3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Vài nét về truyền thống, hiện thực nước Mỹ và văn học Mỹ:
Theo các chuyên gia nghiên cứu thì "vào lúc đến gân năm 2000, nước Mỹ đang trải qua
một thời điểm mấu chốt trong lịch sử của nó. Nó đã không thể duy trì được sức mạnh và vai
trò bá quyền mà một cuộc chiến tranh thế giới đã đem lại cho nó trong khi tàn phá phân còn
lại của thế giới" [ 33,10 ]. Thế nhưng những gì trước đó mà nước Mỹ đã làm và có được với
những huyền thoại của nó vẫn không ngừng đìu hút sự hiếu kỳ của mọi người.
Miền đất mà sau này là nước Hoa kỳ (1607) vốn ban đầu chỉ gồm những cư dân da đỏ. Từ năm 1513, người Tây Ban Nha đã đặt chân lên khai phá đầu tiên và tiếp đó là những đợt tiến quân của những di dân người Anh, Pháp, Hà Lan, Đức ... Động lực duy nhất của họ là giấc mơ về sự tự do và phồn vinh mà sau này, nó trở thành một trong những nội dung thuộc "giấc mơ của người Mỹ" (The American dream).
Có lẽ từ khi tàu Mayflower (Hoa tháng năm) bỏ neo ngoài khơi mũi đất Cape Cod vào năm 1620 vì một nhầm lẫn trong chuyến hải hành đã có giấc mơ của người Mỹ. Hiệp ước Mayflower của những hành khách trên tàu ra đời, thể hiện sự nhất trí về mục đích cần thiết cho sự sống còn ở miền hoang dã, nhấn mạnh về việc đoàn kết và tinh thần trách nhiệm chung trong lao động và chiến đấu. Người ta không thể định nghĩa giấc mơ ấy một cách rõ ràng vì nó quá đa dạng. Trong tự tâm hồn người Mỹ, nó thường bao hàm "những khái niệm về tự do,
công bằng, bình đẳng và gồm cả sự thịnh vượng về vật chất" [83, 80 ]. Đó là một giấc mơ về
tương lai, hàm chứa ý tưởng về sự tiến bộ và sự thay đổi khó có thể thực hiện được một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Dấn thân vào công cuộc khai phá lục địa Bắc Mỹ để biến giấc mơ thành hiện thực, dấn thân vào một cố gắng để thiết lập một ữật tự xã hội tốt hơn là cái trật tự mà cha ông mình đã
28
kinh qua, những cá nhân thuộc đủ các dân tộc đã chấp nhận mọi thiếu thốn, lao động cật lực, trải qua thử thách và đã được hun đúc thành một chủng tộc mới gọi là người Mỹ. Với những truyền thống đặc trưng đã trở thành những "huyền thoại truyền thống về người Mỹ", họ đã làm phong phú thêm huyền thoại về tân thế giới, về vùng đất bầu sữa và về Céres của thời hoàng kim. Những thành quả của công cuộc khai phá, chinh phục và tất cả những gì kéo theo nó được giải thích bằng sự hiện hữu của đất đai màu mỡ và bằng bản thân những con người hăng hái, nhiệt thành, quyết tâm chinh phục và không ngừng vươn tới.
Số phận của nước Mỹ đã được định đoạt trong chuyến đi của những tín đồ Thanh giáo khi đổ bộ lên bờ biển nước này. Nhiều sử gia cũng đã từng lưu ý đến tác động to lớn của các thiết chế tôn giáo được nhấn mạnh trong kinh thánh đối với truyền thống Mỹ, nên không thể phủ nhận ba cội rễ đan chéo vào nhau để nuôi dưỡng truyền thống văn hóa Mỹ : Tín điều ương kinh thánh, ý thức công dân của chế độ Cộng hòa và chủ nghĩa cá nhân. Tất cả đã thấm vào xã hội Mỹ, chứa trong mình mọi mầm mong của chủ nghĩa tư bản và là nguồn gốc của tính cách Mỹ : có niềm tin mạnh mẽ, có bản năng hành động liên tục, có tinh thần lạc quan hướng tới tương lai, có sáng kiến cá nhân và có suy nghĩ độc lập. Hơn một xã hội nào khác, xã hội Hoa Kỳ luôn "chạy đua về phía trước" để thích nghi, để được khám phá và để đương đầu trong sự vận động của nó nên nó đòi hỏi những con người thích hợp. Ronald Regan về sau khẳng định: “Trong
một thời gian dài, ai muốn được chấp nhận vào lòng dân tộc, được Chúa ân sủng cũng phải
trải qua một cuộc tuyển chọn dữ dằn, với những tiêu chuẩn không loại bỏ cả chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc lẫn sự kỳ thị tôn giáo và các ý đồ kinh tế " [ 33,194 ].
Lịch sử nước Mỹ cho thấy để được là một nước Mỹ tràn đầy sự sung mãn, đa dạng và sự giàu có, xứ sở làm nảy sinh nhiều huyền thoại ấy đã từng liên tục lao vào những cuộc chinh phục lãnh thổ, đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tái thiết quốc gia với đầy dẫy những thách thức, mâu thuẫn và phức tạp về kinh tế - tư tưởng - chính trị - xã hội...
Trải qua những cuộc chiến tranh đầy cam go, nổi bật là cuộc chiến tranh giành độc lập từ tay người Anh (1775 - 1781), cuộc nội chiến nhằm duy trì và bảo vệ Liên bang giữa 23 tiểu bang miền Bắc và 11 tiểu bang miền Nam (1861 - 1865), nước Mỹ đã mạnh lên khi ra khỏi thử thách: Chiến tranh làm tăng đáng kể sự phát triển kinh tế của đất nước. Khi cuộc chiến tranh giữa Tây Ban Nha và Mỹ diễn ra đồng thời ở Cuba và Philippines với kết thúc thắng lợi của
29
Mỹ (1898), khi Mỹ thể hiện vai trò can thiệp lớn vào cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất thì nó đã thật sự trở thành một cường quốc thực dân, bước vào một thời kỳ bành trướng và củng cố lãnh thổ.
Vượt qua những phức tạp của nạn phân biệt chủng tộc, những khó khăn về nạn đầu cơ trục lợi của bọn Rings, những hạn chế của chủ nghĩa tư bản Mỹ gắn với phong trào cải cách mà nó đặt ra, những mâu thuẫn giữa chủ và thợ làm nổ ra những cuộc đấu tranh, biểu tình của công nhân ở các nhà máy, nước Mỹ đã lớn mạnh vượt bậc với sự phát triển của các đô thị, các khu trung tâm kinh tế thương mại. Đó là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và tích tụ tư bản chủ nghĩa ở Mỹ từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, thể hiện nghị lực đáng khâm phục của người Mỹ.
Là đất nước của những luận thuyết, tư tưởng gắn liền với quá trình khai phá và xây dựng như thuyết Nông bản (Agrarianism), thuyết Dân chủ (Democratison), chủ nghĩa thực dụng
(Pragmatism), chủ nghĩa công cụ (Instrumentalism), chủ nghĩa toàn Mỹ (Panamericanism), ... trên bước đường phát ữiển theo quy luật đào thải, Hoa Kỳ cũng là nơi du nhập những học thuyết, lý thuyết của Darwin, spencer, Nietzche, chủ nghĩa siêu nghiệm (Transcendentalism),
chủ nghĩa tự nhiên (Naturalism), chủ nghĩa lãng mạn (Romanticism), chủ nghĩa hiện thực
(Realism) và chủ nghĩa xã hội khoa học của Marx và Engels. Tuy không phải một sớm một chiều người Mỹ dễ dàng thừa nhận, lựa chọn và chịu ảnh hưởng các loại lý thuyết, tư tưởng trên, nhưng có thể nói là chúng đã dần dần ít nhiều ảnh hưởng, chi phối và hòa nhập vào đời sống văn hóa tinh thần và kể cả chính trị ở Mỹ thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Lấy cảm hứng từ thiên nhiên và con người của đất nước, phản ánh xã hội và lịch sử, ảnh hưởng những lý thuyết, tư tưởng cũng như những trào lưu và trường phái văn học được du nhập hoặc ra đời trên đất Mỹ, văn học Mỹ đã hình thành và phát triển trên cái nền của truyền thống, lịch sử Mỹ và trong sự vận động không ngừng của xã hội Mỹ. Khởi đầu bằng các truyền thuyết, thần thoại và những bài ca truyền miệng thuộc các nền văn hóa của dân da đỏ, văn học Mỹ đã đi qua một chặng đường gần bốn thế kỷ để khẳng định là một nền văn học lớn mạnh và mang bản sắc Mỹ. Thành tựu của văn học Mỹ trong hai thế kỷ XVII - XVIII không nhiều. Văn học Mỹ thế kỷ XVII là văn học của thời kỳ thuộc địa, ít có những tác phẩm thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Khuôn mẫu chính của những tác giả thuộc địa là lối viết đã lỗi thời ở
30
nước Anh và Kinh thánh. Đến thế kỷ XVIII, văn học Mỹ thể hiện ngày càng rõ bản sắc riêng của một dân tộc sau khi đã hoàn thành nền độc lập. Thời kỳ này, nước Mỹ đã sản sinh ra thế hệ các nhà văn, nhà thơ Mỹ lỗi lạc đầu tiên như Benjamin Franklin, Philip Freneau... Và trong hai thế kỷ XIX - XX, văn học Mỹ đã phát triển nhanh với những tên tuổi của nhiều nhà văn và nhà thơ nổi tiếng : Edgar Poe, Nathaniel Hawthorne, Herman Melville, Mark Twain, Jack London, Ernest Hemingway, Henry Longfellow, Walt Whitman, Ezra Pound ...
Cho đến hôm nay, "giấc mơ của người Mỹ" đã đi qua nhiều cuộc thăng trầm của đất nước, đã có những thay đổi qua nhiều chặng đường và chắc chắn là nó chưa được thực hiện một cách trọn vẹn - hoàn hảo. Tuy nhiên, nước Mỹ sau gần bốn thế kỷ hình thành và phát triển với những thành tựu lớn, " những diện mạo xã hội"phức tạp, " những sắc thái có tính cách rất Mỹ" vẫn là một nỗ lực lớn lao đáng khâm phục của người Mỹ. Trong một chừng mực nào đó, huyền thoại về người con trai nghèo khổ làm giàu bằng lao động vẫn còn có ý nghĩa.
Là người Mỹ sống trên đất nước Mỹ, trong buổi giao thời giữa hai thế kỷ XIX - XX, hơn ai hết, Jack London đã chứng kiến và nếm trải những vinh quang ngọt ngào lẫn hụt hẫng đắng cay của một giai đoạn khai phá và tái thiết phục vụ cho nhu cầu sinh tồn, cho một ước mơ về cả hai mặt vật chất- tinh thần của người Mỹ và của cả những người đến di trú tại Mỹ bởi sự quyến rũ của đất nước này. Từ những thách thức lớn của các cuộc khai thác tài nguyên dồi dào, khai phá thiên nhiên hoang sơ, những cuộc xung đột đẫm máu giữa các chủng tộc ,các giai cấp mà khả năng con người đòi hỏi phải được bộc lộ và tận dụng, Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đã có được những thành quả đáng phục về xây dựng và sáng tạo, đồng thời cũng kéo theo sau nó những mặt trái khó có thể xóa nhòa.'Phồn vinh, thịnh vượng và khốn cùng; tự do, dân chủ và bất công; hiền lành và tàn bạo; tốt và xấu ... tất cả quyện lẫn nhau trong một nước Mỹ muôn màu muôn vẻ.
Xã hội ấy, cuộc sống nghiệt ngã ấy buộc con người phải đối mặt và đấu tranh để tồn tại, để thỏa mãn ham thích ,tham vọng, để được sống tự do theo lòng tin của mình hay để đạt được hiện thực của khát vọng về một xã hội, một cuộc sống công bằng và tràn trề hạnh phúc.
Mang trong mình những dấu ấn sâu sắc của thời đại, Jack London đã sống, dấn thân, tranh đấu và cống hiến với cả tâm hồn và cuộc đời không kém phần mâu thuẫn và phức tạp.
31
Cũng hơn bất cứ những ai của nước Mỹ cùng thời, bằng ngòi bút của mình, Jack London đã thể hiện rõ nhất những vấn đề của thời đại mình với thái độ yêu, ghét rõ ràng.
Là một nhà văn mà cuộc đời gắn với những ngày dài tranh đấu chống cái nghèo, cái dốt, chống ma rượu, chống bất công; gắn với những chuỗi ngày phiêu lưu gần như vô tận, Jack London đã sống hết mình, sống có ý nghĩa cho trọn vẹn cuộc đời ngắn ngủi, chỉ hưởng dương 40 tuổi của mình. Là một nhà văn mà khi dựng nên bất cứ một cốt truyện nào thì hầu như đã có sẩn cả khung cảnh lẫn những nhân vật hết sức sinh động và sống sát với thực tế, Jack London đã tạo nên một sự nghiệp văn chương vững vàng để từ đó, ông được xem là "một trong số
những nhà văn được nhiêu người biết đến và có tác phẩm phong phú nhất trong thời đại
của ông" [76, 406]
Cuộc đời Jack London tuy không dài nhưng khá sôi động, mang đậm hơi thở của thời đại. Sự nghiệp Jack London tuy không vĩ đại nhưng đủ để đưa ông lên hàng “bậc thầy truyện ngắn Mỹ”
1.2.2.Tình hình tiếp nhận văn học Mỹ và Jack London ở Việt Nam:
Từ đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã có mối tiếp xúc chặt chẽ với văn học thế giới. Cùng với văn học phương Đông trước đó, giờ có thêm văn học phương Tây. Dù ở trong hoàn cảnh chiến tranh, đất nước bị chia cắt, hay ở ương thời bình, đất nước thống nhất, thực hiện chính sách mở cửa thì văn học hiện đại Việt Nam vẫn tự thấy có nhu cầu tiếp cận, tiếp thu các tư tưởng xã hội và tư tưởng nghệ thuật của nhiều nền văn học trên thế giới, bởi lẽ "văn học thế
giới quá phong phú nên công chúng không thể chối bỏ nó được" [l0, 250]
Bến đỗ Việt Nam đã đón nhận văn học Mỹ xuất phát từ những cơ sở về hoàn cảnh lịch sử của thời đại, từ nhu cầu của công chúng về văn hóa - văn học và từ sự đòi hỏi của quá trình giao lưu.
Dù rằng văn học Mỹ là một nền văn học trẻ trên thế giới, nhưng như đã nói ở trên, văn học Mỹ đã thâm nhập vào Việt Nam khá sớm. Những năm 20, một số tác phẩm văn học Mỹ đã có mặt ở Việt Nam qua ngôn ngữ trung gian (Pháp, Đức, Ý...). Từ trước Cách mạng tháng tám (1945), có nghĩa là trước khi Mỹ đặt chân xâm lược miền Nam Việt Nam, đã có vài tác phẩm văn học Mỹ được dịch sang tiếng Việt, nhưng chủ yếu là dịch từ các bản tiếng Pháp. Chẳng hạn
32
như "Gió Đông gió Tây" (P. Buck) do Huyền Kiêu dịch năm 1935, “Truyện kỳ lạ” (E. Poe) và "Đảo kho vàng" (R.L. Stevenson) do Vũ Ngọc Phan dịch năm 1944. Đó cũng là những tác phẩm được xem là "hay" theo người dịch. Nó cũng đã được người đọc đương thời đón nhận và xem như là chút "hương xa hoa lạ".
Trong hoàn cảnh lịch sử hơn 20 năm dài đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, văn học Mỹ đã được dịch, nghiên cứu và giới thiệu qua tiếng Anh, tiếng Mỹ với những mục đích và nhu cầu khác nhau ở hai miền Nam - Bắc. Ở miền Bắc, trước năm 1975, chỉ có trên dưới 10 đầu sách được dịch và giới thiệu, chủ yếu là những tác phẩm của những nhà văn được xem là "tiến bộ"
và “hiện thực”. Những tác phẩm đầu tiên được dịch năm 1960 là " Mười ngày rung chuyển
thế giới" (John Reed), "Gót sắt" (J. London), "Truyện phiêu lưu của Huckleberry Phinn" (Mark Twain). Những năm sau, một số tác phẩm khác cũng được dịch, nhưng trong tình trạng ít và rời rạc. Những tác phẩm tiêu biểu là "Ông già và biển cả" (E. Hemingway), "Túp lều bác Tôm " (B. Stowe), "Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer " (Mark Twain), một số truyện ngắn của Jack London, O. Henry ...
Ở miền Nam, văn học Mỹ được dịch và giới thiệu nhiều và đa dạng hơn với mục đích thỏa mãn nhu cầu văn hóa - văn học của quần chúng và cũng bởi đó là phương tiện phục vụ mục tiêu xâm lược của đế quốc Mỹ. Những tác phẩm dịch phong phú về thể loại và đề tài như truyện phiêu lưu - trinh thám của Edgar A. Poe, Willa Cather, Melville truyện tình cảm của Pearl s. Buck, Robert Loh truyện khoa học viễn tưởng của Willey Ley, Raymond F. Yate ... Đặc biệt là các công trình về văn học Mỹ và các nhà văn Mỹ của các nhà nghiên cứu Mỹ cũng được chú trọng dịch và giới thiệu như "Những năm trưởng thành" của Van Wych Brooks do Từ An Tùng dịch (1957), "Năm văn sĩ Hoa Kỳ" do Lê Bá Xông và Bửu Nghi dịch, "Năm thi sĩ
Hoa Kỳ" do Phan Khải và Nguyễn Văn Cơ dịch (1963) từ giáo trình trường Đại học Minnesota,
"Năm mươi năm tiểu thuyết Mỹ" của Nathan Glick do Dương Đức Nhụ dịch (1970).
Điều tra cơ bản ở các thư viện lớn tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy tác phẩm dịch, các bài viết và công trình giới thiệu văn học Mỹ không phải là ít (273 so với việc dịch và giới thiệu văn học Đức là 57, Ý là 58, Anh là 91, Pháp là 499 và Liên Xô là 120). Riêng việc giới thiệu Jack London và tác phẩm của ông chiếm tỷ lệ khoảng l0% trong tổng số tác phẩm và bài viết về văn
33
học Mỹ, gồm các bài nghiên cứu được dịch và các bài viết của các nhà nghiên cứu Việt nam,