9. Cấu trúc khóa luận
3.2. Kết quả nghiên cứu
3.2.1. Trí nhớ không chủ định của lớp thử nghiệm và đối chứng
Để điều tra trí nhớ không chủ định của lớp thử nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành như sau:
Bài tập 1: Mục tiêu tìm hiểu trí nhớ ngôn ngữ trẻ
1. Đối tượng thực nghiệm: 15 trẻ ở lớp 3 tuổi B trường mầm non Ngô
Quyền – Vĩnh Yên –Vĩnh Phúc
2. Phương tiện: Truyện “Tích chu” 3. Cách tiến hành
- Kể cho trẻ nghe 2 lần: Lần 1: không tranh; lần 2: có tranh hình ảnh minh họa
- Yêu cầu trẻ kể lại (gọi từng trẻ lên kể)
- Lời trẻ kể lại: “Có một bạn tên là Tích Chu, bố mẹ Tích Chu mất sơm nên Tích Chu ở với bà, bà yêu Tích Chu lắm có gì ngon đều dành cho Tích Chu hết, nhưng Tích Chu không thương bà tí nào cả lúc nào cũng đi chơi, lúc bà ốm Tích Chu còn bỏ bà đi chơi với các bạn nữa chứ thể là bạn Tích Chu không ngoan tí nào cả. Rồi bà Tích Chu bị ốm và biến thành chu bay đi mất bá bảo là bà không ở với Tích Chu nữa dâu Tích Chu hư lắm. Nhưng rồi Tích Chu muốn bà ở lại với mình bà ơi! Bà ở lại với cháu đi cháu sẽ lấy nước cho bà uống bà bảo cúc cu cu không kịp nữa rồi thế là con chim bay đi rồi thế là con chim bay đi, rồi Tích Chu gặp ông tiên ông Tiên chỉ đường đi lấy nước suối tiên để cứu bà. Tích Chu mang nước về cho bà uống thế là bà lại biến thành người và ở với Tích Chu suốt đời.
- Nhân vật về số lượng câu của câu chuyện mà trẻ kể lại từ lời kể lại của trẻ có thể thấy số lượng cau mà trẻ kể lại được trong câu chuyện rấy ít hầu như trể kể theo ý hiểu của trẻ và sử dụng chính ngôn ngữ của trẻ, chỉ có tên các nhan vật trong chuyện là trẻ nhớ được còn các câu thì trẻ không nói được
chỉ nỏi được câu “bà ơi” và ở lại với cháu đi cháu sẽ lấy nước cho bà uống” hoặc là tên của Tích Chu là trẻ nhớ rõ nhất. Khi giáo viên gọi từng trể lên kể trẻ kể mà trẻ kể chạy không có hình ảnh thì trẻ không kể được còn khi kết hợp với hình ảnh trẻ xem hình ảnh và nói kể theo hình ảnh thì trẻ kể được. Điều này chứng tỏ là để trẻ kể được các câu chuyện thì cần phải có hình ảnh sinh động hấp dẫn thì trẻ mới kể tốt được vì khả năng ghi nhớ của trẻ thường gắn với hình ảnh. Nếu không có hình ảnh minh họa thì trẻ cũng không thể hiện được ngôn ngữ vì ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này còn hạn chế và chưa phong phú.
- Nhận xét về trình tự: từ lời kể của trẻ chúng ta có thể thấy rằng trẻ kể chuyện không theo trình tự ngay cả khi cho trẻ xem tranh và trẻ kể theo tranh cũng không thể theo trình từ )VD: đoạn trên trẻ kể lại bà không ở với Tích Chu thế là bà biến thành chim và nay đi mấy nhưng đến đoanh sau trẻ kể là “bà ơi” bà ở lại với chau đi chau sẽ lấy nước cho ba uống “muộn mất rồi cháu ơi cúc cu cu… không kịp nữa đâu…) Trẻ kể chuyện không theo trình tự chỗ vào trẻ nhớ trẻ thấy thích thì trể kể và trẻ thường thâm nhưng từ ngữ của trẻ vào trong cả lớp khi gọi trẻ lên kể thì một số phần lớn trẻ không kể được kể cả cho trẻ xem tranh trẻ cũng không kể được nhưng khi hỏi trẻ tên của các nhân vật trong truyện thì trẻ lại nói được.
- Nhận xét về nội dung: Qua lời kể lại của trẻ ta có thể thấy nội dung mà trẻ kể lại chưa đạt yêu cầu hay nói cách khác trẻ kể rất sơ sài các ý chính thì trẻ hầu như là không nhớ được và trẻ không kể lại được các đối tượng giữa Tích Chu với bà trẻ cũng không kể lại được và đối thợi giữa ông Tiên với Tích Chu trẻ cũng không kể lại được. Tuy nhiên trẻ cũng đã nắm nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. Trẻ cũng hiểu được rằng là phải biết nghe lời bà và trẻ cũng nắm được kết thúc của câu chuyện là hai bà cháu sống hạnh phúc với nhau. Hầu như phần lớn các trẻ trong lớp là nắm được nội dung của câu
chuyện biết được kết thúc của câu chuyện là như thế nào nhưng yêu cầu trẻ kể lại thì trẻ lại không kể được chỉ có khoảng 1 – 3 trẻ là kể lại được nhưng phải gắn với tranh với hình ảnh minh họa
Qua truyện “Tích Chu” chún ta có thể thấy khi kể hai lần cho ta nghe xong rồi yêu cầu trẻ lên kể lại thì trẻ lại không kể được chỏ có 1- 3 trể là kể lại được nhưng mà kể theo tranh còn các trẻ còn lại là không kể lại, trẻ kể không theo trình tự như là trẻ hay lẫn giữa đoạn trên với đoạn dưới. Tuy nhiên phần lớn trong lớp đã nắm được kiến thức của bài khi giáo viên gọi từng trẻ lên trả lời về các nhân vật trong truyện thì trẻ trả lời được trong truyện có những vân vật nào và hầu như là trong lớp trẻ cũng nắm được nội dung của câu chuyện trẻ kể không nhớ được chi tiết nội dung của câu chuyện nhưng trẻ nắm được các kết quả của câu chuyện là hai bà cháu sống hạnh phúc với nhau. Được thể hiện qua giáo án thực nghiệm dứơi đây.
Giáo án : Phát triển ngôn ngữ Chủ điểm : Gia đình
Đề tài : truyện “Tích Chu” Đối tượng : 3-4 tuổi
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô
- Qua câu chuyện góp phần giáo dục trẻ biết tình yêu thương, quan tâm tới mọi người trong gia đình
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa truyện - Đàn một số bài hát III. Cách tiễn hành
Cô và trẻ ngồi xúm xít bên nhau và hát bài “Cháu yêu bà” - Các con vừa hát bài hát gì ?
- Bài hát nói về ai nhỉ ?
- Bạn nào xung phong lên kể cho cô và các bạn nghe về Bà của mình nào! (1-2 trẻ kể)
- Các con ạ! Có một câu chuyện kể về tình cảm của hai bà cháu đấy các con có muốn nghe câu chuyện đó không? À chúng mình cùng nghe cô kể câu chuyện “Tích Chu”
2. Kể diễn cảm
- Cô kể lần 1: không tranh minh họa - Cô kể lần 2: Có tranh minh họa 3. Giúp trẻ hiểu tác phẩm
- Cô vừa kể chuyện gì ? - Câu chuyện nói về ai nhỉ ?
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? - Bạn Tích Chu sống với ai ?
- Hàng ngày Bà Tích Chu làm việc như thế nào ? - Có người nói với Bà Tích Chu như thế nào ? - Xong lớn lên Tích Chu có ngoan không ?
- Tích Chu mải chơi với bạn bè nên khi Bà ốm Tich Chu có chăm sóc Bà không ?
- Khi Bà khát nước Bà gọi Tích Chu như thế nào nhỉ ?
- Không ai lấy nước cho Bà Tích Chu biến thành gì nhỉ ? (chim) - Tích chu thấy đói về nhà tìm đồ ăn thì có thấy Bà nữa không ? - Tích Chu đã nói với bà như thế nào ?
- Tích Chu đuổi theo Bà đến đâu thì dừng lại ? - Tích Chu ngồi khóc và ai đã hiện lên nhi ?
- Ông bụt bảo Tích Chu đi lấy nước suối tiên và đường đi có vất vả không ?
- Lấy được nước suối tiên rồi và cho Bà uống Bà Tích Chu lại biến thành người từ đây Tich Chu có nghe lời Bà và yêu thương Bà không ? - Hai Bà cháu sống như thế nào với nhau đến hết đời nhỉ ?
- Bây giờ cô và các con cùng kể lại một lần nưa nào ?
Kết thúc
- Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan nên cô thưởng cho lớp mình một bài hát “cả nhà thương nhau”
Bài tập 2
1. Đối tượng: 30 trẻ ở lớp tuổi C – trường mầm non Ngô Quyền – Vĩnh
Yên – Vĩnh Phúc
2. Cách tiến hành: Yêu cầu trẻ nhắc lại những câu sau:
Cháu thích đi chơi công viên Cháu thích ăn cơm với thịt với cá Con chó chạy ra cổng
Mỗi câu giáo viên đọc 1 lần rõ ràng và yê cầu trẻ nhắc lại ngay - Ghi lại chính xác các câu trẻ nhắc lại
+ Cô: “Cháu thích đi chơi công viên” + Trẻ: “Cháu thích đi chơi công viên” + Cô: “Cháu thích ăn cơm với cá, với thịt” + Trẻ: “Cháu thích ăn cơm với cá, với thịt” + Cô: “Con chó chạy ra cổng”
+ Trẻ: “Con chó chạy ra cổng” - Số lượng trẻ nhắc lại được các câu
+ Còn trẻ còn lại thì cũng nhắc được những đó là các trẻ nói ngang) VD: Cháu An Huy ngọng từ “Thích ăn”
Thành “tích tăn” “thịt – tịt” “cháu – táu”, “chơi – tơi” “chạy – tạy”…. hoặc lá cháy Đức Tâm ngọc “Viên – pên” “con chó – ton tó”… trong số này còn 5 trẻ và chiếm 15%
- Những từ trẻ nhắc lại nhiều nhất như: “Cháu” thuộc vào loại danh từ ngoài 3 câu giáo viên cho trẻ nhắc lại ra trẻ còn nói them cháu thích cái này cái kia, điều này chứng tỏ rằng trẻ rất thích nói lên những gì trẻ mà trẻ thích làm đa số trong lớp trẻ thích nói câu “cháu thích đi chơi công viên” những từ trẻ hay nhắc nhiều nhất “cháu thích đi chơi công viên” đó thuộc loại danh từ, tính từ, động từ.
- Các từ trẻ ít nhắc đến đó là “ra công, ăn cơm, với cá, với thịt” thuộc loại danh từ và động từ, sở dĩ trẻ không nhắc đến những từ này là do ở nhà và ở trường thường xuyên và lúc nào cũng căn cơm với cá với thịt nên khi cô yêu cầu trẻ nhắc lại câu “cháu thích ăn cơm với cá, với thịt” thì trẻ nhắc lại là “cháu không thích ăn cơm với cá với thịt đâu cháu thích ăn kẹo thôi…”
Qua hai bài tập trên ta có thể thấy trí nhớ ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển và chưa đạt yêu cầu. Qua câu chuyện “Tích Chu” thì trẻ nắm được tên các nhân vật trong truyện trẻ nắm được phần mở đầu bà phấn kết thúc là như thế nào, trẻ nắm được và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. Tuy nhiên trẻ kể lại truyện theo ý thích và ngôn ngữ của trẻ không theo trình tự cái gì trẻ nhớ trước thì kể trước hoặc phải có hình ảnh minh họa trẻ mới kể được điều này cũng được thể hiện rõ qua bài tập hai giáo viên yêu cầu trẻ nhắc lại trẻ đã nhắc lại được và đầy đủ nhưng khi nhắc lại xong thì trẻ lại nói lại như “Cháu không thích ăn cơm với cá, thịt đâu cháu thích ăn kẹo, ăn dưa hấu cơ…”con chó nhà cháu chẳng bao giờ chạy ra cổng đâi cô ạ..” Từ trên ta có thể thấy
ngôn ngữ của trẻ gắn với ý thích của trẻ và ở lứa tuổi này ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế và chưa phong phú đa dạng.
Bài tập 3: Mục tiêu tìm hiểu trí nhớ tình huống
-Trẻ vẽ tự do theo chủ đề (chủ đề: Thực vật, đề tài: Nặn các loại quả (ĐT)
+ Cho trẻ quan sát một bức tranh về các loại quả khác nhau và đàm thoại với trẻ
+ Hỏi trẻ xem trẻ định nặn quả gì, quả hình tròn hay quả dài + Sau khi đã nặn xong thì trưng bày sản phẩm côn nhận xét chung Giáo viên nhận xét theo các tiêu chuẩn sau:
- Tính rõ ràng: Bước đầu là trẻ đã nặn được các khối hình tròn và hình trụ trẻ cũng đã nặn ra được hình các quả (VD: Tuấn Anh đã biết nặn quả nho là con đất màu tím và nặn được những viên tròn nhỏ) Tính rõ ràng còn được thể hiện ở chỗ trẻ biết cách chọn màu của đất nặn (VD: Trẻ nặn quả chuối thì trẻ chọn đất nặn là màu canh là chuối xanh, màu vàng là chuối vàng là chuối đã chin…)
- Tính đầy đủ: Qua bài “nặn các loại quả” trẻ chưa thể hiện được tích đầy đủ cụ thể như trẻ nặn quả cam trẻ đã nặn được hình tròn để tạo thành quả cam rồi nhưng trẻ lại không biết cách nặn lá và nặn cành, trẻ nặn quả cam nhưng không thể hiện được đầy đủ yêu cầu bài với lại ở đoạn lứa tuổi này thì trẻ thường vẽ theo mẫu là chính vì trẻ chưa có kỹ năng nặn chưa thành thạo phải nhìn trực tiếp cô giáo hướng dẫn trẻ mới biết làm.
- Tính chính xác: Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo bé thì tính chính xác còn hạn chế như trẻ nặn quả nho trẻ chỉ nặn được những viên đất nặn tròn và trẻ chưa biết chia đất nặn ra thành các phần bằng nhau. Khi nặn xong rồi thành sản phẩm rồi thì mức độc chính xác rất hạn chế như khi đã hoàn thành
chùm nho rồi nhưng nhỏ lại có rất nhiều màu xanh đỏ tím vàng hoặ lá quá thì bé quá quả thị bẹt lại bị méo…
Qua tìm hiểu trí nhớ tình huống ở bài tập 3 ta có thể thấy ở lứa tuổi mẫu giáo bé tính rõ ràng, tính đầy đủ, tính chính xác còn rất hạn chế chưa phát triển
Bài tập 4: Tổ chức cho trẻ trò chơi đóng vai theo chủ đề (trò chơi bán hàng)
Quan sát và ghi chép: Sau khi giáo viên phổ biến cách chơi và luật chơi thì giáo viên tổ chức cho trẻ chơi chia lớp ra giáo viên phân cho 5 trẻ làm người bán hàng còn các trẻ làm người mua hàng. Cháu Gia Long thì bán các loại rau “Các bác ơi mua rau của tôi đi rau của tôi tốt và sạch lắm ăn rau của tôi sẽ lớn nhanh chóng lớp lắp đấy…”
Thế bác ơi! Rau bắp cải này bao nhiêu tiền một cây nhỉ (người mua rau cháu Thu Hà)
Gia Long: 10 nghìn một cây bác ạ
Thu Hà: Đắt quá bác giảm xuống cho tôi một chút đi Gia Long: Thế thì 5 nghìn nhé
Thu Hà: Vẫn đắt 1 nghìn thôi bác ạ Gia Long: Thôi được tôi bán đưa tiền đây - Đàm thoại với trẻ
+ Cháu vừa chơi trò chơi gì? (Gia Long là trò chơi bán hàng)
+ Vì sao cháu thích trò chơi đó (Gia Long vì cháu muốn như mẹ cháu, cháu Thu Hà vì cháu thcihs đi chợ mua được rất nhiều thứ, cháu Nhật Huy vì cháu thích ăn rau, ăn cá, ăn thịt, cháu Thu Trang vì cháu thích là thích…)
+ Trong trò chơi chúng ta vừa chơi thì có mấy vai nhỉ
(VD: Đỗ Đăng có hai vai là người bán hàng và người mua hàng, cô giáo hỏi thế con đóng vai gì con đóng vai là người bán hàng, thế để cho mọi người
mua hàng của con nhiều hơn thì con nói như thế nào, cháu Đỗ Đăng “Mời các bác mua xoài đi, xoài ngon lắm đây, xoài không phun thuốc sau đó và xoài có rất nhiều vitamin các bác mua đi các bác ơi mua xoài đi…”)
+ Bây giờ cô hỏi các con, con nào giỏi cho cô biết người bán hành thì làm gì, người mua hàng thì làm gì?
Cháu: Gia Long người bán hành thì bán hàng cho khách và phải nói chào hàng, mặc cả nữa ạ
Cháu: Anh Huy người bán hàng còn phải nói thật hay để người khác còn mua
Cháu: Dáng Ngọc người mua hàng phải chọn xem cái gì ngon thì mua Cháu: Thu Hà người mua hàng phải mặc cả nếu người bán hàng không bán cho thì thôi không mua nữa.
- Các con có thích trò chơi bán hàng không? (có) vì sao các con thích nhỉ con nào giỏi cho cô biết nào
+ Hoàng Lâm vì con thích giống bố vì bố con lúc nào cũng đi trợ mua hoa quả cho con ăn.
+ Cháu Thanh thủy vì con được nói nhiều với các bạn trong lớp + Cháu: Thùy Linh vì con muốn cầm tiền để đi chợ