1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỂ XEM XÉT VÀ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

24 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 329 KB

Nội dung

Tiểu luận này đã khái quát được một số nội dung về quan điểm toàn diện trong lịch sử Triết học, nội dung cơ bản về quan điểm điểm toàn diện trong Phép biện chứng duy vật của Triết học Mác – Lênin; Khái quát và phân tích được hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam qua những số liệu minh chứng cụ thể; Bước đầu vận dụng quan điểm toàn diện của Triết học Mác – Lênin vào giải thích nguyên nhân của hiện trạng trên dựa vào sự kết hợp của cả 3 nhóm nhân tố: thứ nhất đó là tâm lí ưa thích con trai, thứ hai là do mức sinh giảm và thứ ba là do sự tiếp cận với tiến bộ của khoa học – kĩ thuật ( đặc biệt là trong lĩnh vực y học )

Trang 1

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC(CHƯƠNG TRÌNH SAU ĐẠI HỌC)

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỂ XEM XÉT VÀ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Chương Nhiếp

TS Nguyễn Ngọc Khá Người thực hiện: Trần Thanh Trúc Học viên cao học: Khóa 25

TP Hồ Chí Minh, tháng 2/2015

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

1.1 Cơ sở lí luận 4

1.1.1 Quan điểm toàn diện trong lịch sử Triết học 5

1.1.2 Quan điểm toàn diện trong trong Triết học duy vật biện chứng 6

1.2 Cơ sở thực tiễn 10

1.2.1 Hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh giữa các vùng và các tỉnh trong cả nước 11

1.2.2 Hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh giữa nông thôn và thành thị 12

1.2.3 Hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh giữa các thành phần dân cư có chất lượng cuộc sống khác nhau 14

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỂ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 15

2.1 Giải thích hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam dựa trên quan điểm toàn diện của Phép biện chứng duy vật 15

2.2 Một số giải pháp được đề xuất dựa trên quan điểm toàn diện 17

2.2.1.Nhóm giải pháp về giáo dục tuyên truyền 17

2.2.2 Nhóm giải pháp về chính sách và pháp luật 18

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Con người là nguồn lực của mỗi quốc gia, là yếu tố quan trọng góp phầnquyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội của một đất nước Chính vì vai tròquan trọng như vậy nên bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm đến việc phát triểncon người hay cụ thể hơn chính là quan tâm đến vấn đề dân số Những nộidung quan trọng và cơ bản của dân số mà các nước quan tâm là quy mô dân

số, phân bố dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số Mỗi vấn đề đều có vaitrò và ý nghĩa to lớn đến chính sách phát triển dân số của mỗi quốc gia, cần

có sự nghiên cứu cẩn thận và nghiêm túc để có chính sách phát triển dân sốphù hợp nhất Đặc biệt, qua cuộc tổng điều tra dân số năm 2009, cơ cấu dân

số nước ta được coi là “cơ cấu vàng” Tuy nhiên trong “cơ cấu dân số vàng”này, nổi lên một hiện tượng nhân khẩu học thu hút sự quan tâm của các nhàhoạch định chính sách, các chuyên gia nghiên cứu và cả xã hội Đó là hiệntượng mất cân bằng giới khi sinh, đã và đang diễn ra ở nước ta từ những nămđầu của thế kỷ XXI

Tuy là một hiện tượng mới nổi lên trong giai đoạn hiện nay nhưng nó lại

dự báo sẽ mang đến nhiều hệ lụy trong tương lai Nguyên nhân dẫn đến hiệntượng này chịu tác động của nhiều nhân tố, vì vậy việc xem xét, phân tích giảithích hiện tượng này một cách toàn diện là một việc làm rất quan trọng Đểlàm được điều này cần thiết phải vận dụng quan điểm toàn diện của phép biệnchứng duy vật trong Triết học Mác – Lê Nin để có nhìn nhận khái quát nhất,toàn diện nhất và từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhất Bởi vì quanđiểm này đòi hỏi muốn nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng, chúng

ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phậnyếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy vàtrong mối liên hệ qua lại giữa các sự vật hiện tượng đó với sự vật hiện tượng

Trang 4

khác, tránh cách xem xét phiến diện một chiều dẫn đến các đánh giá sai lệch[xem 3, trang 340].

Chính vì những lí do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Vận dụngquan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin để xem xét và giải thích hiệntượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay” làm tiểu luậnTriết học của mình

Trong tiểu luận này, tác giả chỉ đi sâu vào việc vận dụng quan điểm toàndiện để xem xét và giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằnggiới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay và bước đầu đề xuất một số giải phápnhằm góp phần đưa tỉ số giới tính khi sinh trở về gần với chuẩn sinh học bìnhthường chứ không đi sâu vào phân tích những hệ lụy và ảnh hưởng của hiệntượng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay đến sự phát triển kinh tế - xãhội của nước ta trong tương lai Do khả năng hiểu biết về Triết học để vậndụng vào chuyên ngành còn hạn chế nên tiểu luận còn nhiều thiếu sót, tác giảrất mong nhận được sự góp ý của thầy để bài viết được hoàn thiện hơn

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Mục đích của tiểu luận là vận dụng quan điểm toàn diện trong triết họcMác – Lênin để phân tích hiện trạng từ đó xác định các nguyên nhân và đề racác giải pháp cho hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiệnnay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên thì tiểu luận cần phải thực hiện nhữngnhiệm vụ quan trọng sau:

- Một là: Tổng hợp các tài liệu liên quan ngoài kiến thức địa lí và triếthọc được trang bị ở trường

Trang 5

- Hai là: Tìm hiểu hiện trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Namhiện nay.

- Ba là: Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất cân bằng giớitính khi sinh ở Việt Nam hiện nay dựa trên quan điểm toàn diện

- Bốn là: Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm đưa tỉ số giới tính khisinh trở về gần với chuẩn sinh học bình thường

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp xuyên suốt mà tiểu luận sử dụng là phương pháp biệnchứng duy vật, ngoài ra tiểu luận còn sử dụng một số phương pháp khác như:

- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu

- Phương pháp quy nạp, diễn dịch

- Phương pháp xử lí số liệu thống kê

- Phương pháp mô hình hóa

- Phương pháp nghiên cứu thực địa…

4 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luậngồm có 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của nội dung nghiên cứu

Chương 2: Vận dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mác – Lênin đểgiải thích hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NỘI DUNG

NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lí luận

Quan điểm toàn diện là nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từnguyên lí về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật của Chủnghĩa Mác – Lênin Nhận thức đúng đắn về quan điểm toàn diện và vận dụng

nó vào trong quá trình phát triển là điều vô cùng quan trọng và cần thiết Đểhiểu một cách đúng đắn và sâu sắc về quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng taphải tỉm hiểu kĩ lưỡng cơ sở lí luận của quan điểm này trong lịch sử Triết học

và đặc biệt là nguyên lí về mối liên hệ phổ biển trong phép biện chứng duyvật của Triết học Mác – Lênin

1.1.1 Quan điểm toàn diện trong lịch sử Triết học

Trong lịch sử Triết học, trả lời cho câu hỏi: Thế giới xung quanh có vôvàn sự vật, hiện tượng và quá trình khác nhau, nhưng giữa chúng có mối liên

hệ với nhau hay không? thì có rất nhiều quan điểm khác nhau Tựu chung lại,

có thể chia thành hai nhóm quan điểm về mối liên hệ: Đó là quan điểm siêuhình và quan điểm biện chứng

Theo quan điểm siêu hình, đại diện cho quan điểm này này có: ThomasHobbes, Ren Descarets và Baruch Spinoza họ cho rằng các sự vật hiện tượng

và các quá trình trong thế giói hiện thực tồn tại biệt lập, tách rời nhau, không

có bất kì một quan hệ, tác động nào Nếu giữa chúng nó có sự quy định lẫnnhau thì cũng chỉ là những biểu hiện bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên

Cũng thuộc quan điểm siêu hình, một số nhà triết học có thừa nhận các

sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ rất đa dạng, phongphú Tuy nhiên giữa chúng không diễn ra quá trình chuyển hóa, không liên hệlẫn nhau, không thể thâm nhập vào nhau và chúng luôn tồn tại độc lập C.Mác

Trang 7

và Ph Ăngghen đã nói về quan điểm siêu hình “họ chỉ nhìn thấy sự vật riêngbiệt mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật hiệntượng đó, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật mà quên mất sự vậnđộng của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng” [3, trang314].

Đối lập với quan điểm siêu hình, các nhà Triết học theo quan điểm biệnchứng có cái nhìn biện chứng về mối liên hệ và tìm cách lí giải các mối liên

hệ ấy Họ cho rằng, các sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau, các nhàtriết học Hy Lạp có đi tìm mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng từ các yếu tốban nguyên hay cơ sở đầu tiên, đó là “nước” (Thales), “khí” (Anaximen),

“Apeiron” (Anaxinmandre), “lửa” (Hêraclít)…

Đến hệ thống triết học cổ điển Đức, phép biện chứng duy tâm xuất hiện

ở triết học Kant và hoàn thiện trong triết học Hêgghen với phương pháp biệnchứng là hạt nhân hợp lí, chứa đựng tư tưởng về mối liên hệ nhưng hạn chế làphủ nhận tính khách quan của nhưng nguyên nhân bên trong vốn có của sựliên hệ tự nhiên và xã hội Ông cho rằng khởi nguyên của thế giới là “ý niệmtuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”

Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau vềmối liên hệ của các sự vật hiện tượng trong lịch sử triết học Mặc dù, các quanđiểm chưa phản ánh đúng, chưa có cái nhìn toàn diện về mối liên hệ của sựvật hiện tượng với nhau nhưng đó cũng là tiền đề cho Chủ nghĩa Mác – Lênin

kế thừa và xây dựng nên phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật biện chứng

1.1.2 Quan điểm toàn diện trong trong Triết học duy vật biện chứng

Trong sự tồn tại của thế giới quanh ta, mọi sự vật hiện tượng điều có mốiliên hệ, tác động qua lại quy định và ràng buộc lẫn nhau trong quá trình vậnđộng và phát triển không ngừng, không những thế mà còn có sự tương tácchuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt, các giai

Trang 8

đoạn phát triển của một sự vật, hiện tượng Đây chính là nguyên lý về mốiliên hệ phổ biến của Phép biện chứng duy vật trong Triết học Mác – Lê Nin

và là cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện (còn gọi là nguyên tắc toàn diện)[xem 3, trang 340]

Quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức và thực tiễn là một trongnhững quan điểm và phương pháp luận cơ bản, quan trọng của Phép biệnchứng duy vật Quan điểm toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chấtcủa sự vật hiện tượng, chúng ta phải xem xét sự tồn tại của nó trong mối liênhiện hệ qua lại giữa các yếu tố, bộ phận thuộc tính khác nhau trong tính chỉnhthể của sự vật hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật hiệntượng đó với sự vật hiện tượng khác, tránh xem xét phiến diện một chiều.Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, phải xem xét đánh giá từng mặt, từng mối liên

hệ và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vậnđộng phát triển, tránh chủ nghĩa chiết trung kết hợp vô nguyên tắc các mốiliên hệ, tránh sai lầm của thuật ngụy biện, coi cái cơ bản thành cái không cơbản, không bản chất thành cái bản chất hoặc ngược lại, dẫn đến sự sai lệchxuyên tạc bản chất sự vật hiện tượng

Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là mối liên hệ của bản thân thếgiới vật chất, không do bất cứ ai quy định và tồn tại độc lập với ý thức Sựliên hệ phổ biến là đặc trưng khái quát nhất của thế giới Vì vậy khi xem xét

sự vật phải xem xét trong tất cả các mặt, các mối liên hệ của nó, phải tìm ranhững mối liên hệ bản chất, những mặt cơ bản, chủ yếu để nhận thức đúngđắn sự vật Lênin nói: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn baoquát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ giántiếp” của sự vật đó Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toànđầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng

ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc” [3, tr 341] Sở dĩ chúng ta không làm

Trang 9

được điều đó hoàn toàn đầy đủ bời vì trong quá trình vận động phát triển sựvật, hiện tượng đó phải trải qua nhiều giai đoạn tồn tại phát triển khác nhau,trong mỗi giai đoạn đó không phải lúc nào cũng bộc lộ tất cả mối quan hệ bêntrong và bên ngoài của nó Hơn nữa tất cả mối liên hệ ấy chỉ biểu hiện ratrong những điều kiện nhất định Và bản thân con người, một chủ thể nhậnthức với những phẩm chất và năng lực của mình luôn bị chế ước bỏi nhữngđiều kiện xã hội – lịch sử, do đó không thể bao quát được hết những mối liên

hệ bên trong và bên ngoài của sự vật, hiện tượng

Nguyên tắc toàn diện còn đòi hỏi, để nhận thức được sự vật hiện tượngchúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của conngười Mối liên hệ giữa sự vật hiện tượng với con người rất đa dạng, trongmột hòan cảnh nhất định nó chỉ phản ánh một số mối liên hệ nào đó của sựvật hiện tượng phù hợp với nhu cầu nhất định của con người, nên nhận thứccủa con người về sự vật hiện tượng mang tính tương đối, không đầy đủ trọnvẹn [xem 3, trang 345]

Nắm được điều đó sẽ tránh tuyệt đối hóa những tri thức đã có về những

sự vật hiện tượng và tránh coi những tri thức đã có là những chân lí bất biến,tuyệt đối cuối cùng về sự vật hiện tượng mà không bổ sung phát triển Bởivậy khi xem xét toàn diện các mặt của các mối quan hệ giữa sự vật hiện tượngphải chú ý tới sự phát triển cụ thể của các quan hệ đó Chỉ có như vậy mớithấy được vai trò của các mặt trong từng giai đoạn cũng như từng quá trìnhvận động, phát triển của từng mối quan hệ cụ thể của sự vật, hiện tượng

Nguyên tắc toàn diện đối lập với cách nhìn phiến diện một chiều; đối lậpvới chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện chủ nghĩa chiết trung cũng chú ýđến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật hiện tượng nhưng không rút rađược bản chất mối liên hệ cơ bản của sự vật hiện tượng, mà xem xét bìnhquân kết hợp vô nguyên tắt các mối liên hệ khác nhau, tạo thành mớ hỗn tạp

Trang 10

các sự kiện, cuối cùng sẽ lúng túng, mất phương hướng và bất lực [xem 3,trang 343].

Từ những điều vừa trình bày trên đây có thể rút ra kết luận rằng, quátrình hình thành quan điểm toàn diện đúng đắn với tư cách là nguyên tắcphương pháp luận để nhận thức sự vật sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là

đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể đến nhận thức một mặt, một mối liên hệnào đó của sự vật đó; cuối cùng, khái quát những tri thức phong phú đó để rút

ra tri thức về bản chất của sự vật

Phương pháp luận quan trọng tất yếu được rút ra từ quan điểm toàn diệntrong nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có thái độ khách quan trong việc phântích và giải quyết các vấn đề nghiên cứu; phải tìm cơ sở khách quan của mọikhái niệm, mọi quan niệm trong lĩnh vực tinh thần Trong nghiên cứu khoahọc, việc phân tích và khẳng định các mối liên hệ không phải xuất phát từnhững ước lệ chủ quan mà phải từ thực tế khách quan Trong thực tế kháchquan mỗi đối tượng nghiên cứu xét trong tính chỉnh thể thống nhất trong mọi

sự vận động và phát triển không ngừng thì nó là tập hợp vô vàn các nhân tốtác động Cũng vì thế mỗi giả định trong nghiên cứu chỉ phản ánh được mộtgiới hạn của khách thể nghiên cứu Và vì vậy chân lý tuyệt đối trong khoa họcchính là tổng số của chân lý tương đối trong quá trình phát triển nhận thức,tiến dần tới sự phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn về khách thể nghiên cứu

Tóm lại, quan điểm toàn diện phải là quan điểm cơ bản, chủ đạo trongnhận thức khoa học, nội dung chính của quan điểm toàn diện là: Trong nghiêncứu phải xem xét, phân tích các khách thể nghiên cứu trên mọi mặt, mọi mốiliên hệ có thể; Xác định được các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng vàxác định được đâu là mối liên hệ chủ yếu bản chất; Từ bản chất của sự vậtphải quay lại hiểu rõ toàn bộ sự vật trên cơ sở liên kết mối liên hệ bản chất,chủ yếu, với tất cả các mối liên hệ khác của sự vật để đảm bảo tính đồng bộ

Trang 11

khi giải quyết mọi vấn đề trong đời sống…tránh cách xem xétt phiến diệntrong phân tích một vấn đề cụ thể

Mất cân bằng giới tính khi sinh là một hiện tượng xã hội mới nổi lêntrong giai đoạn hiện nay – là hiện tượng xảy ra khi tỉ số giới tính khi sinhvượt quá chuẩn sinh học bình thường, tức vượt quá giới hạn từ 103 đến 107

bé trai/100 bé gái còn sống khi mới sinh ra Trên thực tế, ở Việt Nam có nhiềunguyên nhân tác động làm gia tăng tỉ số giới tính khi sinh dẫn đến hiện tượngmất cân bằng giới tính khi sinh Vì vậy việc giải thích nguyên nhân của hiệntượng trên phải dựa trên quan điểm toàn diện, lấy quan điểm toàn diện làm cơ

sở và định hướng chung Với quan điểm toàn diện của phép biện chứng duyvật thì việc giải thích nguyên nhân của hiện tượng mất cân bằng giới tính khisinh ở Việt Nam được nhìn nhận ở tất cả các nhân tố tác động, xét vai trò củatừng nhân tố, quan hệ tác động, quy định lẫn nhau của các nhân tố với nhau.Đồng thời, xác định trong các nhóm nhân tố đó thì nhóm nhân tố nào đóngvai trò quyết định ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc lựa chọn giới tính khi sinh ởViệt Nam hiện nay

1.2 Cơ sở thực tiễn

Tỷ số giới tính khi sinh đã tăng dần trong 25 năm qua ở một số quốcgia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ Ở Việt Nam từ lâu đã gây sựchú ý của giới quan sát vì không có bất kỳ sự gia tăng nào về tỷ số này Tuy

kể từ năm 2004 tỷ số này đã bắt đầu tăng nhanh vượt quá chuẩn sinh học bìnhthường

TSGTKS theo năm sinh

Trang 12

Số liệu trên cho thấy tỷ số giới tính khi sinh hàng năm dao động ở mức

106 trong giai đoạn 1995-2004, sau đó tăng mạnh vào năm 2007, cuối cùngthì giảm nhẹ vào năm 2008 Cụ thể từ năm 1999 đến nay, theo kết quả củatổng điều tra dân số năm1999, năm 2009 và điều tra biến động dân số hàngnăm cho thấy tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta có xu hướng tăng lên:

Tỉ suất giới tính khi sinh giai đoạn ở Việt Nam giai đoạn 1999-2014

2015 và cao hơn đáng kể so với chuẩn

sinh học bình thường )

Nếu xét về tỷ số giới tính nói chung (tổng số nam giới trên 100 nữ giới)thì hiện tại, nam giới ở nước ta vẫn ít hơn nữ giới (do tác động của giai đoạnchiến tranh) Tuy nhiên, nếu xét về tỷ số giới tính khi sinh thì những năm gầnđây ở nước ta đã diễn ra thực trạng mất cân bằng nghiêm trọng ( số bé traisinh ra nhiều hơn mức quy định) Các chuyên gia quốc tế cho rằng tỉ số giớitính khi sinh đều tăng ở những nước có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam(ưa thích con trai hơn con gái) nhưng chưa có nước nào lại có tốc độ gia tăngnhanh như ở Việt Nam Tỉ số giới tính khi sinh ở Việt Nam đang tăng nhanhđến mức báo động Có thể rút ra một vài nhận xét về tình trạng mất cân bằnggiới tính khi sinh ở nước ta hiện nay như sau:

Ngày đăng: 30/11/2015, 17:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w