1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

jack london ở việt nam

135 864 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 6,47 MB

Nội dung

Tìm hiểu về Jack London, giới nghiên cứu phê bình văn học ở Mỹ và các nước đã đứng ở những góc độ khác nhau để có những nhìn nhận và đánh giá khác nhau về tác giả này: Jack London là một

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HÀ MINH CHÂU

LU ẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Phó Giáo sư LƯƠNG DUY TRUNG, người trực

tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn:

Các giáo sư đã giảng dạy

Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, cùng Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh

Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Sư phạm TP Hồ Chí Minh Gia đình và bạn bè đã

tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành công trình này

Trang 6

MỤC LỤC

L ỜI CAM ĐOAN 4

L ỜI CẢM ƠN 5

M ỤC LỤC 6

PH ẦN DẪN NHẬP 9

1 LÝ DO CH ỌN ĐỀ TÀI: 9

2 L ỊCH SỬ VẤN ĐỀ 11

3 PH ẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16

3.1.Đối tượng nghiên cứu: 16

3.2.Phạm vi nghiên cứu: 16

4.M ỤC TIÊU CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 17

5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

6.CÂU TRÚC C ỦA LUẬN ÁN 17

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIÊN ĐỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI - TƯ TƯỞNG - VĂN HÓA C ỦA VIỆC TIẾP NHẬN VĂN HỌC MỸ VÀ JACK LONDON Ở VIỆT NAM 19

1.1 Nh ững tiền đề lịch sử - xã hội - tư tưởng - văn hóa của việc tiếp nhận văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam: 19

1.1.1 Bối cảnh xã hội - lịch sử của việc tiếp nhận văn học Mỹ nói chung và Jack London nói riêng: 19

1.1.2 Vài nét về giao lưu văn hóa - văn học ở Việt Nam: 21

1.1.3 Vài nét về lý luận tiếp nhận văn học: 22

1.2.Tình hình ti ếp nhận văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam 27

1.2.1 Vài nét về truyền thống, hiện thực nước Mỹ và văn học Mỹ: 27

1.2.2.Tình hình tiếp nhận văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam: 31

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ GIỚI THIỆU VÀ NGHIÊN CỨU JACK LONDON Ở VIỆT NAM 36

2.1.Quá trình gi ới thiệu và nghiên cứu Jack London 36

Trang 7

2.1.1.Thống kê các bài giởi thiệu và nghiên cứu Jack London: 36

2.1.2.Nguyên nhân phát triển của quá trình nghiên cứu và giới thiệu Jack London ở Việt Nam: 40

2.2.Nh ận xét về nội dung nghiên cứu và giời thiệu Jack London: 42

2.2.1.Những ý kiến nhận định giống nhau 42

2.2.2.Những ý kiến nhận định khác nhau 49

2.3.M ột số suy nghĩ và đê xuất về vấn đề giđi thiệu và nghiên cứu Jack London: 50

2.3.1.Một số suy nghĩ về vấn đề giới thiệu và nghiên cứu Jack London: 50

2.3.2.Một số đề xuất về nhu cầu tiếp nhận Jack London: 56

HƯƠNG 3: VẤN ĐỀ DỊCH TÁC PHẨM JACK LONDON 60

3.1.D ịch văn học ở Việt Nam 60

3.1.1.Quan niệm về nghệ thuật dịch 60

3.1.2.Quan niệm về một bản dịch hay 63

3.2.D ịch tác phẩm Jack London ở Việt Nam: 65

3.2.1.Thống kê các tác phẩm đã dịch: 65

3.2.2.Nhận xét về quá trình dịch tác phẩm Jack London ở Việt Nam: 71

3.2.3.Về các bản dịch: 76

3.2.3.1.Nh ận xét chung: 76

3.2.3.2.M ột số ví dụ về độ lệch giữa nguyên tác và bản dịch 78

3.2.3.3.M ột số ví dụ về " đạt" và " nhã " trong các bản dịch: 83

3.2.3.4.V ề đoạn văn dịch "Con Chó Bấc" trong chương trình văn lớp bảy 88

3.2.4.Ý nghĩa của vấn đề dịch và giới thiệu tác phẩm Jack London 89

3.2.5.Một số đề xuất về việc dịch tác phẩm Jack London: 91

CHƯƠNG 4: JACK LONDON TRONG NHÀ TRƯỜNG 93

4.1.Jack London trong chương trình giảng dạy: 93

4.1.1.Jack London trong chương trình bậc Đại học và Cao đẳng: 93

Trang 8

4.2.1.Ở bậc Đại học và Cao đẳng 96

4.2.1.1.N ội dung giới thiệu Jack London: 96

4.2.1.2.Điều tra thực tế: 98

4.2.2.Ở Trường trung học cơ sở: 100

4.2.2.1.N ội dung giảng dạy và học tập: 100

4.2.2.2.Điều tra thực tế: 102

4.3.Nh ận xét chung về vấn đề giảng dạy và học tập Jack London trong nhà trường 104

4.4.M ột số đề xuất về vấn đề giảng dạy Jack London trong nhà trường 110

PH ẦN KẾT LUẬN 115

DANH M ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

TI ẾNG VIỆT: 118

TI ẾNG ANH: 123

PH Ụ LỤC 124

PH Ụ LỤC 1: 124

PH Ụ LỤC 2: 128

PH Ụ LỤC 3: 131

Trang 9

PHẦN DẪN NHẬP

Nói đến văn học Hoa Kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, người đọc không thể không

nhắc đến Jack London, nhà văn hiện thực nổi tiếng

Tuy không đoạt giải Nobel văn chương như các nhà văn Mỹ tên tuổi (Sinclair Lewis, William Faulkner, Pearl Buck, John Ernest Steinbeck, Ernest Hemingway ), tuy không được xem là nhà cách mạng về phương diện thể loại truyện ngắn như E Hemingway (dù rằng hầu như Jack London thu hút nhiều lớp độc giả qua các truyện ngắn), nhưng Jack London vẫn là "

trong th ời đại của ông"[ 77, 406 ]

Cuộc đời đầy sóng gió, đầy biến động của Jack London, sự nỗ lực vượt khó để trở thành nhà văn, tính hiện thực và tư tưởng của tác phẩm tất cả đã đưa người đọc đến với Jack London, thôi thúc sự tìm hiểu về thế giới văn chương nghệ thuật của tác giả

Ở Việt Nam, tên tuổi Jack London đã trở nên quen thuộc với nhiều lớp độc giả Chẳng

những thế, Jack London và những sáng tác của ông ngày càng được quan tâm, cụ thể là ở các lĩnh vực: nghiên cứu, dịch thuật và giảng dạy

Đề tài "Jack London ở Việt Nam" được chúng tôi đưa ra và quan tâm vì những lý do sau:

đầu thế kỷ XX, đã để lại một sự nghiệp sáng tác khá đô sộ:

Với những khát vọng mãnh liệt trong cuộc sông và sáng tạo, Jack London đã sống một

cuộc đời phiêu lưu, từng trải, dấn thân và cống hiến để vượt qua thử thách của cuộc sống, để đạt được những điều mình mong muốn - trong đó cố việc trở thành nhà văn nổi tiếng Jack London đã đưa vào tác phẩm của mình (hơn hai ữãm tác phẩm bao gồm nhiều thể loại) những

gì biểu hiện về thời đại ông đang sông Đó là hiện thực của đất nước, xã hội và con người Mỹ

ốn cực kỳ phong phú và phức tạp Jack London mang lại vinh dự cho nước Mỹ không phải từ

Trang 10

- "J ack Lonđon, người lãng du, nhà tiểu thuyết và nhà cải cách xã hội" (H.M Bland -

Mỹ)

- "Jack London, ng ọn đèn hiệu của nên văn học Mỹ" (Lewis Mumford - Mỹ)

- "Jack London, m ột trong những nhà văn vô sản đâu tiên ở phương Tây" (Bách khoa

toàn thư về văn học - Liên Xô)

- "Jack London, nhà vi ết tiểu thuyết đã sống với những cuốn sách của mình" (Francis

Lacassin - Pháp)

- "Jack London, nhà văn tiến bộ trong gừii đoạn cuối thế kỷ XIX, đâu thế kỷ XX ở Mỹ"

(Từ điển văn học - Việt Nam)

- "Jack London, nhà văn hiện thực Mỹ nổi tiếng" (Những nền văn minh thế giới - Việt

sự thay đổi ấy

Quá trình dịch, nghiên cứu và giới thiệu Jack London từ những năm 80 đã có sự gia tăng

về số lượng và chất lượng so với trước kia Điều đó đã khẳng định sự quan tâm ngày càng nhiều của độc giả Việt Nam đối với nhà văn này Tìm hiểu, khai thác và lý giải về điều này cũng là mong muốn của chúng tôi Bởi lẽ, bản thân chúng tôi cũng đã từng và vẫn luôn yêu thích, bị thu hút vì những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn của Jack London và vì những bộ phim tràn đầy ý nghĩa của sự tranh đấu được chuyển thể từ các tác phẩm của ông

Giáo trình văn học nước ngoài ở các trường Cao đẳng và Đại học chuyên nghiệp đề cập đến Jack London trong sự giới hạn của cấu tạo chương trình chung và sự quy định về thời gian

Trang 11

Do vậy, đất dành riêng cho ông chưa nhiều Tuy nhiên, sự hiện diện của Jack London cùng với

đoạn trích " Con chó Bấc " trong " Tiếng gọi nơi hoang đã " ở chương trình bậc Trung học cơ

sở phải chăng cũng là một trong những nhân tố chính để khẳng định vị trí của Jack London ở

Việt Nam ?

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn và đi vào nghiên cứu đề tài "

Jack London ở Việt Nam"

Jack London là nhà văn xuất thân từ cuộc sống khốn khó, nhờ vào năng lực của mình mà xây dựng được một sự nghiệp văn chương đồ sộ Cuộc đời và sự nghiệp của ông khiến các nhà nghiên cứu nói riêng và độc giả nói chung quan tâm

Tìm hiểu về Jack London, giới nghiên cứu phê bình văn học ở Mỹ và các nước đã đứng ở

những góc độ khác nhau để có những nhìn nhận và đánh giá khác nhau về tác giả này: Jack London là một nhà văn thiên tài, Jack London chỉ đơn thuần là một nhà văn viết truyện giải trí, Jack London là một nhà văn chiến sĩ, Jack London là nhà hoạt động xã hội

Ở Mỹ, quê hương của Jack London, nhà văn được tiếp nhận và đánh giá với hàng loạt công trình nghiên cứu Dưới đây là một số công trình và bài viết tiêu biểu

Viết về cuộc đời Jack London, "Through the South Sea with Jack London" (Xuyên biển

Nam với Jack London) của Martin E Johnson, "Jack London, what he was and what he

accomplished " (Jack London, ông là ai và đã tự hoàn thiện như thế nào) của Grace I Colbron,

"Sailor on houseback : The biography of Jack London" (Thủy thủ trên yên ngựa : cuộc đời

của Jack London) của Irving Stone nhìn chung đều xem ông là một nhà văn có số phận đặc

biệt, đầy sóng gió, một nhà văn có cá tính

Viết về tư tưởng và thái độ chính ưị của Jack London có "Jack London, the new

wonder boy" (Jack London, chú bé lang thang) c ủa Charles s Walcutt, "The American rebel"

(Người Mỹ nổi loạn) của Philip S Fones về mặt này, Jack London được xem là nhà văn vô

Trang 12

Dưới góc độ tiếp cận tác phẩm để nhận ra giá trị của chúng, các nhà nghiên cứu có những

đánh giá rất đa dạng Trong lời đề tựa tuyển tập “Best short stories of Jack London”, Eugene

Burdick cho rằng Jack London đã viết với những rung cảm hầu như tuyệt vời, đã "đem cái thế

Các tác giả Andrew J Porter, Henry L.Terric, Edward J Gordon với công trình nghiên cứu

"American Literature" l ại đánh giá nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn của Jack London "có vẻ là

nh ỏ"[ 84, 526 ], có nghĩa là không phải tất cả các tác phẩm đều có giá trị như nhau

Ở Liên Xô trước đây, Jack London được xem là "một trong những nhà văn được yêu

thích nh ất" Bách khoa toàn thư về văn học của Liên Xô (tập 4) viết: "Các nhà nghiên cứu

cũng như mối quan hệ của ông với nên văn học tiến bộ Mỹ và Nga cùng với các phong trào

xã h ội" [44, 286]

Riêng ở Việt Nam, Jack London được dịch và giới thiệu với nhiều loại độc giả trên sách báo, các công trình nghiên cứu và tác phẩm dịch, nhưng chưa có sự tổng kết và đánh giá

Ở những bài viết này, cuộc đời và hoạt động của Jack London được chú trọng giới thiệu

và nghiên cứu, chẳng hạn như về tiểu sử, đời tư, quá trình phấn đấu, tư tưởng chính trị Sự

giới hạn của những trang báo ít nhiều khiến nhà nghiên cứu phải lựa chọn và giới hạn vấn đề khi giới thiệu

Trước năm 1975, tác giả Thanh Tâm với bài viết "Văn hào Jack London" (1960), Từ

Trẫm Lệ với "Một cuộc đời phiêu bạt tên London" (1965) viết về cuộc đời lang thang và tấm

gương vượt khó của Jack London Ở miền Bắc (1966), Đỗ Đức Dục viết về quan điểm chính trị

và thái độ đứng về phía những người bị áp bức của Jack London trong bài "Giấc mơ đầu thế kỷ

c ủa Jack London"

Từ sau năm 1975, Jack London vẫn được chú trọng nghiên cứu và giới thiệu với các bài

viết ttên tạp chí Văn học và Kiến thức Ngày nay: "Jack London và cuộc đấu tranh giai cấp,

đâu tranh dân tộc" của Lê Đình Cúc, "Jack London, những trang đời bị quên lãng" của

Trang 13

Thanh Huyền đã khẳng định quan điểm của Jack London về đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân

tộc và sự cống hiến của Jack London trong hoạt động xã hội Trần Thế Quân với "Những

người đàn bà trong đời của Jack London" ,Thanh Huyền với "Jack London, những trang đời

b ị quên lãng" đã viết về đời tư Jack London với những mối tình thiếu suông sẻ

Ngoài ra, trong những bộ sách và công trình nghiên cứu về những vấn đề lớn như vấn đề văn minh, văn học thế giới, vấn đề văn hóa, văn học Mỹ cũng có đất dành riêng cho Jack London với những bài viết có đầu đề hẳn hoi, điểm qua những nét nổi bật về cuộc đời và tác

phẩm của Jack London (London , Jack London- nhà văn vô sản Mỹ đầu tiên , Jack London -

nhà văn hiện thực Mỹ nổi tiếng ) Đó là các bài viết về Jack London trong "Từ điển văn học

" "Nh ững nền văn minh thế giới” "Hồ sơ văn hóa Mỹ " (Hữu Ngọc), "Hành trình văn học

M ỹ” (Nguyễn Đức Đàn), "Ấn tượng văn chương" (Lữ Huy Nguyên)

Đó là những bài giới thiệu, đề từ ở đầu những tác phẩm được dịch và phổ biến rộng rãi

Có khi đó là bài viết của chính dịch giả, có khi là của nhà xuất bản hoặc của một tác giả khác

Có những bài giới thiệu chung chung, sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác như các bài giới thiệu trong tập truyện "Tiếng gọi nơi hoang dã" do Bùi Việt Hồng dịch, "Từ bỏ thế

gi ới vàng" do Đặng Quốc Thanh và Nguyễn Mạnh Bùi Nghĩa dịch, "Nanh trắng" do Bảo

Hưng và Trứng Dũng dịch

Có những bài chỉ giới thiệu về tác phẩm ấy và cũng chỉ tập trung vào nội dung phản ánh

tính tư tưởng của nó Đó là trường hợp của các bài giới thiệu trong "Gót sắt" do Vũ Cận dịch,

"Martin Mon" do Bùi Phụng và Bùi Ý dịch, " Văn phòng ám sát" do Đặng Thu Hương dịch,

"Cô gái băng tuyết" do Đào Xuân Dũng dịch

Trong các tập truyện "Tiếng gọi nơi hoang dã" (Mạnh Chương và nhiều người dịch), "Sự

im l ặng màu trắng" và "Sóng lớn Canaca" (nhiều người dịch), trong tác phẩm "Cơn sốt vàng"

(Thanh Việt Thanh dịch), các bài giới thiệu đã nêu lên nhiều vân đề cụ thể, chi tiết về quá trình

sống và hoạt động của Jack London, sự phát triển của tư tưởng, cả những thành công và hạn

chế trong sáng tác của nhà văn

Trang 14

Từ những quan niệm và đánh giá của các tác giả, có thể thấy Jack London được xem là

một nhà văn có cuộc đời ngắn ngủi nhưng vô cùng phong phú, là nhà văn vô sản đầu tiên trong

thế giới phương Tây, là nhà văn hiện thực nổi tiếng đã đưa cuộc sống vào trong tác phẩm rất thành công, là nhà văn có sắc thái riêng ương sáng tạo

Bài giới thiệu trong hai tập truyện "Sự im lặng màu trắng" và "Sóng lớn Canaca" của

nhà xuất bản Tác phẩm mới nhận định : "Giắc Lănđơn sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng

tràn đây các sự kiện và ấn tượng Xuất hiện bất ngờ và nổi tiếng nhanh chóng trong chưa đầy hai chục năm sáng tác, ông đã để lại một di sản văn học khổng lồ Tuy không đều nhau

v ề giá trị tư tưởng và nghệ thuật, di sản ấy cũng giúp ông dễ dàng trở thành một trong

h ệ tiếp theo, không chỉ ở trong nước mà còn ở các nước khác" [44, 5 ]

Sự xuất hiện của Jack London trong những công trình, bài viết về các vấn đề khác tuy có

độ đậm nhạt khác nhau; có lúc chỉ là nêu tên, nhắc qua; có lúc dùng để liên hệ, so sánh hay

khẳng định, phân tích, chứng minh cho một luận điểm nào đó nhưng tất cả đều có ý nghĩa

khẳng định dấu ấn của Jack London trong lĩnh vực nghiên cứu ở Việt Nam

"Hương sắc trong vườn văn" (Nguyễn Hiến Lê) trong phần nêu kinh nghiệm viết văn của

một số nhà văn có nêu kinh nghiệm của Jack London

"Ba nhà văn hiện đại" (Hoàng Nhân) dẫn chứng về sự khác nhau trong miêu tả (đấu

Quyền Anh) giữa Hemingway và Jack London

"Đại cương văn học sử Hoa Kỳ" (Đắc Sơn) nhắc đến Jack London trong đoạn nói về việc

phản ánh hiện thực xã hội miền Tây nước Mỹ của các nhà văn Mỹ

"Truy ện ngắn Mỹ hiện đại" (Lê Huy Bắc) trên tạp chí Văn học nước ngoài, trong phần

liệt kê tên tuổi những bậc thầy truyện ngắn Mỹ có tên Jack London

"Tình hình gi ới thiệu và nghiên cứu văn học Mỹ ở Việt Nam" (Mai Hương -Nguyễn thị

Huế) giới thiệu Jack London về nhiều mặt (số lượng tác phẩm dịch, thể loại, nội dung và giá trị

của các tác phẩm)

Trang 15

"Văn hóa văn nghệ phục vụ chả nghĩa thực dân mới Mỹ tại miền Nam Việt Nam"

(Trần Trọng Đăng Đàn) đề cập đến Jack London khi nói về việc tên tuổi của những cây bút tiến

bộ Mỹ bị Mỹ - nguy lợi dụng xuyên tạc

Mỗi nhà nghiên cứu, từ góc nhìn và sự cảm nhận cá nhân, từ ý thích và nội dung, mục đích viết của mình, đã có những phát hiện khác nhau về Jack London

Mặt khác, việc giới thiệu những giai thoại về Jack London với những câu chuyện "Tìm

vàng", "Sáng tác b ằng chân", "Công thức của bà" và "Những bí ẩn trong cuộc đời nhà văn" là những câu chuyện góp phần làm phong phú thêm cho quá trình nghiên cứu và giới

thiệu Jack London ở Việt Nam

Bộ sách "Văn học phương Tây" (nhiều tác giả), sách dùng chung cho các trường Đại học

Sư phạm, không có chương, bài dành riêng cho Jack London nhưng ở chương "Ơnixt

Jack London là "m ột trong những nhà văn ở tầm cỡ lớn do tính chất phổ cập của tác phẩm"

và điểm qua một số nét trong phong cách nghệ thuật của Jack London

Sách giáo khoa Văn 7 trích dẫn đoạn "Con chó Bấc" từ tác phẩm "Tiếng gọi nơi hoang

dã" có phần tiểu dẫn giới thiệu vài nét về tác giả, tóm tắt tác phẩm và những câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài

Ngoài ra, còn có những bài viết toong các đầu sách tham khảo gồm loại bổ sung kiến thức

phục vụ cho giảng văn và loại hướng dẫn tập làm văn nhằm giới thiệu cụ thể hơn về cuộc đời

và sự nghiệp nhà văn Jack London, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài và giới thiệu những dàn bài, những bài làm văn mẫu phát biểu cảm nghĩ về con chó Bấc

Về luận văn, luận án thì từ sau năm 1975 đến nay, nếu như Hemingway là nhà văn Mỹ được nhiều luận văn và luận án chọn làm đề tài nghiên cứu (7 luận án Thạc sĩ và 4 luận án Tiến

sĩ) thì với Jack London, chỉ duy nhất có một luận án Thạc sĩ với đề tài "Jack London và vấn đề

đấu tranh sinh tôn của thời đại ông" (Lê Ngọc Thúy thực hiện, giáo sư Lương Duy Trung

Trang 16

cấp và từ kinh nghiệm sinh tồn đến triết lý đấu tranh sinh tồn Từ đó, tác giả nhận định Jack

London là "m ột con người có nhận thức sâu sắc vê cuộc đấu tranh sinh tôn và ý nghĩa của

Có thể nói, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách nhìn nhận, nhiều quan điểm về Jack London và tác phẩm của ông Điều đó cũng mang đến cho lĩnh vực nghiên cứu và giới thiệu Jack London sự phong phú, nhiều màu và nhiều vẻ Trên cơ sở những ý kiến và nhận định của các nhà nghiên cứu, cũng như dựa vào thực tế của việc giảng dạy và dịch tác phẩm Jack London ở Việt Nam, chúng tôi cố gắng khảo sát ở nhiều phương diện, tiếp cận từ nhiều góc độ

nhằm đạt được những mục tiêu mà luận án đã đề ra

- Những bài viết, công ứình nghiên cứu ở Việt Nam về con người, sự nghiệp sáng tác của Jack London

- Những tác phẩm của Jack London được dịch sang tiếng Việt

- Những bài viết ở các giáo trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy, luận văn sau Đại học và những đối tượng giảng và học tác giả này trong nhà trường

Từ việc xác định các vấn đề có liên quan, chúng tôi triển khai đề tài trong những giới hạn sau :

- Giới hạn về thời gian nghiên cứu Jack London ở Việt Nam: Thời gian người thực hiện

đề tài tìm thấy tác phẩm của Jack London được dịch sang tiếng Việt và các bài nghiên cứu của Jack London có mặt ỏ Việt Nam đến đầu năm 2000

- Giới hạn về nội dung nghiên cứu trên những bình diện cụ thể sau:

* vấn đề giới thiệu và nghiên cứu Jack London ở Việt Nam

* Vấn đề dịch tác phẩm Jack London ở Việt Nam

* Vấn đề dạy và học Jack London trong nhà trường

Trang 17

4 MỤC TIÊU CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Xuất phát từ hướng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về Jack London ở Việt Nam trên cơ

sở những vấn đề đã được nghiên cứu và giới thiệu, những tác phẩm Jack London được dịch, chúng tôi xác định mục tiêu của luận án và xem đó cũng là những đóng góp mới của luận án so

với những gì mà các công trình thuộc phạm vi đề tài đã giải quyết như sau:

- Góp phần tìm hiểu,giải thích và bước đầu tổng kết,đánh giá về việc tiếp nhận Jack London ở Việt Nam trên ba bình diện:nghiên cứu,dịch thuật và giảng dạy

- Đề xuất một số ý kiến của cá nhân về nhu cầu tiếp nhận Jack London

- Mong muốn góp một tiếng nói có tính chất nghiên cứu của cá nhân vào việc nghiên cứu,

dịch thuật và giảng dạy Jack London

Việc nghiên cứu, dịch thuật và giới thiệu Jack London vẫn còn đang tiếp diễn Do đó,

những gì mà luận án này nghiên cứu, đề cập đến có thể chưa trọn vẹn và chưa ổn định

Đề tài thuộc lĩnh vực tiếp nhận văn học nhằm khảo sát công chúng Việt Nam (giới phê bình, nghiên cứu, dịch thuật ) tiếp nhận Jack London như thế nào nên phương pháp nghiên

cứu chủ yếu trong luận án là phương pháp tiếp cận của tiếp nhận văn học Ngoài ra , để khảo sát các nội dung của tiếp nhận văn học đã đề ra (nghiên cứu, giới thiệu, dịch, dạy và học), trong

luận án còn dùng các phương pháp tiếp cận khác như tiếp cận xã hội học (được thực hiện qua

nội dung các bảng và các nhận xét điều ưa xã hội học), tiếp cận của một lĩnh vực chuyên ngành

là dịch văn học (dựa trên lý thuyết dịch văn học), tiếp cận thi pháp học

Trang 18

V.Phương pháp nghiên cứu

VI.Cấu trúc của luận án

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 : Những tiền đề lịch sử - xã hội - tư tưởng - văn hóa - văn học của việc tiếp

nhận văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam

Chương 2 : Vấn đề giới thiệu, nghiên cứu Jack London ở Việt Nam

Chương 3 : Vấn đề dịch tác phẩm Jack London ở Việt Nam

Chương 4 : Jack London trong nhà trường

PHẦN KẾT LUÂN PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 : Bản gốc bức thư Jack London xin ra khỏi Đảng Xã hội và thư trả lời của Đảng Xã hội

PHỤ LỤC 2 : Những sáng tác của Jack London

PHỤ LỤC 3 : Giới thiệu giáo án giảng dạy đoạn trích "Con chó Bấc "

Trang 19

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIÊN ĐỀ LỊCH SỬ - XÃ HỘI - TƯ TƯỞNG - VĂN HÓA CỦA VIỆC TIẾP NHẬN VĂN HỌC MỸ VÀ JACK

LONDON Ở VIỆT NAM

1.1 Những tiền đề lịch sử - xã hội - tư tưởng - văn hóa của việc tiếp nhận văn học

Mỹ và Jack London ở Việt Nam:

Văn học Việt Nam trong quá trình phát triển, một mặt chịu sự tác động của những điều

kiện xã hội lịch sử cụ thể, một mặt do sự vận động nội tại của nó và do nhu cầu giao lưu văn hóa - vân học với nước ngoài

Cùng với việc tiếp nhận các nên văn học lớn của Trung Hoa, Ấn Độ rồi Liên Xô, Anh, Pháp ,Việt Nam đón nhận văn học Mỹ với những tác động kể trên

Nêu những tiền đề về lịch sử - xã hội - tư tưởng - văn hóa, chúng tôi cho rằng đó cũng là

những điều kiện cụ thể và cần thiết cho việc tiếp nhận văn học Mỹ nói chung và Jack London nói riêng ở Việt Nam

1.1.1 Bối cảnh xã hội - lịch sử của việc tiếp nhận văn học Mỹ nói chung và Jack London nói riêng:

Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử chống xâm lược gay go, đẫm máu

Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã mở sang một kỷ nguyên mới khi nhân dân chiến thắng đế quốc Mỹ, thống nhất hai miền Nam - Bắc, giành lại chủ quyền đất nước Tuy nhiên, khó mà quên được, khó lòng tả xiết nỗi nhục mất nước và sự tàn khốc của ách đè nén ngoại tộc đối với dân tộc trong hơn một nghìn năm dưới thời bọn phong kiến phương Bắc ,

80 năm dưới thời Pháp thuộc và 20 năm dưới thời Mỹ - ngụy Công cuộc chiến đấu chống và chiến thắng bọn thống trị phương Bắc, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ - những kẻ thù mạnh và hung bạo - là những chiến tích vẻ vang và vinh quang của lịch sử dân tộc

Trang 20

nhân dân ta Cu ộc chiến tranh đã kéo dài hơn hai thập niên, dài hơn bất cứ cuộc chiến

176 ] Với mục đích "hủy diệt và nô địch" dân tộc ta, năm đời Tổng thống Mỹ đã nối chân

nhau điều hành qua các kế hoạch chiến lược thực dân mới và chiến tranh xâm lược của Mỹ Chúng đã dội xuống hai miền đất nước ta hơn bảy, tám triệu tấn bom đạn - khối lượng bom đạn

lớn hơn lượng bom đạn mà chúng đã sử dụng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào ưước đó Ở

miền Nam, với việc tăng viện trợ về quân sự, đầu tư vốn, kỹ thuật nhằm phát ứiển kinh tế miền Nam, du nhập "lối sống Mỹ", các tạp chí, sách vở, tác phẩm văn học có tính chất là một phương tiện truyền thông , tuyên truyền, phổ biến văn hóa và tư tưởng, đế quốc Mỹ- thông qua chính quyền và quân đội tay sai- đã ra sức thực hiện ý đồ biên miền Nam thành thuộc địa kiêu

mới ơ miền Bắc, nhân dân vừa phải tiến hành cách mạng XHCN, vừa phải chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, lại vừa phải chi viện cho miền Nam đánh Mỹ

Trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội ấy, văn học Mỹ đã được dịch, giới thiệu và nghiên cứu

với những quan điểm, yêu cầu và mục đích khác nhau ở mỗi miền

Ở miền Nam, trong mục đích xâm lược bằng văn hóa,đế quốc Mỹ đã dốc hết toàn lực cho địa hạt này Những tác phẩm về văn hóa, văn học Mỹ bằng nguyên tác được nhập vào Việt Nam, ngoài lý do khuyến khích nhiều người Việt Nam học tiếng Mỹ, cũng còn nhằm mục đích

giới thiệu một nền văn học Mỹ vốn là "một cường quốc văn học"

Cùng thời điểm ấy, ở miền Bắc, dưới nhãn quan chính trị, về văn học Mỹ, chỉ những tác

phẩm văn học hiện thực tiến bộ được quan tâm

Từ sau ngày đất nước thống nhất, xã hội Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề phức

tạp về chính trị, kinh tế,văn hóa nhưng đã vượt qua những khó khăn lớn để phát triển trong sự

hội nhập với thế giới Đặc biệt là dù Chính phủ Mỹ đã duy ữì chính sách cấm vận đối với Việt Nam trong hơn hai mươi năm nhưng văn học Mỹ vẫn được giới thiệu với công chúng Việt Nam Theo một số nhà nghiên cứu có quan tâm tới vấn đề giới thiệu văn học Mỹ ở Việt Nam như Lê Đình Cúc, Nguyễn Hồng Dũng, Nguyễn Kim Anh thì chỉ tính từ sau 1975 đến gần đây

đã có hơn ba trăm đầu sách của hơn một trăm nhà văn Mỹ được các nhà xuất bản khắp ba miền đất nước in ấn

Trang 21

1.1.2 Vài nét về giao lưu văn hóa - văn học ở Việt Nam:

Là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên

và xã hội của mình, văn hóa đã tồn tại cùng với quá trình phát triển của loài người Văn hóa bao gồm tất cả những gì tạo nên hình hài và bản sắc mỗi dân tộc, làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán,

lối sống và lao động

Trong quá trình phát triển, văn hóa của các dân tộc được bền bỉ tích lũy, thâu nhận, gạn

lọc để rồi chuyển tải và biến đổi

Nước ta đã có một di sản văn hóa truyền thống lâu đời và quí báu Trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, văn hóa Việt Nam vẫn trường tồn và giữ gìn bản sắc dân tộc của mình Kế thừa tinh hoa các thời đại trước, chúng ta tiếp nhận có chọn lọc cái đẹp, cái cao cả, cái tiến bộ là chủ yếu

Trong "Tìm v ề bản sắc văn hóa Việt Nam", tác giả Trần Ngọc Thêm đã nêu chứng cứ

khẳng định "mọi nền văn hóa thường bao gồm ba thành phần: các yếu tố bản địa, các yếu tố

vay mượn gần (khu vực) và các yếu tố vay mượn xa (thế giới)" [71, 616 ] Và văn hóa của bất

kỳ dân tộc nào, để nó vẫn là nó, phải có tinh thần chủ đạo là các yếu tố bản địa Trong ý nghĩa

đó, giao lưu văn hóa là một hiện tượng bình thường, một quá trình có tính qui luật của sự vận động và phát triển văn hóa nghệ thuật dân tộc Nói giao lưu là nói trao đổi, vay mượn, ảnh hưởng qua lại Và do đó, giao lưu văn hóa chính là quá trình trao đổi chất giữa các nền văn hóa

với nhau Mỗi liền văn hóa dân tộc sẽ bị suy thoái nếu không có quá trình trao đổi chát này Nó

là động lực để thúc đẩy sự tiến bộ của các nền văn hóa

Trải qua nhiều thế kỷ, văn hóa Việt Nam với những nét bản sắc riêng cả về vật chất lẫn tinh thần đã liên tục tồn tại và phát triển trong sự giao lưu mật thiết với văn hóa khu vực, mà đậm nét nhất là văn hóa Trung Hoa, rồi với văn hóa phương Tây Do hoàn cảnh lịch sử, việc giao lưu văn hóa ở nước ta có khi chẳng phải do tự nguyện hoàn toàn, mà có lúc bị áp đặt Với đặc điểm đất nước thường xuyên có chiến tranh, nhân dân Việt Nam có lúc bị áp đặt bởi nền

Trang 22

bọn xâm lược phương Tây Đó là những vết tích mãi mãi còn nhức nhối trong tim gan chúng

ta Mặc dù vậy, dân tộc ta với bản sắc và bản lĩnh của mình , đã tông biết chọn lọc và tiếp nhận

những tinh hoa và tư tưởng của văn hóa thế giới để xây dựng và phát triển nền văn hóa của đất nước

Riêng từ năm 1980 trở về sau, với tư tưởng cởi mở, nước ta đã áp dụng một đường lối đổi

mới toàn diện Trên phương diện quan hệ quốc tế, chúng ta đã tiến hành chính sách mở cửa theo tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với các nước vì hòa bình, độc lập và phát triển Trên lĩnh vực văn hóa, Việt Nam đã tăng cường ưao đổi hợp tác đa phương với nước ngoài

Văn học Mỹ cập bến Việt Nam nằm trong nhu cầu giao lưu văn hóa quốc tế, trong đó có văn học Tất nhiên là quá trình giao lưu với văn học Mỹ còn chịu sự chi phối của những điều

kiện kinh tế, lịch sử, chính trị - xã hội, nhưng thực tế cho thây Mỹ bắt đầu có liên can đến chính

ttị ở Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, còn văn học Mỹ đã được dịch và giới thiệu từ

Trong khi đó, văn học Mỹ đã có mặt sớm hơn Chúng tôi không dám khẳng định chắc

chắn là bạn đọc Việt Nam đã được tiếp cận với văn học Mỹ từ bao giờ và tác phẩm nào được

giới thiệu đầu tiên ở Việt Nam nhưng kết quả điều ưa cho thấy từ năm 1925 đã có bản dịch

tiếng Pháp "Les aventures de Huckleberry Finn" dịch từ nguyên tác "The Adventures of Huckleberry Finn" của Mark Twain và năm 1929 cũng đã có bản tiếng Pháp "Croc blanc" dịch

từ nguyên tác "White fang" của Jack London

1.1.3 Vài nét về lý luận tiếp nhận văn học:

Tiếp nhận văn học cũng là một quá trình phổ biến của giao lưu văn hóa Tuy nhiên, do nó thuộc lĩnh vực có những vấn đề lý luận rất riêng nên chúng tôi tách ra thành đề mục riêng,

nhằm nghiên cứu cụ thể và sâu sắc hơn

Trang 23

Lý thuyết tiếp nhận văn học hiện đại là kết quả của cả một quá trình thai nghén lâu dài mà

gốc gác của nó có khi phải tính từ lý thuyết của Aristote từ thời kỳ thượng cổ về "Catharsis" -

sự thanh lọc cảm thụ thẩm mỹ của độc giả Thế nhưng mãi đến thế kỷ XX, thế giới mới bắt đầu

quan tâm đến khâu tiếp nhận văn học, mà mở đầu là sự ra đời của trường phái "mỹ học tiếp

Từ những thập kỷ đầu cửa thế kỷ, Levin Schucking đã phát triển một lý thuyết được nhiều

người chú ý tới là xã hội học về thị hiếu có liên quan đến phạm trù "công chúng" Và từ đó,

xung quanh phạm trù này đã xuất hiện các phạm trù dẫn xuất khác như sự tác động văn học, sự

giao lưu, tâm đón nhận, thị hiếu Tiếp đó, nhiều nhà nghiên cứu khác như Robert Escarpit,

Werner Krauss, Walter Hohmann cũng đã nghiên cứu và đề cập đến vấn đề tác phẩm văn học

và các mối quan hệ phụ thuộc của nó, làm cơ sở tiền đề cho một "mỹ học tiếp nhận" ra đời

Nhà nghiên cứu Macxit Walter Hohmann cũng đã trình bày một cách hệ thống vai trò của công chúng trong quá trình sản xuất và tiếp nhận văn học Và có thể nói, người đầu tiên đưa ra

được một mô hình hoàn thiện về "mỹ học tiếp nhận" là Hans Robert Jauss Theo ông, văn học

sử trước đây chỉ làm công việc thống kê các sự kiện có liên quan đến tác giả và tác phẩm, không theo dõi quãng đường tiếp theo của văn học trong công chúng độc giả Ngày nay, đã đến lúc cần phải có một nền văn học sử của độc giả để hoàn thiện các khâu của quá trình văn học Jauss đưa ra cách nhìn về tác phẩm văn học với sự tồn tại của nó là tùy thuộc vào độc giả: Tác

phẩm văn học = văn bản + sự tiếp nhận của độc giả đối với nó Cái mới nhất trong mỹ học tiếp

nhận của Jauss là khái niệm “tầm đón nhận” (Erxvartung shoriznot) và "tầm đón nhận" của

công chúng là hệ quy chiếu kinh nghiệm nghệ thuật của người tiếp nhận Nó sẽ thay đổi theo

lịch sử và tùy thuộc vào tác động của tác phẩm được tiếp nhận Jauss cũng đưa ra khái niệm

"kho ảng cách thẩm mỹ": là khoảng cách giữa tầm đón nhận có trước (của độc giả) với tác

phẩm mà sự đón nhận đó có thể kéo theo một sự thay đổi tầm đón nhận, đi đến chỗ gặp gỡ

những kinh nghiệm riêng, hoặc làm cho các kinh nghiệm mới được biểu hiện lần đầu thâm

nhập vào ý thức Khoảng cách thẩm mỹ này được đo bằng phản ứng của công chúng và bằng

những phán đoán của giới phê bình và nó có thể trở thành một tiêu chuẩn phân tích lịch sử Có nghĩa là cái phương thức tác động của tác phẩm đối với tầm đón nhận của công chúng đầu tiên

Trang 24

Quan điểm của Jauss với những ý kiến bổ ích đã làm cơ sở cho sự phát triển và sự ảnh

hưởng khá mạnh mẽ ngày nay của "mỹ học tiếp nhận"

Mỹ học tiếp nhận đã chú ý đến yếu tố tác động qua lại tích cực giữa tác phẩm và công chúng và việc phân tích tầm đón nhận của độc giả cho thấy rằng nó luôn luôn đặt "cái xã hội"

trong mối liên quan với "cái nghệ thuật"

Giới nghiên cứu Việt Nam mà người đi tiên phong là Nguyễn Văn Hạnh rồi đến Trần Đình Sử, Hoàng Trinh, Nguyễn Văn Dân, Huỳnh Như Phương đã nắm bắt được cái cốt lõi

của vấn đề lý luận tiếp nhận, đưa ra những ý kiến và hệ thống lý thuyết (gắn với những khái

niệm: thưởng thức,ngưỡng tâm lý,phản tiếp nhận ) góp phần khẳng định vị trí của lý luận tiếp

nhận ở nước ta

Nhà văn sáng tạo tác phẩm là để đưa nó đến với người đọc và lúc đó, tác phẩm mới bắt đầu vòng đời của nó Tác phẩm chỉ đi trọn vòng đời khi được người đọc tiếp nhận, phát hiện ra

những lớp ý nghĩa ẩn chứa bên ương nó "Một tác phẩm đã hoàn thành chưa nhất thiết phải

hoàn t ất" [ 24y 136 ] Nhà văn hoàn thành tác phẩm, còn bạn đọc hoàn tất tác phẩm "Văn học

trước một cuộc sống nhất định Chỉ khỉ nào sử dụng đến thế giới tình thần đó mới coi là tiếp

bộ nhân cách con người – tri giác, cảm giác, tưởng tượng, liên tưởng, suy luận - đòi hỏi sự

bộc lộ cá tính, thị hiếu, và lập trường xã hội, sự tán thành và phản đối Chính vì vậy mà khái

niệm tiếp nhận bao quát hơn và bao hàm các khái niệm cảm thụ, thưởng thức, lý giải, đồng

cảm

Qua ngôn ngữ và các phương thức nghệ thuật, nhà văn truyền đến người đọc nội dung tinh thần mà mình thể hiện trong tác phẩm Có thể nói, tác phẩm đã góp phần định hướng sự lý

giải, tưởng tượng của người đọc nên người đọc có thể tiếp cận đồng nhất với tác phẩm Như

trường hợp những chiến sĩ Xô Viết đã xúc động gửi thư cho M.Solokhov khi họ đọc xong "Họ

chi ến đấu vì tổ quốc" của ông: "Rất thực Tất cả tôi đều trải qua" [52, 225 ] Những người

chiến sĩ đã từng cầm súng, trải qua bom đạn ở thời chống Mỹ làm sao không xúc động khi tìm

thấy nhiều hình ảnh, cuộc sống của chính mình trong các tác phẩm về chiến tranh, dù là ở thời

Trang 25

bình như "Chim én bay" (Trí Huân), "Nước mắt đỏ" (Trần Huy Quang), "Vòng tròn bội bạc"

(Chu Lai) Từ đó cũng có thể cho rằng tiếp nhận văn học là một hoạt động xã hội lịch sử mang tính khách quan Hoạt động này cũng mang tính cá nhân sâu sắc, gắn liền với tình cảm, thị hiếu

của mỗi người

Số phận lịch sử của tác phẩm văn học không chỉ tùy thuộc vào những biến đổi của hoàn

cảnh cảnh lịch sử mà còn tùy thuộc vào kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và trạng thái tâm lý của người đọc Trong ý nghĩa đó, khẳng định vai trò chủ động và tích cực của người đọc trong đời

sống văn học như nhà nghiên cứu Youri Borev là phù hợp: "Người đọc không chỉ đơn thuần

là người có nhu câu vê các tác phẩm nghệ thuật, không chỉ là đối tượng của sự tác động tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm Người đọc là người cùng tham gia vào tiến trình sáng tạo

để xây dựng ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật" [24,148 ]

Mỗi một độc giả có một tầm hiểu biết của mình về mặt văn học và tầm hiểu biết đó sẽ luôn thay đổi theo lịch sử và tùy thuộc vào tác động của tác phẩm được tiếp nhận mà tác động này phụ thuộc vào việc tác phẩm có phan ánh đời sống chân thực khái quát, sâu sắc, phong phú, cung cấp nhiều ý nghĩa tiềm tàng cho người tiếp nhận hay không

Người đọc bình thường, theo Trần Đình Sử trong "Bạn đọc và tiếp nhận văn học", bao

gồm tất cả công chúng thuộc mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần

và địa vị xã hội, thẩm mỹ và khuynh hướng tư tưởng của họ Công chúng văn học luôn bị quy định bởi điều kiện xã hội lịch sử nên ở mỗi thời đại, công chúng văn học có khác nhau, chỉ thu

hẹp ở một giới nào đó hay là tất cả, bao gồm cả đông đảo nhân dân lao động Tâm lý tiếp nhận

của người đọc vì vậy cũng không đồng nhất nhau Có người tiếp nhận trọn vẹn những giá trị

thẩm mỹ của tác phẩm, có người tiếp nhận bằng lý trí hoặc thuần cảm xúc hay chỉ để "giết" thì

giờ

Người đọc đặc biệt - nhà văn, nhà phê bình và người dịch - cũng bị xã hội quy định như

những người đọc khác, nhưng sự tiếp nhận của họ khác biệt ở tính chất nghề nghiệp và độ

chuyên sâu "Ti ếp nhận văn học của nhà vấn nhiêu khi khó tránh khỏi yếu tố chủ quan

Trang 26

định Tiếp nhận văn học của người dịch văn chương nhiều khi thể hiện tính chủ quan nhưng với

những tác phẩm họ dịch thì không ngoài ý thức tán thưởng, trân trọng bởi nó xuất phát từ suy nghĩ về việc đáp ứng nhu cầu giao lưu văn học và thị hiếu, tình cảm của người đọc

Văn học Mỹ được giới thiệu khá sớm và có chỗ đứng lâu dài ở Việt Nam cũng là nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng Việt Nam Công chúng Việt Nam thưởng thức văn chương

với các giá trị đích thực của nó nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa, trí tuệ, tình cảm của mình Do công chúng tiếp nhận có nhiều thành phần khác nhau, nên tầm đón nhận hay tầm văn hóa của

họ cũng khác nhau Giới trí thức ở Miền Nam thích đọc những tác phẩm văn học Mỹ của các nhà xuất bản Ziên Hồng, Chim Đàn bởi đó là những tác phẩm có giá trị đích thực và được dịch

từ những dịch giả nổi tiếng như Lê Bá Kông, Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Lê Hùng Tâm và Nguyễn Gia Liên Những độc giả có tầm văn hóa thấp dễ bị lừa và dễ xao động trước việc tuyên truyền, nô dịch văn hóa của Mỹ - ngụy lại thích những tác phẩm thuần giải trí hoặc suy đồi Ở Miền Bắc, tuy văn học Mỹ được giới thiệu ít nhưng có chọn lọc Nó đáp ứng được nhu

cầu tìm hiểu ít nhiều về giá trị hiện thực trong những tác phẩm tiêu biểu ấy Từ khi có chủ trương mở cửa, thị hiếu, nhu cầu thẩm mỹ của công chúng thay đổi nhiều Sự thu hẹp trong

việc giới thiệu văn học của chỉ một sô" nước, sự thu hẹp một sô" mảng đề tài về tình yêu, phiêu lưu, trinh thám đã bị phá vỡ Văn học Mỹ và những đề tài phong phú của nó đã có thể đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ thưởng thức văn chương và nhu cầu giải trí hết sức tự nhiên và chính đáng

của công chúng Đặc biệt, công chúng là những nhà phê bình cũng đã góp phần kích thích suy nghĩ, cảm xúc của người đọc Những người thích văn chương bị kích thích nên trở nên háo hức

muốn đọc, muốn hiểu và tim tòi với những tác phẩm được khen ngợi hay bị phê phán

Ngoài ra, nhu cầu đổi mới, sáng tạo trong sáng tác nhằm phát triển văn học nước nhà cũng là một yếu tố tích cực để văn học Mỹ được quan tâm ở Việt Nam Nếu như trước đây nhiều người nhận thấy phong cách huyễn tưởng của Edgar Poe ương truyện ngắn "vàng và

tìm thấy những ảnh hưởng, giao thoa văn học giữa một số nhà văn đương đại Việt Nam

(Nguy ễn Huy Thiệp, Trần Trung Chính, ) với nhà văn Mỹ Hemingway khi nghiên cứu về nhà

văn này Tất cả đã cho thấy mối hứng thú đối với văn học Mỹ đến từ nhiều phía khác nhau

Trang 27

Jack London được tiếp nhận ở Việt Nam, ngoài những nguyên nhân riêng từ ấn tượng về

cuộc đời và tác phẩm, cũng không thể tách khỏi nền văn học Mỹ trong sự du nhập vào Việt Nam với những tiền đề trên

Những tiền đề trên có thể chưa đầy đủ, nhưng phần nào khẳng định sự có mặt, sự tồn tại

của văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam không phải do ngẫu nhiên

1.2.Tình hình tiếp nhận văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam

1.2.1 Vài nét về truyền thống, hiện thực nước Mỹ và văn học Mỹ:

Theo các chuyên gia nghiên cứu thì "vào lúc đến gân năm 2000, nước Mỹ đang trải qua

những huyền thoại của nó vẫn không ngừng đìu hút sự hiếu kỳ của mọi người

Miền đất mà sau này là nước Hoa kỳ (1607) vốn ban đầu chỉ gồm những cư dân da đỏ Từ năm 1513, người Tây Ban Nha đã đặt chân lên khai phá đầu tiên và tiếp đó là những đợt tiến quân của những di dân người Anh, Pháp, Hà Lan, Đức Động lực duy nhất của họ là giấc mơ

về sự tự do và phồn vinh mà sau này, nó trở thành một trong những nội dung thuộc "giấc mơ

c ủa người Mỹ" (The American dream)

Có lẽ từ khi tàu Mayflower (Hoa tháng năm) bỏ neo ngoài khơi mũi đất Cape Cod vào năm 1620 vì một nhầm lẫn trong chuyến hải hành đã có giấc mơ của người Mỹ Hiệp ước Mayflower của những hành khách trên tàu ra đời, thể hiện sự nhất trí về mục đích cần thiết cho

sự sống còn ở miền hoang dã, nhấn mạnh về việc đoàn kết và tinh thần trách nhiệm chung trong lao động và chiến đấu Người ta không thể định nghĩa giấc mơ ấy một cách rõ ràng vì nó

quá đa dạng Trong tự tâm hồn người Mỹ, nó thường bao hàm "những khái niệm về tự do,

tương lai, hàm chứa ý tưởng về sự tiến bộ và sự thay đổi khó có thể thực hiện được một cách nhanh chóng và dễ dàng

Trang 28

kinh qua, những cá nhân thuộc đủ các dân tộc đã chấp nhận mọi thiếu thốn, lao động cật lực,

trải qua thử thách và đã được hun đúc thành một chủng tộc mới gọi là người Mỹ Với những

truyền thống đặc trưng đã trở thành những "huyền thoại truyền thống về người Mỹ", họ đã

làm phong phú thêm huyền thoại về tân thế giới, về vùng đất bầu sữa và về Céres của thời hoàng kim Những thành quả của công cuộc khai phá, chinh phục và tất cả những gì kéo theo

nó được giải thích bằng sự hiện hữu của đất đai màu mỡ và bằng bản thân những con người hăng hái, nhiệt thành, quyết tâm chinh phục và không ngừng vươn tới

Số phận của nước Mỹ đã được định đoạt trong chuyến đi của những tín đồ Thanh giáo khi

đổ bộ lên bờ biển nước này Nhiều sử gia cũng đã từng lưu ý đến tác động to lớn của các thiết

chế tôn giáo được nhấn mạnh trong kinh thánh đối với truyền thống Mỹ, nên không thể phủ

nhận ba cội rễ đan chéo vào nhau để nuôi dưỡng truyền thống văn hóa Mỹ : Tín điều ương kinh thánh, ý thức công dân của chế độ Cộng hòa và chủ nghĩa cá nhân Tất cả đã thấm vào xã hội

Mỹ, chứa trong mình mọi mầm mong của chủ nghĩa tư bản và là nguồn gốc của tính cách Mỹ :

có niềm tin mạnh mẽ, có bản năng hành động liên tục, có tinh thần lạc quan hướng tới tương lai, có sáng kiến cá nhân và có suy nghĩ độc lập Hơn một xã hội nào khác, xã hội Hoa Kỳ luôn

"ch ạy đua về phía trước" để thích nghi, để được khám phá và để đương đầu trong sự vận động

của nó nên nó đòi hỏi những con người thích hợp Ronald Regan về sau khẳng định: “Trong

phân bi ệt chủng tộc lẫn sự kỳ thị tôn giáo và các ý đồ kinh tế " [ 33,194 ]

Lịch sử nước Mỹ cho thấy để được là một nước Mỹ tràn đầy sự sung mãn, đa dạng và sự giàu có, xứ sở làm nảy sinh nhiều huyền thoại ấy đã từng liên tục lao vào những cuộc chinh

phục lãnh thổ, đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tái thiết quốc gia với đầy dẫy những thách thức, mâu thuẫn và phức tạp về kinh tế - tư tưởng - chính trị - xã hội

Trải qua những cuộc chiến tranh đầy cam go, nổi bật là cuộc chiến tranh giành độc lập từ tay người Anh (1775 - 1781), cuộc nội chiến nhằm duy trì và bảo vệ Liên bang giữa 23 tiểu bang miền Bắc và 11 tiểu bang miền Nam (1861 - 1865), nước Mỹ đã mạnh lên khi ra khỏi thử thách: Chiến tranh làm tăng đáng kể sự phát triển kinh tế của đất nước Khi cuộc chiến tranh

giữa Tây Ban Nha và Mỹ diễn ra đồng thời ở Cuba và Philippines với kết thúc thắng lợi của

Trang 29

Mỹ (1898), khi Mỹ thể hiện vai trò can thiệp lớn vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất thì

nó đã thật sự trở thành một cường quốc thực dân, bước vào một thời kỳ bành trướng và củng cố lãnh thổ

Vượt qua những phức tạp của nạn phân biệt chủng tộc, những khó khăn về nạn đầu cơ

trục lợi của bọn Rings, những hạn chế của chủ nghĩa tư bản Mỹ gắn với phong trào cải cách mà

nó đặt ra, những mâu thuẫn giữa chủ và thợ làm nổ ra những cuộc đấu tranh, biểu tình của công nhân ở các nhà máy, nước Mỹ đã lớn mạnh vượt bậc với sự phát triển của các đô thị, các khu trung tâm kinh tế thương mại Đó là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và tích

tụ tư bản chủ nghĩa ở Mỹ từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, thể hiện nghị lực đáng khâm phục của người Mỹ

Là đất nước của những luận thuyết, tư tưởng gắn liền với quá trình khai phá và xây dựng

như thuyết Nông bản (Agrarianism), thuyết Dân chủ (Democratison), chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism), ch ủ nghĩa công cụ (Instrumentalism), chủ nghĩa toàn Mỹ (Panamericanism),

trên bước đường phát ữiển theo quy luật đào thải, Hoa Kỳ cũng là nơi du nhập những học thuyết, lý thuyết của Darwin, spencer, Nietzche, chủ nghĩa siêu nghiệm (Transcendentalism),

ch ủ nghĩa tự nhiên (Naturalism), chủ nghĩa lãng mạn (Romanticism), chủ nghĩa hiện thực

(Realism) và ch ủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engels Tuy không phải một sớm một

chiều người Mỹ dễ dàng thừa nhận, lựa chọn và chịu ảnh hưởng các loại lý thuyết, tư tưởng trên, nhưng có thể nói là chúng đã dần dần ít nhiều ảnh hưởng, chi phối và hòa nhập vào đời

sống văn hóa tinh thần và kể cả chính trị ở Mỹ thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Lấy cảm hứng từ thiên nhiên và con người của đất nước, phản ánh xã hội và lịch sử, ảnh hưởng những lý thuyết, tư tưởng cũng như những trào lưu và trường phái văn học được du

nhập hoặc ra đời trên đất Mỹ, văn học Mỹ đã hình thành và phát triển trên cái nền của truyền

thống, lịch sử Mỹ và trong sự vận động không ngừng của xã hội Mỹ Khởi đầu bằng các truyền thuyết, thần thoại và những bài ca truyền miệng thuộc các nền văn hóa của dân da đỏ, văn học

Mỹ đã đi qua một chặng đường gần bốn thế kỷ để khẳng định là một nền văn học lớn mạnh và mang bản sắc Mỹ Thành tựu của văn học Mỹ trong hai thế kỷ XVII - XVIII không nhiều Văn

ọc Mỹ thế kỷ XVII là văn học của thời kỳ thuộc địa, ít có những tác phẩm thể hiện cá tính

Trang 30

nước Anh và Kinh thánh Đến thế kỷ XVIII, văn học Mỹ thể hiện ngày càng rõ bản sắc riêng

của một dân tộc sau khi đã hoàn thành nền độc lập Thời kỳ này, nước Mỹ đã sản sinh ra thế hệ các nhà văn, nhà thơ Mỹ lỗi lạc đầu tiên như Benjamin Franklin, Philip Freneau Và trong hai

thế kỷ XIX - XX, văn học Mỹ đã phát triển nhanh với những tên tuổi của nhiều nhà văn và nhà thơ nổi tiếng : Edgar Poe, Nathaniel Hawthorne, Herman Melville, Mark Twain, Jack London, Ernest Hemingway, Henry Longfellow, Walt Whitman, Ezra Pound

Cho đến hôm nay, "giấc mơ của người Mỹ" đã đi qua nhiều cuộc thăng trầm của đất

nước, đã có những thay đổi qua nhiều chặng đường và chắc chắn là nó chưa được thực hiện

một cách trọn vẹn - hoàn hảo Tuy nhiên, nước Mỹ sau gần bốn thế kỷ hình thành và phát triển

với những thành tựu lớn, " những diện mạo xã hội"phức tạp, " những sắc thái có tính cách rất

Mỹ" vẫn là một nỗ lực lớn lao đáng khâm phục của người Mỹ Trong một chừng mực nào đó, huyền thoại về người con trai nghèo khổ làm giàu bằng lao động vẫn còn có ý nghĩa

Là người Mỹ sống trên đất nước Mỹ, trong buổi giao thời giữa hai thế kỷ XIX - XX, hơn

ai hết, Jack London đã chứng kiến và nếm trải những vinh quang ngọt ngào lẫn hụt hẫng đắng cay của một giai đoạn khai phá và tái thiết phục vụ cho nhu cầu sinh tồn, cho một ước mơ về cả hai mặt vật chất- tinh thần của người Mỹ và của cả những người đến di trú tại Mỹ bởi sự quyến

rũ của đất nước này Từ những thách thức lớn của các cuộc khai thác tài nguyên dồi dào, khai phá thiên nhiên hoang sơ, những cuộc xung đột đẫm máu giữa các chủng tộc ,các giai cấp mà

khả năng con người đòi hỏi phải được bộc lộ và tận dụng, Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đã có được

những thành quả đáng phục về xây dựng và sáng tạo, đồng thời cũng kéo theo sau nó những

mặt trái khó có thể xóa nhòa.'Phồn vinh, thịnh vượng và khốn cùng; tự do, dân chủ và bất công;

hiền lành và tàn bạo; tốt và xấu tất cả quyện lẫn nhau trong một nước Mỹ muôn màu muôn

vẻ

Xã hội ấy, cuộc sống nghiệt ngã ấy buộc con người phải đối mặt và đấu tranh để tồn tại,

để thỏa mãn ham thích ,tham vọng, để được sống tự do theo lòng tin của mình hay để đạt được

hiện thực của khát vọng về một xã hội, một cuộc sống công bằng và tràn trề hạnh phúc

Mang trong mình những dấu ấn sâu sắc của thời đại, Jack London đã sống, dấn thân, tranh đấu và cống hiến với cả tâm hồn và cuộc đời không kém phần mâu thuẫn và phức tạp

Trang 31

Cũng hơn bất cứ những ai của nước Mỹ cùng thời, bằng ngòi bút của mình, Jack London đã thể

hiện rõ nhất những vấn đề của thời đại mình với thái độ yêu, ghét rõ ràng

Là một nhà văn mà cuộc đời gắn với những ngày dài tranh đấu chống cái nghèo, cái dốt,

chống ma rượu, chống bất công; gắn với những chuỗi ngày phiêu lưu gần như vô tận, Jack London đã sống hết mình, sống có ý nghĩa cho trọn vẹn cuộc đời ngắn ngủi, chỉ hưởng dương

40 tuổi của mình Là một nhà văn mà khi dựng nên bất cứ một cốt truyện nào thì hầu như đã có

sẩn cả khung cảnh lẫn những nhân vật hết sức sinh động và sống sát với thực tế, Jack London

đã tạo nên một sự nghiệp văn chương vững vàng để từ đó, ông được xem là "một trong số

c ủa ông" [76, 406]

Cuộc đời Jack London tuy không dài nhưng khá sôi động, mang đậm hơi thở của thời đại

Sự nghiệp Jack London tuy không vĩ đại nhưng đủ để đưa ông lên hàng “bậc thầy truyện ngắn

M ỹ”

Từ đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã có mối tiếp xúc chặt chẽ với văn học thế giới Cùng với văn học phương Đông trước đó, giờ có thêm văn học phương Tây Dù ở trong hoàn

cảnh chiến tranh, đất nước bị chia cắt, hay ở ương thời bình, đất nước thống nhất, thực hiện chính sách mở cửa thì văn học hiện đại Việt Nam vẫn tự thấy có nhu cầu tiếp cận, tiếp thu các

tư tưởng xã hội và tư tưởng nghệ thuật của nhiều nền văn học trên thế giới, bởi lẽ "văn học thế

Bến đỗ Việt Nam đã đón nhận văn học Mỹ xuất phát từ những cơ sở về hoàn cảnh lịch sử

của thời đại, từ nhu cầu của công chúng về văn hóa - văn học và từ sự đòi hỏi của quá trình giao lưu

Dù rằng văn học Mỹ là một nền văn học trẻ trên thế giới, nhưng như đã nói ở trên, văn

học Mỹ đã thâm nhập vào Việt Nam khá sớm Những năm 20, một số tác phẩm văn học Mỹ đã

có mặt ở Việt Nam qua ngôn ngữ trung gian (Pháp, Đức, Ý ) Từ trước Cách mạng tháng tám (1945), có nghĩa là trước khi Mỹ đặt chân xâm lược miền Nam Việt Nam, đã có vài tác phẩm

Trang 32

như "Gió Đông gió Tây" (P Buck) do Huyền Kiêu dịch năm 1935, “Truyện kỳ lạ” (E Poe) và

"Đảo kho vàng" (R.L Stevenson) do Vũ Ngọc Phan dịch năm 1944 Đó cũng là những tác

phẩm được xem là "hay" theo người dịch Nó cũng đã được người đọc đương thời đón nhận và xem như là chút "hương xa hoa lạ"

Trong hoàn cảnh lịch sử hơn 20 năm dài đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, văn học Mỹ đã được dịch, nghiên cứu và giới thiệu qua tiếng Anh, tiếng Mỹ với những mục đích và nhu cầu khác nhau ở hai miền Nam - Bắc Ở miền Bắc, trước năm 1975, chỉ có trên dưới 10 đầu sách

được dịch và giới thiệu, chủ yếu là những tác phẩm của những nhà văn được xem là "tiến bộ"

và “hi ện thực” Những tác phẩm đầu tiên được dịch năm 1960 là " Mười ngày rung chuyển

th ế giới" (John Reed), "Gót sắt" (J London), "Truyện phiêu lưu của Huckleberry Phinn"

(Mark Twain) Những năm sau, một số tác phẩm khác cũng được dịch, nhưng trong tình trạng

ít và rời rạc Những tác phẩm tiêu biểu là "Ông già và biển cả" (E Hemingway), "Túp lều bác

Tôm " (B Stowe), "Cu ộc phiêu lưu của Tom Sawyer " (Mark Twain), một số truyện ngắn của

Jack London, O Henry

Ở miền Nam, văn học Mỹ được dịch và giới thiệu nhiều và đa dạng hơn với mục đích

thỏa mãn nhu cầu văn hóa - văn học của quần chúng và cũng bởi đó là phương tiện phục vụ

mục tiêu xâm lược của đế quốc Mỹ Những tác phẩm dịch phong phú về thể loại và đề tài như truyện phiêu lưu - trinh thám của Edgar A Poe, Willa Cather, Melville truyện tình cảm của Pearl s Buck, Robert Loh truyện khoa học viễn tưởng của Willey Ley, Raymond F Yate Đặc biệt là các công trình về văn học Mỹ và các nhà văn Mỹ của các nhà nghiên cứu Mỹ cũng

được chú trọng dịch và giới thiệu như "Những năm trưởng thành" của Van Wych Brooks do

Từ An Tùng dịch (1957), "Năm văn sĩ Hoa Kỳ" do Lê Bá Xông và Bửu Nghi dịch, "Năm thi sĩ

"Năm mươi năm tiểu thuyết Mỹ" của Nathan Glick do Dương Đức Nhụ dịch (1970)

Điều tra cơ bản ở các thư viện lớn tại TP Hồ Chí Minh cho thấy tác phẩm dịch, các bài

viết và công trình giới thiệu văn học Mỹ không phải là ít (273 so với việc dịch và giới thiệu văn

học Đức là 57, Ý là 58, Anh là 91, Pháp là 499 và Liên Xô là 120) Riêng việc giới thiệu Jack London và tác phẩm của ông chiếm tỷ lệ khoảng l0% trong tổng số tác phẩm và bài viết về văn

Trang 33

học Mỹ, gồm các bài nghiên cứu được dịch và các bài viết của các nhà nghiên cứu Việt nam,

những tác phẩm nguyên tác, những bản dịch tiếng Phấp, tiếng Ý và tiếng Việt

Từ sau ngày đất nước thống nhất, việc dịch, nghiên cứu và giới thiệu văn học Mỹ diễn ra ương những tác động do quá ữình giao lưu, ảnh hưởng giữa các nền văn học, nhất là sau thời

mở cửa Ước tính đến nay đã có trên 400 tác phẩm với đủ các thể loại văn xuôi, thơ, kịch được dịch và giới thiệu ở Việt Nam

Các thư mục lập được (ở các thư viện TP Hồ Chí Minh) cho thấy những tác phẩm được

dịch và giới thiệu ở Việt Nam chủ yếu là tập trung vào văn học Mỹ ở thế kỷ XX, rất ít tác phẩm

ở thế kỷ XIX Đối tượng mà các dịch giả Việt Nam quan tâm và giới thiệu là những tác phẩm

hiện thực tiến bộ, thể hiện sâu đậm chủ nghĩa nhân đạo mà nhân vật chính là những con người giàu tình yêu thương, có khát vọng sống tự do và bình đẳng Phần lớn đó là những tác phẩm

của những tác giả hàng đầu và những nhà văn hiện đại nổi tiếng thế giới như "Mười ngày rung

chuy ển thế giới" (John Reed), "Chuông nguyện hôn ai", "Vĩnh biệt vũ khí", "Mặt trời vẫn

m ọc", "Ông già và biển cả" (E Hemingway), hàng loạt truyện ngắn của Jack London, O'

Henry và nhiều tác phẩm khác nữa của những tác giả nổi tiếng như Theodore với "Bi kịch Mỹ",

"Jenny Ghechac", “ Nhà tư bản tài chính" hay j Steinbeck với "Chùm nho uất hận", "Cuồng

v ọng", "Phía Đông vườn địa đàng" Từ những tác phẩm về hiện thực nước Mỹ và người Mỹ

với cả những mặt tích cực và tiêu cực, công chúng Việt Nam có thể hình dung khá đầy đủ về xã

hội Mỹ, tính cách Mỹ, lối sống Mỹ

Từ góc độ thể loại có thể thấy là tiểu thuyết tâm lý xã hội, trinh thám được dịch nhiều

nhất (chiếm khoảng 90% tổng số sách văn học Mỹ được dịch - theo thống kê của Mai Hương

và Nguyễn Thị Huế) và hầu hết là tiểu thuyết thế kỷ XX Theo sau tiểu thuyết là thể loại truyện

ngắn được tuyển dịch tập trung trong các tập truyện ngắn hoặc rải rác ở các tạp chí Ký, phóng

sự, thơ và kịch là những thể loại ít được dịch hơn Theo một số nhà nghiên cứu thì về thơ, "tái

nay ch ỉ có khoảng dấm tập" [81, 199]; về kịch, "mới chỉ có trên dưới 10 vở được dịch"[81,

tay" [81,199]

Trang 34

Riêng về lĩnh vực nghiên cứu giới thiệu văn học Mỹ, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng

đã chú ý đến nền văn học Mỹ từ những năm 50 nhưng dường như chưa có sự quan tâm đầy đủ

để có thể nghiên cứu, giới thiệu toàn diện về nền văn học này

Việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Mỹ trước năm 1975 còn lẻ tẻ và chưa đồng bộ Ở

miền Nam, hầu như những nhà nghiên cứu chỉ giới thiệu về các hiện tượng văn học với "Vài

Đắc Sơn (1966) và những bài viết về cuộc đời của một số nhà văn Mỹ như Mark Twain, Jack London, Hemingway trên các tạp chí

Ở miền Bắc, từ sau năm 1960, văn học Mỹ được nghiên cứu và giới thiệu trong một số giáo trình "Văn học phương Tây", phục vụ cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng

chuyên ngành cùng với những bài viết về một tác giả - tác phẩm nào đó, chủ yếu là giới thiệu trên "Tạp chí Văn học"~tạp chí chuyên ngành nghiên cứu về văn học các nước Văn học Mỹ

xuất hiện ương tạp chí Văn học lần đầu tiên (1962) với bài viết "Ông già và biển cả" và mãi 4 năm sau (1966) mới tái xuất hiện với 6 bài viết trong số đặc biệt về văn học Mỹ : "Mười ngày

rung chuy ển thế giới của J Reed”, "Giấc mơ đầu thế kỷ của Jack London", “Theodore

Thị Huế thì "Nhìn chung, trước năm 1975, các bài viết về văn học Mỹ trên tạp chí Văn học

v ấn đề thi pháp hoặc nghệ thuật" [80, 208]

Văn học Mỹ được nghiên cứu, giới thiệu tập trung và có hệ thống hơn từ sau ngày đất nước thống nhất, khi các nhà nghiên cứu văn học tập trung tìm hiểu về quá trình phát triển của văn học Mỹ, các trào lưu, khuynh hướng, hình thức nghệ thuật và đặc trưng nghệ thuật của

từng nhà văn

Cho đến nay, ngoài một số giáo trình có phần văn học Mỹ dùng ở các trường Đại học và Cao đẳng chuyên ngành, còn có một số chuyên luận có đề cập đến văn học Mỹ như trong "Ba

nhà văn hiện đại" của Hoàng Nhân, "Nhà giáo - nhà văn Nguyễn Đức Nam" tập hợp các bài

viết của Nguyễn Đức Nam, "Hồ sơ văn hóa Mỹ" của Hữu Ngọc, những bài viết trên "Tạp chí

Văn học" Việc xuất hiện những bài viết tìm hiểu về tình hình văn học Mỹ ở Việt Nam trên

các tạp chí, ở các hội nghị và những bài giới thiệu ở những tác phẩm dịch cho thấy mối quan

Trang 35

tâm của những người nghiên cứu đối với nền văn học vốn được coi là trẻ ấy Tuy nhiên, việc nghiên cứu giới thiệu văn học Mỹ ở Việt Nam vẫn đang đòi hỏi cần phải có sự song hành, hỗ

trợ cho công việc dịch thuật và giới thiệu Điều đó có ý nghĩa thể hiện chức năng "hướng dẫn"

của nghiên cửu lý luận đối với việc tổ chức dịch thuật và với cả việc tiếp nhận của công chúng Trong tương quan với việc đón nhận văn học các nước qua con đường dịch thuật, nghiên

cứu và giới thiệu, văn học Mỹ được dịch, nghiên cứu và giới thiệu như vậy cũng khá tương

xứng Tuy rằng cũng còn nhiều tồn tại trong lĩnh vực dịch và giới thiệu văn học Mỹ ở Việt Nam (một số tác phẩm được dịch thiếu chọn lọc, có phần tùy tiện) nhưng các dịch giả Việt Nam đã cố gắng giới thiệu các tác giả - tác phẩm tiêu biểu và các khuynh hướng văn học, giúp công chúng Việt Nam có thể tiếp cậnỵới nền văn học Mỹ và xã hội Mỹ với tất cả sự đa dạng

của nó

Jack London là một trong những nhà văn Mỹ được giới thiệu và dịch nhiều trong xu hướng chung của tình hình giới thiệu văn học Mỹ ở Việt Nam

Công chúng Việt Nam (bao gồm nhiều thành phần) có tầm văn hóa chung khi tiếp nhận

Jack London do chịu sự chi phối chung của những điều kiện kinh tế, lịch sử và chính trị của xã

hội Tuy nhiên, ở những lĩnh vực nhất định, tầm tiếp nhận, tầm văn hoá của công chúng cũng

có những khác biệt, nhất là đối với những công chúng đặc biệt như nhà phê bình, nhà dịch thuật, đối tượng giảng dạy và học tập Sự khác biệt này nảy sinh từ nhiều yếu tố nhưng cơ bản

nhất là từ tính chất nghề nghiệp

Riêng trong luận văn này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về việc tiếp nhận Jack London của các đối tượng trên ở các lĩnh vực dịch thuật, nghiên cứu, giới thiệu và giảng dạy

Trang 36

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ GIỚI THIỆU VÀ NGHIÊN CỨU JACK

LONDON Ở VIỆT NAM

Đến với Jack London, một nhà văn từ cuộc sống gian truân làm nên sự nghiệp, giới nghiên cứu, phê bình Việt Nam xuất phát từ những cách tiếp cận, góc nhìn và sự cảm nhận khác nhau nên những nội dung nghiên cứu, những vấn đề nhận xét và đánh giá vì vậy không là

những bản sao của nhau

Nếu xét cụ thể và rành mạch thì những bài thuần nghiên cứu về Jack London chưa nhiều Tuy nhiên, các bài giới thiệu sách của các dịch giả, nhà xuất bản ( dù là hầu như chỉ dừng lại ở

mức độ giới thiệu, ít nêu ý kiến nhận định ) đã góp phần làm cho nội dung và hình thức nghiên

cứu, giới thiệu Jack London thêm phong phú

2.1.1.Thống kê các bài giởi thiệu và nghiên cứu Jack London:

Trong thư mục của chúng tôi (mà chắc rằng chưa phải là đầy đủ), tập truyện "Một thiên

năm 1955 là những truyện được dịch sớm hơn so với những truyện khác của Jack London ở

Việt Nam Bài giới thiệu đi kèm với tập truyện này vì vậy cũng được chúng tôi coi là bài nghiên cứu sớm viết riêng về Jack London Từ đó, những bài nghiên cứu và giới thiệu về Jack London vẫn tiếp tục trình làng, nhưng có những giai đoạn mà giữa bài viết trước và bài viết sau

có một khoảng cách khá dài về thời gian Chúng tôi thống kê những bài viết từ năm 1955 đến đầu năm 2000, là những bài viết của các tác giả Việt Nam có đề mục viết riêng về Jack London ữong các công trình nghiên cứu tự do (tạp chí, bài giới thiệu tác phẩm dịch và các sách khác)

Trang 39

Ngoài ra, trong nhiều sách báo viết về các vấn đề khác, các tác giả còn đề cập đến Jack London, hoặc để dẫn chứng, minh họa cho một nhận định nào đó, hoặc để so sánh làm nổi rõ lên với ý khẳng định và ca ngợi, chẳng hạn như sự nỗ lực trong cuộc sống, cách viết văn, phương thức phản ánh hiện thực Tuy nhiên, do những ý kiến nhận định trên không phải là

những bài viết riêng dành cho nhà văn Jack London nên không đưa vào bảng thống kê và biểu

đồ về quá trình nghiên cứu và giới thiệu Jack London

Trang 40

2.1.2 Nguyên nhân phát triển của quá trình nghiên cứu và giới thiệu Jack London ở Việt Nam:

Trong khả năng tìm kiếm và đọc được, chúng tôi không dám khẳng định đó là tất cả

những bài nghiên cứu, giới thiệu Jack London ở Việt Nam Tuy nhiên, dựa vào kết quả đã nghiên cứu và thống kê ưên, có thể khẳng định việc nghiên cứu, giới thiệu Jack London ở Việt Nam là có một quá trình lâu dài

Nhìn vào sơ đồ sẽ thấy quá trình giới thiệu và nghiên cứu Jack London không liên tục với

sự gia giảm của các bài giới thiệu và nghiên cứu, nhất là ở những năm 50 - 60 - 70, chỉ có rải rác vài bài nghiên cứu và tưởng chừng như chững lại cuối những năm 70, đầu 80 Nhưng trong

những năm 80 - 90 và tính đến nay (đầu năm 2000), số lượng bài viết về Jack London đã có sự gia tăng lớn mà đĩnh cao là thập kỷ 80 và 90 do nhiều nguyên nhân

Những năm 50, bài viết về Jack London quả là ít ỏi ( chúng tôi chỉ tìm thấy một bài giới thiệu) Có lẽ đây mới chỉ là giai đoạn xuất phát, công việc nghiên cứu về Jack London chỉ mới

bắt đầu nên chưa thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

Những năm 60, Jack London được nghiên cứu giới thiệu chủ yếu ở miền Nam, với sự chú

trọng về cuộc đời và những tác phẩm được xem là hay nhất của nhà văn, đặc biệt là khi Mỹ đưa văn học Mỹ vào miền Nam với mục đích vừa nhằm giới thiệu về một nền văn học lớn của thế

giới, vừa nhằm phục vụ cho âm mứu văn hóa của chủ nghĩa thực dân mới Tuy nhiên, số lượng các bài nghiên cứu và giới thiệu dành cho Jack London như vậy là chưa nhiều lắm so với các tác giả khác như w Faukner, Pearl Buck, E Hemingway Phải chăng vì Jack London không

nằm trong số' những nhà văn đỉnh cao (với biểu hiện cụ thể là giải Nobel văn chương hay giải Pulitzer) ? Thời kỳ này, những tác phẩm đoạt giải thưởng Nobel và Pulitzer được dịch nhiều

Và phải chăng vì Jack London là một trong những nhà văn bị liệt vào loại "khuấy bùn " (Muckrakers)?

Miền Bắc ở giai đoạn này mới bắt đầu làm quen với văn học Mỹ và còn trong sự dè dặt,

chỉ nghiên cứu, giới thiệu một số nhà văn tiến bộ hiện thực (như Jack London, Hemingway ) nên số bài giới thiệu và nghiên cứu về Jack London rất hạn chế

Ngày đăng: 02/12/2015, 08:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Vũ Quốc Anh (1996), "Văn học nước ngoài trong chương trình môn Văn Trường PTTH", Văn học nước ngoài, (1), trang 248 - 250 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học nước ngoài trong chương trình môn Văn Trường PTTH
Tác giả: Vũ Quốc Anh
Năm: 1996
7.Lê Đình Cúc (1976), "Giắc Lơnđơn và cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc", Tạp chí Văn học, (4), trang 116 - 126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giắc Lơnđơn và cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc
Tác giả: Lê Đình Cúc
Năm: 1976
8.Lê Đình Cúc (1997), "Lịch sử văn học Mỹ - nhìn dưới góc độ thị trường và tiêu thụ", T ạp chí Văn học, (2), trang 73 -76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn học Mỹ - nhìn dưới góc độ thị trường và tiêu thụ
Tác giả: Lê Đình Cúc
Năm: 1997
9.Đỗ Đức Dục (1966), "Giấc mơ đâu thế kỷ của Jack London", Tạp chí Văn học, (2), trang 19 - 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giấc mơ đâu thế kỷ của Jack London
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Năm: 1966
11.Nguy ễn Văn Dân (2000), "Lại bàn về ba chữ tín, đạt, nhã trong dịch thuật", Tạp chí Văn học, (4), trang 223 - 230 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại bàn về ba chữ tín, đạt, nhã trong dịch thuật
Tác giả: Nguy ễn Văn Dân
Năm: 2000
14.Đặng Anh Đào (1995), "Ơnixt Heminguây", Văn học phương Tây, NXB Giáo Dục, Hà N ội,trang 701 - 722 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ơnixt Heminguây
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1995
22.Nath an Glick (1970), "Năm mươi năm tiểu thuyết Mỹ", Đối thoại (6), trang 5 - 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm mươi năm tiểu thuyết Mỹ
Tác giả: Nath an Glick
Năm: 1970
26.Thanh Huy ền (1994), "Jack London : Những trang đời bị quên lãng", Kiến thức ngày nay, (154), trang 22-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Jack London : Những trang đời bị quên lãng
Tác giả: Thanh Huy ền
Năm: 1994
28.Vũ Thế Khôi (1996), "Kiến thức văn hóa với dịch thuật và phê bình dịch", Văn học nước ngoài, (2), trang 217-219 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức văn hóa với dịch thuật và phê bình dịch
Tác giả: Vũ Thế Khôi
Năm: 1996
29.Vũ Thế Khôi (2000), "Góp bàn về phê bình dịch", Văn học nước ngoài, (3), trang 201 - 206 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp bàn về phê bình dịch
Tác giả: Vũ Thế Khôi
Năm: 2000
30.Tr ần Khuyến (1997), "Dịch là một quá trình sáng tạo", Văn học nước ngoài, (3), trang 219-222 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch là một quá trình sáng tạo
Tác giả: Tr ần Khuyến
Năm: 1997
34.Nguy ễn Hiến Lê (1998), "Hương sắc trong vườn văn", quyển nhì,NXB Tổng hợp Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hương sắc trong vườn văn
Tác giả: Nguy ễn Hiến Lê
Nhà XB: NXB Tổng hợp Đồng Tháp
Năm: 1998
36.T ừ Trẩm Lệ (1965), "Một người phiêu bạt tên London", Thời nay, (135), trang 103 - 109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một người phiêu bạt tên London
Tác giả: T ừ Trẩm Lệ
Năm: 1965
41.Jack London (1972), "Tình yêu cu ộc sống", "Bị bắn rụng", "Miếng bít-tết", "Hoa dại", NXB Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình yêu cuộc sống, Bị bắn rụng, Miếng bít-tết, Hoa dại
Tác giả: Jack London
Nhà XB: NXB Lao Động
Năm: 1972
55.Nguy ễn Đức Nam (1968), "Văn học Mỹ và hiện thực nước Mỹ", Tạp chí Văn học, (3), trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Mỹ và hiện thực nước Mỹ
Tác giả: Nguy ễn Đức Nam
Năm: 1968
56.Nguy ễn Đức Nam (1969), "Văn học Mỹ vối khuynh hưởng bạo lực và đế quốc chủ nghĩa", Tạp chí Văn học, (1), trang 83 - 89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Mỹ vối khuynh hưởng bạo lực và đế quốc chủ nghĩa
Tác giả: Nguy ễn Đức Nam
Năm: 1969
58.Phan Ng ọc (1996), "Dịch thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển văn hóa và ngôn ng ữ của các dân tộc", Văn học nước ngoài, (4), trang 239 - 241 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc
Tác giả: Phan Ng ọc
Năm: 1996
62.Tr ần Thế Quân (1992), "Những người đàn bà trong đời Jack London", Kiến thức ngày nay, (76), trang 22-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những người đàn bà trong đời Jack London
Tác giả: Tr ần Thế Quân
Năm: 1992
63.Văn Quy (1957), "Vài nét về văn chương nước Mỹ", Bách khoa, (1), trang 59 - 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về văn chương nước Mỹ
Tác giả: Văn Quy
Năm: 1957
64.Phan Quý (1998), "Độ chênh về ngôn ngữ, văn hóa và truyền thông văn học ở một đoạn văn dịch", Văn học nước ngoài, (4), trang 220 - 227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ chênh về ngôn ngữ, văn hóa và truyền thông văn học ở một đoạn văn dịch
Tác giả: Phan Quý
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w