1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

52 472 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 406,5 KB

Nội dung

Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đi lên đều phải nhờ nhân tố con người. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội và được coi là nguồn lực năng quan trọng nhất trong mọi nguồn lực.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Năm học 17

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đi lên đều phải nhờ nhân tố con người.Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội vàđược coi là nguồn lực năng quan trọng nhất trong mọi nguồn lực Sự xuất hiện củanền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hoá là tất yếu của thời đại Nếu kinh tế trithức là sản phẩm của giáo dục còn toàn cầu hoá là tất yếu của thời đại thì toàn cầuhoá tựa như một dòng thác đặt các quốc gia vào sự lựa chọn là sẽ bị nhấn chìm,hoặc là hội nhập để tạo thêm sức mạnh GD trở thành sự hưng vong của mỗi quốcgia Chính vì điều đó, Hiến pháp năm 1992 nước ta quy dịnh rõ: Sự nghiệp GD -

ĐT là sự nghiệp của toàn xã hội, nhưng vai trò chủ đạo thuộc về Nhà Nước, NhàNước phải có trách nhiệm ưu tiên, đầu tư về vốn cho sự phát triển của GD VàĐảng ta đã khẳng định: “ GD - ĐT cùng với khoa học công nghệ là quốc sáchhàng đầu”

Xác định được vai trò và tầm quan trọng của GD - ĐT, những năm qua Đảng

và Nhà Nước luôn coi trọng sự nghiệp GD - ĐT Hàng năm, NSNN đầu tư một khoảnkinh phí khá lớn cho GD - ĐT nhưng thực ra nguồn kinh phí đó vẫn còn khiêm tốn sovới yêu cầu cho đào tạo không ngừng gia tăng như hiện nay Do đó, hoàn thiện việc

sử dụng và đổi mới về tổ chức quản lý kinh phí GD - ĐT là vấn đề vô cùng quantrọng và cấp thiết

Nhận thức được vấn đề đó, qua quá trình học tập, nghiên cứu ở trường và thờigian thực tập ở phòng Kế hoạch ngân sách thuộc Sở Tài chính Hưng Yên, em đi sâu

nghiên cứu “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.” với mong muốn góp một vài

ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN cho sự nghiệp GD THPT ở HưngYên

Trang 3

Đề tài gồm 3 chương

Chương I : Tổng quan về NSNN cho sự nghiệp GD THPT ở nước ta hiện nay Chương II : Thực trạng quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp GD THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp GD THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Đề tài được viết dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, TS Đỗ thị Hải Hà vàcác thầy, cô bộ môn của khoa “Khoa học quản lý” trường Đại học Kinh tế Quốc dân

và sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ phòng “Kế hoạch ngân sách” thuộc Sở Tài chínhHưng Yên Nhưng với tư cách là một sinh viên, trình độ nhận thức chưa được sâu,rộng, trong khi thời gian thực tập còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi nhữngthiếu sót Vì vậy, em kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng cáccán bộ trong phòng để bài chuyên đề thêm phong phú về lý luận và sát với thực tếhơn

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NSNN CHO SỰ NGHIỆP GD THPT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1 GD THPT trong quá trình phát triển KT – XH nước ta hiện nay

1.1.1 Khái quát về GD, GD THPT

Trong quá trình phát triển của nhân loại thì con người luôn là nhân tố quyếtđịnh đến mọi hoạt động, sự phát triển trong xã hội Do đó, nguồn lực con người làquý báu nhất, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt với nước takhi nguồn lực tài chính còn hạn hẹp Nguồn lực ở đây là những con người lao động

có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt, được đào tạo, bồi dưỡng bởimột nền GD tiên tiến gắn liền với nền khoa học công nghệ hiện đại.Trong giai đoạnhiện nay, bước vào thời kỳ CNH – HĐH cần phải phát triển một cách mạnh mẽ nềngiáo dục

Giáo dục được coi là hoạt động sản xuất đặc biệt trong tất cả các hoạt độngbởi đầu vào và đầu ra đều là con người Nhưng con người đầu ra khác với con ngườiđầu vào ở trí thức khoa học và những phẩm chất tốt đẹp Những trí thức và phẩm chất

đó không chỉ là kiến thức, năng lực, mà còn bao gồm cả sự xã hội hoá về lao động, ýthức tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm Như vậy, hiểu một cách chung nhất thìGiáo dục trước hết là sự tác động của nhân cách này đến nhân cách khác, tác độngcủa nhà giáo với những người được GD và thông qua các hoạt động của người họcthực hiện trong các mối quan hệ xã hội mà nhân cách người học được hình thành vàphát triển

Giáo dục xuất hiện cùng với đời sống xã hội của loài người Các nhà nghiêncứu lịch sử GD, xã hội học và các nền văn minh trước đây đều khẳng định con ngườiluôn sống trong các trình độ xã hội nhất định Khi đó con người được xem là “ conngười xã hội” mà xã hội thì phát triển và tiến bộ không ngừng Xưa nay, muốn xã hội

có thể tồn tại và phát triển, Giáo dục luôn tồn tại như là một nhân tố đảm bảo cho sựphát triển, điều này có nghĩa là không thể tách rời GD ra khỏi đời sống xã hội Nói

Trang 5

cách khác, không có GD đứng ngoài xã hội, không có xã hội nào có thể phát triển đilên mà không gắn liền với vai trò lịch sử của GD.

Sự nghiệp GD không thể thực hiện trong một thời gian ngắn, một sớm mộtchiều mà là cả một quá trình diễn ra trong nhiều năm liên tục theo các bậc học khácnhau từ Mầm Non, Tiểu học đến THCS, THPT Từ đó cho thấy GD THPT là một bộphận rất quan trọng – là bộ phận cuối cùng của toàn bộ quá trình GD Phổ thông Quátrình GD THPT được thực hiện trong 3 năm học liên tục từ lớp 10 đến lớp 12 Đây làbậc học chuyển tiếp từ nâng cao dân trí ( THCS ) lên một bước phát triển cao hơn làđào tạo nhân tài ( ĐH, CĐ, THCN ) nên nó chiếm một vị trí vô cùng quan trọng vàrất cần được quan tâm và phát triển hơn nữa

1.1.2 Vai trò của GD THPT trong quá trình phát triển KT – XH cuả nước ta

GD và ĐT có vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá vănminh nhân loại Khi nói đến lịch sử loài người, lịch sử văn hoá văn minh của nhânloại, nói đến văn hoá dân tộc cuối cùng cũng phải từ GD mới có, nó không phải là tựphát GD theo nghĩa rộng là GD xã hội, GD nhà trường, tự GD trong đó có môitrường văn hoá, chuẩn mực xã hội, và định hướng giá trị xã hội Chúng ta cần phải

GD con người có văn hoá, và văn hoá của con người phải mang tính dân tộc sâu sắc,đồng thời có cá tính rõ nét, có sáng tạo và tích cực đóng góp cho toàn xã hội

Trải qua hàng nghìn năm dưới ách đô hộ của bọn thực dân phong kiến, nhândân ta đã sống khổ cực lầm than, không được đi học đầy đủ Ngay sau khi đất nước

ta giành được độc lập năm 1945, Bác Hồ đã kêu gọi “ Toàn dân tham gia diệt giặcdốt” GD là cái cốt lõi căn bản cho chúng ta dựa vào đó để dựng nước, giữ nước, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong Văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV BCH TWĐ ( khoá VII),vàNghị quyết Hội nghị lần thứ II BCH TWĐ ( khoá VIII ),Nghị quyết Đại hội Đảng

IX đã noi : “ GD - ĐT cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu” Đểđánh giá sự tiến bộ về văn hoá - xã hội và sự phát triển kinh tế của một quốc gia,người ta phải dựa trên 3 chỉ tiêu cơ bản đó là thu nhập, tuổi thọ và trình độ GD

Trang 6

Nước nào càng có nền GD hiện đại và phát triển có nghĩa là nước đó có tầng lớptrí thức đông đảo, tạo điều kiện tiến sâu vào một nền khoa học – kỹ thuật đangphát triển của thế giới, và không ngừng đưa nền kinh tế phát triển Đặc biệt làtrong khi nền kinh tế thị trường, xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá đang mở ratrước mắt, nền kinh tế trí thức đang hình thành và phát triển ngày càng đòi hỏiphải có những con người có trình độ hiểu biết thực sự, dám nghĩ, dám làm và đóchính là kết quả của một nền GD hiện đại Nhất là đối với một đất nước như nước

ta, dân số chủ yếu sống bằng nông nghiệp, trình độ dân trí chưa cao, nền khoa học– kỹ thuật kém phát triển thì GD cần phải được quan tâm chú trọng nhiều hơnnữa Văn kiện Đại hội Đảng VII đã nêu rõ: “ GD đóng vai trò then chốt trong sựnghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏiđói nghèo, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”

GD THPT có vị trí và vai trò hết sức quan trọng Do đó GD THPT phải giúphọc sinh củng cố và phát huy những kết quả của GD THCS, hoàn thiện học vấn phổthông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục họctiếp lên ĐH, CĐ, THCN hoặc là đi vào cuộc sống lao động Vì vậy, có thể nói GDTHPT không thể thiếu được trong tiến trình phát triển KT – XH của đất nước

Chính vì tầm quan trọng đặc biệt của GD mà chúng ta cần phải phát triển

GD trên cả ba mặt: Một là: mở rộng quy mô Hai là: nâng cao chất lượng Ba là:phát huy hiệu quả Điều đó đòi hỏi phải đưa được sự nghiệp GD phát triển trongtoàn xã hội, vào mọi ngành mọi lĩnh vực, mọi địa phương, mọi vùng miền và ápdụng cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ Và một trong những nguồn lực chiếm vị tríthen chốt đó là sự đầu tư vốn bằng tiền, cơ sở vật chất từ Nhà Nước Ở nước tahiện nay nguồn vốn NSNN chi cho GD luôn chiếm tỷ trọng lớn ( trong đó có GDTHPT ) và là một khoản chi quan trọng của NSNN

1.1.3 Chiến lược GD của Đảng & Nhà Nước ta những năm tới

Đảng và Nhà Nước ta luôn coi trọng sự nghiệp “ trồng người”, và luôn xác định “

GD là quốc sách hàng đầu”, đầu tư nguồn lực một cách thoả đáng nhằm phát triển GDtheo đúng địng hướng XHCN Các quan điểm mà Đảng & Nhà Nước ta đưa ra là:

Trang 7

- Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung, phương pháp GD - ĐT, trong cácchính sách nhất là các chính sách tạo công bằng xã hội Vận dụng sáng tạo và phát triểnchủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để kế thừa, phát huy những giá trị vănhoá tốt đẹp của dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa, trí tuệ của nhân loại để hình thành

lý luận về định hướng phát triển của đất nước, con đường đi lên XHCN

- Coi GD là quốc sách hàng đầu: Đây là quan điểm đã được nêu lên từ ĐạiHội Đảng khóa VII đến nay và đã được cụ thể hoá bằng các chính sách, chủ trươngcủa Nhà Nước, bằng các biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện đi sâu, sát của cácngành, các cấp Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với GD, đặc biệt là cácchính sách đầu tư vào tiền lương, các chính sách đãi ngộ

- GD là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân: Đây chính là quan điểm về mặt xãhội hoá giáo dục, tức là “ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớpnhân dân cùng góp sức xây dựng nền giáo dục dưới sự quản lý của Nhà Nước” Haynói cách khác là toàn dân học tập, toàn dân chăm lo giáo dục, toàn dân làm giáo dục

- Phát triển GD gắn với nhu cầu thực tế KT – XH, những tiến bộ KHCN vàcủng cố QP – AN: tất cả các mặt này đều được coi trọng, mở rộng quy mô, nâng caochất lượng và phát huy hiệu quả Thực hiện GD kết hợp với sản xuất, lý luận với thựctiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội

- Thực hiện công bằng trong GD: Đây là một trong những mục tiêu xây dựngXHCN nói chung và trong GD nói riêng Nhà Nước tạo điều kiện cho mọi người dânđều được đi học, người nghèo được Nhà Nước và cộng đồng cùng giúp đỡ để họctập, phát triển tài năng

1.2 NSNN cho hệ thống GD THPT

1.2.1 Khái niệm NSNN

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảmbảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước Ngân sách nhà nước baogồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

Trang 8

1.2.2 Vai trò của NSNN cho sự nghiệp GD THPT

Đầu tư cho GD THPT hiện nay bao gồm các nguồn:

Các nguồn khác bao gồm: Các khoản được biếu tặng bằng hiện vật như SGK,máy vi tính, đồ dùng thí nghiệm, bàn ghế của các tổ chức kinh tế, đoàn thể, các tổchức xã hội

Mặc dù sự nghiệp GD THPT được phát triển từ nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng nguồn vốn từ NSNN vẫn chiếm vị trí quan trọng và tỷ trọng lớn nhất Vai trò của NSNN được thể hiện cụ thể qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất: NSNN có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển

GD THPT theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà Nước ta Thông quađịnh mức, cơ cấu thu, chi NSNN cho GD THPT, chúng ta thực hiện việc điều phối cơcấu GD THPT giữa các địa phương, giữa cấp bậc GD THPT và các cấp bậc khác, tạonên sự phát triển đồng đều cho GD THPT trong cả nước nhằm tạo một hệ thống GDTHPT toàn diện, đạt hiệu quả cao

Thứ hai: Chi NSNN cho GD THPT là một khoản đầu tư chiếm tỷ trọng

lớn nhất tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm, và sửa chữa trang thiết bị đồ dùng giảng dạy.Đây là khoản chi hết sức cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD THPT

Thứ ba: Đầu tư của NSNN tạo điều kiện để khuyến khích nhân dân cùng

đóng góp xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giảng dạyđược tốt hơn, thu hút các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội cùng tham giachăm lo cho sự nghiệp GD THPT

Trang 9

Thứ tư: NSNN là nguồn tài chính cơ bản đảm bảo đời sống cho đội ngũ

cán bộ giáo viên giảng dạy, đội ngũ cán bộ quản lý hành chính của toàn hệ thống GDTHPT NSNN ngoài việc đảm bảo tiền lương hàng tháng cho cán bộ, giáo viên còndành một phần ưu đãi riêng cho như: phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp dạythêm giờ Việc đảm bảo vật chất cho cán bộ, giáo viên chính là việc bù đắp và tái sảnxuất sức lao động của họ

1.2.3 Nội dung chi NSNN cho hệ thống GD THPT

Theo điều 1 Luật NSNN thì: “ NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của NhàNước trong dự toán được các cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong

1 năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà Nước” Nó phản ánhtổng thể các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà Nước với các chủ thể trong xã hội phát sinhkhi Nhà Nước tham gia phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia theo nguyên tắckhông hoàn trả trực tiếp là chủ yếu

Chi NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm bảo đảm thực hiện cácchức năng của Nhà Nước theo những nguyên tắc nhất định bao gồm:

+ Chi thường xuyên

+ Chi đầu tư phát triển

+ Chi khác

Trong đó chi thường xuyên là khoản chi rất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất bao gồm:

- Chi cho các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa

- Chi cho các hoạt động thuộc sự nghiệp kinh tế của Nhà Nước

- Chi cho các hoạt động thuộc quản lý hành chính Nhà Nước

- Chi cho quốc phòng – an ninh và trật tự, an toàn xã hội

- Chi khác

Chi NSNN cho sự nghiệp GD THPT nếu xét về lâu dài là khoản chi có tính chấttích luỹ đặc biệt bởi vì khoản chi này là một trong những nhân tố quyết định tới tỷ lệ thấtnghiệp cũng như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong tương lai Xét trên góc độ chi thườngxuyên thì chi NSNN cho sự nghiệp GD THPT bao gồm 4 nhóm chính sau:

Trang 10

Nhóm 1: Chi cho con người

Đây là khoản chi cho các nhu cầu về đời sống vật chất, sinh hoạt cho cán bộ, giáoviên trực tiếp giảng dạy nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà trường.Các khoản chi của NSNN thuộc nhóm chi này bao gồm các khoản chi sau: Lương; phụcấp lương; BHXH; BHYT; tiền thưởng; phúc lơị cho giáo viên, cán bộ công nhân viêncủa nhà trường; học bổng cho học sinh; tiền y tế – vệ sinh Nhóm chi này chiếm tỷ trọnglớn nhất trong tổng chi NSNN cho hệ thống GD THPT

Nhóm 2: Chi cho chuyên môn nghiệp vụ

Nhóm chi này bao gồm các khoản chi về giảng dạy học tập: mua sắm trangthiết bị, đồ dùng giảng dạy như: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho giáo viên, đồdùng học tập, vật liệu, hoá chất thí nghiệm, phấn viết bảng Đây là khoản chi hết sứccần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng GD THPT, do đó cần phải hết sứcchú trọng đến nhóm chi này Số chi cho nhóm này được dự kiến kỳ kế hoạch là tổng

số chi dự kiến của các nhóm mục chi kể trên

Nhóm 3: Chi quản lý hành chính

Đây là khoản chi nhằm đảm bảo nhu cầu vật chất phục vụ cho hoạt động củanhà trường Thuộc nhóm chi này gồm có các khoản chi:

+ Chi trả tiền điện, nước tại các trường

+ Chi phí văn phòng phẩm tại các phòng làm việc

+ Chi trả dịch vụ bưu điện, điện thoại…

+ Chi công tác phí, hội phí, công vụ phí…

Các khoản chi này phục vụ chung cho công tác quản lý hành chính của cáctrường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên trong việc tổ chức quản lýtrường lớp Mức độ chi nhiều hay ít cho mỗi trường sẽ phụ thuộc vào quy mô vàcông tác quản lý hành chính kèm theo của mỗi trường

Nhóm 4: Các khoản chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản và xây dựng nhỏ

Các khoản chi cho nhóm này phụ thuộc vào tình trạng nhà cửa, trang thiết bị củacác truờng Hàng năm do nhu cầu hoạt động, và sự xuống cấp của các tài sản cố định

Trang 11

dùng cho các hoạt động HCSN nên sẽ phát sinh nhu cầu về kinh phí cần có để mua sắm,trang bị thêm hoặc là phải phục hồi giá trị của tài sản cố định ở các trường THPT Mỗinăm các đơn vị sẽ dành một phần trong tổng số HMKP được cấp để trang trải cho nhữngchi phí này ( còn xây dựng nhỏ được cấp từ nguồn NSNN ).

1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới mức độ, cơ cấu, nội dung chi của NSNN cho hệ thống GD THPT

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh giátrị sản phẩm mới mà nền kinh tế sáng tạo ra trong một năm Việc tạo ra nguồn giá trịsản phẩm mới nhiều hay ít là một nhân tố quyết định đến quy mô nguồn thu NSNNtrong từng thời kỳ, từ đó ảnh hưởng tới nội dung, cơ cấu, mức độ thu, chi NSNNtrong các lĩnh vực trong đó có GD THPT

Thu NSNN bao gồm rất nhiều các khoản thu khác nhau, trong quản lý NSNNngười ta phân loại thu của NSNN theo 2 nhóm chính sau: những khoản thu thườngxuyên và không thường xuyên trong đó thu thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn vàmang tính chất quyết định Các khoản thu thường xuyên luôn luôn gắn liền với cáchoạt động kinh tế, kể cả trên góc độ sản xuất và tiêu dùng

Tốc độ tăng dân số, số lượng và cơ cấu dân cư trong xã hội

Khi dân số tăng nhanh thì nhu cầu học tập cũng tăng lên, do đóđòi hỏi quy mô

GD cũng phải mở rộng để đáp ứng nhu cầu Đồng thời cơ cấu dân số già hay trẻcũng ảnh hưởng tới quy mô GD THPT, do vậy đòi hỏi chi NSNN cho GD cũng phảităng lên để đảm bảo sự phát triển của xã hội

Mạng lưới tổ chức cho hoạt động sự nghiệp GD THPT cũng có ảnh hưởng tớichi NSNN cho GD THPT

Thực trạng thiết bị, phương tiện và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt độnggiảng dạy và học tập tại các trường

Chiến lược phát triển sự nghiệp GD THPT của Nhà Nước ta trong từngthời kì, từng giai đoạn

Phạm vi, mức độ bao cấp của Nhà Nước trong lĩnh vực GD THPT

Trang 12

1.3 Quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp GD THPT ở cấp tỉnh

Trang 13

Dự toán thu chi ngân sách địa phương

Quyết định phân bổ dự toán ngân sách địa phương

Phê chuẩn quyết toán, quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách

Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định

Ủy ban nhân dân

Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương

Dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợ cần thiết trìnhHĐND cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên

Sở Tài Chính

Xây dựng các văn bản quy định về việc thu phí, lệ phí

Lập phương án phân bổ dự toán Ngân sách cho GD THPT trình UBND tỉnhxem xét để trình HĐND tỉnh quyết định

Quản lý, xem xét, kiểm tra về mặt tài chính đối với Ngân sách đã đượcquyết định

Tạm ngừng cấp phát và xuất toán những khoản chi không đúng mục đích, sainguyên tắc

Thông báo hạn mức kinh phí cho các trường THPT

Kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán ngân sách nhà nước;định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùngcấp và cơ quan nhà nước hữu quan

Quản lý nhà nước về các khoản quỹ, NSNN

Kiểm soát và thực hiện việc nhập, xuất quỹ tài chính

Sở GiáoDục và Đào Tạo

Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hànhcủa UBND tỉnh về lĩnh vực giáo dục và đào tạo do phòng phụ trách

Chỉ đạo xây dựng tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia, dự trù kinh phí cho cơ sởvật chất, đồ dùng, dụng cụ giảng dạy….đào tạo chuyên môn

Các trường THPT

Trang 14

Nhận thông báo hạn mức kinh phí từ Sở Tài Chính

Nhận kinh phí từ kho bạc huyện, thành phố ( trực thuộc tỉnh)

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng

- Hiện nay các khỏan thu chi NSNN chưa đựợc phản ánh tòan diện và đầy đủ

- Còn nhiều khỏan thu nằm ngòai NS như học phí gây áp lực lên cân đốiNSNN

- Việc thẩm tra và phê chuẩn còn chú trọng nhiều đến các con số dự tóan vàquyết tóan và chưa quan tâm đúng mực đến việc phân tích xác lập các ưu tiên chínhsách tiền dự tóan

- Quy trình quản lý còn rườm rà, hệ thống quản lý chưa thật sự gắn kết hài hòagiữa các khâu

- Hiện tại hệ thống các trường THPT dân lập ngày càng được mở rộng khiếncho việc thẩm tra, thanh tra tài chính còn gặp nhiều khó khăn

Trang 15

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG NSNN CHO SỰ NGHIỆP GD THPT

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

2.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên, KT - XH và tình hình hoạt động của

hệ thống GD THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua

2.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, KT – XH

Hưng Yên là một tỉnh mới được tái thành lập từ 01/ 01/ 1997 sau gần 30 nămsáp nhập với tỉnh Hải Dương Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng,nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hưng Yên có vị trí địa lý thuận lợi đểphát triển KT – XH

Toàn tỉnh hiện có 10 huyện, thành phố với 161 xã, phường, thị trấn; có tổngdiện tích tự nhiên là 923 km2, trong đó 100% là đồng bằng Hưng Yên nằm ở vùngchâu thổ sông Hồng nên đất đai phì nhiêu, mầu mỡ, thích hợp với nhiều loại câytrồng như nhãn, đay, lạc, ngô, mía, khoai, sắn

Dân số của tỉnh là 1.128.702 người với mật độ dân số trung bình khoảng 1.223người/ km2, số lao động trong độ tuổi lao động là trên 600.000 người, chiếm gần 50%dân số toàn tỉnh trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 70% Hưng Yên là mộttỉnh thuần nông, trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao nên nguồn thu NSNNtrên địa bàn còn thấp, cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hoá - xã hội đã xuống cấpnghiêm trọng nên phải đầu tư lớn cho XDCB

Song từ năm 1997 – 2009, cùng với sự phát triển chung của đất nước, HưngYên trong những năm vừa qua được sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ- HĐND – UBND tỉnh

và sự cố gắng nỗ lực của các ngành, các địa phương trong tỉnh đã phấn đấu đạt đượcnhững thành tích đáng kể:

Về kinh tế: Hàng năm mục tiêu phát triển kinh tế bình quân đã đạt kế hoạch

đặt ra: Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 7,5% Cơ cấu kinh tế nông nghiệp –

Trang 16

công nghiệp xây dựng – dịch vụ là 27,06% - 42,36% - 30,58% Thu nhập bình quânđầu người năm 2009 là 860 USD

Về công tác tài chính:Tổng thu ngân sách trên địa bàn 2.381 tỷ đồng (trong

đó có 199,7 tỷ đồng Trung ương trả địa phương khoản chi những năm trước chođường 39A đoạn Km31-Km36), đạt 114,3% KH tỉnh giao, tăng 26,1% so cùng kỳ;trong đó: Thu xuất, nhập khẩu 500 tỷ đồng, đạt 79,3% KH, giảm 20,1% so CK; thunội địa 1.450 tỷ đồng, đạt KH, tăng 10,81% so CK (có 290 tỷ thu tiền sử dụng đất);Thu xổ số kiến thiết 5 tỷ đồng, đạt KH năm

Chi ngân sách đảm bảo đúng dự toán, đảm bảo phục vụ nhiệm vụ phát triểnkinh tế – xã hội của tỉnh; xử lý kịp thời các nhiệm vụ phát sinh

Về sự nghiệp GD – ĐT: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ổn định và phát triển.

Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng trên 20% so với năm 2008 Công tác xãhội hoá giáo dục có bước phát triển tốt Thành lập mới 02 trường cao đẳng, 2 trườngTHPT và chuyển đổi 5 trường THPT dân lập sang tư thục 100% tre em 5 tuổi vàolớp 1, 100% học sinh lớp 5 vào lớp 6; tốt nghiệp THCS đạt 97,7%, tốt nghiệp THPTđạt 97%, xếp thứ 16 so với cả nước (tăng 6 bậc so với 2008), tỷ lệ học sinh thi đỗ vàođại học và cao đẳng đạt 37,1%; số điểm bình quân thi vào đại học xếp thứ 2 cả nước.Toàn tỉnh hiện có 153 trường chuẩn quốc gia; học sinh giỏi quốc gia năm 2009 đạt 39giải, trong đó 2 em đạt giải nhất môn hoá và tin, một học sinh đạt giải Olimpic hoáquốc tế Cơ sở vật chất cho giáo dục được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố caotầng ở bậc Mầm non 53,38%, Tiểu học 78,41%, THCS 84,87%, THPT 77,62%,GDTX 74,38% Đã có 258 phòng học được xây mới hoàn thành đưa vào sử dụng.Đang tích cực triển khai thực hiện đề án kiên cố hoá trường, lớp học giai đoạn 2008-

2012 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách địa phương;

Công tác đào tạo nghề được quan tâm; đã thành lập mới 1 trường trung cấpnghề (trường trung cấp nghề Việt Thanh), đang trình duyệt thành lập 2 trường caođẳng nghề (trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ LOD và trường cao đẳng Báchnghệ) Ngành nghề đào tạo đa dạng hơn, đã triển khai dạy 51 nghề cho người lao

Trang 17

động Đã giới thiệu được việc làm cho trên 85% lao động sau đào tạo Năm 2009 đãđào tạo cho 43,5 nghìn lao động (ngắn hạn 38,4 nghìn, dài hạn 5,1 nghìn), nâng tỷ lệlao động qua đào tạo lên 37,5%.

Về y tế : Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ Tổ chức tốt

công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo, đối tượng chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi.Triển khai thực hiện tốt các dự án đầu tư xây dựng theo quyết định số 47/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.Công tác phòng chống HIV/AIDS được quan tâm, đảm bảo trên 80% số người nhiễmHIV/AIDS được quản lý tại cộng đồng

Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được quan tâm, mở rộng các hoạt độngtruyền thông, giáo dục thay đổi hành vi, duy trì tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới0,95%

Về văn hoá - xã hội : cũng phát triển mạnh mẽ, đa dạng Tỉnh có nhiều di tích

lịch sử, đặc biệt khu di tích lịch sử như đền thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão đời nhàtrần thế kỷ 13 ( huyện Ân Thi ), hay đền thờ Nguyên Phi ỷ Lan ( huyện Văn Lâm ),đền thờ Chử Đồng Tử – Tiên Dung ( huyện Khoái Châu ) hàng năm thu hút khánhiều khách thập phương

2.1.2 Vài nét về hoạt động GD THPT trên địa bàn Hưng Yên trong thời gian qua

Nhận thức rõ tầm quan trọng của sự nghiệp GD đối với sự phát triển KT - XHcủa tỉnh, đặc biệt là GD THPT – là cấp bậc kết thúc của việc nâng cao dân trí ( THCS) và là bước chuyển tiếp lên việc nâng cao nhân lực (THPT ), làm cơ sở cho việc đàotạo nhân tài ( ĐH, CĐ, THCN ) sau này nên các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhândân toàn tỉnh đã khắc phục mọi khó khăn, cùng nhau đầu tư sức người, sức của vào

sự nghiệp GD THPT Tỷ lệ chi cho con người trong GD THPT là tương đối cao trongnhững năm gần đây, vào khoảng 80 – 85% Chính vì được sự quan tâm hết mình củacác ngành, các cấp mà GD THPT đã đạt được những kết quả đáng kể, điều đó thểhiện rõ ở chất lượng, quy mô và các hình thức GD THPT phong phú

Trước hết nói về hệ thống trường lớp: Hiện nay ở Hưng Yên đang tồn tại 2

loại hình GD THPT , đó là các trường công lập và dân lập trong đó hệ thống trường

Trang 18

công lập luôn giữ vai trò nòng cốt, luôn đảm bảo về chất lượng giảng dạy – học tập

và ngày càng phát triển về quy mô

Các trường dân lập là loại hình mới mẻ, chỉ xuất hiện trong khoảng hơn chụcnăm trở lại đây nhưng qua các năm hoạt động thì số lượng ngày càng tăng Cụ thể:năm học 2009 – 2010 có 11 trường THPT dân lập với 152 lớp và 7341 học sinh

Đối với trường công lập: Hiện nay tỉnh Hưng Yên có 26 trường THPT Quy

mô phát triển sự nghiệp GD THPT ở Hưng Yên thể hiện rõ qua mạng lưới trườnglớp ngày càng mở rộng và số lượng học sinh cũng không ngừng tăng lên qua các nămhọc, cụ thể qua bảng số liệu sau:

B n g 1 : Quy mô GD THPT H n g Yên trong các n m h c

Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch – tài vụ Sở GD - ĐT Hưng Yên

Qua bảng số liệu ta thấy năm học 2007 – 2008 số trường học là 35 và năm học

2009 – 2010 tăng thêm 2 trường Số học sinh năm 2008 – 2009 tăng so với năm họctrước là 1053 học sinh, số lượng học sinh trong các trường công lập ngày càng tănglên, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân

Cùng với quy mô trường, lớp tăng lên thì tương ứng với nó phải có sự tăng lêncủa đội ngũ giáo viên Ngoài số giáo viên trẻ mới vào nghề thì phần lớn giáo viên dạytại trường dân lập là giáo viên ở các trường công lập về hưu, hoặc là giáo viên vừadạy ở trường công lập, vừa nhận dạy thêm tại các trường dân lập Số lượng giáo viêndạy công lập được thể hiện qua bảng sau:

Trang 19

Bảng 2 : Đội ngũ giáo viên THPT trong các năm học Năm học 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 – 2010

Số giáo viên 2234 2357 2519

Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch – tài vụ Sở GD - ĐT Hưng Yên.

Qua bảng số liệu ta thấy số giáo viên năm 2008 –2009 tăng 123 người so vớinăm học trước, năm 2009 – 2010 tăng 162 người so với 2001 – 2002 Đội ngũ giáoviên hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng giảng dạy, trình độchuyên môn không ngừng được nâng cao thông qua việc các cấp lãnh đạo tạo điềukiện cho giáo viên của các trường đi học nâng cao chuyên môn dưới nhiều hình thứcnhư bồi dưỡng thường xuyên, học cao học, thi giáo viên dạy giỏi Đội ngũ giáo viênluôn tâm huyết với nghề, cống hiến và luôn nỗ lực hết mình cho sự nghiệp GDTHPT Đến năm 2009, số giáo viên đạt chuẩn hoá là 95%, đạt trên chuẩn là 8.8%

Về chất lượng GD THPT : Phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: chất lượng

giảng dạy của đội ngũ giáo viên, nền tảng cơ sở và chất lượng giáo dục ở các cấp bậcdưới ( Tiểu học và THCS ), phụ thuộc vào sự quan tâm đầu tư của các ngành các cấpđối với công tác GD THPT Để đánh giá được chất lượng GD THPT là cao haythấp, người ta thường xem xét trên các tiêu chí sau:

+ Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực, xếp loại văn hoá.

+ Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp tú tài.

Khá ( % )

TB ( %)

Y- K ( % )

Tốt ( %)

Khá ( %)

TB ( % )

Y-K ( % )

2007 - 2008 2,54 30,54 58,75 8,17 50,86 36,74 10,86 1,54

2008 - 2009 2,73 29,75 57,37 10,15 50,75 36,73 10,2 2,32

Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch - tài vụ Sở GD - ĐT Hưng Yên.

Qua bảng số liệu trên ta thấy chất lượng GD THPT của Hưng Yên có xuhướng phát triển mặt văn hoá xong vấn đề hạnh kiểm đạo đức lại đang có chiều

Trang 20

hướng đi xuống.Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên, đặc biệt là ở các trường THPTchuyên Hưng Yên, THPT Khoái Châu, THPT thành phố Hưng Yên chất lượngchung tương đối ổn định, đồng đều giữa các trường; xong tỷ lệ học sinh yếu kém có

xu hướng tăng 1,98% so với năm học 2007 – 2008

Về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT: năm học 2007 – 2008 tỷ lệ này là 96,9%; đếnnăm học 2008 – 2009 đạt 97%, tăng 0,1% Tỷ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ năm 2007 –

2008 là 33%, năm 2008 – 2009 là 37,1%, tăng 4,1%

Về công tác xây dựng cơ sở vật chất: Tỉnh đã đầu tư xây dựng, sửa chữa được

hệ thống trường lớp khá khang trang, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu học tập ngàycàng cao của học sinh, đã xây dựng thêm được gần 200 phòng học, bổ sung nhiềuthiết bị giảng dạy Hiện nay toàn hệ thống các trường THPT đều có thư viện, 16trường có tủ sách dùng chung, 12 trường có thư viện đạt chuẩn Các phòng học đượctrang bị đèn điện, quạt điện phục vụ cho việc học tập được tốt hơn Hầu hết cáctrường đều được trang bị phòng máy tính và đưa tin học vào giảng dạy

Công tác xã hội hoá giáo dục THPT tiếp tục được đẩy mạnh: Huy động các

nguồn lực trong tỉnh cho GD THPT Hội khuyến học tỉnh tiếp tục phát triển các chihội khuyến học cơ sở, 100% các trường đều đã có tổ chức khuyến học Tỉnh đã cóchủ trương xây dựng Quỹ khuyến học Hưng Yên và có biên chế để hoạt động khuyếnhọc đạt hiệu quả cao

Bên cạnh những ưu điểm trên còn tồn tại một số khó khăn, chất lượng GDTHPT ở thành phố thường cao hơn so với một số huyện, và có một số huyện chấtlượng học tập lại hơn hẳn các huyện khác như Khoái Châu, Văn Lâm, Văn Giang,

Mỹ Hào Việc cải tiến phương pháp dạy chưa được thường xuyên, chưa đồng đềutrong giáo viên, các hoạt động ngoại khoá ở một số trường chưa được chưa đượcchú trọng đúng mức Công tác GD đạo đức cho học sinh có lúc, có nơi chưa thực

sự được coi trọng

2.2 Thực trạng phân bổ NSNN cho GD THPT ở Hưng Yên hiện nay

Chi từ NSNN cho GD THPT là một khoản chi tương đối quan trọng, mức độ

Trang 21

quyết định nhất đó là nguồn thu Hưng Yên là một tỉnh thuần nông do đó nguồn thurất hạn hẹp, trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước,Hưng Yên cũng có sự thay đổi đáng kể, ngành công nghiệp bước đầu phát triển vớicác khu công nghiệp được xây dựng lên nhưng nhìn chung tổng thu của tỉnh vẫn kháthấp so với các tỉnh khác Có thể thấy được tình hình thu chi của NSNN tỉnh trongcác năm gần đây qua bảng số liệu sau :

Bảng 4 : Tình hình thu chi NS tỉnh trong 2 năm: 2008, 2009

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

Tổng thu NS tỉnh 1.787 1.891 2.085 2.381 + 26

Tổng chi NS tỉnh 1.752 1.877 2.053 2.354 + 21

Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch Ngân sách – Sở Tài Chính Hưng Yên

Qua bảng số liệu trên ta thấy cả 2 năm 2008, 2009 số thu và chi đều vượt k

ho ch ra N m 2008, 2009 s thu v t so v i d toán l n l t là 104 ( tỷ đồng );

296 ( tỷ đồng) Số chi vượt dự toán lần lượt là 125 ( tỷ đồng ); 408 ( tỷ đồng ) Thực

tế cho thấy số thu và chi luôn tăng lên cùng với sự phát triển của nền KT - XH củatỉnh, năm 2009 số thu tăng 26%, số chi tăng 21% so với năm 2008 Số thu tăng lêncho thấy kinh tế phát triển ngày càng rõ nét, đây cũng là điều kiện thuận lợi để số chiNSNN tỉnh tăng lên, đáp ứng kịp thời các nhu cầu nhằm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật,

hạ tầng cho sự phát triển sau này

Tình hình chi NSNN cho các lĩnh vực trong đó có GD được thể hiện qua bảng

Trang 22

Tổng số 1.877.258 2.354.787

2 Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất 256.883 290.000

3 TW bổ sung XD công trình, dự án quan trọng 32.498 74.220

4 Hỗ trợ các DN cung cấp HH,DV công ích 2.480 2.500

3 Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 449.926 640.354

6 Chi SN Văn hoá - Thể thao - Du lịch 18.953 28.810

10 Chi an ninh quốc phòng địa phương 41.864 33.368

Ngu n s li u: Phòng K ho ch Ngân sách - S Tài Chính H ng Yên

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng chi toàn tỉnh tăng lên theo thời

gian, do đó số chi của các mục chi hầu như luôn tăng lên qua từng năm cả về số tuyệtđối và tỷ trọng Chi cho Đầu Tư XDCB và chi cho sự nghiệp GD - ĐT chiếm tỷ trọnglớn nhất Chi cho sự nghiệp GD - ĐT là một trong những khoản chi lớn trong cơ cấuchi NSNN, hàng năm có tốc độ tăng tương đối cao, cao hơn cả tăng chi cho QP –

AN NSNN tỉnh đảm bảo khoảng trên 70% tổng nguồn vốn đầu tư cho GD - ĐT, một

Trang 23

đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ trong ngành GD - ĐT, tránhtình trạng chậm trả lương và nợ lương của giáo viên vẫn xảy ra trước đây, mặt kháctrong công tác quản lý điều hành đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành GD - ĐT

tự chủ điều hành ngân sách của mình ( cơ chế tự chủ tài chính ), do đó cũng đã gópphần nâng cao chất lượng dạy và học, đội ngũ giáo viên yên tâm, gắn bó với nhàtrường Chi cho GD - ĐT năm 2008 chiếm 24% trong tổng chi NSNN Và năm 2009

là 27 % Con số này chứng tỏ số chi NSNN cho GD là lớn, đã cho thấy rõ tầm quantrọng và vị trí, vai trò của GD trong sự phát triển KT - XH của địa phương

Trong tổng số chi NS tỉnh cho sự nghiệp GD - ĐT lại bao gồm nhiều khoảnchi khác nhau cho các loại hình GD - ĐT như : mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, bổtúc, GD thường xuyên, CĐSP và số chi NS tỉnh cho GD THPT được thể hiện quabảng số liệu sau: ( Bảng 6 )

Bảng 6: Tình hình chi NS tỉnh cho GD THPT trong 2 năm 2008, 2009

hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

Số tuyệt đối 52.690 61.342 87.624 99.949 38.607

Số tương đối 100 116,4 11,99 114,06 162,9

Ngu n s li u: Phòng k ho ch Ngân sách - S Tài Chính H ng Yên

Nh n xét: Nhìn vào b ng s li u trên cho th y m c dù còn g p nhi u khó

kh n trong phát tri n kinh t và tài chính và ngu n NSNN còn h n h p nh ng H ngYên c ng ã và a ng quan tâm n s phát tri n s nghi p GD nói chung và sựnghiệp GD THPT nói riêng, điều đó thể hiện ở việc tăng chi NS cho GD THPT trong

2 năm qua cả về kế hoạch và thực tế

Trang 24

Về kế hoạch: Năm 2008 kế hoạch chi là 52.690 ( trđ ), năm 2009 kế hoạch chi

là 87.624 ( trđ ), tăng 66,3% so với kế hoạch năm 2008, Trên thực tế số chi cho GDTHPT trong 2 năm tăng lên so với kế hoạch Năm 2008 số chi thực tế là 61.342( trđ ), năm 2009 là 99.949 ( trđ ), tăng 62,9%.Giữa số chi thực tế và kế hoạch từngnăm luôn có sự chênh lệch tăng lên Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi ta thấyHưng Yên luôn thực hiện tốt kế hoạch đề ra, năm 2008 thực hiện đạt 116,4 %so với

kế hoạch hay tăng 16,4%, năm 2009 đạt 114,06% so với kế hoạch Số chi các nămluôn tăng lên so với kế hoạch là do đầu tư nâng cấp cơ sở trường lớp ở các trườngTHPT, tăng lương cho CBCNV, làm phát sinh các khoản chi ngoài kế hoạch Mặc dùvậy, Sở Tài Chính đã phối hợp với các ban ngành kịp thời điều chỉnh, đảm bảo đủkinh phí đáp ứng cho số tăng thêm đó Qua đó ta thấy Hưng Yên là tỉnh luôn coitrọng kế hoạch đã lập ra và luôn đảm bảo đầy đủ kinh phí sẵn sàng cấp phát kịp thờitheo đúng kế hoạch và nâng cao tính khả thi của dự toán chi

Để có thể nhìn nhận một cách tổng quát hơn về tình hình đầu tư, mức độ đầu

tư cho GD THPT ta đi xêm xét tổng số chi NSNN cho sự nghiệp GD toàn tỉnh và tỷtrọng chi NSNN tỉnh cho GD THPT trong số chi đó

Bảng 7 : Tỷ trọng số chi cho GD THPT trong tổng số chi NSNN Cho sự

nghiệp giáo dục

Đơn vị: Triệu đồng.

Tổng chi NS cho sự nghiệp GD - ĐT 449.926 640.354

Trang 25

Số chi NSNN cho GD THPT

Tỷ trọng so với tổng chi NSNN cho sự nghiệp

GD - ĐT

61.342 13,6%

99.949 15,6%

Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch Ngân sách - Sở Tài Chính Hưng Yên

Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy trong cơ cấu chi NSNN tỉnh cho sự

nghi p GD - T thì t tr ng s chi cho GD THPT ch a ph i là cao, ch chi m13,6% ( năm 2008 ) và 15,6% ( năm 2009 ) Nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ như trên là

do hệ thống GD THPT ngoài phần NSNN cấp còn có khoản thu học phí của học sinh,

nó hoạt động dựa trên phương thức “ Nhà Nước và nhân dân cùng làm” do đó mức

độ bao cấp cho hệ thống này bị thu gọn dần Mặt khác, trong năm 2009 ở Hưng Yên

hệ thống các trường công lập không tăng mà chỉ tăng dân lập cho và tỷ trọng chi cho

GD THPT năm 2009 tăng lên là 15,6% Đầu tư cho GD tăng cả về số tuyệt đối và tỷtrọng nhưng chủ yếu là cho mầm non, tiểu học và THCS, ngoài ra tỉnh cũng đầu tưkhá nhiều vào các trung tâm GD thường xuyên, đào tạo nghề cho học sinh

Để thấy rõ tình hình chi cho GD THPT theo các nhóm mục chi và việc quản lýchúng, ta đi sâu xem xét từng nội dung cụ thể qua bảng sau: ( Bảng 8 )

Bảng 8: Cơ cấu chi NSNN tỉnh cho GD THPT theo nhóm mục chi

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu

Kế Hoạch

Thực hiện

Tỷ Trọng (%)

Kế Hoạch

Thực hiện

Tỷ trọng (%)

Chênh lệch

Tỷ Trọng (%)

Trang 26

49.6075.600 1.840 4.295

100

80,87 9,13 3,0 7,0

87.624

73.1557.135 1.898 5.436

99.949

80.888 9.565

2.968 6.528

100

80,93 9,57 2,97 6,53

38.607

31.2813.965 1.128 2.233

62,9

63,070,861,3 52

Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch Ngân sách – Sở Tài chính Hưng Yên

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tỷ trọng chi cho từng nhóm chi có

sự biến động lớn Đó là do sự gia tăng về trường học trong năm qua Nhóm chi chocon người năm 2009 tăng 63% , chi cho CMNV tăng 70.8%, chi cho QLHC tăng61,3% và chi cho MS – SCL – XDN tăng 52% so với năm 2008

Con người là nhân tố quyết định mọi thắng lợi, vì vậy cần quan tâm phát huynhân tố này Bảng số liệu cho biết chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều đóhoàn toàn phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước: coi con người

là trung tâm của sự phát triển Quỹ lương cho GD ngày càng tăng lên nhằm đảm bảođáp ứng được các nhu cầu về sinh hoạt vật chất, tinh thần cho CBCNV các trường.Tuy nhiên hiệu quả của việc chi lương chưa cao, có đến hơn 20% giáo viên khôngđảm bảo chất lượng theo yêu cầu đặt ra; quỹ lương lớn nhưng mức lương của CBGVcòn ở mức thấp so với mặt bằng giá cả và so với mức lương chung trên thế giới; tiềnlương vẫn chưa phải được coi là đòn bẩy kinh tế, động lực thúc đẩy người lao độngnhiệt tình trong công tác Trong những năm tới cần tăng chi cho con người lên 85%trong tổng chi NSNN tỉnh cho GD THPT thì mới phù hợp Khoản chi QLHC cầngiảm đi cùng với việc thực hiện Pháp lệnh tiết kiệm và chống lãng phí Cần bố trí phùhợp giữa các nhóm mục chi còn lại sao cho chúng chiếm không quá lớn trong tổngchi NSNN tỉnh cho GD THPT Chi QLHC vẫn tăng qua các năm, tỉnh vẫn chưa quántriệt được chủ trương thực hiện tiết kiệm và chống lãng phí; tình trạng tiêu cực, thất

Ngày đăng: 23/04/2013, 12:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình: “ Thanh tra tài chính” – Phạm Ngọc Ánh. NXB.Tài Chính, năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh tra tài chính
Nhà XB: NXB.Tài Chính
9. Bài giảng “ Kế hoạch hoá phát triển Kinh tế - xã hội” - Ngô Thắng Lợi, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hoá phát triển Kinh tế - xã hội
11. Giáo trình: “Quản lí tài chính nhà nước” - Trường học viên tài chính, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí tài chính nhà nước
2. Báo cáo quyết toán Thu- Chi ngân sách tỉnh Hưng Yên năm 2005 – 2009 của Sở Tài Chính Hưng Yên Khác
3. Báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền của Sở Tài Chính Hưng Yên năm 2009 Khác
4. Báo cáo xây dựng chiến lược tài chính đến năm 2015 của Sở Tài Chính Hưng Yên Khác
5. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Thu-Chi, quản lí học phí và các khoản được thu khác ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập của tỉnh Hưng Yên năm 2009 Khác
6. Luật ngân sách nhà nước, 2002 7. Luật giáo dục, 2005 Khác
8. HỒ CHÍ MINH về vấn đề giáo dục - NXB giáo dục, 2005 Khác
10. Đổi mới Ngân sách nhà nước - Tào Hữu Phùng - Nguyễn Công Nghiệp.NXB. Thống kê, 1992 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Các trường dân lập là loại hình mới mẻ, chỉ xuất hiện trong khoảng hơn chục năm trở lại đây nhưng qua các năm hoạt động thì số lượng ngày càng tăng - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
c trường dân lập là loại hình mới mẻ, chỉ xuất hiện trong khoảng hơn chục năm trở lại đây nhưng qua các năm hoạt động thì số lượng ngày càng tăng (Trang 18)
Bảng 4: Tình hình thu chi NS tỉnh trong 2 năm: 2008, 2009 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 4 Tình hình thu chi NS tỉnh trong 2 năm: 2008, 2009 (Trang 21)
Bảng 4 : Tình hình thu chi NS tỉnh trong 2 năm: 2008, 2009 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 4 Tình hình thu chi NS tỉnh trong 2 năm: 2008, 2009 (Trang 21)
7. Chi SN phát thanh truyền hình 13.078 15.552 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
7. Chi SN phát thanh truyền hình 13.078 15.552 (Trang 22)
Bảng 6: Tình hình chi NS tỉnh cho GD THPT trong 2 năm 2008, 2009 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 6 Tình hình chi NS tỉnh cho GD THPT trong 2 năm 2008, 2009 (Trang 23)
Bảng 6: Tình hình chi NS tỉnh cho GD THPT trong 2 năm 2008, 2009 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 6 Tình hình chi NS tỉnh cho GD THPT trong 2 năm 2008, 2009 (Trang 23)
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy trong cơ cấu chi NSNN tỉnh cho sự - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
h ận xét: Qua bảng số liệu ta thấy trong cơ cấu chi NSNN tỉnh cho sự (Trang 25)
Để thấy rõ tình hình chi cho GD THPT theo các nhóm mục chi và việc quản lý chúng, ta đi sâu xem xét từng nội dung cụ thể qua bảng sau: ( Bảng 8 ) - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
th ấy rõ tình hình chi cho GD THPT theo các nhóm mục chi và việc quản lý chúng, ta đi sâu xem xét từng nội dung cụ thể qua bảng sau: ( Bảng 8 ) (Trang 25)
Bảng 8: Cơ cấu chi NSNN tỉnh cho GD THPT theo nhóm mục chi - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 8 Cơ cấu chi NSNN tỉnh cho GD THPT theo nhóm mục chi (Trang 25)
Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tỷ trọng chi cho từng nhóm chi có - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
h ận xét: Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tỷ trọng chi cho từng nhóm chi có (Trang 26)
Bảng 9: Tình hình chi NSNN tỉnh cho con người thuộc hệ thống các trường THPT trong 2 n m  2008,  2009 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 9 Tình hình chi NSNN tỉnh cho con người thuộc hệ thống các trường THPT trong 2 n m 2008, 2009 (Trang 27)
Bảng 9: Tình hình chi NSNN tỉnh cho con người thuộc hệ thống các trường - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 9 Tình hình chi NSNN tỉnh cho con người thuộc hệ thống các trường (Trang 27)
B ng 10 : Tình hình chi NSNN t nh cho NVCM trong các tr ng THPT   H n g  Yên - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
ng 10 : Tình hình chi NSNN t nh cho NVCM trong các tr ng THPT H n g Yên (Trang 29)
Bảng 11: Tình hình chi NSNN cho QLHC tại các trường THPT ca H ng Yên  trong  2 n m  2008,  2009 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 11 Tình hình chi NSNN cho QLHC tại các trường THPT ca H ng Yên trong 2 n m 2008, 2009 (Trang 31)
Bảng 11: Tình hình chi NSNN cho QLHC tại các trường THPT c a  H n g - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 11 Tình hình chi NSNN cho QLHC tại các trường THPT c a H n g (Trang 31)
Bảng 12: Tình hình chi NSNN tỉnh cho MS – SCL – XDN trong các trường THPT ở Hưng Yên - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 12 Tình hình chi NSNN tỉnh cho MS – SCL – XDN trong các trường THPT ở Hưng Yên (Trang 33)
Bảng 12: Tình hình chi NSNN tỉnh cho MS – SCL – XDN trong - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng NSNN cho sự nghiệp giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 12 Tình hình chi NSNN tỉnh cho MS – SCL – XDN trong (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w