PHẦN III KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 2012-2013 I Dự báo kinh tế Việt Nam năm

Một phần của tài liệu Trien-vong-kinh-te-Vietnam-2012-2013-8.1.2012-final1 (Trang 36 - 38)

43 Dữ liệu về lao độn gL được tổng cục thống kê phối hợp với Bộ lao động thương binh và xã hội cung cấp.

PHẦN III KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 2012-2013 I Dự báo kinh tế Việt Nam năm

I. Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2012

UBGSTCQG dự báo kinh tế Việt Nam năm 2012-2013 dựa trên những phân tích về tình hình kinh tế vĩ mô thời gian qua, đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và lạm phát trong thời gian tới.

Kinh tế thế giới đang và tiếp tục có nhiều biến động bất trắc khó lường, do vậy, UBGSTCQG dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2012 với 3 kịch bản trên cơ sở dự báo những tình huống có thể phát sinh của kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong những tình huống khác nhau, chính sách vĩ mô sẽ có những thay đổi nhất định để đối phó với những biến động từ bên ngoài, qua đó sẽ giảm bớt tác động ảnh hưởng, duy trì sự ổn định kinh tế. Trong kịch bản tốt, tăng trưởng GDP thế giới năm 2012 có thể đạt mức tương đương 2011 hoặc thấp hơn không đáng kể, dự báo ở mức từ 3,2-4%; tăng trưởng thương mại toàn cầu (về lượng) đạt từ 5,7-7,5% (bằng hoặc thấp hơn mức tăng 7,5% của năm 2011). Trong kịch bản trung bình, kinh tế thế giới năm 2012 dự báo đạt mức tăng 2,4-3,2%, thấp hơn đáng kể so với năm 2011; tốc độ tăng trưởng thương mại dự báo đạt từ 3,5-5,7%, giảm từ 2-4 điểm % so với mức tăng của năm 2011. Trong kịch bản xấu, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 sẽ ở mức dưới 2,4%, giảm trên 1,5 điểm% so với mức tăng của năm 2011; tăng trưởng thương mại dự báo đạt dưới 3,5%, giảm trên 4 điểm% so với mức tăng của năm 2011.

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2012 được dự báo sẽ có một số nét chủ đạo như sau: • Những bất ổn vĩ mô từ cuối năm 2010 và những tác động phụ của việc thắt chặt chính

sách tiền tệ, chính sách tài khóa tiếp tục có những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế trong quý I và II, nhưng với mức độ giảm dần nhờ hiệu ứng của việc điều chỉnh chính sách vĩ mô đươc triển khai từ cuối quý I/2011. Các doanh nghiệp dự báo sẽ còn không ít khó khăn trong những tháng đầu năm 2012, và các thị trường bất động sản, chứng khoán tiếp tục trầm lắng trong những quý đầu năm. Dự báo nền kinh tế sẽ có dấu hiệu khả hơn vào nửa sau của 2012 nhờ hiệu ứng của việc cải thiện ổn định kinh tế vĩ mô. • Lạm phát dự báo sẽ được kiểm soát khá tốt (dưới 10%) cùng với tỷ lệ nhập siêu được

kiềm chế (dưới 10% kim ngạch xuất khẩu) tạo điều kiện để giảm sức ép tỷ giá, cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. UBGSTCQG dự báo tỷ giá VND sẽ được điều chỉnh trong khoảng 5-6%. Đây sẽ là những kết quả tích cực chính yếu của kinh tế 2012. Qua đó, thị trường tài chính sẽ có thêm lực đẩy vào cuối năm 2012.

• Thị trường tiền tệ - ngân hàng sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn về thanh khoản và nợ xấu trong suốt những tháng đầu năm 2012. Thanh khoản là thách thức lớn nhất của hệ thống ngân hàng. Nếu vấn đề thanh khoản sớm được giải quyết, lãi suất ngân hàng sẽ giảm được khoảng 4% (Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm khoảng 11% và lãi suất cho vay dao động khoảng 14%).

• Do thương mại toàn cầu được dự báo giảm về khối lượng và giá cả, nên kế hoạch tăng kim ngạch xuất khẩu 12-13% của Việt Nam sẽ là thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thương mại thế giới sẽ tác động đến cả xuất khẩu và nhập khẩu; đồng thời chính sách kiểm soát nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục được duy trì trong năm 2012 nên xuất khẩu ròng của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục được cải thiện. Nhờ vậy, nhập siêu dự báo sẽ ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu.

a – Kịch bản tốt

Với tình hình kinh tế thế giới khả quan, nền kinh tế của các thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản… dự báo duy trì được mức tăng trưởng như 2011 và có dấu hiệu phục hồi, kinh tế khu vực EU sẽ không quá mức bi quan. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự báo tăng từ 12-13%; trong khi kim ngạch nhập khẩu dự báo tăng 13- 14%; tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu dự báo đạt 11-12% vào năm 2012, tăng so với tỷ lệ 9,9% năm 2011.

Khi nền kinh tế toàn cầu duy trì được mức tăng trưởng, nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam được dự báo duy trì ở mức tương đương năm 2011. Vốn FDI dự kiến chiếm khoảng 23% tổng mức đầu tư toàn xã hội, tương đương khoảng 230 nghìn tỷ đồng.

Tổng hợp các yếu tố cấu phần GDP như tiêu dùng nội địa, xuất nhập khẩu và đầu tư, với giả định các nhân tố khác không đổi, tính toán cho thấy với tổng mức đầu tư toàn xã hội tương đương 33,5-33,9% GDP (mức kế hoạch đã được phê chuẩn), tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 có thể đạt từ 6-6,3% nếu hiệu suất đầu tư của nền kinh tế có sự cải thiện đáng kể. Nếu không có sự thay đổi về công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả thì cần tăng tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực kinh tế dân doanh từ 35,2% năm 2011 lên khoảng 43% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2012 và giảm tỷ lệ đầu tư khu vực kinh tế nhà nước từ mức 38,9% năm 2011 xuống còn 34% tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào năm 2012.

Với tốc độ tăng trưởng GDP từ 6-6,3%, lạm phát duy trì ở mức 8-10% và mức bội chi ngân sách được thông qua cho năm 2012 ở mức 4,8% GDP, theo tính toán của UBGSTCQG, nợ công Việt Nam năm 2012 dự kiến đạt mức 58,2-58,8% GDP.

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBGSTCQG, để điều chỉnh cơ cấu đầu tư như nêu trên là một thách thức rất lớn vì lý do sau:

Để tăng tỷ trọng đầu tư của khu vực dân doanh từ 35,2% của năm 2011 lên tới 43% tổng đầu tư toàn xã hội vào năm 2012, theo tính toán của UBGSTCQG, tăng trưởng tín dụng cần đạt trên 25%, cao hơn nhiều so với định mức tăng tín dụng từ 15-17% để kiểm soát lạm phát từ 8-10%; trong khi đó, để đảm bảo an sinh xã hội và tạo nền tảng cho phát triển kinh tế giai đoạn sau, Việt Nam cần tiếp tục quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, khó có thể giảm tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước từ mức 38,9% tổng đầu tư toàn xã hội năm 2011 xuống chỉ còn 34% ngay trong năm 2012.

Như vậy, trong điều kiện chưa tạo được bước đột phá công nghệ để tăng năng suất, hiệu quả đầu tư kinh tế, nếu năm 2012 không có những đột biến về nguồn huy động vốn sản xuất (thông qua nguồn huy động vốn khác ngoài kênh tín dụng, vốn tự có của doanh nghiệp) thì khả năng tăng trưởng GDP ở mức 6-6,3% là khó đạt được.

Một phần của tài liệu Trien-vong-kinh-te-Vietnam-2012-2013-8.1.2012-final1 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w