- Ông là người năng động, nhiệt thành, luôn xông xáo ở những điểm nóng của thời đại và thích phiêu lưu với những cuộc săn đuổi dữ dội như săn sư tử ở Châu Phi, đấu bò tót, câu cá lớn,...
Trang 1ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ
(Ơ-nít Hê-minh-uê)
I Kiến thức cơ bản:
1 Tác giả:
a) Vị trí:
Hê-minh-uê là nhà văn vĩ đại của nước Mĩ thế kỉ XX, nổi tiếng với nguyên lí “tảng băng trôi”, với hoài bão viết cho được “một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”
b) Con người và cuộc đời:
- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 - 1961) xuất thân trong gia đình trí thức ở
bang I-li-noi thuộc ngoại vi Chi-ca-gô của nước Mĩ
- Ông tham gia chiến tranh trong Đại chiến I và II với tư cách là phóng viên mặt trận trong chiến trường ở Ý và Tây Ban Nha
- Ông là người năng động, nhiệt thành, luôn xông xáo ở những điểm nóng của thời đại và thích phiêu lưu với những cuộc săn đuổi dữ dội như săn sư
tử ở Châu Phi, đấu bò tót, câu cá lớn,
c) Sự nghiệp sáng tác:
- Sự nghiệp báo chí đã góp phần hình thành ở Hê-minh-uê bản lĩnh cứng cỏi và phong cách viết sống động, mãnh liệt; vừa giản dị, ngắn gọn, gần gũi với đời sống vừa giàu sức gợi
- Dù viết về đề tài gì, ông đều chủ trương "Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người"
- Ông là người đề xướng nguyên lí "tảng băng trôi" trong sáng tác văn học: Nhà văn không trực tiếp phát ngôn cho ý tưởng của mình mà chỉ xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý Mỗi hình ảnh
trong tác phẩm văn chương như một tảng băng trên mặt nước, một phần nổi, bảy phần chìm Biện pháp chủ yếu để thực hiện nguyên lí này là độc thoại nội
tâm, sử dụng các ẩn dụ và xây dựng những biểu tượng nghệ thuật
- Tác phẩm chính: "Giã từ vũ khí", "Chuông nguyện hồn ai", "Ông già và biển cả"…
- Ông được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954 với tác phẩm "Ông già và biển cả "
2 Tác phẩm “Ông già và biển cả”:
a) Tóm tắt tác phẩm:
Câu chuyện kể lại chuyến ra khơi đánh cá của ông lão Xan-ti-a-gô:
- Đã 84 ngày liền không câu được một con cá nào, ông lão quyết định một mình dong thuyền ra khơi xa, thực hiện khát vọng câu được một con cá lớn
Trang 2- Ông đã câu được một con cá kiếm khổng lồ sau ba ngày hai đêm vật lộn với sóng gió và con cá dũng mãnh cho tới lúc kiệt sức, mình đầy thương tích
- Nhưng trên đường về, ông lão lại phải tiếp tục đương đầu với đàn cá mập hung dữ xông vào rỉa thịt con cá kiếm Lúc này, ông lão đã kiệt sức song vẫn chiến đấu quyết liệt với ý chí và nghị lực phi thường Cuối cùng thuyền ông lão cũng cập bến, toàn thân rã rời, bết máu, hai bàn tay đầy thương tích và con cá kiếm của ông chỉ còn lại một bộ xương trơ trọi (trước sự ngơ ngác của mọi người)
- Đêm ấy trong túp lều của mình, ông lão lại mơ về những đàn sư tử ở châu Phi
b) Nội dung:
- Văn bản đề cao sức mạnh của con người, ông lão Xan-ti-a-gô trong cuộc chiến đấu không ngang sức với con cá kiếm khổng lồ Cả hai đều dũng cảm, mưu trí, cao thượng nhưng chiến thắng cuối cùng đã thuộc về con người
- Thể hiện niềm tin vào nghị lực của con người và niềm tự hào về con người
c) Nghệ thuật:
- Lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa trần thuật với miêu
tả cảnh vật, đối thoại và độc thoại nội tâm
- Ý nghĩa hàm ẩn của hình tượng và tính đa nghĩa của ngôn ngữ
d) Ý nghĩa văn bản: Qua việc miêu tả cuộc hành trình đơn độc,
nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao, Hê-minh-uê muốn chứng minh chân lí: “ Con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị đánh bại”
II.Luyện tập:
Câu 1 Trình bày những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Ơ-nít Hê-minh-uê?
Gợi ý : Xem mục I.1
Câu 2 Hãy tóm tắt và nêu chủ đề của tác phẩm Ông già và biển cả- Hê-minh-uê?
Gợi ý : Xem mục I.2
Câu 3 Hãy nêu nguyên lí "tảng băng trôi" của Hê-minh-uê và cho biết nguyên lí ấy được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
Gợi ý:
a Nguyên lí "tảng băng trôi": Nhà văn không trực tiếp phát
ngôn cho ý tưởng của mình mà chỉ xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý Mỗi hình ảnh trong tác phẩm văn chương như một tảng băng trên mặt nước, một phần nổi, bảy phần chìm Biện pháp chủ yếu
Trang 3để thực hiện nguyên lí này là xây dựng các đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm, sử dụng các ẩn dụ và xây dựng những biểu tượng nghệ thuật nhiều sức gợi
b Nguyên lí ấy được biểu hiện trong đoạn trích:
b1 Phần nổi: Những khó khăn, gian khổ của ông lão Xan-ti-a-gô khi săn đuổi con cá kiếm khổng lồ và sự chiến thắng của ông lão
b2 Phần chìm:
- Xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng nghệ thuật:
+ Con cá kiếm là ẩn dụ của cái đẹp, cái cao cả, sự kiêu hùng của thiên nhiên và ông lão cũng là ẩn dụ của cái đẹp, lòng dũng cảm, ý thức, khát vọng vươn lên hoàn cảnh của con người
+ Cuộc săn đuổi con cá kiếm của ông lão giữa biển khơi là cuộc vật lộn gay gắt của con người để chinh phục cái cao cả, dữ dội của thiên nhiên
+ Cuộc chiến đấu của ông lão với con cá kiếm tượng trưng cho những khó khăn, gian khổ của con người lao động chân chính trong hành trình biến ước mơ thành hiện thực
- Tạo ra một số câu văn có nhiều "khoảng trống" và người đọc phải tự lấp đầy vào lời văn đó bằng sự suy ngẫm của chính mình: "Ta đã di chuyển được nó", "Con cá là vận may của ta"
Câu 4 Theo em, nhân vật Xan-ti-a-gô (Ông già và biển cả- Hê-minh-uê) có những nỗi đau tinh thần nào?
Gợi ý:
- Ông lão chịu sự cô đơn xa cách của những người dân trong làng chài
Đã tám mươi tư ngày chưa câu được một con cá nào nên mọi người xung quanh cho rằng ông đã bị vận đen đeo bám Ngay cả Man-nô-lin, cậu bé thân thiết nhất của ông cũng bị cha mẹ cấm không cho theo ông nữa Một ngư dân không đánh được cá trong một khoảng thời gian dài như vậy bị coi là thất bại, coi như đã chết về phương diện tinh thần
- Cuộc sống đã làm thay đổi các giá trị Xan-ti-a-gô không tìm thấy tri
âm trên đất liền Ông dong thuyền ra biển và lấy thiên nhiên là bạn, là ngôi nhà
mà ở đấy ông mới tìm thấy được sự bình yên, lắng dịu trong tâm hồn Ông coi
cá là bạn, con thuyền là chiếc giường nuôi dưỡng những giấc mơ…
- Con cá kiếm là hiện thân của cái đẹp Tuy nhiên, vì cuộc sống và để khẳng định ý nghĩa của sự tồn tại, đôi khi con người phải hủy diệt cả những cái thân yêu, đáng quí Đó là sự dằn vặt lớn ở ông
- Bắt được con cá là một vận may của ông lão, là sản phẩm để khẳng định tài năng, nhưng chính ông lão lại bị nó dong đi khắp nơi Ông đã lệ thuộc vào nó Ngay cả khi nó chết rồi thì vận may lại thành vận rủi Khi cuộc chiến với con cá kiếm kết thúc cũng là lúc ông phải đương đầu với thử thách mới, đàn cá mập tấn công con cá kiếm Vào đến bờ, với một thân thể rã rời, xây xát, con cá kiếm của ông chỉ còn là bộ xương Đó là sự trăn trở vì bị lệ thuộc, bị cướp đoạt thành quả lao động