Kịch ản trung ình

Một phần của tài liệu Trien-vong-kinh-te-Vietnam-2012-2013-8.1.2012-final1 (Trang 38 - 39)

Do tác động của nền kinh tế thế giới (sản lượng giảm khoảng 1% và thương mại giảm khoảng 3-4% so với 2011), tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2012 dự báo đạt tương ứng 8-9% và 7-8%, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu theo đó dự báo đạt từ 7-8%. Lượng FDI vào Việt Nam dự báo sẽ thấp hơn một chút so với kịch bản trước, chiếm từ 22- 22,5% tổng mức đầu tư toàn xã hội.

Mô hình tính toán của UBGSTCQG cho thấy, với tổng vốn đầu tư, tốc độ tăng thương mại như trên, với cơ cấu đầu tư khu vực kinh tế nhà nước chiếm 36,5-37% và khu vực kinh tế dân doanh chiếm 40,5-41% tổng đầu tư toàn xã hội, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 có thể đạt từ 5,6-5,9%.

Theo UBGSTCQG, đây là kịch bản có nhiều khả năng nhất và các chỉ số, các cân đối cũng mang tính khả thi nhất; mức tăng trưởng này cũng tương đối sát với mức sản lượng tiềm năng hiện tại của Việt Nam.

Mô hình tính toán về quan hệ giữa tăng trưởng GDP, bội chi ngân sách và nợ công cho kết quả: với tỷ lệ bội chi ngân sách ở mức 4,8% GDP, nợ công Việt Nam năm 2012 sẽ đạt mức 58,8-59,2% GDP.

Trong trường hợp xấu nhất, kinh tế thế giới có khả năng rơi vào suy thoái và đạt mức tăng trưởng dưới 2,4%, thương mại thế giới tăng ở mức dưới 3% về khối lượng và giá cả có thể giảm sâu hơn mức dự báo 10%. Điều này sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Dự báo trong trường hợp này, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng từ 5-6% so với năm 2011. Về nhập khẩu, nhiều khả năng Chính phủ sẽ phải điều chỉnh chính sách vĩ mô, tăng đầu tư nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, ngăn chặn suy giảm kinh tế nên chính sách có phần nới lỏng hơn và vì thế nhập khẩu dự báo tăng 5- 6%, theo đó tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu vào khoảng 9-10%. Nguồn vốn FDI vào Việt Nam ước đạt khoảng 10 tỷ USD (tương đương khoảng 21% tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Lạm phát dự báo sẽ giảm còn 8-9%.

Suy thoái kinh tế thế giới có thể khuếch đại những điểm yếu nội tại của nền kinh tế Việt Nam (như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008-2009). Bởi vậy, khi khả năng này xảy ra, cần duy trì đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế, giảm tối đa những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước cần duy trì ở mức tương đương năm 2011 (38,9%), tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế dân doanh khoảng 40%. Với những giả định như trên, tính toán của UBGSTCQG cho thấy, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt từ 5,2-5,5%.

Kết hợp với tỷ lệ bội chi ngân sách của năm 2012 được thông qua là 4,8% GDP, tính toán của UBGSTCQG cho thấy, nợ công của Việt Nam năm 2012 sẽ ở mức 59,8- 60,4% GDP.

Theo UBGSTCQG, trường hợp kinh tế thế giới diễn biến bất lợi và thật sự rơi vào suy thoái (tăng trưởng thấp hơn nhiều so với mức 2,4%) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam không chỉ năm 2012 mà cả trong những năm tiếp theo. Theo đó, cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam cần có biện pháp để chủ động đối phó với nguy cơ này, cụ thể: thay đổi định hướng chính sách theo hướng linh hoạt hơn nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, tăng an sinh xã hội; nghiên cứu khả năng triển khai gói kích thích kinh tế với những tính toán kỹ lưỡng về quy mô, liều lượng, đối tượng thụ hưởng… (trên cơ sở rút kinh nghiệm việc thực hiện gói kích cầu nhằm đối phó với suy thoái năm 2008-2009).

Một phần của tài liệu Trien-vong-kinh-te-Vietnam-2012-2013-8.1.2012-final1 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w