1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

186 581 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Tính cấp thiết đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hộiCùng với việc đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn của công tác TTĐN,một trong những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước quan tâm và ưu t

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH



BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2008

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

HÀ NỘI – 2008

Trang 2

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN

1 TS Hoàng Anh Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2 PGS.TS Nguyễn Hoàng Giáp Học viện Chính trị - Hành chính

Quốc gia Hồ Chí Minh

3 ThS Phan Thanh Hải Học viện Báo chí và Tuyên truyền

4 CN Trần Thị Thanh Hương Ban Tuyên giáo Trung ương

5 PGS.TS Phạm Văn Linh Ban Tuyên giáo Trung ương

6 GS.TS Dương Xuân Ngọc Học viện Báo chí và Tuyên truyền

7 TS Nguyễn Thị Quế Học viện Chính trị - Hành chính

Quốc gia Hồ Chí Minh

8 ThS Đào Xuân Tiến Ban Tuyên giáo Trung ương

9 ThS Nguyễn Thị Thu Thủy Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1 Một số điểm cơ bản về hội nhập quốc tế và thông

1.2 Những điểm cơ bản về TTĐN Việt Nam 34

1.3 Những yêu cầu đối với hoạt động TTĐN trong quá trình

1.4 Hoạt động TTĐN của một số nước trên thế giới 58 Chương 2.Thực trạng hoạt động TTĐN đối với nhân dân,

chính phủ các nước trên thế giới và cộng đồng người Việt

Nam ở nước ngoài

83

2.1 Thực trạng hoạt động TTĐN đối với nhân dân, chính

2.2 Thực trạng hoạt động TTĐN đối với cộng đồng người

Chương 3 Thực trạng hoạt động TTĐN đối với người nước

ngoài ở Việt Nam và ở địa bàn trong nước 132

3.1 Thực trạng hoạt động TTĐN đối với người nước ngoài ở

3.2 Thực trạng hoạt động TTĐN tại chỗ của các cơ quan

Chương 4 Mục tiêu, quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm

đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế

của Việt Nam hiện nay

159

4.1 Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội

4.2 Quan điểm đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình

hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay 1614.3 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá

trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay 1624.4 Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong

quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay 173

Trang 4

HĐH Hiện đại hóa

NVNONN Người Việt Nam ở nước ngoàiNXB Nhà xuất bản

THVN Truyền hình Việt Nam

TNVN Tiếng nói Việt Nam

TTĐC Truyền thông đại chúng

TTĐN Thông tin đối ngoại

TTXVN Thông tấn xã Việt Nam

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Tính lý luận, thời sự của đề tài

Thông tin đối ngoại (TTĐN) là một bộ phận quan trọng trong công tác

đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta Trong quá trình hội quốc tếcủa Việt Nam hiện nay, TTĐN lại càng cần phải được chú trọng TTĐN cónhiệm vụ làm cho nhân dân, chính phủ các nước, người nước ngoài đang sinhsống, làm việc ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài hiểu về đất nước,con người Việt Nam, về đường lối, chủ trương, chính sách và thành tựu đổimới của Việt Nam, đồng thời đấu tranh dư luận chống lại những luận điệu bôixấu, xuyên tạc của các thế lực thù địch, trên cơ sở đó tranh thủ sự đồng tình,ủng hộ của các nước, của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồngngười Việt Nam ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo là quátrình tìm tòi, trải nghiệm, sáng tạo và liên tục đổi mới tư duy trên mọi lĩnh

vực, trong đó có đổi mới tư duy đối ngoại Với chủ trương “mở rộng sự hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế”1 được Đại hội lần thứ VI (1986) của

Đảng đề ra, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại “độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế”2, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu quan trọng trong quan hệ đối ngoại Từ chỗ bị cô lập về chính trị, bịbao vây, cấm vận về kinh tế, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với

174 nước, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với trên 200 nước và vùnglãnh thổ trên thế giới Việt Nam hiện là thành viên của 63 tổ chức quốc tế vàkhu vực Lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có quan hệ với tất cả các nước,các trung tâm chính trị - kinh tế lớn trên thế giới Đảng ta có quan hệ ở cácmức độ khác nhau với trên 200 chính đảng ở các nước trên khắp các châu lụccủa thế giới Các đoàn thể và tổ chức nhân dân ta có quan hệ với hàng trăm tổchức nhân dân, tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế Những thành tựu

đó, một mặt, đã góp phần khẳng định tính đúng đắn của tư duy đối ngoại đổi

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương

Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng”, Văn

kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tập 47

2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.112

Trang 6

mới, đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng ta, mặt khác, thể hiện sự hộinhập nhanh chóng, sâu sắc của Việt Nam vào đời sống quốc tế

Đến nay, việc mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hộinhập quốc tế đã trở thành yêu cầu nội sinh, bức thiết của đất nước ta, của quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực sự trở thành bạn, đối tác tin cậycủa các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợptác quốc tế và khu vực Quan hệ đối ngoại đã có bước phát triển mới Hoạtđộng đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân phát triển mạnh, góp phầngiữ vững môi trường hoà bình, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín củaViệt Nam trong khu vực và trên thế giới Để đạt được những thành công đó,Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động TTĐN

Cùng với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng trong tất cảcác lĩnh vực, nhu cầu cung cấp thông tin từ Việt Nam ra thế giới và đưa thếgiới đến với Việt Nam ngày càng bức thiết và lớn mạnh TTĐN tạo điều kiện

cho thế giới hiểu Việt Nam, hiểu về mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” của Việt Nam, trên cơ sở đó hợp tác nhiều hơn với chúng ta TTĐN giúp xây dựng hình ảnh Việt Nam hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển, đồng thời đang góp phần tích cực vào cuộc đấu

tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ vàtiến bộ xã hội TTĐN cũng giúp cho nhân dân Việt Nam đón nhận nhữngthành tựu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức quản lý, sản xuất cùngnhững tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới Do đó để hội nhập quốc

tế ngày càng trở nên sâu rộng, cần phải tích cực đẩy mạnh hoạt động TTĐNhơn nữa

TTĐN luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhànước Cùng với việc đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, Nghị quyếtĐại hội VI của Đảng (1986) đề cập đến việc cần chú trọng thực hiện công tácTTĐN Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và Đông Âu sụp

đổ, trong nhiệm kỳ Đại hội VII, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số11/CT-TW (1992) định hướng đúng đắn và tổ chức lực lượng hoạt độngTTĐN Trong nhiệm kỳ Đại hội VIII, Thường vụ Bộ Chính trị ra Thông báo

số 188/TB-TW (1998) bổ sung, nhấn mạnh những đối tượng, địa bàn ưu tiên

và trọng điểm tổ chức lực lượng của công tác TTĐN Tháng 4 năm 2000, Thủtướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 10/2000 CT-TTg về tăng cường quản lý vàđẩy mạnh công tác TTĐN Nghị quyết Đại hội IX của Đảng (2001) nhấnmạnh nhiệm vụ tăng cường công tác TTĐN Sau Đại hội, nhận thấy nhu cầu

Trang 7

cấp bách cần tăng cường sự lãnh đạo và phối hợp ở tầm chiến lược của côngtác này trong tình hình phát triển các lực lượng và hoạt động TTĐN, ngày 26

tháng 12 năm 2001 Ban Bí thư đã ban hành Quyết định 16 về thành lập Ban chỉ đạo công tác TTĐN Đại hội X của Đảng (2006) một lần nữa nhấn mạnh đến việc “đẩy mạnh công tác văn hoá - TTĐN, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước”3 Ngày 26 tháng

12 năm 2006, Ban Bí thư ra Quyết định số 29 để kiện toàn Ban chỉ đạo côngtác TTĐN Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa X của Đảng (2007) vềcông tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đã cụ thể hóa mộtbước nhiệm vụ và giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác TTĐN nói chung và

hoạt động TTĐN của báo chí nói riêng Nghị quyết đã chỉ rõ cần phải “Củng

cố tổ chức, tăng cường cán bộ và phương tiện để mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả công tác TTĐN, giúp cho cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhận thức và thái độ đúng đắn về đất nước ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta”4 Ngày 10 tháng 9 năm

2008, Ban bí thư Trung ương Đảng khóa X đã ra Chỉ thị số 26/CT-TW về

“tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác TTĐN trong tình hình mới” nhằm

khẳng định rõ hơn nội dung, phương thức, đối tượng, địa bàn hoạt độngTTĐN ở nước ta, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Sự quan tâm, lãnh đạo kịp thời, sát sao của Đảng và Nhà nước về côngtác TTĐN cũng như đòi hỏi của thực tiễn đã nâng nhận thức của mọi người,mọi ngành, mọi cấp về TTĐN lên tầm cao mới Thực hiện sự chỉ đạo củaĐảng và Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, các cấp, các ngành từ trung ươngđến địa phương, các tập thể và cá nhân đã tiến hành hoạt động TTĐN dướinhiều hình thức phong phú, đem lại nhiều lợi ích thiết thực

Tuy nhiên, hoạt động TTĐN thời gian qua cũng bộc lộ nhiều tồn tại,yếu kém, khuyết điểm cần nhanh chóng khắc phục để đáp ứng kịp thời nhữngyêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao, ngày càng khó khăn của quá trình hộinhập quốc tế, của sự nghiệp Đổi mới đất nước Để thực hiện điều này đượcnhanh chóng và có hiệu quả cao, cần có những công trình nghiên cứu cáckhía cạnh khác nhau của công tác TTĐN, tạo cơ sở khoa học cho những hoạtđộng thực tiễn, tránh việc hoạt động một cách cảm tính, dựa chủ yếu vào kinhnghiệm và thiếu những chiến lược hoạt động dài hạn

3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.115.

4 Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 28/8/2007: http://www.cpv.org.vn/details.asp?id=BT2880753137

Trang 8

1.2 Tính cấp thiết đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn của công tác TTĐN,một trong những nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước quan tâm và ưu tiên thựchiện là đào tạo, nâng cao năng lực nguồn nhân lực làm công tác đối ngoại nóichung và TTĐN nói riêng Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh cần

“chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại vững vàng về chính trị, có trình độ ngoại ngữ và năng lực nghiệp vụ cao, có đạo đức và phẩm chất tốt” 5 Hiện nay, cán bộ chuyên trách TTĐN ở

các cơ quan, tổ chức, địa phương còn rất ít, ở nhiều nơi còn chưa có Các cán

bộ này đa phần mới chỉ được tập huấn qua các lớp bồi dưỡng kỹ năng TTĐNngắn hạn, chưa được đào tạo chính quy, do vậy năng lực còn nhiều hạn chế

Từ năm học 2004-2005, Học viện Báo chí và Tuyên truyền được Đảng vàNhà nước lựa chọn, tin tưởng giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngành TTĐN hệtập trung dài hạn Cho đến nay, 5 khóa sinh viên TTĐN đầu tiên của cả nướcvới gần 160 sinh viên do Khoa Quan hệ quốc tế quản lý đang nỗ lực học tập,trau dồi kiến thức, rèn luyện đạo đức, chuẩn bị cho công tác sắp tới của mình

Việc tiến hành các nghiên cứu khoa học để nhanh chóng tổng kết kinhnghiệm thực tiễn, rút ra các bài học để hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt độngTTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, bên cạnh ýnghĩa thực tiễn, còn có ý nghĩa giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng to lớn Các kếtquả thu được sau mỗi nghiên cứu sẽ làm tài liệu phục vụ quá trình đào tạo,bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác TTĐN của cả nước Hiện nay, việchoàn thiện chương trình đào tạo, công tác biên soạn bài giảng, tài liệu thamkhảo và xây dựng giáo trình cho các học phần chuyên ngành TTĐN đangđược khẩn trương xúc tiến Việc thực hiện những nghiên cứu về TTĐN đangđược lãnh đạo các cấp khuyến khích và ưu tiên, nhằm phát triển cơ sở khoahọc cho việc đào tạo cử nhân ngành TTĐN Đặc biệt cho những học phần

trực tiếp liên quan đến chủ đề của nghiên cứu này như: “Đại cương TTĐN”,

“Tổ chức hoạt động TTĐN”, “Thu thập xử lý TTĐN”, “Tổ chức sản xuất sản phẩm TTĐN”, “Quản lý hoạt động TTĐN”, “Các chuyên đề TTĐN”.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động TTĐNđang được nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia muốn tăng cường ảnhhưởng và hình ảnh của mình ra bên ngoài, quan tâm đẩy mạnh Nghiên cứunày cũng sẽ cố gắng tìm hiểu, phân tích kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt độngTTĐN trong bối cảnh toàn cầu hoá của các nước trên thế giới Thực hiện

5 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.115

Trang 9

được điều này, một mặt sẽ giúp Việt Nam rút ngắn quá trình tìm tòi, thửnghiệm và đề ra những chính sách hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triểncủa đất nước và quốc tế Mặt khác, giúp chúng ta chủ động, tích cực hơntrong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.

Những điều nêu trên đã minh chứng cho tính cấp thiết của việc lựachọn đề tài

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam làmột hướng nghiên cứu mới, rộng lớn, bao trùm hai mảng nghiên cứu lớn là

hội nhập quốc tế và TTĐN.

Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách đối ngoại đổi mới, mở rộngquan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập, chủ đề về hội nhập quốc tếcủa Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu Điều nàyđược biểu hiện một số lượng tương đối lớn sách, công trình nghiên cứu củacác nhà khoa học, các chính khách trong và ngoài nước Hội nhập quốc tế củaViệt Nam được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau và trong nhiều lĩnh vựckhác nhau

Nhiều công trình nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá đến các quốcgia, dân tộc và phân tích sự cần thiết của hội nhập khu vực, quốc tế trong thờiđại toàn cầu hoá hiện nay Trong số đó tiêu biểu là cuốn sách của Trần Trọng

Toàn, Đinh Nguyên Khiêm (1999) “Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam” 6 Trong cuốn sách, các tác giả đã nêu lên những ưu thế, thời cơ vàthách thức trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, kinh nghiệm hộinhập kinh tế của các nước đang phát triển Trên cơ sở đó nêu lên các vấn đềxuất hiện trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, đặt biệt là những vấn đềkinh tế, về liên kết kinh tế và đề xuất những giải pháp giải quyết Cuốn sáchcũng đề cập đến vấn đề thông tin kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế đã ảnhhưởng không nhỏ đến những thành công trong quá trình hội nhập

Hai công trình của các nhà nghiên cứu Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh: “Toàn cầu hoá - phương pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu” của Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Xuân Sầm (2001)7

và “Xu thế toàn cầu hóa trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Lê Hữu

6 Trần Trọng Toàn, Đinh Nguyên Khiêm (1999), Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế

của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

7 Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa, Trần Xuân Sầm (2001), Toàn cầu hoá - phương

pháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Trang 10

Nghĩa, Trần Khắc Việt và Lê Ngọc Tòng (2007)8, đã cung cấp đầy đủ phươngpháp luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu về toàn cầu hoá và sự tác độngcủa nó đối với các mặt chính trị, văn hoá, xã hội Các tác giả đã chỉ ra sựphức tạp, nhiều mặt của toàn cầu hóa Đó là kết quả tác động tổng hợp củanhiều nhân tố Trong thế giới toàn cầu hoá, nền kinh tế các nước ngày cànghội nhập và phụ thuộc chặt chẽ với nhau, do vậy, mở cửa và hội nhập kinh tếquốc tế đã trở thành xu thế khách quan Ngoài ra, các tác giả cũng phân tíchnhững thách thức và thời cơ đối với sự phát triển của Việt Nam trong xu thếtoàn cầu hóa hai thập niên đầu thế kỷ XXI và đề ra những phương hướng cótính nguyên tắc để Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thành công.Mặc dù không trở thành một phần nghiên cứu riêng biệt nhưng trong cáccông trình nghiên cứu này, các tác giả cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọngcủa các luồng thông tin trong xã hội hiện đại – luồng thông tin từ trong nước

ra bên ngoài và luồng thông tin quốc tế vào trong nước

Bên cạnh đó, những nghiên cứu của Vũ Dương Ninh (2003) “Toàn cầu hoá và tác động đối với sự hội nhập của Việt Nam” 9, của Nguyễn Vân Nam

(2006) “Toàn cầu hoá và sự tồn vong của nhà nước” 10 cũng phân tích những

tác động cơ bản nhất của toàn cầu hóa đến chính sách ngoại giao, kinh tế, xãhội, giáo dục, hội nhập quốc tế của các nước và Việt Nam Đồng thời đề xuấtcác giải pháp cụ thể giúp các nước thích nghi nhanh chóng với quá trình toàncầu hóa

Một số công trình nghiên cứu khác tìm hiểu quá trình hội nhập của ViệtNam vào đời sống quốc tế và khu vực, đưa ra và phân tích những sự kiện,những mốc thời gian đáng nhớ của quá trình này Đáng chú ý là nghiên cứu

“Tiến trình hội nhập Việt Nam-ASEAN” của Đinh Xuân Lý (2001)11, “Việt Nam trong tiến trình thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập” của Phạm

Văn Hằng và nhóm tác giả (2005)12 Dưới cách phân tích tiến trình lịch sử,các cuốn sách này đã cung cấp những kiến thức tương đối hệ thống các sựkiện lịch sử trong quan hệ quốc tế, đổi mới và hội nhập quốc tế, khu vực củaViệt Nam

8 Lê Hữu Nghĩa, Trần Khắc Việt và Lê Ngọc Tòng (2007), Xu thế toàn cầu hóa

trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

9 Vũ Dương Ninh (2003), Toàn cầu hoá và tác động đối với sự hội nhập của Việt

Nam, Nxb Thế giới , Hà Nội

10 Nguyễn Vân Nam (2006), Toàn cầu hoá và sự tồn vong của nhà nước, Nxb Trẻ,

Tp.Hồ Chí Minh

11 Đinh Xuân Lý (2001), Tiến trình hội nhập Việt Nam – ASEAN, Nxb Đại học Quốc

gia, Hà Nội

12 Phạm Văn Hằng, Lê Mậu Hãn, Vũ Dương Ninh (2005), Việt Nam trong tiến trình

thống nhất đất nước, đổi mới và hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

Trang 11

Ngoài ra, trong số các phân tích về hội nhập quốc tế của Việt Nam, cómột số công trình có giá trị của các chính trị gia, các nhà hoạt động kinh tếthực tiễn Đặc biệt trong số này là cuốn sách của đồng chí Phan Văn Khải

(2006) “Đổi mới sâu rộng, phát triển đất nước nhanh và bền vững, tiến cùng thời đại” 13 Cuốn sách đã phân tích, đánh giá tình hình đất nước, khẳng địnhnhững thành tựu và vạch rõ những mặt yếu kém, đề ra phương phương hướnggiải quyết những vấn đề của quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam Tác giảkhẳng định, để đi đến thành công, Việt Nam cần tăng cường đại đoàn kết dântộc, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng nhận được sự quan tâm nghiêncứu của các nhà khoa học nước ngoài Tiêu biểu là tuyển tập báo cáo phốihợp nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các chuyên gia quốc

tế “Việt Nam hướng tới 2010” (2001)14 và cuốn “Các nền kinh tế chuyển đổi

từ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường” của Marie

Lavigue (2002)15 Các tác giả đã đề cập đến vấn đề về chuyển đổi từ kinh tế

kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường và sự hội nhập của nền kinh tế ViệtNam với nền kinh tế thế giới, những thách thức và thời cơ

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã phân tích sâu sắc quátrình hội nhập quốc tế của Việt Nam, chỉ ra những khó khăn và thuận lợi, thời

cơ và thách thức Đây sẽ là những nguồn tư liệu quý báu khi thực hiện đề tài.Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu đều tập trung phân tích hội nhập

quốc tế trong lĩnh vực kinh tế hoặc được nhìn nhận dưới góc độ phát triển

13 Phan Văn Khải (2006), Đổi mới sâu rộng, phát triển đất nước nhanh và bền vững,

tiến cùng thời đại / T.2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

14 Việt Nam hướng tới 2010 - Tuyển tập báo cáo phối hợp nghiên cứu chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam /T.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001

15 Marie Lavigue (2002), Các nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung

bao cấp sang kinh tế thị trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

16 Nguyễn Quốc Nhật, Nguyễn Văn Ngừng (2001), Hội nhập kinh tế với vấn đề giữ

gìn an ninh quốc gia ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

Trang 12

vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam và đề ra những giải pháp chủ yếu để pháttriển kinh tế đối ngoại, gắn liền với đảm bảo an ninh quốc gia.

Trong hướng nghiên cứu này còn có nhiều công trình tiêu biểu như

“Văn hóa phương Đông - truyền thống và hội nhập” của Mai Ngọc Chừ và

nhóm tác giả (2006)17, “Văn hoá thời hội nhập” của Trần Kiêm Đoàn, Hoàng

Phủ Ngọc Tường, Văn Ngọc (2006)18 và đặc biệt là các bài viết của Phạm

Quang Nghị được in trong cuốn “Công cuộc đổi mới - động lực phát triển lý luận và văn hoá” (2005)19, của Trần Văn Bính (2008) “Văn hóa trong thời kỳhội nhập quốc tế”20 Các tác giả đã phân tích một số vấn đề lí luận và thựctiễn của văn hoá Việt Nam trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và khuvực, vấn đề hội nhập văn hoá truyền thống và hiện đại của các nước phươngĐông và Việt Nam, vai trò và động lực của văn hóa nghệ thuật trong pháttriển kinh tế, xã hội của nước ta và làm thế nào để giữ gìn, phát huy được bảnsắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập hiện nay

Các nghiên cứu này đã cung cấp thêm một khía cạnh khác của quátrình hội nhập của Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trìnhnghiên cứu nào đề cập về vấn đề TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế củaViệt Nam, gắn sự thành công của hội nhập quốc tế với việc đẩy mạnh hoạtđộng TTĐN TTĐN là một lĩnh vực công tác đối ngoại quan trọng, có vai tròtích cự trong quá trình hội nhập quốc tế, tuy nhiên còn mới mẻ với nhiềungười và chưa thực sự được đầu tư thích đáng, chưa nhận được sự quan tâmđúng mức của giới nghiên cứu khoa học

Bên cạnh đó, thời gian gần đây đã xuất hiện một số các bài viết, nghiêncứu phân tích các góc độ khác nhau của TTĐN

TTĐN chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ của những người quản lý,qua các bài phát biểu, báo cáo tổng hợp của các cơ quan, tổ chức đang trựctiếp phụ trách các mảng công tác TTĐN khác nhau Đặc biệt trong các bài

phát biểu của Vũ Khoan “Một số trọng tâm công tác TTĐN”, của Đỗ Quý Doãn “Hoạt động văn hóa thông tin phục vụ TTĐN”, của Đặng Đình Lâm

“Công tác TTĐN sau 3 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng IX và phương hướng nhiệm vụ công tác TTĐN hai năm 2004-2005”, của Vũ Văn

17 Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Quốc Anh, Đỗ Đức Định (2006), Văn hóa phương Đông

-truyền thống và hội nhập, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

18 Trần Kiêm Đoàn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Văn Ngọc (2006), Văn hoá thời hội

nhập, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh

19 Phạm Quang Nghị (2005), Công cuộc đổi mới - động lực phát triển lý luận và văn

hoá, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội

20 Ban chỉ đạo công tác TTĐN, Tạp chí Thông tin đối ngoại, các số 1/2008

Trang 13

Hiến “Đài THVN với công tác TTĐN”, của Vũ Hiền “Đài TNVN với công tác TTĐN”, của Lê Dũng “Công tác phát ngôn, đấu tranh dư luận và quản lý phóng viên báo chí nước ngoài”21… đã nêu bật tầm quan trọng của hoạt độngTTĐN, đồng thời chỉ ra những thành tựu và yếu kém trong các đơn vị đangphụ trách công tác này Tuy nhiên các bài viết này chủ yếu được phổ biếntrong nhóm những người trực tiếp đang tham gia công tác TTĐN, chưa được

xã hội hoá cho đông đảo các nhà nghiên cứu và công chúng

Một nguồn tư liệu có giá trị trong quá tình nghiên cứu đề tài là các bàitham luận của các cơ quan, tổ chức, địa phương được trình bày trên Hội nghịtổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 11- CT/TW do Ban chỉ đạo công tác TTĐN

và Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức vào tháng 4/2008 Trong kỷ yếu Hộinghị đã tập hợp được nhiều báo cáo, phân tích sâu sắc về quá trình thực hiệncông tác TTĐN ở các bộ, ban, ngành, các địa phương trong khắp cả nước

Với sự ra đời của Tạp chí Thông tin đối ngoại 22, nhiều nhà hoạt động,nghiên cứu đã cho đăng tải các bài suy nghĩ, phân tích về TTĐN của ViệtNam hiện nay Tiêu biểu trong số đó là bài viết của Hồng Vinh (2006)

“TTĐN góp sức tích cực thúc đẩy hội nhập quốc tế” 23 Tác giả đã nêu bật vai

trò của TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là quahoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp trong tiến trình ra nhập các tổ

chức quốc tế lớn Bài viết của Phạm Xuân Thâu (2006) “Thành tựu nổi bật

và những nhiệm vụ chủ yếu của công tác TTĐN trong tình hình mới” 24 đãphân tích các thành tựu của công tác TTĐN thời gian qua và nêu lên nhữngnhiệm vụ chủ yếu giúp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động TTĐN Trong tạp chínày cũng luôn có các bài viết mang tính chỉ đạo công tác TTĐN của các đồng

chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước: Nông Đức Mạnh (2008) “Thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng XHCN”, của Trương Tấn Sang (2008) “Đẩy mạnh công tác tuyên giáo, nâng cao chất lượng hoạt động TTĐN”, của Phạm Gia Khiêm (2008) “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác TTĐN trong tình hình mới”25

21 Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại (2004), Kỷ yếu Hội nghị công tác TTĐN

toàn quốc tháng 3/2004, Hà Nội.

22 Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí Thông tin đối ngoại, các số từ

2004 đến nay

23 Hồng Vinh (2006), “TTĐN góp sức tích cực thúc đẩy hội nhập quốc tế”, Tạp chí

Thông tin đối ngoại, số (28) 7/2006

24 Phạm Xuân Thâu (2006), “Thành tựu nổi bật và những nhiệm vụ chủ yếu của công

tác TTĐN trong tình hình mới”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số (23) 2/2006

25 Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 2, 3,

5/2008

Trang 14

Cũng trên tạp chí này, nhiều phân tích sâu sắc về các mảng công tácTTĐN cho các đối tượng, địa bàn và lĩnh vực khác nhau đã được đảng tải.

Nổi bật trong số đó là bài viết của Hồng Vinh (2004)”Công tác TTĐN ở một

số nước Đông Âu”, của Nguyễn Duy Quyền (2004) “Công tác TTĐN của các Đảng bộ, chi bộ ngoài nước”, của Trà Trâm (2005) “Đối ngoại nhân dân năm 2004 – Một đóng góp quan trọng trong công tác TTĐN”, của Nguyễn Phú Bình (2006) “Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài”, của Đoàn Văn Thái (2006) “Công tác vận động, tập hợp thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài”, của Trần Đại Quang (2006) “Nâng cao hiệu quả đấu tranh chống thông tin, quan điểm sai trái, thù địch”, của Xuân Anh (2008) “Hoạt động TTĐN trong những năm qua tại một số bộ, ban, ngành”, Vũ Hồng Thanh (2008) “Hoạt động TTĐN góp phần quảng bá hình ảnh phong cảnh, con người Quảng Ninh”, của Đỗ Quý Doãn (2008) “Khảo sát công tác TTĐN tại Liên Bang Nga, Cộng hòa Ba Lan”, của Trần Đức Lai (2008) “Bộ Thông tin và Truyền thông với công tác TTĐN” 26

Bên cạnh đó, hoạt động TTĐN ở một số nước trên thế giới cũng được

giới thiệu và phân tích Đáng chú ý là bài viết của Song Bình (2004) “Vài suy nghĩ về công tác TTĐN trên thế giới ngày nay”, Việt Hoàng (2005) “Về TTĐN tại Mỹ và Canada hiện nay – Thực trạng và kinh nghiệm”, Đào Vân Anh (2006) “Sử dụng Internet trong công tác TTĐN ở Trung Quốc” 27… Cácbài viết này cung cấp những tư liệu có giá trị về nội dung, hình thức, cáchthức tổ chức TTĐN ở các nước và những bài học kinh nghiệm mà Việt Namcần tham khảo để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động TTĐN của mình

Bên cạnh đó, cho đến nay, chưa có một cuốn sách chuyên khảo nàoviết riêng về TTĐN của Việt Nam

Nhìn chung, các bài phát biểu và bài viết nêu trên là những tư liệu quýbáu, góp phần làm rõ thực trạng công tác TTĐN của các đơn vị, địa phương

và chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ công tác này trong thời gian tới Tuynhiên, đó vẫn chỉ dừng lại là những báo cáo, những suy nghĩ, phân tích vềtừng mảng, từng lĩnh vực, từng đối tượng của công tác TTĐN Chưa thể gọi

đó là những nghiên cứu toàn diện về hoạt động TTĐN của Việt Nam hiệnnay Để phát huy hơn nữa giá trị của những nhận xét, phân tích và suy nghĩ

đó, cần thực hiện một công trình khoa học để tổng hợp chúng lại, phân tích,đánh giá, đưa ra giải pháp chung

26 Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí thông tin đối ngoại, các số 3,

4/2004; số 4/2005; số 2, 8/2006; số 1, 3, 4, 6/2008

27 Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí thông tin đối ngoại, các số

3/2004; số 3/2005; số 8/2006

Trang 15

Một mảng hoạt động đang thu hút được sự chú ý là công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ làm công tác TTĐN Tiêu biểu về chủ đề này là một số bài

báo và tham luận khoa học của Phạm Minh Sơn “TTĐN – ngành học thời đại toàn cầu hóa” (2004)28, “Công tác đào tạo cán bộ TTĐN ở Học viện Báo chí

và Tuyên truyền” (2006)29, “Tạo dựng hình ảnh đất nước, con người”

(2007)30, “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN trong thời kỳ mới” (2008)31 được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành vàsách tham khảo Các bài viết này đã phân tích nội dung, cách thức tổ chức,những thuận lợi và khó khăn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ làm công tác TTĐN Những nghiên cứu này sẽ là những cơ sở khoa học để

đề ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TTĐN của Việt Nam hiện nay

Ngoài ra, một số đề tài nghiên cứu khoa học tại Học viện Báo chí vàTuyên truyền về TTĐN cũng được thực hiện và đem lại kết quả thiết thực

Đáng chú ý là đề tài khoa học cấp bộ “Hoạt động TTĐC trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện nay”32 do Phạm Minh Sơn chủ nhiệm (2006) Đây

là đề tài khoa học cấp bộ đầu tiên về TTĐN, đồng thời là sự tổng kết, hệthống hoá quan trọng về công tác TTĐN của Việt Nam thời gian qua Trongkhuôn khổ đề tài này, các tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích vị trí, vai trò

và hoạt động TTĐC - lực lượng quan trọng nhất của TTĐN Những kết quảcủa đề tài này sẽ là tài liệu quý giá và sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc thực hiện

28 Phạm Minh Sơn (2004), “Thông tin đối ngoại – ngành học thời đại toàn cầu hóa”,

Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, N3 (5-6) /2004

29 Phạm Minh Sơn (2006), “Công tác đào tạo cán bộ thông tin đối ngoại ở Học viện

Báo chí và Tuyên truyền”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, N12 /2006

30 Phạm Minh Sơn (2007), “Tạo dựng hình ảnh đất nước, con người”, Quan hệ công

chúng – lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

31 Phạm Minh Sơn (2008), “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công

tác TTĐN trong thời kỳ mới”, Tạp chí Thông tin đối ngoại, N9 /2008

32 Phạm Minh Sơn, “Hoạt động TTĐC trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện

nay”, Tổng quan đề tài khoa học cấp bộ năm 2006, Hà Nội

33 Doris A.Graber (2000), Media Power in Politics, Congressional Quarterly Inc.,

Washington

34 Sayling Wen (2002), Future of the media (Phương tiện truyền thông trong kỷ

nguyên công nghệ thông tin), Nxb Bưu điện, Hà Nội

Trang 16

(2003) “Sức mạnh của tin tức truyền thông”35, của Anya Schiffrin, Amer

Bisat (2004) “Đưa tin thời toàn cầu hóa”36 Đây là những tài liệu quý báu

cho đề tài nhằm tổng kết kinh nghiệm hoạt động truyền thông ở các nước.Trong đó có đề cập đến khía cạnh TTĐN, phân tích những mặt được vànhững mặt hạn chế của hoạt động này ở các nước Những công trình nghiêncứu, sách, bài báo, báo cáo, tham luận khoa học… nêu trên sẽ là những cơ sởkhoa học quý báu để thực hiện đề tài

Từ những phân tích vừa nêu trên, đề tài khoa học “Đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay” là công

trình đầu tiên nghiên cứu, phân tích, xem xét một cách đầy đủ, tổng hợp hoạtđộng TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tế và đề xuất các biện pháp gópphần đẩy mạnh hoạt động TTĐN của Việt Nam hiện nay

3 Mục tiêu và giới hạn nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ thực trạng hoạt động TTĐN trong quá trình hội nhập quốc tếcủa Việt Nam hiện nay

- Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động TTĐN trong quátrình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

3.2 Giới hạn nghiên cứu

- Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động

TTĐN từ năm 1992, sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số11/CT-TW về đổi mới và tăng cường công tác TTĐN Đặc biệt tập trungphân tích, khảo sát những vấn đề trong khoảng thời gian những năm gần đây,nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới(WTO) năm 2006, gắn với quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài không thể không đề cậpđến những vấn đề liên quan ở thời kỳ trước đó

- Về địa bàn nghiên cứu: Các nghiên cứu, khảo sát được tiến hành chủ

yếu tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội Một sốnghiên cứu, khảo sát được tiến hành trên địa bàn của một số tỉnh, thành phố

35 Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

36 Anya Schiffrin, Amer Bisat (2004), Đưa tin thời toàn cầu hóa, Nxb Văn hóa thông

tin, Hà Nội.

Trang 17

trong nước như TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Quảng Ninh,Lạng Sơn Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng kết quả nghiên cứu, khảo sát vềcông tác TTĐN trên địa bàn các tỉnh, thành phố khác trong nước, cũng nhưtrên địa bàn một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc

- Về đối tượng nghiên cứu: TTĐN do nhiều chủ thể khác nhau thực

hiện và hướng đến nhiều đối tượng ở ngoài nước cũng như trong nước vớicác loại hình, hình thức rất phong phú, đa dạng Trong khuôn khổ đề tài này,đối tượng nghiên cứu là hoạt động TTĐN của một số cơ quan, tổ chức quantrọng ở trung ương đang thực thi công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giaoNhà nước, đối ngoại nhân dân; cũng như của một số địa phương tiêu biểu Đềtài cũng giới hạn tập trung nghiên cứu hoạt động TTĐN cho ba đối tượng đặc

thù của công tác TTĐN: TTĐN cho chính phủ và nhân dân nước ngoài; TTĐN cho người nước ngoài ở Việt Nam; TTĐN cho người Việt Nam ở nước ngoài Trong mỗi đối tượng này lại chọn những nhóm tiêu biểu để nghiên

cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này sẽ sử dụng các phương pháp cơ bản, phổ biến trong nghiêncứu khoa học xã hội, gồm:

- Phương pháp luận: Đề tài lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh làm cơ sở lý luận và phương pháp luận Dựa trên chủ nghĩa duy vậtbiện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận trên cơ sở những quan điểm của Đảng và Nhà nước

về quan hệ quốc tế, công tác đối ngoại, công tác tư tưởng, công tác TTĐN.Kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn

- Phương pháp lịch sử và lôgic: các nghiên cứu đều bắt đầu từ lịch sử

của vấn đề, đặt vấn đề trong bối cảnh chung của đất nước, khu vực, quốc tế

Sử dụng những tư liệu, sự kiện, dữ kiện lịch sử, chọn lọc những sự kiện điểnhình để hệ thống, thống kê, mô hình hoá sự kiện Đồng thời, các nghiên cứu

sẽ phải từ những diễn biến, những sự kiện lịch sử rút ra cái cốt lõi, tổng hợp

so sánh để rút ra được những kinh nghiệm, những bài học có tính quy luật,tính chỉ đạo đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay và trongtương lai

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: sử dụng để thu thập và đánh giá

các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, bao gồm các văn kiện của Đảng, chủ

Trang 18

trương chính sách của Nhà nước, các công trình nghiên cứu trong và ngoàinước về các chủ đề liên quan đến đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: được sử dụng khi điều tra mẫu

(survey) Điều tra mẫu được tiến hành gắn với thiết kế phiếu trưng cầu ý kiếnbao gồm hệ thống các câu hỏi mang tính giả thuyết gắn theo phương án phùhợp với mục tiêu nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứucác nhóm đối tượng của hoạt động TTĐN như người nước ngoài ở Việt Nam,hoặc thái độ, sự hiểu biết của người dân Việt Nam với công tác TTĐN

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Được thể hiện thông qua các câu

hỏi mở khi lập các phiếu trưng cầu ý kiến để tìm hiểu những vấn đề khó cóthể thực hiện bằng nghiên cứu định lượng Ngoài ra, phương pháp này cònđược thực hiện thông qua phỏng vấn sâu cá nhân hoặc nhóm Đối tượngphỏng vấn có thể là những chuyên gia nước ngoài đang công tác, học tập ởViệt Nam, hoặc người Việt Nam ở nước ngoài đang có điều kiện về thăm đấtnước

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: sử dụng để thu thập các thông

tin, ý kiến đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm về hội nhập quốc tế vàTTĐN thông qua các buổi hội thảo, toạ đàm, trao đổi khoa học Bên cạnhmục đích thu thập thông tin, phương pháp này còn dùng để kiểm tra mức độtin cậy các số liệu thu được từ điều tra và phỏng vấn

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đóng góp về mặt khoa học, lýluận:

- Hệ thống hoá các quan niệm, khái niệm về TTĐN, các văn bản, tàiliệu của Đảng và nhà nước liên quan đến TTĐN

- Làm phong phú thêm lý luận về nội dung, đối tượng, phương pháphoạt động TTĐN

- Chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa chủ động, tích cực hội nhập quốc

tế với đẩy mạnh hoạt động TTĐN của Việt Nam

5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Trang 19

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhânđẩy mạnh hơn nữa hoạt động TTĐN của mình

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và

nghiên cứu các môn học của chuyên ngành TTĐN như “Đại cương TTĐN”,

“Tổ chức hoạt động TTĐN”, “Thu thập xử lý TTĐN”, “Tổ chức sản xuất sản phẩm TTĐN”, “Quản lý hoạt động TTĐN”, “Các chuyên đề TTĐN”… Đồng

thời làm tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng cán bộ TTĐN

- Kết quả nghiên cứu của đề tài, nhất là những kiến nghị sẽ góp phầntích cực vào công tác giảng dạy, học tập, quản lý người nước ngoài, đặc biệt

là sinh viên nước ngoài ở Việt Nam nói chung và ở Học viện Báo chí vàTuyên truyền cũng như ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nóiriêng

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài bao gồm phần mở đầu, kết luận, 4 chương, 12 tiết và danh mụctài liệu tham khảo

Trang 20

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ ĐIỂM CƠ BẢN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ THÔNG

TIN ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 1.1 Hội nhập quốc tế của Việt Nam

1.1.1 Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam thời kỳ đổi mới

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hộinhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết Chúng ta đã có quan hệngoại giao với hơn 174 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư vớihơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thươngmại thế giới (WTO) đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ khuvực (ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm1998) lên đến cấp độ toàn cầu Hiện nay, Việt Nam là ủy viên không thườngtrực Hội đồng Bảo an, cơ quan quyền lực hàng đầu của Liên hợp quốc, nhiệm

kỳ 2008 - 2009 Đó là thành quả của cả một quá trình nỗ lực bền bỉ của đấtnước

Mười năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ViệtNam phải đối mặt trước những khó khăn thử thách hết sức nghiêm trọng: nềnkinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng gay gắt, an ninh quốc gia bị đe dọa bởitình trạng vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, các thế lực đế quốc thù địchxiết chặt bao vây cấm vận, quan hệ đối ngoại bị thu hẹp do những trở ngại từ

“vấn đề Campuchia” Bởi vậy, bước vào thời kỳ đổi mới (1986), Việt Namđứng trước đòi hỏi cấp bách mang ý nghĩa sinh tử là phải tìm cách thoát khỏikhủng hoảng kinh tế - xã hội, phá được thế bị bao vây cô lập về đối ngoại,tiếp tục phát triển đất nước theo con đường đã lựa chọn

Trong bối cảnh đó, trên phương diện đối ngoại Đảng và Nhà nước ViệtNam nỗ lực đổi mới tư duy, vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ ChíMinh về “thêm bạn, bớt thù”, mở rộng và đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệquốc tế, tìm ra khâu đột phá để thoát vòng bao vây cô lập của các thế lực thùđịch Xuất phát từ nhận thức cho rằng, tiến trình tìm giải pháp cho vấnCampuchia luôn gắn liền và tác động mật thiết với việc bình thường hóa quan

hệ Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Mỹ cũng như sự cải thiện quan hệViệt Nam - các nước ASEAN, cho nên từ sau Đại hội VI, đặc biệt là sau Nghịquyết 13 của Bộ Chính trị (1988) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa

VI (1989), Việt Nam đã có những điều chỉnh cơ bản về chính sách đối ngoại.Theo đó, cùng với chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và

Trang 21

Mỹ, Việt Nam coi trọng cải thiện quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam

Á, xác định rõ giải quyết vấn đề Campuchia là khâu đột phá, có ý nghĩa quyếtđịnh trong việc tạo môi trường quốc tế hoà bình, ổn định ở khu vực, thuận lợicho phát triển đất nước

Nhằm thúc đẩy tiến trình mở rộng quan hệ đối ngoại, Đại hội VI của

Đảng nêu chủ trương chiến lược: “mở rộng sự hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế”37 Trên cơ sở đó và trước những diễn biến phức tạp của tình hìnhquốc tế sau sự tan rã của Liên Xô, Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (1992)chính thức xác định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạnghóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế Chủ trương chiến lược của Đại hộiVII tiếp tục được Đại hội VIII khẳng định, bổ sung và đến Đại hội IX phát

triển thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển”38 Như vậy,quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng đã đưa đến việc xác lập những

nội dung, tính chất cơ bản trong đường lối đối ngoại từ “rộng mở”, “là bạn” đến “đa dạng hóa, đa phương hoá quan hệ quốc tế” và “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy” Đây là sự thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo, kiên

định về nguyên tắc và linh hoạt về sách lược, gắn kết mục tiêu cách mạng vàđịnh hướng phát triển đất nước vào những xu thế phát triển của thời đại Với

sự điều chỉnh chính sách đối ngoại như đã nêu, Việt Nam đã từng bước pháđược thế bị bao vây cấm vận, hóa giải tương đối thành công những khó khăn,bất cập trong quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế,hội nhập ngày càng chủ động, tích cực và sâu rộng với khu vực và thế giới

Trong quá trình hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới, việc giải quyết vấn

đề Campuchia cũng được Đảng và Nhà nước ta coi là điều kiện then chốt để

phá thế bị bao vây, cấm vận, tạo môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi chophát triển đất nước Do tương quan lực lượng và sự dính líu của các thế lựcquốc tế cho nên vấn đề Campuchia chỉ có thể giải quyết bằng một giải phápchính trị Từ nhận thức này, sau Đại hội VI (1986) Việt Nam một mặt tậptrung giúp đỡ Cộng hòa nhân dân Campuchia củng cố lực lượng trên các mặt;đồng thời tiến hành rút toàn bộ quân tình nguyện khỏi Campuchia Việc ViệtNam đơn phương rút hết quân và rút sớm hơn dự kiến đã tác động tích cực,làm chuyển biến thái độ của các nước liên quan, trước hết là Trung Quốc, Mỹ

và các nước ASEAN

37 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng”,

Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, Tập 47

38 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 119

Trang 22

Việt Nam đã có những bước đi ngày càng chủ động và tích cực nhằmgóp phần nhanh chóng tìm ra giải pháp chính trị toàn bộ, công bằng hợp lýcho vấn đề Campuchia Việc ký Hiệp định Pari ngày 23/10/1991 đánh dấu sựkết thúc quá trình tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia là

sự ghi nhận những đóng góp của Việt Nam và cũng là một thắng lợi trongtriển khai chính sách đối ngoại đổi mới, tạo điều kiện đưa Việt Nam thoát rakhỏi vòng bao vây, cô lập kéo dài của các thế lực thù địch, đặt nền móng choquá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh lạnh

Củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa ba nước Đông Dương luôn là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung và trong quá trình hội nhập quốc tế nói riêng Với Lào, tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện tiếp tục được củng cố và có

nhiều bước phát triển quan trọng Việt Nam triển khai hợp tác một cách toàndiện, giúp bạn phát triển kinh tế - xã hội với hàng loạt các hạng mục kinh tế,khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục - đào tạo , góp phần duy trì ổn địnhchính trị - xã hội, an ninh của Lào Việt Nam một mặt lấy mối quan hệ mậtthiết giữa hai Đảng làm nòng cốt, mặt khác không ngừng mở rộng và nângcao hiệu quả hợp tác kinh tế, coi đó là tiền đề vật chất gắn kết hai nước trên

cơ sở lâu dài, bền vững Mối quan hệ hợp tác ngày càng tiến triển theo hướngthực chất hơn, phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi nước, bình đẳng,cùng có lợi, dành sự ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau, phù hợp với tính chấtcủa quan hệ đặc biệt giữa hai nước Hiện nay, Việt Nam là một trong nhữngđối tác kinh tế hàng đầu của Lào với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1 tỷ USD,kim ngạch thương mại đạt trên 200 triệu USD

Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh quan hệ với Campuchia trên cơ sở mớiphù hợp với tình hình đã thay đổi sau khi có giải pháp cho vấn đề Campuchia,phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện, thông qua thương lượnggiải quyết những vấn đề còn tồn tại Đến nay, hai nước xác lập phương châm

chỉ đạo quan hệ là “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài” Hai bên đã ký nhiều hiệp định hợp tác trong các lĩnh

vực, trong đó đáng chú ý nhất và quan trọng nhất là việc Campuchia cam kếtcông nhận và tôn trọng các hiệp ước, hiệp định biên giới đã ký với Việt Namnhững năm 80 Hai bên đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực như giáo dục,đào tạo, năng lượng - điện, y tế, giao thông vận tải Trao đổi thương mại tiếntriển thuận lợi, đến 8/2008 đã đạt gần 1,3 tỷ USD, phấn đấu hướng tới mục tiêuđạt 2 tỷ USD vào năm 2010

Trang 23

Việt Nam đặc biệt coi trọng tiến trình bình thường hóa và phát triển

quan hệ với Trung Quốc Sau Đại hội VI, Việt Nam đã xem xét lại toàn bộ

mối quan hệ với Trung Quốc, khẳng định rõ Trung Quốc vẫn là một nướcXHCN, nhân dân Trung Quốc là nhân dân cách mạng và có truyền thống hữunghị lâu đời với nhân dân Việt Nam Trung Quốc trong tư cách vừa là mộtnước láng giềng, vừa là một nước lớn, vừa là một nước XHCN được ViệtNam nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với hoà bình, ổn định của ViệtNam và của cả Đông Nam Á, đồng thời cũng thấy rõ vị trí của Việt Namtrong chiến lược của Trung Quốc

Với những nỗ lực của cả hai bên, nhất là sự chủ động của Việt Nam,tháng 10/1991 quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước chính thức bình thườnghoá Việc bình thường hoá quan hệ Việt - Trung sau hơn mười năm quan hệkhông bình thường là một sự kiện rất quan trọng về mặt đảm bảo an ninhquốc gia của Việt Nam cũng như tạo ra môi trường khu vực và quốc tế thuậnlợi cho Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác39 Kể từ saubình thường hóa, quan hệ Việt - Trung phát triển nhanh và toàn diện Khuôn

khổ quan hệ hai nước được chính thức xác định với 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, tiếp đó được

bổ sung thêm tinh thần 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” và gần đây là “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” Hai bên có

nhận thức chung rộng rãi, chia sẻ sự tương đồng quan điểm đối với nhiều vấn

đề quốc tế và khu vực Hợp tác kinh tế, thương mại Việt - Trung tăng trưởngnhanh, hiện mậu dịch hai chiều đã vượt 20 tỷ USD Hai nước đã ký Hiệp ước

về biên giới trên đất liền, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ, Hiệp địnhgiải quyết vấn đề lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hainước trong Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ.Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam đã quán triệt tốt phương châm

“vừa hợp tác vừa đấu tranh” đối với những vấn đề còn bất đồng và tranh chấpthì kiên trì lập trường nguyên tắc và sự độc lập tự chủ của mình

Triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa,

Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng xây dựng và phát triển quan hệ với các nước ASEAN Gia nhập ASEAN trở thành bước đột phá trong chính sách đối

ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam, cho thấy rõ ưu tiên của Việt Nam đốivới khu vực Từ sau sự kiện này, Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập khuvực mạnh mẽ, đồng thời cải thiện rõ rệt thế và quan hệ với các nước lớn Nói

39 Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, tr.110

Trang 24

cách khác, nếu không là thành viên ASEAN, quan hệ của Việt Nam với cácnước lớn khó có thể phát triển như thực tế đã diễn ra

Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam nỗ lực thực hiện đầy đủ mọi camkết và trách nhiệm của một nước thành viên, chủ động đưa ra những sángkiến nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực, hoàn thành nhiều trọng trách trước Hiệphội Việt Nam tiếp tục mở rộng quan hệ nhiều mặt, trên nhiều tầng nấc trongkhuôn khổ đa phương và song phương, đóng góp thiết thực vào quá trình hợptác liên kết ASEAN hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vàonăm 2015 với ba trụ cột An ninh, Kinh tế và Văn hóa - xã hội Các nướcASEAN hiện có gần 1 nghìn dự án đầu tư đang triển khai ở Việt Nam, với sốvốn đầu tư trên 13 tỉ USD, chiếm gần 20% vốn đầu tư các dự án nước ngoài ởViệt Nam Việt Nam cũng có trên 120 dự án đang triển khai ở các nước thànhviên ASEAN với tổng vốn đầu tư khoảng 700 triệu USD Mặt khác, ViệtNam còn tham gia với tinh thần trách nhiệm cao vào các cơ chế hợp tác đaphương của ASEAN với các đối tác bên ngoài như: ASEAN+1, ASEAN+3,Hợp tác Á - Âu (ASEM), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á…

Bên cạnh việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực,Việt Nam còn năng động cải thiện quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn

và các tổ chức quốc tế trong quá trình hội nhập

Bình thường hoá quan hệ với Mỹ là một hướng lớn trong hoạt động đối

ngoại của Việt Nam Quan hệ với Mỹ có ý nghĩa chiến lược đối với yêu cầu

an ninh và phát triển của nước ta Cải thiện mối quan hệ hai nước góp phầncủng cố vị thế quốc tế của Việt Nam, tác động tác động mạnh mẽ đến quan hệcủa tất cả các nước khác, nhất là các nước phương Tây đối với Việt Nam,thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế,từng bước đi vào thị trường rộng lớn của Mỹ, tranh thủ khoa học kỹ thuật tiêntiến, nguồn vốn đầu tư Năm 1994, chính quyền Mỹ huỷ bỏ cấm vận chốngViệt Nam và tháng 11/7/1995 bình thường hoá quan hệ với Việt Nam Saubình thường hóa, quan hệ Việt - Mỹ có nhiều tiến triển thuận lợi Quan hệkinh tế - thương mại, khoa học - công nghệ được thúc đẩy Hai nước đã kýHiệp định thương mại năm 2000 và năm 2006, chính quyền Mỹ chính thứcban hành đạo luật về thiết lập Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnhviễn (PNTR) với Việt Nam, đánh dấu việc bình thường hóa hoàn toàn quan

hệ song phương giữa hai nước, tạo thuận lợi cho Việt Nam gia nhập WTO.Năm 2007, kim ngạch mậu dịch hai chiều vượt 12 tỉ USD, hiện Mỹ xếp thứ 7trong số 80 nước, vùng lãnh thổ có đầu tư ở Việt Nam và đang là thị trườngxuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Trang 25

Đối với Liên bang Nga, Việt Nam đã chủ động đề ra những biện pháp

nhằm duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, kể cả an ninhquốc phòng Hai nước đã xác lập mối quan hệ đối tác chiến lược (2001), cùngvới một loạt các hiệp định về hợp tác kinh tế - thương mại, khoa học kỹ thuật,dầu khí, khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tổ hợp công nông nghiệp Gần đây,kim ngạch buôn bán giữa hai nước và đầu tư của Nga vào Việt Nam có chiềuhướng tăng, hiện kim ngạch mậu dịch đã vượt 1,5 tỷ USD

Bên cạnh quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác về kinh tế, thương mại,

khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ có bước phát

triển thể hiện sự tin cậy lẫn nhau Hai nước ký Tuyên bố chung về Đối tácchiến lược mới (7/2007) Từ năm 2007, Ấn Độ đã lọt vào nhóm 10 nước cóvốn đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng trở thành nướctiếp nhận FDI lớn nhất từ Ấn Độ ở Đông Nam Á

Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Nhật Bản,

nhất là trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, vănhóa, du lịch, chuyển giao công nghệ Hiện nay Nhật là bạn hàng lớn nhất, lànước cung cấp viện trợ phát triển nhiều nhất và đầu tư lớn ở Việt Nam Quan

hệ Việt Nam - Nhật Bản hiện vẫn năng động tiến vững trên đường hướng tới

đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á.

Với Liên minh châu Âu (EU), Việt Nam đã ký với hầu hết các nước EU

Hiệp định khung về hợp tác, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệpđịnh tránh đánh thuế hai lần tạo cơ sở pháp lý cho xây dựng và phát triểnmối quan hệ hợp tác ổn định, lâu dài Phát triển quan hệ song phương đã góp

phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - EU Việt Nam đang tích cực thực hiện “Đề án tổng thể về quan hệ Việt Nam - EU đến năm 2010 và định hướng đến 2015” được đưa ra từ 6/2005

Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung quan trọng hàng

đầu trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta Nước ta thực sự đẩy mạnhviệc tham gia hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế từ khi tham giaASEAN (1995) và các định chế kinh tế, tài chính thương mại của ASEANnhư: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN(AIA); ký Hiệp định khung với EU (1995); tham gia Diễn đàn Hợp tác Á -

Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn APEC năm 1998; ký Hiệp định Thương mạivới Hoa Kỳ (2000) dựa trên những nguyên tắc cơ bản của WTO và năm 2006

đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO

Trang 26

Nhìn tổng quát, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã xúctiến với bước đi khá vững chắc và đạt được kết quả bước đầu rất đáng khích

lệ Trước hết, Việt Nam đã mở rộng quan hệ kinh tế với hàng loạt quốc gia vàkhu vực, trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế, thương mại chủ chốt,tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng hiệu quả hơn

Việt Nam đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do cácđối tác truyền thống ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị thu hẹp đột ngột, và

do tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực bắt đầu từnăm 1997 Một thành tựu nổi bật là đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nướcngoài khá lớn, trước hết là FDI Đến tháng 10/2008, Việt Nam có quan hệngoại giao chính thức với 174 nước, có quan hệ thương mại với hơn 200 nước

và vùng lãnh thổ, thu hút được hơn 8.000 dự án FDI từ 80 nước và lãnh thổvới tổng số vốn đăng ký hơn 100 tỷ USD Nhiều nhà đầu tư lớn, các tập đoànxuyên quốc gia đã và đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam Tại các Hội nghị

tư vấn tài trợ cho Việt Nam, tổng cam kết tài trợ liên tục tăng với các kỷ lụcmới, năm 2006 đạt hơn 4,4 tỷ USD, năm 2007 đạt 5,42 tỷ USD Đây là sự thểhiện niềm tin và sự tín nhiệm của cộng đồng tài trợ quốc tế đối với Việt Nam,đồng thời phản ánh quyết tâm cao độ của Việt Nam trên đường cải cách, pháttriển Sau tròn 2 năm chính thức gia nhập WTO, theo đánh giá của Diễn đànthương mại Liên hiệp quốc, Việt Nam đã vươn lên thành một trong 10 nềnkinh tế có triển vọng thu hút đầu tư nhất trên thế giới Bên cạnh các thị trườngchủ lực là Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ,Ôxtrâylia, hàng hóa Việt Nam đã vươn ra củng cố thế đứng trên nhiều thịtrường khác như Nga, Trung Đông, Mỹ Latinh và châu Phi

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càng năngđộng tiếp thu khoa học và công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo độingũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh Đồng thời, từng bước đưa hoạtđộng của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, tạo

tư duy làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh

Hoạt động ngoại giao đa phương có bước trưởng thành rõ rệt, góp

phần nâng cao vai trò và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế Tại cácdiễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết,ASEAN, ARF, ASEM, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp , ViệtNam đã phối hợp với nhiều nước, trước hết là các nước đang phát triển đấutranh bảo vệ hòa bình, bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế vàHiến chương Liên hợp quốc Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng chấp hành

Trang 27

Tổ chức Kinh tế - Xã hội, trở thành ủy viên hội đồng điều hành của nhiều tổchức quan trọng trực thuộc Liên hợp quốc như UNDP, UNFPA, UNICEF, ủyban giải trừ quân bị Đặc biệt, thành tựu ấn tượng nhất trên lĩnh vực ngoạigiao đa phương là việc Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trựcHội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 với số phiếu áp đảo,đánh dấu quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã trở nên sâu rộng Nếuviệc tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mở đầu sự hội nhập đầy

đủ vào nền kinh tế quốc tế, thì khi trở thành thành viên Hội đồng Bảo an Liênhợp quốc, Việt Nam đã bắt đầu hội nhập đầy đủ vào đời sống chính trị quốc

tế Với vị thế và trọng trách này, Việt Nam không chỉ vươn lên tầm cao trongquan hệ đối ngoại ngoại, mà còn sẽ có tiếng nói quan trọng tại Liên hợp quốc

- diễn đàn quốc tế đa phương lớn nhất trên hành tinh Thông qua đó, ViệtNam có điều kiện thuận lợi tham gia giải quyết những vấn đề chính trị - xãhội, an ninh quốc tế có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, đồng thời đóng góptích cực hơn và nhiều hơn trong nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và phát triểntrên thế giới

1.1.2 Một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế hiện nay

Là một nước đang phát triển lựa chọn định hướng xã hội chủ nghĩa,bước vào thời kỳ đổi mới Việt Nam phải đối mặt với tình trạng khủng hoảngkinh tế kéo dài và cuộc bao vây cấm vận của các thế lực thù địch Sau nhữngđảo lộn chính trị ở Đông Âu và Liên Xô, Việt Nam càng gặp phải nhữngkhó khăn gay gắt hơn Trong tình hình đó, hơn bất kỳ khi nào, Việt Namngày càng nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn cả thời cơ và cả thách thức đối vớivận mệnh dân tộc trong điều kiện sự phát triển mạnh mẽ của cách mạngkhoa học - công nghệ hiện đại và toàn cầu hoá Để có thể tận dụng được thời

cơ, vượt qua những thách thức tiếp tục đưa đất nước phát triển trên conđường công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, đối với nước

ta nhất thiết phải có cách thức hội nhập hiệu quả với khu vực và thế giới,

trước hết là trên lĩnh vực kinh tế.

Chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được bổsung, hoàn thiện và phát triển Việc thực hiện chủ trương này đã góp phầnđưa lại những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới Từquan điểm của Đại hội VI là muốn phát triển kinh tế phải tham gia vào phân

công lao động quốc tế, đến Đại hội VII Đảng ta nêu chủ trương: “mở rộng,

đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ

Trang 28

vững độc lập chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi”40 Sau đó, các chỉ thị, nghịquyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã nêu rõ quanđiểm mở rộng quan hệ và tham gia các tổ chức, định chế tài chính, tiền tệ,kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế, như IMF, WB, ADB, AFTA, WTO,

APEC Đại hội VIII xác định chủ trương “xây dựng nền kinh tế mở”, “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” Đại hội IX đánh dấu mốc phát triển mới về hội nhập kinh tế quốc tế với chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực” Nhằm cụ thể hoá chủ trương này, Bộ

Chính trị đã ra Nghị quyết 07-NQ/TW (27/11/2001) về hội nhập kinh tếquốc tế, trong đó làm rõ hơn mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung vànhiệm vụ cụ thể của hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta

Về mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị vạch rõ: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trước mắt là thực hiện thắng lợi những nhiệm

vụ nêu ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001-2010 ”41

Hội nhập kinh tế quốc tế được đặt trong mối quan hệ mật thiết với xây dựngnền kinh tế độc lập tự chủ, với sự kết hợp giữa nội lực và ngoại lực để tạothành nguồn lực tổng hợp phát triển đất nước Chủ động hội nhập kinh tếquốc tế trước hết là đáp ứng lợi ích phát triển của nước ta; mặt khác thôngqua đó phát huy vai trò của nước ta trong quá trình hợp tác và phát triển ở khuvực và trên thế giới, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vìhoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Để hội nhập kinh tế quốc tế một cách hiệu quả, Đảng ta xác định rõ

nguyên tắc cơ bản và bao trùm là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định

hướng XHCN, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoádân tộc Giữ vững độc lập tự chủ thể hiện trước hết trong quyết sách hội nhậpnhằm khai thác tối đa các lợi thế, đối phó thắng lợi với các thách thức đặt racủa quá trình hội nhập; chủ động lựa chọn các tổ chức tham gia, các đối tác

và hình thức quan hệ, thời điển tham gia hội nhập, xây dựng lộ trình hội nhậphợp lý trong khuôn khổ quy định chung; chủ động điều chỉnh chính sách chophù hợp, chủ động tổ chức sản xuất và điều hành kinh tế trong nước nhằmkhông ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh

40 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,

Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 119

41 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết của Bộ chính trị số 07/NQ-TƯ Về

hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

Trang 29

Về nội dung, hội nhập kinh tế quốc tế là tham gia các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, nhất là WTO Phương châm cơ bản của hội nhập kinh tế

quốc tế là bảo đảm nguyên tắc cùng có lợi trong quan hệ song phương và đaphương Theo đó, một mặt không để thiệt hại đến lợi ích cần có và hợp lý mà

ta được hưởng, mặt khác phải chấp nhận một sự chia sẻ hợp lý lợi ích cho cácđối tác tuỳ theo mức độ đóng góp của các bên tham hợp tác Trong hội nhậpkinh tế quốc tế cần giữ vững nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa kiênquyết vừa mềm dẻo để đạt tới mục tiêu, bảo vệ được lợi ích chính đáng củađất nước; đồng thời phải luôn cảnh giác, không mơ hồ trước những âm mưu

và thủ đoạn lợi dụng hợp tác kinh tế để can thiệp, áp đặt về chính trị

Những quan điểm chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế được cụ thể hoá

trong Nghị quyết 07 của Bộ chính trị Trong đó, những quan điểm quan trọng,chủ yếu nhất, bao gồm:

Một là: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy tối

đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ vàđịnh hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc; an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắcvăn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường

Hai là: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân, trong quá

trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của mọi thành phầnkinh tế, của toàn xã hội, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh

và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội vừa không ít thách thức, do đó cần tỉnhtáo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳtheo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phòng tưtưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng

Bốn là: Nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế

hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù họp với trình độ phát triển của đất nước,vừa đáp ứng những quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta thamgia

Năm là: Kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu

cầu giữ vững an ninh, quốc phòng, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh quốcgia, cảnh giác với âm mưu thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biếnhoà bình” đối với nước ta

Trang 30

Trong quá trình hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ,không chỉ tích cực tham gia hợp tác khu vực, mà còn đồng thời phải mở rộngquan hệ với tất cả các nước Quan điểm này một mặt thể hiện chính sách nhấtquán của Đảng và Nhà nước ta về mở rộng quan hệ quốc tế, mặt khác chútrọng hợp tác khu vực, nhất là đối với các nước láng giềng nhằm tạo môitrường hoà bình, ổn định lâu dài chung quanh đất nước Việc tạo lập đượcmối quan hệ hợp tác trên cơ sở tùy thuộc lẫn nhau về an ninh cũng như vềphát triển với các nước trong khu vực sẽ là bảo đảm hết sức quan trọng đốivới nước ta nhằm xác lập một vị thế có lợi hoặc chí ít là ít bất lợi nhất trongquan hệ quốc tế

Cùng với việc đặt cao quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước khuvực, Đảng và Nhà nước ta đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộngquan hệ với tất cả các nước, đặc biệt là các nước lớn, các trung tâm kinh tếlớn vì đó là những lực lượng ảnh hưởng đáng kể đến an ninh và phát triển củakhu vực và của nước ta Với các nước lớn, phải coi trọng giữ quan hệ cânbằng, khôn khéo lợi dụng mâu thuẫn giữa họ nhằm giữ được thế cân bằngchiến lược, tranh thủ mọi yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế và đảm bảo anninh, quốc phòng Việt Nam cần và có thể tranh thủ phát triển quan hệ với họthông qua việc thúc đẩy quan hệ đa dạng, bao gồm cả quan hệ chính phủ vàphi chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, côngnghệ tạo môi trường hoà bình, ổn định lâu dài Nghị quyết Trung ương 8

khoá IX về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” xác định thúc

đẩy quan hệ với các nước và trung tâm lớn trên nguyên tắc bình đẳng, cùng

có lợi, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, tạo thế đan xen lợi íchgiữa các nước với nước ta; tránh bị rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc.Đây là bước phát triển mới trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta với cácnước lớn Quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là với Trung Quốc và Mỹ đượcxác định là một trong những ưu tiên đối ngoại hàng đầu của nước ta hiện nay

Để thực hiện mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém pháttriển và đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiệnđại, Đại hội X xác định phải kiên trì đường lối chiến lược là kết hợp sứcmạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đacác nguồn lực bên ngoài Do đó, chính sách đối ngoại, nhất là quan điểm, chủtrương hội nhập quốc tế cần được bổ sung, hoàn thiện nhằm phục vụ tốt nhấtcho việc thực hiện các mục tiêu đã nêu

Kế thừa tư tưởng chỉ đạo về đối ngoại do Đại hội VII, VIII và IX nêu

ra, Đại hội X bổ sung và nhấn mạnh quan điểm: “Thực hiện nhất quán đường

Trang 31

lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình và hợp tác phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế Chủ động

và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”42.Quán triệt sâu sắc quan điểm này trước hết là nhằm bảo vệ những lợi ích cănbản của đất nước ta trong quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhậpkinh tế quốc tế, đó là độc lập dân tộc, hoà bình, phát triển bền vững theo địnhhướng XHCN; tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ phát triểnkinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việc Đại hội tiếp tục khẳng định thực hiệnnhất quán chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá cácquan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế còn góp phầncủng cố hơn nữa lòng tin cho các đối tác nước ngoài khi thiết lập quan hệ vàtriển khai hợp tác với nước ta trong mọi lĩnh vực

Trên cơ sở thế và lực mới của đất nước được tạo lập qua 20 năm đổimới, tư tưởng chỉ đạo đối ngoại của Đại hội X không chỉ nhấn mạnh tính chủđộng, mà cả tính tích cực của nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế nói riêngcũng như trong việc tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực nóichung, từ đây có thể đóng vai trò là thành viên tích cực của cộng đồng quốc

tế, phấn đấu vì hoà bình, hợp tác và phát triển Trong tình hình mới, Đại hộiđặc biệt quan tâm việc bổ sung, làm rõ thêm quan điểm, chủ trương hội nhậpkinh tế quốc tế Tổng kết 20 năm đổi mới, Đại hội đã nêu 5 bài học lớn, trong

đó bài học thứ 3 là bài học về hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh

tế độc lập tự chủ Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế được xác định là yêu cầu

khách quan, do đó phải chủ động, có lộ trình với bước đi tích cực, vững chắc,không do dự chần chừ, nhưng cũng không nóng vội, giản đơn

Quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trước hết là hoàn toàn chủ

động quyết định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung,chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng Chủ động hội nhậpnghĩa là phải nắm vững quy luật, tính tất yếu của sự vận động kinh tế toàncầu, phát huy đầy đủ năng lực nội sinh, xác định lộ trình, nội dung, quy mô,bước đi phù hợp, đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế.Chủ động còn bao hàm sự sáng tạo, lựa chọn phương thức hành động đúng,

dự báo được những tình huống trong hội nhập kinh tế quốc tế Quan điểm tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là khẩn trương chuẩn bị, điều chỉnh, đổi mới bên

trong từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn, từ trung

42 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.112

Trang 32

ương đến địa phương, doanh nghiệp; khẩn trương xây dựng lộ trình, kếhoạch, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, hoànchỉnh hệ thống pháp luật Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế còn là không duytrì quá lâu các chính sách bảo hộ của Nhà nước, khắc phục nhanh tình trạngtrông chờ, ỷ lại sự bao cấp của Nhà nước; tích cực hội nhập nhưng phải thậntrọng, vững chắc

Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X, chủ động và tích cực hội nhậpkinh tế quốc tế hiện nay và những năm tới đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh hoạtđộng kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh

tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất Tựu chung lại, hội nhập kinh tế quốc tế đối với nước ta phải trên

cơ sở phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độclập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữgìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường

Để tiếp tục mở rộng và tăng cường hiệu quả hội nhập quốc tế trong điềukiện toàn cầu hoá diễn ra vô cùng sôi động nhưng rất phức tạp hiện nay, Đại

hội X chủ trương chú trọng đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, đồng thời phát triển quan hệ với tất cả các nước,

các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế43 Đương nhiên, việcquán triệt thực hiện chủ trương này phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bảntrong hoạt động đối ngoại được Đại hội xác định là: tôn trọng độc lập, chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranhchấp thông qua thương lượng hoà bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng

có lợi Đây là sự cụ thể hoá nguyên tắc bao trùm, xuyên suốt đường lối đốingoại đổi mới là giữ vững hoà bình, độc lập, thống nhất và CNXH, đồng thờiphải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống phù hợp vớihoàn cảnh cụ thể, vị trí của nước ta cũng như diễn biến của tình hình quốc tế,phù hợp với đặc điểm của từng đối tác mà ta có quan hệ, trong bất kỳ tìnhhuống nào cũng tránh không để rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc, củng

cố hoà bình, an ninh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển

Trong tình hình hiện nay, Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu của hoạt động đối

ngoại Do đó, một mặt cần đặc biệt chú trọng kết hợp giữa chính trị đối ngoại

và kinh tế đối ngoại trong quan hệ với các nước để thúc đẩy hợp tác phát triển

43 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.112

Trang 33

kinh tế; mặt khác chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình,phù hợp với chiến lược phát triển đất nước đến năm 2010 và tầm nhìn đếnnăm 2020, chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại tự

do song phương và đa phương Hướng tới việc tăng cường phát triển kinh tếđối ngoại, Đại hội nêu rõ cần coi trọng những giải pháp chủ yếu, bao gồm44:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, rà soát lại các văn bản pháp

quy, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm tính đồng bộ,nhất quán, ổn định và minh bạch Trên cơ sở đó, cải thiện môi trường đầu tư,thu hút các nguồn vốn FDI, ODA, đầu tư gián tiếp, tín dụng thương mại vàcác nguồn vốn khác

Thứ hai, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng và có

kế hoạch trả nợ đúng hạn, duy trì tỷ lệ vay nợ nước ngoài hợp lý, an toàn

Thứ ba, phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc

mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế, khuyến khích cácdoanh nghiệp Việt Nam hợp tác liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài vàmạnh dạn đầu tư ra nước ngoài

Thứ tư, đẩy mạnh xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị

trường mới, sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao

Cần nhấn mạnh rằng, trong khi chủ trương phát triển quan hệ với tất cảcác nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo cácnguyên tắc đối ngoại đã được xác định, Đảng và Nhà nước ta chú trọng thúcđẩy các quan hệ đối tác đã được thiết lập đi vào chiều sâu nhằm tạo thế đanxen lợi ích, xây dựng các mối quan hệ thực chất, ổn định lâu dài Mặt khác,Đảng và Nhà nước ta cũng đặt cao việc triển khai các hoạt động đối ngoạitrên những hướng quan trọng như: thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và cóhiệu quả với các nước ASEAN, các nước châu Á - Thái Bình Dương ; củng

cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiếnlược; củng cố quan hệ với các ĐCS, công nhân, đảng cánh tả, các phong tràođộc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới; tiếp tục mở rộng quan hệvới các đảng cầm quyền; phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phươngchâm: “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, tích cực tham gia các diễnđàn và hoạt động của nhân dân thế giới; tăng cường vận động viện trợ vànâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để pháttriển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh công tác văn hoá - TTĐN, góp phần tăng

44 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.113-114

Trang 34

cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước trênthế giới

Điểm mới đáng chú ý trong quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội

nhập quốc tế là, Đảng ta lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội X ghi rõ nhiệm

vụ cần chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân quyền Song, đồng thời cũng khẳng định rõ việc kiên quyết làm

thất bại các âm mưu, hành động xuyên tạc và lợi dụng các vấn đề “dân chủ”,

“nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng can thiệp vào công việc nội bộ, anninh và ổn định chính trị của nước ta

1.2 Những điểm cơ bản về TTĐN Việt Nam

TTĐN là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng,Nhà nước và nhân dân Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, công nghệ thôngtin, toàn cầu hóa, đấu tranh quyết liệt trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, côngtác TTĐN càng có tính chất phức tạp và có tầm quan trọng đặc biệt Đây làmột binh chủng rộng lớn bao gồm nhiều cấp, nhiều ngành khác nhau mà mỗicấp, mỗi ngành ở vị trí của mình đều tiến hành công tác này dưới những hìnhthức nhất định, song đều nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm

cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Namđang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người ViệtNam, đường lối, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ

sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồngngười Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong các giai đoạn của cách mạng Việt Nam, TTĐN luôn luôn có vịtrí quan trọng trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cuộc đấu tranhchính nghĩa của chúng ta, tối đa hóa nội lực, tranh thủ sức mạnh của sự hợptác và hỗ trợ của quốc tế để giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn Lịch sửdựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước của Việt Nam đã chứng tỏ: nhờlàm tốt công tác TTĐN mà thế giới hiểu được về Việt Nam, về vị trí địa lý,lịch sử, truyền thống tốt đẹp, yêu hòa bình của dân tộc Việt Nam, nhờ đó đãđồng tình ủng hộ, giúp đỡ, cổ vũ Việt Nam, góp phần quan trọng vào nhữngthành quả của cách mạng Việt Nam

Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát

Trang 35

triển”, vị trí của TTĐN càng có tầm quan trọng đặc biệt Trong xu thế hội

nhập quốc tế hiện nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển màkhông mở cửa, giao lưu với các nước khác trên thế giới Trên con đường mởcửa, hội nhập của mình, Việt Nam một mặt phải tìm hiểu ngày càng sâu,rộng, hiểu toàn diện về thế giới, mặt khác cũng rất cần để thế giới hiểu nhiềuhơn, hiểu rõ hơn về Việt Nam, qua đó tìm kiếm và tăng cường các cơ hội hợptác để cùng phát triển Đây chính là vai trò của TTĐN

1.2.1 Nhiệm vụ, đối tượng, phương châm, lực lượng hoạt động TTĐN

a Nhiệm vụ hoạt động TTĐN

Nhiệm vụ chủ yếu của TTĐN là làm cho bạn bè thế giới (bao gồm cảngười nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam và người Việt Nam đang sinhsống ở nước ngoài) hiểu rõ hơn về đường lối đối ngoại của ta, những thànhtựu đổi mới đất nước, nét đặc sắc của văn hoá và con người Việt Nam, từ đótranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng ngườiViệt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vì thế,cùng với yêu cầu phát triển chung của đất nước, lực lượng và địa bàn TTĐNtiếp tục được mở rộng

Nhiệm vụ thông tin cũng ngày càng được bổ sung, được luật hóa trongnhiều công cụ thông tin Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtBáo chí năm 1999 đề cập đến 6 nhiệm vụ của báo chí, trong đó 3 nhiệm vụđược quy định ở đây liên quan đến nội dung TTĐN, đó là:

“ - Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân;

- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí;

- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

Nội dung bảo vệ lợi ích của đất nước, lợi ích của nhân dân mang tínhđặc thù quan trọng hàng đầu trong các hoạt động đối ngoại nói chung vàtuyền truyền đối ngoại qua báo chí nói chung Các loại hình báo chí nóichung hoạt động theo tôn chỉ mục đích của mình đều có trách nhiệm đối với

Trang 36

các nhiệm vụ nêu trên, đặc biệt, đối với báo chí chuyên trách TTĐN thì cácnội dung tuyên truyền đối ngoại nêu trên còn là chức năng chủ yếu và giữ vaitrò mũi nhọn trong công tác tuyên truyền đối ngoại

b Đối tượng TTĐN

Đối tượng TTĐN khác cơ bản với thông tin đối nội Đối tượng củathông tin đối nội là cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong nước.Tuyệt đại đa số đối tượng này tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhất trívới đường lối, chính sách của Nhà nước Người làm công tác thông tin và đốitượng thông tin cùng chung chí hướng, các tư duy và suy nghĩ Ngược lại,trong TTĐN, giữa người làm thông tin và đối tượng cần thông tin có sự khácnhau thậm chí đôi khi là đối lập về cách tư duy, cách suy nghĩ, văn hoá,truyền thống, phong tục tập quán

Đối tượng của TTĐN gồm nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hộivới trình độ nhận thức, hiểu biết và có mối quan tâm khác nhau đến ViệtNam Đó là nhân dân tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước lánggiềng, các nước trong khu vực, các nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị

- xã hội lớn và các bạn bè truyền thống Về cơ bản, có thể chia đối tượngcủa hoạt động TTĐN thành 4 nhóm đối tượng chính:

+ Nhóm thứ nhất: nhân dân, chính phủ các nước trên thế giới

Đến nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 174 quốc gia,quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổtrên thế giới Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và khu vực Bêncạnh đó, Đảng ta có quan hệ ở các mức độ khác nhau với trên 200 chính đảng

ở các nước trên khắp các châu lục của thế giới Các đoàn thể và tổ chức nhândân ta có quan hệ với hàng trăm tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủquốc gia và quốc tế

Đây là nhóm đối tượng lớn nhất của công tác TTĐN Do điều kiện cònhạn chế, công tác TTĐN tập trung cung cấp thông tin cho các nước lánggiềng, các nước trong khu vực, các nước lớn, các trung tâm kinh tế - chính trị

- xã hội lớn, các nước bạn bè truyền và các nước có đông cộng đồng ngườiViệt Nam sinh sống Trong mỗi nước, tập trung vào chính giới, các nhà kinhdoanh, trí thức, đội ngũ người làm báo chí, xuất bản, các nhà Việt Nam học,những bạn bè có thiện chí với Việt Nam – những người là cầu nối Việt Namvới thế giới

Trang 37

+ Nhóm thứ hai: người nước ngoài sinh sống, làm việc, học tập, du lịch ở Việt Nam

Đó là những người nước ngoài đang làm việc trong các đoàn ngoạigiao, đại diện các tổ chức chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổchức phi chính phủ quốc tế, giới đầu tư kinh doanh, chuyên gia nước ngoàitrong các lĩnh vực, phóng viên thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí, cácđoàn khách viếng thăm, du lịch, lưu học sinh nước ngoài Mỗi ấn tượng tốtđẹp của họ về Việt Nam, một món quà kỷ niệm, một mặt hàng độc đáo, vừa

ý, mỗi thông tin đúng đắn về Việt Nam mà họ đem về nước là một lời quảngcáo quý giá cho hình ảnh Việt Nam, cho các doanh nghiệp Việt Nam: sảnxuất, dịch vụ, du lịch, đào tạo

Trong đó, cần hết sức chú ý đến đội ngũ phóng viên nước ngoài thườngtrú tại Việt Nam, đội ngũ doanh nhân đang làm ăn tại Việt Nam, cán bộ cácđại sứ quán, các cơ quan đại diện nước ngoài và quốc tế tại Việt Nam vìnhững thông tin do họ “phát lại” ở nước ngoài thường được tin tưởng nhiềuhơn Với loại đối tượng này, nhiệm vụ của TTĐN là cung cấp cho họ thôngtin về đường lối, chủ trương, chính sách của Việt Nam, về các sự kiện quantrọng, về tình hình toàn diện của Việt Nam càng đầy đủ, càng chính xác, càngkịp thời càng tốt Cố gắng không để trống thông tin, gây kẽ hở cho những suyđoán, bình luận không có lợi cho ta, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt độngcủa Việt Nam trên trường quốc tế Thực tế này cũng cho thấy, đối tượngTTĐN những năm vừa qua cũng từng bước được mở rộng, có chú ý cả điểm

và diện, cả sự kiện và tổng thể, cả quốc gia và từng địa bàn, cả trong và ngoàinước

+ Nhóm thứ ba: cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Đây là nhóm đối tượng rất đông đảo, đa dạng và phong phú với hơn 3,5triệu người, đang sinh sống ở trên 90 nước và vùng lãnh thổ Họ ra nướcngoài vì nhiều lý do và bằng nhiều con đường khác nhau, song đa phần aicũng hướng về Tổ quốc, nơi họ còn có tổ tiên, quê hương, gia đình, ngườithân, bạn bè Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam

ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.Khi làm cho họ hiểu đúng tình hình đất nước họ sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơntrong quan hệ với nước sở tại và trở thành lực lượng làm TTĐN ngay tại nơi

họ cư trú, nơi mà chúng ta vì những hạn chế về nguồn lực rất khó khăn vươntới trong nhiều năm qua

+ Nhóm thứ tư: nhân dân trong nước

Trang 38

Nhân dân trong nước vừa là lực lượng thực hiện, vừa là đối tượnghướng tới của công tác TTĐN Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhu cầuthông tin quốc tế của nhân dân trong nước ngày càng tăng TTĐN có nhiệm

vụ cung cấp thông tin quốc tế kịp thời, chính xác, giúp nhân dân trong nước

có hiểu biết đúng đắn các sự kiện, diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế.Trên cơ sở đó sẽ hiểu rõ hơn các chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng

và Nhà nước Đồng thời có những phản ứng kịp thời, phù hợp với các sựkiện, diễn biến đó Công tác TTĐN cũng đấu tranh dư luận nhằm vạch trầncác hành động, luận điệu kích động, chống phá, xuyên tạc của các thế lực thùđịch, phản động Giúp nhân dân ta hiểu rõ hơn âm mưu, mục đích, thủ đoạncủa những hành động, luận điệu của chúng và hiểu rõ hơn lập trường, quanđiểm, thái độ của Việt Nam trước các vấn đề đó

Có thể nói, để làm tốt công tác thông tin cho các nhóm đối tượng củacông tác TTĐN, cần phải biết đối tượng hóa sâu sắc các nội dung thông tintrong từng bài viết, từng chương trình Biết chọn lọc những nội dung phùhợp, cách trình bày đẹp, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ cao của các đốitượng TTĐN Đó cũng là hướng để tạo ra bản sắc của từng chương trìnhTTĐN, khiến cho mỗi chương trình TTĐN trở thành là một tờ báo dành riêngcho một đối tượng thính giả Để làm được điều này, họ phải hiểu rõ nhữngđặc trưng văn hóa, tâm lý của các dân tộc, của các nhóm đối tượng thông tintrong mỗi quốc gia…

c Phương châm hoạt động TTĐN

Chỉ thị 10/2000 tháng 4/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cườngquản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN, yêu cầu quán triệt Chỉ thị số 11/CT-

TW ngày 13 tháng 6 năm 1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá VII)

và Thông báo số 188/TB-TW ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thường vụ BộChính trị nêu rõ phương châm triển khai công tác TTĐN là:

- Tất cả các bộ ngành, các địa phương, các cấp đều có trách nhiệm chỉđạo và tổ chức thực hiện tốt công tác TTĐN trong phạm vi quản lý của mình

- Công tác TTĐN cần được triển khai toàn diện, rộng khắp, song cótrọng tâm, trọng điểm, trước hết là đối với các nước láng giềng và trong khuvực, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; ưu tiên cung cấp thông tinđúng định hướng cho người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc, dulịch, học tập và các nhà Việt Nam học trên thế giới

Trang 39

Ở địa bàn ngoài nước, cần coi trọng các nước láng giềng, các nướctrong khu vực, bạn bè truyền thống, lâu đời và các trung tâm chính trị, kinh tếlớn, các nước lớn Với các địa bàn này, đòi hỏi phải có các nguồn lực lớn đểnắm bắt nhu cầu thông tin cũng như tổ chức phương tiện truyền tải thông tin.

Với địa bàn trong nước, là nơi sinh sống, làm việc, kinh doanh và họctập, du lịch của rất nhiều người nước ngoài TTĐN tại chỗ có rất nhiều thuậnlợi về phương tiện truyền tải, nhưng rất khó khăn về định hướng thông tin.Ranh giới tách bạch giữa TTĐN và đối nội ngày càng giảm bớt ý nghĩa, cácbáo chí, ấn phẩm đối ngoại (bằng tiếng nước ngoài) chỉ có ý nghĩa tăng thêmcho một số đối tượng, trong khi báo chí đối nội (bằng tiếng Việt) đã thực sự

là thông tin chủ yếu và quan trọng để các đối tượng nước ngoài khai thác, sửdụng và đưa tin về Việt Nam, nhất là các vấn đề liên quan đến nội bộ của ta

Ở địa bàn trong nước, TTĐN cần phối hợp với thông tin đối nội để đảm bảohiệu quả của cả hai tuyến thông tin này

- Tổ chức, phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp lực lượng làmcông tác TTĐN

Do đối tượng của TTĐN hoàn toàn khác với thông tin đối nội nênphương pháp thông tin cũng khác, tuỳ theo đối tượng, nội dung và thời điểm.Công tác TTĐN cần hướng tới:

-Cung cấp thông tin

Vấn đề mấu chốt của công tác TTĐN là thông tin Cung cấp thông tinđấy đủ sẽ tạo ra nhiều lợi thế cho việc vận động dư luận Cụ thể, cần cung cấpthông tin đấy đủ, tránh được những thông tin sai lệch về đất nước, về chínhsách của nước mình; cung cấp quan điểm cũng như cách nhìn nhận sự việccủa mình; cần chủ động trong việc cung cấp thông tin vì có chủ động thì mớixác định được số lượng thông tin cần cung cấp, phân loại thông tin và thờiđiểm cung cấp thông tin thích hợp

-Thuyết phục

TTĐN cần phải có sức thuyết phục Thuyết phục là một quy trình trong

đó người nói hoặc người viết sử dụng lý lẽ và lập luận đưa người nghe hoặcngười đọc chấp nhận quan điểm của mình về một vấn đề nào đó, hay đồngtình với cách xử lý của mình Để thuyết phục thành công, người làm công tácTTĐN cần tìm cách tiếp cận đối tượng, tìm và các định được điểm tương

Trang 40

đồng giữa mình và đối tượng, đưa ra các lý lẽ xác đáng và tác động vào tâm

lý và tình cảm của đối tượng

-Cảm hoá

Cảm hoá khác với thuyết phục ở chỗ cảm hóa thiên về góc độ tình cảm

và đạo lý Đương nhiên, muốn cảm hoá được đối tượng thì lý vẫn phải thuộc

về mình Nói cách khác là người thông tin phải có chân lý, lẽ phải và chínhnghĩa

Thực tế thuyết phục và cảm hoá thường được kết hợp trong hùng biệnnói chung và trong quá trình vận động dư luận nói riêng Thuyết phục màkhông có cảm hoá thì sẽ không thành công vì như vậy ta chỉ có lý mà không

có tình Hơn nữa trong quan niệm về hùng biện, thuyết phục là dùng lý lẽ đểtác động vào tâm lý, tình cảm của đối tượng và từ đó thuyết phục đối tượngcủa mình Ngược lại thì kết quả rất hạn chế vì đối tượng để cảm hoá khôngphải là đông đảo và hiệu quả không lâu dài, bền vững

Công tác TTĐN cần phải chú trọng đến tính hiệu quả Khác với thông

tin đối nội, TTĐN nhằm mục đích khác nhau và hiệu quả cũng khác nhau, tuỳthuộc đối tượng, vấn đề cần thông tin và thời điểm Thông tin đối nội là nhằmkhơi dậy lý trí, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân để dấy lên một phong tràothi đua vì mục đích chính trị Ngược lại, tác dụng của TTĐN không đồng nhất

và ở nhiều mức độ khác nhau

-Tối thiểu

Nói đến hiệu quả tối thiểu có nghĩa là TTĐN cố gắng đạt được nhữngmục đích như: Cô lập các đối tượng chống đối vì lý do chính trị; Hạn chế đếnmức tối đa những ảnh hưởng tiêu cực từ mọi phía; Thuyết phục và cảm hoánhững đối tượng bị lợi dụng

-Vừa phải

TTĐN nhằm mục đích tăng số người có cảm tình với ta, hoặc bày tỏthái độ ủng hộc hoặc chí ít là không chống đối ta nói chung và quan hệ giữahai nước nói riêng

-Tối đa

TTĐN luôn cố gắng đạt hiểu quả tối đa trong thực hiện nhiệm vụ bác

bỏ những luận điệu xuyên tác và những thái độ chống đối Việt Nam; Thuyếtphục, cảm hoá nhiều đối tượng để họ ủng hộ ta bằng lời nói, thậm chí bằng cả

Ngày đăng: 28/11/2015, 23:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Anya Schiffrin, Amer Bisat (2004), Đưa tin thời toàn cầu hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anya Schiffrin, Amer Bisat (2004), "Đưa tin thời toàn cầu hóa
Tác giả: Anya Schiffrin, Amer Bisat
Nhà XB: NxbVăn hóa thông tin
Năm: 2004
3. Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại (2004), Kỷ yếu Hội nghị công tác thông tin đối ngoại toàn quốc tháng 3/2004, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại (2004), "Kỷ yếu Hội nghịcông tác thông tin đối ngoại toàn quốc tháng 3/2004
Tác giả: Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại
Năm: 2004
4. Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, Tạp chí Thông tin đối ngoại, các số từ 1/2004 đến nay Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, "Tạp chí Thông tin đốingoại
5. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương - Bộ văn hoá thông tin - Bộ ngoại giao (2000), Chương trình hành động TTĐN năm 2001-2005 (Hội nghị quán triệt chỉ thị số 10/2000 của Thủ tướng Chính phủ), ngày 27/9/2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương - Bộ văn hoá thông tin - Bộngoại giao (2000), "Chương trình hành động TTĐN năm 2001-2005 (Hội nghịquán triệt chỉ thị số 10/2000 của Thủ tướng Chính phủ)
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương - Bộ văn hoá thông tin - Bộ ngoại giao
Năm: 2000
6. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương - Bộ văn hoá thông tin - TTXVN (2005), Báo cáo công tác TTĐN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương - Bộ văn hoá thông tin -TTXVN (2005), "Báo cáo công tác TTĐN
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương - Bộ văn hoá thông tin - TTXVN
Năm: 2005
7. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (1993), “Đổi mới và tăng cường công tác TTĐN trong tình hình mới”, Báo cáo đề dẫn của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương tại hội nghị công tác TTĐN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (1993), “Đổi mới và tăng cườngcông tác TTĐN trong tình hình mới”, "Báo cáo đề dẫn của Ban Tư tưởng Vănhoá Trung ương tại hội nghị công tác TTĐN
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương
Năm: 1993
8. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (1993), Thông báo về việc thực hiện bước đầu chỉ thị 11-CT/TW về đổi mới và tăng cường công tác TTĐN hiện nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (1993), "Thông báo về việc thựchiện bước đầu chỉ thị 11-CT/TW về đổi mới và tăng cường công tác TTĐNhiện nay
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương
Năm: 1993
9. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2000), Báo cáo tình hình công tác TTĐN năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ năm 2000, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2000), "Báo cáo tình hình côngtác TTĐN năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ năm 2000
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương
Năm: 2000
10. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2001), "Tài liệu nghiên cứuVăn kiện Đại hội IX của Đảng
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
12. Lê Thanh Bình (2002), Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thanh Bình (2002), "Kinh tế đối ngoại trong bối cảnh toàn cầuhóa
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
13. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển Báo chí - xuất bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thanh Bình (2004), "Quản lý và phát triển Báo chí - xuất bản
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
14. Lê Thanh Bình (2005), Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa - xã hội, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thanh Bình (2005), "Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa -xã hội
Tác giả: Lê Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2005
11. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 28/8/2007:http://www.cpv.org.vn/details.asp?id=BT2880753137 Link
54. Vũ Văn Hiền, Bài trả lời phỏng vấn báo VOV News nhân kỷ niệm 7 năm tờ báo ra số đầu tiên trên mạng Internet. http://www.vietnamnet.vn Link
108. Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam - http://www.vneconomy.com.vn Link
121. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - http://www.vietnam.gov.vn Link
122. Công ty xuất nhập khẩu và phát hành sách - http://www.xunhasaba.com.vn Link
123. Đài Phát thanh truyền hình TP. Hồ Chí Minh - http://www.htv.com.vn Link
130. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - http://www.haufo.org.vn Link
138. Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam - http://www.thuonghieunoitieng.info Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w