1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở BẮC NINH. HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

19 2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 183,5 KB

Nội dung

Tiểu luận này đã khái quát được một số nội dung về nguồn lao động trong công nghiệp, hiện trạng sử dụng lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, đồng thời cũng đã tìm kiếm và đề xuất các giải pháp trong thời gian trước mắt và lâu dài cho vấn đề trên ở các khu công nghiệp của Bắc Ninh nói riêng và từ đó có thể nghiên cứu áp dụng trong phạm vi cả nước. Do thời gian thực hiện tiểu luận không dài cũng như khả năng hiểu biết về vấn đề nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên tác giả chưa có điều kiện đi sâu vào phân tích thực trạng sử dụng lao động trong các khu công nghiệp ở Việt Nam

Trang 1

TIỂU LUẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

(CHƯƠNG TRÌNH SAU ĐẠI HỌC)

VẤN ĐỀ

SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

Ở BẮC NINH.

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Người hướng dẫn: PGS TS Phạm Xuân Hậu Người thực hiện: Trần Thanh Trúc

Học viên cao học: Khóa 25

TP Hồ Chí Minh, tháng 9/2015

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở BẮC NINH 4

1.1 Điều kiện phát triển công nghiệp 4

1.1.1.Điều kiện tự nhiên 4

1.1.2.Dân cư, nguồn lao động 4

1.2 Quá trình công nghiệp hóa 7

1.3 Các khu công nghiệp ở Bắc Ninh 7

1.3.1 Vai trò của các khu công nghiệp ở Bắc Ninh 7

1.3.2 Sự phát triển của các khu công nghiệp ở Bắc Ninh 8

CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở BẮC NINH 10

2.1 Yêu cầu đối với lao động 10

2.2 Hiện trạng sử dụng lao động 10

2.2.1 Cơ cấu sử dụng lao động 10

2.2.2 Tính ổn định của nguồn lao động 11

2.2.3 Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động 11

2.3 Nguyên nhân của hiện trạng trên 12

2.4 Giải pháp 13

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xem con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, nên đã không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ Tuy nhiên, lực lượng lao động nước ta tuy đông nhưng về chất lượng nhìn chung còn thấp nên tình trạng thiếu lao động qua đào tạo đang là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp Đặc biệt đối với Bắc Ninh, từ xưa đã là nơi hội tụ giao lưu kinh tế của vùng Kinh Bắc, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội -Quảng Ninh - Hải Phòng, có vị trí rất thuận lợi, thích hợp cho việc phát triển các KCN Ở đây, việc xây dựng các Khu công nghiệp (KCN) được xác định là nhân tố nòng cốt để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ Và để phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, yếu tố quan trọng đầu tiên là phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực vì nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của các KCN

Thực trạng sử dụng nguồn lao động ở một số KCN của Bắc Ninh trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém nhất định, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển các KCN Bởi thế, vấn đề sử dụng và phát triển nguồn lao động trong các KCN ở Bắc Ninh cần được quan tâm đúng mức, đồng thời cần có giải pháp đồng bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của các KCN cho thời điểm hiện tại và cả trong tương lai

Chính vì những lí do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Vấn đề sử dụng lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh – Hiện trạng và giải pháp” làm đề tài tiểu luận của mình Trong tiểu luận này, tác giả chỉ đi sâu vào việc nghiên cứu và phân tích hiện trạng, từ đó tìm hiểu và đề ra các giải pháp trước mắt và lâu dài cho vấn đề sử dụng lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh Do khả năng hiểu biết về đề tài còn hạn chế nên tiểu luận còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn

Trang 4

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Mục đích của tiểu luận là tìm hiểu về hiện trạng sử dụng lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, đồng thời tìm kiếm giải pháp cho vấn đề sử dụng lao động trong các khu công nghiệp trong thời gian trước mắt và cho tương lai lâu dài

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên thì tiểu luận cần phải thực hiện những nhiệm

vụ quan trọng sau:

- Một là: Tổng hợp tài liệu liên quan đến vấn đề sử dụng lao động trong các khu công nghiệp ở Việt Nam và ở Bắc Ninh

- Hai là: Tìm hiểu thực tiễn vấn đề sử dụng lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh

- Ba là: Tìm kiếm, đề xuất các giải pháp cho vấn đề sử dụng lao động ở các khu công nghiệp của Bắc Ninh trong thời gian trước mắt và lâu dài

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp xuyên suốt mà tiểu luận sử dụng là phương pháp biện chứng duy vật, ngoài ra tiểu luận còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu; phương pháp thống kê, logic lịch sử; phương pháp quy nạp, diễn dịch; phương pháp mô hình hóa; phương pháp nghiên cứu thực địa…

4 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có

2 chương:

Chương 1: Khái quát chung về sự phát triển công nghiệp ở Bắc Ninh

Chương 2: Vấn đề sử dụng lao động trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh

Trang 5

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHIỆP Ở BẮC NINH 1.1 Điều kiện phát triển công nghiệp

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Bắc ninh có diện tích trên 822 km2, là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng và nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Bắc Ninh tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang Thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 30 km về phía đông bắc phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Thủ đô Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Bắc Ninh có vị trí địa lý rất thuận lợi, có hệ thống đường cao tốc nối Bắc Ninh với sân bay Quốc tế Nội Bài (40km), với cảng biển Hải Phòng và cảng biển Quảng Ninh 110km, với cửa khẩu Lạng Sơn-Trung Quốc 115Km, có trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; mạng đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng Đây là những yếu tố địa kinh tế rất thuận lợi để phát triển kinh tế

-xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với các trọng điểm kinh tế trong nước, trong khu vực và quốc tế

1.1.2.Dân cư, nguồn lao động

* Dân cư

Dân số trên 1 triệu người với gần 600.000 lao động Nguồn lao động của Bắc Ninh tương đối trẻ, lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 31,5%, với truyền thống vùng đất hiếu học và khoa bảng, người lao động Bắc Ninh có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ hiện đại cũng như trình độ quản lý tiên tiến đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư

Trang 6

Năm 2009, dân số Bắc Ninh là 1.024.472 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 502.925 người và nữ 521.547 người; khu vực thành thị 240.987 người, chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 783.485 người, chiếm 76,5%

Năm 2010, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1034,8 ngàn người, cơ cấu dân

số Bắc Ninh thuộc loại trẻ: nhóm 0-14 tuổi chiếm tới 27,7%; nhóm 15-64 tuổi khoảng 66% và 6,3% số người trên 65 tuổi Do đó, tỉ lệ nhân khẩu phụ thuộc còn cao (0,59) Dân số nữ chiếm tới 51,11% tổng dân số của tỉnh, cao hơn so với tỉ lệ tương ứng của cả nước (50,05%) Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2010 đã lên tới 1,262 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2011, dân số Bắc Ninh là 1.060.300 người, mật độ dân số 1289 người/km², vẫn là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước

Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 9,8%

Trên địa bàn tỉnh hiện có 27 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó Kinh chiếm tuyệt đại đa số Dưới đây là 3 dân tộc đông dân nhất là:

Dân

tộc

Dân số

(người)

Tỉ lệ

so với tổng dân số tỉnh

Dân số đô thị (người)

Tỉ lệ

so với dân số dân tộc

Dân số nông thôn (người)

Tỉ lệ

so với dân số dân tộc Kinh 1.021.061 99,67% 249.305 24,42% 781.276 75,58%

Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ lệ 72,8%, dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 27,2%, thấp hơn so tỉ lệ dân đô

Trang 7

thị của cả nước (29,6%) Mật độ dân số trung bình năm 2010 của tỉnh là 1257 người/km2 Dân số phân bố không đều giữa các huyện/thành phố Mật độ dân số của Quế Võ và Gia Bình chỉ bằng khoảng 1/3 của Từ Sơn và 1/3 của thành phố Bắc Ninh

* Nguồn lao động

Ước tính 2010, dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm 67,01% tổng dân số, tương đương với khoảng 693,4 ngàn người, trung bình mỗi năm lao động có khả năng lao động tăng thêm khoảng 4,094 ngàn người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 1,33%/năm Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục-đào tạo và giải quyết việc làm

Tỉnh Bắc Ninh hiện tại có hơn 600.000 người trong độ tuổi lao đông nhưng thiếu lao động có trình độ chuyên môn Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn

Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kĩ thuật Trình độ học vấn của nguồn nhân lực (NNL) Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so với mức trung bình của ĐB Sông Hồng và vùng KTTĐ Bắc Bộ Tuy chỉ còn 0,39% người lao động mù chữ, 5,79% chưa tốt nghiệp tiểu học, 66,61% tốt nghiệp tiểu học

và THCS nhưng số tốt nghiệp THPT chỉ 27,2% Năm 2010, tỉ lệ LĐ qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật của Bắc Ninh là 45,01%, trong đó số có bằng từ công nhân kỹ thuật trở lên chiếm 18,84% Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực Bắc Ninh(30,0%) cao hơn mức trung bình cả nước (12,4%)

Trang 8

1.2 Quá trình công nghiệp hóa

Năm 1997, khi tái lập tỉnh, Bắc Ninh có cơ cấu nông nghiệp chiếm 45,1%, dịch

vụ 31,1%, công nghiệp-xây dựng 23,8%, thu ngân sách 164 tỷ đồng, GDP đầu người 144 USD/năm; có bốn doanh nghiệp FDI với tổng vốn đăng ký 117 triệu USD, kết cấu hạ tầng yếu kém, công nghiệp chỉ có các cơ sở sản xuất nhỏ, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 569 tỷ đồng Sau năm 1997 kinh tế Bắc Ninh

đã phát triển Giai đoạn 2006-2010 GDP tăng trưởng trung bình 15,3% trong đó có năm 2010 tăng trưởng tới 17.86% (cao nhất từ trước tới nay của tỉnh) Năm 2011, kinh tế Bắc Ninh đạt 16,2% - là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước Bắc Ninh đã thu hút được các dự án công nghệ cao của cả nước như Canon, SamSung, Microsotf, ABB, Foxconn… Đây là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh trong những năm vừa qua Từ khi tách tỉnh, Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không đáng kể đa phần là làng nghề Tuy nhiên hết năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 5

cả nước, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong nhiều năm qua Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 84.884 tỷ đồng Công nghiệp là điểm sáng nhất và là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh trong những năm vừa qua góp phần đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn và các huyện Bắc Sông Đuống trở thành các trung tâm công nghiệp của toàn tỉnh và các huyện còn lại ở bờ Nam Sông Đuống là khu vực phụ trợ cho bờ bắc với trung tâm là huyện Thuận Thành là cửa ngõ tới các tỉnh, thành phố công nghiệp khác như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng qua các tuyến quốc lộ 38, 5A cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, 18B

1.3 Các khu công nghiệp ở Bắc Ninh

1.3.1 Vai trò của các khu công nghiệp ở Bắc Ninh

Sự phát triển của các KCN đã làm thay đổi Bắc Ninh từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ, có tốc độ tăng trưởng công nghiệp đứng đầu trong vùng đồng bằng sông Hồng,

Trang 9

nằm trong top 10 tỉnh - thành phố có sức hút vốn đầu tư (đặc biệt là vốn FDI) lớn của Việt Nam, là tỉnh trọng điểm thu ngân sách Nhà nước… Các KCN đã tạo ra một giá trị sản xuất lớn, chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, đồng thời sản xuất những mặt hàng công nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) chủ lực Các KCN đã góp phần rất lớn vào việc tăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp trong

cơ cấu GDP Thông qua hoạt động XNK, các KCN đã giúp Bắc Ninh mở rộng quan

hệ quốc tế, đưa nền kinh tế của tỉnh hội nhập nền kinh tế thế giới

Các KCN thực tế đã tạo ra bước phát triển mới, mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bằng những đóng góp tích cực trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, giải quyết việc làm, góp phần hiện đại hoá kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương

Sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN) đã và đang thể hiện rõ vai trò, hiệu quả của một mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước nói chung

và tỉnh Bắc Ninh nói riêng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 10

1.3.2 Sự phát triển của các khu công nghiệp ở Bắc Ninh

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 KCN tập trung, trong đó đã có 10 KCN đã đi vào hoạt động, 5 KCN đang triển khai xây dựng hạ tầng Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 53,3%, cao hơn tỷ lệ lấp đầy của cả nước (khoảng 47%), nếu tính tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi cho thuê đạt 74,8% Các KCN đã thu hút được các dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, có công nghệ hiện đại như: Samsung, Canon, ABB… Từ sự phát triển của các KCN, ngành công nghiệp của Bắc Ninh đã định hình và phát triển những ngành mũi nhọn như công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến công nghệ cao

Các KCN Bắc Ninh đã thu hút được 500 dự án đầu tư sản xuất công nghiệp với tổng vốn đăng ký 3.782,21 triệu USD Hiện có 251 dự án đi vào hoạt động (trong đó 132 dự án FDI) Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN (không tính đầu tư phát triển hạ tầng) đạt 51.927,5 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 2.088 triệu USD, tạo việc làm cho gần 67.750 người, trong đó lao động địa phương chiếm 43,8 % Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp của tỉnh

Phân bố các KCN có sự tương phản rõ nét giữa hai khu vực: Khu vực Bắc sông Đuống (gồm các huyện, thành phố, thị xã: Bắc Ninh, Yên Phong, Tiên Du, Quế Võ, Từ Sơn) là khu vực có sự phát triển mạnh mẽ về KCN với mật độ khá dày

và là những KCN đã và đang hoạt động hiệu quả (Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn) Còn khu vực Nam sông Đuống (gồm các huyện: Lương Tài, Thuận Thành, Gia Bình) hình thành một số KCN đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Trang 11

Sản phẩm công nghiệp công nghệ cao tăng lên làm cho thị trường xuất khẩu mở rộng, vươn tới cả những thị trường có sức cạnh tranh lớn như: Nhật Bản, Mĩ, Canada… Năm 2005, trị giá kim ngạch XNK là 257 triệu USD, nhưng đến năm

2012 đã tăng lên 25.985,7 triệu USD, tăng hơn 101 lần Đây là mức tăng cao nhất trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hàng hóa sản xuất ở các KCN chiếm 99,4% (năm 2012) hàng công nghiệp xuất khẩu của toàn tỉnh Bắc Ninh cũng là tỉnh có trị giá kim ngạch XNK lớn thứ hai trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Các dự án thu hút vào các KCN trong giai đoạn 2008-2014 đều thuộc lĩnh vực điện tử, viễn thông và công nghiệp hỗ trợ cho các ngành này Đa số dự án sử dụng máy móc, thiết bị thế hệ mới, công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất các sản phẩm sạch, không phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường Vốn đầu tư cho máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất (bao gồm cả chuyển giao công nghệ) của các dự án FDI trong giai đoạn này đạt 2.772,3 triệu USD chiếm 60,02% tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy hàm lượng giá trị công nghệ trong giá trị của sản phẩm, giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị kim ngạch xuất khẩu tại các KCN tỉnh Bắc Ninh

CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC

KHU CÔNG NGHIỆP Ở BẮC NINH

2.1 Yêu cầu đối với lao động

Có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, tay nghề cao và thông thạo lý thuyết,

kỹ năng thực hiện công việc theo nhiều cấp trình độ khác nhau; Để vừa đáp ứng cho đại bộ phận người lao động có nghề, tìm được việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống, vừa đáp ứng yêu cầu về trình độ lao động làm việc trong các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, hiện đại

Ngày đăng: 30/11/2015, 17:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Trường Đại học CĐVN khảo sát 600 phiếu hỏi CNLĐ trong các KCN Bắc Ninh phục vụ đề tài “Nâng cao vai trò CĐ trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CNLĐ trong KCN Bắc Ninh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao vai trò CĐ trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của CNLĐ trong KCN Bắc Ninh
12. Văn phòng tỉnh ủy Bắc Ninh (2005, “Tình hình đời sống vật chất, tinh thần, quan hệ lao động của CNLĐ trong các KCN” tại Hội thảo khoa học “Xây dựng đội ngũ công nhân lao động tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH” tháng 5/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình đời sống vật chất, tinh thần, quan hệ lao động của CNLĐ trong các KCN” tại Hội thảo khoa học “Xây dựng đội ngũ công nhân lao động tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
2. Ban Quản lí các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (2012), Quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Khác
3. Báo cáo của Công đoàn Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh về đời sống người lao động các khu công nghiệp Bắc Ninh năm 2013 Khác
4. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2009, 2013), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2008 và 2012, Nxb Thống kê, Hà Nội Khác
5. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2005), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Khác
6. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2009), Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Khác
7. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2012), Báo cáo hiệu quả đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Khác
8. Tham luận của Ban QL các KCN Bắc Ninh về Công tác phối hợp thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong DN- kinh nghiệm và giải pháp (6/2013) Khác
10. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2013), Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh Khác
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2013), Đề án thu hút đầu tư vào tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2013 - 2020 tầm nhìn 2030 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w