Giai đoạn từ 1999 đến nay 1 Giai đoạn 1999-

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

2.3.1. Giai đoạn 1999-2001

2.3.1.1. Tình hình kinh tế và nguyên nhân gây ra lạm phát

Cuộc khủng hoảng tài chính -tiền tệ Châu á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 làm cho nước ta chịu sức ép ngày càng tăng. Kinh tế trải qua hiện tượng giảm giá liên tục, sức mua giảm sút, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu có dấu hiệu suy giảm, sản xuất trong nước rơi vào tình trạng trì trệ, hàng hóa ứ đọngnhiều, tỉ lệ thất nghiệp ra tăng. . .

Một trong những biểu hiện của sự suy giảm nền kinh tế là hiện tượng giảm phát. Vậy giảm phát là gì?

Tình hình kinh tế

_ giá cả thị trưòng có xu hướng giảm

+ năm 1999 giá cả thị trưòng có nhiều diễn biến bất thường : giá cả liên tục giảm trong 8 tháng liền, từ tháng 3 đến tháng 12. Đặc biệt tháng 10 năm 1999 CPI giảm 0,8% so với tháng 12 năm 1998. Chỉ số giá lương thực tháng 10 năm 1999 sút giảm 10,5% so với tháng 12 năm 1998, sự sụt giảm giá lương thực làm cho CPI chung hầu như không tăng ( do tỉ trọng của hàng lương thực trong rổ hàng hóa lớn).

+ Năm 2000, CPI cả năm giảm 0,6% so với năm 1999.

+ Sáu tháng đầu năm 2001 CPI vẫn giảm, CPI tháng 6/2001 giảm 0,3% so với tháng 6/2000 và giảm 0,7% so với tháng 12/2000. CPI giảm liên tục trong 3 tháng liên tiếp,tháng 3 giảm 0,7%, tháng 4 giảm 0,5%, tháng 5 giảm 0,2%. Kết quả là đến cuối năm 2001 nhờ nhiều nỗ lực, chúng ta đã đẩy được tỉ lệ lạm phát lên 0,8%.

_ Tình trạng ứ đọng sản phẩm, sản xuất cầm chừng xảy ra ở một số sản phẩm và một số khu vực, đặc biệt là khu vực nhà nước :

+ Số hàng tồn kho của Tổng công ty 90-91 trong 6 tháng đầu năm 1999 đã lên tới 60. 000 tỷ đồng.

+ Theo báo cáo của IMF có đến 60% doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ, trong đó 16% là thua lỗ triền miên. Tình trạng các công ty tư nhân cũng không có gì khá hơn. Trong năm 1998 và 6 tháng đầu năm 1999 có hàng ngàn xí nghiệp thua lỗ phải đóng cửa, các xí nghiệp lớn thì hoạt động cầm chừng.

+ tỉ lệ thất nghiệp năm 1999 ở Hà Nội là 10,3% và ở thành phố Hồ Chí Minh là 7,04%. . .

_ Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm : từ tốc độ tăng trưởng GDP năm 1996 là 9,34% xuống còn 8,15% năm 1997, 5,8% năm 1998, 4,8% năm

Nguyên nhân:

Một là : giá hàng nông sản giảm mạnh, đặc biệt là giá lương thực, cà phê, hạt tiêu, hạt điều làm giảm thu nhập của nông dân, ảnh hưởng tới sức mua hàng công nghiệp. Từ năm 1998 đến 6 tháng đầu năm 2001 chiư số giá lương thực liên tục giảm : năm 1999gm 7,8%, năm 2000 giảm 7,9%, 6 tháng đầu năm 2001 giảm 5,7%. Giá những hàng hóa trên giảm không chỉ làm cho CPI chung giảm mà nó còn gián tiếp làm cho sức mua và giá cả đầu vào các hàng hóa và dịch vụ khác giảm theo

Hai là: nhìn chung hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam chất lượng thấp, giá thành cao nên không có điều kiện cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng nhập khẩu trốn lậu thuế, do đó giá cả hàng hóa công nghiệp và dịch vụ đang có xu hướng giảm giá để có thể cạnh tranh được với hàng hóa nhập khẩu.

Ba là : cơ cấu tăng trưởng kinh tế giữa khu vực công nghiệp và nông nghiệp là không hợp lý, làm ch thu nhập và theo đó là sức mua của nông dân, là bộ phận dân cư lớn nhất nước không tăng lên được.

Bốn là: tình trạng vốn ứ đọng ở các ngân hàng phản ánh người có tiền không muốn bỏ vốn vào đầu tư. Nợ khó đòi và nợ quá hạn ở các ngân hàng lớn.

Năm là : đầu tư nước ngoài suy giảm mạnh. Tốc độ giảm trung bình khoảng 24%/ năm trong giai đoạn 1997-2000

Sáu là, tỉ lệ tăng trưởng giá trị xuất khẩu giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á.

Bảy là: trong khi nước ta đang duy trì ổn định tỉ giá thì các đồi tác thương mại trong khu vực phá giá đồng tiền làm cho nhiều mặt hàng trong nước đắt hơn hàng ngoại, chúng ta lâm vào thế cạnh tranhko thuận lợi so với bên ngoài.

Tám là : hậu quả của hiệu ứng lây lan do suy thoái và giảm phát khu vực.

Chín là : sự chậm trễ trong việc cải tiến những chính sách vĩ mô của Chính phủ, làm cho nước ta đạt được ít kết quả trong cạnh tranh. Vai trò điều tiết của nhà nước còn rất nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w