Mục lục: AĐặt vấn đề. BNội dung: I: Thời hạn 1,Khái niệm 2,Phân loại thời hạn 2.1. Căn cứ theo chủ thể quy định. 2.1.1. Thời hạn do luật định. 2.1.2. Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các chủ thể. 2.1.3. Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể. 2.2. Căn cứ theo hậu quả pháp lý phát sinh khi áp dụng quy định của pháp luật về thời hạn. 2.2.1. Thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ. 2.2.2. Thời hạn tồn tại quyền và nghĩa vụ. 2.2.3. Thời hạn yêu cầu bảo vệ quyền lợi. 2.2.4. Thời hạn bảo hành. 2.3. Phân loại theo tính xác định của thời hạn. 2.3.1. Thời hạn xác định 2.3.2 Thời hạn không xác định 2.4. Một số loại thời hạn cụ thể được xác định trong BLDS năm 2005 2.5. Ý nghĩa của việc phân chia các loại thời hạn 3. Xác định thời hạn. 3.1. Những quy định chung về Cách tính thời hạn 3.2. Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của thời hạn. 3.2.1 Thời điểm bắt đầu tính thời hạn: 3.2.2 Thời điểm kết thúc thời hạn: II: Thời hiệu 1.Khái niệm 2.Các loại thời hiệu. 2.1Thời hiệu hưởng quyền dân sự. 2.2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự. 2.3Thời hiệu khởi kiện. 2.4Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. 2.4.1, Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của BLDS 2005 2.4.2, Phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự 3. Xác định thời hiệu. 3.1. Đối với thời hiệu được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự. 3.1.1, Cách tính thời hiệu hưởng quyền dân sự 3.1.2, Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự 3.1.3, Những trường hợp không áp dụng thời hiệu 3.1.4, Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự. 3.2. Đối với thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. 3.2.1, Cách tính thời hiệu khời kiện vụ án dân sự 3.2.1.1,Theo chế định trong BLDS 2005 3.2.1.2, Những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự 3.2.1.3, Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự 3.2.1.4, Thời gian bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự 3.2.2, Cách tính thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự III:Những điểm quy định mới về thời hạn ,thời hiệu trong BLDS 1995,2005 1.Những điểm quy định mới về thời hạn, thời hiệu trong BLDS 2005 so với BLDS 1995 2.Ý nghĩa của sự chuyển đổi. IV: Mối quan hệ giữa thời hạn và thời hiệu ,ý nghĩa của mối quan hệ . CDanh mục tài liệu tham khảo
Trang 1- -Thời hạn,thời hiệu
Hà Nội,tháng 4 năm 2013
2,Phân loại thời hạn
2.1 Căn cứ theo chủ thể quy định
2.1.1 Thời hạn do luật định
2.1.2 Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các chủ thể
2.1.3 Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải
Trang 2quyết các vụ việc cụ thể.
2.2 Căn cứ theo hậu quả pháp lý phát sinh khi áp dụng quy định của pháp luật về thời hạn
2.2.1 Thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ
2.2.2 Thời hạn tồn tại quyền và nghĩa vụ
2.2.3 Thời hạn yêu cầu bảo vệ quyền lợi
2.2.4 Thời hạn bảo hành
2.3 Phân loại theo tính xác định của thời hạn
2.3.1 Thời hạn xác định
2.3.2 Thời hạn không xác định
2.4 Một số loại thời hạn cụ thể được xác định trong BLDS năm 2005
2.5 Ý nghĩa của việc phân chia các loại thời hạn
3 Xác định thời hạn
3.1 Những quy định chung về Cách tính thời hạn
3.2 Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của thời hạn
3.2.1- Thời điểm bắt đầu tính thời hạn:
3.2.2- Thời điểm kết thúc thời hạn:
II: Thời hiệu
1.Khái niệm
2.Các loại thời hiệu
2.1Thời hiệu hưởng quyền dân sự
2.2 Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
2.3Thời hiệu khởi kiện
2.4Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
2.4.1, Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của BLDS 20052.4.2, Phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự
3 Xác định thời hiệu
3.1 Đối với thời hiệu được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự.3.1.1, Cách tính thời hiệu hưởng quyền dân sự
3.1.2, Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
3.1.3, Những trường hợp không áp dụng thời hiệu
3.1.4, Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân
Trang 33.2.1.4, Thời gian bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
3.2.2, Cách tính thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
III:Những điểm quy định mới về thời hạn ,thời hiệu trong BLDS 1995,2005
1.Những điểm quy định mới về thời hạn, thời hiệu trong BLDS 2005 so với BLDS 1995
2.Ý nghĩa của sự chuyển đổi
IV: Mối quan hệ giữa thời hạn và thời hiệu ,ý nghĩa của mối quan hệ
C-Danh mục tài liệu tham khảo
A-Đặt vấn đề
Trong giao lưu dân sự cũng như trong quan hệ pháp luật, thời hạn, thời hiệu có
ý nghĩa rất quan trọng Việc quy định thời hạn trong các giao dịch dân sự làm cho việc đều chỉnh quan hệ xã hội được xác định về thời gian, nâng cao tính kỷ luật, kỉ cương trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch
Thời hạn thời hiệu là hai vấn đề cơ ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn nên theo thông lệ đều được quy định trong bộ luật dân sự của các quốc gia thuộc hệ thống civill law Trong Bộ luật dân sự Việt Nam, vấn đề thời hạn được quy định tại chương VIII phần thứ nhất từ điều 149 đến điều 153; vấn đề thời hiệu được được quy định tại chương IX phần thứ nhất từ điều 154 đến điều 162 Các quy định về thời hạn
và thời hiệu trong một số bộ luật dân sự các nước trên thế giới đều dựa theo những nguyên lí chung, truyền thống pháp luật dân sự đồng thời cũng có những quy định cụ thể phù hợp với phong tục tập quán và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước
Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm : phương pháp phân tích, tổng hợp ;phương pháp so sánh ; phương pháp logic; phương pháp chứng minh; phương pháp nghiên cứu tài liệu ,… trong bài thảo luận này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các quy định về thời hạn,thời hiệu trong Luật Dân sự
B-Nội dung:
I:Thời hạn.
1 Khái niệm.
Trang 4BLDS Việt Nam 2005 có nêu khái niệm thời hạn như sau: “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.”1Có thể thấy, khái niệm trên trước hết đề cập thời hạn là một khoảng thời gian Tuy vậy, như một lẽ tất nhiên, ta không thể nhìn nhận khái niệm thời hạn dưới góc độ thời gian đơn thuần mà phải xem xét đối chiếu trong thời hạn ấy có những sự kiện gì xảy ra và hệ quả của nó (ở đây là hậu quả pháp lý) ra sao.
Theo như từ điển tiếng Việt thì thời hạn là “Khoảng thời gian có giới hạn nhất định
để làm việc gì.” Nếu ta sử dụng khái niệm này dưới góc độ pháp lý thì có thể hiểu đơn giản như sau: thời hạn là một khoảng thời gian có giới hạn nhất định để thực hiện quyền và nghĩa
vụ dân sự Như thế, thời hạn có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự và thậm chí rộng hơn là làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
Có thể lấy một ví dụ để minh họa cho điều này: Theo điều 285 bộ luật dân sự 2005, người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật quy định
Thời hạn là sự kiện xảy ra do hành vi của con người, của chủ thể( con người, chủ thể đặt ra, xác định thời hạn…) nhưng sự tiếp diễn của nó không phụ thuộc vào ý chí con
người (thời gian không ngừng trôi và con người, chủ thể không điều khiển được) Do đó, thời hạn còn được coi là một sự kiện pháp lý và sự bắt đầu kết thúc của thời hạn sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định
Ví dụ: “Điều 285 Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự
1 Khoản 1 điều 149 BLDS.
Trang 51 Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thoả thuận hoặc theo quy định của
pháp luật.
Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn; chỉ được thực hiện nghĩa vụ dân sự trước thời hạn khi có sự đồng ý của bên có quyền; nếu bên có nghĩa vụ đã
tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa
vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn
2 Trong trường hợp các bên không thoả thuận và pháp luật không quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự thì các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý.”
Như vậy, chỉ trong khoảng thời gian mà luật xác định là thời hạn thì người có nghĩa
vụ mới phải thực hiện nghĩa vụ của mình.Thời hạn này không ai có thể điều chỉnh được
2.1.2 Thời hạn thỏa thuận theo ý chí của các chủ thể
Đây là thời hạn để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên theo thỏa thuận Tùy theo nhu cầu và mục đích cụ thể, các bên có thể thỏa thuận thời hạn thích hợp Vì vậy, thời hạn trong trường hợp này có thể thay đổi, rút ngắn hoặc kéo dài theo sự đồng ý của các bên
Ví dụ: Ngày 1/4/2013,Bà A cho bà B vay tiền Ban đầu, thời hạn để bà B trả tiền là 1 tháng tức là ngày 1/5/2013 sẽ phải hoàn trả.Nhưng hết một tháng mà bà B vẫn chưa có đủ tiền để trả cho bà A nên hai người đã thống nhất thời hạn để bà B trả nợ là ngày 1/7/2013
2.1.3 Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định khi xem xét, giải quyết các vụ việc cụ thể
Đây là trường hợp pháp luật trao quyền cho cơ quan, nhà nước thực hiện việc xác định thời hạn khi xem xét, giải quyết vụ việc tùy theo tính chất, diễn biến của từng vụ việc
mà quy định cho phù hợp
Ví dụ: Điều 134 Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thứcTrong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà
Trang 6án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
Trong ví dụ trên, Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác có quyền đặt ra một thời hạn buộc các bên thực hiện các quy định về hình thức của giao dịch Đây chính là thời hạn
do cơ quan có thẩm quyền đặt ra
2.2 Căn cứ theo hậu quả pháp lý phát sinh khi áp dụng quy định của pháp luật về thời hạn.
2.2.1 Thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ
Thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự là một khoảng thời gian mà chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có quyền yêu cầu hoặc phải thực hiện nghĩa vụ dân sự nhất định
Ví dụ :Khoản 3 Điều 642 BLDS 2005 : “Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu
tháng , kể từ ngày mở thừa kế Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ
chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.”
Người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình trong thời hạn xác định Nếu quá thời hạn mà người có nghĩa vụ dân sự vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình thì bị coi là vi phạm và phải chịu trách nhiệm dân sự do hành vi vi phạm thời hạn của mình gây ra
2.2.2 Thời hạn tồn tại quyền và nghĩa vụ
Thời hạn tồn tại quyền và nghĩa vụ dân sự là khoảng thời gian mà trong đó người có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ khi người này không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn hoặc thực hiện không đúng.Hết thời hạn thì quyền và nghĩa vụ chấm dứt
Ví dụ :thời hạn có nghĩa vụ chăm sóc đối vơi người mà người có nghĩa vụ đã gây ra
thiệt hại và theo đó người có nghĩa vụ phải có trách nhiệm chăm sóc cho đên khi hết
thời hạn thực hiện nghĩa vụ.Thời hạn đó có thể do tòa đã tuyên(theo quy dịnh của
pháp luật)
2.2.3 Thời hạn yêu cầu bảo vệ quyền lợi
Là thời hạn mà trong thời gian đó chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc tranh chấp của mình
Trang 7Hết thời hạn thực hiện quyền này nếu không thuộc trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự thì chủ thể có quyền yêu cầu bị mất quyền yêu cầu bảo vệ quyền lợi.
Ví dụ : Khoản 1 Điều 448 BLDS 2005 quy định : “ Ngoài việc yêu cầu thực hiện các
biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do
khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời gian bảo hành”
2.2.4 Thời hạn bảo hành
Là thời hạn mà trong thời gian đó bên mua nếu phát hiện được khuyết tật của vật mua bán có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền trong thời hạn bảo hành, nếu do khuyết tật về kỹ thuật của vật mà gây ra thiệt hại, thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại
Ví dụ : Điều 446 BLDS 2005 quy định : “ Trong thời hạn bảo hành nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền , giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền”
2.3 Phân loại theo tính xác định của thời hạn.
2.3.1 Thời hạn xác định
Loại thời hạn xác định đc chính xác thời điểm bắt đầu theo điều 152 bộ luật
dân sự, xác định được thời điểm kết thúc thời hạn theo điều 153 BLDS 2005 và có
cách tính thời hạn được quy định trong điều 151 BLDS 2005
Hoặc có thời điểm bắt đầu,thời điểm kết thúc và cách tính thời hạn theo thỏa
thuận của các bên thì có thể được các bên thay đổi,kéo dài hoặc rút ngắn thời hạn
VD:Theo thời hạn xem xét giải quyết vụ việc tranh chấp đất của 2 gia đình A và B
hoặc thời hạn chuyển giao tài sản là chiếc xe máy của 2 cá nhân tham gia vào quan hệ
dân sự
2.3.2 Thời hạn không xác định:
Là những thời hạn không xác định đượcc rõ 1 trong 3 yếu tố trên,có thể xuất
hiện do có sự kiện tất yếu xảy ra nhưng không lường trước được một cách chắc chắn
xảy ra vào thời điểm nào ( VD:Thời mở thừa kế,thời điểm thành vợ chồng ,thời điểm
được tiếp nhận vào làm việc,thời điểm vào đại học… )
2.4 Một số loạithời hạn cụ thể được xác định trong BLDS năm 2005
(*) Thời hạn cá nhân,tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ
• Giám hộ :
Trang 8Chuyển giao giám hộ của người giám hộ được cử (Điều 71 BLDS) : 15 ngày
kể từ ngày có người giám hộ mới;
Hậu quả chấm dứt việc giám hộ : Thời hạn thanh toán tài sản với người được giám hộ hoặc với cha,mẹ của người được giám hộ khi chấm dứt việc giám hộ (Điều 73 BLDS 2005) : 3 tháng kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ
Thanh toán tài sản trong trường hợp người được giám hộ chết ĐIều 73 BLDS 2005) : Trong thời hạn 3 tháng,kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ,người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế của người được giám hộ
• Thời hạn quy định trong BLDS 2005 đối với quyền tài sản
Thời hạn thực hiện quyền ưu tiên mua tài sản khi một chủ sở hữu chung bán quyền sở hữu thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua (Điều 223 B+LDS2005) :
3 tháng đối với tài sản chung là bất động sản,1 tháng đối với tài sản chung là động sản,kể từ ngày chủ sở hữu khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được bán cho người khác
• Thời hạn xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu
Xác lập quyền sở hữu đối với động sản,bất động sản-Điều 247 BLDS2005 :Thời hạn 10 năm với động sản ; thời hạn 30 năm đối với bất động sản,người chiếm hữu,người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luaatjj nhưng ngay tình,liên tục ,công khai thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó,kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu trừ trường hợp người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật;
Trường hợp không xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu : Người chiếm hữ tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình,liên
tục,công khai,dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đó
Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thât lạc-Điều 242 BLDS 2005:
Sau 6 tháng kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì gia súc đó thuộc sở hữu của người bắt được
Trang 9Gia súc thả rông theo tập quán : Thời hạn xác lập quyền sở hữu của người bắt được là 1 năm;
Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc (Điều 243 BLDS) : Thời hạn được xác định là sau 1 tháng,kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì gia cầm đó thuộc sở hữu của người bắt được
Xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi,bỏ quyên (khoản Điều 241 BLDS 2005) : Sauu 1 năm kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sợ hữu không đến nhận thì tùy theo giá trị của vật nhặt được mà xác dịnh thuộc sở hữu toàn bộ của người nhặt được hoặc một phần giá trị thuộc về người nhặt được,một phần giá trị thuộc sở hữu Nhà nước;
2-Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước (Điều 244 BLDS 2005) :Sau
1 tháng kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì vật nuôi dưới nước
đó thuộc sở hữu của người có ruộng,ao,hồ đó
• Thời hạn liên quan đến hợp đồng thuê nhà được xác định trong BLDS 2005
Hình thức hợp đồng thuê nhà ở (ĐIều 492 BLDS 2005) : THời hạn thuê nhà ở
từ 6 tháng trở lên thì hợp đồng thuê nhà pharii có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký;
Thời hạn bên cho thuê thông báo để lấy lại nhà cho thuê đối với hợp đồng thuê nhà không quy định thời hạn thuê (K4-Điều 494; K1-Điều 499 BLDS) : Bên cho thuê phải báo cho bên thuê biết trước 6 tháng về việc đòi nhà;
Thời hạn thông báo về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà (k3 Điều 498 BLDS 2005) : Bên đơn phương chấm dứt phải báo cho bên kia biết trước 1 tháng,nếu không có thỏa thuận khác
• Thời hạn quy định đối với việc mua bán tài sản đấu giá :
Thống báo bán đấu giá (Điều 457 BLDS) : Người bán đấu giá phải thông báo coogn khai tại nơi bán đấu giá và trên phương tiện thông tin đại chúng trước ngày bán đấu giá,chậm nhất là :
7 ngày : Đối với động sản
Trang 1030 ngày : Đối với bất động sảnThời hạn chuộc lại tài sản đã bán (Điều 642 BLDS) : Nguyên tác chung
là do các bên đã thỏa thuận nhưng không vượt quá :
1 năm : Đối với động sản
5 năm : Đối với bất động sảnThời hạn này được tính kể từ thời điểm giao tài sản
• Thời hạn liên quan đến các quy định về thừa kế
Thời hạn từ chối nhận di sản được xác định là 6 tháng,kể từ ngày mở thừa kế ĐIều 642 BLDS 2005 quy định bổ sung thêm nội dung của ĐIều 645 BLDS 1995 cụ thể là :
"Sau 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế";
Thời hạn hủy bỏ di chúc miệng (ĐIều 651 BLDS 2005) : Sau 3 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống,minh mẫn,sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ;
• Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Khoản 2 Điều 739 BLDS 2005 ghi nhận việc bảo hộ vô thời hạn đối với quyền nhân thân thuộc quyền tác giả (Quyền đặt tên cho tác phẩm,đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng,bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm,jhoong cho người khác sửa chữa,cắt xén,xuyên tạc tác phẩm) Riêng đối với quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thuộc về quyền nhân thân do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định;
• Thời hạn tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (ĐIều 74 BLDS 2005)
Thời hạn người có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt được xác định là : 6 tháng liền trở lên,kể từ khi một người biệt tích thhif những người có
quyền,lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi
cư trú;
• Thời hạn yêu cầu tuyên bố mất tích (Điều 78 BLDS) :
Trang 112 năm liền trở lên,mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo,tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền,lợi ích liên quan,Tòa án
có thể tuyên bố người đó mất tích;
• Thời hạn tuyên bố một người là đã chết (Điều 81 BLDS) :
Sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm,kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
Sau 1 năm (nếu bị tai nạn hoặc thảm họa,thiên tai)kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa,thiên tai
đó chấm dứt vẫn không có tin tức là vẫn còn sống;
Biệt tích 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống Lập bảng
QUAN HỆ PHÁP LUẬT
chủ thể giám hộ khác
Về tài sảnKhi chấm dứt việc giám
hộ hay người giám hộ chết…
15 ngày kể từ ngày có người giám hộ mới
Thời hạn thanh toán tài sản với người được giám
hộ hoặc với cha,mẹ của người được giám hộ khi chấm dứt việc giám hộ
(Đ73 K1 BLDS 2005): 3
tháng kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộThời hạn thanh toán tài sản trong trường hợp
người giám hộ chết (Đ73
K1 BLDS 2005)
Trang 12Thời hạn quy
-Động sản : 1 tháng
Kể từ ngày chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được bán cho người khác
Thời hạn xác lập
quyền sở hữu
theo thời hiệu
a. Xác lập quyền sở hữu đối với động sản-bất động
sản (Đ247 BLDS 2005)
Giữa Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình,iên tục,công khai với chủ sở hữu
Về tài sản là động sản, bất động sản
Khi tài sản bị thất lạc không các định được chủ
sở hữu
-Bất động sản : 30 năm
-Động sản : 10 năm
Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn
cứ pháp luật thì dù ngay tình,liên tục,công khai,dù tgian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đó
Trang 13b. Xác lập quyền sở hữu đối
với gia súc,gia cầm bị
-Gia cầm bị thất lạc : 1 tháng kể từ ngày
thông báo công khai
mà không có người đến nhận
-Vật bị đánh rơi,bỏ quên : Sau 1 năm kể
từ ngày thông báo công khai về vật nhặt
đc mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì tùy theo giá trị của vật nhặt được
mà xác định thuộc sở hữu toàn bộ của người nhặt được hoặc một phần giá trị thuộc về người nhặt được và một phần thuộc về Nhà Nước
-Vật nuôi dưới nước : Sau 1 tháng kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận
Thuộc sở hữu của người bắt/nhặt được Đối với vật dánh rơi/bỏ quên thì tùy theo giá trị của vật đó mà xác định thuộc sở hữu toàn bộ hay một phần thuộc về cả Nhà Nước
Trang 14Về quyền cho thuê, ngĩa
vụ cho thuêKhi bên mua muốn đòi nhà hay…
-Từ 6 tháng trở lên thì hợp đồng thuê nhà phải có công chức hoặc chứng thực và phải đăng ký
-Thời hạn bên cho thuê thông báo để lấy lại nhà đối với hợp đồng không quy định thời hạn : 6 tháng
(Khoản 4 Đ494; K1 Đ499 BLDS 2005)
-Thời hạn thông báo
về việc đơn phương chấm dứt thực hiện
HĐ thuê nhà : báo trước 1 tháng(nếu không có thỏa thuận
khác) (K3 Đ498
BLDS)
Trang 15-Thời hạn thông báo bán đấu giá,chậm nhất
là(Đ 457 BLDS) :
+Động sản : 7 ngày+Bất động sản : 30 ngày
-Thời hạn chuộc lại tài
sản đã bán(Đ642
BLDS) : Nguyên tắc
chung do hai bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá :+Động sản : 1 năm+Bất động sản : 5 năm(tính kể từ thời điểm giao tài sản)
Về di sản
Khi người để lại thừ kế chết hoặc được chứng tử…
Thời hạn từ chối nhận : 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế
Thời hạn hủy bỏ di chúc miệng : khi người đó còn sống,minh mẫn,snsg suốt
~>Sau 6 tháng kể từ ngày
mở thừa kế nếu không có
từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận
thừa kế (Đ642 BLDS
2005)
~>Di chúc mặc nhiên bị hủy bỏ
Trang 16nơi cư trú(Điều 74 BLDS
2005)
-Thời hạn người có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi
cư trú và yêu cầu Tòa
án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt được xác định là : 6 tháng liền trở lên
~>Những người có quyền,lợ ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú
Thời hạn yêu cầu
tuyên bố mất
tích
Giữa người liên qun đến người bị mất tích và cơ quan có thẩm quyền tuyên bố mất tích
Về việc tuyên bố mất tích
Khi người bị mất tích quá lâu
2 năm liền trở lên ~>Theo yêu cầu của
người có quyền,lợi ích liên quan,Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích
mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống
Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm,kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống
Sau 1 năm (nếu bị tai nạn hoặc thảm
họa,thiên tai) kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa,thiên tai đó chấm dứt vẫn không
có tin tức là vẫn còn sống
Biệt tích 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn
Tòa án tuyên bố là đã chết
Trang 172.5, Ý nghĩa việc phân chia các loại thời hạn.
Thời hạn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.Trong khi đó, mỗi quan hệ pháp luật dân sự lại có nội dung, chủ thể khác nhau.Các quyền và nghĩa vụ giữa cá bên khác nhau.Có các quyền cũng như nghĩa vụ mang tính quan trong hơn.Ví dụ như quyền được sở hữu thì đương nhiên khó có được hơn quyền được ưu tiên mua tài sản.Chính vì vậy mà mỗi quan hệ pháp luật lại gắn với một thời hạn nhất định
Ta có thể thấy các loại thời hạn trong khi phân loại ở trên không hề tách biệt rõ ràng
mà có khi còn đan xen nhau, ví dụ như thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ thì có khi nao hàm cả thời hạn bảo hành Vì vậy, khi xác định các loại thời hạn cần phải hết sức cẩn thận
3 Xác định thời hạn.
3.1 Những quy định chung về Cách tính thời hạn.
Khoản 2 Điều 149 BLDS 2005 quy định về phương thức xác định thời hạn, cụ thể là: “ Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra”
So với phương thức xác định thời hạn theo quy định tại Điều 158 BLDS 1995, quy định việc xác định thời hạn theo BLDS 2005 được mở rộng hơn bằng việc xác định khoảng thời gian tính bằng phút Như vậy, khoảng thời gian được tính bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm theo đó các bên có thể thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ cụ thể trong khoảng một số phút, một số giờ, một số ngày, tuần, tháng, năm
Bên cạnh việc xác định thời hạn theo thời gian thể hiện trình tự biến đổi của thế giới vật chất, thời hạn còn được xác định bằng một sự kiện có thể xảy ra nhưng không lường trước được một cách chắc chắn sẽ xảy ra vào thời điểm cụ thể nào
Trang 18Ví dụ: thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết; thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế; thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp
nhâ, chủ thể khác bị xâm phạm trong các vụ án về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…
Nguyên tắc tính thời hạn và các quy định chung về xác định thời hạn:
Nguyên tắc chung, việc tính thời hạn được áp dụng theo quy định của BLDS trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Về cơ bản, thời hạn được tính theo dương lịch, tuy nhiên nếu các bên có thỏa thuận về thời hạn tính theo âm lịch thì việc tính thời hạn sẽ theo sự thỏa thuận của các bên Quy định của BLDS về việc xác định thời hạn không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực dân sự mà còn được áp dụng đối với những lĩnh vực pháp luật khác về cách tính thời hạn cho các quan hệ pháp luật đó
Ví dụ: tuổi kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được xác định “ Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” Thời hạn 20 năm, 18 năm này được tính theo quy định tại Điều 153 BLDS 2005
Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn được tính theo quy định tại Điều 151 BLDS 2005
Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn được áp dụng để dự liệu các tranh chấp có thể xảy ra và vấn đề giải quyết tranh chấp đặc biệt là việc xác định mốc thời điểm xác định vi phạm khi liên quan đến thỏa thuận về thời hạn
Ví dụ: A và B ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với thỏa thuận trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày 1/2/2006, B phải có nghĩa vụ trả đầy đủ tiền, A phải
có nghĩa vụ giao đất và hoàn tất các thủ tục để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho B Theo thỏa thuận, nếu hết hạn 1 tháng các bên không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng thì sẽ phải chịu phạt cọc Theo lịch dương lịch tháng 2 chỉ có 28 ngày, vì vậy việc xác định thời hạn để xác định ngày các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong trường hợp này áp dụng theo điểm c khoản 1 Điều 151 BLDS 2005 phải được tính là 30 ngày tức là hết ngày 2/3/2006 mới được tính là ngày các bên vi phạm nghĩa vụ
Trang 19Quy định tại Điều 151 BLDS 2005 về thời hạn, thời điểm tính thời hạn thật sự cũng thực sự có ý nghãi với những thỏa thuận thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ với những khoảng thời gian diễn ra không liền nhau.
Trong thực tiễn, rất nhiều các giao dịch được xác lập không được xác định chính xác về thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn mà thỏa thuận về thời hạn có sự dao động đầu tháng, cuối tháng, đầu năm, giữa năm, cuối năm Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được tính theo quy định tại khoản 2 Điều 151 BLDS 2005
Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được xác định theo quy định tại Điều 151 khoản 3 BLDS
3.2 Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của thời hạn.
3.2.1- Thời điểm bắt đầu tính thời hạn:
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn được xác định qua 3 cách tính:
* Khi thời hạn được tính bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định
Ví dụ: các bên thỏa thuận với nhau về thực hiện hợp đồng dịch vụ với thời gian
là 3 giờ10 phút bắt đầu từ 1 giờ10 phút thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn là 1h10 phút;
* Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định (khoản 2 Điều
152 BLDS) Như vậy, theo quy định này thời hạn trong Luật được xác định hơn 1 ngày so với thỏa thuận
Ví dụ: A và B ký hợp đồng vay tài sản Theo nội dung hợp đồng A cho B vay
50 triệu đồng với thời hạn 2 năm kể từ ngày 3/10/2005 Trong trường hợp này, thời điểm bắt đầu thời hạn được xác định là ngày 4/10/2005
Quy định này là quy định chung, tuy nhiên không áp dụng đối với việc tính tuổi khi thực hiện các quy định về quyền kết hôn, bầu cử, ứng cử, xác định người thành niên, người chưa thành niên… khi tính tuổi ngày sinh là ngày bắt đầu thời hạn
Trang 20* Khi thời hạn bắt đầu bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó ( Điều 152 khoản 3 BLDS)
3.2.2- Thời điểm kết thúc thời hạn:
Bên cạnh việc quy định về thời điểm bắt đầu tính thời hạn, BLDS đồng thời có những quy định rất cụ thể về thời điểm kết thúc thời hạn tại Điều 153:
* Khi thời hạn được tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn;
* Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn;
* Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn, nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó;
* Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn
Như vậy, khi thời hạn tính bằng ngày, tuần, tháng, năm thì thời điểm kết thúc thời hạn là ngày tương ứng của tuần, tháng, năm cuối cùng, không có ngày tương ứng thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó
Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó
Theo quy định tại Điều 73 Bộ Luật Lao Động thì các ngày sau đây là ngày nghỉ lễ:
Tết dương lịch (Ngày 1 tháng 1 dương lịch);
Tết âm lịch ( 1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch);
Ngày Chiến thắng ( Ngày 30 tháng 4 dương lịch);
Ngày Quốc tế Lao động ( Ngày 1 tháng 5 dương lich)
Ngày Quốc khánh ( Ngày 2 tháng 9 dương lịch)
Nếu thời hạn kết thúc vào những ngày đó haợc là ngày nghỉ cuối tuần ( ngày thứ bảy hoặc chủ nhật ) thì theo quy tắc chung ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó mới là
Trang 21ngày kết thúc thời hạn Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc 24h của ngày đó.
II Thời hiệu.
“Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết vụ án dân sự”2
Khác với thời hạn, thời hiệu chỉ do pháp luật quy định chứ không có trường hợp các bên có thể thỏa thuận như thời hạn Vì vậy, thời hiệu mang tính chất bắt buộc Mọi sự nỗ lực của các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự nhằm thay đổi thời hiệu hay thay đổi cách tính thời hiệu đều vô nghĩa Việc áp dụng thời hiệu cũng mang tính bắt buộc đối với cả Tòa
án hoặc cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét, giải quyết yêu cầu của người khởi kiện
Bộ luật dân sự quy định các loại thời hiệu khác nhau cho từng quan hệ pháp luật dân
sự cụ thể Ví dụ như thời hiệu để xác lập quyền sở hữu cho người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn
10 năm đối với đọng sản và 30 năm đối với bất động sản còn thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
Theo quy định về thời hiệu tại điều 155 BLDS, chúng ta có thể xác định 4 loại thời hiệu sau:
2.1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự.
Thời hiệu hưởng quyền dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự Nói cách khác, thời gian trôi qua có thể xác lập quyền dân sự ở một chủ thể mà trước đó không có.Chính vì thế mà thời hiệu hưởng quyền dân sự còn được gọi là thời hiệu xác lập quyền dân sự
Ví dụ: Theo quy định tại điều 247 BLDS, khoản 1, người chiếm hữu, người được lợi
về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10
2 Điều 154 BLDS.
Trang 22năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu của tài sản
đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này
Tuy nhiên không phải bất cứ một quyền dân sự nào cũng có thể được xác lập theo thời hiệu Về cơ bản, thời hiệu hưởng quyền dân sự chỉ được xác định với những trường hợp do luật định và thỏa mãn đầy đủ các diều kiện theo quy định của pháp luật Tức là, thời hiệu không phải là cơ sở để xác lập tất cả các quyền dân sự Theo khoản 2, điều 157 BLDS, thời hiệu hưởng quyền dân sự không áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật.+ Việc hưởng quyền nhân thân không gắn với tài sản
Sở dĩ thời hiệu hưởng quyền dân sự không được áp dụng đối với việc chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu nhà nước là bởi quyền sở hữu tài sản của nhà nước là vô thời hạn.Dù không có điều luật nào trong BLDS quy định rõ nhưng điều này được ngầm công nhận Nhà nước rất ít khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự với một tư cách chủ thể mà thực tế là nhà nước đã chuyển giao phần lớn tài sản thuộc sở hữu của mình cho các cơ quan nhà nước quản lý và sử dụng mà khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, các cơ quan này nhân danh mình với tư cách là pháp nhân chứ không phải nhân danh nhà nước Vì vậy, người chiếm hữu tài sản của nhà nước mà không phải các cơ quan, tổ chức của nhà nước (không có căn
cứ pháp luật) không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó dù thời gian chiếm hữu là bao lâu
đi nữa
Đối với trường hợp xác lập quyền nhân thân không gắn với tài sản, đây cũng là một trường hợp mà không áp dụng thời hiệu hưởng quyền dân sự được.Hiện nay, BLDS không quy định thời hiệu được hưởng quyền nhân thân không gắn với tài sản Xuất phát từ cơ sở quyền nhân thân không gắn với tài sản không mang đến cho chủ thể của nó bất cứ một giá trị vật chất nào như danh dự, nhân phẩm, tên gọi, uy tín hơn nữa quyền này luôn gắn liền với một chủ thể, không thể thay đổi được Từ đó ta nhận thấy quyền nhân thân không gắn với tài sản không thể trao đổi, chuyển dịch từ chủ thể này sang chủ thể khác Chính vì vậy, không áp dụng thời hiệu hưởng quyền dân sự trong việc hưởng quyền nhân thân không gắn với tài sản