Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2011 đạt 14,7 tỷ USD, bằng 74% so với năm 2010.

Một phần của tài liệu Trien-vong-kinh-te-Vietnam-2012-2013-8.1.2012-final1 (Trang 26 - 27)

7% so với mức 10% đầu năm. Tính chung cả năm, giá trị sản xuất công nghiệp ước chỉ tăng 6,8%, thấp hơn 2,5 điểm% so với mức tăng của năm 2010 và đặc biệt thấp hơn 0,3 điểm% so với mức tăng của năm 2009 - năm kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh của suy thoái kinh tế thế giới. Chỉ số tồn kho tăng mạnh lên mức cao kỷ lục 23% trong tháng 12, đưa tồn kho trung bình từ tháng 2-12/2011 tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, hệ quả là lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán đã chứng kiến hàng loạt doanh nghiệp niêm yết phải chấp nhận bán tháo cổ phiếu quỹ với giá rẻ hơn từ 35%-65% giá mua nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt vốn duy trì hoạt động.

Tiêu dùng: Cầu tiêu dùng nội địa năm 2011 bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát với mức tăng thấp hơn nhiều so với mức tăng của năm trước. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2011 ước tính đạt 2.004,4 nghìn tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm trước, nhưng nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 4,7%, thấp hơn rất nhiều so với các mức tăng tương ứng 24,5% và 14% của năm 2010. Trong năm 2012 và 2013 mức độ ảnh hưởng này sẽ giảm bớt nhờ kết quả của việc kiểm soát lạm phát và một phần nhờ việc tăng lương. Song mức tăng tiêu dùng dự báo cũng chỉ ở mức vừa phải.

Xuất khẩu: trong năm 2012, theo kế hoạch xuất khẩu chỉ tăng 13%, thấp hơn nhiều so với năm 2011. Xuất khẩu trong năm 2012 sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm nhu cầu nhập khẩu của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam (Mỹ, EU); tăng trưởng thương mại toàn cầu dự báo giảm từ mức 7,8% năm 2011 xuống mức 5,8% năm 2012 (theo IMF). Thêm vào đó, giá hàng hóa quốc tế - yếu tố hỗ trợ mạnh tăng trưởng xuất khẩu của năm 2011 - dự báo sẽ giảm đáng kể so với năm 2011. Tuy nhiên, theo tính toán của UBGSTCQG, do cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản, tiêu dùng thiết yếu và khai khoáng nên tác động của việc giá thế giới giảm đến kim ngạch xuất khẩu cũng sẽ ít hơn so với các nền kinh tế khác.

Thị trường tài chính nhiều bất ổn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư.

Thị trường tiền tệ, ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro và bất ổn37, rủi ro thanh khoản và rủi ro nợ xấu tăng cao. Lãi suất cho vay mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao38 và chưa có dấu hiệu giảm trong thời gian tới.

37 Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P xếp hạng đồng nội tệ dài hạn và ngắn hạn Việt Nam ở mức BB- và B (tháng 8/2011); ngày 9/11, tổ chức này đã điều chỉnh đánh giá mức độ rủi ro trong hệ thống ngân hàng (tháng 8/2011); ngày 9/11, tổ chức này đã điều chỉnh đánh giá mức độ rủi ro trong hệ thống ngân hàng (BICRA) của Việt Nam từ nhóm 9 lên nhóm 10, là mức rủi ro cao nhất như Hy Lạp; tháng 10/2011, Fitch xếp hạng nợ dài hạn và ngắn hạn ở mức B+ và B.

Một phần của tài liệu Trien-vong-kinh-te-Vietnam-2012-2013-8.1.2012-final1 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w