Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là, đại đa số những tác phẩm VHDG của người Khmer nói chung, bộ phận tục ngữ nói riêng chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo ở góc độ là một đối t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Dư Thị Si Tha
ĐẶC ĐIỂM TỤC NGỮ KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP
Thà nh phố Hồ Chí Minh - 2013
Trang 3Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các vị Achar, các vị chức sắc tôn giáo ở một số chùa trong tỉnh Cà Mau, cùng cán bộ viên chức, các vị hưu trí, bà con nông dân, các em học sinh
ở hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu; đặc biệt trong chuyến sưu tầm điền dã
Cuối cùng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình và bạn bè, những người luôn bên tôi, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Trang 4QUY ƯỚC VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐHKH XH NV: Đại học khoa học xã hội nhân văn Nxb: Nhà xuất bản
VHDG: Văn học dân gian
Tp HCM: Thành phố Hồ Chí Minh ĐHQG: Đại học Quốc Gia
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
QUY ƯỚC VIẾT TẮT 2
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử vấn đề 6
3 Phương pháp nghiên cứu 7
4 Mục đích nghiên cứu 8
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
6 Đóng góp của luận văn 9
7 Cấu trúc của luận văn 9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC VÀ TỤC NGỮ KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 11
1.1 Khái quát về dân tộc Khmer ở ĐBSCL 11
1.1.1 Sự hình thành tộc người 11
1.1.2 Đặc điểm cư trú, sản xuất và hình thái xã hội 12
1.1.3 Tín ngưỡng, tôn giáo 13
1.1.4 Lễ hội 16
1.1.5 Phong tục – tập quán 18
1.1.6 Văn học dân gian 20
1.2 Giới thiệu chung về tục ngữ Khmer ĐBSCL 23
1.2.1 Khái niệm tục ngữ 23
1.2.2 Tục ngữ Khmer ĐBSCL 24
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TỤC NGỮ KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 37
2.1 Những nội dung tiêu biểu của tục ngữ Khmer 37
2.1.1 Đúc kết kinh nghiệm về sản xuất, các hiện tượng tự nhiên (45/920, tỉ lệ: 4,89 %) 37
2.1.2 Thể hiện các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ, xã hội của người Khmer ĐBSCL 39
2.1.3 Thể hiện sự gắn bó của người Khmer với chùa chiền (9/920, tỉ lệ: 0,97%) 46
2.1.4 Quan niệm của người Khmer về các khía cạnh của cuộc sống 48
2.1.5 Những kinh nghiệm trong ứng xử của người Khmer 52
Trang 62.2 Nhận xét về nội dung của tục ngữ Khmer ĐBSCL 56
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TỤC NGỮ KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 62
3.1 Khái quát về chữ viết tiếng Khmer ĐBSCL 63
3.2 Vần trong tục ngữ Khmer 64
3.2.1 Khái niệm về vần 64
3.2.2 Đặc điểm của vần trong tục ngữ Khmer 65
3.2.3 Các kiểu hiệp vần trong tục ngữ Khmer 66
3.3 Nhịp trong tục ngữ Khmer ĐBSCL 74
3.4 Những cách tu từ trong tục ngữ Khmer ĐBSCL 76
3.4.1 Điệp từ ngữ (235/920, tỉ lệ: 25,54%) 76
3.4.2 Nói quá (11/920, tỉ lệ: 1,19%) 79
3.4.3 So sánh (88/920, tỉ lệ: 9,56%) 80
3.4.4 Ẩn dụ (96/920, tỉ lệ: 10,43%) 83
3.4.5 Hoán dụ (6/920, tỉ lệ: 0,65%) 87
3.5 Kết cấu của tục ngữ Khmer ĐBSCL 88
3.5.1 Kết cấu logic 89
3.5.2 Kết cấu so sánh 94
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 105
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đến với ĐBSCL, một vùng đất còn khá trẻ về thời gian khai phá, chúng ta sẽ thấy mối tình đoàn kết, gắn bó của bốn dân tộc anh em: Việt, Khmer, Hoa, Chăm Có thể nói, đồng bào Khmer là một trong những dân tộc lập cư rất sớm tại vùng đất này (từ thế kỷ XIII) Đây
là dân tộc có dân số trên một triệu người (Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999) và có vị trí đặc biệt trong bức tranh tổng thể các dân tộc Việt Nam Điểm nổi bật nhất trong đóng góp của đồng bào Khmer trước hết phải kể đến vốn văn hóa vô cùng phong phú,
đa dạng Có lẽ người Khmer là một trong những dân tộc có một số lượng lễ hội khá nhiều trên đất nước Việt Nam Ngoài các lễ hội chính như Chôl Chnăm Thmây (Lễ mừng năm mới); Ok Ombok, lễ Sen Đôlta, đồng bào Khmer còn có một lọat các lễ hội khác như lễ hội đua ghe ngo, lễ mừng tuổi, lễ đắp núi cát, lễ cầu an…Bên cạnh các lễ hội, đồng bào Khmer còn có những loại hình sân khấu rất độc đáo: Dù kê và Rôbăm Sự góp mặt của nền văn hóa Khmer đã làm cho bức tranh văn hóa Việt Nam thêm đa dạng về loại hình và phong phú hơn về sắc màu trong khu vườn nghệ thuật nhân loại
VHDG Khmer cũng vô cùng đặc sắc Dân tộc Khmer tuy có chữ rất sớm nhưng đại bộ phận người dân lại thích sáng tác và lưu truyền những câu ca dao, tục ngữ, những câu truyện
cổ bằng con đường truyền miệng VHDG “là một phần không thể thiếu được trong đời sống tinh thần, trong lao động sản xuất, trong các họat động hội hè, cúng lễ ở các phum sóc Chúng đã, đang và sẽ giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Khmer” [33,1] Với sự phong phú và đa dạng về thể loại cũng như nội dung, VHDG Khmer
đã góp phần rất lớn vào kho tàng VHDG của cả nước nói chung Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là, đại đa số những tác phẩm VHDG của người Khmer nói chung, bộ phận tục ngữ nói riêng chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo ở góc độ là một đối tượng độc lập và cả góc độ là những thành tố trong mối liên hệ với VHDG Bằng chứng là cho tới nay,
về tục ngữ chúng tôi chỉ ghi nhận được một công trình mang tính chất sưu tầm, đó là
“Thành ngữ và tục ngữ Khmer” của Sơn Phước Hoan vào năm 1998 Đối với một kho tàng VHDG phong phú như thế, chúng tôi thiết nghĩ một vài công trình nghiên cứu thôi thì chưa
đủ Vì thế khi chọn đề tài “Đặc điểm tục ngữ Khmer Đồng bằng sông Cửu Long”, chúng
tôi hi vọng sẽ bổ sung được phần khiếm khuyết đó khi nghiên cứu tục ngữ của dân tộc mình
Trang 8Là người thuộc thế hệ đi sau, chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của vốn văn hóa mà các thế hệ người Khmer đã lưu truyền lại Hơn nữa, chúng tôi rất tự hào là con dân của dân tộc Khmer Vì thế khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn mong rằng có thể góp phần giới thiệu những cái hay cái đẹp mà các bậc tiền nhân để lại trong tục ngữ
2 Lịch sử vấn đề
Ở nước ta mãi đến những năm 50 của thế kỉ XX mới xuất hiện những công trình nghiên cứu về người Khmer cũng như bộ phận VHDG của họ.Tuy nhiên do một số nguyên nhân nên việc sưu tầm và nghiên cứu các thể loại VHDG của người Khmer còn rất ít so với số lượng phong phú vốn có của nó Ở đây chúng tôi điểm qua một số công trình về tục ngữ Khmer
- Năm 1998, có công trình “Sưu tầm và biên soạn về thành ngữ và tục ngữ Khmer”, của Sơn Phước Hoan do Nxb Giáo dục phát hành Với cuốn sách này, tác giả đã kết hợp được các tài liệu từ sưu tầm điền dã với các tài liệu đã công bố từ trước ở cả Việt Nam và Campuchia Trên cơ sở những tư liệu ấy, tác giả đã cung cấp một bản song ngữ đầu tiên về thành ngữ, tục ngữ Khmer với số lượng phong phú, gồm có 629 câu Trong sưu tập này, tác giả đã xếp thành ngữ và tục ngữ theo ba chủ đề (1 Tục ngữ nói về lao động và quan hệ với thiên nhiên; 2 Tục ngữ nói về quan hệ trong gia đình và họ hàng; 3 Tục ngữ nói về cách ứng xử và kinh nghiệm sống) Tác giả nhận xét về mặt hình thức, tục ngữ Khmer thường dùng các từ thuần tiếng Khmer gắn với ngôn ngữ nói hàng ngày Bên cạnh đó, tác giả cũng giới thiệu sơ lược (vài đơn vị tục ngữ) về nghĩa của tục ngữ (Mỗi câu tục ngữ thường có từ hai nghĩa trở lên, nghĩa đen, nghĩa bóng; nghĩa gốc, nghĩa phái sinh…); sau cùng tác giả giới thiệu vài nét khái lược về hiệp vần, ngắt nhịp; về đối ý, đối từ và các biện pháp tu từ khác…
- Năm 2002, công trình “VHDG Sóc Trăng” do Chu Xuân Diên chủ biên, được Nxb Tp HCM phát hành Đây là công trình của tập thể cán bộ và sinh viên Khoa Ngữ văn và Báo chí trường ĐHKH XH-NV là kết quả của chuyến điền dã kéo dài ba năm tại Sóc Trăng (1999-2000) Đây là một công trình có quy mô khi được tiến hành sưu tầm trên một diện rộng (25 xã và 4 thị trấn) Trong tập sách này, các tác giả đã sưu tầm và biên sọan tục ngữ Khmer theo ba chủ đề (1 Giới tự nhiên; 2 Con người, đời sống xã hội; 3.Con người, đời sống tinh thần, nhân sinh quan), mỗi chủ đề phân thành các tiểu chủ đề, bao gồm: 575 câu tục ngữ
Trang 9- Năm 2011, thầy và trò trường ĐHKH XH-NV lại tiến hành thêm một chuyến điền dã về Bạc Liêu để điều tra, sưu tầm về vốn VHDG ở địa phương này Với kết quả thu được, trường ĐHKH XH-NV đã cho ra đời một công trình lớn thứ hai về VHDG ở ĐBSCL, đó là cuốn “VHDG Bạc Liêu” do Chu Xuân Diên chủ biên Các tác giả đã sưu tầm và biên soạntục ngữ Khmer theo hai chủ đề (1 Con người, đời sống xã hội; 2 Con người, đời sống tinh thần, nhân sinh quan), gồm có 84 câu
- Năm 2006, có công trình “Một số câu tục ngữ, ca dao tiếng Khmer – Việt có nội dung gần giống nhau” của Trần Thanh Pôn (chủ biên) do Nxb Văn hóa dân tộc phát hành Với công trình này, tác giả đã sắp xếp tục ngữ theo trật tự chữ cái, chứ không xếp theo chủ đề, gồm có 269 câu.Trước hết tác giả muốn giúp cho cán bộ viên chức của dân tộc Khmer có tư liệu sử dụng trong công tác của mỗi người; đồng thời cũng giúp thêm cho những ai yêu thích sử dụng tục ngữ ca dao Khmer – Việt trong giao tiếp Bên cạnh đó, người đọc còn biết được phong tục tập quán, quan hệ tình làng nghĩa xóm, ứng xử đối với người thân, bạn bè
và những kinh nghiệm khác trong cuộc sống
Qua những công trình trên, chúng tôi nhận thấy phần lớn chỉ dừng lại ở mức độ sưu tầm
và giới thiệu tới độc giả những câu tục ngữ thông dụng Còn thực sự đi sâu nghiên cứu về tục ngữ Khmer thì các công trình trên chưa đáp ứng được Song các văn bản tục ngữ đó được xem là một kho tài liệu quý báu để chúng tôi thực hiện đề tài này
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê: thống kê các câu tục ngữ người viết thu thập được từ sưu tầm điền dã và các câu đã được công bố trên văn bản trước đây Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có đủ nguồn tài liệu để khảo sát, cũng như cho thấy giá trị thực tiễn, phổ quát của đề tài
- Phương pháp phân tích: tiến hành phân tích từng khía cạnh của nội dung Tuy nhiên có
sự chọn lọc nội dung tiêu biểu, nổi bật của tục ngữ Khmer Về đặc điểm nghệ thuật, chúng tôi cũng có sàng lọc những yếu tố nghệ thuật đặc sắc mới tiến hành phân tích Sau đó, rút ra kết luận khái quát ở mỗi phần đã trình bày
- Phương pháp khái quát tổng hợp: dựa trên cơ sở của phân tích để tổng hợp, khái quát về đặc điểm nội dung cũng như nghệ thuật của tục ngữ Phương pháp này nhằm giúp chúng tôi
có cái nhìn tổng thể về diện mạo của tục ngữ Khmer
Trang 10- Phương pháp so sánh: chúng tôi sẽ có sự so sánh trong khả năng có thể giữa tục ngữ của người Việt và tục ngữ người Khmer về nội dung và nghệ thuật Phương pháp này nhằm cho thấy những nét tương đồng và dị biệt của hai nguồn tục ngữ trên
- Phương pháp liên ngành: sử dụng những thành tựu nghiên cứu của văn hóa học, xã hội học, dân tộc học,…trong việc phân tích, lý giải tục ngữ Khmer Do vậy, phương pháp này được xem như là một phương pháp hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu Bởi vì văn hóa là cái nôi sản sinh cũng như nuôi dưỡng như tục ngữ
- Phương pháp điều tra, sưu tầm điền dã: chúng tôi trực tiếp đến từng hộ gia đình gặp gỡ, trình bày về việc tìm hiểu và sưu tầm tục ngữ Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập số lượng tục ngữ hiện nay người dân đang sử dụng (số lượng tục ngữ được sử dụng nhiều hay ít? thường sử dụng trong những trường hợp nào?…), nắm thêm thông tin về đối tượng sử dụng tục ngữ và thấy được vai trò, tầm quan trọng của tục ngữ trong đời sống Chúng tôi đã thực hiện công tác điền dã ở một số vùng của ĐBSCL như Sóc Trăng, Bạc liêu, Cà Mau
4 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Đặc điểm tục ngữ Khmer Đồng bằng sông Cửu Long”, luận văn đặt ra
những mục đích nghiên cứu sau:
1 Giới thiệu diện mạo tục ngữ Khmer (tình hình văn bản, thực tế tồn tại trong đời sống,
số lượng câu…)
2 Nghiên cứu chi tiết về đặc điểm nội dung và nghệ thuật tục ngữ Khmer ĐBSCL
3 Trên cơ sở so sánh tục ngữ Khmer ĐBSCL và tục ngữ Việt, cố gắng chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong chừng mực và điều kiện cho phép
4 Sưu tầm và giới thiệu các đơn vị tục ngữ Khmer (trong khả năng có thể)
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi khảo sát tục ngữ chủ yếu trên những nguồn tài liệu đã có sẵn
Đó là những câu tục ngữ đã được sưu tầm và tuyển chọn trong các công trình sau:
- “Thành ngữ và tục ngữ Khmer” do Sơn Phước Hoan sưu tầm và biên sọan, Nxb Giáo dục - 1998
- VHDG Sóc Trăng của Chu Xuân Diên, Nxb Tp.HCM – 2002 và VHDG Bạc Liêu của Chu Xuân Diên, Nxb ĐHQG Hà Nội – 2011
Trang 11- Ngoài ra, chúng tôi cũng kết hợp khảo sát nguồn tục ngữ Khmer sưu tầm điền dã được
ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, gồm có: 351 câu tục ngữ
Do đặc trưng ngôn ngữ và chữ viết của Campuchia và người Khmer ở ĐBSCL giống nhau nên trong quá trình nghiên cứu sẽ có sự giao thoa giữa hai phạm vi ấy Nhưng chúng tôi chỉ nghiên cứu tục ngữ của Khmer ở ĐBSCL, nếu trong quá trình khảo sát xuất hiện nét giống nhau thì đó chính là những phần tương đồng giữa hai nguồn tục ngữ Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng có tham khảo tài liệu của ông Lý Thái Ly, đó là: “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Khmer” do Lý Thái Ly biên sọan (tập 1), Nxb Campuchia, 2007
6 Đóng góp của luận văn
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tục ngữ Khmer ĐBSCL về đặc điểm nội dung và nghệ thuật, luận văn sẽ có những đóng góp sau:
- Nghiên cứu, phân tích về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tục ngữ người Khmer ĐBSCL, chúng tôi sẽ cố gắng góp thêm một ít công sức để có thể tiếp tục hoàn thiện diện mạo VHDG Khmer ở vùng sông nước phương Nam
- Bước đầu chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt giữa tục ngữ Khmer và tục ngữ Việt
- Sưu tầm, giới thiệu hệ thống tục ngữ Khmer
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính gồm có các chương mục sau:
Chương 1: Khái quát về dân tộc và tục ngữ Khmer ĐBSCL
Trong chương 1, chúng tôi sẽ trình bày khái quát về dân tộc Khmer về sự hình thành tộc người, đặc điểm cư trú Chúng tôi tập trung trình bày về tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội; phong tục tập quán và VHDG Khmer Sau cùng chúng tôi giới thiệu khái quát về tục ngữ nói chung và tục ngữ Khmer ĐBSCL nói riêng Chương 1 là cơ sở, nền tảng cho các chương sau
Chương 2: Đặc điểm nội dung của tục ngữ Khmer ĐBSCL
Ở chương 2, chúng tôi trình bày những nội dung tiêu biểu của tục ngữ Khmer ĐBSCL về kinh nghiệm về sản xuất, các hiện tượng trong tự nhiên Trong chương này, chúng tôi trình bày các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ, xã hội và mối quan hệ với chùa chiền; đồng thời các nội dung khác như quan niệm và kinh nghiệm khác trong cuộc sống
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ Khmer ĐBSCL
Trang 12Chúng tôi trình bày khái quát về chữ viết tiếng Khmer (cơ sở để khảo sát hiệp vần trong tục ngữ) Tiếp theo, chúng tôi khảo sát các kiểu hiệp vần như vần liền và vần cách, vần tuyệt
và vần tương đối.Tiếp đến, chúng tôi trình bày các biện pháp tu từ (điệp từ ngữ, nói quá, so sánh, ẩn dụ và hoán dụ) Sau cùng chúng tôi khảo sát kết cấu tục ngữ
Trang 13C HƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC VÀ TỤC NGỮ KHMER
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 Khái quát về dân tộc Khmer ở ĐBSCL
1.1.1 Sự hình thành tộc người
Người Khmer ở ĐBSCL và người Khmer Campuchia là cùng một nguồn gốc chủng tộc, nhưng do biến động của lịch sử, từ lâu họ đã là những tộc người của hai quốc gia Có nhiều tài liệu nói về nguồn gốc của tộc người Khmer ở ĐBSCL, trong đó, có hai nguồn tài liệu là của tác giả Lê Hương với “Người Việt gốc Miên”, Nxb Sài Gòn - 1969 và Trường Lưu với
“Văn hóa người Khmer vùng ĐBSCL, Nxb Văn hóa dân tộc - 1993 Hai tác giả này cùng ghi nhận rằng: người Khmer ở ĐBSCL đã trải qua các chặng đường lịch sử như sau:
- Giai đoạn thứ nhất: Người Khmer ở ĐBSCL và người Khmer
Campuchia cùng chung sống trong cộng đồng vương quốc Phù Nam (từ thế kỷ I đến thế kỷ thứ V)
- Giai đoạn thứ hai: Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ XVIII, người Khmer ĐBSCL và người Khmer Campuchia cùng chung sống trong cộng đồng Chenla (Campuchia hoặc Chân Lạp)
Có lẽ, cách phân chia như trên chỉ mang tính chất tương đối Cuộc sống có nhiều biến động thì bắt buộc con người phải tìm cách sinh tồn, nên sự di dân (lúc đầu tạm thời và lâu dần chuyển sang cố định) từ quốc gia này sang quốc gia kia cũng là lẽ đương nhiên Và đấy chính là trường hợp của ĐBSCL
Tây Nam Bộ hay còn gọi là ĐBSCL trước kia có các tên gọi như “Thủy chân lạp” (từ thế
kỷ I đến thế kỷ thứ VIII), “Miền Nam Việt Nam” (năm 1658 đến 1867), “Nam Kỳ” ( từ
1868 đến 1954) [31, 25], là vùng đất chịu nhiều đau thương tang tóc, là vùng đất chứng kiến bao cuộc bể dâu, và cũng là miền cuối trời Nam hứng chịu nhiều mưa bom lửa đạn của chiến tranh Vậy nên, các thế hệ người Khmer ở đấy cũng nếm trải biết bao biến động, thăng trầm của thời đại Họ chịu nhiều đắng cay, khổ cực của cuộc sống Điều dễ dàng nhận ra do đâu mà họ vẫn lạc quan vẫn bám đất và phum sóc của mình, đó là nhờ họ có niềm tin vững bền vào chân lý cuộc đời “ở hiền gặp lành” hoặc “hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai” Mặt khác, còn nhờ vào sức mạnh của Phật pháp đã giúp cho người Khmer ĐBSCL có thêm niềm tin, nghị lực trong cuộc sống Họ tiếp tục dâng cho đời những hoa thơm, quả ngọt
Trang 14Từ thế kỷ XIX đến nay, tuy sống ở mỗi quốc gia riêng biệt nhưng người Khmer ĐBSCL
và người Khmer Campuchia vẫn có sự giao lưu qua lại trên nhiều lĩnh vực trong đời sống
Sự giao lưu đó diễn ra theo cả hai chiều: nông dân Khmer, sau khi định cư lại Campuchia,
đã đem vào môi trường mới một số kỹ thuật canh tác của ĐBSCL, cả hình thức ca kịch Dù
kê, vốn có nguồn gốc từ ĐBSCL Ngược lại, Campuchia truyền về cho ĐBSCL điệu múa cung đình, Lâm Thôn Ngoài ra, các sách xuất bản tại Campuchia như sách tôn giáo, tiểu thuyết lãng mạn, phim ảnh, ca khúc mới cũng được truyền bá trong đời sống của người Khmer ĐBSCL
Trong cuốn “Vấn đề dân tộc ở ĐBSCL” do Mạc Đường chủ biên cũng ghi nhận rằng: người Khmer ở ĐBSCL và người Khmer Campuchia cùng chung một chủng tộc Từ thế kỷ
XV trở đi, đế chế Angkor sụp đổ người dân Campuchia rơi vào cảnh nghèo đói và bị đàn áp nặng nề bởi bọn phong kiến Thái Lan Vì vậy, những người Khmer yêu nước đứng lên chống phong kiến Thái Lan đã xuôi theo dòng sông Cửu Long đến với ĐBSCL khai khẩn đất hoang và định cư lâu dài “Cho đến trước thế kỷ XVII, người Khmer là thành phần cư dân duy nhất tồn tại ở ĐBSCL Họ sống khu biệt và không có mối quan hệ hành chính với bất cứ một quốc gia nào thời đó” [16, 30]
Như vậy, người Khmer ở ĐBSCL với người Khmer ở Campuchia là những người đồng tộc có chung lịch sử, tiếng nói, tôn giáo Nhưng do sống tách biệt lâu dài với người Khmer ở Campuchia, người Khmer ở ĐBSCL có những đặc điểm riêng về cư trú, kinh tế, văn hóa, xã hội
Sống trong cùng lãnh thổ với người Việt nhưng người Khmer ĐBSCL có tập quán cư trú, sản xuất riêng không lẫn với các dân tộc khác Điều đó được thể hiện qua đặc điểm tâm lý
và quan điểm về môi trường thiên nhiên, xã hội của họ quy định
1.1.2 Đặc điểm cư trú, sản xuất và hình thái xã hội
Về nơi cư trú, người Khmer thường chọn vùng đất cao để định cư, cất nhà Người Khmer không thể trụ được ở vùng đất thấp Họ tìm những nơi cao ráo trên những giồng, gò nhằm chống chọi với nắng, gió phương Nam Về nhà ở, họ chọn hình thức cất nhà trên mặt sàn được kê trên những đầu trụ cột, vừa tránh lũ của sông Mêkông chảy về, vừa tránh thú dữ ở những vùng cây cối rậm rạp
Người Khmer ĐBSCL sống chủ yếu bằng nghề ruộng rẫy, một số ít làm nghề thủ công, buôn bán hoặc làm các ngành nghề khác như: công nhân, viên chức, giáo viên, nghệ sĩ.v.v
Trang 15ở các cơ quan, chính quyền, đoàn thể Người Khmer lập cư rất sớm trên ĐBSCL Từ xa xưa,
họ đã biết trồng lúa nước, chẳng hạn như: ở gần sông rạch, họ biết lợi dụng thủy triều để rửa phèn cho ruộng; ở xa sông rạch, họ đắp bờ thành ô để giữ nước mưa khi cần thì tát nước vào
ô bằng gầu dai, gầu sòng
Người Khmer ở ĐBSCL cư trú thành những cụm rời rạc, nhỏ là một ấp, lớn là vài xã xen
kẽ với các xã, ấp của người Việt và Hoa Họ sống tập trung ở một số tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau Theo số liệu của Vụ địa phương III - Ủy ban Dân tộc, năm 2009, “tổng số dân Khmer ở ĐBSCL là 1.162.695 người gồm: Trà Vinh 304.848 người, Sóc Trăng: 373.595 người, Vĩnh Long: 21.820 người, Bạc Liêu: 67.535 người, An Giang: 90.271 người, Kiên Giang: 214.979 người, Hậu Giang: 26.992 người, Cà Mau: 40.012 người, thành phố Cần Thơ: 22.646 người” [18, 8]
Về hình thái xã hội, người Khmer ở ĐBSCL có tập quán hợp nhau lại thành những tập thể xóm nhỏ, mỗi tập thể định cư trên một địa điểm bám sát nơi trồng trọt và làm ruộng gọi
là “phum” Đơn vị cao hơn phum, và bao gồm nhiều phum gọi là “Srok” (sóc) Trong quá trình cùng cư trú với người Việt, đôi khi có sự đồng nhất qua lại, chẳng hạn: có lúc người ta đồng nhất phum Khmer với ấp của người Việt, và sóc với xã; ngược lại, người Việt chung sống với người Khmer lại Việt hóa từ Khmer “phum srok” thành “phum sóc”, để chỉ nơi cư trú của người Khmer Dù sống xen kẽ với tộc người khác, có quan hệ qua lại với người Việt
và người Hoa trong nhiều thế kỷ, nhưng nhờ khuôn khổ phum sóc, từng người Khmer đã sinh ra, lớn lên, làm ăn, hoạt động trong khung văn hóa tộc người của mình
Người Khmer có tập quán hợp tác lao động “yook đai” (vần công đổi công) và có nhiều
lễ nghi trong nông nghiệp, nhằm cầu nguyện cho mùa mưa mau tới, cho các vụ lúa bội thu
1.1.3 Tín ngưỡng, tôn giáo
Lịch sử phát triển của chế độ phong kiến Khmer ở Campuchia diễn ra đồng thời với việc
du nhập các trào lưu văn hóa, tôn giáo Ấn Độ Người Khmer Campuchia cũng như người Khmer ở ĐBSCL đã tôn thờ các vị thần Bà La Môn trước khi theo Phật giáo như ngày nay Hiện nay, những ảnh hưởng của Bà La Môn vẫn còn tồn tại trong đời sống của người Khmer: phong tục thờ cúng, cưới hỏi, tang ma, và trong các dịp lễ, tết
Do cuộc sống xưa kia hoang vu tiềm ẩn nhiều thế lực siêu nhiên còn nhiều điều chưa thể
lý giải nên người Khmer tìm đến các lực lượng thần linh Trong đời sống hằng ngày của họ, các vị thần ấy có vai trò như là những đấng cứu tinh, có vị trí độc tôn và không thể thay thế
Trang 16Từ thời khai thiên lập địa đến nay, tín ngưỡng dân gian có vai trò rất quan trọng trong đời sống cộng đồng Khmer ĐBSCL Một trong những tín ngưỡng còn lưu lại là sự thờ cúng ông
Tà (Neak Tà) Người Khmer ở ĐBSCL thờ ông Tà như là một vị thần nhưng căn cứ vào nhiều nguồn gốc hơn
Trước hết ông Tà là vị thần của tạo vật mà người ta thấy nhiều ở các miếu thờ, chẳng hạn: Neak Tà Tức (Thần Nước), Neak Tà Phnum (Thần Núi), Neak Tà Prey (Thần Rừng), Neak Tà Srê (Thần Ruộng), Neak Tà Prek (Thần Sông), Neak Tà Đam Pô (ông Tà Cây đa), Neak Tà Popus (ông Tà Bọt nước), Neak Tà Krepoum Chhuk (ông Tà Gương sen) Ngoài
ra, người Khmer còn có Neak Tà thuộc địa thế (trần thế) và Neak Tà thuộc sự tích địa phương như: Neak Tà Bến đò, Neak Tà Bãi Xàu, Neak Tà Xóm, Neak Tà Chùa, [1, 74] Tiếp theo là sự thờ cúng Arak, cùng với việc thờ cúng ông Tà, người Khmer ở ĐBSCL còn thờ một vị thần nữa gọi là Arak Arak vừa là ma quỷ, vừa là vị thần hộ mệnh Với ý niệm là thần bảo hộ, người Khmer có Arak bảo hộ nhà (Arak Fteh), bảo hộ gia đình (Arak Phtan), bảo hộ một khu đất (Arak Phum), bảo hộ ruộng rẫy (Arak Veal), hay trấn giữ rừng (Arak Prei) Mỗi dòng họ, mỗi phum thờ một Arak riêng, các Arak này phù hộ cho gia đình, cho đồng ruộng, xóm làng của người Khmer chống lại ma quỷ quấy phá và giúp dân làm ăn yên ổn
Sau cùng là tín ngưỡng hồn lúa Người Khmer quan niệm cây lúa cũng giống như người phụ nữ: có thời con gái, có lúc đẻ con,… Hình tượng nữ thần lúa là một người đàn bà cưỡi trên mình con cá chép, tay cầm nhánh lúa Phần nhiều tên các giống lúa đều được gọi bắt đầu bằng chữ nàng (neang) như nàng đen, nàng lép, nàng cho,… Đồng bào Khmer còn tin lúa có mười chín hồn Trước khi gặt, họ phải làm lễ cúng gọi hồn lúa về nhà Sau khi gặt về, lúa phải được đổ vào bồ lúa và đậy kỹ để hồn lúa khỏi bay đi nơi khác (điều này được phản ánh rõ trong câu chuyện dân gian Khmer “Cá thác lác đi xin lúa”) Và theo tục lệ, bao giờ
họ cũng lưu lại bồ lúa một ít để hồn lúa không biến mất, mùa màng vụ sau thu hoạch sẽ có hiệu quả
Về phương diện tâm linh, trong tiềm thức người Khmer ĐBSCL luôn luôn tôn kính và thờ phụng các vị thần có phép thuật phi thường để bảo vệ cũng như cứu độ lúc gặp khó khăn hoạn nạn Họ đã có một thời kỳ theo đạo Bà La Môn
Ngày nay, tuy không còn thịnh hành, nhưng giá trị của các thần vẫn còn in dấu đậm nét ở các chùa chiền, các vùng đồng bào Khmer cư trú Các vị thần của đạo Bà La Môn ẩn tàng trong tín ngưỡng dân gian và cụ thể là qua một số biểu hiện của thần, bị các tín ngưỡng
Trang 17Neak Tà, Arak đồng hóa thành dạng tượng có chính danh: Tà Hóc, Yeay Khmao Thần của đạo Bà La Môn vẫn còn được sùng kính, thờ phụng trong xã hội người Khmer ĐBSCL, gồm có ba vị chính: Prum (vị thần tạo ra thế gian), Xiva (thần tàn phá thế gian), Visnu (thần cứu giúp thế gian)
Thời gian đầu, đạo Phật chưa trở thành quốc giáo, bởi vì vua quan và các tầng lớp quý tộc đều theo đạo Bà La Môn Tuy vậy Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển rộng khắp ở mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả người nghèo khó Đến thế kỷ XII, lịch sử xã hội dân tộc Khmer
có nhiều biến động, chiến tranh loạn lạc diễn ra liên tiếp Lúc bấy giờ, lương dân trở nên ngao ngán (với sự phân chia đẳng cấp khắt khe và cách thức cúng kiếng phức tạp của đạo
Bà La Môn) với đạo pháp của tôn giáo cũ (đạo Bà La Môn) Bởi vì đạo Phật với đạo pháp nhân văn, hòa bình, nên được lòng dân và phù hợp với bối cảnh lúc ấy Có thể nói, “sự thắng thế của Phật giáo còn được phản ánh qua cái chết của Kabil MaHa Prum vị thần bốn mặt, biểu tượng của đạo Bà La Môn già nua đã tự cắt đầu, vì thua cuộc chàng thiếu niên Thômabal biểu tượng của Phật giáo trẻ trung” [36, 59]
Ngôi chùa có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Khmer Bởi từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành, rồi về già đến lúc chết, mọi buồn, vui của họ đều gắn liền với chùa
Chùa ở ĐBSCL có đặc điểm là trồng nhiều cây thốt nốt, cây dầu cao vút báo hiệu từ đằng
xa, có hàng rào bao bọc, mỗi chùa có một cổng chính và nhiều cổng phụ Mỗi ngôi chùa là một công trình kiến trúc độc đáo mang đậm nét giá trị văn hóa của người Khmer Chùa đối với họ mang một tình cảm sâu sắc, vì đó là nơi thờ Phật, nơi gửi cốt của tổ tiên, còn là nơi gắn bó buổi đầu khai hoang lập ấp
Đối với dân tộc Khmer, ngôi chùa không chỉ là trung tâm sinh hoạt Phật giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa Chùa là nơi rèn luyện đạo đức và nhân cách con người, cũng là nơi trau dồi, uốn nắn cho thanh niên Khmer trở thành công dân tốt Họ xem chùa là nơi thiêng liêng, trang trọng, nơi tập trung những gì tinh túy nhất của dân tộc Nhiều lễ hội gắn với phong tục tập quán được tổ chức tại chùa Thông qua các ngày lễ của dân tộc, “mọi người đều cảm nhận như có một sợi dây vô hình ràng buộc giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, với nhà chùa và Phật giáo” [18, 106] Cái sợi dây vô hình ấy được nhen lên từ các buổi
lễ ở chùa, nó thực hiện nhiệm vụ gắn kết tình cảm cộng động, phum sóc của các phật tử Khmer với nhà chùa và kể cả Phật pháp Con cháu của họ cứ nối tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, họ luôn truyền cho nhau “cái sợi dây tình cảm” đối với đạo Phật Đó cũng
Trang 18là một trong những cơ duyên làm cho đạo Phật bén rễ sâu bền trong tâm hồn người Khmer nhiều thế hệ
Ngoài ra, chùa còn được xem là nơi hòa giải sự tranh chấp trong cộng đồng Trong cuộc sống, mọi việc khó khăn phần lớn được đưa ra bàn bạc ở chùa Dân tộc Khmer còn coi ngôi chùa là ngôi nhà chung của nhân dân trong phum sóc, xóm ấp Mọi người Khmer dù xuất gia hay không xuất gia đều là phật tử của chùa
1.1.4 Lễ hội
Mỗi năm, người Khmer ĐBSCL tiến hành 08 lần lễ, trong ấy, chỉ có Vào năm mới (Tết)
là theo sự tích của Bà-La-Môn giáo, 07 lần còn lại đều là lễ Phật Tất cả các cuộc lễ đều tổ chức tại chùa, chương trình do vị Sư Cả trong chùa soạn thảo Đồng bào quy tụ tại ngôi chùa trong xóm để dự lễ và vui đùa Tại ĐBSCL, có những lễ hội như sau: Meakabauchia -
Lễ Đức Phật cho biết 3 tháng nữa sẽ Nhập Niết Bàn, vào khoảng đầu tháng 2; Chôl Chnăm Thmây - Lễ Vào năm mới (Tết), vào giữa tháng 4; Visakabauchia - Lễ Phật Đản (Nhập Niết Bàn), vào tháng 5; Chôl Vô Sa - Lễ các sư sãi nhập hạ (ở trong chùa tu 3 tháng không ra ngoài) vào đầu tháng 7; Phchum Ben hay Đôlta - Lễ xá tội vong nhân, vào giữa tháng 9; Chanh Vô Sa - Lễ các sư sãi ra hạ (mãn thời kỳ nhập hạ), vào đầu tháng 10; Ok Ombok - Lễ cúng trăng, vào cuối tháng 10; Ka Thanh - Lễ dâng y cà sa cho sư sãi, không cố định ngày,
từ đầu tháng 10 đến giữa tháng 11 Tất cả thời gian diễn ra lễ hội ở trên đều tính theo dương lịch
Trong các lần lễ trên, có 03 lần căn cứ theo 03 sự tích đặc biệt :
1 Lễ Vào năm mới, do một truyện cổ tích của đạo Bà-La-Môn du nhập từ Ấn Độ sang Thái Lan, Myanma, Lào, Campuchia và trong giới người Khmer ở ĐBSCL Chuyện kể về hoàng tử Thomabal thông minh tài giỏi đã chiến thắng trong một cuộc đấu lý với Kabil Maha Prum – vị thần chuyên xuống trần thuyết pháp cho người trần thế Trước khi tự cắt đầu, Kabil Maha Prum căn dặn bảy nàng con gái của mình hãy để đầu ông ta trên một cái khay vàng và đặt tại hang thủy tinh Thamamialy nơi núi Kailas trong dãy núi Hi Mã Lạp Sơn Từ đó về sau, mỗi năm, đúng ngày thần tự sát, bảy cô gái xuống trần, vào hang bưng mâm đầu lâu của cha đến núi Tudi, rồi đi vòng quanh chân núi ba lần theo hướng mặt trời Mỗi năm một cô bưng mâm đầu lâu một lần, nên tùy theo số mạng của cô tiên nữ bưng mà
ta biết được năm đó tốt hay xấu Thay vì rước đầu lâu, người Khmer vào ngày đầu năm mới rước Maha Sangkran (cuốn lịch) đi vòng quanh chính điện ba lần theo như huyền thoại trên
Trang 192 Lễ Đôlta - Lễ xá tội vong nhân, do một điển tích của nhà Phật có phần khác hơn lễ Vu Lan của người Việt Chuyện kể như sau: Vào thời Đức Phật còn tại thế, ông có một người
đệ tử tên là Mục Kiền Liên có khả năng nhìn thấu sáu cõi Trong một lần ngồi thiền, Mục Kiền Liên gặp mẹ của mình đang sống cuộc đời đày ải khổ cực, đói khát ở âm phủ Lúc trở
về trần gian nhờ sự chỉ bảo của Đức Phật, Mục Kiền Liên đã làm phước và đọc kinh hồi hướng cho mẹ của ông ta Sau đó, người mẹ ấy được siêu thoát Xuất phát từ điển tích trên nên hàng năm cứ vào ngày 29 tháng 08 (âm lịch) người Khmer tổ chức Lễ Đôlta nhằm để báo hiếu cho ông bà, cha mẹ kể cả những người quá cố nói chung; đồng thời đọc kinh hồi hướng giúp họ thoát khỏi cực hình ở chốn âm cung
3 Lễ Ok Ombok - Lễ cúng trăng, do một điển tích của nhà Phật nói về mặt trăng Truyện
kể về hành vi bố thí của con Thỏ (vốn là tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca) Vào một đêm trăng rằm, Thỏ, Khỉ, Rái cá và Chó rừng cùng nhau nhịn ăn ngồi thiền (phần thức ăn của mình để cho người ăn xin) Thỏ chỉ ăn cỏ nên không có gì để bố thí Thỏ quyết định lấy thịt mình để cho bất cứ người nào đến xin Thần Sekara đã cải trang làm lão già ăn xin Thần cảm động trước tấm lòng hướng thiện của Thỏ nên Thần đã vẽ hình của Thỏ lên mặt trăng,
để thế gian luôn luôn nhớ đến sự hi sinh cao cả của Thỏ Do truyền thuyết trên mà người Khmer ĐBSCL cúng mặt trăng để nhớ đến nghĩa cử của Thỏ - chính là Đức Phật Thích Ca
Các lễ nghi trong lễ hội của người Khmer đậm màu sắc Phật giáo Người Khmer không phân biệt phong tục và lễ hội, mà họ chỉ có hai danh từ “Bon” và “Pithi” để chỉ tất cả các lễ nghi phong tục của mình Họ dùng từ “Pithi” (phong tục) để gọi những lễ có tính chất dân gian như đám cưới (Pithi Apea Pipea), Lễ Vào năm mới (Pithi Chôl Chnăm Thmây), Lễ cúng ông bà (Pithi Sen Đôlta) Còn các lễ mang tính chất trang trọng của Phật giáo hay chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo thì người Khmer gọi bằng danh từ “Bon” như Lễ cúng trăng (Bon som Pes pres khe), Lễ Phật Đản (Bon Visakh Bochia), Lễ nhập hạ (Bon Chôl Vô Sa),… [36, 72]
Với người Khmer ĐBSCL thì hầu hết các lễ hội đều được diễn ra ở chùa theo nghi thức của đạo Phật (Phật giáo Nam tông): tụng kinh cầu an, cầu phước, dâng cơm cho sư sãi trong chùa Còn những lễ được tiến hành ở nhà thì bao giờ cũng có sư Cả hoặc Achar đứng ra điều hành lễ Cho dù là lễ hội dân gian hay lễ hội mang màu sắc Phật giáo thì lễ vật được sử dụng vẫn là những sản vật tự nhiên của phum sóc, và đồ thờ cúng luôn mang đặc trưng của người Khmer
Trang 20Nhìn chung, các lễ hội dân gian và truyền thống của người Khmer còn in đậm dấu ấn về cội nguồn tín ngưỡng dân gian bản địa (lễ cưới, tết Chôl Chnăm Thmây, Ok Ombok,…) Vì thế, “sự pha trộn giữa các yếu tố tôn giáo với tín ngưỡng dân gian bản địa khiến lễ hội Khmer ở ĐBSCL vừa phong phú về hình thức biểu thị, lại vừa có cấu trúc ổn định và khá chặt chẽ” [1, 90]
1.1.5 Phong tục – tập quán
Phong tục tập quán chính là những thói quen văn hóa của con người được hình thành trong sự phát triển của một dân tộc, tập thể hay cộng đồng người trong cùng khu vực sinh sống Phong tục tập quán của người Khmer ở ĐBSCL là một phạm trù văn hóa phi vật thể vốn đã được hình thành từ rất xa xưa Ngày nay đã có sự giản lược cho phù hợp với thời đại nhưng vẫn còn một số phong tục mang tính bản sắc dân tộc riêng biệt của người Khmer
1.1.5.1 Đời sống tu trì của nam giới
Trong xã hội người Khmer tu hành chỉ dành cho giới nam Đối với người con trai Khmer, theo nguyên tắc Phật lý thì phải đến 12 tuổi mới được đi tu Người con trai có thể vào chùa
tu từ một đêm cho đến nhiều năm và thậm chí tu suốt đời là hoàn toàn tự do Theo quan niệm của người Khmer, tu không phải để thành Phật, thành Tiên, mà tu để trở thành người hiểu biết đạo lý, chữ nghĩa và người đức hạnh Đi tu cũng được xem là tích phước cho cha
mẹ, cho gia đình, đi tu là cách thức báo hiếu của người con trai đối với bậc sinh thành Trong sách dạy làm người của Khmer có câu: “Neak min ban buos tuk chea tooss knong samay”, nghĩa là người không được tu trong chùa là người có nhiều tội lỗi trong đời sống Câu nói ấy đã có sức mạnh quan trọng định hướng cho cuộc sống của người con trai Khmer qua nhiều thế hệ Trong xã hội ngày nay câu nói trên mang tính phiến diện nhưng xã hội thời trước vẫn được cho là đúng đắn Phần lớn người Khmer đều có quan niệm: người con trai được coi là đủ tư cách, phẩm chất trong xã hội đều phải trải qua một thời gian tu học ở chùa Nếu có địa vị xã hội cao như thế nào đi nữa, thậm chí như ông vua, mà không qua thời gian tu học ở chùa thì cũng bị dân chúng xem thường
Xuất phát từ niềm tự hào về đạo Phật mà nhiều gia đình Phật tử Khmer muốn gửi con,
em trai của mình vào chùa để được trang bị tri thức, rèn giũa nhân cách, trau dồi đạo đức để trở thành người công dân tốt cho xã hội Việc đi tu đã trở thành một tập tục tốt đẹp của người Khmer có từ thời xa xưa Ngày nay số thanh niên vào chùa tu có giảm sút (do một số
Trang 21nguyên nhân khác nhau), nhưng tập tục đi tu của người con trai vẫn là một nét đẹp truyền thống, có ý nghĩa nhân văn trong cộng đồng và trong ý thức của người Khmer ĐBSCL
1.1 5.2 Việc cưới xin
Mùa cưới của thanh niên nam nữ Khmer ĐBSCL thường tổ chức vào mùa khô, từ tháng
10 đến tháng 4 âm lịch Tuyệt đối đám cưới không thể cử hành trong những tháng “Vassa”, tức là từ 15/6 đến 15/9 âm lịch Theo quy định của tập tục, đám cưới của người Khmer ĐBSCL trải qua ba giai đoạn: giai đoạn trước lễ cưới, giai đoạn lễ cưới và giai đoạn sau lễ cưới
Giai đoạn trước lễ cưới, bao gồm ba lễ nhỏ: lễ Si-sla-dâk (ăn trầu cau) như lễ “dạm ngõ” của người Việt, lễ Si-sla-kân- seng (gói trầu cau ăn hỏi) là lễ ăn hỏi, lễ Si-sla-banh Cheabpeak (lễ xin cưới)
Các lễ nghi cưới chính thức được tổ chức bên nhà gái Còn việc sắp xếp, thực hiện, điều khiển mọi lễ nghi thì bên nhà trai đảm nhiệm Nhà trai phải chọn ông Maha để điều khiển nghi lễ Bởi, ông Maha có vai trò rất quan trọng trong quá trình đám cưới diễn ra Ông
Maha không chỉ là người am hiểu lễ nghi đám cưới mà còn phải là người vợ chồng đủ đôi, nhiều con cháu Đặc biệt, ông Maha phải biết múa đẹp, múa đúng theo quy định của tục cưới
Đám cưới của người Khmer dù được tổ chức lớn hay nhỏ đều diễn ra trong ba ngày: Ngày nhập gia (bên nhà trai đem lễ vật qua bên nhà gái xin phép làm đám cưới Ngày cưới (lễ cưới chính thức) Ngày thứ ba (ngày lạy ông bà và họ hàng) Trong ngày thứ ba gồm các
lễ tiết như sau: Lễ “rắc hoa cau”, Lễ “Đơr-pô-pil” (rút gươm ra khỏi bao): tượng trưng cho sức mạnh của chính nghĩa thắng gian tà, hạnh phúc chân thiện phải được sức mạnh của lưỡi gươm bảo vệ, Lễ buộc chỉ cổ tay (chong đay): Trong lễ này, có kèm theo tặng phẩm, tiền hoặc vật quý và những lời chúc phúc cho cô dâu chú rễ hạnh phúc trăm năm vững bền, Lễ nhập phòng (Phsâm-đâm-nêk): Lễ này cũng từ huyền thoại Preah Thông – Neang Neak, Lễ quét chiếu (Bôs Kântêl), Lễ chung mùng (Đêk Sâng Kât Chơng mung)
Ngày nay, trong đám cưới của người Khmer ĐBSCL, dù tổ chức theo kiểu nào đi nữa thì
họ vẫn giữ tục mời các vị sư sãi đến tụng kinh cầu phúc Trong xã hội người Khmer, không
có cảnh thách cưới và gả bán con cái lấy nhiều tiền, cũng như vợ chồng không có sự ức hiếp
nhau Nếu có cảnh huống trên xảy ra thì đó là những ngoại lệ
Trang 221.1.5.3 Việc tang ma
Người Khmer ĐBSCL chịu ảnh hưởng sâu sắc lý thuyết của Đức Thích Ca Mâu Ni nên
họ quan niệm rằng chết chưa phải là chấm dứt cuộc sống, mà tiếp tục sống ở một thế giới khác, không sống bằng thể xác, mà sống bằng linh hồn bất diệt
Tập quán của người Khmer là hỏa táng thi hài người chết Khi gia đình có người chết, trước hết họ mời ông “Achar Yuki” là người thầy cúng thông thạo việc tang ma đến điều khiển tang lễ Trong quá trình diễn ra tang lễ, ngoài ông Achar Yuki còn có bốn ông Achar nhỏ gọi là “Achar Phluk” phụ giúp trong tang lễ Theo tập quán của người Khmer, tang lễ được diễn ra qua các lễ tiết như sau: Trước tiên, là Lễ cầu siêu cầu phước; thứ hai, là Lễ bái tam bảo, thọ ngũ giới; thứ ba, là Lễ đưa ma; thứ tư, là Lễ lăn đường; thứ năm, là Lễ tiễn biệt Hầu như ở mỗi lễ tiết đều có mời ông sư tụng kinh cầu phước cho người quá cố được siêu thoát Đặc biệt, nếu người chết được hỏa táng Khi lửa thiêu xác bốc lên cao, con cháu nào có lòng hiếu thảo muốn đi tu trả ơn người quá cố thì ngay lúc này cạo đầu đi tu
Khi xác cháy hết, ông Achar Yuki đánh cồng ba tiếng báo hiệu cho con cháu ra chuẩn bị nhặt xương Con cháu nhặt xương đặt vào mâm có trải khăn trắng rồi đội mâm đem về nhà Sau đó, họ lại mời ông sư tụng kinh cầu siêu lần nữa để chấm dứt tang lễ
Vai trò Achar trong đời sống tinh thần của người Khmer ĐBSCL: Achar là người có thời gian tu học trong chùa Achar cũng là thầy dạy chữ, dạy kinh kệ cho phật tử trong phum
sóc Achar có vai trò quan trọng trong các buổi tổ chức ở chùa cũng như các lễ nhỏ tổ chức
ở nhà phật tử như lễ cầu an, cầu siêu
1.1.6 V ăn học dân gian
Có thể nói, dân tộc Khmer có một kho tàng VHDG rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều thể loại như: thần thoại (rương boran), truyền thuyết (rương prông), phật thoại (rương
sấc-sa-va), cổ tích (rương prêng), tục ngữ (sopheasât)
Về văn xuôi (thần thoại, truyền thuyết, phật thoại, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười)
Kho tàng thần thoại của người Khmer có khối lượng lớn, “được thể hiện bằng cách truyền khẩu và qua các tác phẩm điêu khắc, hội họa ở chùa, ở các công trình công cộng, cứ mỗi một hình tượng là có một thần tích với ý nghĩa sâu xa” [3, 183]
Trong buổi bình minh của lịch sử, theo cơ sở tư duy của người xưa, người Khmer đã hư cấu nhiều truyện kể để giải thích sự hình thành vũ trụ và giải thích các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, mặt trời, mặt trăng, nhật thực, nguyệt thực Tư duy của người nguyên thủy
Trang 23luôn bị các thế lực thiên nhiên chế ngự nên những truyện thần thoại ra đời nhằm đáp ứng cho sự lý giải về nguồn gốc của các hiện tượng ấy
Các truyện nguồn gốc vũ trụ và muôn loài, gồm có: Sự tích mưa, gió, mặt trời, mặt trăng; truyện Niêng Mê- kha- ta; truyện Ria- hu Đó là những thần thoại thường có cốt truyện đơn giản Vậy nên phía sau sự giao tranh vì tình yêu trong thần thoại Niếc Ta Tứk và Niếc Ta Phnum, và sâu xa trong lòng hiếu thảo có tính chất tôn vinh đạo đức truyền thống trong Sự tích mưa, gió, mặt trời, và mặt trăng “là sự cố gắng vươn lên giải thích các hiện tượng lũ lụt, mưa gió, mặt trời và mặt trăng” [36, 154]
Người Khmer còn có các truyền thuyết về địa phương như: Sự tích chiếc thuyền vỡ (ở Vũng Thơm - Hậu Giang), Sự tích Bô – Piêl diệt cá sấu ở vàm sông Long Xuyên, truyền thuyết về Tà Hóc – Dây Chác (ở Hiếu Tử, Tiểu Cần, Cửu Long), và các truyền thuyết tồn tại dưới dạng giải thích địa danh dân gian như: sự tích Prắc Trà Peng (Trà Vinh), sự tích Giồng Lức (Đa Lộc, Châu Thành, Cửu Long), sự tích vùng Cos Sala (Trà Cú).v.v
Trong cổ tích Khmer, những xung đột được triển khai trên một phạm vi rộng lớn Đó là những xung đột diễn ra chung quanh chiếc ngai vàng, liên quan chặt chẽ đến cuộc sống cung đình Những truyện tiêu biểu cho đề tài này là Truyện Hoàng tử Săng – sêl – chây, Hoàng tử Nhơ – doang – sâng, Sự tích địa danh Bãi Xàu Có khi sự xung đột diễn ra trong hiện thực của cuộc sống xã hội cũ Đó là sự xung đột giữa một bên là chủ sóc, quan lại, vua chúa tham lam độc ác và một bên là người dân lương thiện, nghèo khó như trong các truyện
Sự tích hoa sen và bướm, Lâm Sen Và trong một số truyện mâu thuẫn chỉ xảy ra trong phạm vi gia đình: Truyện Hai cây khế, Cối xay thần phản ánh mâu thuẫn giữa hai anh em, truyện Niêng Mo – rơ năs Meda, Niêng Còn – tuốc – Niêng Chông Ang Kam phản ánh mâu thuẫn giữa mẹ ghẻ và con chồng
Nếu cổ tích là tấm gương phản ánh một cách trung thực cuộc sống con người, phong tục tập quán xã hội Khmer thì truyện ngụ ngôn và truyện cười Khmer lại phản ánh trí tuệ và tinh thần đấu tranh vì công lý Người Khmer gọi truyện ngụ ngôn là Rương Ca - tê - lok có nghĩa là những truyện kể về những bài học ở đời Qua một số truyện kể về Cá sấu, Con bướm, Con rùa, dân gian đã đúc kết thành những câu tục ngữ hay thành ngữ có ý nghĩa giáo dục mọi người như câu “Sấu quên bưng” (nội dung phê phán kẻ vong ân bội nghĩa),
“Thành bướm đừng quên sâu” (nội dung nhắc nhở đừng quên nguồn cội), “Đừng xuôi theo gió, đừng trôi theo dòng” (khuyên người ở đời làm việc gì phải có chủ kiến, phải lượng khả
Trang 24năng) Người Khmer còn có tập hợp truyện Thỏ xử kiện Trong tập hợp truyện này, thỏ trở thành biểu tượng cho trí khôn, lòng hào hiệp và sự chiến thắng của công lý và lẽ phải
Truyện À lêu, Thơ - mênh Chây và Chấc - sờ - mốc là bộ ba tiêu biểu của truyện cười Khmer Truyện À lêu kể về con đường công danh đạt đến chức phò mã của một anh chàng láu cá, À lêu Nếu phò mã À lêu là một tên láu cá lừa gạt cả cha mẹ, bà ngoại, chú bác lẫn
bà con láng giềng, và cả ân nhân của mình Hắn chính là tên cờ bạc bịp bợm, và các quan lại thượng thư bộ hình, quan đầu tỉnh, ngoi lên được địa vị ấy là nhờ may, nhờ có tiền, nhờ đút lót và mưu của tên ăn trộm
Thơ - mênh Chây là hiện thân của trí tuệ, đạo đức và ý chí của nhân dân đối lập với sự ngu dốt, sự độc đoán của bọn phong kiến đương thời Thơ- mênh Chây là một con người rất yêu quê hương đất nước, hiếu thảo với cha mẹ, chung thủy với vợ, coi thường mọi thứ công danh phú quý, từ chối mọi ân huệ vua ban một cách thẳng thắn Nói cách khác, Thơ- mênh Chây là hình tượng tiêu biểu của người nông dân Khmer thông minh, cần cù Người nông dân Khmer đã bắt gặp hình bóng của mình ở con người tài ba này Chàng đã trở thành biểu tượng thân thương của mọi người dân Khmer từ trẻ tới già
Truyện Chấc - sờ - mốc hướng sự phê phán vào thói viển vông, tự ru mình vào trong những ước vọng hão huyền Truyện đã đưa ra một kết luận mỉa mai có tính chất triết lý:
“Muốn tránh dơ thì cưỡi voi Muốn tránh việc kiện cáo thì lên đọt thốt nốt.”
Cả chàng Chấc - sờ - mốc đã leo lên đọt thốt nốt, và anh chàng cưỡi voi kia đều bị chết,
bị chết rất buồn cười Bài học đưa ra ở đây là: dám đương đầu với cuộc sống, chứ không phải xa lánh cuộc sống
Nhìn chung, truyện dân gian Khmer với nhiều thể loại khác nhau đã phản ánh được hầu hết các khía cạnh đa dạng trong cuộc sống của người dân Khmer từ thời kỳ xa xưa và cho đến tận ngày nay Trải qua các giai đoạn phát triển của xã hội, người dân Khmer đã bộc lộ quan điểm thẩm mĩ của mình trong các hành vi ứng xử, giao tiếp được thể hiện qua các câu chuyện cổ tích hay ngụ ngôn, truyện cười,…
Về văn vần (ca dao- dân ca, tục ngữ)
Ca dao - dân ca Khmer có rất nhiều thể loại: hát quăng chài (chriêng bong som nanh), hát
chặt gỗ (Chriêng kăb chhơ), hát bửa củi (Chriêng púoks), hát giã gạo (Chriêng bok srâu),
hát cấy lúa (Chriêng stung srâu), hát nuôi tằm (Chriêng chenh chăm neang), hát quay tơ
(Chriêng rôveays sânt), hát dệt vải (Chriêng đâm banh),… Ca khúc dân gian phổ biến nhất
Trang 25trong cộng đồng người Khmer phải kể đến trước hết là những ca khúc hát đám cưới truyền thống của họ Có gần 30 bài ca với những lời hát khác nhau tương ứng với gần 30 nghi lễ trong lễ cưới của người Khmer, nào là hát “mở cổng”, hát “mở rào”, “quét chiếu”, “cắt hoa cau”, “dở lồng bàn”, “đào thuốc”, “nhuộm răng’, “cắt tóc”, “đánh cá sấu”, “lạy mặt trời’,…
Mặc dù những bài hát này được gắn liền với từng lễ thức, nhưng nội dung cầu khấn trong các bài hát ấy lại rất ít, thay vào đó, là những nội dung về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc gia đình được hòa quyện cùng những cảnh sắc lãng mạn của thiên nhiên [1, 83]
Bên cạnh đó, dân ca sinh hoạt của người Khmer còn có hát ru, hát đối đáp nam nữ Những bài dân ca sinh hoạt ấy hết sức phong phú, chứa đựng vẻ độc đáo riêng của đời sống tinh thần Các khúc ca dân gian của người Khmer còn có đề tài gắn liền với những câu chuyện lịch sử thời xa xưa Đó là những khúc ca mang sắc thái hào hùng của người dân Khmer trong thời kỳ khai hoang mở đất, xây dựng phum sóc
Dân tộc Khmer có một kho tàng tục ngữ rất phong phú đề cập đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống xã hội và gia đình, những kinh nghiệm lao động và triết lí ở đời Hình ảnh trong tục ngữ đều là những hình ảnh phổ biến trong môi trường tự nhiên và xã hội của người Khmer Do đó ta thấy tục ngữ của người Khmer không những đã đưa ra một kho kinh nghiệm được tích lũy trong suốt quá trình phát triển của cộng đồng (người Khmer ở ĐBSCL) mà tục ngữ còn phác họa nên một bức tranh về đời sống sinh hoạt với những
phong tục tập quán của con người Bên cạnh đó, tục ngữ Khmer còn được xem như là
những chân lý, chuẩn mực đạo đức được người dân rút ra từ thực tiễn về mối quan hệ gia
đình, xã hội hay kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ truyền lại
Tóm lại, kho tàng VHDG của người Khmer ở ĐBSCL rất phong phú và đa dạng Nó phản ánh nhiều lĩnh vực cũng như tâm tư, tình cảm của đồng bào Khmer Có thể nói, đây là
một kho tàng văn hóa vô giá tồn tại bền vững trong nhân dân lao động từ xưa đến nay
1.2 Giới thiệu chung về tục ngữ Khmer ĐBSCL
1.2.1 Khái niệm tục ngữ
Chu Xuân Diên trong Từ điển văn học đã định nghĩa tục ngữ: “Là những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình thức bền vững, được dùng trong lời nói hàng ngày, thường có nhiều nghĩa, hình thành bằng cách liên tưởng loại suy” [9, 473]
Bùi Mạnh Nhị trong “Bài giảng cho sinh viên khoa Văn các trường Đại học”, mục “tục ngữ”, có định nghĩa: “Tục ngữ (tục: thói quen có lâu đời, được mọi người công nhận; ngữ:
Trang 26lời nói) là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh và thường mang nhiều nghĩa, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân áp dụng vào đời sống, tư duy và lời ăn tiếng nói hàng ngày” [17, 254]
Nguyễn Đức Dân ở bài viết “Đạo lý trong tục ngữ” cũng đã nêu ra một định nghĩa: “Tục ngữ là những câu nói ổn định về cấu trúc, phản ánh những tri thức, kinh nghiệm và quan niệm (dân gian) của một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng như xã hội” [6, 58] Sơn Phước Hoan trong “Thành ngữ và tục ngữ Khmer” đã đưa ra định nghĩa: “Tục ngữ là những câu ngắn gọn, súc tích, có ý nghĩa trọn vẹn; đưa ra nhận xét về tâm lý, đạo đức, đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội hoặc nêu lên một bài học thực tế hay một yếu tố mang tính triết lý nào đó” [27, 7]
Bốn tác giả trên đều chú ý đến mặt “ổn định về cấu trúc”, có “hình thức bền vững”, “nội dung tục ngữ” Theo chúng tôi, định nghĩa mà các tác giả nêu ra có tính chất bổ sung cho nhau Căn cứ vào những định nghĩa trên, chúng tôi rút ra một cách hiểu về tục ngữ trong luận văn này như sau: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh,
có hình thức bền vững và thường mang nhiều nghĩa, phản ánh những tri thức, kinh nghiệm
và quan niệm của một dân tộc về thế giới khách quan, tự nhiên cũng như xã hội
1.2.2 Tục ngữ Khmer ĐBSCL
1.2.2.1 Giới thuyết tục ngữ Khmer ĐBSCL
Tục ngữ Khmer ĐBSCL là những câu được người dân Khmer sáng tác, sử dụng và lưu truyền từ đời này sang đời khác nhờ phương thức truyền miệng; có một số câu tục ngữ của người Việt do quá trình cộng cư, kể cả những câu có trong sách vở (kho tàng tục ngữ Khmer Campuchia)
Phần lớn tục ngữ Khmer ĐBSCL giống với tục ngữ Khmer Campuchia Song, tục ngữ Khmer ĐBSCL vẫn có những câu khác với tục ngữ Khmer Campuchia, thường đó là những câu gắn liền với lịch sử xã hội, điều kiện kinh tế và địa bàn sinh sống của bà con Khmer ĐBSCL
Nhìn chung, trong các tài liệu sưu tầm không phân biệt thành ngữ và tục ngữ Chẳng hạn, tác giả Sơn Phước Hoan chỉ ghi là Thành ngữ và tục ngữ Khmer, do Nxb Giáo dục phát hành năm 1998 và các tác giả Kim Sơn, Lâm Qui, Ngọc Thạch, Trần The (sưu tầm và biên
Trang 27soạn) Thành ngữ - tục ngữ - câu đố Khmer – Việt, tập Một, do Nxb Giáo dục Việt Nam phát hành năm 2010
Một số nhà nghiên cứu văn học đã đề cập đến vấn đề của tục ngữ Người đầu tiên phân biệt thành ngữ và tục ngữ là tác giả Dương Quảng Hàm (1943): “Một câu tục ngữ tự nó phải
có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo một điều gì; còn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì cho có màu mè” [21, 15)
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan (1978) tán thành kiến giải ấy và chỉ nhấn mạnh thêm:
“Tục ngữ là một câu”, còn “thành ngữ là một phần của câu là một nhóm từ” [38, 37] Các tác giả “Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang và Phương Tri (“Tục ngữ Việt Nam” (1975)) đưa ra tiêu chí phân biệt mới: thành ngữ là những khái niệm và tục ngữ là những phán đoán” [9, 27-28] và “những tri thức ấy khi ta rút lại thành những khái niệm thì ta có thành ngữ, còn được trình bày, được diễn đạt thành những phán đoán thì ta có tục ngữ” [9, 73]
Tác giả Sơn Phước Hoan cũng đưa ra tiêu chí để phân biệt thành ngữ và tục ngữ:“Tục ngữ là một phán đoán hoàn chỉnh, câu có cả chủ ngữ và vị ngữ, nội dung mang tính thông báo Thành ngữ chỉ là một sự ám chỉ về một phán đoán nào đó, có khi chỉ là một mệnh đề, nội dung mang tính định danh.” [27, 8]
Tóm lại, tiêu chí phân biệt thành ngữ và tục ngữ của các tác giả trên đây là tiêu chí nội dung, lấy nội dung làm cơ sở để vạch ranh giới Hầu như nguồn tài liệu chúng tôi sử dụng chưa có sự phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ Thao tác chọn lọc lại các câu tục ngữ trong những tư liệu trên không phải là dễ dàng, đơn giản Bởi tiêu chí để phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ chỉ mang tính tương đối và đôi khi còn mập mờ về nghĩa nên khó có thể đi đến kết luận là thể loại nào cho chính xác
1.2.2.2 Kho tàng tục ngữ Khmer ĐBSCL
- Số lượng câu tục ngữ sưu tầm:
+ Thành ngữ và tục ngữ Khmer, Nxb Giáo dục – 1998, Sơn Phước Hoan: 629 câu tục ngữ;
+ VHDG Sóc Trăng, Trường ĐHKH XH – NV, Nxb Tp Hồ Chí Minh – 2002, Chu Xuân Diên chủ biên: 575 câu tục ngữ;
+ Một số câu tục ngữ, ca dao tiếng Khmer – Việt có nội dung gần giống nhau, Nxb Văn hóa dân tộc – 2006, Trần Thanh Pôn chủ biên: 269 câu tục ngữ;
Trang 28+ VHDG Bạc Liêu, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, Nxb Tp Hồ Chí Minh – 2011, Chu Xuân Diên chủ biên: 84 câu tục ngữ
Trong quá trình chọn lọc tục ngữ từ các tài liệu trên, chúng tôi đã lược bớt những câu tục ngữ trùng lặp nhau Chúng tôi đã thành lập phụ lục về những câu tục ngữ được dùng trong
quá trình nghiên cứu, bao gồm: 920 câu Tất cả tục ngữ thu thập từ những nguồn tài liệu trên gồm có: 1557 câu, do các tác giả sưu tầm ở những thời điểm khác nhau nên mới có sự trùng lặp khá cao Hơn nữa, tục ngữ còn là phương tiện để nhân dân sử dụng trong giao tiếp, phát biểu nhận thức của mình về các hiện tượng đời sống, xã hội Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự trùng nhau giữa các đơn vị tục ngữ ở các địa phương lân cận
- Quá trình điền dã: Trong quá trình sưu tầm, chúng tôi đã kết hợp các phương pháp như: nghe, ghi nguyên văn tại chỗ hoặc gửi giấy bút nhờ bà con, các vị sư và các vị Achar ghi chép đúng nguyên bằng tiếng Khmer Tổng số người cung cấp tục ngữ là 81 người Trong
số tư liệu này, chúng tôi đã thu nhận từ các vị Achar ở các chùa Sêrây Meanchi Crobây Khliech, Sê rây Muong Kuol Chrung Khmer và Sê rây Vong Sa (tỉnh Cà Mau), bà con ở xã Vĩnh Hậu – huyện Hòa Bình – tỉnh Bạc Liêu; xã Đại Tâm – huyện Mỹ Xuyên – tỉnh Sóc Trăng Đặc biệt, một số cán bộ viên chức ở Bạc Liêu và Cà Mau như ông Lý Ri (thị trấn Hòa Bình – Hòa Bình – Bạc Liêu), Sơn Pum (xã Hưng Hội – Vĩnh Lợi – Bạc Liêu), Huỳnh
Thanh Tèo (xã Vĩnh Phú Đông – Phước Long – Bạc Liêu), Châu Phát (xã Long Điền – Đông Hải – Bạc Liêu), Thạch Viên, Diệp Sa Rươl (phường 1 – Tp Cà Mau), Danh Bên (phường 2 – Tp Cà Mau), đã cung cấp cho chúng tôi khá nhiều tư liệu Thời gian chúng tôi thực hiện điền dã từ ngày 15-04- 2013 đến 15- 08- 2013
“Nước chảy không bao giờ mệt, lời nói chín chắn không bao giờ giận” (1)
“Nước chảy không bao giờ mệt, người ta thề đừng bao giờ tin” (2)
“Nước chảy không bao giờ mệt, con trai thề đừng bao giờ tin” (3)
“Nước chảy không bao giờ mệt, Phật Tổ không bao giờ giận” (4)
Trang 29Bốn dị bản trên đề cập đến hai vấn đề đó là: sự giận hờn và lời thề Cái chung của bốn câu trên đều mở đầu bằng: “Nước chảy không bao giờ mệt” Cách mở đầu đó có thể được xem như là công thức có tác dụng nhấn mạnh cho vấn đề nói đến trong vế tiếp theo nó
Nước chảy là một hiện tượng bình thường và có tính bất biến của tạo hóa Hễ có sông suối thì có nước chảy vào, như câu “Nước chảy xuống chỗ trũng” đó cũng là quy luật của tự nhiên muôn đời đã thế Như vậy câu (2) và (3) muốn nhấn mạnh rằng: lời thề của mọi người, đặc biệt là của con trai không đáng tin cậy Trong một phút ngẫu hứng nào đó, họ thề cho vui mà thôi không có một tí trọng lượng nào cả Lời thề đó cũng như mây trôi, nước chảy mà thôi Đối với câu (1) và (4) đề cập đến sự giận hờn Phật Tổ là vị Bồ tát có tấm lòng độ lượng, bao dung như trời biển; là đấng cứu thế của nhân loại Ngài không bao giờ giận hờn ai cả Câu tục ngữ (1) và (4) muốn nhấn mạnh rằng: chỉ có Phật Tổ mới không cố chấp mọi sự lỗi lầm của chúng sinh, không tích tụ sự hờn dỗi Câu tục ngữ có ý khuyên mọi người cần mở rộng cái tâm của mình hơn nữa Nếu cái tâm càng nhỏ hẹp thì con người càng ích kỷ nhỏ nhen Chẳng hạn như cùng một thìa muối nếu chúng ta hòa tan trong cái chén thì mặn hơn hòa tan trong cái chậu
Trường hợp thứ hai:
“Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt”(1)
“Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt, cãi vã quen miệng”(2)
“Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt, uống rượu quen la, cãi vã quen miệng”(3)
Ba dị bản trên cùng đề cập đến các thói quen, tật xấu của con người Nếu câu (1) nói đến thói quen “của tay”, “của mắt” thì câu (2) bổ sung thêm một thói quen nữa, đó là “của miệng” Câu (3) bổ sung thêm “uống rượu” Các dị bản này cho thấy một điều rằng: tục ngữ tồn tại, phát sinh và vận động trong công chúng nên luôn có sự tiếp biến và sáng tạo của người lao động Các dị bản trên có tác dụng như là một lời cảnh báo cho chúng ta biết về những thói quen, tật xấu của con người Đồng thời giáo dục mọi người cần phải tự điều chỉnh, rèn luyện bản thân để tránh rơi vào các thói quen và tật xấu ấy
Trường hợp thứ ba:
“Bánh không lớn hơn khuôn”(1)
“Bánh lớn hơn khuôn”(2) Hai dị bản trên xét về kết cấu thì có cùng kết cấu so sánh A không lớn hơn B(1) và A lớn hơn B (2) Nếu xét trên phương diện ngữ nghĩa thì có sự khác nhau Dị bản (1) là câu phủ định A không lớn hơn B Dị bản (2) là khẳng định (quyền của) A lớn hơn B Câu (1) có
Trang 30nghĩa đen là: thông thường khi làm bánh người ta cần sử dụng đến khuôn Hình dáng của bánh hoàn toàn lệ thuộc vào khuôn Chẳng hạn khuôn lớn thì tạo ra bánh lớn; khuôn nhỏ thì tạo ra bánh nhỏ Nghĩa bóng là: con cái do cha mẹ sinh ra và dưỡng nuôi khôn lớn nên không được phép cãi lời cha mẹ Cha mẹ có quá nghiêm khắc hoặc như thế nào đi nữa cũng không được to tiếng, xem thường cha mẹ Nếu con cái gia đình nào đó có biểu hiện trái ngược với tinh thần câu trên thì người ta cho rằng: bánh lớn hơn khuôn Xã hội hiện đại cuộc sống có nhiều điều mới mẻ, tiến bộ nên khả năng nhận thức của con người có sự thay đổi chăng? Nếu quả thật có sự tác động từ hiện thực khách quan thì quyền của cha mẹ trong
xã hội ngày nay đã nhường chỗ cho sự tự do dân chủ của con cái Xét ở góc độ đạo lý, câu
“bánh lớn hơn khuôn” khó có thể chấp nhận Bởi từ ngàn xưa đến nay, chúng ta thường thấy
“mưa từ trên trời mưa xuống” có bao giờ “mưa từ dưới đất lên Xét ở góc độ nhân quyền, có
lẽ tạm thời chấp nhận ở một khía cạnh, bình diện nào đó mà thôi
+ Số lượng tục ngữ mới hoàn toàn: 54 câu tục ngữ
Chúng tôi giới thiệu một số câu tục ngữ mới thu thập được từ điền dã:
“Trâu đi bờ ruộng thường gặm cỏ, con gái đi đường thường hỏng nết na.”
“Trẻ không nghe già thường bị thiệt, già không nghe lời trẻ bị sạch da đầu.”
“Giàu đừng quên nghèo, đẹp đừng quên xấu.’
“Con gái nhạt như nước biển, vợ người thơm như dừa nướng.”
“Con trai đầy sóc, con gái đầy xứ.”
“Khinh rẻ láng giềng thường bị buồn phiền khổ đau.”
“Vợ hiền thường kính trọng chồng.”
“Ăn thịt thì nhẫn tâm, uống rượu thì lời không đúng đắn.”
“Vịt không quen lên gác.”
“Có vàng nhưng thiếu giấy gói.’
“Chơi với trẻ mất danh dự, chơi với rắn bị cắn tay, chơi với già thì hay bị u đầu.”
“Con cóc đi bán thuốc lác.”
“Chín tốn ba, non tốn một.”
“Thầy bói coi chừng lời, thợ cắt coi chừng kéo, luật sư coi chừng kém công minh, người
chép sử coi chừng sót chữ.”
“Bớt hơn thêm, im hơn nói.”
“Bảnh bao cho hợp thời, văn minh cho hợp nồi.”
“Trước khi dạy người phải tự dạy mình.”
Trang 31- Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình điền dã
Về khó khăn:
Theo kế hoạch đưa ra chúng tôi đã đến ba tỉnh của ĐBSCL đó là Sóc Trăng, Bạc Liêu và
Cà Mau Mỗi tỉnh chúng tôi chọn một huyện để sưu tầm điền dã, cụ thể như sau: huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) và một số chùa của tỉnh Cà Mau Trước tiên là ở Sóc Trăng chúng tôi đến từng nhà của người dân để liên hệ sưu tầm Mỗi lần thực hiện điền dã chúng tôi mất hai tuần nhưng chỉ được trên mười câu tục ngữ Một số người chưa hiểu được mục đích sưu tầm của chúng tôi nên họ tỏ ra thờ ơ hoặc lấy lý do là ngại tiếp xúc với người lạ; một số người cho rằng họ có biết nhưng không chính xác, không thể cung cấp Ở Sóc Trăng người nông dân rất ngại ghi tên của họ vào danh sách sưu tầm nên phần lớn thường để cho con cái họ ghi tên của chúng
Trong những lần sau, số lượng tục ngữ người dân cung cấp phong phú hơn Ở Sóc Trăng chúng tôi đã thực hiện sưu tầm hết thời gian trên một tháng Và kết quả chúng tôi thu được trên một trăm câu tục ngữ Thời gian sưu tầm ở Sóc Trăng từ 15 tháng 04 đến 30 tháng 05 năm 2013
Tiếp đến là ở Bạc liêu, chúng tôi vừa đến nhà từng người, vừa phát phiếu gửi cho những người không gặp trực tiếp Phương thức sưu tầm lần này khác hơn so với lần trước, đó là chúng tôi vừa sưu tầm vừa thực hiện phỏng vấn Phỏng vấn để tìm hiểu về một số vấn đề liên quan đến tục ngữ như: tình huống sử dụng, nội dung, các lớp nghĩa và hình ảnh của tục ngữ Ở Bạc Liêu chúng tôi thực hiện sưu tầm trong lần đầu tiên từ ngày 05 tháng 06 đến 15 tháng 06, lần này thu được trên sáu mươi câu Đối tượng cung cấp tục ngữ ở Bạc Liêu thuộc nhiều tầng lớp trong xã hội như: nông dân, giáo viên, phóng viên nhà báo, cán bộ hưu trí, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phong phú về đối tượng nên vừa là thuận lợi cũng vừa là khó khăn Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến mặt khó khăn, đó là hẹn gặp họ không dễ dàng Thời gian dành
để tiếp chuyện với chúng tôi rất hạn chế vì phần lớn họ làm việc theo giờ hành chính Nếu những người cung cấp tục ngữ là nông dân thì cũng có cái khó riêng Các chú, các bác ấy không phải lúc nào cũng rảnh rỗi, nhất là vào những ngày sắp gieo sạ hoặc thu hoạch lúa Đợt hai chúng tôi tiến hành sưu tầm từ ngày 20 tháng 06 đến ngày 05 tháng 07 năm 2013, lần này chúng tôi thu được trên bảy mươi câu tục ngữ
Sau cùng là ở Cà Mau, đối tượng cung cấp chủ yếu là các vị Achar ở một số chùa như Sê rây Mean Chi Cro bây Khliech ở huyện Thới Bình, chùa Sê rây Muong Cuol Chrung Khmer cũng ở huyện Thới Bình, chùa Sê rây Vong Sa ở huyện Trần Văn Thời và chùa Mo Ni Vong
Trang 32Sa Bupharam ở Tp Cà Mau Chúng tôi hẹn trước với các vị Achar của mỗi chùa vào một thời gian nhất định Phương thức sưu tầm lần này, là chúng tôi gặp gỡ trực tiếp các vị Achar
để trao đổi phỏng vấn; đồng thời phát phiếu (mẫu in sẵn) nhờ các vị đưa những tấm phiếu
ấy đến cho những người trong phum sóc của họ Cách làm này có phần thuận tiện hơn nhưng số lượng tục ngữ thu thập được không cao Khó khăn nhất trong đợt này là các vị Achar cũng rất bận rộn vừa lo việc nhà chùa, vừa lo việc ruộng nương ở gia đình Thời gian
mà chúng tôi gặp gỡ trao đổi với các vị rất hạn hẹp Ở Cà Mau, chúng tôi tiến hành sưu tầm
từ ngày 10 tháng 07 đến 15 tháng 08 năm 2013 và kết quả được là trên năm mươi câu tục ngữ Trong lần này, chúng tôi còn gặp khó khăn nữa đó là thời gian thực hiện đề tài sắp hết nên phải kết thúc sớm để tập trung cho việc nghiên cứu
Về thuận lợi:
Người Khmer là một trong những cộng đồng đặt chân đến ĐBSCL từ rất sớm Họ tiến hành khai khẩn đất hoang vào khoảng thế kỷ thứ VIII Người Khmer đã mang theo bản sắc văn hóa (người Khmer đồng tộc – Campuchia) và phong tục tập quán truyền thống của dân tộc mình đến vùng đất mới để tiếp tục an cư lập nghiệp Trong cuộc sống hàng ngày, họ đã vận dụng và có sự cải biên nguồn tục ngữ của tiền nhân lưu truyền lại Như vậy tục ngữ Khmer tiếp tục sinh trưởng ở môi trường mới (ĐBSCL) Nó phục vụ cho cuộc sống người lao động và người trí thức trong suốt mấy thế kỷ qua Chúng tôi chọn địa phương Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau để tiến hành sưu tầm rất là phù hợp Ba địa phương này có vị trí cận kề nhau nên có sự liên thông về sinh hoạt văn hóa tinh thần Đồng thời là những vùng quê điển hình cho ĐBSCL Chúng tôi sưu tầm tục ngữ được thuận lợi hơn về số lượng và chất lượng
Cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL có số lượng đông đảo, làm ăn sinh sống xen kẽ với người Kinh, Hoa Họ sống chủ yếu là làm ruộng rẫy, có buôn bán nhỏ lẻ, cũng có cán bộ viên chức và một số người hoạt động nghệ thuật Với nhiều ngành nghề như vậy, chúng tôi
có điều kiện tiếp xúc với nhiều thành phần trong xã hội Đặc biệt là việc sưu tầm các đơn vị tục ngữ của người Khmer ở ĐBSCL phục vụ cho đề tài
Chúng tôi là những người đồng tộc với họ nên rất thuận lợi cho việc sưu tầm tục ngữ của người Khmer ở ĐBSCL, họ rất phấn khởi tự hào Họ luôn đồng cảm, hăng hái và nhiệt tình, thậm chí đôi lúc còn gợi ý, hướng dẫn để chúng tôi tiến hành sưu tầm dễ dàng hơn, chính xác và đem lại hiệu quả cao Chúng tôi cũng có hiểu biết cơ bản về chữ viết Khmer nên
Trang 33trong quá trình sưu tầm điền dã chúng tôi vừa chọn lọc, phân biệt thành ngữ và tục ngữ Đó
là điều thuận lợi cơ bản đối với việc nghiên cứu đề tài của chúng tôi
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay cũng đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo kiện thuận lợi cho việc hoàn thành khâu sưu tầm phụ lục của đề tài Sự quan tâm, nhiệt tình và giúp đỡ tích cực của giáo viên hướng dẫn thực hiện đề tài có tầm quan trọng hàng đầu trong việc nghiên cứu của chúng tôi
Nhờ trực tiếp đến từng địa phương nên chúng tôi còn biết được một số điều có ích cho việc nghiên cứu đề tài của mình như: được trực tiếp quan sát một số ngôi chùa nổi tiếng ở Sóc Trăng và Cà Mau; Trò chuyện với các vị achar về các câu tục ngữ mới hoặc những câu khó hiểu Sau cùng, đó là biết được cuộc sống hiện nay của bà con Khmer ở một số nơi Kết thúc chuyến sưu tầm điền dã, chúng tôi đã thu thập được một số lượng tục ngữ khá phong phú đó là 351 câu, trong đó có 33 câu dị bản và 54 câu mới hoàn toàn
- Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình dịch nghĩa
Khó khăn: Trong quá trình dịch nghĩa tục ngữ từ tiếng Khmer sang tiếng Việt, chúng tôi
gặp một số khó khăn như: Phụ âm tiếng Khmer có hai nhóm (nhóm phụ âm dòng “o” và nhóm phụ âm dòng “ô”) điều này dẫn đến trường hợp tiếng Khmer hiệp vần nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì không hiệp vần Ví dụ: trong tiếng Khmer cùng một nguyên “a” khi kết hợp với phụ âm [fo] thuộc phụ âm dòng “o” thì phát âm là /fa/, còn khi kết hợp với phụ âm [fô] thuộc phụ âm dòng “ô” thì phát âm là /fea/ Trong quá trình dịch nghĩa chúng tôi thực hiện theo quy trình: trước tiên nắm ý chung của câu, sau đó mới dịch và dựa vào các cấp độ nghĩa của từ (đồng nghĩa - gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa) Lúc dịch, có chú ý đến cấu trúc câu, ngữ pháp, hình ảnh, vần, nhịp điệu của cả hai ngôn ngữ Trường hợp không có từ tương ứng, chúng tôi thường chọn các từ gần nghĩa hoặc cùng trường nghĩa để thay thế Có một số câu khó hiểu, chúng tôi sẽ tập hợp những câu đó trong một phần riêng và không dùng đến trong quá trình nghiên cứu
Thuận lợi: Chúng tôi tự dịch nghĩa từ tiếng Khmer sang tiếng Việt Nếu có những
trường hợp khó khăn thì chúng tôi trực tiếp hỏi các vị Achar hoặc các vị sư sãi ở những chùa mà chúng tôi đã đến sưu tầm tài liệu Phần lớn các vị Achar rất nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi chúng tôi gọi điện nhờ vả Một thuận lợi nữa mà chúng tôi có được đó là người Khmer nghiên cứu tục ngữ Khmer ĐBSCL Chính nhờ đề tài của chúng tôi rất phù hợp với sự mong mỏi của các vị Achar cũng như các vị sư sãi Lâu nay ít có người Khmer nào chọn đề tài liên quan đến dân tộc mình để nghiên cứu nên chúng tôi nhận được sự ủng
Trang 34hộ cũng như động viên rất lớn từ phía bà con Khmer ở Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau
Trong quá trình dịch nghĩa, nếu có đơn vị tục ngữ nào không rõ về kết cấu hoặc hình ảnh thì chúng tôi tự đối chiếu với tài liệu chúng tôi hiện có Từ đó chúng tôi có thể kết luận rằng những đơn vị tục ngữ đó là dị bản hoặc mới hoàn toàn
1.2.2.3 Các nguồn hình thành tục ngữ của người Khmer ĐBSCL
Phần lớn người Khmer ĐBSCL sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng Người nông dân Khmer trải qua mấy thế kỷ gắn bó với ruộng đồng, họ đã đúc kết rất nhiều câu tục ngữ về
kinh nghiệm trong lao động sản xuất Chẳng hạn như họ đã nhiều lần quan sát năm nào trời mưa đều thì lúa phát triển rất tốt Ngược lại nếu năm nào ít có mưa thì lúa kém tươi tốt mà chỉ có một số loại hoa màu phù hợp với thời tiết khô hạn Vậy quá trình sinh trưởng, thích nghi của cây lúa và một số loại hoa màu khác nhau Ví dụ như câu tục ngữ: “Trời mưa tốt lúa, trời nắng tốt vườn” Những kinh nghiệm của cha ông về lao động sản xuất đã có từ nghìn xưa, họ đã đúc kết ra hàng loạt những câu tục ngữ cho đến ngày nay, đó là những câu sau: “Làm vườn phải biết chăm sóc, làm ruộng phải biết xem cỏ”, “Trồng dưa phải biết đào giồng, trồng hành phải biết nhổ cỏ”, “Làm ruộng nhờ nước, đánh giặc nhờ cơm”, “Trồng rau giồng ngắn, trồng cải giồng dài”, “Trồng hành xem nước, trồng dưa xem dây”
Trong thực tiễn cuộc sống, người Khmer đã chứng kiến hoặc chính bản thân đã từng trải nghiệm với tình huống như: người lớn mà đùa giỡn với trẻ con thường bị trẻ con đối xử hỗn láo Trường hợp trẻ con hỗn láo không chỉ xảy ra một lần mà có thể xảy ra thường xuyên
Có thể dựa vào tâm lý lứa tuổi để giải thích điều này Trẻ con trong độ tuổi đang phát triển
và hoàn thành nhân cách nên bọn chúng thường bắt chước theo người khác những lời lẽ không hợp với tuổi tác của chúng Ví dụ như:
“Chơi với trẻ mất mặt, chơi với rắn cắn tay, chơi với già hại u đầu”
Đó là câu tục ngữ nói lên bài học về kinh nghiệm ứng xử với các đối tượng khác nhau trong cuộc sống Bài học người xưa để lại, đó là phải biết chọn bạn bè phù hợp với mình về các đặc điểm lứa tuổi, tính cách, sở thích kể cả sở trường và sở đoản Nếu không phù hợp với mình thì dễ dẫn đến hậu quả như câu tục ngữ đề cập “mất mặt, bị cắn tay, bị u đầu” Trong xã hội có nhiều biến đổi thăng trầm, những kẻ khi có chức có quyền trong tay thường nghênh ngang, hống hách, đi ngẩng mặt lên trời tỏ thái độ kiêu căng ngạo mạn Nhưng đến lúc hết uy quyền trở về cuộc sống dân dã thì chẳng dám nhìn ai Các bậc tiền
Trang 35nhân cảm động cảnh huống trên, họ đã đúc kết ra bài học nhân thế như câu: “Lúc còn thời cưỡi ngựa bắn cung, đến khi hết thời cưỡi chó lượm dây thun bắn ruồi”
Trong xã hội lúc bấy giờ tồn tại các tầng lớp khác nhau, song đối với người Khmer ĐBSCL có hai thành phần cơ bản đó là trí thức và nông dân lao động Thời xưa đa số nông dân là không biết chữ Nhu cầu về mặt giáo dục rèn luyện đạo đức, nhân cách rất cần thiết cho mọi người trong xã hội Xuất phát từ nhu cầu bức thiết đó, nên tầng lớp trí thức Khmer đương thời đã sáng tác ra những tác phẩm giáo lý (người Khmer gọi là “Chbắp”) để phục vụ
cho mọi người Ý tưởng đó thực hiện rất khó khăn Bởi phần lớn người dân lao động thời bấy giờ là thất học Một nhu cầu nữa đặt ra cho tầng lớp trí thức, đó là cần phải đơn giản hóa chúng để cho tầng lớp lao động dễ tiếp cận hơn
Tầng lớp trí thức lại dựa vào những tác phẩm giáo lý ấy, trích ra những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ ghi nhớ Từ đó, hàng loạt những câu tục ngữ được ra đời Ví dụ, như câu
“Lửa từ ngoài đừng đem vào nhà” , “Lửa ở trong đừng đem ra ngoài” có nguồn gốc từ
“Chbắp Srây” (Giáo lý dạy người con gái) Đó là những lời giáo huấn để khuyên bảo con gái chớ đem những chuyện không hay ở bên ngoài vào nhà Hình ảnh “lửa” ở đây nhằm ẩn
dụ cho những điều xấu xa, đơm đặt ở bên trong và bên ngoài nhà Những điều đó có sức công phá như ngọn lửa bạo tàn Nó sẽ gây sự xào xáo không tốt đối với mọi người trong nhà Bên cạnh đó, còn có một số câu tục ngữ khác cũng được trích ra từ một số “Chbắp” (Giáo lý) khác, chẳng hạn như câu: “Có ba cái điên: điên rượu, điên gái, cờ bạc vô bổ” có xuất xứ từ “Chbắp Côn-chau, Chbăp Prôs” Câu tục ngữ: “Người giàu phòng khi nghèo như vải quấn bên ngoài; Người khôn phòng khi dại như tàu nhờ vào bè” có xuất xứ từ “Chbắp Lời của người xưa”,
(Chbăp là một thể loại văn vần, có nhịp điệu, âm hưởng du dương trầm bổng, nghe êm tai Nội dung của chbăp thường đề cập đến đó là giáo dục cho mọi đối tượng trong xã hội nên được nhiều người Khmer ưa thích, nhất là đối với người lớn tuổi Trong quyển “Chbăp phsêng” (những giáo lý khác) của tác giả Som Đach Chuôn Nát có tất cả 14 Chbăp, Nxb Campuchia – 2003.)
Ngoài ra, một số truyện cổ tích Khmer cũng là cơ sở để rút ra bài học giáo dục cho mọi người Và từ những bài học đó, họ nâng lên tầm triết lý trong cuộc sống Chẳng hạn như câu tục ngữ: “Biết nhờ có học” có xuất xứ từ câu chuyện cùng tên với câu tục ngữ ấy Chuyện kể như sau: Ngày xưa, có một cậu thiếu niên kia con của một gia đình phú hộ nọ, không may cha mẹ cậu ta mất từ lúc cậu còn nhỏ Từ đó, cậu ta trở thành trẻ mồ côi không
Trang 36nơi nương tựa, thậm chí không có quần áo để mặc nên cậu ta lấy lá chuối để quấn thay cho quần áo Vì vậy, mọi người gọi cậu ta là cháu “khố chuối” Cháu “khố chuối” rất siêng năng chịu khó làm lụng, và cũng rất thông minh Cậu ta xin ở đợ cho một vị Achar trong phum để
có miếng cơm manh áo Tuy “khố chuối” nghèo không có tiền để học ở trường nhưng nhờ thông minh và ham học “Khố chuối” đã tranh thủ lúc rảnh rỗi, cậu ta nấp bên ngoài lớp học
để tự học Do cậu ta siêng năng giỏi giang nên được vị Achar gả con gái cho cậu ta Cuối cùng, “khố chuối” đậu kết quả cao trong kỳ thi do triều đình tổ chức và được làm quan to
Từ đó, cậu ta càng được mọi người kính trọng Qua câu chuyện trên, người Khmer xưa đã đúc kết thành bài học giáo dục cho con cháu đương thời Dần dần, bài học đó được lưu truyền qua nhiều thế hệ và nó trở thành câu nói cửa miệng của mọi người: “Biết nhờ có học” Nhờ độ lắng của thời gian, nó đã kết tinh thành tục ngữ
Câu tục ngữ “Im lặng còn hơn nói ra” có nguồn gốc từ câu chuyện kể sau: Có một người thợ săn nọ săn được ba con vật: con sáo, con cò và con két Anh ta nuôi ba con vật ấy, sau một thời gian chúng biết nói sành sỏi tiếng người Chàng thợ săn quyết định đem ba con vật
ấy dâng cho nhà vua Vua rất hài lòng về hành vi của anh ta Và cho anh ta ở lại trong cung
để chăm sóc cho ba con vật Về phía con cò, con sáo và con két do quen sống ở núi rừng, nay lại bị nhốt trong lồng chật chội cảm thấy buồn Trong ba con ấy, chỉ con cò nảy sinh ra
ý định: từ nay trở đi sẽ không nói tiếng người nữa Vậy là chàng thợ săn nọ tâu với vua Nhờ vậy mà nhà vua ra lệnh cho anh ta thả con cò Do đó, con cò được tự do Ngược lại, con sáo
và con két vẫn bị nhốt trong cung vua mãi mãi
(Các truyện kể ở trên đều tập hợp trong sách giáo khoa “Chương trình tiếng Khmer lớp
10 và 11”, Nxb Campuchia, tái bản lần thứ 16, năm 1969.)
1.2.2.4 Vị trí, vai trò của tục ngữ Khmer trong đời sống người Khmer ĐBSCL
Tục ngữ người Khmer ra đời song hành cùng với phong tục tập quán của họ Phong tục tập quán của mỗi dân tộc được phôi thai từ nếp sống, sinh hoạt của dân tộc đó Tục ngữ do nhân dân lao động sáng tác và lưu truyền qua nhiều thời đại Xét về phương diện hình thức,
tục ngữ là câu nói ngắn gọn, súc tích; về phương diện nội dung, tục ngữ là câu có ý nghĩa trọn vẹn Tục ngữ là những câu nói có sẵn hoàn thiện cả hai mặt ngữ pháp và nội dung Nó
có tính ngắn gọn, hàm súc nên rất dễ nhớ và dễ sử dụng trong đời sống Mặt khác, tục ngữ còn có vần, có nhịp nên đã thay thế một cách có hiệu quả những lời lẽ thuyết lý dông dài dễ quên
Trang 37Mọi thời đại con người không có lúc nào mà không dùng lời nói để giao tiếp Lời nói được xem là phương tiện của giao tiếp nên nó diễn ra mọi lúc, mọi nơi khi có sự hiện diện của con người Muốn có hoạt động giao tiếp diễn ra giữa con người với nhau thì phải đặt vào trong một ngữ cảnh nhất định Ngữ cảnh vừa là cơ sở, nền tảng định hướng cho hoạt động giao tiếp; vừa là điều kiện, tình huống để vận dụng tục ngữ vào trong câu nói Trong xã hội tồn tại nhiều mối quan hệ, như Mác nói: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Mỗi đối tượng tham gia giao tiếp phải có ý thức sử dụng từ ngữ cho phù hợp với người nghe – người tiếp nhận Đặc điểm của hội thoại yêu cầu hai bên: người nói – người nghe phải thận trọng, cân nhắc trong việc sử dụng từ ngữ Chẳng hạn như một người
kỹ sư nông nghiệp nói chuyện với một người nông dân thì dễ hơn so với người công nhân Người nông dân có thể trao đổi với anh ta rất nhiều về những kinh nghiệm làm ruộng Ngược lại, người công nhân chẳng biết trao đổi với anh ta điều gì cả Đó là một trong những đòi hỏi của hoạt động giao tiếp Người nói và người nghe phải có sự tương đồng về hiểu biết Trong cuộc sống, đôi khi người ta cũng dùng đến tục ngữ nhằm tạo cho lời nói bay bổng, gợi cảm hơn Tục ngữ có tính hình tượng, có vần điệu nên có thể sử dụng khi cần thiết, miễn là hợp với ngữ cảnh đề tài đang diễn ra giao tiếp Nhưng ngược lại, nếu sử dụng tục ngữ không có sự chọn lọc, cân nhắc thì sẽ không đem lại hiệu quả cho giao tiếp Nó được xem như là một phương tiện giúp cho lời nói thêm bóng bẩy, mượt mà; đồng thời, góp phần tạo ra hiệu quả cho lời nói Do ngắn gọn, súc tích, đề cập đến nhiều mặt trong cuộc sống nên tục ngữ được mọi tầng lớp trong xã hội ưa thích sử dụng mỗi khi cần thiết Từ các
cụ già cho đến các vị Achar, chức sắc tôn giáo đều sử dụng tục ngữ Bài học kinh nghiệm rút ra từ tục ngữ là những bài học đúng đắn mà ý nhị, bởi đó là sự đúc kết của tiền nhân, của
cả cộng đồng nên có giá trị cao, là sự đúc kết lâu đời nên tạo sức nặng, giá trị và có sức thuyết phục Tục ngữ là một thể loại VHDG nên có sức sống tiềm tàng trong lòng người Khmer ở mọi thời đại Có thể ví tục ngữ Khmer ĐBSCL tựa như “con suối nhỏ” khiêm nhường chảy bên cạnh những dòng sông lớn Nhưng tục ngữ có sức sống lâu bền vượt thời gian Nó đồng hành cùng với các thể loại khác từ thời xa xưa cho đến ngày nay
Tiểu kết chương 1
Người Khmer ĐBSCL bình dị, chất phác làm nhiều hơn nói Về tôn giáo, hầu hết người Khmer theo Đạo Phật, nhưng họ vẫn hướng về một đời sống êm đềm trong cộng đồng, tìm
Trang 38hạnh phúc trong quan hệ họ hàng và phum sóc, tìm giải tỏa cho bản thân trong văn học, thơ
ca, múa hát
Người Khmer là cư dân đầu tiên đến ĐBSCL khai khẩn đất đai và an cư lập nghiệp suốt mấy thế kỷ qua Có lẽ trong nếp cảm nếp nghĩ của họ đều thấm nhuần tinh thần của Đạo Phật, đã khiến họ không cố chấp, không bảo lưu định kiến lâu dài, giữ được hòa khí với người Việt, người Hoa mà định mệnh lịch sử đã đặt vào vị trí láng giềng của họ trên ĐBSCL
Trong đời sống tâm linh, người Khmer luôn có niềm tin vào Phật pháp Một người nông dân Khmer từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành đều có sự gắn bó mật thiết với chùa chiền Vòng đời của họ có thể trải qua nhiều chặng đường đau buồn, hạnh phúc khác nhau nhưng ở đoạn nào cũng có sự hiện diện của tôn giáo Chẳng hạn như trong kết hôn phải có sự tụng kinh chúc phúc, trong lễ cầu an, cầu siêu cũng phải có sư sãi tụng kinh cầu siêu và cầu phúc cho linh hồn người quá cố
Về lễ hội người Khmer ĐBSCL có ba lễ hội lớn nhất trong năm đó là lễ Chôl Chnăm Thmây, lễ Đôlta và lễ Ok Ombok Có lẽ nổi trội nhất là lễ Ok Ombok vừa mang tính lễ nghi (tạ ơn Thần nước đã ban cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu) vừa thể hiện sức mạnh đoàn kết của cộng đồng (tổ chức đua ghe ngo) Đồng thời ôn lại truyền thống xa xưa của tổ tiên người Khmer
Tóm lại, đời sống tinh thần của người Khmer ĐBSCL luôn núp dưới ánh hào quang của đạo Phật Phật giáo có một niềm tin bất diệt đối với mỗi cư dân Khmer Bên cạnh lễ hội, dân tộc Khmer có một nền VHDG rất phong phú về thể loại Mỗi thể loại đều đảm nhận một vai trò riêng biệt trong đời sống của họ Chẳng hạn như truyền thuyết có vai trò giải thích địa danh, thần thoại giải thích các hiện tượng tự nhiên, truyện cổ tích có vai trò giáo dục cảm hóa con người, truyện cười và truyện ngụ ngôn có vai trò đưa ra bài học ở đời có ý nghĩa giáo dục mọi người Đó là những thể loại văn xuôi Mảng văn vần của dân tộc Khmer ĐBSCL gồm có ca dao – dân ca và tục ngữ Tục ngữ có vai trò làm cho câu nói thêm bóng bẩy và góp phần thuyết phục người nghe Vậy, tục ngữ có những đặc điểm nào khi xét ở phương diện nội dung của nó Và đây chính là nhiệm vụ trọng tâm của chương hai
Trang 39C HƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TỤC NGỮ KHMER
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.1 Những nội dung tiêu biểu của tục ngữ Khmer
2.1.1 Đúc kết kinh nghiệm về sản xuất, các hiện tượng tự nhiên (45/920, tỉ lệ: 4,89
%)
Trong lao động sản xuất của người Khmer, việc trồng trọt thường lệ thuộc vào thiên nhiên như: nắng, mưa, giông, gió Họ chủ yếu nhờ vào kinh nghiệm để tăng gia, sản xuất
Nó được đúc kết qua một số câu tục ngữ như:
“Trồng dừa phải biết chăm sóc, muốn được dừa ăn phải đốt gốc”
Câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm chăm sóc dừa khác với một số loài cây ăn quả khác Qua tham khảo một số ý kiến, chúng tôi đưa ra hai cách tiếp cận như sau: cách thứ nhất, vế một nhằm khuyên phải chăm sóc dừa cẩn thận; vế hai khuyên đừng đem lửa đốt (nếu đốt lửa
ở gốc thì dừa sẽ chết) Vế hai nên hiểu theo kiểu phủ định vấn đề Cách thứ hai, dân gian Khmer dùng cách nói ngược “muốn được dừa ăn phải đốt gốc” Chúng ta nên hiểu “đốt gốc” là một kiểu nói ngược rất độc đáo của người Khmer ; “đốt gốc” tức là dùng dao chặt vài nhát vào một chỗ nào đó trên thân cây dừa, độ sâu khoảng ba centimet Cách làm này giúp dừa đậu trái nhiều hơn, đây chỉ là một kinh nghiệm của dân gian chưa có sự thừa nhận của khoa học
Thêm một kinh nghiệm nữa, để nhận xét về bông lúa chắc hạt hay bị lép thì có câu:
“Ngẩng lép, cúi chắc hạt”
Theo kinh nghiệm của người bình dân, nếu bông lúa “ngẩng” (thẳng đuột) thì hạt lúa bị lép Trong thời gian ngậm sữa bị mưa nhiều hoặc những nguyên nhân khách quan khác làm cho tinh bột bị phá hủy nên chỉ còn vỏ trấu Nếu bông lúa cong quằn xuống thì hạt lúa chắc
Vế thứ nhất cho biết đó là dấu hiệu thất mùa, còn vế thứ hai đó là dấu hiệu được mùa Câu này còn có nghĩa bóng là muốn đề cập đến hai loại người: một là kẻ hay khoe khoang thường là kẻ trống rỗng, ngược lại người khiêm tốn, ít lời lại là người hiểu biết, đáng trọng Theo kinh nghiệm của thế hệ trước lưu truyền lại, trong cuộc sống mưu sinh con người phải biết tính toán cân nhắc thận trọng để đưa ra những quyết định đúng đắn Người Khmer không chỉ làm ruộng mà còn làm rẫy, điều này được thể hiện qua câu tục ngữ “Làm ruộng
Trang 40nhưng chớ bỏ rẫy bỏ vườn” Cuộc sống ngày xưa phần lớn họ sống theo lối tự cung tự cấp,
ít có buôn bán trao đổi với nhau Câu tục ngữ trên không chỉ cho thấy người Khmer ngoài làm ruộng mà họ còn chú ý đến canh tác vườn tược hoa màu các loại
Có lẽ ngày xưa diện tích rừng rộng hơn đồng bằng nên các bậc tiền nhân thường dặn dò con cháu qua câu tục ngữ “Đừng làm ruộng gần đường voi đi” Đó là một lời nhắn nhủ cũng
là một kinh nghiệm của người xưa để lại cho thế hệ mai sau Nếu làm ruộng gần đường voi
đi thì lúa sẽ bị voi giẫm và bị thiệt hại Tập tính của loài voi thường đi theo bầy đàn, nó đi đến đâu giẫm nát cây cỏ đến đấy
Trong những ngày nhàn rỗi, người Khmer lại quay sang làm một số nghề thủ công như đan nia, đan thúng, rổ được thể hiện qua câu “Xay lúa đừng bỏ trấu, để trấu trộn đất làm lò” Phần lớn các công cụ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, người Khmer tự tạo ra bằng
sự sáng tạo riêng của mình Một trong những công cụ đó phải kể đến kinh nghiệm làm lò
Họ dùng đất trộn với trấu để nặn thành một cái lò để đun nấu, có thể mất thời gian không lâu Nhưng có lẽ cái khó nhất trong quá trình làm ra cái lò đó là khâu chọn đất và cách nung
lò cho đủ độ nóng, mới là quan trọng Nghề làm lò đã có từ xa xưa, người Khmer ĐBSCL là
cư dân đầu tiên sản xuất và cung cấp cho xã hội một công cụ nhà bếp rất đơn sơ nhưng có ý nghĩa trong cuộc sống Ngày nay xã hội phát triển, khoa học công nghệ đã chiếm ưu thế hơn song hình ảnh “cái lò” vẫn còn gắn bó với vùng nông thôn, trong đó có cả phum sóc của người Khmer Trong kinh nghiệm làm ruộng ngày xưa, các bậc tiền nhân còn gửi đến thế hệ mai sau một số điều nữa như “Làm ruộng khi đất còn nóng”, “Làm ruộng kịp lúc có mưa”,
“Làm ruộng phải xem vụ mùa”, “Làm ruộng phải biết xem cỏ”, “Làm ruộng kịp đất còn ẩm’
Cuộc sống của người Khmer trước kia chủ yếu dựa vào kinh nghiệm Chẳng những về lao động sản xuất mà còn cả về các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp Các kinh nghiệm đó, dân gian Khmer đúc kết tất cả 15 câu tục ngữ (tỉ lệ: 1,63%) Chẳng hạn như câu “Cóc kêu cọt cọt thì mưa, cóc kêu cộc cộc thì gió”, “Chiều mặt trời lặn đỏ như huyết, hôm sau trời sẽ nắng gắt”, “Sao đưa đi đưa lại thì biển động, sao đứng thì biển yên”, Hầu như các kinh nghiệm trên đều được đúc kết dựa vào biểu hiện khác thường của
sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan như tiếng kêu của con cóc, nhìn các vì sao để đoán có bão hay không, nhìn bầu trời để đoán mưa hay nắng