1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp môn địa lý 6 thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu toàn cầu”

20 5,1K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 171,5 KB
File đính kèm Bài dự thi Dạy học theo chủ đề.rar (27 KB)

Nội dung

* Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế cuộc sống xung quanh; có ý thức bảo vệ môi trường trước thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay... Đối với thực tiễn dạy học Vi

Trang 1

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1 Tên dự án dạy học:

“ Thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu toàn cầu”

2 Mục tiêu dạy học

* Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu

- Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này; nêu được các nhân

tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí

- Hiểu thế nào là biến đổi khí hậu, nguyên nhân, tác hại và các biện pháp phòng ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu

*Kĩ năng:

- Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa) trong một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh hoặc thành phố

- Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của 1 địa phương

* Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế cuộc sống xung quanh; có ý

thức bảo vệ môi trường trước thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay

* Tích hợp:

- Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức đã học ở môn Sinh học, Toán học, ngữ văn, Vật lí, GDCD, Công nghệ

Môn Sinh học: Biết mỗi loại cây trồng có đặc điểm sinh trưởng phát triển khác nhau sẽ thích hợp với khí hậu của các mùa khác nhau

Môn Ngữ văn: Học sinh biết liên hệ đến những bài ca dao, những câu tục ngữ mà người xưa đã vận dụng quy luật khí hậu, thời tiết để sản xuất

Môn Công nghệ: Trên cơ sở khí hậu, thời tiết để có cách dự trữ và chế biến thức

ăn trong chăn nuôi cho phù hợp

Môn Toán học: Vận dụng kiến thức đã học về trung bình cộng của các số hạng và bài toán về tỉ lệ nghịch để tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm và sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao

Trang 2

Môn Vật lí: Học sinh vận dụng kiến thức đã học về sự giãn nở vì nhiệt của các chất (chất rắn, chất lỏng và chất khí) để hiểu và giải thích được sự thay đổi nhiệt

độ của không khí trên đất liền và biển; thay đổi theo độ cao

* Bài học đạt được trong dự án này là: Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí (Địa lí 6)

3 Đối tượng dạy học của dự án

- Đối tượng học sinh:

+ Số lượng: 74 Học sinh

+ Khối lớp 6: gồm 3 lớp

- Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án

+ Học sinh lớp 6 là học sinh vừa từ cấp tiểu học lên học cấp THCS nên còn nhiều bỡ ngỡ về các môn học mới như địa lí, sinh học, lịch sử, vật lí…

+ Đối tượng học sinh còn nhỏ tuổi nên vốn hiểu biết thực tế về cuộc sống, môi trường chưa nhiều Bản thân các nội dung kiến thức trong chương trình địa

lí 6 là kiến thức địa lí đại cương nên trừu tượng và khó hiểu đối với học sinh

+ Học sinh đa phần là con em nông thôn, kinh tế còn khó khăn, chưa được giao lưu tiếp xúc với nhiều người nên còn rụt rè chưa mạnh dạn, kĩ năng trình bày còn kém

4 Ý nghĩa của dự án

4.1 Đối với thực tiễn đời sống xã hội:

Thế kỉ 21 cả nhân loại đang đứng trước một thách thức lớn, đó là sự biến đổi khí hậu toàn cầu Vấn đề này cũng được Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm Cụ thể là Chính phủ Việt Nam đã công bố Định hướng chiến lược phát triển bến vững ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Bộ tài nguyên và Môi trường đã công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam trong thế kỉ 21 theo các kịch bản phát thải

4.2 Đối với thực tiễn dạy học

Việc giáo dục về biến đổi khí hậu là hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc gia, trong đó cấp trung học được xem như có ý nghĩa thiết thực và

Trang 3

thích hợp nhất Việc giáo dục này được lồng ghép, tích hợp trong tổng thể kiến thức chung cần trang bị cho học sinh trung học

Học sinh trung học sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước bởi vậy mà cần giáo dục cho các em ngay từ bây giờ để đảm bảo sự phát triển bền vững của môi trường Thông qua dự án mỗi học sinh sẽ hiểu và cần thiết phải nêu cao tinh thần trách nhiệm để bảo vệ môi trường và có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường

5 Thiết bị dạy học, học liệu

- Tư liệu dạy học:

+ Tranh ảnh, video… của giáo sư Đặng Duy Lợi về nguyên nhân, biểu

hiện và tác hại của biến đổi khí hậu toàn cầu đối với Trái đất và con người

+ Tài liệu tham khảo: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan; sách giáo khoa (sinh học 6, công nghệ 7, Toán học 6, vật lí 6)

- Qua ứng dụng công nghệ thông tin học sinh quan sát được nhiều hình ảnh chân thực, nhiều vấn đề trừu tượng khó hiểu đối với học sinh giúp các em nắm bắt vấn đề tốt hơn, đạt hiệu quả dạy học và giáo dục cao hơn

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

TIẾT 22 (BÀI 18):THỜI TIẾT KHÍ HẬU

VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1 Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu

- Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này; nêu được các nhân

tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí

2.Kĩ năng:

- Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa) trong một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh hoặc thành phố

- Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của 1 địa phương

3 Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế; có ý thức bảo vệ môi trường

trước thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay

II TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

Trang 4

1 Tài liệu:

- Sách giáo viên, sách giáo khoa địa lí 6

- Tài liệu tập huấn về biến đổi khí hậu của giáo sư Đặng Duy Lợi

2 Phương tiện dạy học

- Máy chiếu

- Video về biến đổi khí hậu

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

* Ổn định tổ chức:

1 Giới thiệu bài

Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày của con người, từ ăn, mặc, ở, cho đến các hoạt động sản xuất Vì vậy, việc nghiên cứu thời tiết và khí hậu là một vấn đề hết sức cần thiết Để nghiên cứu thời tiết và khí hậu, chúng ta cần nắm được các yếu tố chính là: nhiệt độ, gió và mưa

2 Dạy học bài mới

Hoạt động 1: Thời tiết và khí hậu

+ Mục tiêu:

- Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu

- Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương (nhiệt độ, gió, mưa) trong một ngày (hoặc một vài ngày) qua quan sát thực tế hoặc qua bản tin dự báo thời tiết của tỉnh hoặc thành phố

+ Cách tiến hành:

(?) Em hãy nêu 1 vài thông tin về

chương trình dự báo thời tiết trên ti vi

một ngày gần đây?

HS trả lời

GV chuẩn xác sau đó đưa ra thông tin

(máy chiếu): Lưu ý HS những từ gạch

chân

Dự báo thời tiết ngày 10/12/ 2013 tại

Hà Nội: Thời tiết sẽ ấm hơn so với

những ngày trước đó Tuy nhiên trời

vẫn lạnh, nhiệt độ dao động từ 13 0 C

đến 16 0 C Về chiều, trời có mưa nhỏ.

Gió đông bắc thổi cấp 3 đến cấp 4

1.Thời tiết và khí hậu

a) Thời tiết.

Trang 5

(?) Chương trình dự báo thời tiết trên

cho ta biết những nội dung gì? (thời

gian, địa điểm và nhiệt độ, gió,

mưa…)

GV giải thích: Các yếu tố nhiệt độ,

gió, mưa… gọi chung là các hiện

tượng khí tượng

(?)Vậy em thấy các hiện tượng khí

tượng trên xảy ra trong thời gian dài

hay ngắn? (thời gian ngắn)

(?) Vậy em hiểu thế nào là thời tiết?

(?) Dự báo thời tiết là dự báo điều gì?

(Dự báo hiện tượng khí tượng sẽ diễn

ra trong 1 ngày hoặc vài ngày)

(?) Đặc điểm chung của thời tiết là

gì? (Thời tiết luôn thay đổi Trong 1

ngày ,ở 1 địa điểm có khi thời tiết

thay đổi đến mấy lần Cùng 1 thời

điểm thời tiết ở các địa phương khác

nhau)

GV:Thời tiết không giống nhau ở

khắp mọi nơi và luôn thay đổi

(?) Nguyên nhân làm cho thời tiết

thay đổi?

(Vị trí của địa điểm, bức xạ của Mặt

trời)

(?) Cho biết sự khác biệt giữa thời tiết

mùa đông và mùa hè ở miền Bắc

nước ta?

(Mùa đông: nhiệt độ thấp, gió mùa

đông bắc lạnh, thường có mưa phùn

Mùa hè: nhiệt độ cao, nóng nực; gió

- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định

Trang 6

mùa tây nam, thường có mưa rào và

dông)

(?) Sự khác nhau này có tính tạm thời

hay lặp lại qua các năm? (lặp lại qua

các năm)

GV chiếu thông tin:

Ở miền bắc nước ta, năm nào cũng

vậy, từ tháng 10 năm trước đến tháng

4 năm sau, đều có gió mùa đông bắc

thổi thành từng đợt làm cho nhiệt độ

giảm xuống dưới 20 0 C, lượng mưa

không đáng kể.

(?) Vậy em hiểu khí hậu là gì?

Thảo luận nhóm (2 bàn) chia 6

nhóm

Câu hỏi: So sánh sự khác nhau giữa

thời tiết và khí hậu theo các dấu hiệu

sau: - Thời gian biểu hiện

- Phạm vi biểu hiện

- Mức độ biến động

Thời gian: 3 phút

GV phát phiếu học tập cho các nhóm

Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả

GV chuẩn xác bằng bảng thông tin

sau;

b) Khí hậu.

- Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở 1 địa phương , trong 1 thời gian dài và trở thành qui luật

c Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu:

Trang 7

Thời gian biểu hiện Thời gian ngắn Thời gian dài

vùng, 1 tỉnh…)

Phạm vi rộng (trong 1 khu vực, 1 quốc gia, 1

miền…)

Mức độ biến động

Thay đổi thường xuyên, trong 1 ngày có thể thay đổi nhiều lần

Sự lặp đi lặp lại có quy luật của thời tiết, khá

ổn định

Tích hợp môn Sinh học lớp 6:

GV: Như các em đã được học ở

chương thực vật – môn Sinh học em

biết do yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất

lớn đến sự sinh trưởng và phát triển

của cây trồng, từ đó con người sẽ lựa

chọn cây trồng và vật nuôi cho phù

hợp với khí hậu

(?) Vận dụng kiến thức môn Sinh học

6 em dã học, em hãy kể một số cây

trồng phù hợp với các mùa khí hậu ở

nước ta?(GV gợi ý: Cây trồng vào

mùa đông, mùa hè)

(?) Dựa vào thời tiết và khí hậu, gia

đình em đã thực hiện sản xuất nông

nghiệp như thế nào?

GV giải thích thêm môn Công nghệ

lớp 7 em sẽ được học về bài chế biến

và dự trữ thức ăn, con người cũng

phải căn cứ vào mùa vụ và khí hậu để

chế biến và dự trữ thức ăn

Tích hợp môn Ngữ văn

(?) Trong môn văn học, em biết

những câu, bài ca dao, tục ngữ nào

nói về kinh nghiệm của cha ông ta

Tích hợp môn Sinh học lớp 6:

- Mùa đông: trồng ngô, các loại rau ôn đới (su hào, bắp cải, xà lách, su su, cà chua…)

- Mùa hè: trồng lúa, hoa màu

- Thời tiết: ngày nắng gặt hái, phơi sấy sản phẩm nông nghiệp

Tích hợp môn Ngữ văn

- Trồng trọt Tháng chạp là tháng trồng khoai Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng

Trang 8

vận dụng quy luật của khí hậu và thời

tiết để sản xuất?

HS phát biểu

HS khác nhận xét

GV cho điểm những HS trả lời đúng

GV cung cấp thêm cho HS 1 số câu,

bài ca dao

cà

Tháng ba cày vỡ ruộng ra Tháng tư gieo mạ thuận hòa mọi nơi Tháng sáu gặt hái vừa rồi

Trời đổ mưa xuống nước trôi đầy đồng + Giêng trúc, lục tiêu

- Khai thác thủy hải sản:

+ Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông + Thâm đông, hồng tây

Ai ơi ở lại vài ngày hãy đi

Hoạt động 2: Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.

+ Mục tiêu:

- Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này

- Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng, trong năm của 1 địa phương

+ Cách tiến hành:

GV: Nêu quy trình hấp thụ nhiệt của

đất và không khí (bằng sơ đồ hình

ảnh)

- Bức xạ Mặt trời đi qua lớp không

khí.Trong không khí có chứa bụi và

hơi nước =>hấp thụ phần nhỏ năng

lương Mặt trời

- Phần lớn được đất hấp thụ =>nóng

lên =>toả nhiệt lại vào không khí

=>không khí nóng lên =>đó là nhiệt

độ không khí

(Do đó đất nóng trước =>không khí

nóng sau =>12 giờ đất nóng nhất

nhưng 13 giờ mới là giờ không khí

nóng nhất

(?) Vậy nhiệt độ không khí là gì?

(?) Dụng cụ đo nhiệt độ không khí ?

2 Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.

a Nhiệt độ không khí.

- Độ nóng, lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí

b Cách đo nhiệt độ không khí:

Trang 9

GV: Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ

ko khí – chiếu hình ảnh nhiệt kế

GV giải thích: Nhiệt kế là 1 ống thủy

tinh kín trong đó chứa thủy ngân màu

đỏ, có vạch chia độ Nhiệt kế này gần

giống nhiệt kế cặp nhiệt độ ở gia đình

em

(?) Quan sát hình 47, sách giáo khoa

trang 56, em cho biết người ta đã để

nhiệt kế như thế nào?(Để nhiệt kế

trong bóng râm, cách mặt đất 2m )

(?) Tại sao phải để nhiệt kế trong

bóng râm và cách mặt đất 2m ?

(Để đo nhiệt độ thực của không khí)

(?) Người ta đo nhiệt độ trong ngày

vào những thời điểm nào?

(?) Tại sao phải đo ở 3 thời điểm

trên?

(Đo bức xạ Mặt trời lúc MT yếu nhất

(5 giờ), mạnh nhất(13 giờ), khi đã

chấm dứt (21 giờ))

Tích hợp môn Toán học 6: trung

bình cộng của các số hạng

GV yêu cầu HS đọc bài tập SGK

trang 55: Giả sử có một ngày ở Hà

Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ

được 200 C, lúc 13 giờ được 240 C và

lúc 21 giờ được 220 C Vận dụng kiến

thức trong môn Toán học, em hãy

tính nhiệt độ trung bình của ngày hôm

đó là bao nhiêu? Em hãy nêu cách

tính?

(Nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó

là 220 C Cách tính: Cộng tổng nhiệt

- Dùng nhiệt kế

- Để nhiệt kế trong bóng râm ,cách mặt

đất 2m

- Thời gian đo 3 lần: 5h, 13h, 21h

c Cách tính nhiệt độ không khí

Trang 10

độ của 3 lần đo rồi chia cho 3)

(?) Em hãy trình bày công thức tính

nhiệt độ trung bình ngày?

HS trả lời, HS khác nhận xét

GV chuẩn xác

(?) Vận dụng kiến thức toán học, em

hãy nêu công thức tính nhiệt độ trung

bình tháng?

HS trả lời, HS khác nhận xét

GV chuẩn xác

GV lưu ý HS: Số ngày của mỗi tháng

là khác nhau nên tùy mỗi tháng mà

chia cho mỗi ngày cho phù hợp

(?) Khi đã có nhiệt độ trung bình của

12 tháng, em sẽ tính nhiệt độ trung

bình năm như thế nào?

HS trả lời, HS khác nhận xét

GV chuẩn xác

GV yêu cầu 2 – 3 em HS nhắc lại

công thức tính nhiệt độ trung bình

ngày, tháng, năm

Bài tập vận dụng: Trò chơi “Ai nhanh

hơn”

GV chiếu bài tập

- Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày chia cho

số lần đo

- Nhiệt độ trung bình tháng = tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng chia cho số ngày trong tháng

- Nhiệt độ trung bình năm = tổng nhiệt

độ trung bình của 12 tháng rồi chia cho 12

Bài tập vận dụng:

Cho bảng số liệu về nhiệt độ trung bình các tháng ở Phú Thọ trong 1 năm

Nhiệt độ

(0C)

Tính nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Phú Thọ? ( Đáp án: 220C)

HS làm bài tập trong khoảng 2 phút

GV cho điểm HS nhanh nhất và có kết quả đúng

Ngày đăng: 30/11/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w