Nghiên cứu các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, người ta không thể không nhắc đến nhóm Nam Đảo hay còn gọi là nhóm Chàm, bao gồm các tộc người Ê-đê, Chăm, Gia-rai, Ra-glai và Chu-ru.. Bị
Trang 1-
MARIA ZELENKOVA
PHONG TỤC DỰNG NHÀ CỦA CÁC TỘC NGƯỜI THUỘC NHÓM NAM ĐẢO Ở TÂY NGUYÊN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 60 31 50
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS MAI NGỌC CHỪ
HÀ NỘI 2012
Trang 25 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Bố cục của luận văn 6
Chương 1: Sơ lược về các tộc người nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên 8
1.1 Đôi nét về nhóm Nam Đảo ở Đông Nam Á 8
1.2 Nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên 17
1.2.1 Lịch sử hình thành 18
1.2.2 Địa bàn phân bố, dân số 23
1.2.3 Đời sống vật chất 25
1.2.4 Một số nét văn hoá tiêu biểu 29
1.2.5 Nhà trong quan niệm của các tộc người nhóm Nam Đảo 33
Chương 2: Một số thủ tục liên quan đến việc làm nhà 37
Trang 32.5.5 Lễ dựng nhà 55 2.5.6 Lễ khánh thành nhà mới 56 2.5.7 Lễ dựng táo quân (đặt bếp) 57 2.5.8 Lễ dựng cửa ngõ 57
3.1 Cấu trúc nhà cộng đồng 59
3.1.2 Các nhà cộng đồng khác 613.2 Cấu trúc nhà ở 64
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nằm giữa bán đảo Đông Dương, Tây Nguyên là một cao nguyên rộng lớn ở Tây
- Nam Trung Bộ; là vùng chiến lược cực kỳ quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng; là cầu nối giữa hai miền Nam - Bắc Thêm nữa, Tây Nguyên cũng có thể coi là một trong những trung tâm văn hóa lớn của Đông Nam Á Cho đến nay, xã hội của các tộc người Tây Nguyên vẫn còn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của tổ tiên Điều đó được thể hiện ở nhiều bình diện như cách thức sản xuất, nhà cửa, trang phục, đồ ăn, thức uống, phương thức vận chuyển và đi lại, quan hệ trong gia đình, nghệ thuật
Nghiên cứu các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, người ta không thể không nhắc đến nhóm Nam Đảo (hay còn gọi là nhóm Chàm), bao gồm các tộc người Ê-đê, Chăm, Gia-rai, Ra-glai và Chu-ru Từ lâu các tộc người này đã có sự giao thoa văn hóa lẫn nhau mà một trong những biểu hiện của sự giao thoa ấy chính là những tương đồng về các phong tục xây dựng nhà, kiến trúc nhà cộng đồng và nhà ở
Bị lôi cuốn bởi những nét độc đáo trong phong tục dựng nhà và cấu trúc nhà của các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên Việt Nam”
2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các phong tục liên quan đến việc dựng nhà của các tộc người nhóm Nam Đảo Phạm vi nghiên cứu là 5 tộc người Nam Đảo ở Việt Nam
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trang 5Nhóm Nam Đảo nói chung và các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam nói riêng có vai trò cực kì quan trọng, là một trong những mảng đề tài hàng đầu được các nghiên cứu dân tộc học, ngôn ngữ học, văn hoá học, khu vực học, …đặc biệt quan tâm
Vấn đề phong tục tập quán của nhóm Nam Đảo đã được một số tác giả và tập thể tác giả trong giới sử học, dân tộc học, văn hoá học nghiên cứu ở những góc độ, khía cạnh khác nhau
Việc nghiên cứu các tộc người Tây Nguyên (trong đó có cả các tộc người nhóm Nam Đảo) đã trải qua quá trình lâu dài hàng thế kỷ trước đây, trước nhất là từ các học giả hay các viên quan cai trị người Pháp, với các tên tuổi nổi tiếng, như J.Dournes, Henry Maitre, G.Condominas…
Cuốn “Người Ê-đê: một xã hội mẫu quyền” của Anne de Hautecloque - Howe
đánh dấu sự mở đầu quan tâm cụ thể đến nhóm tộc người Nam Đảo ở Việt Nam Bà Anne de Hautecloque - Howe đại diện cho nhóm học giả thế hệ thứ hai nghiên cứu về Tây Nguyên Đặc trưng nổi bật trong việc nghiên cứu của bà là việc nghiên cứu thực tế: bà đã sống và làm việc ở Đắc Lắc, thu tập tài liệu có giá trị thực tế Từ đó nhiều học giả thế hệ sau rút ra cách thức nghiên cứu và tiếp tục sự nghiệp to lớn của bà
Đánh dấu nghiên cứu phong tục dựng nhà của người nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên Việt Nam là cuốn sách của học giả Nguyễn Văn Luận có tên “Nhà người Chăm” Đây là cuốn sách thu thập những thông tin cơ bản nhất về kiến trúc, phong tục xây dựng và các thủ tục liên quan đến việc dựng nhà của người Chăm
Cuốn “Nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên” của Linh Nga
Niê Kdam là tài liệu rất có giá trị đối với người nghiên cứu về phong tục dựng nhà của các tộc người ở Tây Nguyên Việt Nam Cuốn sách này thu thập và giới thiệu về những nghề truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên, trong đó việc dựng nhà được xem xét như nghề hàng đầu trong nền văn hóa tộc người thiểu số
Trong tác phẩm“Nhà ở của người Chăm Ninh Thuận” tác giả Lê Duy Đại xem
xét cụ thể phong tục dựng nhà của người Chăm Ninh Thuận Tác phẩm này rất có giá trị vì trong đó tác giả thu tập và miêu tả rất rõ phần lớn các nghi lễ và thủ tục liên quan
Trang 6đến việc dựng nhà của người Chăm cũng như đưa ra những hình ảnh rõ ràng về kiến trúc nhà truyền thống Chăm
Cuốn “Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam” của Chu Quang Trứ đã trở
thành cơ sở trong việc nghiên cứu đề tài phong tục dựng nhà của người nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên Việt Nam Cuốn sách phản ánh sự đa dạng và bản sắc riêng biệt của kiến trúc các kiểu nhà ở và nhà cộng đồng của nhiều tộc người Việt Nam, trong
đó, tác giả chú ý đặc biệt đến nhà Rông Gia-rai, nhà dài Ê-đê, nhà sàn Chăm
Phong tục dựng nhà của các dân tộc Nam Đảo đã ít nhiều trở thành chủ thể
nghiên cứu trong những cuốn như “Văn hóa Việt Nam: nhìn từ Mỹ thuật”của Chu Quang Trứ , “Hỏi đáp về 54 dân tộc Vịet Nam” của Đặng Việt Thủy, “Tây Nguyên:
vùng đất và con người” của Đinh Văn Thiên, “Văn hóa xã hội và con người Tây Nguyên” của Nguyễn Tấn Đắc và nhiều tác phẩm khác
Những tài liệu được công bố nói trên luôn là những tài liệu quan trọng giúp
chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Phong tục dựng nhà của
các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên Việt Nam”
4 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Tây
Nguyên Việt Nam, chúng tôi muốn nêu bật những đặc trưng văn hoá của các tộc người
Nam Đảo Tây Nguyên trong việc xây dựng nhà cửa, từ đó góp phần làm sáng tỏ giá trị
và bản sắc văn hoá của các tộc người Nam Đảo ở Tây Nguyên trong cộng đồng văn hoá Việt Nam
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài hướng vào 3 nhiệm vụ trọng yếu như sau:
- Tìm hiểu những thủ tục liên quan đến việc làm nhà (chọn ngày giờ, hướng nhà, chọn gỗ, …);
- Miêu tả cấu trúc của hai loại nhà chủ yếu: nhà cộng đồng và nhà ở;
- Chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong việc dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo Tây nguyên
Trang 76 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các nhiệm vụ nêu trên và đạt được mục tiêu đề ra ở đề tài này, em chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh - đối chiếu
Trong quá trình thu thập tài liệu, ngoài việc đọc sách, em đã đi đến một số nơi
cư trú của người Ê-đê ở Buôn Ma Thuột và người Chăm ở Ninh Thuận
Em cũng đã đi thăm các tháp Chàm nổi tiếng như khu tháp Mỹ Sơn, tháp Cảnh Tiên, tháp Thủ Thiện, và từ đó em đã có thể kiểm chứng được những tài liệu mà em đã đọc và nghiên cứu để viết luận văn này Còn chuyến đi Khánh Hòa và TP Hồ Chí Minh đã giúp em tìm hiểu thêm về nhà ở của người Chăm Ở đồng bằng sông Cửu Long em đã được mời vào nhà của người Chăm để tham quan, và em đã tận mắt nhìn thấy khuôn viên nhà của người Chăm cũng như cách bố trí nơi ăn chốn ở của họ
7 Bố cục của luận văn
Luận văn này gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong phần mở đầu chúng tôi nói về lý do chọn đề tài, lịch sử, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, nêu ra những phương pháp nghiên cứu và bố cục của luận văn Phần nội dung được chia làm ba chương:
Chương 1: Sơ lược về các tộc người nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên
Chương 2: Một số thủ tục liên quan đến việc làm nhà
Chương 3: Cấu trúc nhà
Phần kết luận khái quát một số đặc điểm tiêu biểu về thủ tục và cấu trúc nhà của các tộc người nhóm Nam Đảo Tây Nguyên và nêu ra những tương đồng và khác biệt
về thủ tục và cấu trúc nhà của các tộc người nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên
Như vậy, công trình này hướng vào việc nghiên cứu những đặc trưng nổi bật trong phong tục dựng nhà của các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo ở Việt Nam
Trang 8Chương 1: SƠ LƯỢC VỀ CÁC TỘC NGƯỜI NHÓM NAM
ĐẢO Ở TÂY NGUYÊN
1.1 Đôi nét về nhóm Nam Đảo ở Đông Nam Á
Đông Nam Á là một vùng văn hóa giàu có, phong phú và riêng biệt Nếu xét theo bản đồ chính trị hiện đại, Đông Nam Á có 11 nước: Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippin, Brunei, Đông Timor Nhưng nếu xét theo bản đồ văn hóa – tộc người, thì khu vực Đông Nam Á rộng hơn Nó bao gồm vùng Nam Trung Quốc, vùng Đông Bắc Ấn Độ, thậm chí các quần đảo ở Thái Bình Dương, và cả Madagascar, v.v…
Đông Nam Á là khu vực có chữ viết muộn, chủ yếu là mượn từ nguồn chữ Hán
và các văn tự Ấn Độ Việc nghiên cứu các ngôn ngữ ở Đông Nam Á chỉ thực sự được bắt đầu từ khi có sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây Các học giả phương Tây khi nghiên cứu các ngôn ngữ ở Đông Nam Á thường tập trung vào hai nội dung chính là miêu tả các ngôn ngữ cụ thể và biên soạn các sách công cụ Họ cũng đã sử dụng phương pháp so sánh ngôn ngữ học lịch sử để tìm ra các mối quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ
Nhìn chung, sự phân loại các ngôn ngữ ở Đông Nam Á là công việc khó khăn Hiện nay theo các học giả ở Đông Nam Á có 4 ngữ hệ chủ yếu [19, tr 100]:
Các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo (Austronesian) hay Mã Lai - Đa Đảo (Malayo - Polynesian) tập trung đông nhất ở các nước Philippin, Indonesia, Malaysia,
Trang 9một số ở Campuchia, Việt Nam và Singapore Nhóm Nam Đảo ở Việt Nam bao gồm
5 tộc người (và 5 ngôn ngữ của các tộc người này): Gia-rai, Ê-đê, Chăm, Ra-glai,
Chu-ru
Đại diện cho nhóm Nam Đảo chủ yếu là người Mã Lai Những nhóm cư dân ở phía Nam Đông Nam Á do lai tạp với nhiều thành phần cư dân khác nên không điển hình bằng, và do đó, người ta có xu hướng tách riêng họ thành nhóm Nam Đảo (Austronesian) Theo Từ điển Larousse du 20e siècle (Larousse của thế kỷ XX), Nam Đảo chỉ tổng thể những vùng đất của châu Đại Dương, tức là các đảo lớn nằm trên Thái Bình Dương đến phía Nam của Đông Nam Á [16, tr 47] Đây là khu vực rộng lớn, có rất nhiều đảo, nên có nhiều nét văn hoá rất khác nhau
Về đặc điểm nhân chủng nhóm Nam Đảo (số với các nhóm tộc người khác) có những nét tiêu biểu:
- Nước da sẫm hơn;
- Pha trộn giống mạnh hơn
Các tộc người thuộc nhóm Nam Đảo nói một thứ tiếng phân bố rộng rãi từ Madagascar, qua bán đảo Mã Lai, Indonesia cho đến Hawaii Nhóm ngôn ngữ châu Đại Dương của người Nam Đảo (Austronesian) thường gọi là tiếng Mã Lai – Đa Đảo (Malayo - Polynesian) Tiêu biểu là tiếng Mã Lai, Chăm, Ê-đê, Gia-rai, Đài Loan, Indonesia, Philippines, Micronesia, Melanesia, Polynesia [16, tr 51]
Hai tên gọi Malayo – Polynesian và Austronesian (Nam Đảo) xem như đồng nghĩa Ngữ hệ này bao gồm khoảng 200 tiếng nói cụ thể, chủ yếu ở các đảo, trải dài từ Đông Nam Á đến các quần đảo ở châu Đại Dương (thuộc Thái Bình Dương) về phía Đông, và hòn đảo Madagascar ở Đông Nam châu Phi về phía Tây
Những nơi và số người nói tiếng Malayo – Polynesian gồm có:
Vùng Số tiếng nói Số người
1 Đài Loan 10 200 000
2 Philippin 70 40 000 000
3 Việt Nam + Campuchia 7 700 000
Trang 10Nguồn: theo số liệu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Ngoài những nước kể trên, còn có những nhóm cư dân khác cũng nói tiếng Malayo – Polynesian như:
- Một nhóm nhỏ người nói tiếng Chăm ỏ đảo Hải Nam Trung Quốc;
- Những cộng đồng nhỏ ở các vùng tiếp giáp với Thái Lan và Myanma;
- Một số vùng trong quần đảo Melanesia: Papua New Guinea, các đảo Solomon, Vanuatu, New Caledonia, Fiji;
- Một số vùng trong quần đảo Micronesia: Belau, Guam, Bắc Marianas, Federal State of Micronesia, các đảo Marshall, Kiribati, Nauru;
- Một số vùng trong quần đảo Polinesia: Tuvalu, Tongo, Wallis và Futuna, Samoa, Tokelau, Nieu, Hawaii, French Polinesia, Cook Islands, New Zealand, Easter Island;
- Và còn những người ngoại lai, cư dân ở ba quần đảo trên hoàn toàn nói tiếng Malayo – Polynesian
Tiếng Indonesia/Malaysia chủ yếu là ngôn ngữ Malayo – Polynesian, nhưng nó
có hai vùng nói tiếng khác Đó là tiếng Aslian thuộc Austro Asiatic (Nam Á) ở nội địa bán đảo Malaysia, và tiếng Papuan trên đảo New Guinea và một số đảo nhỏ ở phía Đông và Tây của nó [16, tr 59]
Ở Việt Nam và Campuchia, những người nói tiếng Malayo – Polynesian là những nhóm thiểu số nhỏ như người Chăm, Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai, Chu-ru nằm giữa những nhóm lớn nói tiếng Việt và tiếng Khmer
Trang 11Ở Đài Loan, người thổ dân nói tiếng Malayo – Polynesian Còn cư dân hiện nay chủ yếu là người từ lục địa ra đảo từ 300 năm nay, nhất là từ năm 1949
Nghiên cứu so sánh các nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesian thì thấy:
- Tiếng thổ dân Đài Loan còn giữ nhiều âm cổ thấy ở hầu hết các nhóm tiếng Malayo – Polynesian, nên có thể xem là nhóm cổ nhất, có thể gọi là tiếng Austronesian (Nam Đảo) đích thực
- Ngoài tiếng Đài Loan, các nhóm còn lại có thể gọi chung là Malayo – Polynesian (Mã Lai – Đa Đảo)
- Nhóm các ngôn ngữ ở Melanesia, Micronesia và Polynesia trên các quần đảo ở Thái Bình Dương, được Dempwolff nêu ra đầu tiên, nay được gọi chung là tiếng Oceanic (tiếng châu Đại Dương) [16, tr 59]
Những quốc gia mà tiếng nói chính thức là tiếng Malayo – Polynesian là Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore
Ở Malaysia có ba cộng đồng cư dân chính là Mã Lai, Hoa và Ấn (Tamil) Vì người Mã Lai là tộc người chủ thể lại có nguồn gốc bản địa, nên tiếng Mã Lai được xem là tiếng chính thức của quốc gia Theo định nghĩa của Malaysia, người Mã Lai là người theo Islam (Hồi giáo) và nói tiếng Mã Lai
Singapore cũng xem tiếng Mã Lai là tiếng nói chính thức của quốc gia, nhưng trên thực tế thì tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong xã hội
Indonesia gồm nhiều cộng đồng cư dân có tiếng nói riêng nhưng đều thuộc về ngữ hệ Malayo – Polynesian Các cộng đồng này có lịch sử lâu đời và nền văn hóa riêng như Jawa, Sunda, Batak, Minangkabau, Madura, Bali, v.v… Tiếng Mã Lai ở Indonesia và tiếng Mã Lai ở Malaysia về cơ bản là giống nhau Sự khác nhau của chúng chủ yếu nằm ở lớp từ vay mượn
Về chữ viết, xưa kia các nước này chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nên đã vay mượn chữ viết Ấn Độ Từ thế kỷ XIII – XV, Islam (Hồi giáo) xâm nhập vào các nước ấy nên đã chuyển sang dùng chữ cái Ả rập Sang thế kỷ XX, trước ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, họ đã sử dụng chữ cái Latinh
Trang 12Có những từ Malayo – Polynesian được nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới (nhất
là ở châu Âu) sử dụng như: Tabou: cấm kỵ, Tatouage: xăm mình, Tamouré: nhảy múa, Monoi tiare: dầu hoa, nước hoa
Nếu căn cứ vào lịch sử thì nhóm ngôn ngữ Nam Đảo được hình thành vào khoảng Thiên niên kỷ II trước Công Nguyên, tại vùng Đông Nam ven biển Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay Do sản xuất phát triển và dân số tăng, họ đã di cư xuống Đông Nam Á nhiều đợt theo hai hướng chính
Hướng thứ nhất dọc theo bờ biển Trung Quốc và Việt Nam Người Chăm dừng lại ở đây rồi đến miền Tây Indonexia, từ đó đi về Đông và Đông Bắc đến Philippin và
Gần đây, nhà khoa học W.G Solheim II đưa ra một quan điểm khác, đó là coi các tộc người Nam Đảo xuất phát từ khu vực quần đảo Đông Nam Á rồi tỏa ra khu
Trang 13vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương, tới tận châu Đại Dương và miền Nam Trung Hoa [40, tr 34] Ý kiến đó cần xem xét, vì thực tế khó bác bỏ ý kiến được đa số các nhà bác học đồng tình đã nêu ra ở trên Có lẽ, W.G Solheim lầm lẫn vì các cư dân Nam Đảo ở hai đảo lập quốc muộn hơn nhiều so với các cư dân thuộc các dòng ngôn ngữ khác ở lục địa Vậy sao họ lại mang được văn minh của họ lên các vùng lục địa Việc phát hiện di chỉ Noc Non Tha chính do nhóm nghiên cứu của ông phát hiện ra với vết tích của lúa cũng đã thấy ở vùng Bắc Thái Lan cư dân đã có trình độ văn minh hơn cư dân hải đảo cùng thời [37, tr 308]
Do sự phát triển sản xuất và gia tăng dân số, do sự tranh chấp của những thế lực chính trị địa phương, và nhất là do sự bành trướng thế lực của tổ tiên người Hán xuống phương Nam, tổ tiên người Nam Đảo, vốn dĩ giỏi đi thuyền đã không ngừng vượt biển xuống phương Nam bằng đường biển qua Đài Loan, đảo Hải Nam, xuống Indonesia, mạnh nhất cách đây khoảng 2000 năm, hoặc theo dọc bờ biển Nam Trung Hoa và Việt Nam Cũng có một bộ phận nhỏ có thể xuống phương Nam theo đường bộ, cùng với tổ tiên người Kađai và Tày – Thái Điều này trùng khớp với hai thời kỳ đầy biến động vì chiến tranh ở vùng Đông Nam sông Trường Giang, liên quan đến hai nước Việt, Ngô chắc chắn là miền đất khác Hán; đồng thời không liên quan đến cư dân Nam - Việt được coi là tổ tiên Kăm - Thái (hay Tày - Thái) Miền đất Đông Việt, hay sau gọi là Ngô Việt này, lại nằm phía trên đất Mân Việt là đất Di Việt, Di Bộc hay Liêu là đất của tổ tiên người Kađai, đặc biệt của tộc người Cơ Lao [37, tr 309] Nhóm Sơn Việt trong Di Việt, xuất hiện từ thời Đông Hán đến thời Tùy Đường không thấy sử sách nhắc đến, là tổ tiên của người Nam Đảo
Tất cả các cư dân nói trên, Nam Đảo hay Kađai, có thể bao gồm bộ phận Kăm – Thái, đều được giả định là chủ nhân ông các nền văn hóa khảo cổ cùng thời, bên trong nội địa Nam Trung Quốc và Đông Dương [37, tr 309]
Những tộc người thuộc nhóm Nam Đảo hiện nay tập trung chủ yếu ở các quần đảo:
- Malaysia: Mã Lai
- Melanesia: (Mela: đen; nesia: đảo) Đảo Đen
Trang 14- Polynesia: (Poly: nhiều; nesia: đảo) Đa Đảo
- Micronesia: (Micro: nhỏ, nesia: đảo) Đảo Nhỏ
Nhìn chung họ thuộc giống người Mã Lai là chính, có pha trộn với người Indonesian (nhóm dân tộc Indonesian chứ không phải là người Inđonêxia) là cư dân gốc Đông Nam Á có lẽ đã ở từ trước Những người Polynesian và người Micronesian chủ yếu là do sự pha trộn hai giống người trên mà thành
Mỗi vùng quần đảo có những đặc điểm như sau:
- Polynesia (Đa Đảo) nằm ở phía Đông Thái Bình Dương, phía Đông là châu
Mỹ, phía Nam là nước Úc, phía Tây là Micronesia và Melanesia Vùng này có rất nhiều đảo nên gọi là Đa Đảo Cư dân Đa Đảo có nguồn gốc ở các đảo gần Malaysia như Dayak, Alfuru Họ chủ yếu làm nông nghiệp, đôi khi đánh cá, đi săn Họ sinh sống bằng rễ củ, trái cây, rau hơn là cá [16, tr 17]
- Melanesia (Đảo Đen) nằm ở phía Bắc nước Úc và phía Đông Malaysia Cư dân là những người da ít đen, cao lớn, đầu hẹp, mặt rộng, mũi thẳng và rộng, má dô, tóc quăn hoặc thẳng [16, tr 17]
- Malaysia nằm ở Tây Nam Thái Bình Dương, có những đảo nay thuộc Đông Nam Á như Timor (Maluku), Suiawesl (Celebes), Kalimantan (Borneo), Philippin [16,
tr 18]
- Micronesia (Đảo Nhỏ) gồm một số đảo nhỏ nằm giữa Malaysia ở phía Tây, Melanesia ở phía Nam và Polynesia ở phía Đông Các đảo chính là Marianne, Palaos, Carolines, Marshall, Gthbert Cư dân có nước da sáng, chủ yếu đánh cá, đi biển [16, tr 18]
Nghiên cứu về các vùng cư trú đầu tiên của các tộc người nhóm Nam Đảo cần phải chú ý đặc biệt tới Đài Loan Đài Loan là một hòn đảo ở biển phía Đông Nam Trung Quốc, lãnh thổ của 7 bộ lạc cư dân bản địa nói tiếng Malayo – Polynesian
Trong số các tộc người đầu tiên có mặt ở Đài Loan là người Ami Bộ lạc người Ami hiện có 90 000 người, có tiếng nói riêng Họ vốn làm nương rẫy, nuôi chó để đi săn, heo và gà để cúng, mặc quần áo bằng vỏ cây
Trang 15Người Ami theo mẫu hệ, gồm 50 thị tộc, cư trú về phía mẹ, kết cấu chính trị là nhị nguyên, một là quyền uy thế tục của những nhóm đàn ông theo lứa tuổi, hai là quyền uy nghi lễ thuộc về họ mẹ gọi là Kakitaan, tức là những gia đình thầy cúng mẹ truyền con nối, nhưng trong đó đàn ông, chứ không phải đàn bà, làm vai trò thầy cúng
Sự kiểm soát xã hội không dựa vào luật mà dựa vào việc trả thù nợ máu của những người thân với người chết Chiến tranh với các nhóm khác đưa đến việc săn đầu người Việc lấy đầu người xảy ra trong lễ irisin tiến hành tiếp theo khi thu hoạch kê, nhằm cầu mong sự sinh sôi và đổi mới
Làng người Ami xưa được bảo vệ chống kẻ thù bằng cọc tre và hầm hào
Hay như bộ lạc người Puyuma, hiện có khoảng 6 000 người, vốn là cư dân làm nông, săn bắt và đánh cá Đất là sở hữu của các gia đình quý tộc
Làng trung bình có khoảng 600 người Mỗi làng là một đơn vị độc lập về chính trị, và hầu như theo chế độ nội hôn Quyền lãnh đạo kế thừa trong các gia đình tù trưởng
Họ theo chế độ mẫu hệ và nơi cư trú phụ thuộc mẹ
Tổ chức xã hội theo chế độ phân đôi (moiety), nửa này tấn công nửa kia Có các nhóm chia theo lứa tuổi, hoạt động như là những trường huấn luyện quân sự
Từ 18 đến 22 tuổi, con trai sống tách rời phụ nữ trong những ngôi nhà dành riêng cho đàn ông, và luyện tập đánh nhau Đến 22 tuổi thì được cưới vợ, rời khỏi ngôi nhà dành cho đàn ông và về ở với gia đình vợ
Người Puyuma cho rằng con người có 3 hồn: 1 ở đầu, và 2 ở hai vai Người ốm
là do hồn ở vai bỏ đi Thầy cúng chữa bằng cách gọi hồn ở vai về Người chết là vì hồn ở đầu bỏ đi
Đây là hai trong bảy bộ lạc cư dân gốc Đài Loan Và cả hai đều đại diện cho tổ tiên cổ của người Nam Đảo, và cũng có những đặc điểm ngôn ngữ văn hóa giống các tộc người khác trong nhóm Nam Đảo
Nói đến các vùng cư trú của các tộc người nhóm Nam Đảo, cần phải nói đến Madagascar Madagascar là một hòn đảo nằm phía Đông Nam châu Phi, rất xa về phía
Trang 16Tây khu vực Đông Nam Á Về vị trí địa lý nó thuộc về châu Phi, nhưng về văn hóa nó thuộc về Đông Nam Á
Theo truyền thuyết, cư dân đầu tiên là những người Nains, người Kimos Sau
đó, có lẽ từ trước Công Nguyên, người Mã Lai từ Đông Nam Á đã đến đây làm thay đổi tính chất cư dân của đảo Người Mã Lai từ quê hương xa xôi đã kéo nhau đông đúc và thường xuyên, hoạt động nhộn nhịp trong việc chuyên chở trên biển, làm cho các nhà địa lý và thủy thủ thời đó thường nghĩ rằng Madagascar là một phần của Đông Nam Á Cư dân ở đây phát triển một nền văn minh trồng lúa và chăn nuôi bò Vì vậy, đến nay đối với người Madagascar hai thứ quý nhất là gạo và bò Zebu [16, tr 22]
Về mặt tổ chức xã hội - kinh tế, các tộc người Nam Đảo chủ yếu là cư dân hải đảo và các vùng gần biển (trừ các tộc người do điều kiện lịch sử - tự nhiên phải đi lên núi) Vì vậy, các tộc người Nam Đảo có hoạt động trên biển khá mạnh Chẳng hạn, người Mã Lai không những lan tỏa về phía Đông thuộc Châu Đại Dương, mà còn lan tỏa sang phía Tây đến tận Madagascar ở Đông Nam châu Phi Họ là những cư dân thành thạo nghề đi biển
Các tộc người Nam Đảo đã lợi dụng đường giao thông trên biển để mở rộng buôn bán với bên ngoài, nên thương mại trên biển phát triển Người Mã Lai ở vào vị trí thuận lợi trên biển nên đã có vai trò quan trọng trong giao dịch qua lại
Xét về mặt địa lý, các tộc người Nam Đảo sống rải rác trên những quần đảo, nên mặc dù văn hóa các tộc người phát triển, nhưng một quốc gia thống nhất lại ra đời khá muộn
Về văn hóa và tôn giáo, trước kia các tộc người Nam Đảo chịu ảnh hưởng của văn hóa và chữ viết Ấn Độ, cũng theo Ấn độ giáo và Phật giáo Từ thế kỷ XV trở đi, Islam giáo và văn hóa Ả rập đã lan truyền vào vùng Malayo – Polynesia Ngày nay, đa
số tộc người thuộc nhóm Nam Đảo (nhất là ở Malaysia và Indonesia) theo Islam giáo
và văn hóa Ả rập
Trong con số kỷ lục hơn 181 000 000 người dân Nam Đảo đang cư trú ở Đông Nam Á chỉ có khoảng 830 000 người sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay Như đã nói, họ là người của 5 tộc người: Gia-rai, Ê-đê, Ra-glai, Chăm và Chu-ru Năm tộc
Trang 17người này vừa có những đặc điểm chung với các tộc người cùng nhóm sống ở các vùng khác vừa có nét riêng Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ cố gắng xem xét lịch sử hình thành của họ và phân tích một số nét văn hóa tiêu biểu
1.2 Nhóm Nam Đảo ở Tây Nguyên
Ở Việt Nam có 5 tộc người đại diện cho ngữ hệ Nam Đảo, đó là tộc người Chăm, tộc người Ê-đê, tộc người Gia-Rai và các tộc người Ra-Glai, Chu-Ru Các tộc người nay do nhiều nguyên nhân lịch sử - tự nhiên có nhiều đặc điểm chung, nhưng cũng có nét riêng
1.2.1 Lịch sử hình thành
Như chúng tôi đã nhận xét ở trên, nhóm ngôn ngữ Nam Đảo được hình thành vào khoảng Thiên niên kỷ II trước Công Nguyên, tại vùng Đông Nam ven biển Quảng Đông, Trung Quốc hiện nay Do sản xuất phát triển và dân số tăng, họ đã di cư xuống Đông Nam Á nhiều đợt theo hai hướng chính
Hướng thứ nhất dọc theo bờ biển Trung Quốc và Việt Nam Người Chăm dừng lại ở đây rồi đến miền Tây Indonexia, từ đó đi về Đông và Đông Bắc đến Philippin và
sự có mặt của các dân Môn - Khơme như người Ma Đa (tổ tiên người Ba-na) Truyền thuyết của các cư dân Môn - Khơme ở Tây Nguyên cũng thừa nhận xưa tổ tiên họ ở
Trang 18dưới đồng bằng ven biển Điều đó được phản ánh vào các bản trường ca trong nội dung nói đến những tri thức của người dân Tây Nguyên về biển cả
Cũng vì vậy, sự phân ngành ngôn ngữ Nam Đảo của các cư dân lục địa Đông Nam Á, đặc biệt của nhành Chăm (các ngôn ngữ Chăm, Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai, Chu-ru), có nhiều yếu tố của ngôn ngữ Môn - Khơme, từ đấy nảy sinh hai ý kiến: 1) cư dân Môn - Khơme chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Nam Đảo (P.W Schmidt); 2) cư dân Nam Đảo chịu ảnh hưởng nhiều của ngôn ngữ Môn - Khơme (G Coedès, S.A Aruchiunov), và với số lượng yếu tố Môn - Khơme đậm đà, họ tự tách thành một phân ngành Nam Đảo lục địa nằm trong ngành Nam Đảo phía tây (phân ngành Nam Đảo hải đảo bao gồm ngôn ngữ của cư dân Gia Va, Ba Li, Sumatra) Việc sắp đặt các ngôn ngữ nhánh Chăm vào hệ ngôn ngữ nào là chủ yếu vẫn đang còn tranh cãi Nhưng một điều chắc chắn là các cư dân Nam Đảo lục địa Đông Nam Á này đã cư trú xen kẽ, kề cạnh với các cư dân Môn – Khơme bản địa ở đây từ rất lâu, đã hỗn thuyết và vay mượn ngôn ngữ lẫn nhau, chí ít cũng trên dưới 2000 năm nay [37, tr 310]
Cũng cần lưu ý một ý kiến khác về sự chuyển cư của các cư dân phân ngành ngôn ngữ lục địa Đông Nam Á, tổ tiên người Chăm, Ra-glai, Chu-ru, nhất là Ê-đê và Gia-rai Ch.Archaimbaut, khi nghiên cứu vương quốc Champassak (Hạ Lào), cho rằng rất có thể ở vương quốc này, trước khi có mặt người Lào, đã có một nhóm cư dân thân thuộc với người Chămpa, do sức ép của các nhà nước Môn, nhất là của chế độ Angkor, đã chuyển cư theo hướng đông tới vùng biển và là tổ tiên của cư dân Nam Đảo, chí ít trên cao nguyên Việt Nam [37, tr 311]
Ý kiến nguồn gốc nội địa của cư dân Nam Đảo lục địa Đông Nam Á sau lại được nhà dân tộc học Y.V Tchesnov đặt ra [42, tr 129] Khi nghiên cứu về tình hình văn hóa khảo cổ thời kì đồ đồng và đồ sắt Đông Nam Á, kết hợp với những tư liệu dân tộc học, ông thống nhất với Ch Archaimbaut có thể cư dân Nam Đảo từ phương Bắc xuống phương Nam không chỉ bằng đường biển mà cả đường bộ, nhất là người Ê-đê
và Gia-rai
Sau này, khi phát hiện tộc người La-ha thuộc ngôn ngữ Kađai là dân cư trú ở Tây Bắc trước người Thái, cùng các tộc người Môn - Khơme như Kháng, Xinh-mun,
Trang 19v.v…, nối liền con đường thiên di của các nhóm Kađai từ Quý Châu xuống Quảng Tây, qua Hà Giang sang Tây Bắc Việt Nam, càng khích lệ ý kiến cho rằng có thể có một nhóm người Nam Đảo cũng đã xuống miền Tây Đông Dương theo dọc sông Mê Công, hỗn huyết với cư dân Môn - Khơme, tạo thành ngành ngôn ngữ Nam Đảo lục địa Đông Nam Á [37, tr 312]
Ngay trong lòng văn hóa người Việt hiện nay có rất nhiều dấu tích của văn hóa Malayo – Polynexia Tài liệu dân tộc học cho thấy có nhiều vùng dọc theo hai bờ ven sông Đáy, các cộng đồng cư dân ở đây đã dùng khoai mài và cây mía hoặc mật mía để
tế thần hoàng Dùng khoai nước và mía để tế thần là cách làm ở Melanesia Ở Bắc Ninh (Việt Nam) người dân vẫn thờ mía, dùng hai cây mía để nguyên dựng hai bên bàn thờ Nhưng văn hóa Melanesia không phải chỉ ảnh hưởng, mà là một bộ phận tham gia cấu thành văn hóa Việt (Kinh) Ngày nay có nhiều nhóm người như người Đản ở Vịnh Hạ Long, người Bồ Lô (từ Thanh Hóa đến Quảng Bình), một số nhóm khác ở Thừa Thiên và dọc theo ven biển miền Trung và Nam Bộ, mặc dù đã bị Việt hóa, vẫn còn lại các dấu tích cả về cấu trúc thể chất và ngôn ngữ, về sinh hoạt văn hóa, không thể chối cãi được về nguồn gốc Melanesia [30, tr 289]
Dù có nhiều dấu hiệu lịch sử - khảo cổ, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa đủ chứng cớ về nguồn gốc bản địa của các cư dân nói ngôn ngữ Nam Đảo ở Việt Nam:
họ từ đâu đến đây và đến từ bao giờ là những câu hỏi chưa được giải đáp Có thể là người Chăm chính là những người đầu tiên đến ở dọc theo ven biển Việt Nam Sau đó
có một nhóm người chia ra đi lên núi…dần dần hình thành 4 tộc người khác (Gia-rai, Ê-đe, Ra-glai, Chu-ru)
Ngày nay ở Việt Nam có trên 800 000 người nói ngôn ngữ Malayo – Polynesia được xếp thành 5 tộc người: Gia-rai, Chăm, Ê-đê, Chu-ru, Ra-glai Trừ người Chăm tập trung dọc theo bờ biển Miền Trung tại Ninh Thuận, Bình Thuận, ở Phú Yên, Khanh Hòa, một bộ phận ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh An Giang, còn lại các tộc người khác đều cư trú ở Tây Nguyên
Người Chăm hiện đang sống rải rác trên lãnh thổ Việt Nam là hậu duệ trực tiếp của tổ tiên đã cư trú hàng ngàn năm ở các vùng ven biển (chủ yếu là hai tỉnh Ninh
Trang 20Thuận và Bình Thuận) Riêng nhóm Chà-và-kur dời tổ quốc sang Indonesia và Malaysia rồi quay lại cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ
Các nhà khoa học cho rằng lịch sử người Chăm ở Việt Nam bắt đầu với sự xuất hiện văn hóa Sa Huỳnh, vào giữa thiên niên kỷ thứ I trước Công Nguyên đến đầu Công Nguyên Thời đó người Chăm đã có mặt ở miền ven biển Trung Bộ Họ đã chia làm hai nhóm Nhóm Cau ở phía Nam, nay thuộc tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; và nhóm Dừa ở phía Bắc, nay là Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Địa bàn cư trú đó là địa bàn quận Nhật Nam thời Hán, trải dài từ Hoành Sơn đến Quảng Nam, Quảng Ngãi [37, tr 313]
Người Chăm đóng góp nhiều sắc thái địa phương vào văn hóa người Việt ở miền Trung, Nam Trung Bộ, làm giàu kho tàng văn hóa Việt Nam Cũng cần chú ý người Chăm là tộc người ở Việt Nam cổ xưa chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Ấn Độ
và văn hóa Hồi giáo Bộ phận người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận còn giữ được nét văn hóa truyền thống Bộ phận ở Nam Bộ đượm sắc thái Islam, tuy nhiên trong sinh hoạt còn giữ được vết tích tập quán xưa, nhất là liên quan đến chế độ mẫu hệ Trên đường chuyển cư qua Malaysia, về Campuchia, rồi mới trở lại Việt Nam, họ có thể hòa hợp với những cư dân đồng ngôn ngữ
Gia-rai là một trong ba tộc người có số lượng lớn nhất ở Tây Nguyên (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na), trước đây họ là cư dân chủ thể của tỉnh Gia Lai Khi người Việt có mặt đông đảo ở tỉnh này, họ co cụm về lập thủ phủ ở tỉnh Phú Bổn, ngày nay tỉnh này trở thành một huyện thuộc tỉnh Gia Lai: huyện Ya Yunpa Địa bàn cư trú của người Gia-rai tập trung thành một vành đai dài theo hướng Tây - Bắc, Đông - Nam, từ phía Tây thị xã Kon Tum (ở Mo Rai, Sa Thầy) xuống Chư Pả, Chư Prông vắt qua Ya Yunpa, chiếm trọn cao nguyên đất đỏ Plây Cu màu mỡ Ngoài tỉnh Gia Lai, người Gia Rai còn sống rải rác ở Kon Tum, ở Bắc Đắc Lắc, Tây Phú Khánh và một số ở đông - bắc Campuchia Sự hiện diện của các ngôi tháp gốm và một số di tích khác còn lại chứng minh rằng vào trước thế kỉ XI ở vùng thung lũng Ya Yumpa, ở cao nguyên Plây Cu, cao nguyên Đắc Lắc chịu nhiều ảnh hưởng của vương quốc cổ Chăm Pa Trong lịch sử Gia Rai người ta hay nói tới hai vị “vua” có thần quyền vô song: Vua Lửa (ptao Pui),
Trang 21Vua Nước (ptao Ia) Đến thế kỉ XVI, triều đình phong kiến Việt Nam đã phong cho ptao Ia là Thủy Xá và ptao Pui là Hỏa Xá, và coi Thủy Xá và Hoa Xá như hai thiên vương, giữ lệ hàng năm cống tiến [30, tr 290]
Nếu như người Gia-rai làm chủ vùng Gia Lai thì trước đây người Ê-đê làm chủ Buôn Ma Thuột (nay là Đắc Lắc) Theo tiếng Ê-đê “Buôn” có nghĩa là làng, “Ma” là cha, bố, “Thuột” là tên người Buôn Ma Thuột có nghĩa là làng của bố của ông Thuột Người Ê-đê chiếm cứ hàng trăm cây số trên vùng cao nguyên đất đỏ rộng lớn và màu
mỡ Người Ê-đê phân bố tập trung nhất ở huyện Krông Búc, M’đrắc Ngoài Đắc Lắc một số người Ê-đê còn cư trú ở Phú Yên, Khánh Hòa và một số ở phía Nam của tỉnh Gia Lai
Vào thế kỷ IV sau Công Nguyên, người Chăm gọi các cư dân Tây Nguyên là Mleechai Đến khoảng thế kỷ X tên Ê-đê được ghi trên bia ký Chăm Trong khoảng thế kỷ VI đến thế kỷ XV, người Ê-đê chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Chăm Người Chăm đã để lại trong vùng cư trú của người Ê-đê thành Ea H’leo (Yang Prong) ở bắc Bản Đơn, Ra Sang (thùng lớn làm lễ giáo) ở Buôn Ma Thuột Ở thế kỷ XIII, khi quân Nguyên bành trướng xuống Đông Nam Á, một bộ phận khá đông người Chăm đã lên Tây Nguyên Vị vua Chăm cuối cùng là Pô Rômê (1624 - 1654) đã lấy vợ là người Ê-
đê tên là H’bia Than Chan Ngày nay văn hóa Chăm còn để lại nhiều yếu tố trong văn hóa của người Ê-đê [30, tr 291]
Một trong những tộc người nói ngôn ngữ Malayo – Polynesia sống gần gũi và chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Chăm đó là người Ra-glai Người Ra-glai sống ở vùng núi chia cắt Tây Nguyên với vùng ven biển miền Trung tại phía Bắc và Tây Bắc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận trong các huyện: An Sơn, Ninh Hải, Bắc Bình, một số
ít ở Hàm Tân (phía nam tỉnh Bình Thuận) Tại Khánh Hòa họ cư trú ở phía Nam và Tây - Nam trong các huyện Diên Khánh, Cam Ranh, Ninh Hòa Ngoài ra họ còn có mặt ở tỉnh Lâm Đồng vùng giáp với Khánh Hòa
Tiếp theo địa bàn cư trú của người Ra-glai, là địa bàn cư trú của người Chu-ru
Họ tập trung cư trú tại xã Đơn và xã Lan thuộc huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) Một
số khác sống trong vài làng ở huyện Đức Trọng và một vài điểm rải rác ở huyện Di
Trang 22Linh Gần 1/3 người Chu-ru cư trú ở hai huyện An Sơn và Đức Linh (Thuận Hải) gần
kề với địa bàn cư trú của người Ra-glai Theo các cụ già người Chu-ru thì trước đây họ vốn là con cháu của người Chăm đã từng sinh sống tại duyên hải Trung Bộ Sau đó vì những lý do nào đó, một bộ phận rời bỏ quê hương đi tìm nơi cư trú mới [30, tr 292]
Cuối cùng của nhóm cư dân Malayo – Polynesia phải kể tới người Chăm Hrê (ở Quảng Nam) và người Chăm Hroi (ở huyện An Khê – tỉnh Gia Lai) Có lẽ họ là người Chăm đã và đang bị Môn – Khơme hóa Chăm Hrê có nghĩa là người Hrê gốc Chăm, còn Chăm Hroi đã rất gần gũi với người Ba Na, nên vẫn được gọi là Ba-na Chăm Hroi Có những ý kiến tách họ khỏi người Ba-na xếp vào tộc Chăm
Như vậy, trong cộng đồng tộc người Việt Nam có 5 tộc người chứng nhận rằng Việt Nam là cửa ngõ vùng Đông Nam Á, là một quốc gia giữ gìn những nét văn hóa - lịch sử của ngữ hệ Nam Đảo
1.2.2 Địa bàn phân bố, dân số
Như đã nói ở trên, ngày nay ở Việt Nam có trên 800 000 người nói ngôn ngữ Malayo – Polynesia được xếp thành 5 tộc người: Gia-rai, Chăm, Ê-đê, Chu-Ru, Ra-glai Trừ người Chăm tập trung dọc theo bờ biển Miền Trung tại Ninh Thuận, Bình Thuận, ở Phú Yên, Khánh Hòa, một bộ phận ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh An Giang, còn lại các dân tộc khác đều cư trú ở Tây Nguyên
Để có cái nhìn đầy đủ và chi tiết hơn và địa bàn phân bố và dân số của các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam, cần tham khảo thêm bảng danh mục chi tiết dưới đây:
Tên tộc
người
Các tên gọi khác Địa bàn cư trú Số dân
(người)Gia-rai Giơ-rai, Chơ-rai, Tơ-buăn,
Hơ-bau, Hđrung, Chor
Gia Lai – Kon Tum, Bắc Đắc Lắc 317 000 Ê-đê Ra-đê, Đê, Kpạ, A-đham, Đắc Lắc, Phú Yên,
Trang 23Krung, Ktul, Đlie, Ruê, Blô, Êpan, Mđhur*, Bih
Khánh Hòa 270 000
Chăm Chiêm Thành, Chàm,
Hroi, Chiêm, Hời, Chămpa
Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa
133 000
Ra-glai Rac-lây, Rai, Noang,
Lao-ang, Ra-glây
Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa
97 000
Chu-ru Chơ-rơ, Chơ-ru, Kru, Chu Lâm Đồng, Ninh
Thuận 14 900
Nguồn: theo số liệu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
* Mđhur là một nhóm trung gian giữa người Ê-đê và Gia-rai Có một số làng Mđhur nằm trong địa phận của tỉnh Gia Lai – Kon Tum ở Cheo Reo, tiếp cận với người Gia-rai, nay đã tự cho là người Gia-rai
Trong số các tộc người nói trên, tộc người Gia-rai là một trong những cư dân sớm tụ sinh ở vùng núi Tây Nguyên, có khoảng 24 vạn người sinh sống tập trung ở tỉnh Gia Lai (90%), một sổ ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đắk Lắk (4%) Ngoài ra, tộc người Gia-rai còn cư trú rải rác ở các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuân…., khoảng vài ngàn người sinh sống tại khu vực Karatanakiri, Campuchia, nhưng chưa có số liệu chính thức
Một số nhóm người Ê-đê còn sinh sống ở các quốc gia khác như Campuchia, Thái Lan, Hoa Kỳ, Canada, các nước Bắc Âu
1.2.3 Đời sống vật chất
Trang 24Tuy là 5 tộc người khác nhau nhưng đời sống vật chất của họ có nhiều tập quán gần như đồng nhất Tuy nhiên có một tình hình đáng chú ý là phong tục tập quán của người Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai, Chu-ru lại có nhiều điểm không tương đồng với phong tục tập quán của người Chăm, cho dù cùng thuộc một hệ ngôn ngữ
Các tộc người Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai, Chu-ru thường quần cư bên nhau ở những nơi bằng phẳng, hoặc các sườn đồi thấp, gần những dòng sông, dòng suối (bến nước), trong một cơ sở hành chính gọi là buôn, bon, plây hoặc plơi, gồm vài chục nếp nhà sàn Còn người Chăm chủ yếu định cư ở những vùng đồng bằng và dọc theo đường biển
Hệ thống tổ chức xã hội truyền thống của người Chăm rất phát triển, gồm:
Bengsa (quốc gia)
Ngày nay hệ thống này bị thu hẹp và chỉ còn palei Palei hiện nay thường trùng hợp với đơn vị hành chính là thôn, ấp hoặc khu phố Hệ thống tổ chức xã hội trong palei chỉ còn thấy ở lĩnh vực tổ chức dòng họ, gồm: thị tộc, tộc họ, chi tộc, gia đình [14, tr 34]
Buôn (theo cách gọi của người Ê-đê), bon, plơi (theo cách gọi của người rai, Chu-ru), play (theo cách gọi của người Ra-glai), plei hoặc palei (theo cách gọi của người Chăm) có thể mang tên người chủ làng (chẳng hạn, buôn Yă Wam, buôn Ama Thuột, bon Aê Nu…), cũng có thể đặt tên theo những con sông, suối, bến nước gần kề (bon Broaih – mỏ nước Broaih; buôn Ea Pôk – suối Ea Pôk, plơi Pa…) [23, tr 64]
Gia-Buôn, bon, play, plei hay plơi đều do một vị thủ lĩnh cai quản chung Người này
có thể được gọi là tù trưởng (mtao, ptao) của nhiều buôn, plơi, plei; là chủ của một
Trang 25vùng đất rộng lớn (khua êlăn, khua plơi) Nhưng cũng có khi chỉ là chủ một bến nước (khua pin ea) Ngoài ra còn có một số vị được cộng đồng kính trọng, thường hợp thành một hình thức như “hội đồng các già làng – Phun po but, Tha plơi” để khi cần sẽ cùng tham gia quyết định những vấn đề liên quan đến sự sinh tồn của cả cộng đồng Đó là các vị thầy cúng (Pjâo, Ptâo, Pô riu Yang, Pô iêu Yang), người phân xử luật tục (Pô bhian kđi, Pô phat kđi) Chưa có sự phân chia thành giai cấp rõ rệt, nhưng buôn, plơi Ê-đê – Gia-rai cổ xưa cũng vẫn có những nô lệ (vì mắc nợ không trả nổi, hoặc quá nghèo, mồ côi, người không rõ gốc gác…) phải làm mọi việc cho gia đình các thủ lĩnh
để có cơm ăn, áo mặc Tuy nhiên, những người này không bị gia chủ đối xử quá tệ [23, tr 65]
Các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam đã định canh định cư và làm ruộng
từ lâu đời Nghề trồng trọt chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế và lúa là cây lương thực chủ yếu Ngoài ra, người ta còn trồng thêm ngô, khoai, sắn, lạc và một số loại rau, đậu trong rẫy hoặc trong vườn
Ruộng trước đây thường chỉ làm một mùa, và có thể tạm chia làm hai loại: ruộng sâu hoặc ruộng thủy điền và ruộng khô Do tính chất và điều kiện địa lý của từng loại ruộng ở từng vùng, có những đặc điểm khác nhau nên kỹ thuật canh tác cũng
có những nét riêng
Đối với ruộng bình thường được dùng phương pháp “thủy nậu” Người ta cho trâu quần để đất thật nhuyễn rồi gieo hạt Đối với các loại ruộng đất khác, thì sau khi thu hoạch một thời gian, người ta tiến hành cày vỡ, bừa, cày trở, bừa lần thứ hai và kết hợp với việc bang đất cho bằng, rồi sạ giống… Nông cụ cổ truyền còn rất thô sơ như: cày, bừa; cái bang đất đều bằng gỗ Đến nay, họ đã có lưỡi cày bằng sắt và do hai trâu kéo
Riêng người Chăm còn phân chia ra loại ruộng thứ ba: ruộng trầm thủy Đó là một loại ruộng khá tốt, quanh năm có nước, nhưng không gieo được mạ, mà phải lấy
mạ ở ruộng thủy điền để cấy
Người Chu-ru và người Chăm từ xa xưa có kinh nghiệm nhất là về làm thủy lợi nhỏ và điều tiết lượng nước trong từng thời kì sinh trưởng của cây lúa Họ thường làm
Trang 26mương phai và đê đập để dẫn nước từ sông, suối vào ruộng Riêng tộc người Ra-glai trước đây không có truyền thống làm ruộng nước nhưng bây giờ thì cũng đã biết cách làm Còn đối với người Gia-rai thì lúa tẻ từ xa xưa đến nay vẫn là cây lương thực chính
Hỗ trợ đắc lực cho ngành trồng trọt, các tộc người nhóm Nam Đảo còn chăn nuôi: trâu, bò, dê, ngựa, và nhiều loại gia cầm như: gà, vịt, ngan, ngỗng Trâu, bò thường dung làm sức kéo trong nông nghiệp, ngựa dùng làm phương tiện chuyên chở cho những chuyến đi xa trao đổi hàng hóa với các dân tộc láng giềng Trong các loại gia súc lớn, trâu được nuôi nhiều hơn cả Ngoài việc dùng làm sức kéo, trâu còn dùng trong các lễ nghi, tín ngưỡng cổ truyền, cưới xin hoặc dùng làm vật ngang giá để mua bán, trao đổi Người Gia-rai còn nuôi cả voi Ngoài ra các tộc người còn đi săn bắt và hái lượm[29, tr 73]
Đánh cá cũng là một nghề phụ gia đình tương dối phổ biến giữa các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam Riêng tộc người Chu-ru biết cách đánh cá đặc biệt: họ lấy một loại vỏ cây, lá cây có độc tố để đầu độc cá Phương pháp này tuy bắt được nhiều cá nhưng ảnh hưởng không tốt đến môi trường sống của sinh vật và nguồn tôm
cá trong tương lai
Những sản phẩm thủ công của các tộc người Nam Đảo chủ yếu là đồ dùng gia đình bằng mây tre, các công cụ từ rèn như liềm, cuốc, nạo cỏ, phục vụ cho sản xuất và đời sống hàng ngày Người Chăm và Chu-ru rất nổi tiếng với nghề làm gốm Những làng của họ như Krang Gõ, Krang Chớ là những làng nổi tiếng về nghề làm gốm cổ truyền Tuy nhiên, kỹ thuật hãy còn rất thô sơ [29, tr 73]
Các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam còn rất nổi tiếng về nghề dệt vải, trừ người Chu-ru, vì nghề dệt vải ở các làng Chu-ru hầu như không phát triển Cho nên mọi bộ đồ trong y phục cổ truyền như áo, khố, váy…, người dân Chu-ru phải mua hoặc trao đổi với các dân tộc láng giềng Đứng đầu trong nghề dệt vải giữa các dân tộc Nam Đảo ở Việt Nam là người Chăm Họ rất giỏi trong nghề dệt thổ cẩm và dệt lụa tơ tằm
Trang 27Ngoài những nghề kể trên, các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam còn biết rèn và đan lát, chẳng hạn người Gia-rai thạo đan lát các loại gùi, giỏ
Nhìn chung, nền kinh tế cổ truyền của các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam là một nền kinh tế mang tính chất tự cấp, tự túc, bó hẹp trong từng gia đình, dòng
họ và làng buôn truyền thống Trong số các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam, người Chăm có một số sự khác biệt Chẳng hạn, từ xa xưa người Chăm biết buôn bán và đi biển
Nói chung, lối sống của các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam phụ thuộc vào môi trường tự nhiên của vùng Tây Nguyện Cách thức sản xuất, nhà cửa, trang phục, đồ ăn, thức uống, phương thức vận chuyển và đi lại, cho đến tập quán, tín ngưỡng và nghệ thuật đều biểu hiện một bản sắc, một phong cách Tây Nguyên – phong cách gắn liền với thiên nhiên
1.2.4 Một số nét văn hoá tiêu biểu
Các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam là các tộc người tuân theo chế độ mẫu hệ Mặc dầu trong gia đình đàn ông đóng vai trò quan trọng, nhưng chủ gia đình
là phụ nữ cao tuổi Con cái thường lấy họ của mẹ Nhà gái cưới chồng cho con Con trai ở rể nhà vợ Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế thì người chồng phải
về với chị, em gái mình Nếu chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình
mẹ đẻ Chỉ có con gái được thừa kế tài sản của gia đình, đặc biệt là con gái út, vì phải nuôi cha mẹ già
Các tộc người Nam Đảo có kho tàng văn học truyền miệng vô cùng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, trường ca, sử thi Nổi tiếng nhất là khan Đam San
và khan Đam Kteh Mlan của người Ê-đê, các truyện “Đăm Di đi săn”, “Xinh Nhã” của người dân Gia-rai Trong số hàng ngàn ca dao và tục ngữ của người Chu-ru, nổi bật là những câu ca tụng chế độ mẫu hệ, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội cổ truyền Nhiều truyện cổ của Chu-ru phản ánh cuộc đấu tranh bất khuất của người lao động với thiên nhiên và xã hội để giành lấy cuộc sống hạnh phúc Người Chu-ru còn lưu truyền một số trường ca mà các già làng thường kể bên bếp lửa sàn cho con cháu nghe suốt đêm này qua đêm khác Kho tàng văn học nghệ thuật dân gian của các tộc
Trang 28người Nam Đảo ở Việt Nam không chỉ có giá trị về mặt văn học nghệ thuật, mà còn là một nguồn tư liệu lịch sử quý giá
Tất cả các tộc người nhóm Nam Đảo yêu ca hát và thích tấu nhạc Dân tộc glai có hình thức hát đối đáp khá phổ biến trong sinh hoạt văn nghệ Nhạc cụ của người dân Nam Đảo gồm nhiều loại: chiêng, cồng, trống, sáo, khèn, các loại đàn Nói
Ra-về các nhạc cụ ưa thích của người Nam Đảo, cần phải chú ý đặc biệt đến dàn chiêng Knah (còn gọi là Cing Knah) của người dân Ê-đê Đó là một bộ chiêng, mỗi bộ gồm
10 chiêng và 1trống Người Ê-đê đánh chiêng bằng cách ngồi một hàng dài trên ghế Kpah (ghế chuyên dùng để đánh chiêng dài từ 7 đến 16 mét) mỗi người đặt chiêng lên đùi, tay trái giữ chiêng, tay phải cầm dùi gỗ bọc vải ở đầu đánh vào mặt trong của chiếc chiêng theo bài bản dân gian của cộng đồng
Tộc người Gia-rai có dàn chiêng Aráp (mỗi bộ có từ 12 đến 18 cái chiêng núm, kết hợp với một cái trống nhỏ) Người Gia-rai đánh chiêng bằng cách đứng một hàng dài (theo thứ tự chiêng nhỏ trước, chiêng lớn sau), tay trái cầm chiêng, tay phải cầm dùi gỗ có bọc vải nhựa đánh vào mặt có núm của chiêng theo bài bản của từng nghi lễ
đã quy định (hoặc người ta treo chiêng vào một chiếc sào có hai người khiêng và một đến ba người đánh)
Người Ê-đê còn rất thích Đinh Năm Đó là một loại nhạc cụ rất phổ biến, nhất là vào các nghi lễ Người Gia-rai quen thuộc với đàn Tơrưng, đàn Tưng-nưng, đàn Klông-pút Những nhạc cụ truyền thống này gắn liền với đời sống tinh thần của các tộc người Nam Đảo ở vùng Tây Nguyên
Người Gia-rai, Ê-đê, Chăm, Chu-ru, Ra-glai hầu như hát múa từ tuổi nhi đồng cho đến khi già yếu, không còn đủ sức nữa mới chịu đứng ngoài những cuộc nhảy múa nhân dịp lễ hội tổ chức trong buôn, plei… hay trong gia đình
Người dân nhóm Nam Đảo có rất nhiều lễ nghi phong phú Các lễ thức theo tập quán có thể chia làm ba hệ thống, đều phục vụ cho ba mục đích chính là cầu xin, tạ ơn
và tạ lỗi:
- Hệ thống lễ thức theo nông lịch;
- Hệ thống lễ thức theo vòng đời và trong cộng đồng;
Trang 29- Hệ thống lễ thức trong các mối quan hệ xã hội ngoài cộng đồng
Có những lễ thức phải tiến hành thường kỳ trong những khoảng thời gian nhất định của một năm Nhưng cũng có những lễ thức chỉ khi cần thiết mới được tổ chức
Khác với người Chăm có hệ thống đền thờ (Tháp), có chủ thể và hiện vật thờ cúng (bà Chúa Pônaga, các Linga, Yôni…), 4 tộc người còn lại (Ê-đê, Gia-rai, Chu-ra, Ra-glai) truyền thống theo quan điểm “vạn vật hữu linh, đa thần”, các thần linh (gọi là Yang) hiện diện ở khắp nơi, chi phối toàn bộ đời sống Tây Nguyên cổ đại Nói một cách rõ ràng hơn, các Yang chính là những sức mạnh siêu tự nhiên ít nhiều được vật chất hóa và thậm chí nhân cách hóa, cùng sống với hồn của những người đã chết và của các phù thủy ở thế giới siêu tự nhiên [2, tr 75]
Hệ thống các Yang được chia làm ba tầng theo địa điểm cư trú: trên trời, mặt đất và dưới đất Ở mỗi nơi đều có các thần tốt và thần xấu Mối quan hệ giữa các vị thần linh và con người không chỉ tương đồng mà còn rất gần gũi Thậm chí trong những trường ca – sử thi người và Yang có thể sống lẫn lộn, có thể kết hôn với nhau,
có khi còn cãi lộn lẫn nhau [23, tr 78] Có ba vị Yang được coi là quan trọng nhất:
1) Thần bến nước (Yang pin ea), giọt nước: nguồn nước được coi là nguồn sống quan trọng nhất của cả cộng đồng, nên hàng năm phải có sự cúng tế đầy
đủ và nghiêm cấm mọi việc làm ô uế bến nước
2) Thần làng (Yang Ala bon, Yang buôn sang): gồm thần đất (Yang êlăn, Yang lon), thần nước (Yang ea, Yang ya, Yang Dăk) và thần rẫy (Yang hma) Mọi tai nạn xảy ra trong buôn, bon đều do sự giận dữ của những vị thần này, khi gặp điều gì không vừa ý Do đó phải vô cùng kính trọng và lễ lạt đầy đủ 3) Thần nhà (Yang sang, Yang Hnam): được coi như thần bảo hộ cho sự an toàn của cả gia đình Khi làm xong ngôi nhà phải cúng rất lớn nhằm cầu xin
sự đảm bảo cho sức khỏe và giàu có trong nhà
Ngoài ra còn rất nhiều các vị thần tốt, thần xấu khác với những quyền năng vô hạn nhưng tính tình thì y hệt như con người Tuy nhiên, vì có quá nhiều thần linh, nên
dù bất cứ việc gì diễn ra trong đời sống của con người, đều phải có lời xin phép Khi công việc hoàn tất, ắt phải có sự tạ ơn Vi phạm phải tạ lỗi và bị trừng phạt, do đó mà
Trang 30nảy sinh rất nhiều các lễ cúng kiếng Mỗi một lần xin phép, tạ ơn, hay tạ lỗi đều phải
có lễ vật hiến sinh Tùy theo điều cầu xin nhiều hay ít, quan trọng đến mức độ nào đối với gia đình, hoặc đối với cộng đồng, mà con vật hiến sinh lớn hay nhỏ Ít nhất, nhỏ nhất là một con gà và một ché rượu Lớn, nhiều là vài con trâu, thậm chí lễ hội của cộng đồng lớn có khi hàng chục trâu, vài trăm ché rượu cũng đã từng diễn ra [23, tr 79] Cho nên người dân Nam Đảo tổ chức rất nhiều lễ hội: lễ xung quanh cưới xin và tang ma, lễ liên quan đến việc sinh đẻ, lễ cho việc dựng nhà mới …
Từ cuối thế kỷ XIX đạo Cơ Đốc len lỏi đến Tây Nguyên, bắt đầu từ Kon Tum, lan dần xuống Gia Lai và Đăk Lăk Dần dần các linh mục truyền giáo đã tiếp cận đến các nhóm Ê-đê và Gia-rai Đó là một số tộc người đầu tiên ở Tây Nguyên thay đổi tín ngưỡng và đối tượng thờ phụng, từ đa thần sang độc thần; từ hệ thống các Yang sang Đức Chúa Giêsu Crit
Hiện nay phần lớn người Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai và Chu-ru theo đạo Tin lành và đạo Thiên chúa Một số ít theo Phật giáo tại các vùng đô thị Họ thường đọc kinh cầu nguyện tại các nhà riêng của mục sư, hiện tại các nhà thờ Tin lành vẫn chưa nhiều Những người theo Công giáo Rôma thì thường đến các nhà thờ tại địa phương vào ngày chủ nhật, số còn lại vẫn theo nét tín ngưỡng cổ truyền, thờ cúng các thần hộ thân cho mình
Riêng người Chăm có tín ngưỡng khác biệt với các tộc người khác cùng nhóm Hiện nay, trong đời sống người Chăm vẫn còn tồn tại hình thức tô-tem giáo thể hiện qua tục thờ các loại cây, thờ dòng núi (atau cek), dòng biển (atau tasik) của các dòng
họ Chăm, cũng như nhiều loại ma thuật, bùa chú như bùa bát quái, bùa Homkar để cầu phúc chữa bệnh hay để trấn yểm, xua đuổi các tà ma
Mặc dù chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo, Hồi giáo, nhưng người Chăm vẫn duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Người Chăm quan niệm “kút” – nghĩa địa của dòng họ bên phía mẹ là nơi cư ngụ của thần tổ tiên (praok patra) Trong tín ngưỡng của người Chăm, còn phải kể đến những nghi lễ liên quan đến chu kỳ vòng đời người như lễ cúng khi sinh, đám cưới, đám tang, lễ nhập kut…; các lễ hội như múa Riji Nưgar (lễ múa đầu năm), Riji Prông (lễ múa lớn), Riji Harei (lễ múa ban ngày); và
Trang 31những lễ nghi nông nghiệp như lễ cúng thần lúa (yang sri), lễ xuống cày (ngak yang trun li-ua), lễ đắp đập khai mương (trun bandun tam) [14, tr 37]
Trong lịch sử, người Chăm chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo khác nhau từ bên ngoài vào như Bà-la-môn giáo, Hồi giáo Điều đó được thể hiện rõ ở các công trình kiến trúc, điêu khắc, ngôn ngữ, chữ viết, văn học, nghệ thuật, v.v… Tuy nhiên, đạo Bà-la-môn khi du nhập vào người Chăm đã không còn nguyên mẫu, mà bị bản địa hóa khá nhiều về hệ thống thần điện, nghi lễ cầu cúng, vai trò của tầng lớp tăng lữ trong các hoạt động tôn giáo của cộng đồng
Sự ảnh hưởng của Hồi giáo vào nền văn hóa Chăm chưa lâu dài và sâu sắc như Bà-la-môn giáo, nhưng nó vẫn góp phần tạo cho nền văn hóa Chăm một bản sắc riêng
và cũng giống như đạo Bà-la-môn, đạo Hồi khi du nhập vào cộng đồng người Chăm, cũng bị nguời Chăm cải biến thành đạo Bà-ni Hồi giáo chính thống (Islam) mới xâm nhập vào địa bàn người Chăm vào những năm 60 của thế kỷ XX và hiện nay có khoảng vài nghìn tín đồ Những người Chăm theo Islam thực hiện một cách nghiêm túc các giáo luật Hồi giáo và trong mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của họ, Hồi giáo giữ một vai trò chủ đạo [14, tr 39]
Như vậy, văn hóa các tộc người nhóm Nam Đảo có xuất phát điểm từ tín ngưỡng đa thần và tôn giáo thế giới, tập quán sinh hoạt và gia đình mẫu hệ, nên vô cùng phong phú và rất độc đào Một trong những tinh hoa đó chính là nghề dựng nhà truyền thống
1.2.5 Nhà trong quan niệm của các tộc người nhóm Nam Đảo
Ăn và ở là hai yêu cầu được đặt ra ngay từ buổi đầu tiên con người vừa mới hình thành Đồng thời với quá trình tiến hóa, nhất là từ khi văn hóa đã đạt đến trình độ văn minh, thì môi trường ở không chỉ là chỗ trú ngụ, mà còn phải thỏa mãn một cảm quan thẩm mỹ nhất định Với sự phát triển của xã hội, kiến trúc cũng phát triển, bên cạnh kỹ thuật xây dựng, càng phải chú ý nhiều đến nghệ thuật Cả hai mặt kết cấu và thẩm mỹ đều được nâng cao và hòa quyện vào nhau, trong đó phải quan tâm đặc biệt
Trang 32đến hoàn cảnh thiên nhiên, quan hệ xã hội, phong tục tập quán và trình độ khoa học kỹ thuật
Tổ tiên người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam từ lúc đầu đã rất chú trọng đến việc lập làng và dựng nhà Trong nền văn minh nông nghiệp, người nông dân sống trong một môi trường khoáng đạt, sinh hoạt theo chu kỳ thời gian là mùa vụ, và nghỉ ngơi theo hội hè, tết nhất, tạo nên một nhịp sống thong thả Với nền kinh tế nông nghiệp, người nông dân hiểu rõ đất, nước, cây trồng và vật nuôi, do đó mà họ thực sự gần gũi
và yêu mến thiên nhiên Trong khi khai thác thiên nhiên và khí hậu để làm ăn sinh sống, người Nam Đảo đã tạo dựng những công trình kiến trúc thích hợp, biểu hiện ở làng xóm của cả cộng đồng và nhà cửa của từng gia đình
Tham gia vào sự hình thành làng xóm có vai trò to lớn của các yếu tố tinh thần
là tình họ hàng, nghĩa xóm giềng và nhiều phong tục tập quán khác mang màu sắc truyền thống huyền nhiệm Việc tìm kiếm đất đai để lập buôn, plei… rất được coi trọng, vì nó liên quan trực tiếp đến sự sống còn của cả cộng đồng dân làng Đối với người Nam Đảo, khi bắt đầu lập buôn, plei… hoặc vì dịch bệnh hay cạn kiệt nguồn nước mà phải di dời đến nơi khác, họ thường chọn những nơi đất tốt làm được nương rẫy, gần nguồn nước, đi lại thuận tiện Người Chăm thích những nơi đồng bằng, còn các tộc người Chu-ru, Ra-glai, Gia-rai và Ê-đê thường chọn chỗ bằng phẳng, gần nguồn nước, rừng
Trước khi xây nhà, người ta phải mời thầy cúng bói xem Yang có cho phép không Trong cả quá trình dựng nhà thầy cúng là người không thể không có mặt Thầy cúng giúp gia chủ chọn ngày, giờ xây cất nhà, hướng nhà, chọn gỗ, đất và tiến hành một số nghi lễ liên quan tới việc dựng nhà
Nhà của các tộc người Nam Đảo không dùng đến đinh, hoàn toàn là mây tre buộc và gá ngàm gỗ vào nhau Cũng hiếm khi dùng bào, đục, cưa, mà chỉ với những chiếc dao, rìu do chính thợ rèn của họ làm ra
Sau khi việc dựng nhà được hoàn thành và thầy cúng đã làm xong các nghi lễ cúng thần Yang, người dân sẽ lo trang trí nhà mới Trên thân cột gian khách, hoặc trên toàn bộ các hệ thống cột chính, có khi bằng một cây gỗ xẻ bớt chiều rộng để có một
Trang 33cây cột nhà hình hộp, người họa sỹ chân đất Gia-rai, Ê-đê… sẽ vẽ hoặc khắc chạm lên những hình ảnh quen thuộc, thường xuất hiện trên thổ cẩm Còn trên xà ngang ngay cửa ra vào, hoặc cột ở gian khách, người thợ sẽ khắc nổi lên đó hình những con vật quen thuộc đối với cư dân Tây Nguyên, như chim, rùa, kỳ đà, hoặc các hình sao, hình dấu nhân…
Nhà truyền thống của dân Ê-đê, Ra-glai, Gia-rai, Chu-ru là nhà sàn Mang nặng đặc tính mẫu hệ, nên mỗi khi có một cô con gái lấy chồng, hoặc thêm một cặp vợ chồng trẻ, nhà sàn lại được nối thêm một ngăn Càng nhiều con, nhà càng dài [23, tr 111]
Còn nhà ở của người Chăm hầu như không mang đặc điểm chung với nhà của các tộc người nhóm Nam Đảo khác Nhà của người Chăm là một quần thể nhà trong một khuôn viên Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện quá trình rạn
vỡ của hình thái gia đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ với các ngôi nhà ngắn
Nói đến nhà của người Nam Đảo, không thể không chú ý đến nhà cộng đồng Trong cả nhóm gồm 5 tộc người chỉ có người Gia-rai mới có nhà cộng đồng chung là
nhà rông Người Gia-rai quan niệm nhà rông là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo
trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu và người lạ không được xem những vật này, hoặc nếu muốn xem thì phải cúng rất kỹ càng Trong những thành
tố làm nên bản sắc văn hoá Gia-rai thì nhà rông chứa một vai trò quan trọng Quan trọng bởi bên cạnh giá trị vật chất, nó là nơi ẩn chứa những tầng văn hoá tâm linh rất bền vững của người Gia-rai Mà không chỉ là tâm linh, nó là máu, mồ hôi, nước mắt,
là niềm vinh quang kiêu hãnh, là dư ba những ước vọng cao cả của con người trước thiên nhiên, trước vũ trụ
Nhà trong quan niệm của người Nam Đảo được coi như một vật có phần linh thiêng, vì nó được làm bằng gỗ, mà gỗ dưới dạng cây cối trong rừng là nơi trú ngụ của các vị thần (Yang) Hơn nữa, nhà là môi trường sản sinh, tích hợp, giữ gìn và lưu
Trang 34truyền văn hóa của gia đình và cộng đồng Chính trong nhà diễn ra nhiều việc quan trọng như sinh đẻ, cưới xin, tang ma
Các tộc người nhóm Nam Đảo ở Việt Nam là những tộc người không có tập quán du cư, cho nên vai trò làng và vai trò nhà trong cộng đồng của các tộc người này
vô cùng quan trọng Tất cả mọi việc bắt đầu từ làng, còn làng thì bắt đầu từ nhà
TIỂU KẾT CHƯƠNG
Căn cứ vào lịch sử người Nam Đảo đến Việt Nam theo hướng di cư từ vùng Đông Nam ven biển Quảng Đông Một bộ phận tổ tiên dân Nam Đảo mà đã vào bờ biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trở thành yếu tố cấu thành tộc người Việt Có thể là người Chăm chính là những người đầu tiên đến ở dọc theo ven biển Việt Nam Sau đó
có một nhóm người chia ra đi lên núi…dần dần hình thành 4 tộc người khác (Gia-rai, Ê-đe, Ra-glai, Chu-ru) Ngày nay ở Việt Nam có trên 800 000 người nói ngôn ngữ Malayo – Polynesia được xếp thành 5 tộc người: Gia-rai, Chăm, Ê-đê, Chu-ru, Ra-glai Trừ người Chăm tập trung dọc theo bờ biển Miền Trung tại Ninh Thuận, Bình Thuận, ở Phú Yên, Khanh Hòa, một bộ phận ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh An Giang, còn lại các tộc người khác đều cư trú ở Tây Nguyên
Tuy là 5 tộc người khác nhau nhưng đời sống vật chất của họ có nhiều tập quán gần như đồng nhất Tuy nhiên, phong tục tập quán của người Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai, Chu-ru lại có nhiều điểm không tương đồng với phong tục tập quán của người Chăm,
cho dù cùng thuộc một hệ ngôn ngữ
Chương 2: MỘT SỐ THỦ TỤC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LÀM NHÀ
Việc dựng nhà không chỉ là quá trình dựng các cột và tường mà còn bao gồm nhiều công việc chuẩn bị từ trước, các nghi lễ có liên quan và một số thủ tục không thể thiếu trong khi dựng cất
2.1 Chọn đất
Trang 35Việc chọn đất để xây cất nhà là việc quan trọng nhất trong số các công việc xảy
ra trước quá trình dựng cột, xây tường
Người dân Nam Đảo chọn mảnh đất làm nhà phải rộng, vuông vắn, bằng phẳng Người Chăm thì còn nghĩ rằng đất lý tưởng nhất khi dựng làng hay lập khuôn viên là
có núi phía nam, sông phía bắc, cao phía nam, thấp phía bắc hoặc cao phía tây, thấp phía đông và đất có cây cỏ quanh năm xanh tốt [23, tr 116]
Khuôn viên nhà truyền thống của người Chăm theo hình chữ nhật, chạy dài theo chiều đông – tây Kích thước khuôn viên rộng hay hẹp tùy thuộc vị trí xã hội của gia chủ và người ta đóng cọc vào các vị trí theo thứ tự như khi chọn các hũ cơm rượu Trung điểm là điểm giao hai đường chéo của 4 cọc ở 4 góc đông bắc - tây nam và đông nam - tây bắc được người Chăm cho là điểm “đại hỏa” (apuei kadhir) Khi dựng nhà, người ta phải tránh đặt cửa ra vào hay đặt phòng ngủ vào điểm “đại hỏa” Nếu vi phạm, xem như các thành viên trong gia đình đang ở trên “đống lửa”, có thể dẫn đến cảnh khuynh gia bại sản, vợ chồng ly tán [14, tr 143] Bởi vậy, tục ngữ Chăm có câu:
Padeng thang maong talei Khieng likei kamei ruah aphun pajaih
(Dựng nhà xem dây, Cưới vợ lấy chồng xem giống, xem tông)
Về mặt vị trí địa lý, các tộc người Gia-rai, Ê-đê, Chu-ru, Ra-glai thích chọn đất gần các bến sông, suối Riêng người Gia-rai do cư trú gần sông lớn nên chân cột nhà sàn của họ thường cao hơn so với chân cột của nhà sàn các tộc người khác Người dân Nam Đảo rất thích có rừng ở gần nhà, cũng như thích trồng cây ở ngoài sân và ở đằng sau nhà ở Riêng người Chăm theo truyền thống không trồng cây gần nhà vì họ nghĩ rằng cây cối là nơi trú ngụ của ma quỷ Nhưng hiện nay xu hướng này mất đi và chúng
ta vẫn có thể thấy cây ở xung quanh khuôn viên người Chăm
Người Nam Đảo kỵ làm nhà trên khu đất nghĩa địa, vì sợ bên dưới có hài cốt, trên đất chùa, đất nhà làng (nhà công cộng), sợ các vị thánh thần trừng phạt, trên đất ngã ba đường, sợ ma quỷ đến quấy nhiễu làm cho trẻ con ốm đau… [32, tr 125] Bởi
Trang 36vậy, khi chọn đất làm nhà, người Nam Đảo xem xét rất kỹ và thông thường, họ có ba cách xem đất làm nhà như sau:
Thầy cúng thông qua hình thức “đập đồng” giao tiếp với thần linh rồi nói cho chủ nhà biết để quyết định làm nhà hay không làm trên mảnh đất đó
Chủ nhà dùng dao nhọn cắm xuống đất, rút lên nếu thấy dấu đất bám trên dao – đất ẩm mát mẻ là đất lành, làm nhà tốt; ngược lại không có tí đất nào dính vào – đất khô cằn, long mạch xấu là đất dữ, làm nhà sẽ sinh ra ốm đau, bệnh tật… Người Chăm còn sử dụng một biện pháp khác nữa: chuẩn bị 6 hũ cơm (5 hũ nhỏ, 1 hũ lớn) vừa rắc men rượu, trong đó, một hũ lớn để ở nhà, còn năm hũ nhỏ mang
ra ở 5 điểm của khu đất dự kiến chọn theo thứ tự: đầu tiên là góc đông – bắc, tiếp đến
là góc tây – nam, đến góc đông – nam, góc tây – bắc, và cuối cùng tại điểm trung tâm – điểm hai đường chéo của bốn điểm trên giao nhau Lễ này do Cả sư (Po Adhia) chủ trì, với lễ vật gồm 1 chai rượu, 3 quả trứng, trầu cau, nải chuối và thường tổ chức vào tháng 11 lịch Chăm, khoảng trung tuần tháng một dương lịch [14, tr 142]
Qua ba ngày đêm, thầy cúng tới xem các hũ rượu, nếu 1 trong 6 hũ rượu có màu đen, mùi hôi, thối là thần đất không cho Ngược lại, cả 6 hũ có màu trắng ngà, mùi thơm ngon là thần cho phép lập khuôn viên
Sau khi xem xong, nếu tốt, cũng phải dâng lễ vật gồm một cặp gà và 5 mâm cơm cúng tạ các vị thần và sau đó đóng cọc lập khuôn viên
Tục chọn đất của người Gia-rai và Ê-đê khác với người Chăm: thầy bói tìm đất bằng cách bà chủ lấy 7 hạt gạo đặt trên nền đất, lấy bát úp lên Sau ba ngày ba đêm lật bát lên, nếu 7 hạt gạo còn nguyên là thuận Ngược lại mất hạt gạo nào, thì phải đi tìm chỗ khác Sau khi tìm được đất phù hợp và thuận, gia chủ tổ chức lễ biểu diễn chiêng trống trong 3 ngày, ăn uống reo hò [29, tr 60] Người Ra-glai cũng có truyền thống chọn đất giống người Gia-rai Nhà của người Chu-ru không to như nhà của các tộc người khác trong nhóm Nam Đảo, và họ cũng thích chọn đất vuông vắn như người Chăm
Trang 37Người Ê-đê khi tìm được đất phù hợp phải có lễ hiến trâu Người Ê-đê quan niệm rằng sau khi cúng đất thì đất này trở thành sở hữu tinh thần của chủ nhà Ngay cả luật tục Ê-đê nói rõ: “Nếu người ta tìm cách chiếm đất của ngươi, ngươi sẽ chỉ cần đọc các ranh giới của nó… và hãy cúng cho đất một con trâu để nó nhận ra chủ của nó” [2,
tr 81] Như vậy, đất đai không chỉ là sở hữu của làng và gia chủ, mà còn có giá trị tinh thần quan trọng
2.2 Chọn hướng nhà
Trong việc dựng nhà người Nam Đảo chú ý đặc biệt đến hướng nhà Cửa chính trong nhà của các tộc người Nam Đảo phải nhìn ra hướng tốt Tất nhiên mỗi tộc người trong nhóm nhận định hướng tốt khác nhau
Chẳng hạn, nhà của người Chăm thường quay mặt về hướng tây, hướng nam và hướng đông Nhưng tùy từng loại nhà có hướng quy định khác nhau
Nhà tục (sang ye), mặt tiền hướng tây; đòn dông theo chiều đông - tây, trong đó gốc phía tây, ngọn phía đông Cửa chính mở hướng tây, cửa phụ mở hướng nam
Nhà kề (sang mayau), mặt quay hướng tây; đặt đòn dông theo hướng đông - tây; song song đối diện với nhà tục (sang ye) và cũng giống như nhà tục, gốc quay về phía tây, ngọn ở phía đông Nhà có 2 cửa: một cửa mở về phía tây, một cửa mở về phía nam
Nhà ngang (sang gen) ở trước mặt tiền nhà tục và cũng quay mặt về hướng tây, nhưng đòn dông đặt theo chiều bắc - nam, gốc phía nam, ngọn phía bắc, vuông góc với đòn dông nhà tục Cũng có 2 cửa: cửa chính mở hướng tây, cửa phụ mở hướng nam
Nhà bếp (sang ging), quay mặt về hướng đông, cửa mở đối diện với cửa phía tây của nhà tục; đòn dông đặt theo chiều bắc - nam, gốc phía nam, ngọn phía bắc
Nhà cao cẳng (sang ton), quay mặt về hướng đông, đòn dông đặt theo hướng bắc - nam, trong đó gốc phía bắc, ngọn phía nam Nhà cao cẳng chỉ có một cửa mở về phía đông
Trang 38Nhà lẫm (sang lâm), quay mặt hướng nam, đặt đòn dông theo chiều đông - tây (gốc phía đông, ngọn phía tây) Ngôi nhà có 2 cửa ra vào đều mở về phía nam [14, tr 153]
Mỗi loại nhà quay mặt về những hướng khác nhau đều có những ý nghĩa khác nhau
Người Chăm quan niệm hướng bắc là hướng của ma quỷ, nên nhà cửa tuyệt đối không có nhà nào quay mặt về hướng bắc Chỉ có riêng đám tang hỏa táng, nhà lễ (kajang) mới quay về hướng bắc với ý nghĩa đây là hướng và cửa đi của ma quỷ (mưlaun)
Hướng nam là hướng đi của trần gian, của người sống nên tất cả những nhà bình thường đều có thể mở cửa về hướng nam Riêng đám tang chôn (ndam dan) của Chăm Bà-ni, nhà lễ (kajang) không quay về hướng bắc mà quay về hướng nam vì khi chết đi phải nằm quay đầu về hướng bắc, hướng của kajang (hướng của nghĩa địa)
Hướng tây là cửa đi của âm phủ, cửa đi của những người chết để xuống âm phủ
về thế giới bên kia với ông bà tổ tiên, nên cửa chính của nhà tục bao giờ cũng mở về hướng tây Khi trong gia đình (ở trong khuôn viên) có người chết, thì sẽ đưa ra nằm ở gian ngoài (tada ye) và đưa ra cửa hướng tây của nhà tục [33, tr 50]
Còn hướng đông là cửa đi của thánh thần, cửa trời nên thường dành cho nhà chùa, tháp… Nhà cao cẳng là nơi ở của những người có chức sắc (Cả sư, Phó Cả sư…) hoặc người già cao tuổi và có chức tước trong xã hội (già làng, lý trưởng…) và theo quan niệm của người Chăm, họ là những người đã thoát tục, như là “thần thánh” sống nên trong số các ngôi nhà ở của người Chăm, chỉ có nhà cao cẳng quay mặt và
mở cửa về phía đông
Trong khuôn viên của người Chăm đều bố trí giếng nước ở phía đông - bắc và cổng ở phía tây - nam, thể hiện theo tư duy ngũ hành của họ Câu cửa miệng “nước bắc, đường nam”, có nghĩa là giếng khơi đào ở phía bắc, cửa ngõ ra vào mở về hướng nam đã trở thành lệ tục bất thành văn của người Chăm từ xưa đến nay [35, tr 459]
Cách chọn hướng nhà của người Ê-đê không phức tạp như của người Chăm nhưng cũng có một số đặc điểm cần phải chú ý Nhà dài của người Ê-đê bao giờ cũng
Trang 39được định hướng theo trục bắc - nam, cửa chính nằm ở đầu nhà, không phân biệt hướng nam hay bắc Tất cả các cửa sổ trong nhà đều trở về hướng tây, trừ hai cửa mở
ra bên vách phía đông của phòng chung – nơi người ta cúng rượu cho tổ tiên sau mỗi
lễ hiến sinh có ít nhiều quan trọng, vì hướng đông được xem là nơi những người chết
cư ngụ [2, tr 153]
Nhà của người Gia-rai dù là nhà sàn nhưng cũng có một số sự khác biệt với nhà của người Ê-đê: cửa chính trong nhà Gia-rai nhìn về hướng bắc Tất cả các nhà đều theo hướng làng là nhìn về phía bắc Người Gia-rai quan niệm phía tây là phía nghĩa địa, còn hướng đông - tây là hướng của người chết đi Người Ra-glai và Chu-ru cũng
có truyền thống chọn hướng nhà giống người Gia-rai [33, tr 57]
Như vậy, có thể thấy rõ rằng dù 5 tộc người cùng một nhóm Nam Đảo nhưng phong tục của người Chăm rất khác biệt với các tộc người khác cùng nhóm Sự khác biệt này cũng được bày tổ trong kiến trúc nhà
2.3 Chọn ngày, giờ
Khi chọn thời gian phù hợp nhất để xây cất nhà, trước hết người ta phải xem tuổi chủ nhà Giống như người Việt “tạo tác gia cư tùy mệnh trạch” (làm nhà tùy thuộc vào từng năm tuổi), trước khi muốn tính chuyện làm nhà, người dân Nam Đảo cũng phải nhờ thầy bói xem tuổi
Người Nam Đảo theo chế độ mẫu hệ nên quan niệm trông nom nhà cửa là việc của đàn bà, còn làm nhà là việc của đàn ông, nên khi làm nhà, người thường được xem tuổi là người chồng [16, tr 46]
Những tuổi làm nhà tốt là: 31 tuổi, 35 tuổi, 37 tuổi, 40 tuổi, 44 tuổi, 46 tuổi, 55 tuổi, 58 tuổi, 62 tuổi, 64 tuổi, 68 tuổi, 73 tuổi và 77 tuổi Ngoài những tuổi đó là những tuổi xấu, không được làm nhà Tuy nhiên, có tuổi tốt nhưng năm đó chủ nhà bị sao xấu chiếu mệnh hay phạm vào năm xung, tháng hạn thì họ cũng không làm nhà Chẳng hạn, người sinh năm Tý thì năm Mão kiêng không làm nhà, người tuổi Mùi thì không làm nhà vào năm Hợi…