Cơ sở tiền tệ bằng tiền mặt trong lưu thông C cộng với tổng khối lượng dự trữ của hệ thống ngân hàng R Mọi sự thay đổi của cơ sở tiền tệ đều là tác nhân quan trọng gây ra thay đổi trong
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- -CAO HỌC KHÓA 21 – LỚP ĐÊM 6
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Chương 15:
Nhóm 2 :
1 TRƯƠNG NGỌC HUY
TP Hồ Chí Minh, UEH, tháng 02 năm 2012
Trang 2Trong lý thuyết tiền tệ, các biến động trong cung tiền sẽ tác động đến lãi suất và sự lành mạnh nói chung trong nền kinh tế Do ảnh hưởng sâu rộng của nó tới hoạt động kinh tế, nên vấn đề quan trọng của chúng ta là phải hiểu rõ cách thức quyết định cung tiền Ai kiểm soát nó? Những yếu tố nào làm nó thay đổi? Làm thế nào để kiểm soát nó tốt hơn?
Do tiền gửi tại trong ngân hàng là thành tố lớn nhất của cung tiền, nên việc tìm hiểu phương thức tạo ra tiền gửi là bước đi quan trọng đầu tiên trong việc nghiên cứu quá trình cung tiền Chương này sẽ tập trung trình bày khái quát về phương thức cơ bản mà hệ thống ngân hàng sử dụng để tạo ra tiền gửi và các nguyên tác cơ bản của quá trình cung tiền
Trang 3I BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN CỦA FED :
1.1 Các tác nhân trong quá trình cung tiền: có 4 nhóm tác nhân đóng vai trò
quan trọng trong quá trình cung tiền tệ:
• Ngân hàng trung ương: đây là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm giám sát hệ thống
ngân hàng và thực thi chính sách tiền tệ Ngân hàng trung ương ở Mỹ là Hệ thống
Dự trữ Liên bang Fed Trong 4 tác nhân trong quá trình cung tiền tệ thì ngân hàng
trung ương nói chung và Fed nói riêng (ở Mỹ) đóng vai trò quan trọng nhất do việc thực thi các chính sách tiền tệ của Fed sẽ ảnh hưởng, thay đổi bảng tổng kết tài sản của Fed
• Ngân hàng (bao gồm ngân hàng thương mại, liên minh tín dụng và các loại hình ngân hàng khác): đây là các định chế tài chính được phép nhận tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức; giữ lại một phần làm dự trữ và cho vay số tiền còn lại
• Người gửi tiền vào ngân hàng: các cá nhân và tổ chức gửi tiền tại các định chế tài chính được phép nhận tiền gửi
• Người vay tiền từ các ngân hàng: các cá nhân và tổ chức vay tiền tại các định chế tài chính được phép nhận tiền gửi và tổ chức phát hành trái phiếu mà các định chế được phép nhận tiền gửi mua
1.2 Bảng tổng kết tài sản của Fed
Bất kỳ hoạt động nào của Fed cũng làm thay đổi bảng tổng kết tài sản của nó Ở đây chúng ta thảo luận một bảng tổng kết tài sản đơn giản hóa, chỉ bao gồm bốn mục có ý nghĩa cơ bản đối với hiểu biết của chúng ta về quá trình cung tiền Đó là:
Hệ thống Dự trữ Liên bang
Bên có Bên nợ
Chứng khóan chính phủ Cho vay chiết khấu
Tiền mặt trong lưu thông
Dự trữ
Trang 41.2.1 Bên nợ: 2 khỏan nợ trên bảng tổng kết tài sản (tiền mặt trong lưu thông
và dự trữ) thường được gọi là các khỏan nợ tiền tệ của Fed Sự gia tăng một hoặc cả hai khỏan nợ trên sẽ dẫn tới sự gia tăng trong cung tiền Tổng các khỏan nợ tiền tệ được gọi là cơ
sở tiền
• Tiền mặt trong lưu thông: do hộ gia đình và doanh nghiệp không phải ngân hàng nắm giữ
Fed là cơ quan phát hành ra các đồng tiền mặt (giấy bạc), đây là phương tiện thanh tóan được chấp nhận rộng rãi, thực hiện được các chức năng của tiền Giấy bạc của Quỹ Dự trữ Liên bang là giấy nợ của Fed đối với người nắm giữ nó vì vậy phải nằm ở bên nợ
• Dự trữ: bao gồm tiền gửi của các ngân hàng tại Fed và tiền mặt tại két sắt của các ngân hàng Dự trữ là tài sản của các ngân hàng nhưng là những khỏan nợ của Fed Tổng khối lượng dự trữ chia làm 2 phần: dự trữ bắt buộc (được xác định theo tỷ lệ phần trăm tính trên nguồn vốn huy động mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải nắm giữ để đảm bảo tính thanh khoản) và dự trữ dôi ra (phần dự trữ bổ sung mà các ngân hàng muốn nắm giữ)
Ví dụ: khi nhận được 01 đô la Mỹ tiền gửi, ngân hàng phải gửi lại 10 xu vào ngân hàng trung ương làm dự trữ Tỷ lệ 10% này đuợc gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc
1.2.2 Bên có:
• Chứng khóan chính phủ: những chứng khóan do Kho bạc Mỹ phát hành mà Fed nắm giữ, chủ yếu là trái phiếu chính phủ Nó là loại tài sản quan trọng trong bảng tổng kết tài sản của ngân hàng trung ương Sự gia tăng trong khối lượng chứng khoán chính phủ được Fed giữ dẫn tới sự gia tăng trong cung tiền
• Cho vay chiết khấu: đó là những khoản tiền mà ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay và lượng tiền vay chịu tác động của lãi suất mà ngân hàng trung ương ấn định cho những khoản vay đó (lãi suất chiết khấu) Sự gia tăng quy mô cho vay chiết khấu là một yếu tố làm tăng cung tiền
II KIỂM SOÁT CƠ SỞ TIỀN (CONTROL OF MONETARY BASE)
Trang 52.1 Khái niệm
Cung ứng tiền tệ (the money supply) là một khái niệm kinh tế vĩ mô, để chỉ lượng
cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, của các cá nhân (hộ gia đinh) và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng)
Cơ sở tiền tệ (the monetary base còn gọi là tiền mạnh high-powered money kí hiệu
là MB) là thuật ngữ kinh tế chỉ loại tiền có mức độ thanh khoản cao nhất trong các thành
phần của cung tiền Cơ sở tiền tệ bằng tiền mặt trong lưu thông (C) cộng với tổng khối lượng dự trữ của hệ thống ngân hàng (R) Mọi sự thay đổi của cơ sở tiền tệ đều là tác nhân quan trọng gây ra thay đổi trong tổng lượng cung tiền
MB = C+ R
Quỹ dự trự liên bang (Fed) thực thi việc kiểm soát đối với cơ sở tiền tệ thông qua việc
mua hoăc bán chứng khoán chính phủ trên thị trường tự do, gọi là nghiệp vụ thị trường mở (open market operations), và thông qua cho vay chiết khấu đối với các ngân hàng (discount loans).
2.2 Nghiệp vụ thị trường mở của Fed
2.2.1 Mua trên thị trường mở từ ngân hàng (Open market purchase from a Bank)
a Tình huống giả định
- Fed mua 100 USD trái phiếu từ một ngân hàng
- Fed trả cho ngân hàng một tờ Séc 100 USD
- Ngân hàng sẽ gửi tờ Séc này vào tài khoản của nó tại Fed (deposit its account) hoặc rút tiền mặt dự trữ dưới dạng tiền mặt trong két sắt (Vault cash)
b Minh họa bằng tài khoản chữ T
Ngân hàng bán trái phiếu 100 USD cho Fed làm cho mục chứng khoán giảm 100 USD và mục dự trữ tăng thêm 100 USD
Hệ thống ngân hàng
Chứng khoán -100 USD
Dự trữ +100 USD
Trang 6Fed mua trái phiếu 100 USD từ ngân hàng làm mục chứng khoán và dự trữ đều tăng 100 USD
Hệ thống Dự trữ Liên bang
Chứng khoán +100 USD Dự trữ +100 USD
c Kết quả
- Lượng tiền mặt trong lưu thông (Currency in circulation) không đổi
- Dự trữ và cơ sở tiền tăng thêm một lượng bằng mức mua chứng khoán trên thị trường mở
100 USD
2.2.2 Mua trên thị trường mở từ công chúng phi ngân hàng
2.2.2.1 Tình huống 1
a Giả định
- Một cá nhân hay một công ty bán 100 USD trái phếu cho Fed
- Fed phát hành một tờ Séc 100 USD để trả cho số trái phiếu 100 USD này
- Cá nhân hay công ty đó gửi tờ Séc 100 USD vào một ngân hàng địa phương
b Minh họa bằng tài khoản chữ T
Công chúng phi ngân hàng bán trái phiếu 100 USD cho Fed và nhận từ Fed tấm Séc 100 USD
Công chúng phi ngân hàng
Chứng khoán -100 USD
Tiền gửi viết Séc +100 USD
Khi ngân hàng nhận được tấm Séc 100 USD từ công chúng phi ngân hàng, nó ghi thêm vào tài khoản của người gửi tiền 100 USD, sau đó gửi tấm Séc đó vào tài khoản của mình tại Fed, từ đó làm tăng Dự trữ của nó Tài khoản chữ T của hệ thống ngân hàng trở thành :
Hệ thống ngân hàng
Dự trữ +100 USD Tiền gửi viết Séc +100 USD Fed có thêm 100 USD trái phiếu ở bên có và 100 USD Dự trữ ở bên nợ
Hệ thống Dự trữ Liên bang
Chứng khoán +100 USD Dự trữ +100 USD
Trang 7c Kết quả
- Lượng tiền mặt trong lưu thông không đổi
- Dự trữ và cơ sở tiền tăng thêm một lượng bằng mức mua chứng khoán trên thị trường mở
100 USD
2.2.2.2 Tình huống 2
a Giả định
- Một cá nhân hay một công ty bán 100 USD trái phếu cho Fed
- Fed phát hành một tờ Séc 100 USD để trả cho số trái phiếu 100 USD này
- Cá nhân hay công ty đó đem tấm Séc của Fed tới ngân hàng địa phương hoặc ngân hàng
dự trữ liên bang để lấy 100 USD tiền mặt
b Minh họa bằng tài khoản chữ T
Công chúng phi ngân hàng nhận được 100 USD tiền mặt, mức nắm giữ chứng khoán giảm
100 USD
Công chúng phi ngân hàng
Chứng khoán -100 USD
Tiền mặt +100 USD
Fed đổi 100 USD tiền mặt lấy 100 USD chứng khoán
Hệ thống Dự trữ Liên bang
Chứng khoán +100 USD Tiền mặt trong lưu thông +100 USD
c Kết quả
- Dự trữ không thay đổi
- Lượng tiền mặt trong lưu thông và cơ sở tiền tệ tăng thêm một lượng bằng mức mua trái phiếu 100 USD
2.2.3 Kết luận
Tác động của việc mua trên thị trường mở đối với dự trữ phụ thuộc vào việc người bán trái phiếu giữ số tiền thu được dưới dạng tiền mặt (currency) hay tiền gửi (deposits) Nếu tiền bán trái phiếu được giữ dưới dạng tiền mặt thì việc mua trên thị trường mở không tác động tới dự trữ Nếu nó được giữ dưới dạng tiền gửi thì dự trữ sẽ tăng một lượng bằng mức mua trên thị trường mở
Trang 8Tác động của việc mua trên thị trường mở đối với cơ sở tiền tệ là như nhau (cơ sở tiền tệ tăng thêm một lượng bằng mức mua) cho dù người bán trái phiếu giữ tiền dưới dạng tiền gửi hay tiền mặt Tác động của việc mua trên thị trường mở đối với dự trữ là không chắc chắn hơn nhiều so với tác động đối với cơ sở tiền tệ
2.3 Bán trên thị trường mở
2.3.1 Bán trên thị trường mở cho một ngân hàng
a Giả định
- Fed bán 100 USD trái phiếu cho một ngân hàng
b Minh họa bằng tài khoản chữ T
Hệ thống ngân hàng Hệ thống Dự trữ Liên bang
Chứng khoán +100 USD
Dự trữ -100 USD
Chứng khoán -100 USD Dự trữ -100 USD
c Kết quả
- Lượng tiền mặt trong lưu thông (Currency in circulation) không đổi
- Dự trữ và cơ sở tiền giảm một lượng bằng mức bán trái phiếu trên thị trường mở 100 USD
2.3.2 Bán trên thị trường mở cho công chúng phi ngân hàng
2.3.2.1 Tình huống 1
a Giả định
- Fed bán 100 USD trái phiếu cho công chúng phi ngân hàng
- Công chúng phi ngân hàng trả cho Fed bằng một tấm Séc 100 USD viết vào tài tiền gửi tài khoản viết Séc tại ngân hàng địa phương
b Minh họa bằng tài khoản chữ T
Công chúng phi ngân hàng Hệ thống Dự trữ Liên bang
Chứng khoán +100 USD
Tiền gửi viết Séc -100 USD
Chứng khoán -100 USD Dự trữ -100 USD
Hệ thống ngân hàng
Dự trữ -100 USD Tiền gửi viết Séc -100 USD
Trang 9c Kết quả
- Lượng tiền mặt trong lưu thông không đổi
- Dự trữ và cơ sở tiền giảm một lượng bằng mức bán trái phiếu trên thị trường mở 100 USD
2.3.2.2 Tình huống 2
a Giả định
- Fed bán 100 USD trái phiếu cho công chúng phi ngân hàng
- Công chúng phi ngân hàng trả cho Fed bằng một lượng tiền mặt 100 USD
b Minh họa bằng tài khoản chữ T
Công chúng phi ngân hàng Hệ thống Dự trữ Liên bang
Chứng khoán +100 USD
Tiền mặt -100 USD
Chứng khoán -100 USD Tiền mặt -100 USD
c Kết quả
- Dự trữ không thay đổi
- Lượng tiền mặt trong lưu thông và cơ sở tiền tệ giảm một lượng bằng mức bán trái phiếu
100 USD
2.3.3 Kết luận
Phân tích về hoạt động mua và bán trên trên thị trường mở, chúng ta có thể rút ra kết luận : Fed kiểm soát cơ sở tiền tệ tốt hơn dự trữ
Nghiệp vụ thị trường mở cũng có thể được thực hiện nhờ các tài sản khác với trái phiếu chính phủ như tỷ giá hối đoái và vẫn gây tác động đối với cơ sở tiền tệ như chúng ta đã mô tả trên đây
Khi Fed trả 100 USD để mua lượng tiền gửi ghi bằng Euro (bán USD để mua Euro) thì cũng giống như mua trái phiếu trên thị trường mở và cơ sở tiền tăng Ngược lại, khi Fed bán tiền gửi ghi bằng đồng tiền nước ngoài thì cũng giống như bán trái phiếu trên thị trường mở và dẫn đến sự giảm sút trong cơ sở tiền tệ
2.4 Cho vay chiết khấu
2.4.1 Cho vay chiết khấu
Trang 10a Tình huống giả định
Fed cho vay 100 USD dưới hình thức chiết khấu đối với Ngân hàng Quốc gia Thứ nhất
b Mô tả bằng tài khoản chữ T
Hệ thống ngân hàng Hệ thống Dự trữ Liên bang
Dự trữ +100 USD Vay chiết khấu +100 USD Cho vay chiết khấu +100 USD Dự trữ +100 USD
c Kết quả
Dự trữ và cơ sở tiền tệ tăng thêm một lượng bằng mức cho vay chiết khấu là 100 USD
2.4.2 Hoàn trả tiền vay
a Tình huống giả định
Ngân hàng hoàn trả tiền vay từ Fed, qua đó làm giảm mức vay nợ từ Fed 100 USD
b Mô tả bằng tài khoản chữ T
Hệ thống ngân hàng Hệ thống Dự trữ Liên bang
Dự trữ -100 USD Vay chiết khấu -100 USD Cho vay chiết khấu -100 USD Dự trữ -100 USD
c Kết quả
Dự trữ và cơ sở tiền tệ giảm một lượng bằng mức hoàn trả tiền vay là 100 USD
2.5 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cơ sở tiền tệ
2.5.1 Tiền gửi thả nổi (Float)
Khi Fed thanh toán Séc cho các ngân hàng, nó thường ghi có cho các ngân hàng đã gửi séc tới với số tiền bằng giá trị của tấm séc và qua đó làm tăng dự trữ của ngân hàng
Nhưng sau này nó mới ghi nợ cho ngân hàng mà tấm séc được viết vào và là giảm dự trữ Mức tăng ròng tạm thời trong tổng dự trữ của hệ thống ngân hàng và cơ sở tiền tệ xảy ra
do cách thanh toán séc của Fed được gọi là tiền gửi thả nổi
2.5.2 Tiền gửi của Kho bạc tại Fed (Treasury deposits at the Fed)
Khi Kho bạc Mỹ chuyển tiền gửi từ các ngân hàng thương mại vào tài khoản của mình tại Fed, tiền gửi của Kho bạc tại Fed sẽ tăng, từ đó tạo ra dòng tiền gửi chảy ra tại các ngân hàng này Dự trữ và cơ sở tiền tệ vì thế mà giảm
Các yếu tố không bị Fed kiểm soát như tiền gửi thà nổi và tiền gửi của kho bạc tại Fed có thể biến động mạnh trong ngắn hạn và là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự biến động của cơ sở
Trang 11tiền trong khoảng thời gian ngắn, ví dụ một tuần Tuy nhiên, các biến động này thông thường
có thể dự báo được và vì thế có thể trung hòa bằng nghiệp vụ thị trường mở
III QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN CỦA NHTM: MÔ HÌNH ĐƠN GIẢN
3.1 Khái niệm
Khi cho vay và thực hiện chức năng trung gian thanh toán chuyển khoản (thanh toán không dùng tiền mặt), các ngân hàng thương mại có khả năng nhân rộng số tiền gửi ban đầu lên gấp nhiều lần bằng cách tạo ra nhiều bút tệ cho lưu thông
3.2 Mô tả mô hình tạo tiền đơn giản
a Giả định
- Các giao dịch đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng (bút tệ)
- DTBB: 10%, ngân hàng cho vay toàn bộ số tiền dự trữ dư thừa
b Minh họa bằng tài khoản chữ T
- Fed mua 100 USD trái phiếu từ First Bank (FB) và trả cho FB một tờ Séc 100 USD
- FB đem 100 USD cho vay
First bank
Chứng khoán -100 USD
Dự trữ +100
USD
Cho vay KH J +100
USD
Tiền gửi KH J : + 100 USD
==> Ngân hàng không thể cho vay số tiền cao hơn số tiền dự trữ mà nó có.
- KH J đem tiền trả cho KH K ở ngân hàng A, ngân hàng A thực hiện dự trữ bắt buộc và cho KH Z vay số tiền còn lại
Ngân hàng A
Dự trữ bắt buộc +10 USD
Cho vay KH Z +90 USD
Tiền gửi KH K : + 100 USD
Trang 12- Tương tự tiền được chuyển qua các ngân hàng khác
Ngân hàng B
Dự trữ bắt buộc + 9 USD
Cho vay KH X + 81 USD
Tiền gửi KH K : + 90 USD
==> Các kết quả tương tự sẽ được áp dụng nếu ngân hàng mua chứng khoán thay vì cho vay, số tiền gửi vẫn được mở rộng
Như vậy từ 100 Tăng tiền gửi = $ 10.000, tăng vay = $ 10.000, tăng dự trữ = $ 100
Tạo tiền gửi (10%) RR và $ 100 trong dự trữ
Tổng tất cả các
Ghi nhớ:
Trường hợp một ngân hàng: Bản thân ngân hàng không thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa của nó, ngân hàng có thể tạo ra tiền gửi từ số tiền dự trữ dư thừa của nó, nhưng không thể tự tạo ra tiền gửi nhiều lần bởi vì khi ngân hàng mất dự trữ dư thừa của nó, dự trữ có thể di chuyển đến các ngân hàng khác
Hệ thống ngân hàng: Có thể mở rộng tiền gửi nhiều lần bởi vì khi ngân hàng mất dự trữ dư thừa của nó, dự trữ không rời khỏi hệ thống ngân hàng mà di chuyển sang ngân hàng khác Quá trình này tiếp tục cho đến khi sự gia tăng dự trữ dẫn đến sư gia tăng nhiều lần tiền gửi ban đầu
Banking system