1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

41 746 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 234,5 KB

Nội dung

Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niêm gần đây.

Trang 1

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 1

Trang 2

đề nổi cộm khác trong kinh tế Một trong những vấn đề nổi cộm khác trongkinh tế Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát Lạm phát như mộtcăn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòihỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kếtquả khả quan Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp

mà còn là nhiệm vụ của chính phủ Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nềnkinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động ở nước tahiện nay, chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối

là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đờisống nhân dân

Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quantâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án khắc phục Đã từ lâu tiền giấyxuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫnđến lạm phát Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạmphát, giá cả của hầu hết các hàng hoá đều tăng cao và sức mua của đồngtiền ngày càng giảm nhanh

Nhìn lại lịch sử lạm phát, từ cuối thể kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 ở nước

ta lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà nguồn gốc của nó là do hậuquả nặng nề của chiến tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài Lạm phát đãphá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, phương hại đến tất cả các mốiquan hệ trong nền kinh tế - xã hội

Trang 3

Vì giới hạn của một đề án môn học nên trong đề án này tôi chỉ nghiêncứu một cách chung nhất về lạm phát và vấn đề lạm phát ở Việt Nam,không có điều kiện đi sâu vào phân tích một số cuộc lạm phát điển hìnhtrên thế giới như lạm phát ở Đức năm 1922 Và cũng không có điều kiện để

đi sâu hơn về các vấn đề khác liên quan đến lạm phát vì lạm phát là mộtvấn đề kinh tế vĩ mô nên tác động của nó là rất rộng, trong đề án này tôi chỉnghiên cứu những tác động chính

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề án gồm 3chương

Chương I: Tổng quan về lạm phát

Chương II: Thực trạng kiểm soát lạm phát ở Việt Nam

Chương III : Một số biện pháp nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát

ở Việt Nam

Tôi xin cám ơn Thạc sỹ Nguyễn Thị Minh Huệ đã giúp đỡ tôi hoànthiện đề tài này

Trang 4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT

1.1 Khái niệm và phân loại

Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuấthiện khi các yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hoá không được tôntrọng, nhất là quy luật lưu thông tiền tệ Ơ đâu còn sản xuất hàng hoá, còntồn tại những quan hệ hàng hoá tiền tệ thì ở đó còn ẩn náu khả năng lạmphát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật của lưu thông tiền tệ bị viphạm

Trong bộ "Tư bản" nổi tiếng của mình C Mác viết: "Việc phát hànhtiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thôngnhờ các đại diện tiền giấy của mình" Điều này có nghĩa là khi khối lượngtiền giấy do nhà nước phát hành vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà

nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm xuống và tình trạng lạm phát xuấthiện

Một định nghĩa nữa về lạm phát do các nhà kinh tế học hiện đại đưa ra

và nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường : "Lạmphát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian"

Để xác định lạm phát, cần xác định 3 yếu tố:

- Thứ nhất, để biết được tình trạng tăng giá, người ta phải so sánh giá

cả hàng hóa giữa thời điểm này và thời điểm khác làm mốc Trong khoảngthời gian giữa hai điểm nếu giá tăng, đó là lạm phát Nếu gọi Pt1 là giá cảhàng hóa ở thời điểm t1 và Pt0 là giá cả hàng hóa ở thời điểm to thì phầntăng giá sẽ bằng Pt1 - Pt0

- Thứ hai, trong một nền kinh tế thì có nhiều hàng hóa khác nhau nằmtrong khoảng giữa t1 và to, mỗi loại hàng hóa có những mức tăng giá khác

Trang 5

nền kinh tế, người ta lấy chỉ số giá cả bình quân của cả nước làm chuẩn Có

ba loại chỉ số giá cả bình quân thường sử dụng :

 Chỉ số giá cả được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số giá cả hàng tiêudùng CPI CPI tính chi phí của một giỏ hàng tiêu dùng và dịch vụ trên thịtrưòng, các nhóm chính đó là hàng lương thực, thực phẩm, quần áo, nhàcửa, đất đai,chất đốt, vật tư y tế Để tính CPI, người ta phải dựa vào tỷtrọng của phần chi cho từng mặt hàng trong tổng chi tiêu cho tiêu dùng củathời kỳ có lạm phát

 Chỉ số giá cả hàng sản xuất PPI, đây là chỉ số giá bán buôn PPIđược xây dựng để tính giá cả trong lần bán đầu tiên do người sản xuất ấnđịnh Chỉ số này có ích vì nó được tính chi tiết sát với những thay đổi củathực tế

 Chỉ số giá bán lẻ RPI, thường được tính bằng tỉ lệ % Cách tính nhưsau:

Pt1- PtoIn%= - x 100%

- Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát

dưới 10% một năm Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tươngđối Trong thời kỳ này nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống củangười lao động ổn định Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng lên

Trang 6

chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xẩy ra với tình trạng mua bán vàtích trữ hàng hoá với số lượng lớn

Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉtrông chờ vào thu nhập Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoảnthu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh

- Lạm phát phi mã: lạm phát xẩy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh

với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm ở mức phi mã, lạm phát làm cho giá cảchung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồngđược chỉ số hoá Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất độngsản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường Loại này khi

đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng

- Siêu lạm phát: xẩy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao

vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thôngtiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế

bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác,các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạngrối loạn Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xẩy ra

Lịch sử của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang pháttriển thường diễn ra trong thời gian dài, vì vậy hiệu quả của nó phức tạp vàtrầm trọng hơn Vì vậy các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại: Lạmphát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dướ 50% một năm; lạmphát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50%; siêulạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm

1.2.2 Theo tiêu chí định tính

- Lạm phát thuần túy : là trường hợp đặc biệt khi giá cả hàng hóa tiêu

dùng và hàng hóa sản xuất đều tăng lên gần như cùng tỉ lệ 5 trong một đơn

vị thời gian Đây là trường hợp mà nhu cầu tiền thực tế tăng cùng chiều vàkhá tương đương với cung tiền thực tế

Trang 7

- Lạm phát cân bằng và không cân bằng:

* Lạm phát cân bằng: khi nó tăng tương ứng với thu nhập, do vậy lạmphát không ảnh hưởng tới đời sống của người lao động

* Lạm phát không cân bằng: tỉ lệ lạm phát tăng không tương ứng vớithu nhập Trên thực tế, lạm phát không cân bằng thường xảy ra nhất

- Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường:

* Lạm phát dự đoán trước : xảy ra trong một thời gian đủ dài với một

tỉ lệ lạm phát hàng năm khá đều đặn và ổn định khiến cho dân chúng cótâm lý và sự chờ đợi trở thành quán tính, người ta đã sống quen đần vớilạm phát Do vậy người ta có thể dự đoán được tỉ lệ lạm phát của nhữngnăm tiếp theo và đã có những chuẩn bị để thích nghi với tình trạng lạm phátnày

* Lạm phát bất thường: lạm phát xảy ra có tính đột biến mà trước đóchưa hề xuất hiện Do vậy, về tâm lý, cuộc sống và thói quen của người dânđều chưa thích nghi được Lạm phát bất thường xảy ra thường tạo nênnhững cú sốc về kinh tế và sự mát tin tưởng của người dân vào chính quyềnđương đại

1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát Chẳng hạn thời tiết khôngthuận, mất mùa, nông dân thu hoạch thấp, giá lương thực tăng lên Giánguyên vật liệu tăng làm cho giá cả hàng tiêu dùng tăng lên Khi tiền lươngtăng, chi phí sản xuất cũng tăng theo, dẫn đến giá các mặt hàng cũng tăng.Tăng lương đẩy giá lên cao Tóm lại, lạm phát là hiện tượng tăng liên tụcmức giá chung và có thể giải thích theo 3 cách

- Theo học thuyết tiền tệ, lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừamức cung tiền

Trang 8

- Theo học thuyết Keynes, lạm phát xẩy ra do thừa cầu về hàng hoá vàdịch vụ trong nền kinh tế (do cầu kéo)

- Theo học thuyết chi phí đẩy, lạm phát sinh ra do tăng chi phí sảnxuất (chi phí đẩy)

Trên thực tế lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên, mỗinguyên nhân có vai trò khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau

Mức cung tiền là một biến số duy nhất trong đẳng thức tỷ lệ lạm phát,

mà dựa vào đó ngân hàng Trung ương đã tạo ra ảnh hưởng trực tiếp Trongviệc chống lạm phát, các ngân hàng Trung ương luôn giảm sút việc cungtiền

Tăng cung tiền có thể đạt được bằng hai cách:

- Ngân hàng trung ương in nhiều tiền hơn (khi lãi suất thấp và điềukiện kinh doanh tốt) hoặc

- Các ngân hàng thương mại có thể tăng tín dụng

Trong cả hai trường hợp sẵn có lượng tiền nhiều hơn cho dân cư vàchi phí Về mặt trung hạn và dài hạn, điều đó dẫn tới cầu về hàng hoá vàdịch vụ tăng Nếu cung không tăng tương ứng với cầu, thì việc dư cầu sẽđược bù đắp bằng việc tăng giá Tuy nhiên, giá cả sẽ không tăng ngaynhưng nó sẽ tăng sau đó 2-3 năm In tiền để trợ cấp cho chi tiêu công cộng

sẽ dẫn đến lạm phát nghiêm trọng

Ví dụ: Năm 1966 - 1967 chính phủ Mỹ đã sử dụng việc tăng tiền đểtrả cho những chi phí leo thang của cuộc chiến tranh tại Việt Nam, lạm pháttăng từ 3% (năm 1967) đến 6% (năm 1970)

Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) và sản lượng thực tế (y) đạt mứccân bằng, nghĩa là (i) và (y) ổn định Mức cầu tiền thực tế không đổi nênM/P cũng không đổi Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá

cả sẽ tăng lên với tỷ lệ tương ứng Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ

Trang 9

Đây là lý do tại sao ngân hàng Trung ương rất chú trọng đến nguyên nhânnày

1.3.1 Cung ứng tiền và lạm phát

“ Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ”, đây

là một câu nói nổi tiếng của Friedman, qua đó ông đã nêu được bản chấtsâu xa, cái nguyên nhân sâu thẳm của lạm phát Những nhà kinh tế học đầutiên quan tâm đến nguyên nhân của giá cả tăng đều cố gắng giải thích hiệntượng đố bằng tiền tệ Đó là trường hợp của John Bodin ở thế kỷ thứ XVI,ông cho rằng “mọi cái mắt đỏ” là do vàng, bạc ở châu Mỹ dồn về, mặc dùuông cũng không giới hạn sự phân tích của mình về vai trò của bản thân tiền

tệ

Vào thế kỷ XVII và XVIII, William Petty, ohn Locke, David Hume,rồi David Ricacdo vào đầu thế kỷ thứ XIX, hệ thống hóa cách giải thích :Mọi biến động của mặt bằng giá cả danh nghĩa bằng biiến động của khốilượng tiền tệ Thật vậy, trong “câu chuyện hoang tưởng” của mình, Hume

đã chỉ ra rằng : Nếu do một “phép lạ” lượng tiền tăng lên gấp đôi trong mộtđêm thì sáng hôm sau toàn bộ giá cả cũng tăng lên gấp đôi Và theoRicacdo, tổng giá trị hàng hóa trao đổi được xác định bằng khối lượng dựtrữ đang có Ông cho giá cả tăng chỉ do khối lượng dự trữ đó tăng hoặctăng các phương tiện dự trữ mà mỗi phương tiện đại diện cho một khốilượng nhỏ vàng hoặc bảcTong trường hợp thứ nhất, giá cả hàng hóa tănglàm giảm sức mau của đồng tiền quá nhiều, còn trong trường hợp thứ hai,

sự mất giá của đồng tiền xác nhận rằng nó đại diện cho một đương lượngvàng rất thấp

Đến đây chúng ta có thể phân tích cung ứng tiền gây ra lạm phát nhưthế nào ?

Các nhà kinh tế theo thuyết tiền tệ cho rằng khi cung tiền tệ tăng lên

và kéo dài sẽ làm cho giá cả tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát họ đã sử

Trang 10

dụng công thức của Irving Fisher : MV= PY để giả thích hiện tượng nhưsau :

Với M : khối lượng tiền tệ lưu thông

P Y : tổng chi tiêu danh nghĩa để mua hàng hóa và dịch vụ

P : giá cả

Y : tổng sản phẩm thực tế = tổng thu nhập thực tế

V : tốc độ lưu thông tiền tệ ( có nghĩa là cùng một đơn vị tiền tệ

có thể qua nhiều chu trình chi trả trong một thời gian nhất định )

Và theo họ : “ tốc độ lưu thông tiền tệ thay đổi theo thời gian một cách

có thể đoán trước được và không liên quan đến những thay đổi trong cungtiền tệ” Như vậy V thường ít biến đổi theo thời gian

Với điều này thì ứng với mỗi mức cung tiền tệ ta sẽ có một tổng chitiêu danh nghĩa để mua hàng hóa và dịch vụ P Y là không đổi Bởi vậy vớimỗi mức giá, ta sẽ có một mức tổng sản phẩm thực tế Giá càng tăng thìsản phẩm thực tế càng giảm và để thể hiện mối quan hệ này họ xây dựngđường tổng cầu trong nền kinh tế Và theo thuyết tiền tệ thì để thay đổiđường tổng cầu này chỉ do một nguyên nhân duy nhất đó là cung ứng tiềnthay đổi và như vậy lạm phát xảy ra khi cung ứng tiền tăng

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta xét một ví dụ sau :

Trang 11

Giả sử ban đầu nền kinh tế đang ở điểm cân bằng cung cầu (Điểm 1)khi cung ứng tiền tăng làm cho tổng chi tiêu danh nghĩa để mua hàng hóa

và dịch vụ P Y tăng làm đường tổng cầu tăng dịch chuyển sang phải từAD1 tới AD2 Tại đây điểm cân bằng của nền kinh tế là 1’ với mức sảnlượng lớn hơn mức sản lượng tự nhiên và mức giá P2 cao hơn mức giá P1

Do nền kinh tế đạt mức sản lượng lớn hơn mức sản lượng tự nhiên nên tỉ lệthất nghiệp nhỏ hơn tỉ lệ thấ nghiệp tự nhiên làm cho chi phí tăng dẫn tớiđượng cung dịch phải vào trong từ AS1 tới AS2 với điểm cân bằng mới(Điểm3) Mức sản lượng đạt mức sản lượng tự nhiên như cũ nhưng giá cảtăng từ P2 lên P3 Nếu như cung ứng tiền tiếp tục tăng một quy trịnh nhưvậy lại diễn ra và làm cho giá cả tăng lên liên tục và gây ra lạm phát

Nhưng một vấn đề đặt ra là trường phái của Keynes lại cho rằngkhông chỉ có cung tiền tăng mới làm dịch chuyển đường cầu mà theo họcòn có rất nhiều các yếu tố khác cũng làm dịch chuyển nó, ví dụ như chínhsách tài chính, xuất khẩu ròng, lạc quan tiêu dùng, lạc quan kinh doanh Song những vấn đề của chính sách tài chính lại có những giới hạn của

nó, chính phủ không thể chi tiêu quá 100% GNP cũng như không thể cắtgiảm thuế dưới 0% và như vậy việc tăng lên của tỉ lệ lạm phát trongtrường hợp này chỉ là tạm thời

y Tổng sản lượng

AS1

AS2 AS3

Tổng mức giá

Trang 12

Hay trong một lập luận khác của Keynes về các cú sốc cung bất lợilàm dịch trái đường tổng cung làm giá cả tăng lên, sản lượng giảm Nhưngnếu cung tiền không tăng tức là AD không dịch phải thì theo thời giandường AS sẽ lại dịch chuyển về vị trí ban đầu bởi một lẽ do sản lượng thực

tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng ( tự nhiên) và làm cho chi phí sẽ rẻ trở lại

Và đây cũng là hiện tượng lạm phát tạm thời

Với những phân tích như vậy, quan điểm của Keynes cũng thống nhấtvới phái tiền tệ là lạm phát cao có thể xảy ra chỉ với một tỉ lệ tăng trưởngtiền tệ cao

1.3.2 Chỉ tiêu công ăn việc làm cao và lạm phát

Một mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng mà hầu hết các chính phủ theođuổi là chỉ tiêu công ăn việc làm cao nhưng đây cũng chính là một nguyênnhân gây nên lạm phát Có hai loại lạm phát là kết quả của chính sách ổnđịnh năng động nhằm thúc đẩy một mức công ăn việc làm cao : lạm phátcầu kéo và lạm phát chi phí đẩy Lạm phát cầu kéo xảy ra khi những nhàhoạch định chính sách theo đuổi các chính sách làm đường tổng cầu dịchchuyển sang phải , còn lạm phát chi phí dẩy xảy ra khi có những cú sốccung tiêu cực hoặc do công nhân đòi tăng lương cao hơn gây nên Bây giờchúng ta có thể sử dụng cách phân tích tổng cung và tổng cầu để xem xétmột chỉ tiêu công ăn việc làm có thể đưa đến lạm phát chi phí đẩy và lạmphát cầu kéo như thế nào ?

1.3.3 Lạm phát cầu kéo

Giả sử ban đầu nền kinh tế đang đạt được mức sản lượng tiềm năng, tỉ

lệ thất nghiệp đang ở mức thất nghiệp tự nhiên, nền kinh tế đạt mức cânbằng tại điểm 1 Nếu các nhà hoạch định chính sách sẽ hoạch định và theođuổi một tỉ lệ thất nghiệp dưới mức tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên

Để đạt được mục tiêu này, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải đưa

ra các biện pháp nhằm đạt được chỉ tiêu sản lượng lớn hơn mức sản lượng

Trang 13

tiềm năng, mức chỉ tiêu sản lượng cần đạt được đó là Yt (Yt>Yn) Các biệnpháp mà họ đưa ra sẽ tác động lên tổng cầu và làm tăng tổng cầu, đườngtổng cầu sẽ dịch chuyển ra AD2, nền kinh tế chuyển đến điểm 1’ ( giaođiểm giữa đường tổng cầu AD2 và đường tổng cung AS1) Sản lượng bâygiờ đã đã đạt được tới mức Yt lớn hơn sản lượng tiềm năng và mục tiêu tỉ

lệ thất nghiệp nhỏ hơn tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên đã đạt được

Vì hiện nay tỉ lệ thất nghiệp thực tế trong nền kinh tế là thấp hơn tỉ lệthất nghiệp tự nhiên nên tiền lương tăng lên và đường tổng cung sẽ dịchchuyển đến AS2, đưa nền kinh tế từ điểm 1’ đến điểm 2’ Nền kinh tế quay

về mmức sản lượng tiềm năng và tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên nhưng ở mộtmức giá cả P2 cao hơn P1

Đến lúc này tỉ lệ lại cao hơn tỉ lệ mà các nhà hoạch định chính sách đã

đề ra Do đó, họ lại tiếp tục thực hiện các chính sách làm tăng tổng cầu.Quá trình này cứ tiếp diễn liên tục đảy giá cả trong nền kinh tế lên cao hơn.Như đã phân tích trên đây, do giới hạn của những chính sách tài chínhnên việc tăng lên liên tục của tổng cầu chỉ có thể là kết quả của một quátrình tăng cung ứng tiền liên tục Do đó lạm phát cầu kéo là một hiện tượngtiền tệ

P1 P2 P3

y Tổng sản lượng

AS1

AS2 AS3

Tổng mức giá

Trang 14

1.3.4 Lạm phát chi phí đẩy

Lạm phát chi phí đẩy vừa lạm phát, vừa suy giảm sản lượng tăng thêmthất nghiệp nên còn gọi là lạm phát "đình trệ" Hình thức của lạm phát nàyphát sinh ra từ phía cung, do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sangngười tiêu dùng Điều này chỉ có thể được trong giai đoạn tăng trưởng kinh

tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá cao hơn

Ví dụ:

Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch

vụ Nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sảnxuất sẽ tăng lên Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này chongười tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng lên, công nhân và các công đoàn sẽ yêucầu tiền lương cao hơn trước để phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên, điều

đó tạo thành vòng xoáy lượng giá

Một yếu tố chi phí chính khác là giá cả nguyên vật liệu đặc biệt là dầuthô Trong năm 1972 - 1974 hầu như giá dầu quốc tế tăng 5 lần dẫn đếnlạm phát tăng từ 4,6% đến 13,5% bình quân trên toàn thế giới

Ngoài ra sự suy sụp của giá dầu (1980) làm cho lạm phát giảm xuốngmức thấp chưa từng thấy

Bên cạnh những yếu tố gây nên lạm phát đó là giá nhập khẩu cao hơnđược chuyển cho người tiêu dùng nội địa Nhập khẩu càng trở nên đắt đỏkhi đồng nội tệ yếu đi hoặc mất giá so với đồng tiền khác Ngoài ra yếu tốtâm lý dân chúng, sự thay đổi chính trị, an ninh quốc phòng Song nguyênnhân trực tiếp vẫn là số lượng tiền tệ trong lưu thông vượt quá số lượnghàng hoá sản xuất ra Việc tăng đột ngột của thuế (VAT) cũng làm tăng chỉ

số giá

Trang 15

Theo cách phân tích của Keynes, những chính sách tài chính luôn cónhững giới hạn của nó, nên mặc dù những chính sách này cũng gây ranhững tác động làm tăng tổng cầu nhưng đó chỉ là từng đợt không thể sửdụng trong thời gian dài Như vậy, nó không thể được sử dụng để dịchchuyển liên tục đường tổng cầu Việc dịch chuyển liên tục đường tổng cầuchỉ có thể là việc tăng cung ứng tiền liên tục, do đó lạm phát chi phí đẩycũng là một hiện tượng tiền tệ

1.3.5 Lạm phát do thâm hụt ngân sách

Trong những phân tích trước đây, chúng ta thấy rằng lạm phát chỉ cóthể mở rộng khi lượng tiền tăng lên liên tục Một thâm hụt ngân sách đượctrang trải bằng việc in thêm tiền có thể tạo ra lạm phát không ? câu trả lời là

có nếu thâm hụt đó xảy ra trong một thời gian khá dài

Chính phủ có thể khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nướcbănngf niện pháp phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường để vay vốn

P

ASSR1

ASSR2

Chi tiêu quá khả năng cung ứng

- Khi sản lượng vượt tiềm năng đường AS có độ dốc lớn nên khi cầu tăng mạnh, AD - AD 1 , giá cả tăng P 0 -

P 1

Chi phí tăng đẩy giá lên cao

- Cầu không đổi, giá cả tăng sản lượng giảm xuống Y 0 - Y 1

AS 1 - AS 2

Trang 16

trong dân chúng, bù đắp cho phần bị thiếu hụt Biện pháp này không nhảhưởng đến cơ số tiền tệ và do đó, không tăng cung ứng tiền tệ và không gây

ra lạm phát Một biện pháp khác chính phủ có thể sử dụng bù đắp cho thâmhụt ngân sách nhà nước đó là phát hành tiền Biện pháp này trực tiếp làmtăng thêm cơ số tiền tệ, do đó tăng cung ứng tiền tệ, đẩy tổng cầu lên cao

và làm tăng tỉ lệ lạm phát Tuy nhiên,ở các nước đang phát triển, do thịtrường vốn bị hạn chế nên việc phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm bùđắp cho thiếu hụt nngân sách nhà nước là rất khó thực hiện Đối với cácquốc gia này, con dường duy nhất đối với họ đó là “in thêm tiền” Vì thế,khi tỉ lệ thâm hụt nhân sách nhà nước của các quốc gia đó tăng cao thì tiền

tệ cũng sẽ tăng nhanh và lạm phát tăng ở các nước kinh tế phát triển, thịtrường vốn phát triển, vì vậy một khối lượng lớn trái phiếu Chính phủ cóthể bán ra và nhu cầu trang trải cho thâm hụt ngân sách nhà nước thực hiện

từ nguồn vốn vay của Chính phủ Tuy nhiên nếu Chính phủ cứ tiếp tục pháthành trái phiếu ra thị trường, cầu về vốn vay sẽ tăng và do đó, lãi suất sẽtăng cao Để hạn chế việc tăng lãi suất trên thị trường, ngân hàng Trungương sẽ phải mua vào các prái phiếu đó, điều này lại cho cung tiền tệ tăng

Do vậy, trong mọi trường hợp, tình trạng thâm hụt ngân sáchnhà nướccao, kéo dài sẽ là nguồn gốc tăng cung ứng tiền gây ra lạm phát

1.3.6 Lạm phát theo tỉ giá hối đoái

Tỉ giá hối đoái giữa đồng nội tệ so với đơn vị tiền tệ nước ngoài tăngcũng là nguyên nhân gây ra lạm phát

Khi tỉ giá tăng, đồng nội tệ mất giá, trước hết nó tác động lên tâm lýcủa người sản xuất trong nước, muốn kéo giá cả lên cao theo mức tăng của

tỉ giá hối đoái

Thứ hai khi tỉ giá hối đoái tăng, giá nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩucũng tăng cao, đẩy chi phí nguyên liệu tăng lên, lại quay trở về lạm phát chiphí đẩy như đã phân tích trên đây Việc tăng giá cả của nguyên liệu và hàng

Trang 17

nhiều hàng hóa khác, đặc biệt là các hàng hóa của những ngành có sử dụngnguyên liệu nhập khẩu và những ngành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

1.4 Tác động của lạm phát

Lạm phát có nhiều loại, cho nên cũng có nhiều mức độ ảnh hưởngkhác nhau đối với nền kinh tế Xét trên góc độ tương quan, trong một nềnkinh tế mà lạm phát được coi là nỗi lo của toàn xã hội và người ta có thểnhìn thấy tác động của nó

1.4.1 Lạm phát đối với lĩnh vực sản xuất:

Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu

ra biến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sảnxuất Sự mất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinhdoanh Hiệu quả kinh doanh - sản xuất ở một vài danh nghiệp có thể thayđổi, gây ra những xáo động về kinh tế Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷsuất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn

1.4.2 Lạm phát đối với lĩnh vực lưu thông:

Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hànghoá Các nhà doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưuthông Thậm chí khi lạm phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốnvào lĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao Do có nhiều người tham giâvào lĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn Tiền ở trong taynhững người vừa mới bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưuthông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phátgia tăng

1.4.3 Lạm phát đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng:

Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàn bị thuhẹp Số người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều Về phía hệ thốngngân hàng, do lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu

Trang 18

cầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sựđiều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện đang cólượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay Về phía người đi vay, họ là những người

có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng Do vậy, hoạtđộng của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa Chức năng kinhdoanh tiền bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởikhi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt

1.4.4 Lạm phát đối với chính sách kinh tế tài chính của nhà nước:

Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá,khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến độngcủa giá cả làm cho thị trường bị rối loạn Người ta khó phân biệt đượcnhững doanh nghiệp làm ăn tốt và kém Đồng thời lạm phát làm cho nhànước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho cáckhoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm các ngành, các lĩnh vực dựđịnh đựơc chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì.Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nângcao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được

Trang 19

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

nổ dữ dội tới 3 con số Nhưng kể từ năm 1999 đến nay với sự chỉ đạo đúngđắn của nhà nước thì lạm phát hiện nay chỉ còn dừng lại ở mức độ tốt cho

sự phát triển nền kinh tế tức là chỉ ở mức 15-17% có thể nói đây cũng làmột thành công không nhỏ của nhà nước ta

Năm 1985, Gorbacher đã nên nắm chính quyền tại Liên xô, cùng với

sự sụp đổ của các nước Đông Âu cũ, Việt Nam bị cắt giảm nguồn viện trợ

từ nước ngoài và đến năm 1991 thì bị cắt hẳn Do đó, gic nguyên vật liệuđầu vào như sắt thép, dầu hỏa, máy móc thiết bị Việt Nam hoàn toànphải mua với giá cao làm cho chi phí sản xuất tăng nhanh Lạm phát chi phíđẩy xảy ra

Khi lạm phát chi phí đẩy xảy ra, càng đẩy các doanh nghiệp sản xuấtgặp khó khăn và để hỗ trợ nền sản xuất trong nước, đặc biệt là các xínghiệp quốc doanh, Chính phủ Việt Nam lại in thêm tiền làm tăng mứccung ứng tiền trong nền kinh tế lại dẫn đến lạm phát tiền tệ, điều đó càngđẩy tỉ lệ lạm phát lên cao

Đồng thời năm 1985, Việt Nam thực hiện cuộc cải cách giá, tiền

Trang 20

bùng nổ ngay sau đó Năm 1986 chúng ta đã rơi vào tình trạng siêu lạmphát với ba chữ số 775% vào năm 1986 trong khi đó tăng trưởng kinh tế chỉ

ở mức 2,33%

Đến năm 1987 do thiên tai, sản lượng lương thực cuối năm giảm 3,5%

và đầu năm 1988 một số địa phương miền Bắc bị đói, giá cả lên cao, lạmphát chi phí đẩy lại tiếp diễn

Đứng trước tình hình đó, dân chúng tích trữ hàng hóa, lương thực,vàng và đô la càng nhièu vì lo sợ rằng đồng Việt Nam sẽ còn mất giá tạonên cầu giả tạo, giá cả tăng cao dẫn đến lạm phát cầu kéo, với tỉ lệ lạm phát

là 223,1%, mức tăng trưởng GDP chỉ là 3,78%

Từ năm 1989 đến năm 1991, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn còn khácao với mức tăng 67% liên tiếp trong hai năm 1990 và 1991, phải từ năm

1992 trở đi tình hình mới lắng dịu và tạm ổn định cho đến năm 1995

Như vậy, trong giai đoạn này lạm phát xảy ra ban đầu là do chi phíđẩy, sau đó là do tăng mức cung ứng tiền, năm 1987 lại là lạm phát chi phíđẩy, tiếp tục sau đó lạm phát cầu kéo xảy ra

Thứ nhất: Nguyên nhân của lạm phát từ trong chính các thể chế kinh

tế quan liêu bao cấp mệnh lệnh, đóng cửa thể chế này hướng nền kinh tế

Ngày đăng: 23/04/2013, 11:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Phạm Chí Quang,2000, “ Liệu nền kinh tế Việt Nam có phục hồi sau thiểu phát”, tạp chí Ngân hàng số 1+2 năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liệu nền kinh tế Việt Nam có phục hồi sauthiểu phá"t
5. Hoàng Quế, Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương, 2002, NXB Thống Kê 6. Hồ khắc Tân, 2001, “Tăng trưởng kinh tế và lạm phát”,tạp chí Tàichính số tháng 10/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương", 2002, NXB Thống Kê6. Hồ khắc Tân, 2001, “"Tăng trưởng kinh tế và lạm phá"t
Nhà XB: NXB Thống Kê6. Hồ khắc Tân
7. TS. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên),2002, giáo trình Lý thuyết tài chính -tiền tệ, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình Lý thuyết tài chính-tiền tệ
Nhà XB: NXB Thống Kê
8. Nguyễn Đồng Tiếu, 2000, “Cần có cách nhìn nhận đúng đắn khi đánh giá lạm phát ở Việt Nam”, tạp chí Ngân hàng số 9 năm 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần có cách nhìn nhận đúng đắn khi đánhgiá lạm phát ở Việt Nam
9. Frederic S. Mishkin, Tiền tệ-ngân hàng và thị trưòng tài chính, 1994, NXB Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ-ngân hàng và thị trưòng tài chính
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
10. Niên giám thống kê các năm 1999, 2000, 2001, 2001, NXB Thống Kê Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tỉ lệ tăng trưởng và tỉ lệ lạm phát các năm trong - Một số biện pháp nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
Bảng t ỉ lệ tăng trưởng và tỉ lệ lạm phát các năm trong (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w