong thủy là một môn khoa học xác định sự phùhợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người.Mục tiêu của thuật phong thủy là tối ưu hóa mối quan hệ giữa một không giansống với chủ nhân của nó, do vậy việc áp dụng phong thủy như thế nào phụthuộc vào các yếu tố chủ quan của mỗi người.

Phong thuỷ là nghệ thuật bài trí mọi vật bao gồm từ việc chọn hướngcho toà nhà cho đến trang trí nội thất và ảnh hưởng của dòng khí đến một địađiểm Phong thuỷ giúp cho con người sử dụng các lực tự nhiên của trái đất vàcân bằng âm dương để có được sinh khí, qua đó mang lại sức khoẻ và sinhlực Thông thường phong thuỷ tốt đạt đến được nhờ vào sự kết hợp giữa nhậnthức chung và khiếu thẩm mỹ trong quan niệm về không gian, bố trí đồ đạc vàsử dụng hiệu quả các công trình xây dựng Ðiều kiện sống tối ưu góp phầnnâng cao sức khoẻ, từ đó thường mang đến thành công và sung túc.

Trang 5

Quá trình đô thị hóa của Việt Nam trong những năm vừa qua phát triểnvới cấp độ rất nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao dẫn đến nhu cầu xây dựng phát triểnhạ tầng kỹ thuật và đô thị ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu phát triểncủa nền kinh tế và xã hội của đô thị Nhiều khu Đô thị mới mọc lên đáp ứngđược những nhu cầu ăn, ở, đi lại, sinh hoạt, vui chơi giải trí của con người.

Biệt thự phố là loại hình nhà ở mới xuất hiện theo nhu cầu phát triểncủa đô thị Biệt thự phố giúp cho bộ mặt đô thị thoát khỏi cảm giác chật chộicủa những căn nhà chia lô san sát mà không chiếm quá nhiều diện tích nhưnhững căn biệt thự vườn.

Biệt thự khác với các loại nhà ở khác ở tính chất tự nhiên của nó, nhữngngười sống trong biệt thự sẽ có cảm giác gần gũi với thiên nhiên hơn Cũngchính vì vậy mà khi xây dựng hay thiết kế và bố trí đồ dùng cho biệt thựngười ta rất quan tâm đến những vấn đề liên quan đến phong thủy cho biệtthự

"Muốn mình được nhà đẹp, hướng tốt chuyện đó không do mình quyếtđịnh được" chưa hoàn toàn đúng

Bởi thực tế đã có rất nhiều người chọn mua nhà hoặc mua đất dựa vàohướng Như vậy, chuyện một ngôi nhà hướng tốt hoàn toàn có thể quyết địnhđược Còn nếu không có điều kiện để mua được ngôi nhà hợp với hướng củamình thì chúng ta có thể dùng nghệ thuật bố trí đồ để ngôi nhà đó vẫn luôn tốtvới gia đình của mình

Bình thường, trong một ngôi nhà, chúng ta có biết nên để ti vi, tủ lạnh,chậu cây, tranh ảnh ở đâu không? Chúng ta có thể biết phòng của mình, củaông bà, của con cái, nên sơn màu gì? Hướng giường của chính ta, và củacon cái kê hướng nào? Có bao giờ ta tự đặt câu hỏi là tại sao con đường sựnghiệp của ta cứ mãi dậm chân tại chỗ không? Có bao giờ ta tự đặt câu hỏi làtại sao vợ của ta luôn gặp vấn đề về sức khỏe không? Và có bao giờ ta tự đặtcâu hỏi là tại sao con cái lại không học tập tốt không?

Đó chính là câu hỏi mà chỉ có phong thủy mới có thể lý giải được

Trang 6

Vì vậy, trong đề tài này em mạnh dạn tiến hành nghiên cứu và đưa ranhững đánh giá một cách sơ lược về việc ứng dụng một số thuật phong thủytrong thiết kế và bố trí đồ dùng tại một biệt thự ở Linh Đàm.

Để thấy được hiệu quả của việc ứng dụng thuật phong thủy vào trongthiết kế và bố trí đồ dùng tại biệt thự nhà ở, đồng thời thấy được vai trò củaphong thủy trong thiết kế và bố trí đồ dùng cho các không gian nội thất.

Tìm ra mối quan hệ giữa phong thủy và thiết kế đó là việc xác địnhnhững tiêu chí, nguyên tắc, quy ước dựa trên thực tại khách quan trong kiếntrúc và xây dựng cổ xưa, nhưng không phủ nhận những tri thức và tiêu chí,yêu cầu trong kiến trúc hiện đại.

Khẳng định Phong thủy là một bộ môn khoa học xác định sự phù hợpvới cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người.

1.2 Bối cảnh nghiên cứu của đề tài và ý nghĩa

Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa đến nay phong thủy được đông đảonhiều người đón nhận như một môn khoa học tâm linh vô cùng bí ẩn mà đểgiải mã chúng không hề đơn giản Nghiên cứu về phong thủy đã trở thành mộtlĩnh vực “ nhạy cảm ”, rộng lớn, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người Mộtthực tế là hiện nay vào bất cứ một nhà sách nào chúng ta cũng có thể tìm thấyhàng loạt các cuốn sách viết về xây dựng, kiến trúc, sắp sếp nội thất, ngoạithất theo phong thủy… điều đó chứng tỏ hai vấn đề: thứ nhất, phong thủyđược thừa nhận là cần thiết và có giá trị sử dụng Thứ hai, xã hội thật sự cónhu cầu hiểu biết, ứng dụng thuật phong thủy ( Nguyễn Văn Vịnh )

Triết lý phong thủy thường được đón nhận bởi những ai nhận ra rằngkhung cảnh sống xung quanh tác động đến họ và thấy rằng cần phải làm điềugì đó để cải thiện cuộc sống của họ Theo quan điểm của giáo sư Hàn QuốcEllen thì: Phong thủy là một môn khoa học môi trường chỉ cho con ngườicách sống hòa hợp với tự nhiên.

Hiểu biết về phong thủy có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào những vịtrí có lợi nhất trong môi trường sống của mình Việc chọn nơi làm nhà và văn

Trang 7

phòng cũng như cách thiết kế nội thất sẽ ảnh hưởng đối với mỗi chúng ta theochiều hướng tích cực hoặc tiêu cực Thuật phong thủy không những giúp tabiết vị trí thuận lợi nhất đối với ta mà còn chỉ cho ta cách bài trí, chọn màu sắcvà kiểu dáng để hỗ trợ chúng ta trong cuộc sống

Phạm vi nghiên cứu của phong thủy gồm nội thất và ngoại thất Phongthủy trong ngoại thất chủ yếu là kiến trúc theo phong thủy Giáo sư hàn quốcEllen cho rằng: Phong thủy ngoại thất không chỉ là địa điểm mang lại chocông trình kiến trúc sự cát tường, một vỏ bọc bảo vệ mà còn tạo nên hệ thốngcảnh quan có giá trị Phong thủy ngoại thất bao gồm rất nhiều kiến thức về địachất, phân tích mạch nước, lịch pháp về khí tượng Do đó phong thủy đượcxem là một môn mang tính tổng hợp về khoa học kiến trúc môi trường.

Tương giao về phong thủy ngoại thất thì phong thủy nội thất mangnhiều yếu tố dân tộc hơn, phong thủy trong nội thất thường vì nhu cầu sốngthiết thực của người dân nên thường gặp hơn, đặc biệt là những vấn đề liênquan đến nhà ở theo phong thủy, nó phản ánh nhu cầu sống tốt đẹp mà conngười theo đuổi.

Trong phong thủy có rất nhiều cách nói trở thành phong tục tập quán,nếp sống của nhiều gia đình Ví dụ người dân Đài loan thích trong nhà để mộtcây trúc phú quý với ngụ ý sẽ nhận được “trúc bảo bình an”, mỗi đốt của câytrúc với ngụ ý “từng bước từng bước cao” Có thể khẳng định rằng ở nhữngkhu vực khác nhau thì phong tục tập quán cũng khác nhau nhưng tất cả cùngthể hiện là con người luôn toàn tâm, toàn lực xây dựng ngôi nhà của mình vớihi vọng luôn gặp điều tốt đẹp, điều gở sẽ bị loại bỏ.

Đề tài tập trung nghiên cứu ứng dụng và phát huy vấn đề liên quan đếnphong thủy trong kiến trúc hiện đại.

Ý nghĩa của đề tài tập trung nghiên cứu các lí luận của phong thủy mộtcách khách quan sau đó tiến hành đánh giá những ứng dụng của thuật phongthủy trong thiết kế và bố trí đồ dùng cho nhà ở biệt thự Dựa trên cơ sở khoa

Trang 8

học để tìm ra mối quan hệ Đây là mối quan hệ giữa lí luận về thiết kế nội thấthiện đại và nhu cầu cơ bản của con người

1.3 Phân tích hiện trạng nghiên cứu trong và ngoài nước

Ngày nay, phong thủy là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm không chỉ ởphương Đông mà cả ở phương Tây Ngày càng có nhiều người trên thế giớinghiên cứu về khoa học phong thủy và vận dụng phong thủy vào nhiều mặtcủa đời sống

Mặc dù đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm, phong thủy vẫn dễ dàngbắt nhịp với cuộc sống hiện đại và chứng tỏ sự hữu ích của nó Nhiều côngtrình nghiên cứu tỷ mỷ, nghiêm túc của các nhà khoa học hiện đại đã nhìnnhận phong thủy là một môn khoa học về môi trường, có tác động lành mạnhvà tích cực đối với cuộc sống, công việc và sự nghiệp của con người

Theo đà tiến hóa của xã hội với thời gian, Phong Thủy hôm nay chỉ cònáp dụng nhiều trên hai lãnh vực nhà ở và cơ sở thương mại Phần mồ mả có lẽchỉ ở các nước Á Đông, và tại những vùng chưa đô thị hóa mà thôi Riêngphần áp dụng khoa Phong Thủy vào hai lãnh vực nhà ở và cơ sở thương mại,vì để theo đúng bối cảnh sinh hoạt hiện tại, những nguyên tắc của khoa PhongThủy ngày càng được biến đổi cho phù hợp với thực tế, ngày càng đơn giản.Bởi vậy, có thể nói một cách đơn giản: Khoa Phong Thủy ngày nay được xemnhư một nghệ thuật trang trí nhà cửa và văn phòng làm việc theo nhữngnguyên tắc nào đó, để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, công việc làm ăn khảquan hơn.

Ở phương Đông, trong số các môn khoa học huyền bí phương Đông,phải nhìn nhận phong thủy là khoa học gần gũi thực tế cuộc sống nhất Ngườiphương Tây có cơ hội tiếp cận phong thủy tuy có cho rằng đây là một khoahuyền bí cổ truyền có lịch sử hàng nghìn năm của xã hội nông nghiệp TrungHoa, nhưng cơ bản nó vẫn là một môn “khoa học môi trường” mang tính thờiđại đáng được tìm hiểu và nghiên cứu ứng dụng nghiêm chỉnh cho xã hộicông nghiệp Ý niệm tác động qua lại giữa “ Thiên- Địa- Nhân ” (Trời- Đất-

Trang 9

Người) của phương Đông không mấy xa lạ với ý niệm về mối quan hệ tươngtác giữa “ Con người- Xã hội- Thiên nhiên ” của phương Tây Tất cả đều cócùng một mục tiêu là mong muốn tìm kiếm lại sự hài hòa và cân bằng chocuộc sống của loài người từng bị xâm hại suốt một thế kỷ phát triển côngnghiệp vừa qua.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đạt được nhiều thành tựu hơn cả Vì âmdương ngũ hành đã được truyền nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ VI, thuật phongthủy chiêm bốc đã thịnh hành từ thế kỷ VII nên các nhà nghiên cứu Nhật Bảnthuận lợi hơn cả, trong số các học giả nghiên cứu phong thủy Trung Quốc,người đạt thành tựu cao nhất là giáo sư Biên Hán Hùng, cũng là nhà bác họcnổi tiếng thế giới.

Ở phương Tây, các nhà nghiên cứu phương Tây ý thức được rằng muốnhiểu biết thấu đáo phong Thủy phương Đông không thể không nghiên cứu sâuvề Kinh Dịch, cùng các khái niệm về Đạo, Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái,Hình, Ý, Khí, Long Mạch, tuổi tác, hướng thích hợp theo tuổi và giới tính, ýnghĩa về màu sắc theo quan niệm phương Đông Quan niệm về “ khí ” rấtquan trọng trong khoa địa lý cũng được người phương Tây thấu hiểu, xem nótương đương với cái mà khoa học gọi là “ năng lượng ” vận chuyển trong vũtrụ và con người Ngoài ra họ còn phải đào sâu tìm hiểu thêm về các trườngphái phong Thủy khác nhau như phái Địa Lý (thiên về “ hình ”), phái Báttrạch (nặng về “ hướng ”), phái Mật Tông (nghiêng về “ ý ”) v.v

Tuy vậy, sở dĩ người phương Tây dễ tiếp thu khoa phong Thủy là do bộmôn khoa học huyền bí này không giống như các khoa Tử Vi, Tướng Mệnhchẳng hạn (cho rằng mọi vật có số phận riêng, định mệnh đã an bài, khó lòngthay đổi), mà chủ trương rằng con người có thể chủ động can thiệp nhằm thayđổi, sửa chữa lại những cái gì chưa hoàn hảo để làm tốt hơn cho cuộc sống.

Cho nên không ai lấy làm lạ một khi khoa phong Thủy du nhập vào thếgiới phương Tây thì đã nhanh chóng biến thành nghệ thuật ứng dụng, chủ yếunhằm sắp đặt, trang trí nhà cửa, sân vườn, văn phòng và cơ sở thương mại.

Trang 10

Người ta cố tình loại bỏ phần “ Âm phần ” ( tìm huyệt mộ trong xã hội nôngnghiệp phương Đông ) rõ ràng là không phù hợp chút nào với xã hội côngnghiệp và đô thị hóa kiểu phương Tây.

Với những nguyên tắc đơn giản mà hiệu nghiệm, khoa phong thủy cóthể thích nghi vào xã hội mới, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp, công việclàm ăn khả quan hơn Do vậy mà người phương Tây, nhất là người Mỹ, khôngngại xông xáo tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng môn khoa học môi trường mớiđến từ phương Đông này Họ đã trực tiếp tìm kiếm học hỏi từ các chuyên giaphong thủy ở trung Quốc cũng như trong cộng đồng Hoa kiều ở nước ngoài đểrồi truyền bá nó ra qua sách báo, băng hình, giảng dạy, “ talkshow ” giải đápthắc mắc trên truyền hình, trên báo chí

Ngày càng nhiều những nhà kinh doanh phương Tây quay về từ châu Ácũng đã đem khoa phong Thủy ra áp dụng vào cơ sở làm ăn, nhà cửa của họ.Người Mỹ ở tầm trung bình cũng hiếu kỳ nghiên cứu phong Thủy, bắt đầuứng dụng nó vào cuộc sống hàng ngày và họ thừa nhận đã thu đạt kết quả tíchcực.

Ngày hôm nay, khoa Phong Thủy đã được phổ biến sâu rộng ở các nướcTây Phương nói chung, và ở Mỹ nói riêng Những nhà Phong Thủy người Mỹ

Trang 11

đã theo học các danh sư về khoa này ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, MãLai, hoặc ngay tại các China Town lớn như ở San Francisco, Los Angelesv.v Sau khi thành tài, họ truyền bá lại bằng cách viết sách, mở những lớpgiảng dạy, hoặc giữ các mục thường trực trên các nhật báo, các talkshow củacác đài truyền thanh, truyền hình để giải đáp và hướng dẫn những thắc mắc vềkhoa Phong Thủy cho độc giả, thính giả và khán giả người Mỹ Ở Mỹ, tạitrường đại học Chicago cũng có các học giả nghiên cứu lĩnh vực này.

Ở Việt Nam, phong thủy vẫn luôn được coi là lĩnh vực “ nhạy cảm ”liên quan đến nhiều vấn đề trong đời sống con người và chưa bao giờ người tathấy phong thủy được nhắc đến nhiều như hiện nay, trên sách báo, mạnginternet, các cửa hàng vật phẩm phong thủy,… phải chăng, nó chứng tỏ haivấn đề: thứ nhất, phong thủy được thừa nhận là cần thiết và có giá trị sử dụng.Thứ hai, xã hội thật sự có nhu cầu hiểu biết, ứng dụng thuật phong thủy(Nguyễn Văn Vịnh )

Hiện nay, ở nước ta cũng đã có những trung tâm, viện nghiên cứu vềlĩnh vực phong thủy như: Trung tâm nghiên cứu lý học phương Đông, Trungtâm nghiên cứu phong thủy phương Đông,…

Như vậy, chúng ta có thể thấy phong thủy ngày càng được nghiên cứuvà ứng dụng rộng khắp trên toàn thế giới

Nói về những ứng dụng của phong thủy trong thiết kế của ngườiphương Tây và người phương Đông, KTS Phạm Cương đã đưa ra một vài vídụ:

Vị trí tọa lạc, kết hợp hình thể đẹp đẽ, tỉ lệ hài hòa cùng bố cục đủ cảthanh long, bạch hổ, huyền vũ và chu tước (4 yếu tố trong Phong thủy Loanđầu) đã giúp Nhà trắng của nước Mỹ trở thành một tòa nhà có vị thế đáng nểtrên thế giới

Trang 13

Như vậy, những nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy phong thủylà một môn khoa học xác định sự phù hợp giữa cảnh quan môi trường, thiênnhiên hài hòa và cuộc sống con người chứ không phải là loại tín ngưỡng bí ẩn.

1.4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

1.4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở quan điểm về tiện ích sử dụng, công thái học và các nguyêntắc thiết kế nội, ngoại thất, tiến hành phân tích, tổng hợp và đánh giá một cáchsơ lược về một số thuật phong thủy trong thiết kế và bố trí đồ dùng tại biệtthự khu Linh Đàm Tìm ra điểm tương đồng giữa phong thủy và quy phạmthường dùng trong thiết kế nhà ở biệt thự.

1.4.2 Nội dung nghiên cứu

Khóa luận tập trung giải quyết một số nội dung cơ bản sau:

- Nghiên cứu cụ thể về một biệt thự ở Linh Đàm ( đặc điểm của biệt thự đó và các đối tượng được sử dụng trong thiết kế và bố trí ở biệt thự )

- Đánh giá việc ứng dụng một số thuật phong thủy trong thiết kế và bố tríđồ dùng tại biệt thự đó.

- Đưa ra một số giải pháp và hướng khắc phục

- Tìm ra điểm tương đồng giữa phong thủy và quy phạm thường dùngtrong thiết kế nhà ở biệt thự.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Để giải quyết nội dung nghiên cứu cở sở lý luận em sử dụng phươngpháp kế thừa Tham khảo tài liệu trên sách báo, internet, tạp chí…

- Để giải quyết nội dung kết quả nghiên cứu em sử dụng phương phápđiều tra khảo sát thực tế, và phương pháp kế thừa Thu thập các hình ảnh trênthực tế, mạng internet…

+ Phương pháp nhân trắc học và tư duy logic + Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

1.6 Phạm vi nghiên cứu

Trang 14

Đề tài tập trung nghiên cứu những ứng dụng của thuật phong thủy vàotrong thiết kế và bố trí đồ dùng tại biệt thự đặc trưng của khu biệt thự bán đảoLinh Đàm: số 4, biệt thự 3, bán đảo Linh Đàm, khu đô thị mới Linh Đàm,Hoàng Mai, Hà Nội thuộc sở hữu của một gia đình hai thế hệ gồm có bố mẹ,con trai và con dâu

Do quá trình tìm hiểu thực tế gặp một số khó khăn nhất định, nên khóaluận chỉ tập trung giải quyết một số vấn đề trọng tâm của biệt thự đó là: địnhvị nhà, hướng nhà, đường vào nhà và cửa trước, phòng khách, phòng bếp kếthợp phòng ăn, phòng thờ, phòng ngủ bố mẹ, phòng ngủ con trai, phòng tắm,cầu thang.

Trang 15

CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 Một số nét về nghệ thuật trang trí nội ngoại thất

Trang trí nội, ngoại thất là một bộ phận không thể thiếu được trongngành MTCN Từ trước đến nay đã có nhiều nhà trang trí nội, ngoại thất đãdày công tìm tòi, nghiên cứu làm thế nào để con người có thể sống, làm việc,học tập trong một không gian thoải mái nhất, thuận tiện nhất, đạt được tínhthẩm mỹ cao nhất.

Trang trí nội ngoại thất là nghệ thuật tổ chức không gian môi trường, lànghệ thuật kết hợp khoa học với nghệ thuật tạo ra sự phù hợp, sinh động giữavật dụng với môi trường xung quanh nó.

Như vậy, nơi nào có sự sống của con người nơi đó có vai trò của nộingoại thất từ những nơi nhỏ bé nhất đến những nơi sang trọng nhất, mỗi côngtrình có những yêu cầu riêng phụ thuộc tâm lý người sử dụng Do đó, khi thiếtkế không gian người thiết kế phải đặc biệt chú ý đến việc nghiên cứu đốitượng mình thiết kế là gì và đối tượng thiết kế là ai?

Trang trí nội ngoại thất có mối quan hệ khăng khít với kiến trúc Thậtvậy, công trình kiến trúc luôn được xem như là một tác phẩm nghệ thuật và đãlà tác phẩm nghệ thuật thì nó phải đầy đủ về mặt nội dung và hoàn chỉnh vềmặt hình thức Nội thất chính là phần nội dung, là phần hồn của công trìnhkiến trúc Một công trình kiến trúc dù hoành tráng đến đâu, to đẹp đến đâunếu thiếu nội thất thì cũng chỉ là những bức tường được ghép lại với nhaukhông hơn không kém, chúng không thể hiện được ý đồ của người thiết kế Sựcó mặt của nghệ thuật trang trí nội ngoại thất góp phần quan trọng làm nên giátrị sử dụng của công trình Như vậy, nghệ thuật trang trí nội ngoại thất là phầnhồn làm cho công trình kiến trúc trở nên sinh động, hoàn hảo hơn và nâng cao

Trang 16

giá trị sử dụng, giá trị cho công trình kiến trúc nghệ thuật trang trí nội ngoạithất làm cho công trình kiến trúc hoàn chỉnh hơn và xác thực hơn, gần gũi vớiđời sống con người

Mỗi ngôi nhà trang trí nội ngoại thất có yêu cầu công năng, chức năngkhác nhau do tính chất mục đích khác nhau, cần phải tổ chức không gian vàthực hiện trang trí cho phù hợp, thỏa mãn những điều kiện sinh hoạt và sửdụng.

Những mục tiêu cho việc sáng tác tổ chức không gian trang trí cũng nhưđể đánh giá các công trình nội ngoại thất dựa trên mấy tính chất, yếu tố:

Tính thích dụng: Đáp ứng được yêu cầu sử dụng, chức năng, công năngcủa từng công trình, từng khu vực, từng đối tượng Nghiên cứu, đề xuất nhữngphương án không chỉ tạo ra những môi trường có quy hoạch hợp lý, khoa họcmà ngay cả trang thiết bị và đồ đạc trong môi trường đó cũng cần có côngdụng tốt, thích nghi và cơ động linh hoạt trong nhiều tình huống sử dụng cầnthiết.

Tính kinh tế: Khai thác sử dụng hợp lý không gian môi trường, các chấtliệu, vật liệu và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến đưa vàocông trình để làm tăng khả năng giá trị sử dụng và tuổi thọ công trình, phùhợp với khả năng kinh tế, tiết kiệm đúng chỗ về nhân lực, vật lực, điều kiệnsản xuất và giá thành sản phẩm, cần thiết phải chi nhưng không lãng phí.

Tính thẩm mỹ: Đẹp là một yếu tố quan trọng đối với kiến trúc và trangtrí nội ngoại thất Yếu tố thẩm mỹ thuộc lĩnh vực tâm hồn, tinh thần, tình cảm.Đẹp làm tăng giá trị công trình tác động nhiều đến tâm lý, sinh lý, trí và đứcdục con người, làm cho ta cảm thấy yêu đời, thoải mái, sảng khoái trong sinhhoạt và làm việc.

Tính độc đáo: Còn gì thú vị hơn khi công trình của ta có được nét khácbiệt hẳn với các công trình tương tự đã có Những công trình sáng tạo nếu cónhững nét độc đáo sau khi đã có đầy đủ ba tính chất trên được giải quyết hoàn

Trang 17

hảo sẽ gây được ấn tượng tốt đẹp, giá trị công trình sẽ được tôn hẳn lên Đâycũng là điểm đánh giá khả năng sáng tạo của nhà thiết kế mỹ thuật.

Tính dân tộc: Mỗi quốc gia có nền văn hóa, quan niệm thẩm mỹ, phongtục, tập quán sinh hoạt riêng Trong một nước lại có nhiều dân tộc, mỗi dântộc một vẻ, đều có thể có những nét độc đáo, phong phú đáng quý cần gìn giữ,khai thác và phát triển Nhiều nước trước đây không coi trọng điều này nênnhiều truyền thống và nghệ thuật dân tộc bị mai một, đến nay hối tiếc khôngkịp nữa Đó là tài sản là vốn quý của cha ông ta để lại, cần được trân trọng,nhưng biết chọn lọc sử dụng và phát triển những cái hay, cái tốt đẹp và loại bỏnhững cái lỗi thời, lạc hậu không còn thích nghi với cuộc sống văn minh hiệnđại Nơi nào gìn giữ, phát triển được truyền thống nghệ thuật dân tộc thì ở đóvăn hóa được tôn vinh, quý trọng.

Vấn đề dân tộc cần quan tâm đến các yếu tố:- Khí hậu đặc điểm từng vùng, từng khu vực.- Tập quán sinh hoạt quan niệm nghệ thuật.- Điều kiện vật chất, nguyên vật liệu thổ nhưỡng.- Các bàn tay vàng trong làng nghề truyền thống.

Ta nên nhìn nhận vấn đề dân tộc trên quan điểm khoa học có phân tíchđể vẫn duy trì được tính chất bản sắc dân tộc đậm đà mà vẫn hiện đại

Tính hiện đại: Khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển và có bướcnhảy vọt , tạo điều kiện cho những nhà thiết kế, sáng tạo những không gianmôi trường mới có cơ sở đưa ra những giải pháp, phương án táo bạo vươn tớiđỉnh cao nghệ thuật Cần nắm bắt được những thông tin hàng ngày mà nhânloại đã khám phá, phát minh ra những nhân tố, thành quả khoa học kỹ thuậttiên tiến mới lạ họa sỹ cần thường xuyên nghiên cứu và nhìn trước một bướcđể vận dụng:

- Những chất liệu, nguyên vật liệu mới.

- Khả năng thi công hiện đại, hoàn thiện công trình với chất lượng cao.- Trang thiết bị hiện đại, điện, nước, bảo vệ, bảo mật, an toàn lao động.

Trang 18

- Những thiết bị nghe, nhìn, âm thanh trầm, nổi, hiện đại

- Kiểu dáng và hệ thống ánh sáng lộng lẫy, rực rỡ hay huyền ảo.- Hệ thống tự động hóa.

Đó là khả năng, phương tiện làm cho công trình trở nên có chất lượngcao, hiện đại và trở thành hoàn hảo, hoàn mỹ, vừa dân tộc vừa hiện đại.

Như vậy, nghệ thuật trang trí nội ngoại thất có một vai trò quan trọng trongđời sống con người, xu hướng này ngày càng phát triển mạnh mẽ nhằm đápứng nhu cầu cuộc sống Các nhà thiết kế và hoạt động mỹ thuật phải khôngngừng tìm tòi, kế thừa từ mỹ thuật truyền thống để đưa ra những thiết kế thiếtthực nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống, đồng thời cầncó một nền tảng kiến thức cơ bản về phong thuỷ nhằm cơ bản hạn chế nhữngsai sót về bố cục mặt bằng, tránh phạm vào các điều cấm kị, không tốt trongbố cục nhà theo phong thuỷ

2.2 Lý luận cơ bản về phong thủy

2.2.1 Định nghĩa và sơ lược lịch sử phát triển của phong thủy

2.2.1.1Định nghĩa

Về cơ bản, phong thủy là một môn khoa học về môi trường sống Quanhiều thế kỷ, những lý lẽ diễn dịch này ngày càng trở nên phức tạp khi nhữngthuật sĩ phong thủy mang lý thuyết này truyền bá ra các quốc gia khác trênkhắp thế giới, tín lý của họ cũng thay đổi để phù hợp với tín ngưỡng, cũngnhư tập quán của các quốc gia sở tại Do đó, hình thành những quan niệmphong thủy.

Phong thủy là gì?

- " Từ Hải" viết: "Phong Thuỷ, còn gọi là Kham D Một loại mê tín ởnước Trung Quốc cổ Cho rằng hình thể, hướng gió, dòng chảy xung quanhnhà ở hoặc mồ mả, có thể đem đơn hoạ, phúc cho người ở hoặc cho ngườichôn Công chỉ cách xem nhà ở, phần mộ”.

Trang 19

- "Từ Nguyên" viết: "Phong Thuỷ, chỉ địa thế, phương hướng đất nhà ởhoặc đất phần mộ Thời xa, mê tín căn cứ vào đó để xem lành giữ, tốt xấu vànhân sự.

- Mới đây, Trường Ðại học Ðông Nam Trung Quốc xuất bản quyển"Nguồn gốc Phong Thuỷ", giáo sư Phan Cốc Tây trong lời tựa viết: "Nội dungchính của Phong Thuỷ là một loại học vấn mà người ta dùng để xử lý và chọnlựa hoàn cảnh ăn ở, cung thất, chùa chiền, lăng mộ, thôn xóm, thành thử; lăngmộ thì gọi là âm trạch Phong Thuỷ và hoàn cảnh ăn ở, ảnh hưởng chủ yếutrên ba mặt: Một, sự lựa chọn địa điểm, tức tìm một địa hình thỏa mãn cả haimặt tâm lý và sinh lý; Hai, xử lý về mặt hình thái trong cách bố trí, bao gồmlợi dụng và cải tạo hoàn cảnh thiên nhiên, hướng nhà, vị trí, cao thấp to nhỏ,cửa ra vào, đường đi, nguồn cấp nước, thoát nước v.v , Ba, trên cơ sở nóitrên, thêm vào một dấu hiệu, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm lý tránh cái dữ, lấycái lành cho con người"

- Học viện Dân tộc Trung Nguyên xuất bản cuốn "Tìm hiểu sự lành dữtrong Phong Thuỷ nhà ở", tác giả trong "Lời nói đầu" viết: "Trong vốn kiếnthức lâu đời của Trung quốc, có một môn học gọi là Kham D, thông thườnggọi là Phong Thuỷ Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của tácgiả, thì cái gọi là Phong thuỷ, nói theo ngôn ngữ hiện đại là "khoa học và mốiquan hệ gữa từ trường trái đất và con người".Về nội dung, môn Phong thuỷgồm hai phần, phần một là xem xét hình thái của núi, phần hai là xem xétphương và lý khí.

- Chiêm Ngân hâm trong "Tri thức Văn Sử" số tháng 3 năm 1988 viết:"Cái gọi là Phong thuỷ, là tên thường gọi của thuật xem đất Theo tập tụctruyền thống của Trung Quốc, mỗi khi xây cất điều phải xem địa hình có đượcPhong Thuỷ hay không, sau đó mới chọn địa điểm thích hợp, tránh đất dữ".- Học gi Rosk Kowski khoa địa lí trường Ðại học NiuDi-Lân là mộtchuyên gia về nghiên cứu Phong Thuỷ, tác phẩm ông có "mối quan hệ Phongthuỷ giữa Văn hoá, thiên nhiên Triều Tiên", những năm gần đây nghiên cứu

Trang 20

về Phong thuỷ Trung Quốc, trong bài đăng trên tạp chí "Nghiên cứu lịch sửkhoa học tự nhiên" tháng 1 năm 1989, viết: "Phong Thuỷ là một hệ thốngđánh giá cảnh quan nhằm tìm một địa điểm tốt lành cho công trình kiến trúc.Nó là nghệ thuật lựa chọn địa điểm và bố cục đía lý của Trung Quốc cổ đại,không thể căn cứ vào khái niệm của phương Tây mà nói một cách đơn giảnrằng là mê tín hay khoa học Phong thuỷ Trung Quốc được xây dựng trên bacơ sở: (1)địa điểm nàycó lợi cho xây nhà hoặc xây phần mộ so với các địađiểm khác (2) Ðịa điểm tốt lành chỉ có thể căn cứ vào những nguyên tắcPhong Thuỷ thông qua việc khảo sát địa điểm ấy mà lựa chọn (3) Một khi đãcó một địa điểm như thế, thì tổ tiên và con cháu sống hoặc mai táng ở địađiểm ấy, sẽ được hưởng một sự tốt lành do địa điểm ấy mang lại"

- Theo bách khoa toàn thư:

Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướnggió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa phúc của con người.

Về mặt từ nguyên, phong có nghĩa là gió, là hiện tượng không khíchuyển động, thủy có nghĩa là nước, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế.

Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp của hàng loạtcác yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặcmồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng bố cục mặt bằngkhông gian xây dựng Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu,…cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp.

Sách Táng thư viết: “Mai tang phải chọn nơi có sinh khí Kinh viết: khígặp gió ( phong ) ắt tán, gặp nước ( thủy ) ngăn thì dừng Cổ nhân làm sao chokhí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng” Do vậy mà có tên là phongthủy.

Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và lựa chọn nơi trúngụ hoặc mai tang cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là thuật phongthủy Giống như mọi ngành khoa học kỹ thuật cổ truyền khác ở á đông, thuậtphong thủy cũng dựa vào dịch lý, thuyết âm dương, ngũ hành.

Trang 21

Trong hội thảo khoa học: “ Tính khoa học của phong thủy trong kiếntrúc và xây dựng” được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 15- 12- 2009 với sự cómặt của hàng trăm đại biểu, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh – Giámđốc Trung tâm Lý học phương Đông cùng đồng nghiệp của ông đã chứngminh tính khoa học của bộ môn có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử vănminh nhân loại này, đồng thời cũng khẳng định Phong thủy là một bộ mônkhoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòavới cuộc sống con người, chứ không phải là loại tín ngưỡng bí ẩn.

Còn trong hội thảo “ Phong thủy trong kiến trúc và quy hoạch xâydựng” (tại Đại Lải – Vĩnh Phúc) do Viện Kiến Trúc (Hội Kiến trúc sư ViệtNam) và Viện Kiến trúc Nhiệt đới (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) tổ chứccó rất nhiều ý kiến định dạng phong thủy được đề cập trong hội nghị này.

Theo Ths.KTS Phan Đăng Trình, Phong Thủy là một hiện tượng vănhóa có từ thời cổ đại, là thuật số đón lành, tránh dữ, phong tục dân gian lưutruyền sâu rộng, là quan niệm về mối quan hệ giữa con người với môi trường.PGS Lê Kiều thì “ định nghĩa ”: Phong thủy là địa thế, địa hình, là đất và nướcquanh ta Phong thủy là môi trường sống mà con người tồn tại trong đó.Phong thủy còn có nghĩa rộng là những hoạt động nghiên cứu về thiên văn,

Trang 22

sao trời, vũ trụ trái đất, khí tượng, địa thế làm nhà, đặt mồ mả nên Phong thủyvừa gần gũi vừa xa lạ với con người…Còn KTS Lý Thái Sơn thì đưa ra nhậnđịnh: Phong thủy là nơi đan xen nhiều chiều (không chỉ về không gian địa lý,lịch sử, chủng tộc, dân tộc), phức tạp giữa các yếu tố khoa học tự nhiên và kỹthuật (kiến trúc, xây dựng, quy hoạch đô thị - nông thôn, môi trường sinh thái,nghệ thuật tạo hình và tổ chức không gian) và khoa học xã hội nhân văn (tâmlý cư trú cá nhân, cộng đồng tín ngưỡng dân tộc, cách tư duy, kiểu sống) giữavật thể và phi vật thể…

Câu hỏi đặt ra là, vì sao lâu nay Phong thủy vẫn được coi là lĩnh vựcnhạy cảm, không được nhìn nhận công khai? PGS.TS Doãn Minh Khôi chobiết: Phong thủy phân biệt thành hai loại dương trạch và âm trạch Dươngtrạch nghiên cứu về thế giới “ dương ”, nơi con người sống và làm việc, đó lànhà ở, công sở, đô thị Trong khi đó, âm trạch nghiên cứu về thế giới “ âm ”,nơi con người an nghỉ vĩnh viễn, đó là các công trình lăng mộ…

Một lý do khác khiến Phong thủy càng trở nên “ nhạy cảm ” là vì việclãnh hội thi hành Phong thủy khó, nên lâu nay hình như ta chỉ nhìn nhậnPhong thủy qua khía cạnh “pháp thuật” (ý kiến của ông Nguyễn Cảnh Mùi).Hay “Lý luận cơ bản của Phong thủy (kinh dịch, âm dương ngũ hành) thì rấttrừu tượng, thuật ngữ sử dụng khác xa so với ngôn từ dùng hàng ngày… tạo ramột vẻ bí hiểm ”

“ Đọc và nghe về Phong thủy thấy một không khí sống chết đan xen,trời đất hòa hợp, rõ không ra rõ, mờ không ra mờ làm cho quần chúng có thểtin, có thể không tin nhưng cũng sợ ”(PGS Lê Kiều) Đơn giản hơn do “ thiếunghiên cứu, thiếu tư liệu, Phong thủy đã được xem như là một lĩnh vực huyềnbí, siêu thực ” (GS.TS Nguyễn Bá Đang).

PGS.TS Nguyễn Minh Sơn thẳng thắn bày tỏ quan điểm: Phong thủykhông thể là một bộ môn bí hiểm, thần kỳ, càng không phải là loại tri thức caosiêu thần bí từ các thầy địa lý nói ra Phong thủy chỉ đơn giản là phương cáchđể chúng ta lựa chọn sắp đặt ngôi nhà của mình cho an toàn và tốt đẹp hơn.

Trang 23

Ths KTS Phan Đăng Trình đồng tình: “ Lý luận Phong thủy về dương trạchcó nhiều yếu tố hợp lý đáng để chúng ta tam khảo khi xây dựng, sửa chữa nhàở ”.

2.2.1.2Sơ lược lịch sử phát triển của phong thủy

Hiện nay có rất nhiều trường phái tranh luận về nguồn gốc của phongthủy, có trường phái thì cho rằng phong thủy xuất phát từ Trung Hoa, trườngphái thì cho rằng phong thủy là của nền văn minh người Việt cổ với đườngbiên giới từ phía nam sông Dương Tử (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) ngườiHán đã Hán hóa các văn thư cổ và tự nhận là của họ Nhưng cho đến nay thìchính những nhà phong thủy lỗi lạc của Trung Quốc như Thiệu Vĩ Hoa cũngkhông thể giải thích được thuật phong thủy xuất phát từ nơi đâu mặc dù họvẫn cho là của người Hán.

Thuật phong thủy hình thành rất sớm, có thể nói gần như cùng với sự rađời của loài người Ngay từ thời thượng cổ con người đã chú ý đến ảnh hưởngcủa hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú của loài người, nên đã tiến hành lựachọn một cách có chủ đích Nguyên sơ của phong thủy là những kinh nghiệmvề sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà Từ cuộc sống thực tế, phảichống chọi với thú dữ, chống lại cả sự tấn công của đồng lọai, phải chốngchọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã biết chọn những vị trícư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước.

Từ thời thượng cổ, con người sống theo lối du canh, du cư, trải qua mộtquá trình tiến hóa đến định canh, định cư và mới bắt đầu chú ý đến nơi ăn ởsao cho thích hợp, chọn địa điểm cư trú làm sao cho tiện lợi rồi tiến tới kiếntạo phòng ốc để ở cho thật an lành, thoải mái, giàu có

Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này qua đời khác đãhình thành nên phong thủy học.

Thời sơ kì, con người chọn đất làm nhà, chủ yếu là muốn an toàn.Thường phải chọn nơi đất cao ráo vì sợ lũ lụt hoặc thú dữ tấn công Để tránh

Trang 24

mưa to, gió lớn, người ta dần dân biết cách chọn vùng đất hướng về Mặt Trời,khuất gió.

Tại Trung Quốc, từ đời nhà Chu, con người đã đặc biệt chú trọng nơi cưtrú Con người đã biết chọn đất xây nhà tại vùng bình nguyên, đây là vùng đấtmầu mỡ, có thể canh tác nông nghiệp thuận lợi Gần nguồn nước mà vẫn tránhđược lụt lội, tai hoạ thời tiết, thiên tai.

Thời kì Tiên Tần, do trình độ khoa học còn thấp, các hình thức bói toándự đoán cát hung thịnh hành trong xã hội gắn liền với hoạt động xây dựng nhàở và mai táng Các văn hiến như Bốc trạch, Bốc cư, Bốc lạc phản ánh tìnhhình đương thời Đồng thời các học thuyết âm dương, ngũ hành, bát quái ChuDịch, Thiên văn Hà Lạc cũng phát triển mạnh, áp dụng vào lĩnh vực Bốctrạch, Bốc cư, (bói chọn nhà ở và mồ mả) Phong thủy nhờ đó có được cơ sởtư tưởng triết học cần thiết.

Thời Lưỡng Hán, đã xuất hiện các trước tác về phong thủy như Cungtrạch địa hình, Kham dư kim quý Các học thuyết Hình pháp gia, Kham dư giacũng mang nội dung phong thủy Mối quan hệ giữa nhà ở và mồ mả với cáthung họa phúc của con người đã trở nên rất mật thiết, đồng thời xuất hiệnnhững người chuyên thực hiện hoạt động phong thủy Điều này gắn liền vớivô số sấm vĩ (câu sấm) và hàng loạt điều cấm kỵ mang tính chất mê tín đangthịnh hành trong xã hội đương thời.

Thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc triều, quan niệm nhà ở và mồ mả gắn vớicát hung họa phúc của con người được tầng lớp sĩ đại phu tiếp nhận rộng rãi,thậm chí vua chúa cũng hoàn toàn tin vào thuật phong thủy.

Tại Việt Nam, phong thủy có từ thời vua Hùng, các cung điện đền thờđều được xây dựng với sự hợp lí cao về phong thủy Đặc biệt trong các đềnthờ còn có ban thờ tôn vinh nền phong thủy của người Việt cổ.

Trải qua lịch sử phát triển của các triều đại, đời nào cũng có những họcgiả kế tục và phát triển thuật phong thủy.

Trang 25

Trong lịch sử phát triển, thuật phong thủy hình thành nên nhiều trườngphái khác nhau, mỗi trường phái có phương pháp lí luận và ứng dụng riêng,dựa trên những suy luận khác biệt nhau, thậm chí có khi đối lập nhau Chođến nay, phong thủy vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống nhất vẫn cònmang nhiều sự huyền bí.

Ngày nay, dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ởđều phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lí xung quanh địa bàn, dùtheo một lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạodựng một kiến trúc đẹp về thẩm mĩ, lợi về sinh hoạt Phong thủy dù còn vẻhuyền bí nhưng rất thực tế và gần gũi với đời sống con người.

2.2.2 Các khái niệm cơ bản về phong thủy

Người xưa cho rằng trời, đất và con người thuộc về một hệ thống nhất.Quan điểm cuộc sống là một thể thống nhất tồn tại trong nhiều nền văn hóanơi mà sức khỏe và thuốc chữa bệnh, thức ăn và cách sống và con đường đưađến sự giải thoát đều liên đới và nằm cả trong một hệ sinh thái

Phong thủy là một bộ môn đặc thù trong nền văn hóa Trung Quốc, nóivề quan niệm của người Trung Quốc với môi trường sống Các tư tưởng triếthọc truyền thống của người Trung Quốc như khí luận, âm dương, ngũ hành,bát quái và thiên nhân hợp nhất là mảnh đất sinh ra phong thủy Phong thủynhấn mạnh sự hòa hợp giữa người và thiên nhiên, thực chất là để tìm kiếmmôi trường tồn tại và phát triển lý tưởng nhất

2.2.2.1Đạo, âm dương- ngũ hành.

* Đạo

Đạo, hay Con Đường, là triết lý cơ bản của thuật phong thủy, chỉ racách sống hài hòa với bản thân, với thế giới tự nhiên Chúng ta có thể dùngphong thủy để đạt đến mục tiêu này.

* Âm dương- Ngũ hành

- Nguồn gốc của thuyết âm dương- ngũ hành

Trang 26

Thuyết Âm Dương- Ngũ Hành xuất phát từ Kinh Dịch cổ Nguồn gốccủa thuyết này là từ một mô hình tối cổ về các con số gọi là Hà Đồ Tươngtruyền do trời ban cho vua Phục Hy, một ông vua thần thoại của Trung Hoa,cách đây khoảng 4000 năm Khi Ngài đi tuần thú Phương Nam, qua sôngHoàng Hà, bỗng thấy một con Long Mã hiện lên, trên lưng nó có những chấmđen trắng

Khi về Ngài mới phỏng theo mà vẽ lại thành một bảng ký hiệu 10 sốđếm bằng các chấm đen và trắng, xếp thành hai vòng trong và ngoài, theođúng 4 phương: Nam, Bắc, Đông, Tây Ở chính giữa là hai số 5 và 10 Ngàigọi là Hà Đồ, tức là bức đồ trên sông Hoàng Hà (chỉ là hình vẽ chứ không cóchữ vì sự

phát minh thuộc thời chưa có chữ viết).

Âm Dương chính là lý thuyết bao trùm tất cả lý thuyết khác thông quaquy luật vận động của hai khí Âm Dương tạo thành vũ trụ và vạn vật Âmthịnh thì Dương suy, đến đỉnh điểm thì Dương lại thịnh và Âm lại suy cứ thếtuần hoàn biến đổi Quy luật Âm Dương biểu đạt bằng hình tròn Sự vận độngcủa Âm Dương là vi tế và không thể số hoá chi tiết được.

Trang 27

Âm dương là hai lực đối nghịch nhau nhưng lại cùng nhau hoạt động đểsinh ra năng lượng, ví dụ như dòng điện Hai lực đối nhau này liên tục chuyểndịch, lực này luôn tìm cách lấn át lực kia Khi một lực trở nên vượt trội, trạngthái cân bằng bị mất đi, vì thế khi một lực trở nên quá mạnh sức ảnh hưởngcủa nó lại giảm đi và lực kia lại chiếm ưu thế Âm và Dương là hai khái niệmđối nghịch nhưng phụ thuộc vào nhau

Bảng Hà Đồ chia 10 số đếm thành 2 loại số đối xứng nhau:Số Dương, số Cơ, số Trời: 1, 3, 5, 7, 9 (chấm trắng).

Số Âm, số Ngẫu, số Đất: 2, 4, 6, 8, 10 (chấm đen) Số Sinh: 1, 2, 3, 4, 5

Số Thành: 6, 7, 8, 9, 10.

Tuy nhiên, trong Hà Đồ không phải chỉ có Âm Dương, bởi vì chỉ riêngcơ chế Âm Dương thì không đủ giải thích mọi biến thiên phức tạp của vũ trụ.Trong đồ hình còn có cả nội dung tương tác của 10 số đếm, thông qua sự địnhvị 5 con số đầu tiên là 5 con số Sinh, đại diện cho 5 yếu tố vận động trong vũtrụ.

Như vậy Ngũ Hành đã được định cùng với 5 cặp số Sinh Thành rachúng, có vị trí Tiên Thiên theo đúng các hướng của các cặp số:

1-6: Hành Thủy, phương Bắc 2-7: Hành Hỏa, phương Nam 3-8: Hành Mộc, phương Đông 4-9: Hành Kim, phương Tây 5-10: Hành Thổ, ở Trung Tâm.

Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ khi tương tác lẫn nhau cũng phảitheo cơ chế hai chiều đối xứng là Âm và Dương, tức cơ chế Tương Sinh vàTương Khắc Đây là tinh thần căn bản của thuyết Ngũ Hành Theo đó cứ haiHành đứng kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển mãi không ngừng, cácHành cách nhau thì khắc chế nhau, và cứ thế mà luân lưu mãi, biểu thị chotriết lý cao siêu của sự đổi thay, biến dịch của vũ trụ tự nhiên.

Trang 28

Người Trung Quốc thừa nhận năm nguyên tố cơ bản, hay còn gọi là ngũđại công năng hay Ngũ Hành, sinh ra từ sự tương tác của Âm và Dương vàtượng trưng cho các biểu hiện vật chất khác nhau của Khí Vạn vật trong vũtrụ, kể cả con người, đều nằm trong hệ thống phân loại của Ngũ Hành.

Cùng với Âm- Dương, ngũ hành là một phương thức bổ sung để phântích và hòa điệu khí của người và ngôi nhà Khí chia thành 5 nguyên tố sau:kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

Một công trình kiến trúc được xây dựng đúng phép tắc âm dương đềucó nghĩa là phải đạt được sự hài hòa âm dương, không chỉ cấu trúc nội tại màluôn cả môi trường bên ngoài tức là môi trường xung quanh của công trìnhkiến trúc, âm và dương thể hiện trong hình thức của địa khí ( năng lượng) vàhình thái của môi trường Sự hài hòa này phức tạp và sâu sắc hơn những kháiniệm về cân đối thẩm mỹ trong ngành kiến trúc thông thường của chúng ta.- Tính chất của âm dương ngũ hành

Trong điều kiện lý tưởng, năm hành này cân bằng với nhau Khi mộthành nào đấy chiếm ưu thế hoặc trở nên yếu kém thì rắc rối xảy ra Việc diễngiải và cân bằng ngũ hành đóng một vai trò trọng yếu trong việc thực hànhthuật phong thủy Ngũ hành luân chuyển theo một chu trình định sẵn Về mặttích cực, chúng giúp đỡ nhau để sinh trưởng gọi là tương sinh và về mặt tiêucực, các Hành này kình chống, chế ngự nhau gọi là tương khắc Để dễ nhớchúng ta hãy đọc Ngũ Hành tương sinh theo thứ tự Thủy- Mộc- Hỏa- Thổ-Kim với cách lý luận sau: Nước (Thủy) giúp cho cây cối (Mộc) xanh tươi.Cây (Mộc) tạo ra lửa (Hỏa) và khi cháy hết sẽ thành tro hoặc đất (Thổ) Trongđất (Thổ) hình thành nên [mỏ quặng] kim loại (Kim) mà khi bị nung chảythành dạng lỏng như nước (Thủy) Ta gọi vắn tắt là Thủy sinh Mộc, Mộc sinhHỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy Và nhớ Ngũ Hành tươngkhắc theo thứ tự Thủy Hỏa Kim Mộc Thổ: Thủy khắc Hỏa (nước dập tắt lửa),nhưng Thủy lại bị Thổ thấm hút và đến lượt Thổ bị Mộc hút kiệt năng lượngnhưng Mộc bị các khí cụ Kim tiêu diệt (Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim

Trang 29

khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.) Bảng "Ngũ Hành Tương Quan"dưới đây trình bày khía cạnh khác: sự tương quan giữa sinh, khắc, vượng, suygiữa các Hành này với nhau.

Quan hệ tương sinh nghĩa là giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau Quanhệ tương khắc là ức chế, làm thiệt hại nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quânbình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành Quan hệ tương sinh và tương khắcnếu thái quá lại làm cho sự biến hóa bị trở ngại khác thường thành ra thái quáhoặc bất cập.

Do đó 2 hệ thống tương sinh và tương khắc không tồn tại đơn độc, biệtlập Trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh và ngược lại, để vạn vật cùngtồn tại và phát triển Bởi vì vũ trụ không thể có sinh mà không có khắc, khôngthể có khắc mà không có sinh Không có sinh thì vạn vật không nảy nở, khôngcó khắc thì sự phát triển quá độ sẽ có hại.

Âm Dương Ngũ Hành - 10 Thiên căn

Trang 30

Nhâm Thủy Quý

Trang 31

- Thiên Can Tương Sinh Và Tương KhắcDương Âm

- Mười Thiên Can Ngũ Hợp

- Mười Hai Địa Chi Lục Hợp

Trang 32

Mười Hai Địa Chi Tương Xung Mười Hai Địa Chi Tương Hại

- Mười Hai Địa Chi Tương Hình

Cách hình Vô Lễ: Tý hình Mão, Mão hình Tý.

Cách hình Dựa Thế: Dần hình Tỵ, Tỵ hình Thân, Thân hình Dần.Cách hình Vô Ơn: Sửu hình Tuất, Tuất hình Mùi, Mùi hình Sửu.

Cách hình Tự Hình: Thìn tự hình Thìn, Ngọ tự hình Ngọ, Dậu tự hìnhDậu, Hợi tự hình Hợi.

- Tam Hợp Cục Của Mười Hai Địa Chi

- Bảng Quy Loại Ngũ Hành

Sự biểu hiện, liên hợp, cùng ứng dụng của Ngũ Hành với thiên nhiên,con người, vạn vật rất lớn lao không thể nào tìm hiểu và trình bày được hết.

Trang 33

Bảng liệt kê sau đây chỉ nói lên phần nào căn bản tương quan giữa Ngũ Hànhcùng mọi vật như sau

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành xuất hiện như một học thuyết triết họcbao trùm mọi phương diện trong vũ trụ Âm Dương, Ngũ Hành cùng songsong tồn tại để bổ khuyết, chế hóa, cùng thúc đẩy sự sinh trưởng, biến hóa vôcùng của vạn vật

Trải qua nhiều thời đại, các bậc Thánh Nhân đã dày công nghiên cứu,sáng tạo, cùng vận dụng thuyết Ngũ Hành vào những vấn đề rất lớn rộng, cóliên quan mật thiết đến con người như thiên văn, lịch pháp, y học, dược học,võ học, thời sinh học, định chế xã hội, văn hóa, phong thủy, địa lý, chiêm tinh,bói toán v.v Nên với phần Ngũ Hành Luận trên đây, hy vọng giới thiệu một

Trang 34

vài nét tổng quát và căn bản của nền minh triết Đông Phương cùng những ứngdụng của thuyết Âm Dương Ngũ Hành trong các lãnh vực nhân sinh.

2.2.2.2Bát quái

Bát quái được sinh ra từ âm dương, là một hệ thống tư tưởng bắt nguồntừ “Chu dịch ” “Dịch truyền, hệ từ ” có giải thích như sau: dịch có thái cựcsinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái ” Bátquái là hiện tượng của tám loại tự nhiên thường gặp: càn là thiên, khôn là đất,chấn là lôi, tốn là gió, khảm là nước, ly là hỏa, cấn là núi, đoài là trạch

Một trong những cách dùng thường gặp của bát quái là dùng để biểu thịtám phương vị “ Chu dịch Thuyết quái ” đã giải thích về phương vị và ýnghĩa tiềm tàng của bát quái như sau: vạn vật sinh ra từ chấn, chấn là phươngđông, cũng như tốn, tốn là phương nam, ly là minh, vạn vật nhìn thấy nhau làquái của phương nam, khôn là đất nuôi dưỡng vạn vật, đoài là chính thu nóivề vạn vật, đối nghịch với càn, càn là tây bắc âm dương che lấp nhau, khảm lànước là quái của chính bắc, là phương quái mọi vật quy về, cấn là quái củađông nơi bắt đầu và kết thúc của vạn vật.”

Bát quái dùng trong phong thủy, ngoài việc chỉ phương vị còn có thểthông qua ý nghĩa của quái để biểu thị cát hung, cũng có thể căn cứ vào quáiđể xem đất,

2.2.2.3Khí, nguồn năng lượng trong phong thủy

Khí là một khái niệm không có trong hệ thống triết học phương Tâynhưng lại được nhắc đến rất nhiều trong các hệ thống triết học phương Đông.Khí là sức sống của vạn vật, là phẩm chất của môi trường sống, là sức mạnhcủa mặt trời, mặt trăng và khí hậu và là động lực điều khiển trong con người.Mục đích của thuật phong thủy là tạo ra một môi trường trong đó khí đượcluân lưu thông suốt để tinh thần được minh mẫn, cơ thể được tráng kiện.Trong một căn nhà mà khí lưu chuyển thanh thoát thì những người sinh sốngở đó sẽ nhận được những điều tốt lành và mọi điều trong cuộc sống sẽ đượchanh thông Ngôi nhà nào khí lưu chuyển trì trệ hoặc bị tắc thì cuộc sống

Trang 35

thường nhật hoặc những dự tính lâu dài cho tương lai của những người sống ởđó sẽ luôn gặp những điều trắc trở Trong một khu vườn thông thoáng, khíđược lưu chảy tự do, cây cối sẽ tươi tốt và các sinh vật trong môi trường tựnhiên sẽ sinh sôi nảy nở Muông thú, chim chóc, côn trùng và vô số các loài visinh sống ở đó sẽ tự điều hòa và tạo ra một môi trường cân bằng và có ích.Nơi nào khí không thể lưu thông một cách tự nhiên, bị tắc nghẽn, hoặc chuyểnđộng uể oải thì môi trường ở đó có thể trở nên ẩm thấp, hoặc xảy ra tình trạngmất cân bằng sinh thái dẫn đến nạn dịch rầy chẳng hạn Trong một văn phòngkhí được lưu thông thoải mái, nhân viên sẽ vui vẻ và tương thân tương ái, cáckế hoạch được hoàn thành đúng thời hạn và mức độ stress thấp Văn phòngnào khí bị tù hãm có thể sẽ xảy ra những mối bất hòa và công việc kinh doanhkhông thể phát triển.

2.2.3 Nguyên lý mỹ học cơ bản trong phong thủy

2.2.3.1 Nguyên lý thiên nhân hợp nhất

Nguyên lý Thiên Nhân Hợp Nhất còn gọi là Quan Niệm Chỉnh Thể, nóivề sự hòa hợp của con người và thiên nhiên, thực chất là tìm kiếm môi trườngtồn tại và phát triển lý tưởng nhất

2.2.3.2Nguyên lý dọc ngang đối xứng

Nguyên lý dọc ngang đối xứng cũng là nguyên tắc mà phong thủy luôntuân theo Trong kiểu mẫu của phong thủy có tả thanh long ( long sa ), hữubạch hổ ( hổ sa ) chính là sự tái hiện nguyên tắc đối xứng cân bằng này Longhổ sa bắt nguồn từ núi dựa phía sau huyệt, tương đương với hai cánh tay conngười thể hiện ra thế ôm bao vây bọc tả hữu, từ đó thể hiện ra nét đẹp củahình thức Một loại thể hiện quan trọng khác trong phong thủy của nguyên tắcđối xứng quân bình này chính là phép đường trục tâm trong bố cục kiến trúc

2.3Tìm hiểu chung về loại hình biệt thự

Khái niệm biệt thự

Trong các từ điển tiếng Việt, “biệt thự” có nghĩa là nhà rộng có vườnriêng biệt Tuy nhiên, khái niệm “biệt thự” hiện nay không chỉ còn là những

Trang 36

căn nhà có vườn riêng biệt với tên gọi “biệt thự đơn lập” mà đã xuất hiệnthêm các khái niệm biệt thự liên lập, song lập, tứ lập, biệt thự phố, biệt thựvườn…

Ngày 08/12/2009, Bộ xây dựng ban hành Thông tư số

38/2009/TT-BXD hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị Kháiniệm về nhà biệt thự tại đô thị (Khoản 1, Điều 3): “Nhà biệt thự tại đô thị”

là nhà ở riêng biệt (hoặc có nguồn gốc là nhà ở đang được dùng vào mục đíchkhác) có sân vườn, có hàng rào và lối ra vào riêng biệt, có số tầng chínhkhông quá 3 tầng (không kể tầng mái che cầu thang, tầng mái và tầng hầm),

Trang 37

có ít nhất 3 mặt nhà trông ra sân hoặc vườn, có diện tích xây dựng không vượtquá 50% diện tích khuôn viên đất, được xác định là khu chức năng trong quyhoạch chi tiết xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Biệt thự khác với các kiểu nhà ở khác bởi các thuộc tính tự nhiên Cácbiệt thự có cảnh quan riêng biệt, không khí thoáng mát khiến cho những ngườisống trong đó có cảm giác được gần gũi với thiên nhiên hơn.

Chính vì vậy khi chọn một biệt thự, chúng ta cần nắm vững mối quanhệ giữa địa hình và môi trường, sự kết hợp giữa cảnh quan môi trường và kiếntrúc biệt thự Việc chọn địa hình đất là một điều rất quan trọng trong việc xâydựng biệt thự

Trang 38

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong phần kết quả nghiên cứu em xin đưa ra những đánh giá sơ bộtrong việc ứng dụng một số thuật phong thủy vào thiết kế và bố trí đồ dùng tạimột biệt thự ở Linh Đàm.

Dự án khu đô thị mới Linh Đàm là một dự án có quy mô gần 200 habao gồm ba dự án thành phần: Khu nhà ở Bắc Linh Đàm, Khu nhà ở bán đảoLinh Đàm và Khu nhà ở Linh Đàm mở rộng Đây là dự án Khu đô thị mới đầutiên được thí điểm đầu tư theo chủ trương của Trung ương Đảng vào đầu thậpkỷ 90 của thế kỷ 20 là đầu tư các dự án nhà ở đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật vàhạ tầng xã hội Sự thành công của dự án đã tạo tiền đề cho hàng loạt Khu đôthị mới được nhân rộng trên cả nước.

Cho dù hiện nay trên cả nước đã có đến hàng ngàn khu đô thị (KĐT)mới thì Linh Đàm vẫn là một dấu ấn đặc biệt Được khởi công xây dựng từnăm 1997, khu Linh Đàm vốn trước đây là đầm lầy, ruộng trũng, đã lột xácthành Khu đô thị mới Linh Đàm với các công trình kiến trúc khang trang, hiệnđại xen lẫn với cảnh quan thiên nhiên xanh tươi, tạo nên động lực thúc đẩy sựphát triển của cả khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà Nội.

Trang 39

Có quy mô 184,09 ha, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km, cho dù làmột KĐT hiện đại nhưng Linh Đàm vẫn giữ được lợi thế về vị trí cảnh quanthiên nhiên đẹp với nhiều công trình di tích lịch sử đã được xếp hạng và hồnước được quy hoạch rộng 74 ha Toàn bộ dự án khu hồ Linh Đàm được quyhoạch xây dựng theo mô hình đô thị hiện đại kết hợp với nét đặc trưng phảnánh đặc điểm và bản sắc văn hóa dân tộc Việt, cảnh quan đô thị hài hòa với

Trang 40

cảnh quan chung của toàn vùng Tổng diện tích cây xanh của khu vực đạt hơn31,5 ha, chỉ tiêu cây xanh tính trên đầu người rất cao và có cảnh quan hấp dẫn.Các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng đồng bộ,với gần 4.000 căn nhà xây mới, trong đó có hơn 3.150 căn hộ chung cư caotầng phục vụ hàng chục nghìn người dân Thủ đô đến định cư.

Dưới đây là một số thông tin về biệt thự mà em đã thu thập được trongquá trình đi thực tế tại bán đảo Linh Đàm.

1 Chủ biệt thự : ông Nguyễn Công Binh, sinh năm 19522 Diện tích tổng thể: 150m2

3 Loại hình biệt thự: biệt thự tại đô thị (theo quy định tại khoản 1, điều 3do Bộ xây dựng - Thông tư số 38/2009/TT-BXD)

4 Vị trí biệt thự: số 4, biệt thự 3, bán đảo Linh Đàm, khu đô thị mới LinhĐàm, Hoàng Mai, Hà Nội

5 Các hướng tiếp cận của mảnh đất: - Phía Bắc: giáp rãnh nước

- Phía Nam: giáp đường lớn- Phía Tây: giáp nhà

- Phía Đông giáp: giáp nhà6 Số tầng: 3 tầng

Ngày đăng: 04/12/2015, 00:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Địa lý toàn thư ( Nguyên tác: Lưu Bá Ôn, nhà xuất bản văn hóa thông tin ) 3. Phong thủy toàn tập (Ttổng hợp và biên dịch: Vũ Tài Hoa , Nhà xuất bản trẻ ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý toàn thư ( Nguyên tác: Lưu Bá Ôn, nhà xuất bản văn hóa thông tin )"3
Nhà XB: nhà xuất bản văn hóa thông tin )"3. "Phong thủy toàn tập (Ttổng hợp và biên dịch: Vũ Tài Hoa
1. Những nền văn minh thế giới ( Nhà xuất bản văn hóa thông tin ) Khác
4. Phong thủy trong thiết kế kiến trúc nội thất ( Nhà xuất bản Trẻ ) Khác
5. Phong thủy hoa cây cảnh ( Biên soạn: Nguyễn Kim Dân, trung tâm lý học phương dông ) Khác
7. Kiến trúc nhà ở theo phong tục dân gian ( Nguyên tác: Tuệ Duyên, Nhà xuất bản Hải Phòng) Khác
10.Hỏi đáp về xây dựng nhà cửa phong thủy ( Biên dịch: Hoài Cơ, Nhà xuất bản Hải Phòng) Khác
11. Tín ngưỡng phong tục dân gian việt nam, những kiêng kị dân gian Việt Nam ( Sưu tầm biên soạn: Ánh Hồng, Nhà xuất bản Thanh Hóa) Khác
12. Những điều cần biết khi xây dựng nhà ở theo phong thủy ( Biên soạn : Kỳ Anh, Nhà xuất bản Đà Nẵng )13 . Tài liệu trên Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w