Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài người viết tập trung nghiên cứu một số vấn đề xung quanh tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự Việt
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
MSSV: 5075305 Lớp: Luật Tư pháp 3 – K33
Cần Thơ, 4/2011
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
MSSV: 5075305 Lớp: Luật Tư pháp 3 – K33
Cần Thơ, 4/2011
Trang 3MỤC LỤC
Lời mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2
5 Kết cấu của đề tài 2
Chương 1 Những vấn đề chung về tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam Hiện hành 1.1Khái quát chung về tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính 4
1.1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính 4
1.1.2 Những tội danh cụ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính 5
1.1.3 Các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính 6
1.1.3.1 Mặt khách thể của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính 6
1.1.3.2 Mặt khách quan của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính 6
1.1.3.3 Mặt chủ thể của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính 7
1.1.3.4 Mặt chủ quan của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính 7
1.2 Khái quát chung về tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành 7
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất của tội chống người người thi hành công vụ 7
1.2.1.1 Khái niệm của tội chống người thi hành công vụ 8
1.2.1.2 Đặc điểm của tội chống người thi hành công vụ 10
1.2.1.3 Bản chất của tội chống người thi hành công vụ 11
1.2.2 Những điểm mới về tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành 12
1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện của tội chống người thi hành công vụ 12
1.2.3.1 Nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội 13
1.2.3.2 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến vấn đề quản lý xã hội 14
Trang 41.2.3.3 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến vấn đề ý thức pháp luật của người
dân 16
1.2.3.4 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật 19
1.2.4 Quy định về tội chống người thi hành công vụ ở một số nước trên thế giới 20
1.2.4.1 Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự của Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ 21
1.2.4.2 Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Nhật Bản 21
1.2.4.3 Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc 22
Chương 2 Tội chống người thi hành công vụ và những quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành 2.1 Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành 23
2.1.1 Dấu hiệu pháp lý của tội chống người thi hành công vụ 24
2.1.1.1 Mặt chủ thể của tội chống người thi hành công vụ 24
2.1.1.2 Mặt khách thể của tội chống người thi hành công vụ 24
2.1.1.3 Mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ 25
a Hành vi Khách quan của tội chống người thi hành công vụ 25
b Hậu quả 27
c.Các dấu hiệu khách quan khác 27
2.2.1.4 Mặt chủ quan của tội chống người thi hành công vụ 28
a.Lỗi của người phạm tội 28
b.Động cơ và mục đích của người phạm tội 28
2.2 Các trường hợp phạm tội cụ thể 28
2.2.1 Phạm tội không có tình tiết định khung hình phạt trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành ( khoản 1 Điều 257) 28
2.2.2 Các trường hợp phạm tội cụ thể trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành (khoản 2 Điều 257) 29
2.2.2.1 Phạm tội có tổ chức 29
2.2.2.2 Phạm tội nhiều lần 33
2.2.2.3 Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội 33
2.2.2.4 Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng 34
2.2.2.5 Tái phạm nguy hiểm 35
2.3 Phân biệt tội chống người thi hành công vụ trong BLHS Việt Nam hiện hành với một số tội khác 36
Trang 52.3.1 Phân biệt với tội gây rối trật tự công cộng (Điều 245 BLHS Việt Nam hiện hành)
36
2.3.2 Phân biệt với tội chống mệnh lệnh (Điều 316 BLHS Việt Nam hiện hành) 37
2.3.3 Phân biệt với Khoản 1 điểm k tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác (Điều 104 BLHS Việt Nam hiện hành) 38
2.4 Đường lối xử lý đối với tội chống người thi hành công vụ trong giai đoạn hiện nay 38
Chương 3 Thực trạng của tội chống người thi hành công vụ - nguyên nhân và giải pháp 3.1 Thực trạng, diễn biến của tội chống người thi hành công vụ trong giai đoạn hiện nay 40
3.1.1 Về số vụ và số người phạm tội 42
3.1.2 Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ 43
3.1.2.1 Về nhân thân của người phạm tội 44
3.1.2.2 Địa bàn phạm tội 45
3.1.2.3 Đối tượng phạm tội 45
3.1.2.4 Hậu quả của tội chống người thi hành công vụ 49
3.2 Bất cập trong quá trình đấu tranh, phòng chống tội phạm chống người thi hành công vụ trong giai đoạn hiện nay 50
3.2.1 Những bất cập xuất phát từ quy định của Pháp luật Hình sự hiện hành 50
3.2.1.1 Trong việc áp dụng Điều 257 BLHS Việt Nam hiện hành 50
3.2.1.2 Trong quy định tại Điều 257 BLHS Việt Nam hiện hành 53
3.3.2 Về phương diện kinh tế - xã hội 55
3.2.3 Về phương diện quản lý xã hội và công tác giáo dục pháp luật 56
3.3 Mộ số giải pháp trong công tác đấu tranh, phòng chống người thi hành công vụ trong giai đoạn hiện nay 58
3.3.1 Củng cố, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật Hình sự về tội chống người thi hành công vụ trong BLHS Việt Nam hiện hành 58
3.3.2 Giải pháp về kinh tế - xã hội 60
3.3.3 Tăng cường công tác giáo dục ý thức pháp luật và tổ chức quản lý xã hội 61
3.3.3.1 Giải pháp trong công tác giáo dục pháp luật 61
3.3.3.2 Giải pháp trong việc tổ chức quản lý xã hội 62
Kết luận 64
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- -
@
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2011
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
- -
@
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2011
Trang 8VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
TAND: Tòa án nhân dân
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
VKS: Viện kiểm sát
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
¬ ¬ ¬
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương và biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, một số tội phạm có xu hướng gia tăng Đặc biệt
là tội phạm hình sự nguy hiểm như: giết người để cướp tài sản, cướp giật… có xu hướng gia tăng về số lượng và tính chất nghiêm trọng Đáng quan tâm là tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ - loại tội phạm thể hiện rất rõ thái độ coi thường pháp luật của người tội phạm
Ngày 23 tháng 12 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ nước ta đã phê duyệt bốn đề
án của Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm Trong đó đề án ba: “Đấu tranh
phòng, ch ống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế” Tội phạm chống người thi hành công vụ được xác định là một trong
những tội phạm hình sự nguy hiểm
Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong công tác quản lý lĩnh vực hành chính nhà nước (cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, cán bộ tòa án, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng,…) Tuy nhiên, có một số người lại có những hành vi chống đối lại Hành vi đó theo pháp luật quy định là hành vi chống người thi hành công cụ và nó được biểu hiện
là thái độ xem thường pháp luật, kỷ cương phép nước, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng xấu đến sự quản lý xã hội của Nhà nước đồng thời cũng ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Mặt khác hành vi chống người thi hành công vụ còn xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người thi hành công vụ đã thế nghiêm trọng hơn là tiềm ẩn nguy cơ gây rối trật tự công cộng và kéo theo các tội phạm khác phát triển Vì vậy, nhìn theo góc
độ xã hội học hay góc độ khoa học hình sự thì theo người viết đây là một loại tội phạm rất nguy hiểm diễn ra ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng với mức độ càng nghiêm trọng về hậu quả, đa dạng về hành vi, phong phú về đối tượng phạm tội Do
đó, cần có một chế tài hình sự thật chặt chẽ để có tính răn đe, phòng, chống tội phạm
có hiệu trong giai đoạn hiện nay
Với những lý do nêu trên, người viết chọn đề tài “Tội chống người thi hành
công vụ trong Bộ luật Hình Sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài nghiên cứu cho luận
Trang 10văn tốt nghiệp của mình Từ đó có thể đề xuất những biện pháp hữu hiệu để kịp thời ngăn chặn tội phạm này
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý của tội chống người thi hành công vụ, tìm ra những điểm khác biệt giữa tội chống người thi hành công vụ với tội khác Đồng thời, đi sâu vào phân tích thực trạng, lý giải nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ Để từ
đó thấy được tình hình gia tăng các loại tội phạm này và đề xuất những biện pháp để ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm trong giai đoạn hiện nay, góp phần làm ổn định an ninh, trật tự xã hội
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài người viết tập trung nghiên cứu một số vấn
đề xung quanh tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự Việt Nam, khái quát sự hình thành tội này trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, một số nội dung cơ bản của tội này như: khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu pháp lý và những trường hợp cụ thể….Bên cạnh đó, người viết tìm hiểu thêm một số quy định của loại tội phạm này trong hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới
Mặt khác, người viết còn đi sâu phân tích những thực trạng và các bất cập trong
pháp luật hiện hành để từ đó đề xuất hướng hoàn thiện chế định này nhằm phòng chống tội phạm xảy ra
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Nhằm hoàn thiện luận văn một cách tốt nhất, người viết đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu sau để hoàn thành tốt luận văn này :
- Phương pháp phân tích luật viết dùng để tìm hiểu các quy định của PLHS Việt Nam hiện hành;
- Phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra xã hội học, vận dụng các quy định của pháp luật về tội chống người thi hành công cụ để đối chiếu với thực tiễn;
- Phương pháp liệt kê, thống kê từ sách bình luận khoa học, giáo trình, tạp chí, tài liệu, trang web có liên quan
5 Kết cấu của đề tài:
Ngoài Mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn còn có các nội dung sau:
1)Lời nói đầu;
2)Nội dung ba chương;
Trang 11Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành
Trong Chương này, người viết khái quát sơ lược về Tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, bên cạnh đó tìm hiểu thêm một số vấn đề chung về Tội chống người thi hành công vụ
Chương 2: Tội chống người thi hành công vụ và những quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành
Từ những tìm hiểu sơ lược ở Chương 1, người viết phân tích sâu hơn các dấu hiệu pháp lý, các trường hợp phạm tội và các hình phạt dành cho Tội chống người thi hành công vụ
Chương 3: Thực trạng của Tội chống người thi hành công vụ - Nguyên nhân
và giải pháp
Những tiền đề ở hai Chương trên là cơ sở để nhận định và đánh giá thực trạng Tội chống người thi hành công vụ trong giai đoạn hiện nay đồng thời đưa ra những nguyên nhân, bất cập và giải pháp để hoàn thiện những nguyên nhân và bất cập đó 3)Kết luận
Khi thực hiện đề tài này, người viết gặp khó khăn do trình đ ộ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm và thực tiễn hạn hẹn, tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu đề tài cũng không nhiều Do vậy, việc nghiên cứu còn nhiều điểm chưa thật sự chặt chẽ và hạn chế, kính mong nhận đ ược sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn để bài viết đ ược hoàn thiện hơn Đồng thời, người viết xin gửi lời cảm ơn đ ến Thầy Phạm Văn Beo đ ã tận tình hướng dẫn người viết hoàn thành luận văn này Xin cảm ơn Thầy!
Trang 12PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
HIỆN HÀNH
Tội chống người thi hành công vụ là một trong những tội nằm trong Chương XX của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính Vì vậy, khi nghiên cứu tội chống người thi hành công vụ thì việc nghiên cứu khái quát những nội dung cơ bản của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là hết sức cần thiết như: khái niệm, đặc điểm, bản chất Qua đó, thấy rõ hơn tính nguy hiểm của tội này không kém những hành vi xâm phạm khác thể của loại tội phạm khác Chống người thi hành công vụ không những gây trở ngại cho hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
mà còn gây ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng và tính mạng, danh dự, sức khỏe, nhân phẩm của người thi hành công vụ Đó cũng là ý nghĩa của việc phân tích những nội dung cơ bản của tội chống người thi hành công vụ như: khái niệm, đặc điểm, bản chất, nguyên nhân và điều kiện phát sinh của hành vi chống người thi hành công vụ
1.1 Khái quát chung về tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
1.1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Quản lý hành chính là bộ phận quan trọng trong quản lý xã hội của Nhà nước Hoạt động hành chính nhà nước được thực hiện bởi cơ quan nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Để thực hiện hoạt động ấy, Nhà nước thành lập các
cơ quan nhà nước và ban hành văn bản pháp luật Trật tự quản lý hành chính được cơ quan Nhà nước, người thi hành công vụ, công dân trong xã hội duy trì trên cơ sở quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, trong đó quy phạm pháp luật hành chính có vai trò quan trọng Việc xử lý về mặt hình sự các hành vi xâm phạm trật tự quản lý hành chính là cần thiết để góp phần làm ổn định trật tự, kỷ cương xã hội
Tham gia vào hoạt động quản lý hành chính có cơ quan nhà nước, người thi hành công vụ, tổ chức xã hội và mọi công dân xã hội Hành vi vi phạm quy định hành chính trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, chống người thi hành công vụ gây rối loạn hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước không những bị xã hội lên án, trong những
Trang 13trường hợp pháp luật quy định còn là tội phạm Hành vi vi trật trật tự hành chính gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức hoặc công dân BLHS không quy định trực tiếp về khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý
hành chính nhưng dựa vào các CTTP tại chương XX có thể rút ra khái niệm sau: “Các
tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động bình thường của Nhà nước và xã hội trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước” 1
1.1.2 Những tội danh cụ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999( sửa đổi, bổ sung năm 2009) các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính được quy định từ Điều 257 đến Điều 276 tại chương
XX bao gồm các tội phạm sau:
1 Tội chống người thi hành công vụ ( Điều 257)
2 Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân ( Điều 258)
3 Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự ( Điều 259)
4 Tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân dự bị nhập ngũ ( Điều 260)
5 Tội làm trái quy định về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự ( Điều 261)
6 Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự ( Điều 262)
7 Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước ( Điều 263)
8 Tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước, tội làm mất bí mật Nhà nước ( Điều 264)
9 Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc ( Điều 265)
10 Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức ( Điều 266)
11 Tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức ( Điều 267)
12 Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội ( Điều 268)
13 Tội không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính ( Điều 269)
14 Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở ( Điều 270)
15 Tội vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng
âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác ( Điều 271)
1 Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Tập 2 – Trường Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công an nhân dân, trang 259
Trang 1416 Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng ( Điều 272)
17 Tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới ( Điều 273)
18 Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại Việt Nam trái phép ( Điều 274)
19 Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép( Điều 275)
20 Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy ( Điều 276)
1.1.3 Các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Cũng như các loại tội phạm khác, các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính cũng bao gồm bốn yếu tố cấu thành sau: mặt khách thể, mặt chủ thể, mặt khách quan
và chủ quan của tội phạm
1.1.3.1 Mặt khách thể của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu, đòi hỏi của các tổ chức và cá nhân mà
vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, nghĩa là vì chúng mà họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình Khách thể là cái thúc thẩy các tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật2 Không phải hành vi nào xâm phạm đến những quan hệ pháp luật đó điều là hành vi phạm tội, nội dung của hành vi phải gây thiệt hại đến mức “nguy hiểm đáng kể” mới bị coi là phạm tội
Khách thể của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính là quan hệ xã hội được hình thành thông qua hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước trong
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ
quan tổ chức, đến trật tự quản lý hành chính của các cơ quan Nhà nước đồng thời cũng xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của công dân và các tổ chức
1.1.3.2 Mặt khách quan của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Khách quan là những gì tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người Các biểu hiện bên ngoài của tội phạm tạo thành mặt khách quan của tội phạm Các biểu hiện đó gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nghuy hiểm cho
xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả; các biểu hiện ra bên ngoài khác của tội phạm như công vụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội
Hành vi khách quan của các tội trong chương này là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động Các tội phạm được
2 Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 1988
Trang 15thực hiện bằng hành động như: chống người thi hành công vụ, tội giả mạo chức vụ, cấp bậc; tội sửa giấy chứng nhận, và các tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội làm giả con dấu v v…Các tội thực hiện bằng không hành động như: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự; tội không chấp hành lệnh gọi quân nhân nhập ngũ….Ngoài ra còn có một số tội được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động
Đa số các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính có cấu thành tội phạm hình thức Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi được nêu trong điều luật quy định Ngoài ra, trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Trong số các CTTP của các điều luật tại Chương
XX này có hai CTTP tại các Điều 266, 267 BLHS Việt Nam 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) có dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
1.1.3.3 Mặt chủ thể của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Tội phạm trước hết là hành vi Bởi vậy, tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi chủ thể xác định Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam xác định chủ thể của tội phạm là: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm Người
từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng” (Điều 12)
Các tội trong Chương này có dấu hiệu của chủ thể chung: người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt một độ tuổi nhất định Tuy nhiên, có một số chủ thể của một số tội đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt: Điều 259, 260, 262, 263, 264 và Điều 269 BLHS năm 1999 ( Sửa đổi, bổ sung năm 2009)
1.1.3.4 Mặt chủ quan của tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện là mặt bên trong của tội phạm thể hiện thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi của mình và đối với hậu quả do hành vi của tội phạm gây ra
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính phần lớn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý ( trực tiếp hoặc gián tiếp), người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi cũng như hậu quả sẽ xảy nhưng mong muốn hoặc để mặc cho xảy ra Trong số 20 tội tại Chương này thì chỉ một Điều là tội vô ý: Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu nhà nước( Điều 264)
Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc của các tội ở chương này
1.2 Khái quát chung về Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất của Tội chống người thi hành công vụ
Trang 161.2.1.1 Khái niệm của Tội chống người thi hành công vụ:
Trong BLHS đầu tiên của nước ta năm 1985, tội chống người thi hành công vụ được quy định tại chương VIII: Các tội xâm phạm an toàn trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính, mục C, Điều 205 như sau: “Người nào dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực chống người thi hành công vụ cũng như dùng mọi thủ đoạn ép họ thực hiện những hành vi trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định ở Điều 101 và điều 109 BLHS năm 1985, hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác…”
Trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Bộ luật hình sự 1985, Bộ luật hình sự 1999 đã quy định tội chống người thi hành công vụ tại Điều 257, chương XX: Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính Theo Khoản 1 Điều 257 BLHS Việt Nam hiện hành định nghĩa “Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng những thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của
họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật”
Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu được, tội chống người thi hành công vụ là hành
vi dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc những thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, những hành vi này là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, đến trật tự quản lý hành chính của cơ quan Nhà nước Ngoài ra còn xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của người thi hành công vụ
Từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời cho đến nay đã gần 10 lần sửa đổi, bổ sung ( kể cả lần sửa đổi, bổ sung gần đây 2009 có hiệu lực ngày 1 – 1 – 2010) thì chưa
có văn bản nào hướng dận áp dụng tội chống người thi hành công vụ Cho nên, việc hướng dẫn áp dụng tội này vẫn theo quy định của NQ 04/HĐTP ngày 29 tháng 11 năm
1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội của BLHS năm 1985
Nội dung của Nghị quyết 04/HĐTP quy định:
- “Công vụ là công việc mà cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện”
- “Người thi hành công vụ là người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là công dân được làm nhiệm vụ tuần tra canh gác… theo kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phục vụ lợi ích chung của nhà nước và xã hội như cán bộ thuế, cảnh sát, đội viên, dân phòng…”
Trang 17Hướng dẫn của nghị quyết đã chỉ ra dấu hiệu để xác định một người đang thi hành công vụ bao gồm:
- Có chức năng và quyền hạn hoặc do cơ quan nhà nước trao cho quyền hạn
- Công việc đang thực hiện phải là công việc phục vụ lợi ích chung của nhà nước và xã hội
- Đang thi hành công vụ
Trên thực tế chúng ta có thể nhận biết được một người đang thi hành công vụ căn cứ vào các dấu hiệu rõ ràng về đồng phục đặc trưng của công vụ, giấy tờ hợp pháp, đeo phù hiệu hoặc thẻ nghề nghiệp… trong trường hợp không có những dấu hiệu
đó thì người đang thi hành công vụ phải được mọi người hoặc ít nhất là người thực hiện hành vi phạm tội hoặc người phạm tội biết rõ tư cách của mình Do vậy nghị quyết còn hướng dẫn “Người đang thi hành công vụ vì nghĩa vụ công dân (như đuổi bắt kẻ phạm tội đang chạy trốn) tuy không phải người thi hành công vụ nhưng nếu do công vụ mà bị giết thì họ có thể được hưởng các chính sách xã hội như đối với người thi hành công vụ”
Nghiên cứu về tội chống người thi hành công vụ, có một vấn đề cần được chú ý đến, cần được làm rõ Đó là có những trường hợp hành vi chống người thi hành công
vụ không cấu thành tội chống người thi hành công vụ mà có thể cấu thành tội khác hoặc chỉ bị xử lý vi phạm hành chính, nhưng cũng có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay xử lý về mặt hành chính ở đây việc làm rõ khi nào hành vi chống người thi hành công vụ không cấu thành tội chống người thi hành công vụ có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đường lối xử lý đối với người có hành vi này
Có những trường hợp một người tuy được giao thực hiện công vụ, có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhưng đã vượt quá giới hạn được giao dẫn đến việc xâm phạm từ phía người khác Cũng có trường hợp người thi hành công vụ đã không thực hiện đúng, không thực hiện đầy đủ công việc được giao, thậm chí họ còn làm trái công vụ đó, lợi dụng tính chất công quyền của công vụ để sử dụng vào mục đích tư lợi, gây phương hại đến quyền lợi của người khác, dẫn đến việc phản ứng trở lại từ phía người đó và hậu quả là người được giao nhiệm vụ không hoàn thành được công vụ Trong trường hợp đó thì hành vi gọi là chống người thi hành công vụ có thể không cấu thành tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 257 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
Trang 181.2.1.2 Đặc điểm của Tội chống người thi hành công vụ:
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 Chương XX Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thuộc nhóm tội “ Xâm phạm trật tự quản lý hành chính ” Ta có thể thấy được tội này đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, đến trật tự quản lý hành chính của cơ quan Nhà nước, gây rối loạn trật tự xã hội và đây còn là hành vi rất nguy hiểm Không phải hành
vi nào cũng xem tội Theo Luật Hình sự Việt Nam hiện hành, hành vi được xem là tội phạm khi hội đủ bốn yếu tố: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi và tính chịu phạt
a Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
Là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm, bởi nó vừa là thuộc tính và nội dung của tội phạm
Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi rất nguy hiểm cho xã hội, xem thường pháp luật, chống lại người thi hành công vụ là xâm phạm đến hoạt động bình thường, đúng đắn của cơ quan Nhà nước, bên cạnh đó làm giảm hiệu lực quản lý của
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội Có thể nói hành vi này cũng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của những người thi hành công vụ Trong một số trường hợp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Khoản 1 Điểm d Điều 93 Tội giết người hay Khoản 1 Điểm k Điều 104 Tội cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Điểm khác biệt của loại tội phạm này với tội phạm khác là “người thi hành công vụ” và đây cũng là đối tượng tác động của tội phạm
b Tính trái pháp luật hình sự:
Theo luật Hình sự Việt Nam hiện hành, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi
là tội phạm khi nó được quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Bộ luật hình sự nước ta thể hiện rất rõ điều này khi khẳng định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự….” và tại Điều 2 BLHS : “ Chỉ người nào phạm tội đã được Bộ Luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” Đây là dấu hiệu bắt buộc
Chỉ “ người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành
vi trái pháp luật” được xem là trái với quy định tại Điều 257 BLHS Việt Nam hiện hành – thể hiện tính trái pháp luật hình sự
c Tính có lỗi của tội phạm:
Trang 19Về bản chất, lỗi là một nội dung của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nhưng để thừa nhận lỗi là nguyên tắc cơ bản, Luật Hình sự Việt Nam đã coi lỗi là một dấu hiệu độc lập của tội phạm
Theo lý luận luật hình sự, lỗi là thái độ chủ quan của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý Lỗi của tội chống người thi hành công vụ là lỗi cố ý trực tiếp Ngoài ra, để được xem là người có hành vi chống người thi hành công vụ có lỗi thì cần phải xem xét đến hai điều kiện:
- Người đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự
và không thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại Điều
vụ thì không bị xem là có lỗi và không chịu TNHS
d Tính chịu hình phạt của tội phạm:
Một hành vi khác không phải là tội phạm thì không có nguy cơ đe dọa áp dụng hình phạt Hình phạt luôn gắn liền với tội phạm và chỉ áp dụng hình phạm đối với người có hành vi phạm tội Tội chống người thi hành công vụ là tội phạm nên nó cũng
có hình phạt dành cho người phạm tội
1.2.1.3 Bản chất của tội chống người thi hành công vụ:
Xã hội loài người phát triển đến một mức độ nhất định thì sẽ có sự tư hữu về giai cấp và tư liệu sản xuất Từ đó hình thành nên tội phạm nói chung, tội chống người thi hành công vụ nói riêng và sự ra đời của Nhà nước là một tất yếu để duy trì trật tự xã hội Nhà nước ban hành pháp luật dùng làm công cụ để điều hành xã hội, thực hiện chức năng của mình Theo đó, Nhà nước xem xét những hành vi nào trong xã hội gây nguy hiểm đáng kể xâm hại đến lợi ích xã hội, lợi ích giai cấp để tuyên bố đó là tội phạm và quy định các biện pháp cưỡng chế đối với hành vi đó Đối với tội chống người thi hành công vụ cũng vậy Tính nguy hiểm cho xã hội của tội chống người thi hành công vụ là hành vi xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, đến trật tự quản lý hành chính của cơ quan Nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội Ngoài ra, tội này còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người thi hành công vụ
Trang 201.2.2 Những điểm mới trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành
Bộ luật Hình sự năm 1999( Sửa đổi, bổ sung năm 2009) là sự kế thừa và phát huy của Bộ luật Hình sự năm 1985 So với Điều 205 trong Bộ luật Hình Sự 1985 thì Điều
257 trong Bộ luật Hình Sự năm 1999 có nhiều tiến bộ hơn
Bên cạnh những điểm giống nhau về dấu hiệu pháp lý và hình phạt (cả hai tội đều
có hình phạt chính) thì hai điều luật này có sự khác nhau cơ bản như sau:
Tại Điều 257 BLHS năm 1999 quy định trách nhiệm hình sự nặng hơn
Theo Khoản 1 Điều 205 BLHS năm 1985 quy định “hình phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” trong khi đó tại Khoản 1 Điều 257 BLHS năm 1999( sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “ hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”
Các trường hợp phạm tội cụ thể, Điều 257 BLHS năm 1999( Sửa đổi, bổ sung
năm 2009) quy định nhiều tình tiết tăng nặng hơn
Khoản 1 Điều 205 BLHS năm 1985 quy định “ nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 101 và Điều 109…” thì tại Điều 257 BLHS năm 1999 đã không còn,
vì quy định đó không cần thiết nữa
Khoản 1 Điều 205 BLHS năm 1985 quy định “Người nào dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ cũng như dùng mọi thủ đoạn cưỡng ép
họ thực hiện hành vi trái pháp luật” thì khoản 1 Điều 257 BLHS năm 1999 quy định“ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công
vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật”
Khoản 2 Điều 205 BLHS năm 1985 chỉ quy định một trường hợp phạm tội là
“gây hậu quả nghiêm trọng” trong khi đó, Khoản 2 Điều 257 BLHS năm 1999 quy định nhiều tình tiết tăng nặng hơn:
a/ Có tổ chức;
b/Phạm tội nhiều lần;
c/ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d/ Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ/ Tái phạm nguy hiểm
So với BLHS năm 1985 thì BLHS năm 1999 bổ sung nhiều tình tiết mới đầy đủ hơn, chi tiết hơn, phản ánh được công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay, giúp cho việc điều tra, truy tố và xét xử thuận lợi hơn
1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện của Tội chống người thi hành công vụ
Có thể hiểu nguyên nhân và điều kiện phát sinh của tội phạm cụ thể là những dấu hiệu, đặc điểm, tính chất của nhân thân và tình huống bên ngoài tác động vào ý thức
Trang 21của con người một cách vô ý hoặc cố ý đã dẫn đến hành vi phạm tội Nguyên nhân được xem là yếu tố trực tiếp làm phát sinh tội phạm Còn điều kiện tuy không là yếu tố trực tiếp nhưng nó tạo điều kiện cho tội phạm xảy ra thuận lợi hơn Điều kiện phát sinh tội phạm có mối quan hệ tác động qua lại với nguyên nhân phát sinh tội phạm
1.2.3.1 Nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội:
- Nền kinh tế thị trường đã trực tiếp tác động đến các tầng lớp trong xã hội về vật chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng không nhỏ đến các tư tưởng và chuẩn mực giá trị của xã hội Các giá trị truyền thống đạo đức xã hội, quan hệ giữa con người với con người dần dần bị xói mòn Do ảnh hưởng tiêu cực của phim ảnh bạo lực, nhu cầu, lối sống đạo đức của một bộ phận quần chúng nhân dân nhất là giới trẻ bị thoái hóa, xuống cấp, thậm chí coi thường kỷ cương, pháp luật khi bị đối tượng xấu lôi kéo, kích động, xúi giục dễ nảy sinh hành vi chống người thi hành công vụ Những khó khăn đó đã tác động trực tiếp đến người dân dẫn đến tình trạng căng thẳng, mâu thuẫn trong nhân dân, tranh chấp về nhà cửa, đất đai, tài sản… đã làm cho mối quan hệ giữa họ xấu khi Khi
cơ quan Nhà nước can thiệp mà không giải quyết thỏa đáng thì sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn trong phạm vi lớn, thậm chí đối với cơ quan chức năng Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chống người thi hành công vụ trong giai đoạn hiện nay
- Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc đầu tư cho cơ sở vật chất, cơ cấu hạ tầng là hết sức cần thiết Việc đầu tư cho xây dựng các công trình như: nhà ở, khu công nghiệp, trung tâm thương mại….để phục vụ cho việc phát triển kinh tế Do phát triển kinh tế hình thành nhiều khu công nghiệp, khu quy hoạch để phát triển cơ sở hạ tầng, từ đó vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng, đền bù không thỏa đáng dẫn đến quần chúng nhân dân khiếu kiện và lợi dụng việc khiếu kiện quá khích dẫn đến vi phạm pháp luật Trình độ hiểu biết, nhận thức pháp luật của một bộ phận quần chúng nhân dân còn thấp Nhiều trường hợp đối tượng
có hành vi lăng mạ, giằng xé quần áo, phù hiệu, số hiệu của người thi hành công vụ
mà không biết đó là hành vi vi phạm pháp luật Hay nguyên nhân khác khiến một số đối tượng chống người thi hành công vụ là vì "quá bất bình trước cung cách hành xử thiếu văn hóa của một vài người thực thi công vụ nên chống trả" - như một đối tượng thừa nhận Đôi khi vì lời nói, tác phong chưa chuẩn hay sự giải thích pháp luật thiếu logic cũng có thể dẫn tới sự hiểu lầm và bị các đối tượng xấu tấn công Điều đó cho thấy người thi hành công vụ ngoài việc hiểu biết pháp luật cũng cần phải có uy, tác phong, lề lối đúng mực khi làm nhiệm vụ
Trang 22Những đối tượng này biết rất rõ hành vi vi phạm của mình là sẽ bị xử lý nhưng vì cho rằng cung cách hành xử thiếu tế nhị của người thi hành công vụ nên chống trả, mà không hề nghĩ đến hậu quả là sau khi chống trả sẽ bị xử lý nặng hơn
- Trong thời gian hòa nhập nền kinh tế, Việt Nam đang trên đà phát triển nên gặp nhiều khó khăn, chưa thích ứng với điều kiện, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo ngày càng cao Mâu thuẫn từ đó ngày càng đa dạng hơn, hình thành nên những tiêu cực cho con người Sự phát triển nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt với sự phát triển của công nghệ cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm tinh vi hơn xuất hiện nói chung và tội chống người thi hành công vụ nói riêng phát triển ngày càng nhiều
1.2.3.2 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến vấn đề quản lý xã hội
Hoạt động quản lý xã hội là hoạt động có ý nghĩa quan trọng của nhà nước, hoạt động này diễn ra trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa Khi nghiên cứu về tội này ta có thể thấy một số nguyên nhân và điều kiện sau:
- Để quản lý tốt xã hội thì Nhà nước cần ban hành các chủ trương đường lối phù hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, các đường lối chủ trương trong giai đoạn hiện nay mặc dù đã được ban hành nhưng vẫn còn một số bất cập trong việc áp dụng Và điều này đã trở thành một trong những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tội chống người thi hành công vụ cụ thể như sau:
+ Các chủ trương, chính sách do cơ quan Nhà nước ban hành chưa thật sự đồng
bộ, thiếu tính hệ thống nên khi áp dụng gặp nhiều khó khăn với tình hình xã hội như hiện nay Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật được ban hành chưa thật sự đi vào cuộc sống của nhân dân nên người dân chưa thể tiếp thu được
+ Ngoài ra, các văn bản pháp luật được ban hành lại chưa rõ ràng, mang tính chung chung, dẫn đến việc áp dụng pháp luật có nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, chưa thật sự thống nhất với nhau Song những nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, nhất là những tranh chấp về đất đai, về kinh tế, dân sự trong nhiều năm trở lại đây có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc chậm được phát hiện, giải quyết mâu thuẫn kéo dài, không đúng pháp luật, vi phạm quyền lợi của người dân ng lĩnh vực đất đai, thuế, tài chính… Đó là chưa tính đến việc ban hành văn bản pháp luật sai thẩm quyền dẫn đến văn bản giữa các cơ quan có liên quan chồng chéo với nhau, không phân định rõ thẩm quyền của nhau Có thể nói, đây là môi trường rất thuận lợi cho Tội chống người thi hành công vụ phát triển và tồn tại trong thời gian qua
Trang 23-Trên cơ sở đánh giá chung, bộ máy Nhà nước ta hiện nay quá cồng kềnh, dẫn đến kém hiệu lực quản lý, việc bố trí cán bộ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng còn nặng tính hình thức, trình độ của cán bộ công chức còn nhiều hạn chế…
Hiện nay Nhà nước ta có nhiều chủ trương cải cách hành chính, tăng cường lòng tin trong nhân dân khi tiếp xúc với cán bộ của cơ quan Nhà nước nhưng chưa đem lại hiệu quả, do tâm lý “con ông, cháu cha” vẫn còn tồn tại Ngoài ra còn có tình trạng thừa người kém năng lực, thiếu người có năng lực dẫn đến tình trạng gây bất mãn và mất lòng tin của nhân dân khi tiếp xúc với các bộ cơ quan Nhà nước Lợi dụng tình trạng này Tôi phạm chống người thi hành công vụ hình thành và phát triển
Công tác quản lý của Nhà nước về trật tự xã hội còn nhiều yếu kém Việc quản lý học sinh, sinh viên bỏ học, không có công ăn việc làm còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh thiếu niên còn nhiều khó khăn và bất cập chưa thật sự hiệu quả Khi thanh thiếu niên tụ tập, hình thành nên những băng nhóm hung hăng, có tính chất côn đồ một khi bị trấn áp sẽ
có hành vi chống đối lại người thi hành công vụ
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại vấn đề thủ tục hành chính khá phiền hà ở nhiều nơi Muốn rút ngắn thủ tục hành chính cho nhanh và tiện lợi hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số tội phạm khác phát triển như: tội đưa hối lộ Khi phân tích vấn đề Tội chống người thi hành công vụ ta thấy rằng có một số trường hợp xuất phát từ sự mất lòng tin ở nhân dân dành cho cơ quan Nhà nước khi giải quyết không thỏa đáng những yêu cầu và đề xuất họ đưa ra, thái độ ứng xử, giải thích pháp luật của cán bộ công chức chưa thật sự logic cũng có thể dẫn đến sự hiểu lầm tạo điều kiện cho kẻ xấu tấn công Một câu hỏi đặt ra là có phải một trong những nguyên nhân dẫn đến Tội chống người thi hành công vụ là xuất phát từ phía cơ quan Nhà nước và đặc biệt là cán bộ Nhà nước thi hành nhiệm vụ được giao? Bên cạnh những cán bộ yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn, tác phong nghề nghiệp….Còn có những cán bộ tuy làm việc nhiệt tích cực nhưng lại yếu kém về kinh nghiệm khi làm việc nhất là đối với cán bộ mới ra trường, chiến sĩ công an tạm tuyển… Khi giải quyết vấn đề với nhân dân chưa thật sự rõ ràng, còn vòng vo
Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là thái độ hống hách, ỷ lại quyền hạn, không tôn trọng nhân dân trong việc giải đáp các thắc mắc ,yêu cầu khiếu nại gây ra tâm lý bất bình đẳng và căng thẳng, điều này như ngòi đuốt dẫn đến tình trạng chống người thi hành công vụ một cách bộc phát trong giai đoạn hiện nay
Thực tế cho thấy rằng, đa số các vụ án chống người thi hành công vụ đều nhằm vào các lực lượng: Công an, Kiểm lâm, thuế vụ, bộ đội biên phòng, hải quan nhiều
Trang 24nhất là Công an nhân dân (nhất là Cảnh sát giao thông) Dẫn đến việc chống người thi hành công vụ như vậy cũng một phần xuất phát từ phía người thi hành công vụ Họ phải xem lại chính bản thân mình vì sao người dân lại thiếu tôn trọng và dẫn đến chống người thi hành công vụ, phải chăng tác phong nghề nghiệp của họ chưa thật sự tốt? Trong cuộc khảo sát lấy ý kiến của người dân, về thái độ phục vụ, thì một trong những nơi bị đánh giá chỉ số hài lòng thấp nhất, đó là cơ quan công quyền thuộc ngành Công an Người cảnh sát cần bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng giao tiếp với nhân dân
để cải thiện tốt mối quan hệ, xây dựng lòng tin vững chắc để người dân khi tiếp xúc không dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, căng thẳng
1.2.3.3 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến vấn đề ý thức pháp luật của người dân
Tội phạm chống người thi hành công vụ xuất hiện ở mọi tầng lớp trong xã hội, người có hành vi chống người thi hành công vụ không chỉ xuất hiện ở những đối tượng
ăn chơi liêu lỏng, bỏ học, không có việc làm ổn định mà hành vi đó thậm chí còn xuất hiện ở những người có trình độ Đại học, phổ thông và cả những người làm việc trong
cơ quan Nhà nước như: Viện kiểm sát, Công an, Ngân hàng…
Ví dụ: Đội tuần tra dẫn đoàn CSGT Hà Nội đanng làm nhiệm vụ tại ngã tư Phan
Chu Trinh và Trần Hưng Đạo phát hiện hai đối tượng không đội mũ bảo hiểm đã đề nghị dừng xe kiểm tra Nhưng khi Trung úy Lã Mạnh Điển bước xuống kiểm tra bất ngờ hai đối tượng tăng ga bỏ chạy Trung úy Điển theo phản xạ nắm lấy đằng sau giữ
xe lại nhưng đã bị chiếc xe kéo hơn 500m trên phố Phan Châu Trinh với tốc độ cao Đối tượng chỉ dừng lại khi bị nhân dân phối hợp chặn lại Lợi dụng lúc đông người, đối tượng ngồi sau đã nhanh chân chạy trốn Tại Công an phường Phan Châu Trinh, quận Hoàn Kiếm, đối tượng khai nhận tên là Nguyễn Quốc Khánh, trú tại Phường Bạch Đằng, Hoàn Kiếm, hiện là sinh viên năm cuối Khoa tại chức, Trường Đại học Ngoại thương… 3
Hành vi chống người thi hành công vụ ở đây không phải chỉ có ở những đối tượng có trình độ văn hóa thấp, không có việc làm ổn định mà thậm chí vẫn có ở những người có trình độ văn hóa cao, làm việc trong các cơ quan thực thi pháp luật Vấn đề ở đây là ý thức pháp luật của từng người, họ thiếu tôn trọng pháp luật, sự xuống cấp về mặt đạo đức Từ đó dẫn đến hành vi chống đối người thi hành công vụ ở những mức độ khác nhau
3 Http://www.cand.com.vn/vi-VN/phapluat/2009/8/118187.cand Cập nhật ngày 19/08/2009 vào lúc 02:57 PM
Trang 25Ví dụ : TP – Cơ quan Điều tra Công an thành phố Biên Hòa ( Đồng Nai) đang
củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đình Tiên ( Chuyên viên Viện Kiểm sát tỉnh Đồng Nai) về hành vi “ Chống người thi hành công vụ” Trước đó,
sự việc xảy ra khi Đội CSGT Công an thành phố Biên Hòa đang thực thi công vụ, giải quyết vụ tai nạn giao thông xảy ra ở đường Nguyễn Ái Quốc, phường Tân Tiến ( TP Biên Hòa) giữa xe môtô biển kiểm soát 38F8 – 2826, do Nguyễn Đình Tiến điều khiển
và xe môtô biển kiểm soát 52T – 4177
Vụ tai nạn trên xảy ra vào khoảng 13 giờ 30 ngày 26/4, khi Nguyễn Đình Tiên đang điều khiển xe môtô nói trên chạy từ đường Dương Tử Giang ( đường không được
ưu tiên) đã lao vào xe ôtô trên Sau khi nhận được tin báo, Đội CSGT Công an thành phố Biên Hòa đã đến hiện trường để giải quyết vụ tai nạn đồng thời tham gia điều phối giao thông Tuy nhiên, trong khi tổ CSGT đang lập biên bản vụ tai nạn, đưa chiếc môtô gây tai nạn lên xe chuyên dụng của CSGT để đưa về Đội giải quyết thì Nguyễn Đình Tiên đã xông vào chiến sĩ Thọ, giật phăng áo, làm năm chiếc cúc áo của chiến sĩ CSGT bị đứt Chưa dừng lại, vị cán bộ VKS này còn chửi bới, thóa mạ các đồng chí CSGT Trước sự việc chống người thi hành công vụ nghiêm trọng xảy ra, lực lượng công an phường Tân Tiến đã có mặt kịp thời, đồng thời lập biên bản vụ việc, sau đó chuyển hồ sơ lên Công an thành phố Biên Hòa xử lý Được biết, khi đó Nguyễn Đình Tiên sặc mùi rượu bia 4
Theo người viết sự xuống cấp về đạo đức, thái độ thiếu tôn trọng pháp luật được hình thành từ những nguyên nhân sau đây:
- Ở nhà trường ngoài việc giảng dạy kiến thức khoa học cho học sinh, sinh viên một cách đầy đủ thì việc giảng dạy nâng cao ý thức xã hội, các chuẩn mực đạo đức chưa thật sự chú trọng Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho từng địa phương, từng cấp bậc học chưa thật sự mang lại hiệu quả cao chủ yếu là về mặt hình thức người dân chưa thật sự nắm rõ Việc tuyên truyền đa số tập trung vào học sinh, sinh viên, cán bộ công chức chứ chưa đi sâu vào cuộc sống nhân dân, chưa thể tác động đến các đối tượng không có việc làm, không biết luật… Ngoài ra, các hình thức
để tuyên truyền và phổ biến pháp luật chưa thật sự gây sự chú ý đối với người tiếp nhận, họ tiếp nhận với thái độ không nhiệt tình và không tin tưởng
- Bên cạnh đó vẫn có một số đối tượng xem thường pháp luật, đạo đức xã hội Với tâm lý tiêu cực ở người phạm tội đã dẫn đến tính hung hãn, côn đồ bất chấp mọi thủ đoạn, chống trả quyết liệt khi có bất cứ ai tác động đến bản thân của họ Thậm chí
4 vu.html Cập nhật ngày 03/05/2008, 08:51
Trang 26Http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/121123/Can-bo-VKS-gay-tai-nan-chong-nguoi-thi-hanh-cong-có lời nhục mạ, chưởi bới lực lượng cảnh sát, người dân quá khích đập tan nát xe cảnh sát giao thông Có một số người biện minh cho hành động chống đối của mình là do họ không biết hành vi chống đối đó là chống người thi hành công vụ
Ví dụ: Chiều 12/8, tại quốc lộ 3 địa phận xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn đã xảy ra
vụ đốt cháy xe Cảnh sát giao thông của một đối tượng vi phạm Luật Giao thông Đó là
Lê Văn Minh, trú tại xã Xuất Hóa, Bắc Kạn, làm thợ sửa chữa máy công trình Trong khi tổ tuần tra lập biên bản tạm giữ xe, Minh bất ngờ phóng hỏa đốt cháy chiếc môtô của mình (lúc này xe của Minh đã được đưa lên thùng xe ôtô của Công an) gây cháy
dữ dội, lan nhanh bao trùm lên toàn bộ phần đầu xe Cảnh sát giao thông Mặc dù đã được lực lượng Cảnh sát PCCC ứng cứu, song vụ cháy đã khiến toàn bộ đầu xe ôtô của Công an cháy rụi Cơ quan Công an đã tạm giữ Lê Văn Minh để điều tra, xử lý.5Ngoài ra, do mức sống ngày càng được nâng cao, người dân không những muốn
đủ ăn, đủ mặc họ còn muốn vui ăn sang, mặc đẹp, vui chơi….những điều đó dẫn đến tâm lý không muốn làm chỉ muốn hưởng thụ của thanh thiếu niên ngày nay Mặc khác,
do cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao, các bậc phụ huynh chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền, cung cấp tiền cho con đầy đủ, nuông chiều quá mức việc giáo dục con cái dần dần
bị quên lãng Đặc biệt là trường hợp, cậy quyền thế mà xem thường pháp luật, chống người thi hành công vụ một cách táo bạo
Ví dụ: Nguyễn Đức Hậu, con trai ông Bùi Đức Sở - Phó bí thư thường trực kiêm
Chủ tịch HĐND huyện Thủ Thừa, có hành vi chống người thi hành công vụ Ngày 18/1, khi chạy xe gắn máy ngang qua lực lượng CSGT và Cảnh sát cơ động( đang làm nhiệm vụ), Hậu đã có hành vi nẹt pô xe nên CSGT ra hiệu cho Hậu dừng xe để kiểm tra Hậu không chấp hành mà chạy xe tiếp CSGT đuổi theo ép dừng lại, yêu cầu xuất trình giấy tờ nhưng Hậu không có nên Trung sĩ Nguyễn Văn Thịnh lập biên bản xử lý Ngay lập tức Hậu đã đấm vào ngực anh Thịnh và đá văng bộ đàm của một CSGT khác đang cầm trên tay xuống đất Mặc dù bị hai CSGT còng tay khống nhưng Hậu vẫn tiếp tục đá vào người anh Thịnh Người đi đường chứng kiến vụ việc cũng bị Hậu chửi và dọa đánh Hậu còn “hất hàm” hỏi các CSGT với ý hăm dọa rằng có biết ông Bùi Đức Sở( Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thủ Thừa – PV ) là cha mình không? 6
5 http://vietnamtime.org/phap-luat/232802/25/pham-luat-con-chong-nguoi-thi-hanh-cong-vụ Cập nhật lúc 02: 56 ngày 19/08/2009
6
Http://dantri.com.vn/c20/s20-229644/danh-csgt-con-trai-pho-bi-thu-huyen-uy-linh-9-thang-tu-giam.htm
Trang 271.2.3.4 Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến hoạt động của các cơ bảo vệ pháp luật
Trong những gần đây, Tội chống người thi hành công vụ nổi lên như một hiện tượng xã hội, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm được triển khai rộng khắp ở nhiều nơi nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tồn taị và phát triển mạnh, do những yếu tố sau:
- Do một số cơ quan bảo vệ pháp luật làm việc thiếu tránh nhiệm, chưa thật sự hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm dẫn đến nguy cơ tồn tại, phát sinh của loại tội phàm này Trong một số trường hợp, sau khi phát hiện tội phạm do không nắm sớm được sự việc các cơ quan bảo vệ pháp luật không thấy hết trách nhiệm của mình, không cân nhắc kỹ lưỡng biện pháp áp dụng cho thật sự phù hợp mà giải quyết bằng biện pháp cưỡng chế, sử dụngbạo lực dẫn đến tình trạng ngày càng căng thẳng hơn
Trong điều kiện tội phạm phát triển ngày càng manh động, thể hiện tính côn đồ
và liều lĩnh thì ở một số nơi các cơ quan lại đùng đẩy trách nhiệm cho nhau, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan quản lý xã hội và chính quyền địa phương Điều này dẫn đến nắm bắt vụ án không kịp thời, không thể đề ra các biện pháp thích ứng và phù hợp, không có các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những người phạm tội trở về con đường chính nghĩa
Do một số hoạt động thiếu trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng gây mất lòng tin ở một số nhân dân, người dân có thái độ thiếu tôn trọng khiến cho tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ ngày càng phát triển nưh hiện nay
- Trình độ, kiến thức, tác phong nghề nghiệp của một số cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thật sự tốt
Một số cán bộ làm việc trong cơ quan bảo vệ pháp luật cũng như ở một số cơ quan khác chưa thật sự được đào tạo một cách có hệ thống, ý thức trách nhiệm trong công việc của họ chưa thật sự cao, chưa thật sự phát huy tốt câu “ Vì nước quên thân,
vì dân phục vụ” Có một số cán bộ xa lạ với quần chúng nhân dân chưa thật sự hòa đồng, có thái độ hách dịch coi thường quần chúng khi tiếp xúc, đôi khi còn có thái độ thiên vị khi xử phạt các vi phạm phát luật đối với những người có địa vị cao Đôi khi người dân còn bị nhũng nhiễu và cả nhận hối lộ khi vi phạm pháp luật, người dân mất lòng tin vào các cơ quan bảo vệ pháp luật
- Các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ, thông tin liên lạc phục vụ cho công tác của người thi hành công vụ còn sơ sài, không đủ phương tiện kỹ thuật nhất là các phương
Trang 28tiện: súng hơi cay, mũ bảo hiểm, dùi điện, bộ đàm, áo chống đạn… trong khi đó tội phạm lại sử dụng các loại hung khí nguy hiểm như: lựu đạn, mã tấu, dao… Trong lĩnh vực tuần tra kiểm soát giao thông, khi làm nhiệm vụ các lực lượng Cảnh sát giao thông, thậm chí được lực lượng 113 tăng cường cũng chỉ trang bị còi, gậy chỉ huy giao thông làm bằng nhựa, trong khi những vụ án chống đối người thi hành công vụ trong thời gian gần đây đa số các tội phạm sử dụng hung khí từ dao, mã tấu, gạch thậm chí lao vào xe của lực lượng chức năng Có trường hợp khi Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng, đối tượng không dừng mà còn máng cảnh sát giao thông trên cabin hoặc
phía bên cửa sổ chạy đi một đoạn rất xa
Điểm hình như vụ: Chiều 3/2 người dân trên đường Khuất Duy Tiến (Hà Nội)
hoảng hốt chứng kiến một cảnh sát giao thông bám vào cửa xe tải đang chạy sau khi
bị kéo lê, cảnh sát này ngã xuống đường Theo anh Quang Long, người chứng kiến vụ việc, 15h ngày 3/02, khi đang đi trên đường Khuất Duy Tiến, anh thấy một xe tải tạt trước đầu xe mình, theo sau là một cảnh sát giao thông đi xe máy Anh Long cho biết, khi cảnh sát phóng xe lên chặn đầu, tài xế vẫn không chịu dừng Nhân lúc xe tải chạy chậm, cảnh sát này liền đỗ xe máy lại để chặn nhưng lái xe tải vẫn cố tông thẳng, khiến anh phải nhảy sang bên và bám vào cửa xe “Tài xế liền đánh võng trên suốt đoạn đường dài chừng nửa km nhằm hất cảnh sát xuống đường Tôi sợ xảy ra án mạng mà không có bằng chứng nên lấy điện thoại quay lại vụ việc”, anh Long nói Sau một hồi bám vào cửa xe, cảnh sát này đã ngã xuống đường và được người dân chạy tới giúp đỡ Hai cảnh sát khác phóng xe đuổi theo chiếc xe tải 7
Việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của Tội chống người thi hành công vụ giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng thể về tội này cũng như điều kiện phát sinh và tồn tại của loại tội phạm này Từ đó đề ra được những giải pháp đấu tranh và phòng chống Tội chống người thi hành công vụ trong giai đoạn hiện nay một cách có hiệu quả và triệt để nhất
1.2.4 Quy định về Tội chống người thi hành công vụ ở một số nước trên thế giới:
Bộ luật Hình sự năm 1999(sửa đổi, bổ sung năm 2009) không chỉ tổng kết thực tiễn khoa học pháp lý và hoạt động thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong 15 năm qua ở nước ta mà nó còn thể hiện việc tham khảo có chọn lọc hình sự ở một số nước trong khu vực và trên thế giới nhằm tạo điều kiện thực lợi cho việc hợp tác quốc
tế trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay
7 Xem “Cảnh sát giao thông bị xe tải lôi đi trên đường”
Http://www.vinacuoi.vn/home/?module=news&t=5455 Cập nhật lúc 21:47 ngày 04/02/2010
Trang 291.2.4.1 Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự của Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ
Bộ luật Hình sự này có119 Chương gồm 2520 Điều Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 1114 Chương 51 thuộc phần “Giết người” ở Hoa Kỳ không quy định Tội chống người thi hành công vụ như ở nước ta mà quy định là “Tội giết người có công vụ hoặc công chức hợp chủng quốc”
Điều 1114: Tội giết người có chức vụ hoặc công chức hợp chủng quốc
Người nào giết thẩm phán, công tố viên, phó công tố viên, chấp hành viên, phó chấp hành viên hoặc người làm việc trong biên chế của chấp hành viên, phó chấp hành viên, người có chức vụ hoặc công chức của cục điều tra liên bang, của cơ quan bưu điện Hợp chủng quốc, hoặc những người thực hiện công vụ hoặc có liên quann đến công vụ, thì bị phạt theo những quy định tại Điều 1111 (Tội giết người nghiêm trọng) và Điều 1112 (Tội giết người đơn giản) 8
Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ quy định một cách cụ thể, rõ ràng hơn Về hình phạt thì bị phạt theo những quy định tại Tội giết người nghiêm trọng và Tội giết người đơn giản, có cả hình phạt chính
và hình phạt bổ sung mức hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình, mức độ nghiêm khắc cao hơn tội chống người thi hành công vụ ở Việt Nam Tại Việt Nam tội chống người thi hành công vụ không có hình phạt bổ sung, mức hình phạt cao nhất chi bảy năm tù
1.2.4.2 Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Nhật Bản
Bộ luật Hình sự Nhật Bản được ban hành theo Luật số 45 năm 1907, đã được sửa đổi bổ sung bằng Luật số 77 năm 1921 Đến nay, Bộ luật đã được sửa đổi nhiều lần
Bộ luật Hình sự có 40 chương gồm 263 Điều Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Chương V, phần các tội cản trở việc thi hành công vụ, Điều 95 “Cản trở hoặc ép buộc việc thi hành công vụ” bao gồm hình phạt chính là: phạt tù, tù lao động,
tù không bắt buộc lao động
Điều 95: Cản trở hoặc ép buộc việc thi hành công vụ
Người nào dùng vũ lực hoặc đe đối với công chức đang thi hành công vụ thì bị phạt tù có hoặc không có lao động bắt buộc đến ba năm
8 Bộ luật Hình sự Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ Tài liệu dịch của vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ
Tư Pháp
Trang 30Cũng áp dụng tương tự đối với người nào dùng vũ lực hoặc đe dọa đối với công chức để buộc người đó thực hiện hoặc không thực hiện công vụ hoặc để làm cho người
đó từ chức 9
Tội cản trở hoặc ép buộc việc thi hành công vụ cũng giống Tội chống người thi hành công vụ ở Việt Nam, cũng có hành vi “dùng vũ lực hoặc đe dọa” đối với người đang thi hành công vụ Cả hai tội đều không có hình phạt bổ sung Mức hình phạt chưa nghiêm khắc, ở BLHS Nhật Bản thì “phạt tù có hoặc không có lao động bắt buộc đến
ba năm”, ở Việt Nam mức hình phạt cao nhất chỉ bảy năm tù
1.2.4.3 Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Trung Hoa
BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thông qua ngày 1/7/1979 và được sửa đổi,
bổ sung năm 1982 BLHS gồm có phần chung và phần các tội có 12 chương Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Chương VI, phần các Tội phá hoại trật tự xã hội và trật tự quản lý
Điều 157: Tội chống người thi hành công vụ
Những người có hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực nhằm cản trở cán
bộ thi hành nhiệm vụ hoặc chống lại các quyết định có hiệu lực của tòa án, thì bị phạt
tù đến ba năm, cải tạo lao động, phạt tiền hoặc tước quyền chính trị
Theo quy định của BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa gồm có hình phạt chính
và hình phạt bổ sung Tội chống người thi hành công vụ ở Việt Nam chỉ có hình phạt chính Mức hình phạt là “ ba năm”, ở Việt Nam mức hình phạt cao nhất là bảy năm tù Hình phat chính: Quản chế, tạm giam, tu có thời hạn, tù chung thân, tử hình Hình phạt phụ: phạt tiền, tước quyền lợi chính trị, tịch thu tài sản Đối với người nước ngoài còn có hình phạt trực xuất
9 Bộ luật Hình sự Nhật Bản Tài liệu dịch của vụ Pháp Luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư Pháp
Trang 31CHƯƠNG 2 TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN
HÀNH
Theo quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam, hành vi nguy hiểm nào được ghi nhận trong BLHS Việt Nam mới bị xem là tội phạm và sẽ bị truy cứu TNHS Theo Điều 257 Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện nay thì tội chống người thi hành công vụ được hiểu như sau: “Chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật”10
Tội này thuộc phần các Tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, chương XX Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) Việc phân tích sâu các quy định nhằm làm cụ thể hơn tội chống người thi hành công vụ
2.1 Tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành
Điều 257 Tội chống người thi hành công vụ
1 Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm
2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a Có tổ chức;
b Phạm tội nhiều lần;
c Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d Gây hậu quả nghiêm trọng;
e.Tái phạm nguy hiểm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có yếu tố lỗi, được quy định trong Bộ luật Hình sự và phải chịu hình phạt đối với những hành vi nguy hiểm đã gây ra Tuy
10 Đinh Văn Quế Bình luận khoa học Bộ luật Hình Sự - Phần các tội phạm – Tập VIII – Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính, Các tội xâm phạm về môi trường – NXB TP HCM – Năm 2005 – Trang 12
Trang 32nhiên, không phải hành vi nào xâm phạm trật tự quản lý hành chính đều là tội phạm quy định tại Chương XX Tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác được quy định tại chương khác của Bộ luật Hình sự Việt Nam Khi nói đến Luật hình sự là nói đến tội phạm và hình phạt, thiếu một trong hai yếu tố đó thì không thể trở thành Luật hình sự được
2.1.1 Dấu hiệu pháp lý của Tội chống người thi hành công vụ:
Tội phạm là hiện tượng xã hội cụ thể và cấu thành tội phạm là khái niệm pháp lý
mô tả hiện tượng đó Các dấu hiệu bặt buộc của một tội phạm là: Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi (mặt chủ thể của tội phạm), dấu hiệu lỗi (mặt chủ quan của tội phạm), dấu hiệu hành vi khách quan và những dấu hiệu có liên quan (mặt khách quan của tội phạm), và dấu hiệu quan hệ xã hội bị xâm hại (mặt khách thể của tội phạm) Đây là dấu hiệu băt buộc của một tội phạm, thiếu một trong bốn dấu hiệu trên thì sẽ không có tội phạm xảy ra Chống người thi hành công vụ là một tội phạm
cho nên cần phải có đủ yếu tố cấu thành tội phạm như sau:
2.1.1.1 Mặt chủ thể của Tội chống người thi hành công vụ:
Chủ thể của tội phạm trước hết phải là con người và con người đó phải có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt Một trong những quy định mang tính bắt buộc của pháp luật Việt Nam là, người thực hiện hành vi phạm tội phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đủ năng lực hành vi dân sự Nếu người thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người này đang mắc bệnh tâm thần bị tòa án tuyên
bố mất năng luật hành vi dân sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này
Như vậy, người dưới 16 tuổi không chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chống người thi hành công vụ vì tội phạm này cả Khoản 1 và Khoản 2 của điều Luật không
có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng
2.1.1.2 Mặt khách thể của Tội chống người thi hành công vụ:
Mặt khách thể của tội phạm này là xâm phạm trật tự công cộng, gây trở ngại cho hoạt động bình thường của những người đang thực hiện nhiệm vụ do cơ quan Nhà
nước hay tổ chức giao cho
Đối tượng tác động của tội phạm này là người thi hành công vụ, thông qua việc xâm phạm đến người thi hành công vụ mà xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ công Người thi hành công vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao nhiệm vụ và
có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ
Trang 33Người thi hành công vụ là người đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc, nếu chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc nhiệm vụ mà bị xâm phạm thì không thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ, mà tùy trường hợp cụ thể để xác định một tội khác
có tình tiết vì lý do công vụ của nạn nhân
Ví dụ: Ông V ũ Văn K là Trưởng công an xã đã tổ chức bắt Nguyễn Văn T, Bùi
Quốc H và Mai Đức Q tiêm chính ma túy Bùi Quốc B là cha của Bùi Quốc H đã đón đường đánh ông K gây thương tích với tỷ lệ thương tật là 10% Hành vi của B là hành
vi phạm tội cố ý gây thương tích thuộc trường hợp quy định tại điểm K khoản 1 Điều
104 Bộ luật Hình sự(V ì lý do công vụ của nạn nhân)
Người thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật Nếu người thi hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ
Ví dụ:Tòa án nhân dân huyện K kết án Đặng Quốc H về tội trộm cắp tài sản và
buộc H phải bồi thường cho chị Hoàng Kim D 4.500.000 đồng Sau khi xét xử sơ thẩm, Đặng Quốc H kháng cáo xin giảm hình phạt và giảm mức bồi thường, Tòa án nhân dân tỉnh K chưa xét xử phúc thẩm Vì muốn thi hành ngay khoản tiền bồi thường thiệt hại cho chị mình, nên Hoàng Văn T là Chấp hành viên đã đến gia đình Đặng Quốc H, lấy danh nghĩa là Chấp hành viên yêu cầu H phải nộp ngay 4.500.000 đồng Đặng Quốc H không đồng ý vì cho rằng mình đang kháng cáo bản án sơ thẩm và yêu cầu Hoàng Văn T ra khỏi nhà, dẫn đến xô xát Hành vi của H không phải là hành vi chống người thi hành công vụ vì Hoàng V ăn T lúc này không phải là người đang thi hành công vụ
2.1.1.3 Mặt khách quan của Tội chống người thi hành công vụ
Hành vi khách quan là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm Đây là cơ sở để xác định tội danh cho tội phạm Có hành vi dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc
họ thực hiện hành vi trái pháp luật Vũ lực trong trường hợp này không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 93, Điều 104 của Bộ luật Hình sự
Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính nhà nước nhất định(cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng,.v.v)
a Hành vi khách quan của chống người thi hành công vụ
Người phạm tội chống người thi hành công vụ có thể thực hiện một trong các hành vi sau: Dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ; đe dọa dùng vũ lực đối với
Trang 34người thi hành công vụ; dùng thủ đoạn cản trở người thi hành công vụ; dùng thủ đoạn
ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật
Dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ nhằm cưỡng ép họ thực hiện hành
vi trái pháp luật hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ Hành
vi dùng vũ lực là hành vi (hành động) mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào
cơ thể của người thi hành công vụ như: đấm, đẩy, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém dùng sức mạnh vật chất nhằm vào cơ thể người thi hành công vụ nhằm làm cho họ bị đau đớn mà không thực hiện nhiệm vụ của mình Nếu việc dùng vũ lực mà gây thương tích hoặc gây thiệt hại cho người thi hành công vụ thì sẽ bị truy cức trách nhiệm hình
sự theo Khoản 1 điểm d Điều 93 BLHS ( Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác) hoặc theo Khoản 1 điểm k Điều 104 BLHS ( Tội giết người)
Như vậy, hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào hậu quả mà hành vi này gây ra cho người thi hành
công vụ
Đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ : Là hành vi dùng lời nói,
cử chỉ có tính chất răn đe, uy hiếp, hành động đe dọa sẽ tấn công bằng vũ lực đối với người thi hành công vụ, đe dọa gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của chính bản thân hoặc thân nhân của người thi hành công vụ, để cản trở họ thi hành công
vụ hoặc cưỡng ép họ làm trái pháp luật như buộc người thi hành công vụ làm trái chức năng, nhiệm vụ của họ hoặc không làm theo nhiệm vụ đáng lẽ phải làm Sự đe dọa là thực tế có cơ sở để người bị đe dọa tin rằng lời đe dọa sẽ biến thành hiện thực
Hành vi dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ : Là ngoài hành
vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ra, người phạm tội còn dùng những thủ đoạn khác không cho người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ, những thủ đoạn này
có thể là hành động hoặc không hành động Khoản 1 Điều 205 Bộ luật Hình sự 1985 không quy định hành vi này Thực tế, có một số trường hợp người phạm tội không dùng vũ lực, cũng không đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ nhưng vẫn cản trở người thi hành công vụ
Ví dụ: Để thực hiện lệnh cưỡng chế giải phóng mặt bằng Quốc lộ số 5, Ban tổ
chức giải phóng mặt bằng đã vận động, giải thích cho bà Nguyễn Thị T và gia đình, nhưng bà T và gia đình vẫn không chấp hành Ban giải phóng mặt bằng phải áp dụng biện phap cưỡng chế Khi lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế đưa xe ủi đất đến, bà T cùng người nhà đã ra nằm trước đầu xe ủi không cho lực lưỡng làm nhiệm vụ thực
hiện, nên họ phải đành cho xe ủi về
Trang 35Dùng thủ đoạn khác ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật : Là bằng nhiều cách khác nhau tác động đến ngưới thi hành công vụ để
buộc người thi hành công vụ phải thực hiện hành vi trái pháp luật Nếu chỉ căn cứ vào
tính chất của hành vi ép buộc thì không có liên quan gì đến tội “Chống người thi hành
công vụ”, bởi vì việc ép buộc người khác thực hiện một hành vi trái pháp luật không phải là chống lại họ mà buộc họ phải làm một việc sai trái ngoài ý muốn của họ
Về phía người thi hành công vụ phải là người đang thi hành công vụ và do bị ép buộc phải thực hiện hành vi trái pháp luật thì người có hành vi ép buộc mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ tội mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh tương ứng với hành vi mà người thi hành công vụ đã gây ra Nếu người thi hành công vụ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ thuộc trường hợp phạm tội là bị người khác đe dọa, cưỡng bức phải thực hiện hành vi trái pháp luật
Tóm lại, hành vi khách quan của tội chống người thi hành công vụ biểu hiện rất phức tạp trên thực tế Việc xem xét để đánh giá mức độ truy cứu TNHS hoặc áp dụng các biện pháp xử lý đôi khi gặp khó khăn Theo quy định tại Điều 257 Khoản 1 BLHS Việt Nam hiện hành thì tội phạm được coi là hoàn thành kể từ khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi trên
b.Hậu quả:
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật thì tội phạm đã hoàn thành Nhiệm vụ vẫn có thể được thực hiện, mặc dù người phạm tội đã thực hiện hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ; đe dọa dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ; dùng thủ đoạn cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ hoặc dùng thủ đoạn ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật
Bên cạnh đó, nếu hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích có tỷ lệ thương tật từ 1% trở lên thì sẽ bị truy cứu TNHS về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo Khoản 1 điểm k hoặc dẫn chết người thì sẽ bị truy cứu TNHS về Tội giết người theo Khoản 1 điểm d
c Các dấu hiệu khách quan khác:
Đối với Tội chống người thi hành công vụ thì các dấu hiệu khách quan khác không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng nó có ý nghĩa bổ sung cho các dấu hiệu khách quan hoặc tình tiết định khung hình phạt như: Nhiệm vụ cụ thể
Trang 36của người thi hành công vụ; các quy định của pháp luật về trách nhiệm của người thi hành công vụ.v.v
2.1.1.4 Mặt chủ quan của Tội chống người thi hành công vụ:
Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép n gười thi hành công
vụ làm trái pháp luật, có cơ sở chính đáng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng nếu có gây thương tích hoặc chết người Mặt chủ quan của tội chống người thi hành công vụ được thể hiện qua các yếu tố sau:
a Lỗi của người phạm tội
Lỗi được hiểu là: lý trí và ý chí của người phạm tội đối với những biểu hiện bên ngoài như thế nào Ở tội này là lỗi cố ý trực tiếp
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ, nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước được hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra
b Động cơ và mục đích của người phạm tội
Động cơ của tội chống người thi hành công vụ rất phong phú và đa dạng có thể
do thù ghét, mang tính chất cá nhân, tư lợi, muốn thể hiện uy tín của bản thân trước quần chúng nhân dân
Người thực hiện hành vi phạm tội nhằm vào người thi hành công vụ nhưng không nhằm vào mục đích chống người thi hành công vụ hoặc không ép buộc họ thực hiện trái công vụ của họ thì có thể hành vi này không bị truy cứu TNHS về tội chống người thi hành công vụ Như vậy, dấu hiệu mục đích của tội này là dấu hiệu để phân biệt tội chống người thi hành công vụ với loại tội phạm khác
2.2 Các trường hợp phạm tội cụ thể
2.2.1 Phạm tội không có tình tiết định khung hình phạt trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành( khoản 1 Điều 257)
Trong Khoản 1 của tội phạm, hình phạt được áp dụng là “ cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” Đây là trường hợp không có tình
tiết là yếu tố định khung hình phạt như Khoản 2 Điều 257 BLHS hiện hành Tội chống người thi hành công vụ thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng
Cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với trường hợp được quy định tại Điều
31 BLHS Việt Nam hiện hành
So với tội chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 205 Bộ luật hình sự
1985, thì Khoản 1 Điều 257 mức cao nhất của hình phạt cải tạo không giam giữ là đến
Trang 37ba năm, mặc dù khung hình phạt tù như nhau Tuy nhiên, khi so sánh giữa hai điều luật thì Điều 257 là điều luật nhẹ hơn “cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” Nếu có hành vi chống người thi hành công vụ xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2000 mới xử
lý thì áp dụng Khoản 1 Điều 257 BLHS Việt Nam hiện hành Tuy nhiên, nếu áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì không quá một năm
Ngoài ra, khi quyết định hình phạt đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ theo Khoản 1 Điều 257 BLHS Việt Nam hiện hành, Tòa án cần phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII BLHS Việt Nam hiện hành Khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, nếu có tình tiết giảm nhẹ, không
có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc áp dụng hình phạt dưới sáu tháng tù, nhựng không được dưới ba tháng tù vì đối với hình phạt tù mức thấp nhất là ba tháng Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu
có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì có thể bị phạt đến ba năm tù
2.2.2 Các trường hợp phạm tội cụ thể trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành (khoản 2 Điều 257)
Khoản 2 Điều 205 BLHS năm 1985 chỉ quy định một trường hợp phạm tội là
“gây hâu quả nghiêm trọng” thì BLHS 1999( sửa đổi bổ sung năm 2009) ngoài trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng còn bổ sung thêm một số trường hợp sau:
a.Có tổ chức;
b.Phạm tội nhiều lần;
c.Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d.Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ.Tái phạm nguy hiểm
Phạm tội thuộc các trường hợp nêu trên sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm
2.2.2.1 Phạm tội có tổ chức
Chống người thi hành công vụ có tổ chức cũng giống như các tội có tổ chức khác Các dấu hiệu của phạm tội được quy định tại khoản 3 Điều 20 Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm Khái niệm đồng phạm được định nghĩa tại Điều 20 Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành: “ Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” có tổ chức thì sự câu kết càng chặt chẽ hơn, phạm tội có tổ chức gồm nhiều người tham gia trong đó có người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục, người thực hành
Trang 38Đối với Tội chống người thi hành công vụ có tổ chức thì tất cả những người tham gia đều thực hiện hành vi phạm tội Tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể
có những người giữ vai trò khác nhau như: người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục, người thực hành
Tuy nhiên cần chú ý khi xác định một vụ án được thực hiện có tổ chức thi tất cả những người trong vụ án đều bị áp dụng tình tiết “ phạm tội có tổ chức” nhưng trách nhiệm hình sự đối với từng người còn tùy thuộc vào vai trò của họ trong vụ án
Người tổ chức :là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm
Người tổ chức có thể có những hành vi sau: vạch kế hoạch cho việc thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ; rủ rê lôi kéo người khác cùng thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ; thúc đẩy, đôn đốc đồng phạm khác thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ… Trong một số trường hợp người tổ chức có thể đảm nhận cả
ba vai trò: người chủ mưu, người cầm đầu, người chỉ huy nhưng có trường hợp chỉ đảm nhận một vai trò thôi Tùy theo từng trường hợp mà vai trò của người tổ chức xác định là nguy hiểm hơn cả trong số những đồng phạm, bên cạnh đó cũng có một vài trường hợp ngưười tổ chức được xem là không nguy hiểm bằng người thực hành
Người giúp sức: Theo Khoản 2 Điều 20 BLHS Việt Nam hiện hành thì “Người
giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện phạm tội”
Có thể nói hành vi của người giúp sức thể hiện ở hành vi tạo điều kiện vật chất và tinh thần, để tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện việc phạm tội
Nói về việc tạo điều kiện vật chất có thể là cung cấp dụng cụ, phương tiện… Tạo điều kiện về tinh thần là góp ý, hướng dẫn các thủ đoạn để thực hiện việc phạm tội Dù tạo điều kiện về vật chất hay tinh thần thì hành vi đó chỉ tạo điều kiện cho việc thực hiện việc phạm tội nhanh chóng và dễ dàng hơn chứ người giúp sức không trực tiếp thực hiện việc phạm tội được Cũng bị xem là người giúp sức trong trường hợp một người hứa hẹn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phạm tội Việc hứa hẹn này đòi hỏi phải diễn ra trước khi tội phạm diễn ra hoặc tội phạm chưa kết thúc Đây là điểm phân biệt giữa giúp sức và xúi giục, hành vi hứa hẹn không cần phải thực hiện
Ví dụ: Phạm Thị M hứa với Trần Công B sẽ cho con gái của B bán hàng ở quán
mình, nếu B ngăn cản không cho đoàn cưỡng chế giải tỏa quán xây dựng trái phép của M Vì có sự hứa hẹn của M nên khi đoàn cưỡng chế đến để thực hiện việc giải tỏa quán xây dựng trái phép của bà M, B quyết tâm thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ