Lí do chọn đề tài Điều 21, 22, Luật giáo dục đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục mầm non “Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 t
Trang 1LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cản các thầy giáo cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2, các thầy giáo, cô giáo khoa GDTH đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học Đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy giáo: Th.S Lê Xuân Tiến – giảng viên tổ tâm lý giáo dục đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn BGH nhà trường, các cô giáo của trường mầm non Ngô Quyền – thành phố Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
Cảm ơn gia đình người thân, bạn bè đã tạo điều kiện động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Hoàng Thị Trang
Trang 2LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực chưa từng được công bố trong bất
kỳ một công trình nào
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Hoàng Thị Trang
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… ………1
1 Lí do chọn đề tài……… ………1
2 Mục đích nghiên cứu……… ……….2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu……… …………2
4 Gỉa thuyết khoa học……… …………2
5 Nghiệm vụ nghiên cứu ……… …….2
6 Phương pháp nghiên cứu………2
7 Phạm vi nghiên cứu……… …… 3
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……… …….3
9 Cấu trúc khóa luận……… …….3
NỘI DUNG……… …
Chương 1: Cơ sở lí luận………5
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khóa luận………5
1.2 Vấn đề lí luận về trí nhớ ……… …… 6
1.2.1 Khái niện trí nhớ……… …6
1.2.2 Các quá trình của trí nhớ……… …… 6
1.2.3 Ngôn ng ữ ……… …….10
1.3 Một số đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo bé và sự phát triển trí nhớ của trẻ……….12
1.3.1 Tri giác 12
1.3.2 Tư duy và tưởng tượng 13
1.3.3 Ngôn ngữ 14
1.4 Chương trình giáo dục mầm non, mẫu giáo bé và sự phát triển trí nhớ của trẻ 15
Trang 4Chương 2: Thực trạng các loại trí nhớ của trẻ mẫu giáo bé………… ….20
2.1 Trí nhớ không chủ định……… ………20
2.2 Trí nhớ có chủ định……… ………35
Chương 3: Thử nghiệm biện pháp trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển trí nhớ cho trẻ mẫu giáo bé………… ………40
3.1 Mở đầu ……… ………40
3.1.1 Mục tiêu thử nghiệm ……… ……… 40
3.1.2 Nôi dung thử nghiệm……… ……… 40
3.1.3 Khách thể thử nghiệm và đối chứng……… ………… 42
3.2 Kết quả nghiên cứu……… ……… 43
3.2.1 Trí nhớ không chủ định ……… ………….43
3.2.2 Trí nhớ có chủ định……… 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận……… ……… 56
2 Kiến nghị……… ……… 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… …………58
PHỤ LỤC……… …… 59
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Điều 21, 22, Luật giáo dục đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục mầm non “Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi” “Mục tiêu giáo dục mầm non là giũp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tien của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1” [4, tr 18 ]
Trí nhớ có vai trò to lớn trong đời sống của con người : không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không có bất cứ một hoạt động nào Theo L.X.Vugôtki vấn đề phát triển trí nhớ trẻ em là trung tâm của hàng loạt tri thức lí thuyết và thực tiễn về sự phát triển trí tuệ Ngày nay nhiêu nhà tâm lí học cùng nhận xét rằng mức độ phát triển cao về trí nhớ của trẻ là một trong số các điều kiện tâm lí để phát triển trí tuệ
Lứa tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách con người Đồng thời ở lứa tuổi này đang diễn ra mộy bước ngoặt quan trọng trong đời sống tâm lí của trẻ đó là chuyển từ tuổi
áu nhi sang tuổi mẫu giáo Vì là điểm khởi đầu của giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách nên việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này mang tính chất phức tạp riêng của nó Hoạt động vui chơi ( mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề) là hoạt đông chủ đạo của trẻ mẫu giáo Tuy nhiên, vì mới được chuyển sang vị trí chủ đạo nên hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo bé chưa thể đạt tới dạng chính thức mà mới chỉ ở dạng sơ khai của nó Mặc dù mới ở dạng sơ khai, nhưng trò chơi đóng vai theo chủ đề vấn tạo ra ở trẻ một cấu tạo tâm lí mới, một nhân cách với cấu trúc còn hết sức sơ giản, nhưng đó lại
Trang 6chính là xu hướng phát triển cơ bản của trẻ Khi tham gia vào hoạt động vui chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ buộc phải ghi nhớ vai chơi, hoạt đông chơi, những điều kiện của trẻ chơi Bởi vậy nhgiên cứu trí nhớ của trẻ ở lứa tuổi này, từ đó tìm ra các biện pháp phát triển trí nhớ cho trẻ là biện pháp cấp thiết
Chương trình giáo dục mâm non mới được triển khai trên toàn quốc trong những nâm gần đây Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu tìm hiểu
về các loại trí nhớ của trẻ mẫu giáo bé Do đó tôi chọn đề tai nhgiên cứu :
“Tìm hiểu các loại trí nhớ của trẻ mẫu giáo bé”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm tìm hiểu các loại trí nhớ của trẻ mẫu giáo bé Trên cơ
sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trí nhớ cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các loại trí nhớ của trẻ mẫu giáo bé
- Khách thể nghiên cứu: 30 trẻ ở lớp 3 tuổi A và 3 tuổi B ở trường mầm non Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
4 Giải thuyết khoa học
Trí nhớ của trẻ mẫu giáo bé mang tính trực quan hình tượng, trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế Số trẻ ghi nhớ và nhớ lại được đối tượng, tái hiện chiếm tỉ lệ cao Có nhiêu nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó nguyên nhân chủ yếu là phương pháp còn hạn chế tính tích cực và hoạt động vui chơi của trẻ
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các vấn đề lí luận về trí nhớ
- Tìm hiểu các loại trí nhớ của trẻ mẫu giáo bé
Trang 7- Thử nghiệm và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng các biện pháp ghi nhớ của trẻ mẫu giáo bé
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
6.3 Phương pháp điều tra
Điều tra sau giờ học, giờ chơi để thấy được khả năng ghi nhớ và nhớ lại của trẻ
6.4 Phương pháp thực nghiệm hình thành
Đổi mới phương pháp tổ chức, phương pháp dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học
6.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
So sánh, đối chiếu, rút ra kết luận
7 Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện và thời gian hạn chế, đề tài chỉ định sâu nghiên cứu các loại trí nhớ của trẻ mấu giáo bé trong quá trình trẻ học các môn: làm quen với tác phẩm văn học, môi trường xung quanh, biểu tượng toán, âm nhạc, tạo hình lứa tuổi mẫu giáo bé ở trường mầm non Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài này bước đầu tìm hiểu thực trạng các loại trí nhớ của trẻ mẫu giáo bé, góp phần đánh giá chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục
Trang 8và Đào tạo ban hành theo Quyết định sôd 17/2009/TT-BGDĐT ngày
+ Giả thuyết khoa học
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu
+ Phạm vi nghiên cứu
+ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng các loại trí nhớ của trẻ mẫu giáo bé
Chương 3: Thử nghiệm biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm phát triển trí nhớ cho trẻ mẫu giáo bé
- Phần kết luận và kiến nhgị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Trang 9NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.Tổng quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khóa luận
Ngày nay nhiều nhà Tâm lí học nhận xét rằng mức độ phát triển cao về trí nhớ của trẻ là một trong những điều kiện để phát triển tâm lí trí tuệ Chính
vì vậy, có nhiều công trình nghiên cứu về trí nhớ của trẻ mẫu giáo Trong phạm vi đề tài của mình, chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu
Theo L.X.Vugôtxki, ở tuổi mẫu giáo,trí nhớ của trẻ thường mang tính chất máy móc, không chủ định Loại trí nhớ này được hình thành do tác động trực tiếp của những ấn tượng bên ngoài Thông qua việc làm quen với thế giới xung quanh,trong khi tích cực tham gia vào các hoạt động, trẻ mẫu giáo ghi lại được những ấn tượng một cách tự nhiên [10]
Theo Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Đỗ Thị Hạnh Phúc: “Thời bé đầu tuổi mẫu giáo, thì trí nhớ tự nhiên (trí nhớ phức tạp) chiếm ưu thế Trẻ lứa tuổi này thương không đặt ra cho mình mục đích hay nhiệm vụ ghi nhớ [3, tr 121]
Trong công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn Như Mai đã kết luận:
“Trong nhiều trường hợp người lớn đã đặt cho trẻ một nhiệm vụ nhất định là phải nhớ một điều gì đấy, có khi lại ảnh hưởng đến kết quả ghi nhớ của trẻ, nhất là đối với trẻ mẫu giáo bé” [10,tr 227]
Trang 10Thực nghiệm do nhóm sinh viên khoa Giáo dục Mầm non trường ĐHSP Hà Nội tiến hành: có hai nhóm trẻ cùng được nghe một câu chuyện Nhóm thứ nhất chỉ nghe qua lời cô giáo kể còn nhóm thứ hai được nghe kể qua tranh Kết quả sau 3 ngày, trẻ nhóm thứ hai nhớ gần như toàn bộ câu chuyện,kể cả những chi tiết (trang phục,đồ dùng…) còn trẻ nhóm thứ nhất thì nhớ đại khái và quyên quá nhiều chi tiết Sau một tuần thì độ chanh lệch càng
gì cá nhân đã trải qua, tức nó hoạt động máy móc và thật thà; trí nhớ không làm thay đổi chút gì trong các yếu tố đã được cá nhân trải qua Điều này làm phân biệt trí nhớ với quá trình têm lí khác Đặc biệt với các quá trình nhận thức và rõ nhất là với tưởng tượng: biểu tượng của trí nhớ (hình ảnh, dấu vết những cái đã trải qua) Ít tính khái quát và trừu tượng hơn biểu tượng của tưởng tượng vì biểu tưởng của tưởng tượng là “biểu tượng của biểu tượng”
1.2.2 Các quá trình của trí nhớ
Quá trình trí nhớ bao gồm trong nó nhiều quá trình thành phần: quá trình ghi nhớ (tạo vết) quá trình giữ gìn (củng có vết) quá trình tái hiện (từ những dấu vết làm làm sống lại hình ảnh ) và quá trình quên (không tái hiện được Mỗi quá trình riêng lẻ này có một chức năng xác định nhưng chúng không đối lập nhau (Ghi nhớ, giữ gìn tốt thì tái hiện tốt) thâm nhập vào nhau
Trang 11và chuyển hóa cho nhau (khi tái hiện cũng chonhs là đề giữ gìn; muốn tái hiện tài liệu nào đó cho hành động thì phảo có khả năng quên đi những tài liệu khác
a Sự ghi nhớ
Sự ghi nhớ là một quá trình trí nhớ đưa tài liệu nào đó vào ý thức, gắn tài liệu với những kiến thức có; làm cơ sở cho quá trình giữ gìn về sau đó Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm
Sự ghi nhớ của con người được quyết định bởi hành động, nói cách khác, động cơ, mục đích và phương tiện để thực hiện những hành động tiếp theo của hoạt động Sự ghi nhớ thường dẫn ra theo hai hướng: không chủ định
và có chủ định
* Sự ghi nhớ không chủ định
Sự ghi nhớ không chủ định là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước Sự ghi nhớ này được thực hiện trong trường hợp nội dung của tài liệu trở thành mục đích chính của hành động hơn nữa hành động lại trở thành mục đích chính của hành động, hơn nữa hành động lại lập đi lặp lại nhiều lần dưới hình thức nào đó Nếu nội dung tài liệu có khả năng tạo ra sự tập trung chú ý cao độ hay một xúc phạm mạnh mẽ thì sự ghi nhớ này sẽ đạt được hiệu quả tối ưu Từ đây áp dụng vào dạy học cho thấy nếu thầy giáo tạp được ở học sinh động cơ học tập và hứng thú đối với môn học thì họ sẽ dễ dàng ghi nhớ tài liệu một cách không chủ định, việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn
* Sự ghi nhớ có chủ định
Sự ghi nhớ có chủ định cũng diễn ra trong hành động những mục đích ghi nhớ được cá nhân đặt ra Đồng thời có tìm kiếm những biện pháp mang tính chất kĩ thuật để đạt mục đích ghi nhớ Cho nên ghi nhớ có chủ định là sản phẩm của những hành động mang tính kĩ thuật đặc thù, trong đó bản thân sự
Trang 12ghi nhớ là mục đích của những hành động ấy Kết quả của sự ghi nhớ này phần lớn thuộc vào động cơ, mục đích của sự ghi nhớ
Trong ghi nhớ cơ chủ định việc sử dụng phương pháp lí là một điều kiện rất quan trọng để đạt hiệu quả cao Ở đây có hai trường hợp chính như sau:
Dùng nhiều biện pháp (như lặp lại nhiều lần dưới các hình thức khác nhau, tạp ra mối liện hệ ngoài giữa các phần của tài liệu cần nghi nhớ ) để ghi nhớ một tài liệu trên cơ sở không hiểu nội dung của Tâm lí học gọi đây là biện pháp ghi nhớ máy móc Biện pháp ghi nhớ này thường tìm mọi cách đưa vào trí nhớ tất cả những ghì có trong tài liệu một cách chính xác và chi tiết Nhưng biện pháp này dựa trên cơ sở không hiểu nội dung tài liệu nên trong trí nhớ chỉ gồm những tài liệu không liên quan gì với nhau Học theo cách ghi nhớ này gọi là “học vẹt” trí nhớ có thể chất đầy tài liệu nhưng không có ích
- Dùng biện pháp để nắm lấy bản thân của tài liệu, tức ghi nhớ tài liệu trên cơ sở hiểu bản thân logic của nó Ở đây quá trình khám phá để nắm lấy logic nội tại (bản chất) của tài liệu đồng thời là quá trình ghi nhớ tài liệu đó Tâm lí học gọi đây là biện pháp ghi nhớ ý nghĩa hay là ghi nhớ logic Bằng biện pháp ghi nhờ này con người hiểu nội dung, tức nội dung được gắn với vốn tri thức, kinh nghiệm hiện có trong trí nhơ và có thể dùng để giải quyết các nhiệm vụ mới
- Cách ghi nhớ này được tưởng tượng và tư duy tham gia rất tích cực
b Sự tái hiện
Sự tái hiện là một quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi lại trên đây Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng (như “tự động”) hoặc khó khăn (phải làm ba loại: nhân loại, nhớ lại và hồi tưởng
* Nhận lại
Nhận lại là hình thức tái hiện khi sợ tri giác đối tượng được lặp lại, sự nhận lại cũng có thể không đầy đủ và do đó không xác định (như ghi gặp một
Trang 13người, biết là người quen đã gặp, nhưng không nhớ được tên người đó) Trong nhận lại có đòi hỏi những quá trình rất phức tạp mới đạt được kết quả xác định (tưởng tượng những cái đó có liên quan ) thường ở đây sự nhận lại trở thành sự nhớ lại
Nhận lại rất có ý nghĩa trong đời sống mỗi người Nó giữ cọn người định hướng trong hiện thực tốt hơn và đúng hơn
* Nhớ lại
Nhớ lại là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng Nhớ lại là một điều kiện của hoạt động (nhớ lại có chủ định) nhưng có khi ta không ý thức được trong hoạt động vừa qua ta đã nhớ lại cái gì (nhớ lại không chủ định) Nhớ lại không diễn ra tự nó mà bao giờ cũng có nguyên nhân, theo quy luật liên tưởng, mang tính chất logic chặt chẽ và có hệ thống Từ đây ta
có thể điều khiển sự nhớ lại của học sinh thông qua hoạt động học tập để việc tiếp thu tri thức logic và hệ thống
* Hồi tưởng
Hồi tưởng là hình thái tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ Đây
là một hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả của nó phụ thuộc vào chỗ cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện Trong hồi tưởng những ấn tượng trước đây không được tái hiện máy móc,
mà thường được sắp xếp khác đi, gắn với những sự kiện mới
c Sự quên và sự giữ gìn tri thức trong trí nhớ
Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết Nó diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau: có cái cơ hồ như
“không thể nào quên” có cách pha chật vật lắp mới nhớ lại được, thậm trí có cái không thể nhớ lại được Song tâm lí học chỉ ra rằng, nếu hiện tại ta không thể nhớ lại được một sự kiện nào đó, thì đều được chưa có nghĩa là nó đã bị quên hoàn toàn Một thời điểm khác nó có thể xuất hiện lại Thường ta không
Trang 14còn nhớ những hình thức cụ thể của một cái gì đó, nhưng bản chất và ý nghĩa
ổn định của nó đã nhập vào tri thức và hành vi của ta Đó là sự giữ gìn tri thức trong trí nhớ
Quên có nhiều nguyên nhân Có thể là do quá trình ghi nhớ, có thể là do quy luật ức chế của hoạt động thần kinh (ức chế ngược, ức chế xuôi, ức chế tới hạn) trong quá trình ghi nhớ và do không gắn vào được hoạt động hàng ngày, ít có ý nghĩa thực tiễn với cá nhân
Sự quên đi diễn ra có quy luật Bằng thực nghiệm Enbinghau và những người khác đã chứng minh rằng ngay sau lần thứ nhất tiếp xúc với tài liệu, tốc
độ quên xảy ra rất nhanh rồi sau đó chậm dần
1.2.3 Các loại trí nhớ
Trí nhớ được phân loại theo đặc điểm của hoạt động mà trong đó diễn ra quá trình ghi nhớ cũng như tái hiện Các chỉ tiêu phân loại này chủ yếu như sau:
+ Tính chất của tính tích cực tân lí nổi bật nhất (giữ địa vị thống trị) trong một hoạt động nào đó;
+ Tính chất mực đích của hoạt động;
+ Mức độ kéo dài của sự giữ gìn tài liệu đối với hoạt động
Theo tâm lí thứ nhất trí nhớ được phân chia thành trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ ngữ logic Từ tiêu chí thứ hai có trí nhớ không chủ định Dựa vào tiêu trí cuối mà phân biệt thành trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn và trí nhớ thao tác
* Trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ ngữ logic
Trí nhớ vận động: Trí nhớ vận động là trí nhớ những quá trình vận động ít nhiều mang tính chất tổ chức hơn tùy thuộc vào lĩnh vực con người thường xuyên hoạt động mà trí nhớ vận động này hay trí nhớ kia phát triển mạnh mẽ Loại trí nhớ này có vai trò đặc biệt quan trong để hình thành kỉ xảo
Trang 15trong lao động chân tay Tốc độ hình thành nhanh và mức độ bền vững của những kỉ xảo này được dùng làm tiêu trí để đánh giá trí nhớ vận động tốt Trí nhớ xúc cảm: là trí nhớ về những xúc cảm, tình cảm diễn ra trong một hoạt động trước đây Những xúc cảm, tình cảm đó trở thành một loại tín hiệu đặc biệt, hoặc thúc đẩy con người hành động, hoặc nhắc nhở học những phương thức hành vi trước đây đã gây ra những tình cảm đó Sự cảm thông với người khác là những hình thức bề ngoài của trí nhớ này Sự tái mặt đi hay
đỏ mặt lên khi nhớ đến một kỉ niệm cũ là do ảnh hưởng của các trí nhớ này Vai trò đặc biệt của trí nhớ xin cảm là để cá nhân cảm nhận được giá trị thẩm
mĩ trong hành vi, cử chỉ, lời nói và trong nghệ thuật
Trí nhớ hình ảnh: trí nhớ hình ảnh là trí nhớ đối với một ấn tượng mạnh thuộc về cơ quan cảm giác Thí dụ, nhớ đến một phong cảnh đẹp (thị giác) một giai điệu hay (thính giác) Dựa vào các cơ quan cảm giác tham gia vào ghi nhớ và nhớ lại, trí nhớ hình ảnh còn được chia thànhh trí nhứ nghe, trí nhớ nhìn Vai trò của từng loại trí nhớ hình ảnh đối với mọi người khác nhau Những người bình thường trí nhớ nghe, trí nhớ nhìn rất phát triển Trí nhớ mùi vị thường đặc trưng cho những người có nghề nghiệp, đặc biệt là được phát triển mạnh mẽ ở những người mù, điếc Trí nhớ hình ảnh rất cần cho người nghệ sĩ
Trí nhớ từ ngữ - logic Trí nhớ từ ngữ logic là trí nhớ về những mối quan
hệ, liên hệ mà nội dung được tạo nên bởi tư tưởng của con người; nó có cơ sở sinh lí và hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ) Trí nhớ này phát triển trên cơ sở các loại trí nhớ đã nêu trên, ngày càng có vị trí thống trị
và ảnh hưởng trở lại các loại trí nhớ đó Đây là loại trí, nhớ chỉ có ở người Trí nhớ này rất quan trọng và được phát triển mạnh ở học sinh, kể từ khi bắt đầu vào lớp 1
* Trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định
Trang 16Trí nhớ không chủ định: là trí nhớ không có mục đích chuyên biệt ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện tài liệu Trí nhớ này có trước trong đời sống cá thể,nó rất quan trọng;nhiều kinh nghiệm sống có giá trị được thu thập bằng trí nhớ này Trí nhớ có chủ định: là trí nhớ có mục đích khi ghi nhớ,giữ gìn và tái hiện cái gì đó.Ở đây con người thường dùng các biện pháp kĩ thuật để ghi nhớ Trí nhớ này có sau trí nhớ không chủ định ở trong đời sống cá thể, nhưng ngày càng tham gia nhiều hơn vào quá trình tiếp thu tri thức Trong hoạt động trong công việc, trong nhiệm vụ tri thức Trong hoạt động, trong công việc, trong nhiệm vụ trí nhớ có chủ định giữ một vai trò hết sức to lớn
* Trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn và trí nhớ thao tác
Trí nhớ ngắn hạn: trí nhớ ngắn hạn hay còn gọi là trí nhớ thức thời là trí nhớ ở ngay sau khi gian đoạn vừa ghi nhớ Lúc đó người ta thường nói: “Tôi còn đang nhìn thấy nó trước tôi” hay “Nó còn đang vang lên trong tai tôi” (như là đang tri giác chúng) Quá trình này còn chưa ổn định, nhưng có ý nghĩa lớn trong tiếp thu kinh nghiệm Đây là một sự đặc biệt của sự ghi nhớ của tích lũy và tái hiện thông tin và là cơ sowr của trí nhớ dài hạn
Trí nhớ dài hạn: là trí nhớ sau giai đoạn ghi nhớ một khoảng thời gian cho đến mãi mãi Nó rất quan trọng để con người đoạn dầu có nhân cần có sự luyện tập để củng cố, tái hiện nhiều lần và sử dụng nhiều biện pháp củng cố, tái hiện khác nhau
Trí nhớ thao tác: Trí nhớ ngắn hạn đôi khi còn gọi là trí nhớ thao tác Song trong tâm lí học người ta đã phân biệt tri nhớ thao tác với trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn
Trí nhớ thao tác về mặt thời gian, trí nhớ sau giai đoạn trí nhớ ngắn hạn
và ở trước trí nhớ dài hạn; về mặt bản chất trí nhớ thao tác là trí nhớ làm việc, tức được huy động từ trí nhớ dài hạn (và có khi cả trí nhớ ngắn hạn tức thời)
để cá nhân thực hiện những tháo tác hay hành động khẩn thiết đặc biệt là các
Trang 17hành động phức tạp trí nhớ thao tác cũng rất cần để thực hiện các hành động lời nói Thí dụ, lưu giữ và sử dụng những thông tin ngôn ngữ từ khi bắt đầu đọc để hiểu toàn bộ một đoạn văn hay một văn bản, hay lưu giữ sử dụng chương trình (kế hoạch) lới nói đã lặp để thực hiện đến cùng một hành động hay lời nói
1.3 Một số đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo bé có liên quan đến đề tài khóa luận
1.3.1 Tri giác
Trước tuổi mẫu giáo, khi tìm hiểu đối tượng mới, trẻ thường hành động ngay với nó Sang tuổi mẫu giáo, trẻ bắt đầu khảo sát tỉ mỉ theo một trình tự nhất định.Các cháu cầm đồ vật lên tay, xoay chuyển một phía, ngắm nhìn và chú ý đến những đặc điểm nổi bật Nhờ vậy, khả năng quan sát của trẻ được hình thành và phát triển mạnh Sự phát triển tri giác của trẻ mẫu giáo bé có các đặc điểm sau: “Tri giác phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong hoạt động nhận thức là đặc điểm nổi bật trong sự phát triển tâm lí của trẻ em đầu mẫu giáo” [4,tr 119] Các quá trình nhận thức khác như trí nhớ, tư duy,chú ý…của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào tri giác Tri giác cuả trẻ mẫu giáo bé mới đạt được
ở giai đoạn kể ra nghĩa là trẻ kể tên từng đồ vật, người hay con vật trong một bức tranh…Trong tri giác, trẻ mẫu giáo bé thường hướng vào các kinh nghiệm đã có về sự vật là chính bản thân sự vật Đây cũng là hạn chế về tri giác của trẻ mẫu giáo bé
1.3.2 Tư duy và tưởng tượng
Bước sang lứa tuổi 3 – 4 sự phát triển tư duy của trẻ có một số đặc điểm sau:
- Sự phát triển mạnh tư duy trực quan hình tượng vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển
Trang 18Xuất hiện một loại tư duy mới đó là tư duy trực quan - hình ảnh (hình tượng), (dó là loại tư duy sử dụng các hình ảnh các biểu tượng đã biết để giải quyết nhiệm vụ) Bước sang lứa tuổi này trẻ bắt đầu sử dụng các hình ảnh đã
có trong đầu đề giải quyết nhiệm vụ
Do được hành động với đồ vật được lặp đi lặp lại nhiều lần, từ đó mà các đối tượng các phương thức hành động được nhập tâm, được chuyển hẳng vào trong đầu nghĩa là trẻ nhận biết được các đối tượng mà không cần đối tượng xuất hiện trước mắt
Trong hoạt động vui chơi trẻ em hành động với vật thay thé, vật thay thế này không tương ứng với vật thật, từ đó mà trẻ suy nghĩ về vật thực, cũng chính là hình thành và ghi nhớ các biểu tượng về các đối tượng của hiện thực khách quan Trí nhớ hình ảnh của trẻ phát triển mạnh
- Tư duy của trẻ còn gắn liền với xúc cảm ý muốn chủ quan
Trẻ chỉ giải quyết nhiệm vụ khi mà trẻ thích và thường xuất phát từ ý muốn chủ quan của mình mà không tính đến tính khách quan của sự vật Trẻ chưa nhận thức rõ các hình ảnh trong đầu của mình là hình ảnh về các đối tượng của hiện thức khách quan mà trẻ cho rằng hình ảnh trong đầu chính là đối tượng của hiện thực khách quan, danh giới giữa chủ quan và khách quan là chưa có, chưa rõ nét – ngây thơ
Trẻ bắt đầu tìm hiểu vè các nguyên nhân của sự vật, tuy nhiên trẻ chưa nhận thức được các nguyên nhân khách quan mà cho rằng mọi việc đều xuất hiện từ ý muốn chủ quan của người nào đó Ví dục “Trẻ nghĩ ông trời khóc là
có mưa”
- Tư duy còn bị cát tổng thể chi phối, tư duy phân tích chưa được hình thành
Trẻ chưa nhận thức được một số sự vật gồm nhiều yếu tố mối quan hệ
và các yếu tố đó suy ra dẫn đến trẻ nhìn sự vật theo lối tri giác toàn bộ
Trang 19Trẻ chưa phân loại được các hình dạng tương tự nhau chỉ khác nhau về một vài chi tiết Ví dụ, trẻ không phân biệt được chữ “o” và chữ “ô”
Trẻ bắt đầu tìm hiểu những thành phần cấu tạo nên sự vật nhưng chưa biết tìm hiểu mối quan hệ giữa các thành phần đó, Ví dụ: “Cho trẻ xem một bức tranh nông thôn thì trẻ sẽ chỉ lần lượt đây là các cây, đây là nhà, đây là con gà trẻ chưa biết mối quan hệ của các sự vật trong tranh
1.3.3 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển trí nhớ của trẻ Một mặt, ngôn ngữ là phương tiện để chuyển tải các hình ảnh tri giác từ bên ngoài vào bên trong (quá trình nhập tâm) và lưu giữ chúng Trong quá trình này, trẻ thường có hành vi “kì quặc” như vừa chơi đồ chơi vừa nói
to, hoặc lẩm nhẩm một mình, cho mình Mặt khác nhờ ngôn ngữ, trẻ nắm được tên và hiểu ý nghĩa sự vật và hiện tượng cần nhớ Nếu ở trẻ ấu nhi, ngôn ngữ gắn liền với sự vật trẻ đang tri giác hay đang hành động với nó trong một tình huống cụ thể nhất định thì ở trẻ mẫu giáo bé ngôn ngữ cho phép trẻ biết được những cái không tồn tại trước mắt mà có thể hình dung những cái trong quá khứ hay trong tương lai qua giao tiếp với người lớn trong các câu chuyện Đầu tuổi mẫu giáo, trẻ sử dụng ngôn ngữ tình huống, trong khi giao tiếp để hỗ trợ cho lời nói của mình, nên chỉ co những người trong tình huống mới hiểu được trẻ đang nói gì Dần dần cuộc sống đòi hỏi trẻ mẫu giáo bé cần phải xây dựng cho mình một kiểu ngôn ngữ khác, ít phụ thuộc vào tình huống nhất là khi cần phải miêu tả lại cho người khác biết những điều mình đã mắt thấy tai nghe, dẫn đến ngôn ngữ cảnh xuất hiện
1.4 Chương trình giáo dục mầm non ,mẫu giáo Bé và sự phát triển trí nhớ của trẻ
Chương trình giáo dục mẫu giáo bé được ban hành 25-07-2009
Trang 20Để xây dựng các bài tập đo, phân tích và giải thích các số liệu thu được, chúng tôi thống kê những vẫn đề trong chương trình giáo dụcmà chúng tôi sử dụng
Đếm được trong phạm vi 5
Nhận biết được sự khác nhau về kích thước của hai đối tượng Gọi đúng tên hình tròn ,hình vuông,hình tam giác
Trang 21.Nhận biết một số nghề phổ biến ,gần gũi Biết họ tên của bản thân ,tên của người thân trong gia đình ,tên trường ,tên lớp mầm non
+Phát triển ngôn ngữ
.Nghe hiểu được lời nói trong giao tiếp đơn giản Diễn đạt nhu cầu ,mong muốn để người khác hiểu Trả lời được một số câu hỏi của người khác Kể lại chuyện dựa theo câu hỏi
+Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội Thích chơi cùng bạn,không tranh dành đồ chơi Có biểu hiện quan tâm đến người thân
.Cảm nhận được một số trạng thái cảm xúc của người khác và có biểu lộ phù hợp
.Chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẫn của người khác Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép
Biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất gọn đúng nơi quy định, cất gọn đồ dùng, đồ chơi
Cố gắng tự thực hiện các công việc được giao + Phát triển thẩm mĩ
Bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của sự vật ,hiện tượng xung quanh và các tác phẩm và các tác phẩm nghệ thuật gần gũi
Trang 22* Nguyên tắc thực hiện chương trình:
Nôi dung hoạt động một ngày cần phong phú đa dạng gần gũi với cuộc sống của trẻ, đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ
Đảm bảo trình tự hoật động được lặp đi lặp lại, nhằm tạo nề nép và hình thành những thói quen oqr trẻ
Đảm bảo cho mọi trẻ được hoạt động tích cực và phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ, tránh sự đồng loạt gò bó cùng nhau
* Tổ chức thực hiện
+ Hoạt động học
Hoạt động của trẻ trong chế độ sinh hàng ngày được tổ chức một cách
có tổ chức một cách có chủ định ,dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp
từ giáo viên Nội dung hoạt động học được tiến hành theo mục đích ,kế hoạch,mang tính tích hợp và đã được dự kiến trong chương trình vào theo chủ
đề
Mỗi ngày trong tuần ,trẻ được học nội dung trọng tâm ( một trong những nội dung phát triển phát triển thể chất ,phát triển nhận thức ,phát triển ngôn ngữ ,phát triển tình cảm ,kỹ năng xã hội và thẩm mĩ ) tích hợp với một hoặc hai nhóm để trẻ học cùng với một lúc học tổ chức cho một nhóm trẻ học trong lớp ,một nhóm chơi và hoạt động ở ngoài trời sau đó đổi lại
Lưu ý : Nếu có tách thành các nhóm để dạy ,giáo viên cần phải đảm bảo việc tổ chức cũng như các điều kiện thực hiện ,phương pháp tiến hành hoạt động ở các nhóm là tương đương
Thời gian tiến hành hoạt động học có thể kéo dài trong khoảng từ 20-25 phút.Vào thời gian đầu năm học , hoạt động này không kéo dài quá 25 phút + Chơi hoạt động ở các góc
Trang 23Hằng ngày, giáo viên chuẩn bị môi trường sắp xếp các góc chơi, tổ chức, hướng dẫn, gợi mở tạp điều kiện cho mọi trẻ được tự do lựa chọn các nhóm chơi, hoạt động tự nguyện, theo ý thích, trong đó trờ choi đóng vai có
vị trí trọng tâm Đồng thời, giáo viên tạo điều kiện, khuyến khích trẻ tham gia vào các nhóm chơi, các hoạt động mang tính sang tạp như vẽ, nặn,cắt sán, hát, múa, chơi ở các góc hình, góc âm nhậc và các góc hoạt động khác.Nội dung chơi được tổ chức phù hợp với độ tuổi và thường gắn với chủ đề
Khi tổ chức hướng dẫn các trò chơi, nên có những gợi ý, khuyến khích các trẻ luân phiên tham giao vào các nhóm chơi và các hoạt động khác theo ú thích, không nên áp đặt trẻ và để trẻ chơi hoặc hoạt động một nhóm nào đó quá lâu trong một tuần
Kết thúc thời gian chơi và hoạt động ở các khu vực chơi, cần hướng dẫn trẻ trong các nhóm chơi cùng cô tự cất đồ chơi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gang, ngăn nắp đúng quy định để chuẩn bị chuyển sang hoạt động khác Với thời tiết nắng nóng, có thể tổ chức, tiến hành hoạt động này sau thời điểm chơi và hoạt động ngoài trời
Nội dung giáo dục
Trang 24Cách tiến hành cụ thể như sau:
2.1.1 Đề điều tra trí nhớ không chủ định của trẻ thông qua sự giờ
Điều tra trí nhớ, không chủ định chúng tôi đã tiến hành dự giờ 6 tiết dạy mới làm quen với tác phẩm văn học ở lớp 3 tuổi B trường mần non Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh phúc và ghi 6 biên bản của 6 tiết dạy Sau mỗi tiết
dự giờ chúng tôi Soạn câu hỏi để hỏi trẻ trực tiếp nhằm giúp trẻ nhớ lại những tri thức của tiết học Chúng tôi tiếng hành hỏi trẻ và yêu càu trẻ trả lời trực tiếp và đánh giá trẻ theo tiêu chuẩn, khá giỏi, trung bình, yếu kém, quy số liệu ra phần trăm và lập bảng số liệu
Sau khi dự giờ 6 tiết học làm quen với tác phẩm văn học của trẻ và hỏi trẻ bằng các câu hỏi và yêu cầu trẻ trả lời trực tiếp thì chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Trí nhớ ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé
Mức độ
Tiêu chuẩn
Khá giỏi Trung bình Yếu kém
1.Số lượng câu của câu chuyện trẻ kể
2 Tính từ của câu chuyện mà trẻ
3 Nội dung chi tiết của câu chuyện
Trang 25Dựa vào số liệu trên ta thấy số trẻ nhớ đầy đủ lượng tri thức của tiết làm quen với tác phẩm văn học (Truyện “nhổ củ cải”) chiếm tỉ lệ chưa cao: cụ thể là số lượng câu của câu chuyện trẻ kể lại ở mức khá giỏi chiếm khoảng 30% (10 trẻ) Biết hiện là trẻ kể lại các câu trong câu chuyện còn bập bõm phái có gợi ý của giáo viên thì trẻ mới trả lời được hoặc cho trẻ quan sát tranh thì trẻ mới nới được Tuy nhiên trẻ vẫn nằm được cốt chuyện của câu chuyện khi hỏi trẻ về câu chuyện, khi hỏi trể về câu chuyện thì trẻ giơ tay trả lời nói được một số câu rất rõ ràng nhưng có rất ít trẻ nói được những câu rõ ràng đầy đủ
Ví dụ: Cháu Hoàng Long trả lời và nói được một câu đối thoại như: Bà
ơi! Mau lại đây! Mau giữ tôi nhổ chủ cải nào, hoặc chau gái ơi! Mau lại đây! Mau giữ bà nhổ củ cải nào…)
Cháu Hoài An cũng như được như được các câu như: “Cây cải cũng không phụ lòng tốt của ông
Cháu Anh Thi: “Nhổ cải lên, nhổ cải lên!
Ái chà chà, lên được rồi
Ngoài ra còn một số trẻ nhớ được rất nhiều câu Tuy nhiên các trẻ vẫn mắc nhiều thiếu sót trong không trình bày như cách trả lời vẫn chưa ngắn gọn, câu văn rườm rà lủng củng
Trong khi đó số trẻ ở mức trung bình lại chiếm cao hơn là khoảng (45%) Biểu hiện là số lượng các câu trong câu chuyện trẻ kể lại đã lể được rất nhiều câu, tuy nhiên trẻ kể không theo ngữ pháp của câ mà trẻ kể ngược câu hoặc trẻ diễn đạt theo tình cảm của trẻ những vẫn có ý đúng Và với múc
độ yếu kém thì chiếm tỉ lệ thấp là 15% (5 trẻ), đối với mức này thì trẻ trả lời được rất ít hầu như là không trả lời được Biểu hiện như một số trẻ đứng lên trả lời không nói được gì mà chỉ đứng hoặc như khi cả trẻ giưo tay khi trả lời trả chỉ trả lời thuận miệng thuận theo trẻ suy nghĩ thì trẻ trả lời Điều này có
Trang 26phần nguyên từ giáo viên trong quá trình giảng dạy vì trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa sát sao được từng trẻ, chưa hỏi hết được từng trẻ, giáo viên chỉ hỏi trẻ trực tiếp theo tập tể và trẻ trả lời “có” hoặc “không” (Ví dụ; cuối cùng cả gia đình có nhổ được củ cải không….”) Vì ngôn ngữ của trẻ hạn chế nên và khả diễn đạt chưa tốt và khả năng chú ý của trẻ còn thấp nên chi hỏi trẻ thì trẻ không trả lời được hoặc một số trả lời được thì lại nói nọ sọ câu kia, nói ngược câu hoặc trẻ nói theo tình cảm của trẻ Do đó mức độ nắm vững tri thức của trẻ sau tiết học là không cao
Trong khi đó những câu cảm của câu chuyện mà trẻ nhớ lạu lại chiếm tỉ
lệ rất cao như ở mức khá giỏi chiếm khoảng 51% (17 trẻ) Biểu hiện như là trẻ rất thích nói những có chứa tính từ (Ví dụ: “Cháu Diệu Linh: Bà ơi! Mau lại đây! Mau lại đây! Mau giữ tôi chổ của cải với”, “Cháu Trường Sơn: Mèo con ơi! Mau lại đây! Mau giữ tôi nhổ củ cái với” Thường thì trẻ rất thích câu như: “Bà ơi, Mèo con ơi, có con ơi, chó con ơi, chuột nhắt ơi” và trẻ chòn hay thêm các từ à, ơi, nhỉ, nhé vào cho câu mang trạng thái thể hiện tình cảm của trẻ Trong khi đó mức độ trung bình chiếm tỉ lệ 30% (10 trẻ), những trẻ thường nói được các tính từ ngắn gọn không nói được câu dào có chứa tính từ (Ví dụ: trẻ nói câu) “Bà ơi! Mau lại đây! Mau giúp tôi nhổ chủ cải với thì trẻ chỉ nhớ được câu Bà Ơi chứ các câu sau trẻ không nhớ Những trẻ thuộc mức trung bình nay không nhớ được tính từ là do trẻ không tập trung chú ý khi giáo viên giảng bài chỉ có một số ít trẻ là trả lời được còn hầu như trẻ không trả lời được, một số trẻ còn nghe thấy bạn nói gì là mình cũng nói theo như thế.Một phần lí do là từ phía giáo viên trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng hay thêm từ để biểu hiện theo tình cảm của câu chuyện nên trẻ lại bắt trước theo Với mức độ yếu kém chiếm khoảng 21% (7 trẻ) mức độ này trả khộng đạt tiêu chuẩn chỉ có một ít trẻ nói được những tính từ ở trong câu chuyện và do khả năng của trẻ còn hạn chế nên trẻ khôa diễn đạt được những
Trang 27gì mà trẻ muốn nói hoặc do bẩm sinh di truyền trẻ không nói được hay bị tự
kỷ
Qua bảng số liệu ta có thể thấy nội dung chi tiết của câu chuyện mà trẻ
kể lại ở các mức độc khá giảo; trung bình, yếu kém các trẻ đều không đạt được tiêu chuẩn Biểu hiện như trí nhớ của trẻ gắn với hình ảnh mà trẻ mẫu giáo bé thì ngôn ngữ chưa phong phí nên trẻ nhớ được nội dung câu chuyện
đã là rất tốt rồi trẻ chí nhớ được tên các nhân vật trong câu chuyện, hiệu được
ý nghĩa của truyện “nhổ củ cải” là thể hiện sự đoàn kết của các thành viên trong gia đình” nhưng khi yêu cầu trẻ kể lại thì trẻ lại không kể được, chỉ khi nào cho trẻ quan sát hình ảnh ở trong tranh hoặc trên máy tính thì trẻ kể được những mà trẻ kể theo tranh theo những gì trẻ nhìn thấy và thường thêm ngôn ngữ của trẻ nào Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ ở lứa tuổi này trí nhớ của trẻ gắn liền với hình ảnh, ngon ngữ của trẻ trẻ phong phú và đa dạng nên trẻ mấu giáo bé không kể được nội dung chi tiết của câu chuyện
Bảng 2 Kết quả trí nhớ hình ảnh của trẻ mẫu giáo bé qua tìm hiểu một số
Trang 28ảnh Biểu hiện là chúng tôi đã tiến hành dự giờ lớp 3 tuổi B trường mầm non Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc (chủ đề: Nghề nghiệp, đề tài: Trò chuyện tìm hiểu về nghề xây dựng và nghề giao thông) Qua tiết dự giờ này chúng tôi Nhận thấy khả năng nhớ hình ảnh của trẻ chiếm tỉ lệ rất cao cụ thể như số lượng hình ảnh mà trẻ nhớ được trong bài học chiếm tỉ lệ khá cao như
ở mức khá giỏi là 60% ở mức trung bình là 5% còn ở mức yếu kém là 10% (VD: cho trẻ quan sát dụng cụ của nghề công nhân thì trẻ nhớ được hết: khi giáo viên gọi trẻ trả lời như cháu Tuấn Vũ trả lời được dụng cụ xây dựng, giáo viên hỏi thêm về vậtlieuj cháu Tuấn Vũ cũng trả lời được…) Trẻ nhớ được đa số đầy đủ các hình ảnh tuy nhiên là trẻ không biết cách diễn đạt cho chuẩn xác chỉ khi nhìn vào hình thì trẻ mới trả lời được Các hình ảnh mà trẻ nhớ chính xác cũng chiếm tỉ lệ rất cao ở mức độ khá giỏi là 50% mức độ trung bình là 30% và mức độ yếu kém là 15% hầu như tất cả các trẻ đều nhớ được chính xác các hình chỉ có mức độ yếu kém thấp đó là do trẻ không tập trung chú ý hoặc trẻ hay làm việc riêng, nói chuyện, còn với khả năng sắp xếp các hình theo nôi dung của bài học chiếm tỉ lệ tương đối thấp chỉ có một số ít trẻ sắp xếp được như ở mức độ khá giỏi là chiếm 30% ở mức trung bình là 15% và thấp nhất là mức yếu kém là 10% ở nội dung này trẻ chỉ sắp xếp được
ít và chỏ có một số ít trẻ là xếp được (VD: có các bức tranh về dụng cụ của thợ mộc và các bức tranh về vật liệu của thợ một và giáo viên yêu cầu trẻ sắp xếp theo nội dung của bài, khi gọi 5 trẻ lên xếp thì chỉ có một trẻ xếp đúng theo yêu cầu) Nguyên nhân là so trẻ chưa hoặc không tập trung nên trẻ xếp sai ở lứa tuổi này thì khả năng tập trung chú ý của trẻ là không cao Để biết rõ thếm về kết quả trí nhớ hình ảnh của trẻ mẫu giáo bé thông qua các tiêu chuẩn
và các mứa độ mà trẻ đạt được thì được thể hiện rõ trong phân giáo án dưới đây
Trang 29Trích giáo án
Giáo án: Môi trường xung quanh
Chủ điểm: Nghề nghiệp
Đề tài: Trò chuyện tìm hiểu về nghề xây dựng và nghề giao thông
Đề tài: Trò chuyện tìm hieur về nghề xây và ghiề giao thông
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của các ngành nghề khác nhau
- Trẻ biết giữ đồ dùng đô chơi
- Trẻ yêu quý và thích lao động
- Trẻ biết bộc lộ tình cảm phù hợp với người làm các nhành nghề khác nhau trong xã hội
II Chuẩn bị
- Các hình ảnh liên quan đến bài giảng
- Đàn một số bài hát “cháu yêu cô chú công nhân”
Trang 30- Cô đàm thoại với trẻ
+ Trong bài hát chúng ta vừa hát vừa nói về
nghề gì?
+Ngoài nghề công nhận ra các con còn bất
những nghề gì nữa
-Trong xã hội có rất nhiều nghề như công
an, Bác sĩ, cô giáo, xây dựng, giao thông
Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tìm
hiểu về nghề xây dựng và nghề giao thông
xem nghề xây dựng và nghề giao thông có
Trang 31+ Khi xây dựng thì các cô chú công nhân
cần những dụng cụ gì nhỉ?
+ Các con xem cô có hình ảnh gì đây?
+ Giao, bay, xô, xẻng là dụng cụ của nghề
- Các cô chú công nhân đã xây thành những
ngôi nhà thất đẹp cho chúng ta ở, Xây
trường cho chúng ta học vì vậy mà các con
phải giữ gìn ngôi nhà cho thật sạch đẹp, các
con phải thường xuyên quét dọn và không
được vẽ bậy lên tường
- Bây gờ cô và các con cùng được bài “kéo
keo cưa lừa xẻ”
+ Trong bài đồng giao nói về nghề ghì?
+ Các con xem chú thợ mộc đang làm gì?
+ Các con chú ý xem trên màn hình của cô
mộc là những ngôi nhà xây và những ngôi
nhà gỗ thật đẹp đấy, ngoài ra chú thợ xây
-Trẻ nghe
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời -Trẻ quan sát
-Trẻ trả lời
-Trẻ nghe
Trang 32còn làm ra những cây cầu thật đẹp đấy Vì
vậy mà chúng ta phải bất giữ gìn ngôi nhà
của chúng ta thật sạch sẽ
b Nghề giao thông
- A các con ơi sắp đến kì nghỉ lễ rồi đấy!
Khi nghỉ hè thì ai sẽ đưa các con đi chơi và
các con đu bằng gì nhỉ?
- Các con chú ý cô có hình ảnh gì đây?
- Lái xe, lái tàu, lái máy bay gọi là nghề ghì
nhỉ
- Để đảm bảo an toàn cho mọi người thì bác
tài xế phải như thế náo nhỉ
=> Các con ạ các bác tài xế luôn luôn lái xe
cẩn thẩn để không xảy ra tai nạn đấy
3 Kết thúc
- Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan
và cô sẽ thưởng cho lớp mình là cả lớp ra
sân tập làm bác tài xế nào
- Trẻ vừa đi vừa hát “em tập lái ô tô”
Trang 33Dựa vào số liệu trên ta thấy trí nhớ tình huống của trẻ thông qua các tiêu chuẩn đạt và chiếm tỉ lệ khá cao cụ thể như: yêu cầu trẻ vẻ hoa tặng mẹ nhân ngày mùng 8/3 trong trong tiết tạo hình thì tính rõ ràng chiếm tỉ lệ khoảng 45% (15 trẻ), trẻ đã biết vẽ bong hoa có đầy đủ cành, lá, cánh hóa trẻ thể hiện được tính rõ ràng và trẻ biết cách tô màu không sát tranh mẫu thì trẻ biết và nắm được bong hoa thì phải vẽ hình như thế nào, cành và lá thì vẽ như thế nào
Tính rõ ràng chiếm tỉ lệ thấp 45% (15 trẻ) nguyên nhân chủ yếu là do một số trẻ chưa có kĩ năng vẽ hoặc các nét vẽ không thành bong hoa, do trẻ vẽ theo ý thích Một phần là do người giảng dạy chưa hướng dẫn trẻ được kĩ càng
Tính rõ ràng chiếm tỉ lệ thấp nhưng ngược lạo tính đầy đủ lại chiếm tỉ
lệ cao là khoảng 60% (20 trẻ) Khi giáo viên yêu cầu trẻ vẽ dù là hoa leo, hoa cánh tròn hay hoa cánh dài thì trẻ vẫn đầy đủ được bong hoa (VD trẻ Ngọc Anh vẽ bông hoa cánh tròn, cháu vẽ đầu tiên là nhị trước sau đó là vẽ bôn hoa khi vẽ song bong hoa rồi thì cháu vẽ thân cành hoa và lá hóa, cháu Ngọc Anh
vẽ rất đầy đủ các bộ phận của bong hoa Ngoài ra cáu vẽ than được cỏ ở xung quanh bong hoa)
Tính chính xác chiếm tỉ lệ rất thâos 30% (10 trẻ) khi giáo viên yêu cầu trẻ vẽ thề hiện tính chính xác thì trẻ không đạt tiêu chuẩn, trẻ vẽ rất đầy đủ về bông hoa, cánh hóa, lá hoa nhưng lại không chính xác cụ thể như: Trẻ vẽ hoa leo thì trẻ vẽ cho bong hoa nằm thẳng đứng, trẻ vẽ hoa leo cánh tròn trẻ vẽ được bong hoa nhưng không phải là hai đường cong úp vào nhau tạo thành cánh hoa, trẻ vẽ hoa hướng dương thì trả vẽ nhị và có các nét riêng để tạo thành bong hoa, có trẻ còn vẽ cả hình ông mặt trờ vào và them cành thể lá và trả báo đó là hoa hướng dương, hoa mặt trời chính vì vậy mà trẻ thể hiện tính chính xác chưa đạt theo yêu cầu
Trang 34Để biết được chi tiết về tính rõ ràng, tính đầy đủ tính chính xác thì thể hiện qua giáo án dưới đây (trích giáo án)
Giáo án: Phát triển thẩm mĩ
Chủ điểm: Vẽ hoa tặng cố (ĐT)
I Yêu cầu
- Trẻ biết phối hợp các nét vẽ để vẽ bong hoa
- Trẻ biết vẽ nhiều hiểu hoa khác nhau và tô màu hợp lý
- Trẻ mong muốn tạo ra sản phẩm đẹp và biết nhận xét bài của mình, của bạn…
- Giáo dục trẻ yêu quý và bảo vệ môi trường
II Chuẩn bị
- Tranh vẽ mãu của cô về một số loài hoa
- Bút màu và giấy vẽ cho trẻ
III Tiến hành
1 Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài “màu hoa”
+ Hỏi trẻ vừa hát bài hát nói về gì?
+ Trong bài hát có những màu hoa gì?
- Các con có biết sắp đến ngày gì không (8/3)
- Có một bạn đã vẽ tặng có rất nhiều hoa đầy, không biết bạn ấy vẽ những hoa gì để tặng cô chúng ta cùng quan nhé
2 Cho trẻ xem tranh và đàm thoại
- Bức tranh vẽ gì?
- Đây là hoa gì?
- Cánh hoa như thế nào?
- Màu hoa, lá hoa, cuống hoa màu gì?
- Ngoài ra bạn ấy còn vẽ than được những gì nữa nhỉ?