1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé

71 1,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 487,49 KB

Nội dung

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay cho thấy việc sử dụng các phương pháp trực quan trong giờ học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ được sử dụng rất nhiều và đạt hiệu quả cao.. Ngoài ra, tất c

Trang 1

trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Khoa giáo dục tiểu học

***************

NGUYễN THị HOA

PHƯƠNG PHáP TRựC QUAN TRONG VIệC PHáT TRIểN VốN Từ CHO TRẻ

MẫU GIáO Bé

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: Tiếng Việt

Hà NộI – 2009

Trang 2

trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Khoa giáo dục tiểu học

***************

NGUYễN THị HOA

PHƯƠNG PHáP TRựC QUAN TRONG VIệC PHáT TRIểN VốN Từ CHO TRẻ

MẫU GIáO Bé

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học:

ThS Nguyễn thu hương

Hà nội – 2009

Trang 3

Lời cảm ơn

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này tôi không khỏi lúng

túng và bỡ ngỡ Nhưng dưới sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của ThS Nguyễn Thu

Hương, tôi đã từng bước tiến hành và hoàn thành khóa luận với đề tài: phương pháp trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé

Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn Thu Hương, các

thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy cô trong khoa Ngữ văn và các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2009

Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa

Trang 4

Lêi cam ®oan

T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i, c¸c c¨n

cø, sè liÖu trong kho¸ luËn lµ trung thùc §Ò tµi nµy ch­a ®­îc c«ng bè trong bÊt k× c«ng tr×nh khoa häc nµo kh¸c

Trang 5

Danh mục các kí hiệu viết tắt

CNTT : Công nghệ thông tin

CTLQVMTXQ : Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh

CTLQVTPVH : Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Nxb : Nhà xuất bản

VD : Ví dụ

Trang 6

Mục lục

Mở đầu Trang

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Mục đích nghiên cứu 7

5 Giả thuyết nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

7 Cấu trúc khóa luận 7

Nội dung Chương 1 Cơ sở lí luận của phương pháp trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 8

1.1 Các khái niệm 8

1.1.1 khái niệm phương pháp trực quan 8

1.1.2 Khái niệm từ 9

1.1.3 Khái niệm các loại đồ dùng trực quan nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 9

1.1.4 Vị trí vai trò, vị trí của đồ dùng trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 10

1.1.5 Cơ sở tâm lý 12

1.1.6 Cơ sở sinh lý 15

Chương 2: Hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé 16

2.1 Hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan 16

2.2 Nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan 19

Trang 7

2.3 Các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong việc phát triển vốn từ

cho trẻ mẫu giáo bé……….23

Chương 3: Thể nghiệm một số giáo án……… 47

3.1 Giáo án môn Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 47

3.2 Giáo án môn Toán 53

3.3 Giáo án môn Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh…….…… 58

Kết luận 63

Tài liệu tham khảo 65

Trang 8

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển.Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ đất nước Ngay từ khi

thống nhất Đảng và Nhà nước ta đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc

cầu phổ cập đại trà mà nó trở thành mối quan tâm của toàn xã hội Hơn thế nữa trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão Để theo kịp sự phát triển của thời đại và sánh vai với các cường quốc năm châu đòi hỏi thế hệ trẻ Việt Nam phải đủ bản lĩnh, tri thức, nhất là sự tự tin trong giao tiếp Thực tế cho thấy chất lượng giáo dục của ta phụ thuộc rất nhiều vào các bậc học coi là nền tảng Trong các bậc học thì bậc học mầm non

được coi là nền tảng, là sự khởi đầu cho quá trình giáo dục Vì vậy, khi trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, tự tin trong xã hội là rất quan trọng Mặt khác, tiếng mẹ đẻ là phương tiện quan trọng để lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để giao lưu với những người xung quanh, để tư duy, để tiếp thu khoa học và bồi dưỡng

tâm hồn… Gamzalôp - một nhà thơ nổi tiếng của Đaghextan đã nói: “Khi

chết người cha để lại cho con cái của mình nhà cửa, ruộng vườn, thanh kiếm

và cây đàn pandua Nhưng một thế hệ mất đi thì để lại cho thế hệ tiếp theo tiếng nói Ai có tiếng nói người ấy sẽ xây dựng nhà mình, sẽ cày được ruộng,

triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là rất quan trọng ở giai đoạn 3 - 4 tuổi là

thời kì phát cảm ngôn ngữ của trẻ, “trẻ lên ba cả nhà học nói”, trẻ lên ba thích

nói và nói rất nhiều Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Trong hệ thống ngôn ngữ thì từ là đơn vị trung tâm, là vật liệu cơ bản

Trang 9

của lời nói ở lứa tuổi mẫu giáo nói chung, trẻ mẫu giáo bé nói riêng, trẻ phải nắm được vốn từ cần thiết đủ để cho chúng giao tiếp với bạn bè, người lớn, tiếp thu tri thức ban đầu trong trường mầm non và chuẩn bị học tập ở trường phổ thông Chính vì vậy mà giáo dục học mẫu giáo coi việc phát triển vốn từ cho trẻ là vấn đề được quan tâm hàng đầu Để phát triển vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi có nhiều phương pháp dạy học khác nhau Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay cho thấy việc sử dụng các phương pháp trực quan trong giờ học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ được sử dụng rất nhiều và đạt hiệu quả cao Phương pháp trực quan cần thay đổi sao cho phù hợp với nội dung dạy và mục tiêu đào tạo Ngoài ra, tất cả mọi người đều nhận thấy rằng phương pháp trực quan sử dụng trong các giờ học cho trẻ mẫu giáo bé nhằm phát triển vốn từ rất quan trọng và hợp lý Vì vậy, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau đồ dùng trực quan chưa đồng bộ, giáo viên không đủ thời gian để chuẩn bị và khai thác hết giá trị của phương pháp trực quan Do yếu tố thuộc về quan niệm phương pháp trực quan có hay không cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học Trong thực tế phương pháp trực quan chưa đươc khai thác triệt để trong các giờ học của trẻ 3 - 4 tuổi

Vì tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Phương pháp

trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ giáo bé

2 Lịch sử vấn đề

Phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ và phương pháp trực quan được rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm và đi sâu nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau

a) Phương pháp triển vốn từ

Có rất nhiều các tác giả nghiên cứu về phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ:

Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ

cho trẻ mẫu giáo, Nxb Đại học Sư phạm, 2004, đã nói về phương pháp phát

triển tiếng cho trẻ mẫu giáo rất chi tiết, cụ thể Ngoài ra, ông cũng đã đưa ra

Trang 10

các cách sửa lỗi phát âm và một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo

Trong cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, Nxb

Đại học Quốc Gia, 2005, đồng tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức đã nói rất cụ thể về luyện phát âm cho trẻ ở các lứa tuổi

Tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn Phương pháp phát triển lời nói trẻ

em, Nxb Đại học Sư phạm đã nói rất cụ thể về các phương pháp phát triển vốn

từ cho trẻ

b) Phương pháp trực quan

Phương pháp trực quan được sử dụng từ kiểu dạy học sơ khai nhất của Xôcrat và Khổng Tử để con người nhận thức được thế giới Bởi lẽ theo họ thế giới hoà tan trong ta và con người có thể nhận thức được chính bản thân họ Mối quan tâm của Khổng Tử là tri thức kinh nghiệm không có sẵn trong mỗi con người, nó được hình thành trong mỗi con người, nó được hình thành thông

qua học tập Ông khẳng định “Tính người ta vốn gần nhau, Khổng Tử rất coi

trọng nhận thức cảm tính, con người nhận thức được thế giới phải dựa vào kết quả quan sát các sự vật trực quan” Từ những điều nghe thấy, nhìn thấy hai

ông đã rút ra được nội dung dạy học Từ đó “Phương pháp trực quan gắn liền

với dạy học”

Đầu thế kỉ XVII, nhà giáo dục nổi tiếng người Tiệp Khắc có tên là Kômenski đã gây dựng nhà trường, coi trọng trường học Ông đã đưa ra nguyên tắc dạy học, lý luận dạy học và phương pháp dạy học của quá trình nhận thức ý nghĩa cơ bản và hợp lý của nguyên tắc này được coi là ở chỗ nó

độc lập với việc nó truyền thụ bằng lời (mà người ta vẫn gọi là dạy chay) một cách giáo điều nguyên tắc này giúp học sinh bằng kinh nghiệm của bản thân nhìn thấy được tri thức cụ thể, làm nền tảng cho tư duy

Nguyên tắc này cho rằng ở giai đoạn thấp, trẻ mầm non tư duy cụ thể Tính minh hoạ ấy buộc giáo viên phải minh hoạ những khả năng gọi là trừu

Trang 11

tượng bằng những sự vật có thật trong cuộc sống, bằng những tranh ảnh, mô hình…, bằng cách mô tả rạch ròi chi tiết để gợi lại cho học sinh nhớ lại những cái đã học hoặc tưởng tượng những cái chưa hề thấy Về sau, do quá trình học tập mà trình độ tư duy được nâng cao dần thì mức độ dùng những đồ dùng trực quan càng ít vật thật, càng phát triển về lời nói, và nhiều lời mô tả

đến mức có thể xoá bỏ hoàn toàn tính trực quan và chỉ viện đến tư duy thuần tuý Do đó, dạy học ngày càng chú ý đến người học, tạo cơ hội cho người học tiếp thu kiến thức cho nên phương pháp trực quan càng được ít quan tâm hơn Trước đây, đồ dùng trực quan dùng để quan sát bề ngoài, bước sang thế

kỉ XXI, quan niệm về phương pháp trực quan có thay đổi, trực quan để chứa

đựng tri thức bên ngoài trong khi quan niệm dạy học, người dạy, quá trình dạy học đều thay đổi, cách thức sử dụng khai thác đồ dùng trực quan đáp ứng sự tiến bộ của thế kỉ XXI, buộc phải tìm hiểu về phương pháp trực quan

Ngoài những nghiên cứu của các nhà giáo dục học nước ngoài về phương

pháp trực quan thì trong cuốn Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học môn Tiếng

Việt lớp Một, Nxb Giáo dục 1993, tác giả Đàm Hồng Quỳnh đã nêu lên cuộc

sống khoa học và thực tiễn trong sử dụng và tự làm thiết bị dạy học, tạo ra khả năng tối ưu trong việc trình bày vấn đề một cách sâu sắc

Như vậy, rất nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp trực quan và phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ Tuy nhiên, phần nghiên cứu về phương pháp trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé chưa sâu Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chúng tôi mạnh dạn chọn và tìm

hiểu đề tài : Phương pháp trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu

giáo bé Chúng tôi có thể khẳng định đây là một đề tài hết sức mới mẻ và có

khả năng khơi nguồn cho những nghiên cứu mới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé

Trang 12

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục đích nghiên cứu

Tìm ra cách thức sử dụng đồ dùng trực quan nhằm phát triển vốn từ cho trẻ một cách hiệu quả nhất

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

Khóa luận này chúng tôi đi giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé

- Hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng trực quan trong việc phát triển vốn

từ cho trẻ mẫu giáo bé

- Thể nghiệm một số giáo án

5 Giả thiết nghiên cứu

Nghiên cứu thành công khóa luận này sẽ góp phần giúp cho các giáo viên mầm non biết sử dụng hợp lý đồ dùng trực quan đạt hiệu quả cao góp phần phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé

7 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung khoá luận gồm 3 chương Chương 1 Cơ sở lí luận của Phương pháp trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé

Chương 2 Hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé

Chương 3 Thể nghiệm một số giáo án

Trang 13

Nội dung Chương 1 Cơ sở lý luận trong việc phát triển vốn từ

cho trẻ mẫu giáo bé

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Phương pháp trực quan

Theo từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2004 “Trực quan là những vật

dụng cụ thể hay ngôn ngữ cử chỉ làm cho học sinh có được những hình ảnh cụ thể về những điều được học”[13;1036]

Trong trực quan có phương tiện trực quan, đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học

Phương tiện trực quan là những đồ dùng trong dạy học để cho học sinh

quan sát tiếp thu bài học đạt mục đích dạy học [3; 10]

Đồ dùng dạy học được hiểu là những dụng cụ trực quan để giáo viên và

học sinh thực hiện trong quá trình dạy học hay những phương tiện và đồ dùng phi kỹ thuật [3; 10]

Quan niệm về đồ dùng trực quan trước đây là nói đến các đồ dùng quen thuộc như tranh ảnh, vật thật, mô hình… Ngày nay, ngoài những đồ dùng quen thuộc còn có thêm những đồ dùng trực quan mang tính chất hiện đại như: máy chiếu, máy vi tính, đĩa mềm… Người ta dùng cụm từ trực quan là tên gọi chung chung trong đó bao gồm các đồ dùng trực quan, thiết bị dạy học, phương tiện trực quan

Quá trình dạy học gồm hoạt động học và hoạt động dạy, cũng như bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng cần những phương tiện nhất định Trong giáo dục lại có nhiều phương pháp dạy học khác nhau Tuy nhiên, trong đề tài này chúng tôi đi nghiên cứu phương pháp trực quan nói chung, trong đó đi sâu vào

Trang 14

nghiên cứu việc sử dụng các đồ dùng theo quan điểm hiên đại Từ đó đưa ra quan điểm sau:

Trực quan theo đúng nghĩa của nó không đơn giản chỉ là quan sát sự vật bằng cách giải quyết mà là hành động tác động lên sự vật làm biến đổi các dấu hiệu bề ngoài của chúng, làm cái bản chất, các mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của chúng được bộc lộ, được phơi bày một cách cảm tính mà nếu không có những tác động đó thì chúng mãi bí ẩn đối với con người

Quan điểm về trực quan như vậy có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động dạy học Nó là cơ sở để xác định rõ hơn về bản chất và vai trò trực quan trong dạy học Từ đó, phương pháp dạy học trực quan cần được hiểu lại:

Phương pháp dạy học trực quan theo đúng nghĩa của nó không phải là giáo viên giới thiệu trình bày các phương tiện trực quan nhằm cung cấp cho người học những hình ảnh cảm tính về sự vật Dạy học trực quan là dạy học phải bắt đầu từ việc hướng dẫn người học hành động cảm tính đối với đối tượng học

1.1.2 Khái niệm từ

Trong cuốn Cơ sở tiếng Việt, Hữu Đạt đã đưa ra định nghĩa về từ như sau:

Từ chính là hệ thống vốn từ của một ngôn ngữ Nói cách khác, từ vựng là tập hợp tất cả các từ ngữ cố định trong một ngôn ngữ theo một hệ thống nhất định

[1; 85]

Từ tiếng Việt gồm một số âm tiết cố định bất biến mang theo những đặc

điểm ngữ pháp nhất định, ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong

hệ thống ngôn ngữ và nhỏ nhất để tạo thành câu

1.1.3 Khái niệm các loại đồ dùng trực quan nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé

Tranh là những tác phẩm hội hoạ phản ánh hình thức đường nét, hình

mảng, hình vẽ

Trang 15

Mô hình là những hình dạng có thể thu nhỏ hoặc phóng to nhằm mô

phỏng hình dạng, cấu tạo, hoạt động của vật gốc để nhằm nghiên cứu, học tập

Vật mẫu là những vật có sẵn trong tự nhiên, trong đời sống xã hội được

dùng nguyên dạng (con cá, quả cam) hoặc đã sử lý (mẫu ngâm, mẫu nhồi , mẫu ép khô)

Băng ghi âm là loại làm bằng vật liệu từ tính, ghi lại âm thanh (lời nói,

âm nhạc, tiếng động) và phát lại nội dung đó qua máy ghi âm

Quan sát là dạy trẻ sử dụng những những giác quan của mình để tích luỹ dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và kỹ xảo ngôn ngữ

Tham quan là con đường đưa trẻ đến gần vật thể, hiện tượng

Đĩa mềm vi tính là loại đĩa dùng để hiện thị các thông tin bằng kênh chữ,

kênh hình tĩnh, kênh hình động và kênh âm thanh có kết luận thông tin chọn lọc, phong phú và đa dạng

Để giúp trẻ phát triển vốn từ bằng phương pháp trực quan, chúng ta không chỉ tìm hiểu về các khái niệm về phương pháp trực quan, đồ dùng trực quan, khái niệm về từ mà còn phải tìm hiểu về vị trí, vai trò của đồ dùng trực quan 1.1.4 Vị trí, vai trò của đồ dùng trực quan trong việc phát triển vốn

từ cho trẻ mẫu giáo bé

Đồ dùng trực quan là công cụ của giáo viên và học sinh Chúng là những yếu tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học Chúng có tác dụng tích cực và có tính động lực với quá trình lao động của cô và trẻ

Với tư cách là công cụ lao động của giáo viên và học sinh, đồ dùng trực quan không những đóng vai trò minh hoạ cho lời giảng của giáo viên mà còn cung cấp nội dung thông tin học tập, tạo ra những kỹ năng để giáo viên trình bày bài học một cách sâu sắc, hình thành ở học sinh những phương pháp học tập tích cực và chủ động

Quá trình dạy học ở trường mầm non nhất đối đối với trẻ mẫu giáo bé, trực quan rất quan trọng Bởi lúc này tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành

Trang 16

động, các bé thích khám phá các sự vật hiện tượng bằng các giác quan Nếu chỉ nghe cô giáo giải thích bằng lời thì trẻ sẽ nhàm chán và không hiểu bài nhưng khi cô sử dụng các đồ dùng trực quan trong giờ học hợp lý sẽ giúp trẻ nhận biết chính xác các đồ vật, sự vật, hiện tượng và còn biết cả chức năng công dụng của chúng Ngoài ra, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học còn giúp trẻ tiếp thu bài học một cách nhanh chóng, trẻ tích cực hoạt động trong các hoạt động Thông qua các hoạt động vốn từ của trẻ được củng cố và

mở rộng Nhìn chung phương pháp trực quan được sử dụng nhiều trong giờ học của trẻ mẫu giáo bé Đó là trực quan nghe, trực quan nhìn, trực quan nghe nhìn Thông qua đó cô giáo sửa lỗi và mở rộng vốn từ cho trẻ

VD: Để dạy trẻ phát âm chuẩn chữ l và n, nếu cô giáo chỉ cho trẻ phát âm nhiều lần chữ l và n thì trẻ sẽ nhàm chán và không muốn học Nhưng sau khi cho trẻ phát âm nhiều lần chữ l và n theo cô, theo tập thể lớp và theo tổ, cô

giáo treo lên bảng những bức tranh hoặc đĩa mềm vi tính hình ảnh : quả na, cây lúa, cái liềm, bác nông dân, cái nồi… và yêu cầu trẻ đọc tên các hình ảnh trong tranh (hoặc máy vi tính) thì trẻ thích nói và phát âm tốt Bên cạnh đó nhờ vào việc sử dụng đồ dùng trực quan trọng việc luyện đọc cho trẻ cô sẽ dễ phát hiện ra những trẻ đọc kém, phát âm sai Từ đó, cô đưa ra các biện pháp khắc phục lỗi phát âm của trẻ

Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học còn có tác dụng hợp lý hoá quá trình giảng dạy của giáo viên Bởi vì nhiều đồ dùng dạy học đã được bản thân

nó thể hiện chẳng hạn như: việc vẽ các con vật có sẵn… Chính vì vậy, sử dụng

đồ dùng trực quan giáo viên phải giảm nhẹ việc trình bày, giảng giải, mà tập trung vào quá trình hướng dẫn hỗ trợ quá trình hoạt động của trẻ

Đối với trẻ nhỏ được quan sát tranh ảnh, đĩa mềm vi tính… sẽ giúp trẻ phát triển tai nghe, phát triển lời nói, trẻ không chỉ phát âm đúng mà còn diễn

đạt tốt ý nghĩ của mình

Trang 17

1.1.5 Cơ sở tâm lý

a) Đặc điểm hoạt động vui chơi

Hoạt động vui chơi của trẻ chưa đạt được ở hình thái chính thức mà mới ở dạng sơ khai

Hoạt động với đồ vật vẫn tiếp tục xuất hiện và bắt đầu xuất hiện một số hoạt động mới, đó là hoạt động vui chơi Đây là một bước biến đổi mới trong hoạt động của trẻ từ chơi một mình đến chơi cạnh nhau và chơi cùng nhau Trẻ lên ba xuất hiện mâu thuẫn cơ bản giữa một bên là tính độc lập mong muốn

được làm công việc như người lớn và một bên là thái độ, khả năng của trẻ còn non yếu chưa thể làm được công việc như người lớn Để giải quyết mâu thuẫn này buộc trẻ phải tìm đến một hoạt động mới, đó là hoạt động vui chơi Nghĩa

là trẻ không làm thật được như người lớn, nhưng có thể giả vờ trong trò chơi

Do đó, trò chơi đóng vai theo chủ đề đã xuất hiện Rõ ràng trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện chính là để thoả mãn nhu cầu của trẻ muốn được sống

và làm việc như người lớn

Hoạt động vui chơi vừa xuất hiện còn non yếu nhưng đây là hoạt động chủ đạo, hoạt động này tạo ra cấu tạo tâm lý mới của trẻ Đó chính là nhân cách, tuy nhiên cấu trúc của nhân cách còn sơ khai, nhưng nó quy định xu hướng phát triển của trẻ sau này

Do hoạt động vui chơi mới xuất hiện nên chủ đề và nội dung chơi còn nghèo nàn, đơn giản, chủ yếu là chủ đề gia đình, trường mầm non, bệnh viện

và do trẻ tái tạo những hành động đối với người lớn, với đồ vật Bên cạnh đó trẻ chưa biết nhập vai và hoạt động chơi chưa theo một hướng nhất định

b) Sự hình thành ý thức về bản thân

Độ tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã, nên trong ý thức ấy còn mang ý thức tự kỷ (lấy mình làm trung tâm) J Piaget cho rằng đặc điểm tiêu biểu nhất trong tâm lý trẻ dưới 3 tuổi trở xuống là tính

tự kỷ, kỷ là bản thân đối lập với tha tức là cái khác mình (vật khác, người

Trang 18

khác) Người lớn bình thường biết phân biệt rõ ràng giữa một bên là bản thân (bao gồm cảm giác, suy nghĩ, tình cảm, nhu cầu… của mình tức là cái tâm lý bên trong) một bên là đối tượng đứng trước hay xung quanh mình (bao gồm các vật thể và những người khác) Bản thân là chủ đề, đối tượng nằm trong khách thể Chủ thể và khách thể ăn khớp hay không ăn khớp với nhau Nhưng người lớn thường biết nhìn nhận thế giới khách quan để hành động cho hợp lý

Nói theo ngôn ngữ của Freud, người lớn đã biết hành động theo “nguyên tắc

thực tế” và trong nhận thức đã có ta đối với vật đối với người khác

Trẻ chưa phân biệt được thật rõ ràng đâu là ý muốn, ý đồ chủ quan của mình và đâu là tính chất khách quan của sự vật Cũng vì vậy thường xảy ra tình trạng trẻ thường đòi làm những việc rất vô lý, chẳng hạn một em bé đòi

đập quả trứng ra để lấy con gà trong đấy, vì em nghe kể rằng gà nở từ trong trứng ra Những trường hợp trên có thể chưa nhận ra quy luật khách quan của

sự vật nên đem ý muốn chủ quan của mình gắn cho sự vật xung quanh

c) Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé

Quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu dựa vào những hình ảnh của sự vật hiện tượng đã có trong đầu, có nghĩa là chuyển từ kiểu tư duy trực quan - hành

động sang kiểu tư duy trực quan - hình tượng Sự xuất hiện tư duy trực quan hình tượng đây là cấu tạo tâm lý mới ở lứa tuổi này có nghĩa là trẻ giải quyết các nhiệm vụ bắt đầu từ các biểu tượng đã có ở trong đầu

ở trẻ mẫu giáo bé hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, trong hoạt

động này trẻ không có vật thật mà phải dùng vật thay thế Vật thay thế trở thành đối tượng của tư duy Trong khi hoạt động với vật thay thế trẻ suy nghĩ

về đồ vật thật, từ đó hình thành ở trẻ các vật thay thế và đồ vật thực

Tư duy của trẻ còn bị xúc cảm chi phối mạnh, trẻ thường suy nghĩ về những cái mà trẻ thích thường bị lôi cuốn vào ý thích của trẻ Từ đó trẻ chưa nhận ra được tính khách quan của đối tượng

Trang 19

Trẻ chưa nhận ra những biểu tượng ý muốn chủ quan trong đầu mình chỉ

là hình ảnh về đối tượng bên ngoài, nghĩa là đồng nhất cái tinh thần và cái vật chất Nghĩa là hình ảnh trong đầu là sự vật

Trẻ bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân của sự vật, hiện tượng, tuy nhiên chưa nhận thức được tính khách quan của đối tượng trẻ cho rằng tất cả các nguyên nhân là do ý muốn của người nào đó

ở lứa tuổi này chủ yếu trẻ vẫn thể hiện hành động với đồ vật và những xúc cảm chi phối mạnh làm sai lệch đối tượng nhận thức

Ngoài ra, tư duy của trẻ còn bị cái tổng thể chi phối, tư duy phân tích chưa hình thành

d) Đặc điểm động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo bé

Đầu tuổi mẫu giáo bé hành động của trẻ còn mang tính bột phát Nghĩa là những hành động này do nguyên nhân trực tiếp như theo ý muốn chủ quan của mình hoặc do tình huống ở thời điểm đó thúc giục và không ý thức được nguyên cớ nào khiến hành động như vậy Dần dần trong hành vi của trẻ có một sự biến đổi quan trọng Đó là sự nảy sinh động cơ Khi đó hành động của trẻ thường bị kích thích bởi một số động cơ:

Những ý thích của trẻ muốn được như người lớn, nguyện vọng này sẽ phát triển trong hoạt động vui chơi

Những động cơ gắn liền với hoạt động vui chơi, nếu trẻ được làm công việc trong hoạt động vui chơi, đặc biệt là hoạt động đóng vai theo chủ đề, trẻ say sưa hoạt động và hoạt động hết mình Trẻ mong muốn được làm những việc tốt để được người lớn khen

1.1.6 Cơ sở sinh lý học

Trẻ mẫu giáo bé có những đặc điểm sinh lý như sau

Biến đổi chủ yếu về số lượng hơn là biến đổi về chất lượng Trẻ chậm lớn hơn so với thời kỳ bú mẹ Cường độ của quá trình chuyển hoá năng lượng yếu

đi, chuyển hoá cơ bản giảm hơn

Trang 20

Các chức năng chủ yếu của cơ thể dần dần hoàn thiện Đặc biệt là chức năng vận động phối hợp động tác Cơ lực phát triển nhanh Vì vậy, trẻ làm

được những động tác khéo léo hơn, gọn gàng hơn, có thể làm được những công việc tương đối khó, phức tạp hơn và một số công việc tự phục vụ như tự

ăn, tự mặc quần áo, tự đi tất, tự tắm rửa lấy…

Hệ thần kinh tương đối phát triển, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên

đã biến hoá, chức năng phân tích, tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện, số lương các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh, trí tuệ phát triển nhanh Do đó, trẻ có thể nói được những câu dài,

có biểu hiện ham học, có những ấn tượng đối với những người xung quanh

Dạy học trực quan nhằm phát triển vốn từ cho trẻ rất phù hợp với đặc

điểm tâm, sinh lý của trẻ mẫu giáo bé và phương pháp dạy học tích cực hiện nay Do đó giáo viên cần phải quan tâm đúng mức đến phương pháp trực quan

và sử dụng một cách hợp lý để vốn từ của trẻ được mở rộng Đồng thời để nâng cao chất lượng của giờ học

Trang 21

Chương 2 Hướng dẫn sử dụng một số đồ dùng trực quan trong

việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé

2.1.1 Hướng dẫn sử dụng đồ dùng trực quan

Sau khi nhận thức được vai trò của đồ dùng trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé, chúng ta thấy vấn đề trực quan là rất quan trọng Nhưng nếu không có cách sử dụng thì đồ dùng trực quan sẽ không khai thác hiệu quả của nó Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu và đưa ra các cách

để sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả

2.1.1.1 Sử dụng đồ dùng trực quan phải đáp ứng yêu cầu cần và đủ

Cần có nghĩa là đáp ứng được sự cần thiết của việc dạy nội kiến thức

Nếu thiếu đồ dùng trực trong các giờ học thì hiệu quả của giờ học không cao

và không đạt yêu cầu như mong muốn

VD: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ CTLQVMTXQ

Bài: Tìm hiểu quả táo - quả cam

Để giờ học đạt hiệu quả cao đòi hỏi cô giáo phải chuẩn bị đồ dùng trực quan cụ thể là quả táo, quả cam thật hoặc trên tranh ảnh, trên đĩa… Bởi nếu không có đồ dùng trực quan cho trẻ quan sát thì trẻ sẽ không biết và nói hết

được đặc điểm và lợi ích của quả táo và quả cam Có đồ dùng trực quan kết hợp với câu hỏi gợi mở của cô, giúp trẻ hiểu được đặc điểm, lợi ích công dụng, giống và khác nhau của quả táo, quả cam Ngoài ra, đồ dùng trực quan góp phần phát triển óc quan sát, khả năng ghi nhớ có chủ định… Từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và mở rộng vốn từ

Đủ có nghĩa là số lượng đồ dùng trực quan cần thiết để hình thành kiến

thức Do vậy, giáo viên cần phải xác định giờ học của mình cần bao nhiêu đồ dùng trực quan là đủ Căn cứ vào từng nội dung của từng bài cụ thể ở mỗi môn

Trang 22

học và căn cứ vào trình độ tâm lý của trẻ Ngoài ra, phải căn cứ vào vùng miền khác nhau và các điều kiện cho phép để lựa chọn các loại hình phù hợp Có như vậy đồ dùng trực quan mới phát huy hết tác dụng

Trẻ mẫu giáo bé do tâm lý thích tìm tòi và khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng tự nhiên Do đó, khi sử dụng các đồ dùng trực quan trong các giờ học đã giúp cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động và qua đó trẻ hiểu bài nhanh, đồng thời vốn từ của trẻ được mở rộng và phát triển Chính vì vậy, cô giáo nên sử dụng các đồ dùng trực quan trong giờ học của trẻ mẫu giáo bé và lấy đồ dùng trực làm phương tiện để đưa ra câu hỏi đàm thoại nhằm kích thích phát âm và diễn đạt của trẻ

VD: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ kể chuyện

Bài: Chú đỗ con

Để giờ học đạt được mục đích và yêu cầu của bài đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan Cụ thể là cô phải chuẩn bị đầy đủ số tranh hoặc hình ảnh phù hợp với nội dung của câu chuyện

Tranh 1: Đỗ con nằm dưới đất

Tranh 2: Chị gió gọi đỗ con dậy

Tranh 3: Cô mưa gọi đỗ con dậy

Tranh 4: Bác mặt trời gọi đỗ con dậy

Tranh 5: Đỗ con vươn mình và chồi lên khỏi mặt đất

Nếu thiếu một trong những bức tranh này thì trước hết cô giáo không tự tin khi giảng bài trước trẻ Sau đó khi trẻ được nghe kể theo tranh hoặc qua hình ảnh trẻ không được tri giác hết những hình ảnh gắn liền với nội dung câu chuyện trẻ sẽ dễ nhàm chán khi nghe cô kể, đồng thời trẻ không hứng thú tham gia trả lới các câu hỏi của cô

Việc trình bày bất kỳ một đồ dùng dạy học nào bao giờ cũng kèm theo lời nói của giáo viên Chính lời nói của giáo viên định hướng trẻ quan sát vào cái cần thiết, cái bản chất của đối tượng Lời nói trực tiếp của giáo viên và đồ

Trang 23

dùng trực quan trong quá trình dạy học có tác dụng bổ trợ cho nhau rất hữu hiệu Sự phối hợp này thay đổi phụ thuộc vào mục đích thực hiện, và nội dung bài và chất lượng của đồ dùng trực quan Chính vì vậy, trước khi lên tiết dạy giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học đặc biệt là đồ dùng trực quan

để trẻ quan sát, từ đó cô đưa ra những câu hỏi gợi mở để giúp trẻ trả lời Ban

đầu là những câu hỏi đơn giản rồi đến những câu hỏi phức tạp để giúp trẻ hiều bài và qua đó ngôn ngữ của trẻ được mở rộng và vốn từ của trẻ được mở rộng

VD: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ CTLQVMTXQ

Bài: Tìm hiểu con chó, con gà trống, con mèo

Đồ dùng trực quan là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được để góp phần nâng cao hiệu quả của giờ học Trong bài này cô giáo cần chuẩn bị đầy

đủ đồ dùng trực quan cụ thể: tranh vẽ con mèo, con gà trống, con chó hoặc hình ảnh ba con vật này trên mô hình, hay trên đĩa mềm… Nếu thiếu một trong những bức tranh hay những hình ảnh về các con vật này trên đĩa hoặc mô hình… thì trẻ sẽ không hứng thú trong giờ học, đồng thời trẻ không hiểu

đặc điểm, lợi ích của các con vật

Giả sử như khi chuẩn bị về đồ dùng trực quan cô quên không chuẩn bị tranh, ảnh về con mèo thì khi cô đưa ra câu hỏi về đặc điểm, lợi ích con mèo trẻ sẽ không thể tưởng tượng được ngay đến con mèo để trả lời những câu hỏi như:

Con mèo có những bộ phận nào?

Mèo thích ăn gì nhất?

Con mèo sống ở đâu?

Đối với những trường cơ sở vật chất còn lạc hậu với bài này cô chỉ cần chuẩn bị đầy đủ tranh vẽ về con mèo, con chó và con gà trống để trẻ quan sát

và tìm hiểu về ba con vật này Nhưng đối với trường cơ sở vật chất tiến bộ trong bài này cô có thể sử dụng băng ghi hình, mô hình, đĩa mềm có đầy đủ hình ảnh ba con vật để trẻ tri giác được toàn bộ các con vật

Trang 24

Như vậy, việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan trong giờ học là công việc cần thiết mà mỗi giáo viên cần phải làm Do vậy, trước khi lên tiết dạy cô giáo cần xây dựng kế hoạch cụ thể, với bài này cần những đồ dùng trực quan nào, cần bao nhiêu và sử dụng trong hoạt động nào

2.2 Nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan

Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

2.2.1 Sử dụng đồ dùng trực quan đúng mục đích

Sử dụng đồ dùng trực quan phải đảm bảo mục đích đã định của bài học Thông thường khi đồ dùng trực quan đã xuất hiện ổn định, giáo viên cần khai thác triệt để hết khía cạnh và tận dụng hết chức năng của nó để hướng dẫn,

định hướng trẻ quan sát, nghiên cứu, khám phá đến mục đích truyền đạt

VD: Trong giờ học Tạo hình

Bài: Vẽ con Gà trống

Để giờ học này đạt hiệu quả cao thì cô giáo phải chuẩn bị đầy đủ tranh vẽ hoặc đĩa mềm vi tính… có hình ảnh con gà trống để trẻ quan sát Muốn trẻ hiểu được đặc điểm, lợi ích và có những bức trah đẹp về con gà trống đòi hỏi cô cần đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở trong lúc trẻ quan sát tranh:

Trang 25

con gà, trẻ không thích trả lời câu hỏi và giờ học sẽ không đạt được kết quả như mong muốn

2.2.2 Sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc

Đây là nguyên tắc đòi hỏi sử dụng đồ dùng trực quan đúng thời điểm cần thiết nhất để giáo viên khai thác, truyền thụ kiến thức một cách hợp lý, giúp trẻ quan sát thuận tiện, khi sử dụng xong đồ dùng trực quan cô nên cất ngay Tránh đưa đồ dùng trực quan ra hàng loạt, cùng một lúc làm mất sự chú ý của trẻ

VD: Khi dạy môn Toán

Con thấy những đồ vật nào trong lớp giống hình này?

Sau khi dạy xong về hình tròn cô phải cất hình tròn vào rổ và lấy hình vuông ra cho trẻ quan sát và đàm thoại; tránh trường hợp lấy nhầm đồ dùng trực quan

VD: Sử dụng đồ dùng trực quan trong môn CTLQVTPVH

Bài: Đôi bạn tốt

Trước khi dạy tiết học này cô cần chuẩn bị đầy đủ số tranh; đĩa; băng ghi hình; rối… với nội dung của từng đoạn trong câu chuyện Cô cần xác định rõ

sẽ sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết học này dùng trong lần kể thứ hai hoặc

có thể dùng mặt nạ để đàm thoại cùng trẻ Tuy nhiên, không được lạm dụng

đồ dùng trực quan ngay từ lần kể thứ nhất Nếu cô sử dụng đồ dùng trực quan

Trang 26

ngay từ lần kể đầu tiên thì trẻ sẽ không hứng thú và mất tập trung trong nghe cô kể lần hai Trong quá trình đàm thoại thay cho việc đàm thoại bằng lời như thông thường cô có thể sử dụng mặt nạ để đàm thoại cùng trẻ nhằm giúp trẻ hiểu và nhớ nội dung câu chuyện

Các bạn có nhận ra tôi là ai không ? Các bạn gặp tôi trong câu chuyện nào ? Tôi và những ai là nhân vật trong câu chuyện đôi bạn tốt ? Thím vịt đã đưa ai sang nhà tôi gửi ?

Tôi đã xin phép mẹ để tôi và bạn vịt đi đâu ?

đó hỏi trẻ (chạy ba chân bốn cẳng là chạy như thế nào ?) Sau đó cô khẳng

định chạy ba chân bốn cẳng là chạy rất nhanh, cô cho trẻ đọc từ ba chân bốn

cẳng và cho trẻ nhắc lại nghĩa của từ

Việc sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc trong giờ học rất quan trọng Chính vì vậy, cô cần xác định rõ ràng trước khi lên tiết dạy với bài này sẽ sử dụng đồ dùng trực quan vào lúc nào, đồ dùng trực quan sẽ sử dụng trong hoạt

động nào

2.2.3 Sử dụng đồ dùng trực quan đúng chỗ

Mỗi loại hình trực quan cần được xác định vị trí trình bày ở một nơi hợp

lý trên lớp, phù hợp với góc nhìn, đảm bảo đủ ánh sáng, mang tính thẩm mỹ, học sinh ngồi ở mọi vị trí đều có thể quan sát được Vì vậy, trong lớp học của trẻ cần có móc treo và bảng gài… cần xác định vị trí đặt các phương tiện kỹ thuật như: phim, máy chiếu, máy ghi âm, đài, ti vi Đồng thời lắp đặt vị trí ổ

điện an toàn cho cô và trẻ

Trang 27

2.2.4 Sử dụng đồ dùng trực quan đúng mức độ

Khi sử dụng đồ dùng trực quan cô cần khai thác đúng mức độ, phù hợp vơi mục đích, yêu cầu của bài, phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ Tránh tình trạng khai thác quá cao trẻ không tiếp thu được Sử dụng đồ dùng trực quan đúng mức giúp trẻ tiếp thu kiến thức chủ động hơn

VD: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học CTLQVMTXQ

Bài : Ôn về các con vật sống trong rừng ( con voi, con khỉ, con hổ)

Trước khi dạy bài này cô cần chuẩn bị đĩa mềm vi tính hoặc tranh ảnh; mô hình về các con vật sống trong rừng để trẻ quan sát Cô cho trẻ quan sát lần lượt các con vật sau đó yêu cầu trẻ nhớ lại tên và đặc điểm các con vật trẻ vừa được quan sát Cô sử dụng câu hỏi để gợi mở:

Chúng mình vừa được quan sát con vật gì ?

Đó là những con vật sống ở đâu ? Con voi, con hổ, con khỉ có đặc điểm gì ?

Sau khi trẻ trả lời cô nhận xét và kết luận lại

Cô có thể trình chiếu powerpoint trên vi tính hình ảnh con hổ, con khỉ, con voi Khi xuất hiện con vật nào, cô yêu cầu trẻ nói tên và làm điệu bộ con vật ấy

Cô chú ý sử dụng đồ dùng trực quan đúng mức độ phù hợp với từng hoạt

động trong bài học tránh lạm dụng đồ dùng trực quan cho trẻ quan sát

Việc lạm dụng đó sẽ khiến trẻ không hứng thú với bài học, trẻ chỉ biết quan sát mà không chịu tư duy và trả lời

Để đồ dùng trực quan sử dụng có hiệu quả trong giờ học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thì giáo viên không chỉ chú ý đến nguyên tắc sử dụng đồ dùng trực quan mà còn phải quan tâm và tìm hiểu các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan

Trang 28

2.3 Các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong việc phát triển vốn

từ cho trẻ mẫu giáo bé

2.3.1 Quan sát

Quan sát là sử dụng những giác quan của mình để tích luỹ dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và kỹ xảo ngôn ngữ Những bài tập về quan sát phải tiến hành thế nào để từ ngữ luôn luôn theo sát và củng

cố điều đã thu lượm được Khi tổ chức quan sát, không nên chỉ hướng sự chú ý của trẻ vào các sự vật và hiện tượng riêng lẻ, mà cần phải làm cho trẻ thấy

được mối quan hệ giữa chúng

VD: Quan sát trời nắng, trời mưa… điều đó giúp trẻ suy nghĩ mạch lạc

và biểu hiện lời nói của mình một cách trôi chảy

Quan sát quả cam, quả táo… giúp trẻ biết được đặc điểm của các loại quả này và trẻ diễn đạt lại bằng lời nói của mình như:

“Quả táo màu đỏ Quả táo rất ngon Con rất thích ăn quả táo Quả cam màu xanh

Có nhiều múi là quả cam Quả cam vỏ sần sùi Quả cam ăn có vị ngọt và ăn rất tốt cho sức khoẻ”

Ngoài ra, trẻ còn hiểu được nghĩa của những từ mô tả đặc điểm của sự vật

vỏ sần sùi là sờ vào ram ráp và không nhẵn

Việc vận dụng phương pháp quan sát để làm giàu vốn từ ngữ cho trẻ cần phải có hệ thống, có kế hoạch Trong quá trình quan sát, khi cung cấp từ mới cũng cần cố gắng tránh tách rời với những sự vật cụ thể, cố gắng đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa hai hệ thống với nhau

Trang 29

Quan sát có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé Bởi trẻ đã sử dụng giác quan của mình để tri giác các sự vật, hiện tượng, nhờ đó mà tư duy, óc quan sát và ngôn ngữ của trẻ phát triển, hệ thống vốn từ được mở rộng Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng biết quan sát theo đúng nghĩa của nó Do vậy, người lớn cần hướng dẫn trẻ quan sát để giúp trẻ tri giác được toàn bộ sự, vật hiện tượng

2.3.2 Hướng dẫn trẻ quan sát

Dạy trẻ quan sát trẻ quan sát là dạy trẻ biết xem xét, phân tích, so sánh để tìm ra đặc điểm, thuộc tính của đối tượng quan và các mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh, trong quá trình quan sát các giác quan của trẻ

được huy động, tri giác gắn liền với tư duy của trẻ Trẻ nhận xét về vật, tìm ra những đặc điểm cơ bản, so sánh các vật với nhau, tìm ra các dặc điểm khác nhau giữa các vật Quan sát còn là điều kiện rất tốt để giúp cho các em biết sử dụng đúng từ ngữ, là điều kiện để tích luỹ, làm giàu vốn từ và tích cực hoá vốn từ Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của việc chỉ đạo việc quan sát là dạy trẻ quan sát có mục đích, có kế hoạch, có thứ tự, đi từ sự phân tích bày đến sự phân tích khác Trên cơ sở hoạt động nhận thức như vậy, thực hiện nhiệm vụ của công việc phát triển từ ngữ, củng cố những từ cũ và đưa ra những từ mới

a) Chuẩn bị cho sự quan sát

Trước khi cho trẻ quan sát, giáo viên cần lưu ý đến khả năng, chú ý của trẻ để lựa chọn đối tượng quan sát cho phù hợp Trẻ càng bé thì khả năng chú

ý càng hạn chế trẻ chưa có đủ ý chí để tự buộc mình phải tập trung quan sát những vật không đẹp, không thích Vì vậy, khi chọn đồ vật cho các cháu quan sát, giáo viên nên chọn những đối tượng đẹp và hấp dẫn

Để chuẩn bị cho sự quan sát giáo viên cần lựa chọn những kiến thức cần thiết cho một tiết học, những từ cần phải dạy trẻ trong quá trình quan sát Giáo viên phải làm quen với vật trước xác định mục đích của việc quan sát, hướng dẫn trẻ quan sát đúng trọng tâm không để trẻ nhận xét tùy tiện, lan man

Trang 30

Khi chuẩn bị bài giáo viên cần xác định những từ mới, cần cung cấp cho trẻ những từ khó cần giải nghĩa, cần dạy các cháu phát âm đúng

Giáo viên chuẩn bị chu đáo những trò chơi, những câu chuyện, những bài thơ, bài hát nếu cần để gây hứng thú cho trẻ

b) Tiết học dạy trẻ quan sát

Tiết học có thể bắt đầu một cách tình cảm, bằng câu đố hoặc một bài thơ, một câu chuyện Tất nhiên cũng có thể bắt đầu giờ học bằng vật cụ thể, nhất là

đối với lớp bé Quan trọng là thu hút sự chú ý quan sát của trẻ

Khi tri giác vật lần đầu tiên cần để thời gian cho trẻ tự do quan sát, tự do trao đổi những nhận xét đầu tiên và thường là không chủ định Sau đó giáo viên mới hướng dẫn các cháu quan sát một cách chủ định theo mục đích đặt

ra Chẳng hạn đối với người lớn quan sát đường phố có thể có những mục đích khác nhau và giáo viên lựa chọn từ ngữ trên cơ sở đó để tích lũy cho ngôn ngữ của trẻ Ví Dụ mục đích là quan sát các tòa nhà trên đường phố giáo viên lựa

chọn các từ ngữ như: ban công, cửa nhà, lối vào, nhà nhiều tầng, mục đích là quan sát hoạt động của đường phố giáo viên lựa chọn các từ ngữ như: vỉa hè,

đường lát đá, bên phải, bên trái,…

Tri giác của trẻ cần được giáo viên gắn liền với từ ngữ, những từ ngữ này

được giáo viên chuẩn bị trước Nhưng không vì thế mà hạn chế việc tìm từ ngữ Khi tổng kết cô phải nhắc lại hết từ ngữ mà trẻ đóng góp vào bài

Trong khi hướng dẫn giáo viên giáo viên dành thời gian để trẻ quan sát

kỹ đối tượng và nói được nhiều Tránh tình trạng cô nói nhiều trẻ thụ động ngồi nghe

Những câu hỏi đặt ra cần kích thích được lòng ham mê, tìm tòi, quan sát của các cháu Mỗi câu hỏi đều buộc các cháu phải nhận xét tránh tình trạng

các cháu chỉ trả lời có ạ hoặc không ạ Quan trọng là dùng các động tác của

trẻ để nâng mức độ chính xác của tri giác Khi xác định chiều dài cho các cháu đưa tay từ trái sang phải suốt chiều dài của vật, khi xác định chiều cao

Trang 31

đưa tay từ trên xuống dưới Khi tri giác hình dạng cũng vậy, kiểm nghiệm chu

vi bằng tay bao trùm vật trượt trên mặt bằng Điều đó cho phép đưa vào lời nói của trẻ những từ chính xác (cái mâm này tròn, nó không có góc)

Trong những lúc chơi trẻ làm quen với vật ở những khoảng cách khác nhau Lời nói của giáo viên cần phải diễn đạt chính xác kích thước, không gian VD: Đường phố rộng, hai bên đường có hàng cây thẳng tắp, ở phía xa

có cái hồ nhỏ, bên phải là trường mầm non

Song song với những tiết học làm quen với những vật trong toàn bộ của

nó, còn có những tiết học làm quen với những tính chất của vật Phải cung cấp cho trẻ kiến thức về những chất thông dụng nhất: vải, kính, da, cao su, gỗ, sắt… các cháu phải hiểu rằng tất cả các đồ vật đều làm từ các chất đó, rằng có quá trình chuyển biến từ chất sang đồ vật (may, cắt, dán, gọt, nặn…)

ở mỗi lớp học cần có kế hoạch cho vài giờ làm quen với tính chất của vật

c) Củng cố kiến thức

Cuối tiết học là lúc củng cố lại những kiến thức vừa truyền đạt Cố gắng củng cố tiết học một cách cảm xúc bằng cách đọc thơ, có nội dung gần gũi với chủ đề quan sát, bằng câu đố, trò chơi, học tập ,truyện kể (ngắn và sinh động) Nhất thiết phải củng cố lại kết quả quan sát ở tiết học sau và trong mọi hoạt động khác

Trong việc phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé, ngoài phương pháp quan sát, hướng dẫn trẻ quan sát thì phương pháp giới thiệu tranh cũng là phương pháp rất quan trọng và cần thiết

2.3.3 Giới thiệu tranh

a) ý nghĩa của việc xem tranh

Làm giàu vốn từ cho trẻ còn có phương pháp giới thiệu tranh Trẻ học cách nhìn nhận và hiểu một bức tranh Trong quá trình kể về nội dung của bức tranh, vốn từ của trẻ được mở rộng

Trang 32

Trẻ rất thích xem tranh nhất là những bức tranh đẹp có màu sắc Những bức tranh đẹp có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển năng lực cảm thụ cái đẹp của trẻ

VD: Qua bức tranh ga xe lửa các cháu hiểu được những từ như: nhà ga,

bức tranh Buổi sáng trong rừng, các cháu được làm quen với những từ như:

Hiện nay, ta chưa có các họa sĩ chuyên vẽ cho trẻ mẫu giáo Do vậy, đây

là vấn đề cần phải quan tâm

b) Hướng dẫn trẻ xem tranh

Thoạt đầu khi xem tranh trẻ kể lan man những vật trong tranh, những gì

đập vào mắt chúng, những gì chúng đã biết rõ và hấp dẫn

Nhiệm vụ của giáo viên là dạy trẻ hiểu được ý nghĩa của bức tranh chuyển từ quan sát không có thứ tự sang quan sát có thứ tự Trước hết giáo viên cho trẻ quan sát toàn cảnh của bức tranh để trẻ hiểu được bức tranh vẽ về cái gì, vẽ về ai, sau đó hướng dẫn các cháu đi vào chi tiết Sau khi cho các cháu nhận xét từng hình ảnh, từng phần của bức tranh, giáo viên mô tả về toàn

Trang 33

- Bức tranh vẽ về cái gì ? Vẽ như thế nào ? Vẽ về nhân vật nào ? Họ làm

cái gì ? (câu hỏi nhằm làm sáng tỏ đối tượng miêu tả)

- Tại sao tác giả lại vẽ như vậy ? Vẽ như vậy để làm gì ? (câu hỏi nhằm

làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các phần với nhau)

- Các cháu thử nghĩ xem sau đó thì sao nữa ? Trước đó thế nào ? (câu hỏi

Cần phải có những trang bị như: bìa to, phong bì, hộp con để đựng tranh

Bộ tranh dành cho các tiết học phải có trong tủ sách trong các lớp học Thỉnh thoảng phải thay bộ tranh mới

Để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua việc sử dụng tranh

ảnh đòi hỏi giáo viên phải giới thiệu và hướng dẫn trẻ xem tranh Tuy nhiên, muốn trẻ hiểu hơn về nội dung bài học và hứng thú trả lời câu hỏi thì tất cả trẻ

đều phải được xem tranh

2.3.4 Cho trẻ xem tranh

Trẻ nhỏ rất thích xem tranh, những bức tranh đẹp vừa có nội dung, và phát triển vốn từ, vừa giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật cho trẻ Khi miêu tả bức tranh trẻ tiếp thu thêm những từ mới, đồng thời huy động cả vốn từ cũ nữa

Nếu có điều kiện cho các cháu đi thăm viện bảo tàng, chọn ở đó một số bức tranh phù hợp để giới thiệu cho các cháu (phong cảnh, quê hương, Bác

Hồ, các chú bộ đội bảo vệ Tổ quốc…)

Khi xem tranh trẻ thường chú ý một cách tản mạn, chúng tập trung vào những gì chúng thích thú nhất Nhiệm vụ của cô giáo là hướng dẫn sự quan sát

Trang 34

của trẻ theo trật tự Đầu tiên là nhìn toàn bộ bức tranh xem tranh vẽ gì, sau đó mới đi vào chi tiết Sau cùng cô lại miêu tả ngắn gọn về toàn bộ bức tranh Để làm được điều đó cô giáo phải hiểu rõ từng bức tranh trước khi hướng dẫn trẻ Cô có thể dùng các câu hỏi:

- Chúng mình có thể đặt tên cho bức tranh này là gì ? (Bác Hồ yêu các

cháu, các chú bộ đội hành quân…), câu hỏi làm sáng tỏ ý nghĩa chung của bức tranh)

- Bức tranh vẽ cái gì ? Ai, họ làm gì ? (câu hỏi nhằm làm sáng tỏ đối

tượng miêu tả)

- Các cháu thử kể một câu chuyện về bức tranh ? (cái gì xảy ra trước đó,

cái gì xảy ra sau đó, (câu hỏi này nhằm mở rộng đề tài, phát huy sáng tạo của trẻ) Những bức tranh đã cho các cháu xem có thể treo trong lớp một thời gian

để cho các cháu có điều kiện xem lại, trao đổi và củng cố vốn từ đã tiếp thu được

Có thể sử dụng các bức tranh vẽ, kết hợp cho trẻ quan sát và đàm thoại theo nội dung bức tranh để cho trẻ hiểu được từ, đặc biệt là các từ khái niệm Chẳng hạn để cho trẻ hiểu nghĩa của từ cô có thể sử dụng bức tranh có chủ đề: cảnh sinh hoạt gia đình, cảnh cánh đồng mùa gặt, cảnh vườn cây ăn quả, cảnh

đường phố Bốn bức tranh này có các từ khái niệm như: ở giữa, bên phải, bên

trái, kế bên, ở trên, ở dưới…

VD: Cô sử dụng bức tranh cả nhà đang ăn cơm Cho trẻ quan sát và đàm thoại

Trong mấy người ngồi ăn cơm, ai ngồi giữa (bạn nhỏ)

Trang 35

2.3.5 Tranh minh hoạ

Tranh mô tả hiện thực bằng thông tin, hiện tượng ở trạng thái tĩnh, nhằm tác động vào thị giác của con người Trong thực tế ở các giờ học của trẻ mẫu giáo bé tranh minh hoạ được sử dụng nhiều nhất trong các đồ dùng trực quan quen thuộc

Tranh minh hoạ là những ấn phẩm hình tĩnh, nhưng lại mang trong nó bản chất động Bản thân mỗi bức tranh không chỉ đồng thời mô tả sự vật nào

đó ở trạng thái tĩnh mà nó còn gợi mở người quan sát đến một thế giới động, hiện hữu trong bức tranh

VD: Một bức tranh đang vẽ về con gà trống đang gáy, giáo viên gợi mở

để trẻ tưởng tượng ra tiếng gáy của con gà trống

Trong mỗi môn học của trẻ mẫu giáo bé, mỗi bài học đều có tranh minh hoạ cho nội dung của bài Trong các câu chuyện đều có từ 3 - 4 tranh minh hoạ cho từng đoạn truyện Trong các môn học khác đều cần tranh minh hoạ cho trẻ quan sát để khám phá đối tượng Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn trẻ khám phá các bức tranh, quan sát không chỉ giúp trẻ nắm được nội dung kiến thức của bài mà qua đó vốn từ của trẻ được mở rộng và phát triển

Tranh minh hoạ có tác dụng rất lớn trong phân môn Kể chuyện Bởi khi

được quan sát tranh trẻ sẽ hứng thú nghe cô giáo kể, đồng thời tranh minh hoạ còn góp phần phát triển trí tượng, óc quan sát, khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ và mở rộng vốn từ cho trẻ

VD: Khi kể chuyện: Đôi bạn tốt

Trước khi kể cho trẻ nghe câu chuyện này cô giáo cần phải chuẩn bị đầy

đủ số tranh minh hoạ theo nội dung của truyện Cô sẽ sử dụng tranh minh hoạ trong lần kể thứ hai và kết hợp đàm thoại cùng trẻ:

Cô kể câu chuyện gì ? Truyện có những nhân vật nào ? Bức tranh của cô vẽ gì ? Vẽ về con vật gì ?

Ngày đăng: 28/11/2015, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w