1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vietnam hospitality industry report báo cáo ngành khách sạn việt nam

45 649 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 11,93 MB

Nội dung

Dịch vụ chủ yếu của chúng tôi bao gồm: Tư vấn báo hiểm, thuế, tài chính doanh nghiệp, đầu tư và quản trị danh mục đầu tư, các dịch vụ kinh doanh khác, tư vấn chiến lược và phát triển… Là

Trang 1

BÁO CÁO NGÀNH KHÁCH SẠN VIỆT NAM 2008

Grant Thornton thực hiện 2008

Trang 2

MỞ ĐẦU

Grant Thornton là một trong những công ty kiểm toán độc lập và tư vấn hàng đầu thế giới chuyên

tư vấn các vấn đề liên quan đến bảo hiểm, thuế và các vấn đề chuyên môn khác cho các công ty quốc tế, công ty trong giai đoạn tăng trưởng cao, công ty đang gặp nhiều nguy cơ về rủi ro tài chính trên toàn thế giới Chúng tôi có 113 công ty thành viên với 490 văn phòng trên khắp thế giới

và với nguồn nhân lực 27,861 người Grant Thornton có thể nói là tổ chức kiểm toán toàn cầu phát triển nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng cao hơn bất cứ đối thủ cạnh tranh nào của chúng tôi Doanh thu hợp nhất năm 2007 là 3.5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng doanh thu là 25%

Grant Thornton (Vietnam) Ltd là công ty liên kết giữa một thành viên hạch toán độc lập của Grant Thornton International và một công ty nước ngoài Grant Thornton Vietnam được thành lập năm

1993 và trở thành công ty tầm vóc quốc tế thứ hai được phép hoạt động tại Việt nam trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn doanh nghiệp với hai văn phòng đại diện ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh Dịch vụ chủ yếu của chúng tôi bao gồm: Tư vấn báo hiểm, thuế, tài chính doanh nghiệp, đầu tư và quản trị danh mục đầu tư, các dịch vụ kinh doanh khác, tư vấn chiến lược và phát triển… Là một trong những công ty chuyên nghiệp hàng đầu, chúng tôi phục vụ gần như tất cả khách hàng, từ công ty đa quốc gia, quốc tế cho đến công ty Việt Nam Mục tiêu, nhiệm vụ của chúng tôi là trở thành nhà cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và là sự lựa chọn hàng đầu ở Việt Nam, giúp các doanh nghiệp nơi đây không ngừng gia tăng giá trị thông qua các giải pháp chức năng và lợi nhuận dựa trên các kinh nghiệm thực tế và sự am hiểu địa phương của chúng tôi Chúng tôi tập trung thấu hiểu xuyên suốt mong muốn của khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, thắt chặt các mối quan hệ với khách hàng

Công ty chúng tôi khác các công ty kiểm toán quốc tế khác ở chỗ nó được sở hữu và quản lý bởi các thành viên địa phương, những người am hiểu và gắn bó lâu dài với Việt Nam Giám đốc quản

lý của chúng tôi đã sống và làm việc ở Việt Nam trên 18 năm, khác hẳn với các đối thủ cạnh tranh khác Khách hàng của chúng tôi sẽ được lợi rất nhiều từ điều này bởi lẽ chúng tôi cảm nghiệm được những gì khách hàng đang gặp và chúng tôi có những chuyên gia sống tại Việt Nam lâu dài

sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích dựa trên kinh nghiệm trong nước và quốc tế của chúng tôi

Grant Thornton đã có danh tiếng từ lâu trong việc cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

Trang 3

môn và kinh nghiệm về cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp trong ngành này Giám đốc của chúng tôi là ông Ken Atkinson với trên 25 năm kinh nghiệm về phát triển du lịch Châu Á,

18 năm kinh nghiệm về Việt nam, và trên 30 năm kinh nghiệm về ngành nghề này

Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các khách sạn đã tham gia vào cuộc khảo sát khách sạn lần này của chúng tôi Cốt lõi của cuộc khảo sát này là dữ liệu về tình hình hoạt động thật sự của các khách sạn cao cấp ở Việt Nam năm 2007 Dữ liệu được thu thập và xây dựng dưới hình thức tỷ lệ phần trăm đối với khách sạn từ 3-5 sao Báo cáo về cuộc khảo sát được hoàn thành vào tháng 7 năm

2008

Chúng tôi mong cuộc khảo sát này sẽ tiếp tục là nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho những năm sắp tới và hy vọng đón nhận những góp ý và đề nghị để cuộc khảo sát sẽ hữu ích hơn cho các thành viên trong ngành tham gia cuộc khảo sát cũng như toàn thể cộng đồng Chúng tôi mong

sự tiếp tục tham gia của quý vị trong các cuộc khảo sát tương lai, mà gần nhất là cuộc khảo sát vào đầu quý 1 năm 2009

Chúng tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý vị

Trang 4

GIỚI THIỆU

Cuộc khảo sát khách sạn năm 2008 do Grant Thornton thực hiện cung cấp những thông tin về thị trường, tình hình hoạt động, tình hình tài chính của 37 khách sạn và resort (tính đến cuối năm tài chính 2007 ở Việt Nam) Để đơn giản, từ “Khách sạn” sẽ dùng để chỉ cho cả các khách sạn lẫn resort Các thống kê được trình bày theo Xếp hạng khách sạn (theo “sao”), kích cỡ khách sạn ( số phòng) và theo khu vực (địa điểm khách sạn)

Khi trình bày các thống kê theo xếp hạng “sao” cho khách sạn, cuộc khảo sát này chỉ tập trung vào các khách sạn xếp hạng từ 3-5 sao Kích cỡ, quy mô khách sạn trong cuộc khảo sát này được định nghĩa theo số phòng trên mỗi khách sạn Có 3 danh mục trải dài từ khách sạn nhỏ đến khách sạn lớn, bao gồm: Nhỏ hơn 75 phòng, từ 75-150 phòng và trên 150 phòng Để đảm bảo tính khách quan và bí mật, kích cỡ mẫu phải đạt ít nhất 4 khách sạn tham gia trong mỗi khu vực phân tích Cuối cùng, địa điểm-khu vực khách sạn sẽ được chia thành 3 khu vực chính ở Việt Nam, đó là Miền Bắc, Miền Trung và Cao nguyên, và Miền Nam Ở miền Bắc, các khách sạn tham gia khảo sát tọa lạc ở Thủ đô Hà Nội và Tp Hạ Long Ở miền Trung và Cao nguyên, các khách sạn được chọn khảo sát nằm ở các thành phố như Đà Nẵng, Hội An, Huế, Nha Trang, Phan Thiết và Đà Lạt Các khách sạn khảo sát ở Miền Nam thì chủ yếu nằm ở Tp Hồ Chí Minh và Vũng Tàu

Báo cáo này nhằm mục đích cung cấp cho người đọc một cái nhìn vừa tổng quan, vừa cụ thể về tình hình hoạt động của các khách sạn ở Việt nam bằng cách trình bày và phân tích các dữ liệu trên nhiều khía cạnh như: Cơ sở vật chất của khách sạn, Đội ngũ nhân viên, Báo cáo tài chính và Thông tin thị trường Đối với vấn đề phân tích tài chính, dữ liệu tài chính được trình bày theo lãi ròng sau khi đã loại trừ lãi vay, chi trả vốn gốc, thuế, khấu hao để thuận tiện trong so sánh Đơn

vị tiền tệ dùng ở đây là USD Hầu hết các dữ liệu được trình bày dưới dạng % hoặc trung bình Chẳng hạn, với báo cáo tài chính, các số có đơn vị tính là USD được trình bày dưới dạng phần trăm của tổng doanh thu Tron phần phân tích thị trường và các phần khác, các thống kê sẽ dưới dạng trung bình của các mục/ thành phần tương ứng

Để dễ so sánh, bản báo cáo sẽ trình bày kết quả khảo sát của từng danh mục cụ thể cùng với các kết quả chính yếu Một loạt các biểu đồ sẽ được trình bày ngay từ đầu của mỗi phần Trong phần phụ lục, người đọc có thể thấy các biểu đồ về giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và giá trị trung bình của

Trang 5

ngành khách sạn Việt Nam Các con số và tỷ lệ trong bài không nên coi là tiêu chuẩn cho bất cứ khách sạn nào Người sử dụng báo cáo cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các thay đổi từ kết quả năm này qua năm khác là so sự khác biệt thật sự giữa các năm Đôi khi chúng chỉ là kết quả tổng hợp của các cuộc khảo sát với các thành viên tham gia khác nhau Người đọc nên lưu ý là do những giới hạn trong việc phân tích dữ liệu dựa trên kích cỡ mẫu cụ thể, các kết quả chỉ mang tính

đề nghị hay tham khảo

Trang 6

XU HƯỚNG CHÍNH TRONG NĂM 2007

Trong cuộc khảo sát các khách sạn của Grant Thornton lần thứ tư này, chúng tôi lấy dữ liệu trong 5 năm tài chính Bên dưới là các biểu đồ thể hiện xu hướng chủ chốt cho thấy

sự tăng trưởng và lớn mạnh của ngành du lịch ở Việt Nam

37% là mức tăng trưởng số phòng hằng năm từ 2006

2007

142% là mức tăng tổng cộng về tỷ lệ lấp đầy hằng năm từ 2003-2007

Trang 7

273% - Mức tăng về số nhân viên trung bình trên mỗi khách sạn 2003-

2007

11% - Tốc độ tăng trung bình của số khách

du lịch đến Việt Nam (2003-2007)

Trang 8

MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT TỪ CUỘC KHẢO SÁT KHÁCH SẠN NĂM 2008

Cuộc khảo sát các khách sạn Việt nam hoàn thành và công bố vào tháng 7 năm 2008 Đây là bản báo cáo dựa trên dữ liệu từ những kết quả khảo sát các khách sạn tính đến hết năm tài chính

2007 Đây cũng là cuộc khảo sát lần thứ 4 định kỳ hằng năm do Grant Thornton thực hiện Cuộc khảo sát năm nay bao gồm 37 khách sạn với 5,216 phòng trên khắp Việt Nam

Biểu đồ bên dưới thể hiện số khách sạn đã tham gia và trả lời câu hỏi khảo sát trong suốt 4 năm khảo sát qua:

Cả số khách sạn lẫn số phòng được khảo sát đều tăng qua các năm và được xem xét trên nhiều khía cạnh: khu vực, quy mô (kích cỡ), xếp hạng “sao”

Cuộc khảo sát năm nay bao gồm 37 khách sạn với 5,216 phòng trên khắp Việt Nam so với 29 khách sạn và 3,946 phòng trong cuộc khảo sát năm 2007 Số khách sạn đã tăng 147% và số phòng tăng 210% trong cuộc khảo sát 2008 so với năm 2004

Bảng bên dưới thể hiện các dữ liệu chính về tình hình hoạt động cuả các khách sạn 3 – 5 sao cho

Trang 9

Loại khách sạn 3 sao 4 sao 5 sao

Tỷ lệ lấp đầy trung bình mỗi khách sạn 78.02% 62.71% 65.68%

Trung bình giá phòng mỗi khách sạn $70.43 $74.43 $192.97

(* Thu nhập ở đây là thu nhập trước khấu hao, lãi vay và thuế)

Hai bảng bên dưới trình bày giá phòng theo khu vực (2007) và tỷ lệ lấp đầy ở các thành phố lớn của Việt Nam

Bảng : Giá phòng theo khu vực 2007

(Nguồn: Kết quả khảo sát 2008 do Grant Thornton thực hiện)

Qua bảng trên có thể thấy Hà Nội là nơi “đắt đỏ” nhất về giá phòng khách sạn ở Việt Nam, ngược lại Đà Lạt là nơi có giá phòng thấp nhất trong 5 địa điểm khảo sát trên Tính trung bình trong năm

2007, khách ở Hà Nội phải trả nhiều hơn so với ở Đà Lạt là 82.78$

Mức tăng giá phòng ở Hà Nội là 25.91%, trong khi mức tăng giá ở Đà Lạt tăng không đáng kể (1.65%) Mặt khác, Hội An và Đà Nẵng có mức tăng cao nhất 63.69%

Trang 10

Phan Thiết 54.06% 69.96% 29.40% 4.00%

Đà Lạt 53.83% 59.09% 9.78% 5.00%

Hội An & Đà Nẵng 58.93% 53.57% -9.09% 3.00%

(Nguồn: Kết quả khảo sát 2008 do Grant Thornton thực hiện)

TP Hồ Chí Minh dẫn đầu danh sách về tỷ lệ lấp đầy với 79.32% (2007) và 76.56% (2006) Tuy nhiên, mức tăng trưởng hằng năm cao nhất về tỷ lệ lấp đầy thuộc về Phan Thiết với 29.40%

Hai biểu đồ bên dưới cho thấy giá phòng trung bình và tỷ lệ lấp đầy trung bình theo mùa vắng khách, mùa cao điểm và hằng năm:

(Ngu ồ n: K ế t qu ả kh ả o sát 2008 do Grant Thornton th ự c hi ệ n)

Bảng: Tỷ lệ lấp đầy trung bình theo mùa

(Ngu ồ n: K ế t qu ả kh ả o sát 2008 do Grant Thornton th ự c hi ệ n)

Tỷ lệ lấp đầy và giá phòng theo loại khách sạn được trình bay ở bảng và biểu đồ bên

dưới:

Trang 11

(Ngu ồ n: K ế t qu ả kh ả o sát 2008 do Grant Thornton th ự c hi ệ n)

Giá phòng trung bình tăng đáng kể ở tất cả các loại khách sạn Mức tăng giá phòng trung bình giữa năm 2006 và 2007 là 33 USD đối với khách sạn 3 sao, 8.17USD đối với khách sạn 4 sao và 123USD đối với khách sạn 5 sao Từ đó có thể thấy giá phòng khách sạn 5 sao tăng đột biến so với loại 4 sao và 3 sao

Bảng: Tỷ lệ lấp đầy trung bình theo loại khách sạn

Loại khách sạn 2006 2007 Mức tăng/giảm

3 sao 64.80% 78.02% 20.40%

4 sao 54.40% 62.71% 15.27%

5 sao 73.10% 65.68% -10.15%

(Ngu ồ n: K ế t qu ả kh ả o sát 2008 do Grant Thornton th ự c hi ệ n)

Đối với khách sạn 3 sao, tỷ lệ lấp đầy trung bình tăng đáng kể từ năm 2006-2007 với mức tăng là 20.40% Trong khi đó, khách sạn 4 sao tăng ít hơn 15.27%, khách sạn 5 sao thì giảm 10.15%

Trang 12

(Ngu ồ n: K ế t qu ả kh ả o sát 2008 do Grant Thornton t ổ ng h ợ p)

Phân tích cơ cấu doanh thu 2006 và 2007, có thể thấy doanh số từ cung cấp dịch vụ ăn uống và thu nhập khác có xu hướng giảm, bù lại là sự tăng lên của doanh thu từ cho thuê phòng (2.78%)

(Ngu ồ n: K ế t qu ả kh ả o sát 2008 do Grant Thornton t ổ ng h ợ p)

Về trung bình, nói chung các khách sạn và resort Việt Nam trong năm 2007 có xu hướng cắt giảm

tỷ lệ các loại chi phí/doanh thu, ngoại trừ sự gia tăng nhẹ đối với tỷ lệ chi phí cho dịch vụ ăn uống/doanh thu và chi phí sửa chữa bảo trì/doanh thu Mặc dù điều này có vẻ là tín hiệu tốt trong bối cảnh lạm phát Việt Nam tăng cao trong năm 2007 với 12.6%, nhưng điều đáng nói là dù cắt giảm chi phí nhưng nói chung giá phòng cũng như tỷ lệ lấp đầy đều tăng đáng kể trong năm qua Biểu đồ bên dưới cho thấy số nhân viên tính trên mỗi khách sạn và số nhân viên tính trên tổng số phòng:

Trang 13

Bảng: Số nhân viên/khách sạn & số nhân viên/số phòng ở Việt Nam

Năm 2006 2007

Số nhân viên (TB)/Khách sạn 213 361

Số nhân viên/Tổng số phòng 1.65 2.97

Lương và các chi phí liên quan mỗi nhân viên theo tháng 258.57$ 296.95$

Tốc độ tăng nhân viên 3.74% 8.05%

(Ngu ồ n: K ế t qu ả kh ả o sát 2008 do Grant Thornton t ổ ng h ợ p)

Nói chung, đã có sự gia tăng về số nhân viên khách sạn những năm qua, cùng với đó là mức tăng của chi phí lương tính trên mỗi nhân viên (27.02%)

Bảng bên dưới trình bày các cách thức mà khách du lịch đặt thuê phòng:

( Ngu ồ n: K ế t qu ả kh ả o sát 2008 do Grant Thornton t ổ ng h ợ p)

Qua bảng trên có thể thấy đã có sự thay đổi lớn trong cách thức đặt phòng giữa hai năm qua Cách đặt phòng qua hệ thống Internet và đặt phòng trực tiếp là hai “kênh” đặt phòng có tỷ lệ tăng

so với năm trước đó

Ba biểu đồ bên dưới sẽ phân tích sâu hơn về các loại khách đặt phòng trên 3 khía cạnh: Phân khúc thị trường, Loại khách hàng, và Xuất xứ khách du lịch

Theo phân khúc thị trường:

Trang 15

Việc phân loại khách đặt phòng theo phân khúc thị trường cho thấy các lý do mà khách đến Việt Nam: Khách đến Việt Nam để du lịch (bao gồm du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn) chiếm 28.05% và 26.18% trong năm 2007 Đáng lưu ý là khách đến Việt Nam vì mục đích kinh doanh, công tác tăng 5.26% trong hai năm qua

Xét về xuất xứ, khách quốc tế chiếm 81.55% trong tổng số khách năm 2006, tăng nhẹ vào năm

2007 với 87.63% Nguồn gốc khách quốc tế cho thấy rằng khách Châu Âu đến Việt Nam chiếm tỷ trọng nhiều nhất với 34.42% vào năm 2006 và 35.37% vào năm 2007 Tiếp đến là khách Châu Á với 38.21% vào năm 2006 và giảm 8.05% vào năm 2007 Khách Châu Úc, Bắc Mỹ và các quốc gia khác chiếm tỷ trọng còn lại, và nhìn chung có chiều hướng gia tăng trong năm 2007 so với 2006

KINH TẾ VIỆT NAM

Tổng quan

Mặc dù nền kinh tế toàn cầu nhìn chung có sự tăng trưởng chậm lại trong vài năm gần đây, Việt Nam vẫn ghi dấu ấn với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức cao và là nước có nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương (sau Trung Quốc) Tốc độ tăng trưởng GDP của năm 2007 là 8.48% Phân tích của Ngân Hàng Phát triển Châu Á (ADB) từ năm

2007 đã chỉ ra rằng: với tốc độ phát triển của Trung Quốc là 11.2%, Việt Nam 8.48% và Singapore 7.5% thì có thể thấy mức độ cạnh tranh kinh tế của Việt Nam trong mối quan hệ với các nước láng giềng Tốc độ phát triển GDP ước tính cho năm 2008 hiện tại là 7% , tuy có thấp hơn 2 năm vừa qua một phần là do tình hình lạm phát ở mức cao nhưng vẫn phản ánh vị trí của một nền kinh tế phát triển mạnh Lạm phát gia tốc hàng năm đang tăng cao ở Việt nam: từ 7.5% trong năm 2006

đã nhảy vọt lên 12.63% năm 2007 và tăng mạnh đến 26.8% tính đến thời điểm tháng 7.2008, trong khi sự ước lượng của chính phủ hiện tại là 18% vào cuối năm 2008

Trang 16

Biểu đồ bên dưới biểu diến tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 1991 đến 2008 với con số ước tính cho năm 2008

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Trong sự nỗ lực để kiềm chế mức lạm phát bắt đầu gia tăng cao vào cuối năm 2007, các nhà chức trách Việt Nam đang thi hành hàng loạt các công cụ điều tiết nền kinh tế với những chính sách thắt chặt như giảm chi tiêu công, kiểm soát giá, nâng lãi suất cơ bản và dự trữ bắt buộc Chỉ có thời gian sẽ trả lời liệu những biện pháp hiện tại sẽ có hiệu quả trong việc giảm lạm phát hay cần nhiều nỗ lực hơn trong trong tương lai

Nguồn vốn FDI vẫn đang có những đóng góp lớn trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Chính phủ Việt Nam hiện đang tiếp tục khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với những chính sách nhằm thu hút vốn, công nghệ cao và kỹ năng quản lý để khai thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên dồi dào, gia tăng tiền gửi, nâng cao mức sống cho người dân và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong năm 2007, chính phủ Việt Nam đã cấp phép cho hơn 1.445 dự án, dẫn đến kết quả là lượng vốn FDI đổ vào trong năm lên đến 20.3 tỷ USD, gấp đôi các kỷ lục của năm trước đó

Viễn cảnh tương lai

Hàng loạt những cải cách đang được tiến hành và đang gia tăng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam đã và đang tiến tới việc thi hành những cải cách cần thiết cho quá trình hiện đại hóa nền kinh tế và sản sinh ra nền công nghiệp hướng tới xuất khẩu và gia tăng tính cạnh tranh hơn Việc là thành viên khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tiến tới Hiệp định Thương mại

Trang 17

cho nền kinh tế và thương mại của Việt Nam Xuất khẩu của Việt Nam qua Mỹ đã gia tăng 900% trong năm 2007 so với năm 2001 như là một kết quả minh chứng Việt Nam cũng tham gia WTO vào tháng 1.2007 sau nhiều năm đàm phán và điều này đã giúp cho Việt Nam có thể tiếp cận được với thị trường quốc tế và làm gia tăng thêm sức mạnh cho quá trình cải tổ nền kinh tế trong nước, tất cả sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư

TỔNG QUAN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM

Tổng quan ngành du lịch

Ngành du lịch toàn cầu hàng năm đóng góp khoảng 8 nghìn tỷ USD, là ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới cả về doanh thu, lao động và nguồn thu ngoại tệ Du lịch là một ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam và đóng góp một vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây Việt Nam là một nước có một quá trình lịch sử lâu đời, di sản văn hóa được kế thừa, một đường bờ biển đẹp, thu hút được nhiều khách tham quan từ khắp nơi trên thế giới và nổi tiếng trên thế giới bởi lòng mến khách

Trái với những xếp loại hiện tại, Hiệp Hội du lịch và lữ hành thế giới (WTTC) dự báo rằng Việt Nam

sẽ là một trong những Top ten điểm du lịch dừng chân chính của Thế giới trong vòng 10 năm tới Theo Tổng cục du lịch quốc gia Trung Quốc, Việt Nam cũng là một trong số 10 điểm dừng chân có sức hút mạnh nhất đối với những khách du lịch nước này Trong năm 2007, Du lịch Việt Nam tiếp tục đạt đuợc những thành tựu trong tốc độ phát triển với số lượng khách tham quan trong nước và quốc tế đạt 19.2 triệu và 4.2 triệu người, tăng tương ứng 10% và 16% so với năm 2006 Theo ước tính của Tổng cục du lịch Việt Nam (VNAT) thì năm 2008, Việt Nam sẽ đạt 5 triệu lượt khách quốc

tế và 21 triệu lượt khách nội địa

Kế hoạch phát triển

Trong năm 2006, VNAT đã công bố chương trình hành động quốc gia về du lịch Kế hoạch phát

Trang 18

Theo chương trình hành động, tốc độ tăng trưởng số lượng khách quốc tế mỗi năm có thể đạt được của ngành du lịch sẽ từ 10% đến 20% Kế hoạch cũng hướng tới những mục tiêu đi kèm trong việc chào đón 5.5-6 triệu khách quốc tế và 25 triệu khách nội địa với doanh thu đạt được từ

4 - 4.5 tỷ USD đến năm 2010 Để đạt được những thành tựu đó, ngành đã và đang được khuyến khích và hỗ trợ trong việc tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh trong số lượng và chất lượng cơ

Biểu đồ bên dưới cho thấy các khách du lịch trong và ngoài nước đến các địa điểm như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Việt Nam nói chung từ năm 2002 đến 2007 và dự đoán cho năm 2008

Trang 20

Ngành khách sạn cao cấp tại Việt Nam

Thị trường Khách sạn Việt Nam

Tỷ lệ tăng trưởng ngành du lịch Việt Nam được mong đợi đạt mức cao nhất tại Châu Á trong năm

2008 với sự gia tăng về nhu cầu chổ ở tiện nghi tại Việt Nam

Biểu đồ dưới đây thể hiện số lượng khách sạn, nhà nghỉ và số phòng từ năm 2003-2007

và ước đoán đến năm 2010

Tp HCM là thành phố lớn nhất Việt Nam, và là nơi mà phần lớn khách du lịch đến trước, trước khi

đi du lịch qua các nơi khác Năm 2007, 2.35 triệu khách quốc tế đến Tp HCM so với 2 triệu năm

Trang 21

được ước đoán tăng lên 3 triệu trong năm 2008 Do bởi vị trí địa lý thuận lợi, Hồ Chí Minh có thể thúc đẩy thị trường MICE (Meeting, Ưu đãi, Hội nghị và Triễn lãm), và thị trường này được xem là một thế mạnh của Tp Với những khách sạn cao cấp đã và đang được xây dựng để cung cấp cho thị trường MICE Doanh thu ngành du lịch ở Tp HCM chiếm khoảng 45% doanh thu toàn ngành

Biểu đồ sau thể hiện số lượng khách sạn 1-5 sao và số phòng tại Tp HCM từ năm 2002 đến quý 1/2008

(Ngu ồ n: Phòng Du l ị ch và khách s ạ n – Tp HCM)

Hà Nội

Hà Nội, Thủ đô của Việt Nam, được mô tả là một trong 10 thành phố hấp dẫn nhất ở Châu Á, theo đánh giá của Tạp Chí US Travel & Leisure Magazine Ngành công nghiệp du lịch đã có sự tiến triển tốt trong năm 2007 khi có 1.3 triệu khách quốc tế và 5.4 triệu khách nội địa đã đến thủ đô, tăng tương ứng là 14.61% và 9.25% so với năm 2006 Ước đoán trong năm 2008, lượng khách quốc tế

Trang 22

(Ngu ồ n: Phòng du l ị ch và khách s ạ n – Hà N ộ i)

Năm 2007, 183 khách sạn (1-5 sao) và 8,674 phòng được thống kê lại cho thấy rằng tổng cộng 77 khách sạn với 2,371 phòng đã được thêm vào từ năm 2002 Và năm 2010, năm cuối của kế hoạch phát triển 5 năm, số lượng khách sạn mong đợi (1-5 sao) là 246 khách sạn với 14,500 phòng Số lượng khách sạn 4 và 5 sao và số lượng phòng vẫn còn rất hạn chế và ảnh hưởng bởi nhu cầu cao cấp của con người

Số lượng khách tới Hà Nội thường thấy khó khăn để tìm được phòng khách sạn Từ năm 2002 –

2007, chỉ 1 khách sạn 5 sao tăng thêm đã đưa thêm hồ bơi nhỏ trong số 8 khách sạn 5 sao Ngoài

ra, chỉ 2 khách sạn 4 sao tăng thêm được xây dựng trong 5 năm, từ năm 2002-2007

Việc thiếu số lượng khách sạn và phòng ở Hà Nội đã được minh chứng thêm bằng tỷ lệ lấp đầy Phần lớn số lượng khách sạn trong năm 2007, tỷ lệ lấp đầy đã đạt trung bình khoảng 85%, với 90% phòng hạng sang đã được thuê Hà Nội, cũng như là Tp Hồ Chí Minh, đang tập trung đầu tư vào loại hình khách sạn 4-5 sao

Miền trung và cao nguyên

Miền Trung gồm nhiều điểm du lịch chính: Hội An, Huế và Đà Nẵng Trong khi cao nguyên chỉ có

Ngày đăng: 30/11/2015, 01:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w