1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên

85 1,8K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 812 KB

Nội dung

Đánh giá thực trạng công tác thu gom,vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường, xã ở khu nam của TP.Thái nguyên

Trang 1

Phần 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Môi trường và phát triển bền vững đang là mối quan tâm hàng đầu củanhân loại và là một trong những vấn đề thời sự của nước ta Nhận thức được

xu thế tất yếu này, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm sâu sắc tới vấn đề bảo

vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, có sự phát triển lâu dài và bềnvững của đất nước Công cuộc đổi mới do Đảng ta khới sướng và lãnh đạo từđại hội VI đến nay đã và đang là động lực chủ yếu tăng trưởng kinh tế và tiến

bộ xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá và chuyển mạnh sang nềnkinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điềutiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Cùng với quá trình trên, quá trình đô thị hoá ở Việt Nam cũng đang pháttriển không ngừng cả về tốc độ lẫn quy mô, cả về số lượng lẫn chất lượng.Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của một tỉnh,nằm ở vị trí quan trọng của đất nước Từ sau khi tách tỉnh thành phố TháiNguyên được Trung ương, tỉnh tập trung đầu tư đổi mới tất cả các lĩnh vực,đặc biệt trong lĩnh vực đô thị hoá Một trong những vấn đề quan tâm và giảiquyết bức xúc của tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh là vấn đề vệ sinh môitrường đô thị Đây cũng là một vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến đờisống hàng ngày của hàng trăm nghìn dân cư

Với khoảng 37 cơ sở sản xuất công nghiệp của trung ương và địa phươngcộng với khoảng 5000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Đồng thờiThái Nguyên là trung tâm đào tạo giáo dục cho các tỉnh miền núi phía Bắcbao gồm 17 trường đại học, trung cấp và trường kỹ thuật với 2,2 vạn học sinh,sinh viên, 2400 giáo viên Đây là tác nhân gây tác động mạnh đến sự pháttriển và chất thải đô thị Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đạihóa cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, tình trạng ô nhiễm môitrường ở Thái Nguyên đang là vấn đề bức xúc, ảnh hưởng đến sản xuất và

Trang 2

chất lượng cuộc sống của con người…hiện nay lượng chất thải rắn sinh hoạtcủa tỉnh ước tính khoảng 330 tấn/ngày, nhưng thực tế chỉ có 1 bãi chôn lấp tạibãi Đá Mài tiếp nhận khoảng gần 100 tấn rác thu gom mỗi ngày của thànhphố thái Nguyên Các thị trấn, thị xã khác của tỉnh có điểm chôn lấp thủ công,lượng thu gom thấp nên đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước vàmôi trường không khí Khu nam thành phố Thái Nguyên gồm có 10 phường,

xã với những đặc điểm về tự nhiên, văn hóa, kinh tế xã hội riêng Nhưng cóđặc điểm chung đó là đang trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, bên cạnh đó dân số ngày một tăng, dẫn đến lượng chất thải rắn sinhhoạt phát sinh ngày càng nhiều Do đó công tác quản lý rác thải là vấn đềquan trọng trong quá trình phát triển nhằm đảm bảo được mục tiêu về kinh tế,môi trường và được sự quan tâm của Đảng và nhà nước và nhân dân trongnhiều năm qua Trước tình hình cấp thiết trên và nhằm đánh giá về công tácquản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu đô thị TP Thái Nguyên, đề xuấtmột số giải pháp phù hợp nhằm góp phần bảo vệ môi trường của tp TháiNguyên và của toàn tỉnh Và được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường,ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường trường Đại học nông LâmThái Nguyên Đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS

Nguyễn Ngọc Nông, nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên ’’

Trang 3

1.3 Yêu cầu của đề tài

- Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại TP.Thái Nguyên

và các phường, xã ở khu nam TP.Thái Nguyên

- Tiến hành điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp Các sốliệu thu thập được phải đúng và khách quan

- Đưa ra đánh giá về thực trạng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắnsinh hoạt tại một số phường, xã khu nam TP Thái Nguyên

- Tìm ra những khó khăn cũng như những tồn tại và đưa ra những biệnpháp khắc phục

- Đề suất một số giải pháp có tính khả thi có thể áp dụng tại khu vựcnghiên cứu đề tài

1.4 Ý nghĩa của đề tài

* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:

- Kết quả của đề tài là tài liệu để tham khảo và là cơ sở cho các nghiêncứu khoa học liên quan đến mảng kiến thức này

- Giúp cho sinh viên củng cố hệ thống hóa kiến thức đã học và áp dụngvào thực tế Đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với những nghiêncứu khoa học, nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế

- Đánh giá công tác thu gom,vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt tại khumột số phường, xã khu nam TP.Thái Nguyên

- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập trong giảng đườngđại học vào thực tế và các kiến thức thực tế giúp nâng cao kiến thức và sựtrưởng thành cho bản thân

Qua đó, thấy được hiệu quả về kinh tế do công tác quản lý, và xử lý chất thảisinh hoạt mang lại, góp phần khẳng định, chứng minh chất thải là tài nguyênquý giá Từ đó giúp nâng cao ý thức của nhân dân trong việc sử dụng và táichế chất thải

Trang 4

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

+ Chất thải rắn: Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác

+ Chất thải rắn sinh họat: Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cánhân, hộ gia đình, nơi công cộng

+ Phế liệu: Là sản phẩm, Vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuấthoặc tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quátrình sản xuất sản phẩm khác

+ Thu gom chất thải rắn: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói vàlưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sởđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận

+ Lưu giữ chất thải rắn: Là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thờigian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến

cơ sở xử lý

+ Vận chuyển chất thải rắn: Là quá trình chuyên chở chất thải rắn từnơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sửdụng hoặc chôn lấp cuối cùng

+| Xử lý chất thải rắn: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹthuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có íchtrong chất thải rắn

Trang 5

+ Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp phù hợpvới các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệsinh.

+ Phân loại rác tại nguồn: Là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải rahay gọi là từ nguồn Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lýrác về sau

+ Rác: là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố

định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người Rác sinh hoạt hay chất thải rắnsinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phátsinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người.(Trần Hiếu Nhuệ và

cs, 2001)[13]

+ Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của conngười, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại,sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn Ngoài ra,còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giaothông, chất thải là kim loại hoá chất và từ các vật liệu khác.(Nguyễn XuânNguyên, 2004)[17]

-Tái chế chất thải: thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất củasản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩmmới

- Tái sử dụng chất thải: thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu

có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần màkhông bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học.(Nguyễn Thế Chinh,2003)[1]

Có rất nhiều cách phân loại chất thải khác nhau Việc phân loại chấtthải hiện nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên bằngnhững nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứuquản lý đối với chất thải, có thể chia ra các cách phân loại sau đây:

- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:

+ Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là chất thải hay rác thải sinhhoạt được phát sinh từ các hộ gia đình

Trang 6

+ Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: Lànhững chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp,nông nghiệp, dịch vụ.

- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: Chất thải rắn, chất thảilỏng, chất thải khí

- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chiachất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thảidạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…

- Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật : chấtthải độc hại, chất thải đặc biệt.Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất địnhnhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chấtthải có hiệu quả.(Nguyễn Thế Chinh, 2003)[1]

2.1.2 Nguồn phát sinh Chất thải rắn

Các nguồn phát sinh CTR chủ yếu từ các hoạt động:

- Công nghiệp

- Nông nghiệp

- Dịch vụ và thương mại

- Khu dân cư

- Cơ quan, trường học

Nơi vui chơi, giải trí

Bệnh viện,

cơ sở y tế

Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp

Trang 7

2.1.3 Ảnh hưởng của CTR đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng

Mức sống của con người càng cao thì lượng rác thải phát sinh ngàycàng nhiều Sự thải ra các chất rắn trong quá trình sinh hoạt và sản xuất củacon người đã sinh ra hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng,

ô nhiễm đất, nước, phá hủy cảnh quan, mất cân bằng sinh thái

2.1.3.1 Ảnh hưởng của CTR đến sức khoẻ cộng đồng

Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng đến sứckhỏe của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền Những hợp chấtnày vô cùng bền vữmg, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinhhọc trong nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của độngvật gây ra hàng loạt các bện nguy hiểm đối với con người, phổ biến nhất làung thư Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong trong đờisống hàng ngày của con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị điệntrong gia đình, các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnhquang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt Theođánh giá của các chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sứckhoẻ cộng đồng nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư khu vực làng nghề,gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môitrường do chất thải rắn cũng đã đến mức báo động

Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại củacác hợp chất hữu cơ trên Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thểhiện rõ qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân

bị bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnhngoài da do chất thải rắn gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngàycàng gia tăng mà việc chuẩn đoán cũng như xác định phương pháp điều trị rấtkhó khăn Điều đáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất khóphân hủy Nếu nhiệt độ lò đốt không đạt từ 800oC trở lên thì các chất nàykhông phân hủy hết Ngoài ra, sau khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh,nếu không các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậmchí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát vào môi trường.(Hội bảo vệ thiênnhiên và Môi trường Việt Nam, 2004)[8]

Trang 8

2.1.3.2 Ảnh hưởng của CTR đến môi trường đất

Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉthan, căng kháng, hóa chất…Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bềmặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất

+ Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quátrình xử lý nước

+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầmbệnh ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột…đã gây ra các bệnh truyền từ đấtcho cây sau đó sang người và động vật…

- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chấthữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi PH của đất

- Rác còn là nơi sinh sống của cá loài công trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,nấm mốc những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễmcho cộng đồng

- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nôngnghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng

độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinhdưỡng làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất

Tóm lại rác thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất.( Hoàng ĐứcLiên -Tống Ngọc Tuấn, 2003)[11]

2.1.3.3 Ảnh hưởng của CTR đến môi trường nước

- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân,nước làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm

- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vàocác mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt

Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu

cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần

2.1.3.4 Ảnh hưởng của CTR đến môi trường không khí

- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2,

NH3, gây ô nhiễm môi trường không khí

Trang 9

- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rácchứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ

- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vitrùng, các chất độc lẫn trong rác

2.1.3.5 CTR làm giảm mỹ quan đô thị

Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thugom, vận chuyển, xử lý thì sẽ làm giảm mỹ quan đô thị Nguyên nhân củahiện tượng này là do ý thức của người dân chưa cao Tình trạng người dân vứtrác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễmnguồn nước và ngập úng khi mưa

2.1.3.6 Đống rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh.

Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gâydịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí.Cục Y tế dự phòng Việt Nam đưa ra khuyến cáo, ô nhiễm môi trường tại nước

ta đã gia tăng mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe Ngày càng có nhiều vấn đề vềsức khỏe liên quan đến yếu tố môi trường bị ô nhiễm Theo đánh giá củachuyên gia, trong các loại chất thải nguy hại (chất thải công nghiệp nguy hại

và chất thải y tế) là mối hiểm họa đặc biệt Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớnđến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làngnghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễmchất thải rắn đã đến mức báo động Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hôhấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây

ra Thống kê cho thấy, nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở đôthị lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh Tại các đô thị này, tuy chỉ chiếm tỉ lệ24% dân số cả nước, nhưng lại phát sinh hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm,chiếm gần 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt cả nước Bên cạnh đó, tìnhtrạng ô nhiễm môi trường nước, đất, ngày càng kéo tỷ lệ bệnh nhân có liênquan đến nước sạch và vệ sinh môi trường ngày càng cao Ngoài ra, một trongnhững tác động lên môi trường và sức khỏe cộng đồng là việc lạm dụng cácsản phẩm hóa học Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở cácgốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên

Trang 10

mà không được xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột bọ , lànguyên nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh.Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH4, CO2, NH3, gây ô nhiễm môi trường không khí Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuốngđất, nước mặt và đặc biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng Xéttrong phạm vi rộng, tác hại của chất thải rắn đến sức khỏe con người mangtính gián tiếp thông qua các mối nguy hại trên cho những người sống xungquanh khu vực ô nhiễm Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các bệnhtruyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn Còn đối với loại hình công việc tiếpxúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổnghợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật gây hại ) sẽ gây nguy hại cho dahoặc qua đường hô hấp gây các bệnh về đường hô hấp Một số chất còn thấmqua mô mỡ đi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơthể, gây ung thư.

2.2 Cơ sở pháp lý của đề tài

- Hiến pháp 1992 nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Căn cứ Luật BVMT, 2005 ban hành ngày 29/11/2005 có hiệu lực ngày01/07/ 2006

- Căn cứ NĐ số 80/2006 / NĐ- CP ngày 9/8/2006 của chính phủ về quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BVMT, 2005

- Căn cứ NĐ 21/ 2008/ NĐ- CP ngày 28/02/2008 của chính phủ sửa đổi

bổ sung một số điều NĐ 80/2006

-Căn cứ NĐ 81/2006/NĐ- CP ngày 9/8/2006 của chính phủ về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực BVMT

- Căn cứ NĐ số 59/ NĐ-CP ngày 9/04/ 2007 vế quản lý chất thải rắn

- Chỉ thị số 23/2005/CT- TTg ngày 21/6/2005 của thủ tướng chính phủ

về thu gom và quản lý chất thải rắn đã ghi: “ khuyến khích 100% đô thị thựchiện công tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơchế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo và an ninh môi trường’’

- NĐ 67/2003/NĐ- CP của chính phủ về phí BVMT đối với chất thải

- NĐ 04/2007/ NĐ- CP về sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số67/2003

Trang 11

- NĐ 174/2007/ NĐ- CP ngày 29/11/2007 về phí BVMT đối với chấtthải rắn.

- Quyết định số 23/2006/QĐ- BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môitrường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại

- Quyết định số 808/ QĐ-UB ngày 15/8/2003 của UBND tp.Thái Nguyên

về việc quản lý rác thải và nước thải trên địa bàn

- Chỉ thị số 16/ CT- UBND, chỉ thị của UBND tỉnh Thái Nguyên ngày16/9/2009 về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác BVMT trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Căn cứ QĐ số 1672/2007/QĐ –UBND tỉnh Thái Nguyên về việc điềuchỉnh bổ sung, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tp.TháiNguyên

2 3 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.3.1 Tình hình quản lý, chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới

Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006)[5], mức đô thị hoá cao thì lượngchất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số quốc gia hiện nay nhưsau: Canda là 1,7kg/người/ngày;Australia là 1,6 kg/người/ngày;Thụy Sỹ là1,3 kg/người/ngày; Thụy Điển là 1,3kg/người/ngày;Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày.Với sự gia tăng của rác thì việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải

là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách

xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiêt, công nghệSeraphin Đô thị hóa và phát triển kinh tế thường đi đôi với mức tiêu thụ tàinguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu người Dân thànhthị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang pháttriển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày; ở các nướcđang phát triển là 0,5 kg/người/ngày

Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển có thể lên đến

50 % ngân sách hàng năm Cơ sở hạ tầng tiêu huỷ an toàn rác thải thường rấtthiếu thốn Khoảng 30% - 60% rác thải đô thị không được cung cấp dịch vụthu gom

Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thảirắn mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc và mức sống, vănminh dân cư ở mỗi khu vực Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng

Trang 12

chung của thế giới là mức sống cang cao thì lượng chất thải phát sinh càngnhiều Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB,2004), tại các thành phốlớn như New Yrok tỉ lệ phát sinh chất thải rắn là 1,8 kg/người/ngày, Singapo,Hồng Kồn là 0,8 - 10kg/người/ngày, còn Jacarta, Manila, Calcuta, Karhi là0,5 - 0,6 kg/người/ngày

Bảng 2.1 Lượng phát sinh chất thải rắn ở một số nước

Tên nước Dân số đô thị hiện nay

(% tổng số)

LPSCTRDDT hiện nay (kg/người/ngày)

(Nguồn: World bank, 2005)

Trên thế giới, các nước phát triển đã có những mô hình phân loaị và thugom rác thải rất hiệu quả cụ thể:

California: Nhà quản lý cung cấp đến từng hộ gia đình nhiều thùng

rác khác nhau Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế,rác được thu gom 3 lần/tuần với chi phí phải trả lá 16,39 USD/tháng Nếu cónhững phát sinh khác như: khối lượng rác gia tăng hay các xe chở rác phảiphục vụ tận sâu trong các toà nhà lớn, giá phải trả sẽ tăng thêm 4,92

Trang 13

USD/tháng Phí thu gom rác được tính dựa trên khối lượng rác, kích thướcrác, theo cách này có thể hạn chế được đáng kể lượng rác phát sinh Tất cảchất thải rắn được chuyển đến bãi rác với giá 32,38 USD/tấn Để giảm giáthành thu gom rác, thành phố cho phép nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thugom và chuyên chở rác (Offcial Jouiranal of ISWA, 1998)[28].

Hà Lan: Rác thải sinh hoạt là một vấn đề khá nan giải Ở Hà Lan

người dân phân loại rác thải và những gì có thể tái chế để tách riêng Nhữngthùng rác với những kiểu dáng màu sắc khác nhau được sử dụng trong thànhphố Thùng lớn màu vàng ở gần siêu thị để chứa các đồ rác thuỷ tinh, đồ kính.Thùng màu xanh nhạt để chứa giấy Tại các nơi đông dân cư sinh sốngthường đặt 2 thùng rác màu khác nhau, một loại chứa rác có thể phân huỷ cònloại kia dùng để chứa rác không phân huỷ

Đức: Mỗi hộ gia đình được phát 3 thùng rác màu xanh, vàng, đen trong

đó thùng màu xanh dùng để đựng giấy, màu vàng để đựng túi nhựa và kimloại còn màu đen dùng để đựng thứ khác Các loại này sẽ được mang đi xử lýkhác nhau

Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại

riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc theo quy định: rác hữu cơ, rác vô cơ,giấy, vải, thuỷ tinh, rác kim loại Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rácthải để sản xuất phân vi sinh Các loại rác còn lại: giấy, vải, thuỷ tinh, kimloại, đều được đưa đến cơ sở tái chế hàng hoá Tại đây, rác được đưa đếnhầm ủ có nắp đậy và được chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vàocác chất hữu cơ và phân gải chúng một cách triệt để Sau quá trình xử lý đó,rác chỉ còn như một loại cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm Các cặn ráckhông còn mùi sẽ được đem nén thành các viên gạch lát vỉ hè rất xốp, chúng

có tác dụng hút nước khi trời mưa

Ở một số quốc gia xử lý rác thải ngay tại nguồn như: Thái Lan, NhậtBản người ta chia rác thành 3 loại cho vào 3 thùng riêng: những chất có thểtái sinh, thực phẩm và các chất độc hại Các loại rác này được thu gom và chởbằng xe ép có màu sắc khác nhau

Rác tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ tại nguồn phát sinh đượcchuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau, sử

Trang 14

dụng trong tái sản xuất Những chất thải thực phẩm chuyển đến nhà máy táichế phân vi sinh Những chất còn lại sau khi được tái chế hay chế thànhphân vi sinh được xử lý bằng phương pháp chôn lấp Chất thải độc hại xử lýbằng phương pháp đốt

(Dự án Danida, 2007)[4]

Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210

triệu tấn Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2 kg rác/ngày Hầu nhưthành phần các loại rác thải trên đất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn

về tỷ lệ, cao nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà làthành phần chất thải vô cơ (giấy các loại chiếm đến 38%), điều này cũng dể lýgiải đối với nhịp điệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thườngxuyên sử dụng các loại đồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồngốc vô cơ Trong thành phần rác thải sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và

tỷ lệ các loại kim loại cũng khá cao là 7,7% Như vậy trong rác thải sinh hoạt

Mỹ các loại có thể qua phân loại, xử lý để tái sinh sử dụng chiếm tỷ lệ khácao (các loại khó hoặc không phân giải được như kim loại, thuỷ tinh, gốm, sứ)chiếm khoảng hơn 20% (Lê Văn Nhương, 2001) [15s] Đối với một số ráckhông thể tái sử dụng đuợc thì được đem đi chôn lấp hoặc thiêu đốt Hiện nay

có tới 55 % khối lượng rác thải đem chôn, 17% lượng rác thải đem đốt Đếnnay có khoảng 110 bãi thiêu đố rác thải, trung bình mỗi ngày có khả năngthiêu đốt được khoảng 100 tấn rác thải Việc quản lý khí đốt được giao chovăn phòng bức xạ của cục môi trường phụ trách

Pháp: Ở nước này quy định phải đựng các vật liệu, nguyên liệu,

nguyên tố hay hay nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng choviệc khôi phục lại các vật liệu thành phần Theo đó đã có các quyết định cấmcác cách xử lý hỗn hợp nào đó các hỗn hợp, các tổ hợp thành phần cũng nhưcác phương pháp nhất định Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhànhập khẩu không sử dụng các loại vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trườnghoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó Tuy nhiên cần phải tham khảo

và thương lượng, nhất trí các tổ chức, nghiệp đoàn khi áp dụng đặt các yêucầu này.(Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2001)[14]

Trang 15

Singapo: Đây là nước đô thị hoá 100 % và là đô thị sạch nhất trên thế

giới Để có được kết quả như vậy, Singapo đầu tư cho công tác thu gom, vậnchuyển và xử lý rác đồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắclàm tiền đề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn Rác thải ở Singapo được thugom và phân loại bằng túi nilon Các chất thải có thể tái chế được, được đưa

về các nhà máy tái chế lại còn các loại chất thải khác được đưa về nhà máykhác để thiêu huỷ Ở Singapo có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và

xử lý các rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tưnhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương mại Tất cả các công tynày đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếpcủa Sở khoa học công nghệ và môi trường Ngoài ra, các hộ dân và các công

ty của Singapo được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các

hộ dân vào các công ty Chẳng hạn, đối với các hộ dân thu gom rác trực tiếptại nhà phải trả phí 17 đô la Singapo/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân

cư chỉ phải trả phí 7 đô la Singapo/tháng (Lê Huỳnh Mai và cs, 2009) [12]

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp khác nhau để xử lí CTR Tỉ lệrác thải được xử lí theo phương pháp khác nhau của một số nước trên thếgiới được giới thiệu ở bảng sau:

Bảng 2.2: Tỷ lệ CTR xử lí bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước

STT Nước Tái chế Chế biến phân vi sinh Chôn lấp Đốt

Trang 16

2.3.2 Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam

2.3.2.1.Tình hình quản lý rác thải tại các đô thị, thành phố ở Việt Nam

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày càng lớn Chính do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khả năng đầu tư có hạn, việc quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại các khu đô thị, các nơi tập chung dân cư với

số lượng lớn, các khu công nghiệp, mức độ ô nhiễm do chất thải rắn gây ra thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Hầu hết các bãi rác trong các đô thị từ trước đến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành phố, thị xã, thị trấn chưa

có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải Việc thiết kế và xử lý chất thải hiện tại ở các đô thị đã có bãi chôn lấp lại chưa thích hợp, chỉ là những nơi đổ rác không được chèn lót kỹ, không được che đậy, do vậy đang tạo ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trường nước, không khí…ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng Nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời thì nạn ô nhiễm môi trường do phế thải ngày càng tăng, môi trường bị hủy hoại đến mức không thể khắc phục được Hơn nữa, điều này đã vi phạm luật bảo vệ môi trường.

Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải Nhưng hiệu quả của công việc thu gom, quản lý rác thải còn kém, chỉ đạt từ 30-70% do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn Trừ lượng rác thải đã quản lý số còn lại người ta đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ngòi, ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường nước và không khí Các chỉ tiêu BOD 5 , Colifom, H 2 S, NH 3 …của không khí vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Bên cạnh đó việc quản lý chất thải rắn tại các đô thị đang ở trong tình trạng rất yếu kém do nhiều nguyên nhân như: lượng thu gom đạt thấp, chất thải không được phân loại, xử lý và các bãi chôn lấp chất thải đó không phù hợp và không đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo luật bảo vệ môi trường quy định.(Hoàng Đức Liên – Tống Ngọc Tuấn, 2003) [10]

Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/năm Năm 2005, tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng

Trang 17

9 năm qua Đến cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83.119.900 người Từ năm

2000 - 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thị tăng từ 24,18% năm 2000 - 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm từ 75,82% xuống 73,93% Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệu người, chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân

số cả nước Tính đến tháng 6/2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, trong đó có 2

đô thị loại đặc biệt (Hà Nội và TP Hồ Chí Minh), 4 đô thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thành phố), 43 đô thị loại III (thành phố), 36 đô thị loại IV (thị xã), 631

đô thị loại V (thị trấn và thị tứ) Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa quá nhanh đã tạo

ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp ngày càng nhiều với thành phần phức tạp (Cục Bảo vệ Môi trường, 2008) [3].

Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10% Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Các đô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%) Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH phát sinh từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y

tế Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại ở các đô thị tuy chiếm tỷ lệ ít nhưng chưa được xử lý triệt để vẫn còn tình trạng chôn lấp lẫn với CTRSH đô thị.

Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 - 2007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ngày (2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị ( bảng 2.1).

Trang 18

Bảng 2.3: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007

STT Loại đô thị

Lượng CTRSH bình quân / người (kg/người/

( Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương)

Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh CTRSH các đô thị loại III trở lên của cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh CTRSH đô thị

là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%) Các đô thị khu vực miền núi Tây Bắc bộ có lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất chỉ có 69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên, tổng lượng phát sinh CTRSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%) (Hình 2.2) Đô thị có lượng CTRSH phát sinh lớn nhất là tp Hồ Chí Minh (5.500 tấn/ngày), Hà Nội (2.500 tấn/ngày); đô thị có lượng CTRSH phát sinh ít nhất là Bắc Kạn - 12,3 tấn/ngày; Cao Bằng 20 tấn/ngày;

tp Đồng Hới 32,0 tấn/ngày; tp Yên Bái 33,4 tấn/ngày và thị xã Hà Giang 37,1 tấn/ ngày Tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người tại các đô thị đặc biệt

và đô thị loại I tương đối cao (0,84 - 0,96kg/người/ngày); đô thị loại II và loại III có

tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên đầu người là tương đương nhau (0,72 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị bình quân trên một đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày Tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân lớn nhất tập trung ở các đô thị phát triển du lịch như tp Hạ Long 1,38 kg/người/ngày; tp.Hội An 1,08 kg/người/ngày; tp Đà Lạt 1,06 kg/người/ngày; tp Ninh Bình 1,30 kg/người/ngày Các đô thị có tỷ lệ phát sinh CTRSH tính bình quân đầu người thấp nhất là tp Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình) chỉ 0,31 kg/người/ngày; thị

Trang 19

-xã Kon Tum 0,35 kg/người/ngày; thị -xã Cao Bằng 0,38 kg/người/ngày Trong khi

đó tỷ lệ phát sinh bình quân đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi

Lượng CTRSH đô thị phát

sinh Tấn/ngày Tấn/năm

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2007 và báo cáo của các địa phương)

Với kết quả điều tra thống kê chưa đầy đủ như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị loại IV lên khoảng 6,5 triệu tấn/năm (năm 2004: tổng lượng chất thải sinh hoạt của tất cả các đô thị Việt Nam là 6,4 triệu tấn/năm) Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2010 vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra.(Cục Bảo

vệ môi trường, 2008)[3].

Nhìn chung, lượng chất thải rắn đô thị phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: Sự phát triển của nền kinh tế, và dân số.Theo thống kê mức chất thải rắn ở các nước đang

Trang 20

phát triển trung bình là 0,3 kg/ người/ ngày Tại các đô thị ở nước ta, trung bình mỗi ngày mỗi người thải ra khoảng 0,5 kg - 0,8 kg rác Khối lượng rác tăng theo sự gia tăng của dân số Rác tồn đọng trong khu tập thể, trong phố xá phụ thuộc vào yếu tố như: địa hình, thời tiết, hoạt động của người thu gom…

Rất khó xác định thành phần CTR đô thị, vì trước khi tập trung đến bãi rác

đã được thu gom sơ bộ Tuy thành phần CTR ở các đô thị là khác nhau nhưng đều

có chung 2 đặc điểm:

- Thành phần rác thải hữu cơ khó phân huỷ, thực phẩm hư hỏng, lá cây, cỏ trung bình chiếm khoảng 30 - 60 % , đây là điều kiện tốt để chôn, ủ hay chế biến CTR thành phân hữu cơ.

- Thành phần đất, cát, vật liệu xây dựng và các chất vô cơ khác trung bình chiếm khoảng 20- 40%.(Lê Văn Khoa và cs, 2001) [10]

Bên cạnh đó, thành phần và khối lượng CTR thay đổi theo các yếu tố sau đây: điều kiện kinh tế- xã hội, thời tiết trong năm, thói quen và thái độ của xã hội, quản lý và chế biến trong sản xuất, chính sách của nhà nước về chất thải (Trương Thành Nam, 2009)[13]

Bảng 2.5 : Thành phần chất thải rắn ở một số đô thị hiện nay

TPHC M

Trang 21

Theo báo cáo môi trường quốc gia, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đã tăng tới 0,9 kg lên 1,2 kg/ người/ ngày ở các thành phố lớn, từ 0,5 kg lên 0,65 kg/ người/ ngày tại các đô thị nhỏ Dự báo, tổng lượng chất thải rắn phát sinh có thể tăng lên đến 25 triệu tấn vào năm 2010, 35 triệu tấn vào năm 2015, 45 triệu tấn vào năm

2020 Trong khí đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các vùng đô thị trung bình đạt khoảng 70%, ở các vùng nông thôn nhỏ đạt dưới 20% Và phương thức xử lý rác thải chủ yếu là chôn lấp Việc chôn lấp như vậy chiếm quỹ đất ngày càng nhiều, gây

ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngầm do nước rỉ rác từ các bãi rác, tăng phát thải khí mêtan (CH4) - một loại khí nhà kính làm gia tăng biến đổi khí hậu Cơ sở

hạ tầng, công nghệ về xử lý chất thải còn yếu kém Cả nước có 91 bãi chôn lấp rác thải thì có đến 70 bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không hợp vệ sinh Ngành công nghiệp tái chế chưa phát triển do chưa được quan tâm đúng mức Một

số địa phương đã và đang thực hiện những dự án 3R, điển hình là Dự án 3R Hà Nội, song nhìn chung mới chỉ thực hiện nhỏ lẻ, không đồng bộ và thiếu định hướng Còn lại các hộ gia đình trong cả nước chưa được trang bị thiết bị để phân loại rác thải tại nguồn Các điểm trung chuyển cũng như vận chuyển rác thải chưa được xây dựng, trang bị đầy đủ để đáp ứng yêu cầu vận chuyển, xử lý riêng từng loại rác thải Nên

kể cả rác đã được phân loại tại nguồn (nằm trong dự án 3R) thì khi thu gom rác thải, công nhân môi trường đô thị cũng thường lại gom chung với rác thải chưa phân loại Bên cạnh đó, cộng đồng rộng lớn chưa nhận thấy những lợi ích của việc thực hiện 3R Số lượng doanh nghiệp tham gia áp dụng sản xuất sinh học cũng mới chỉ khoảng 200 trên tổng số 200.000 doanh nghiệp.

Trên thực tế, tỷ lệ gia tăng dân số nhanh, mức sống ngày càng được cải thiện, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng Công nghiệp hóa làm tăng lượng chất thải rắn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ khiến các loại chất thải nguy hại, chất thải điện tử cũng

sẽ gia tăng Trong khi đó, nếu phân loại tại nguồn tốt, chất thải rắn sinh hoạt có thể tái chế khoảng 60 - 65% Chất thải hữu cơ cao trong rác thải sinh hoạt có tiềm năng lớn trong việc chế biến phân compost Với lĩnh vực công nghiệp, một số ngành công nghiệp có khả năng tái sử dụng, tái chế tới 80% lượng chất thải Thậm chí, các công nghệ mới như Seraphin, Tâm Sinh Nghĩa, Công ty thủy lực đã được áp dụng ở một số thành phố như Hà Nội (Sơn Tây), Vinh, Huế, Ninh Thuận đem lại tỷ lệ tái

Trang 22

chế tới hơn 90%, đồng nghĩa chất thải mới phải chôn lấp chỉ dưới 10% Như vậy, chất thải có vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia Do

đó, chất thải cần phải được coi trọng, được thống kê, đánh giá, phân tích và phân loại để tái chế, tái sử dụng tốt trước khi đem tiêu hủy.

Để ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống thì 3R phải được sử dụng như một công cụ hữu hiệu Cách hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu chất thải là tập trung vào chữ R đầu tiên - Giảm thiểu Bởi chất thải chỉ có thể được phân loại tốt nhất tại thời điểm phát sinh hay phân loại tại nguồn Việc phân loại chất thải tại nguồn đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công cho cả quá trình Từ ý kiến này, áp dụng với Việt Nam thì các hộ gia đình phải được cung cấp các thùng, túi đựng rác riêng biệt đối với từng loại chất thải Các địa điểm công cộng phải đặt các thùng đựng rác riêng biệt Các biện pháp khuyến khích người dân tiêu dùng bền vững, có lối sống thân thiện với môi trường cần được thực hiện Các

cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ cần áp dụng các công nghệ sạch, dây chuyền sản xuất sạch hơn, áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, cũng như sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu ít gây ô nhiễm, thân thiện với môi trường Quá trình vận chuyển cũng phải được thực hiện hiệu quả, không trộn lẫn chất thải đã phân loại khi vận chuyển Các trạm trung chuyển và cơ sở xử lý cho từng loại rác thải phải được xây dựng và kiểm tra, giám sát Việc nhập khẩu phế liệu phải được kiểm soát chặt chẽ theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2005, Công ước Basel về vận chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới.Và chiến lược 3R phải là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia [26]

Chất thải rắn với khối lượng chủ yếu là rác thải sinh hoạt chưa được quản lý tốt đang là yếu tố gây ô nhiễm môi trường ở nước ta Với khối lượng khoảng 15 –

16 triệu tấn năm và dự báo đến năm 2020 khoảng 45 – 50 triệu tấn/năm, xử lý chất thải rắn đang là vấn đề lớn trong công tác quản lý môi trường Nếu thực hiện tốt công tác giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế, khả năng có thể giảm được từ 5 – 6 triệu tấn/năm, tái chế, tái sử dụng được 20 – 25 triệu tấn/năm vào năm 2020 Như vậy, khối lượng rác thải cần phải chôn lấp vào năm 2020 chỉ lớn hơn khối lượng rác thải

Trang 23

phải chôn lấp hiện nay không nhiều nếu chúng ta thực hiện tốt công tác giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế rác thải.

Hiện nay phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam vẫn được xử lý bằng hình thức chôn lấp Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 12 trong tổng số 64 tỉnh, thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kỹ thuật và chỉ có 17 trong tổng số 91 bãi chôn lấp hiện có trong cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh Phần lớn các bãi chôn lấp hợp

vệ sinh đều được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là hết sức khó khăn và hạn chế

Quản lý chất thải rắn tại các đô thị cũng đang là vấn đề môi trường bức xúc ở nước ta hiện nay Lượng chất thải rắn tại các đô thị được thu gom mới đạt 70% tổng lượng chất thải rắn phát sinh Tại nhiều đô thị chưa có hệ thống phân loại xử lýriêng đối với chất thải nguy hại (từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề

và y tế), phần lớn các đô thị chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh vàvận hành đúng quy trình Trong khi đó, việc tái chế và tái sử dụng mới chỉgiảm khoảng 10-12% khối lượng rác thải

Theo thống kê từ các Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay số doanhnghiệp không chấp hành quy định về lập báo cáo hoặc Cam kết bảo vệ môitrường chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 55 - 70 %); 100% cơ sở có phát sinh nướcthải chưa thực hiện việc xin cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;98% doanh nghiệp được lấy mẫu nước thải công nghiệp trước khi xả thải vàomôi trường có hành vi vi phạm về xả nước thải không đạt tiêu chuẩn môitrường theo quy định

Việc kiểm soát lỏng lẻo này có một nguyên nhân quan trọng là do,nước ta chỉ khoảng 7 người/1 triệu dân làm công tác quản lý nhà nước về môitrường, trong khi con số này ở nước láng giềng Trung Quốc là 20 người, sovới các nước trong khu vực ASEAN như: Thái Lan là 30 người, Campuchia

là 55 người, Malaysia là 100 người, Singapore là 330 người Đối với các nướcphát triển thì con số này còn cao hơn nhiêu, ví dụ như: Canada là 155 người,Anh là 204 người Ngoài nguyên nhân trên thì nguyên nhân chính là do hệthống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn thiếu và chưa đồng

bộ, chưa tương thích kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Cácquy định về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn mặc dù

Trang 24

đã được Chính phủ ban hành song còn mang tính hình thức, số kinh phí thuđược mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà Nhà nước phải chi cho cácdịch vụ thu gom và xử lý chất thải

Các chế tài xử phạt vi phạm hành chính còn quá thấp, chưa đủ sức răn

đe, phòng ngừa Bên cạnh đó, các tội phạm về môi trường trong Bộ luật Hình

sự 1999 vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống do không thể xác định được cáchậu quả đối với môi trường Các cơ quan chức năng còn lúng túng trong xử lýcác hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (Viện chiến lược chínhsách, 2010)[23]

Ước tính, mỗi năm có hơn 15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh trong cảnước và theo dự báo thì tổng lượng chất thải rắn vẫn tiếp tục tăng lên nhanhchóng trong những năm tới Mặc dù, trong những năm qua Chính phủ cùngcác cấp, các ngành, chính quyền địa phương đã rất quan tâm đến công tácquản lý thu gom và xử lý chất thải, song vẫn còn nhiều khó khăn và tháchthức Hiện nay tại tất cả các thành phố, thị xã trong cả nước đều đã thành lậpcác công ty vệ sinh môi trường có chức năng thu gom và xử lý rác thải Tuynhiên, hiệu quả hoạt động của các công ty này vẫn còn thấp, chỉ đạt từ 30-80% lượng rác thải phát sinh Các biện pháp xử lý chủ yếu vẫn là chôn lấp,còn phương pháp thiêu đốt chỉ áp dụng cho chất thải y tế Ước tính lượng chấtthải phát sinh trên toàn quốc khoảng hơn 15 triệu tấn/năm, trong đó cókhoảng hơn 150.000 tấn là chất thải nguy hại Dự báo đến năm 2010, lượngchất thải rắn có thể tăng từ 24% đến 30% Các thành phố ở Việt Nam lànguồn phát sinh chính rác thải sinh hoạt, tuy chỉ chiếm 24% dân số của cảnước nhưng lại phát sinh tới 50% tổng lượng rác thải sinh hoạt và 80% chấtthải rắn Ước tính mỗi người dân đô thị Việt Nam phát thải trung bình khoảng2-3 kg chất thải rắn mỗi ngày, gấp đôi lượng phát thải bình quân đầu người ởnông thôn Tổng lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi nămkhoảng 2,6 triệu tấn, chiếm 20-25% tổng lượng chất thải sinh hoạt (tùy theoquy mô và cơ cấu công nghiệp của từng thành phố), trong đó chất thải nguyhại chiếm khoảng 130.000 tấn/ năm Nhưng có tới gần một nửa lượng chấtthải công nghiệp của cả nước phát sinh ở khu vực Đông Nam bộ, trong đó TP

Hồ Chí Minh phát sinh 31% tổng lượng chất thải cả nước Đặc biệt, phần lớn

Trang 25

chất thải nguy hại đều phát sinh từ miền Nam, nhất là khu vực trọng điểmkinh tế phía Nam, chiếm khoảng 64% tổng lượng chất thải nguy hại của cảnước Chất thải y tế chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải rắn nhưng mức độ nguyhại lại lớn nhất Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế chiếmkhoảng 300 tấn/ngày đêm, trong đó chất thải y tế nguy hại phát sinh cần xử lýtrong cả nước ước tính khoảng 34 tấn/ngày đêm, dự báo đến năm 2010 con sốnày sẽ tăng lên hơn 500 tấn/ngày đêm, trong đó có 60-70 tấn là chất thải nguyhại Theo số liệu của Bộ Xây dựng, hiện tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đôthị phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ngày, nhưng côngnghệ xử lý còn hạn chế, chủ yếu là chôn lấp và chế biến chất thải hữu cơthành phân compost Gần đây, đã có một số công nghệ trong nước đượcnghiên cứu, phát triển với nhiều ưu điểm như khả năng phân loại rác tốt hơn,đặc biệt là đã tái chế, tái sử dụng được phần lớn lượng chất thải, đáp ứng cáctiêu chuẩn môi trường như công nghệ SERAPHIN, ANSINH-ASC và MBT-CD.08 với sản phẩm là phân hữu cơ, các sản phẩm nhựa tái chế và viên nhiênliệu, đã được triển khai áp dụng tại Nhà máy xử lý rác Đông Vinh (Nghệ An),Nhà máy xử lý rác Sơn Tây, (Hà Nội); Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TT-Huế); Nhà máy xử lý rác Đồng Văn (Hà Nam), bước đầu đã đạt kết quả nhấtđịnh Tuy nhiên, các công nghệ trong nước đều do DN tư nhân tự nghiên cứuphát triển nên việc hoàn thiện công nghệ cũng như triển khai ứng dụng trongthực tế còn gặp một số khó khăn Dự báo của Bộ Xây dựng và Bộ TN&MTcho biết, đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các đôthị ước tính khoảng 37 nghìn tấn/ngày và năm 2020 là 59 nghìn tấn/ngày caogấp 2 - 3 lần hiện nay Như vậy, với lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị giatăng nhanh chóng và các công nghệ hiện đang sử dụng không thể đáp ứng yêucầu do điều kiện Việt Nam mật độ dân số cao, quỹ đất hạn chế, việc xác địnhđịa điểm bãi chôn lấp khó khăn, không đảm bảo môi trường và không tậndụng được nguồn tài nguyên từ rác thải Việc áp dụng các công nghệ mới hạnchế chôn lấp chất thải rắn nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo môi trường và tậndụng nguồn tài nguyên từ rác thải là cấp bách Vì vậy, vừa qua, Bộ Xây dựng

đã xây dựng Chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệhạn chế chôn lấp giai đoạn 2009 - 2020, với quan điểm kết hợp đầu tư của

Trang 26

Nhà nước và khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tưtrong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo đáp ứng mục tiêuđến năm 2020 các địa phương đều được đầu tư xây dựng các nhà máy xử lýchất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ xử lý hạn chế chôn lấp, đặc biệt đốivới các khu xử lý chất thải rắn có tính chất vùng bằng các nguồn vốn khácnhau nhằm giải quyết triệt để vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường do chấtthải rắn sinh hoạt đô thị trong toàn quốc Giai đoạn 2009 đến 2015 sẽ có 85%tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảmbảo môi trường, trong đó khoảng 60% được tái chế, tái sử dụng, sản xuấtphân hữu cơ hoặc đốt rác thu hồi năng lượng Giai đoạn 2016 đến 2020 sẽ có90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lýđảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, sản xuất phânhữu cơ hoặc đốt rác thu hồi năng lượng [25]

Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã nghiêncứu và áp dụng khoa học, công nghệ vào xử lý rác thải như ở Nhà máy xử lýrác thải Cầu Diễn (Hà Nội) Tuy nhiên các hình thức này mới chỉ dừng lại ởviệc tái chế một phần rác thải hữu cơ để làm phân vi sinh Sau một thời giannghiên cứu, năm 2003, Công ty Cổ phần công nghệ môi trường xanh Seraphin

đã chế tạo thành công dây chuyền xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin đểtái chế rác thải sinh hoạt thành những sản phẩm có ích cho đời sống Đây làcông nghệ xử lý rác thải đầu tiên ở Việt Nam do người Việt Nam nghiên cứu,chế tạo và lắp ráp dây chuyền sản xuất, có khả năng tái chế tới 90% lượng rácthải gồm cả rác vô cơ và hữu cơ Rác thải sinh hoạt được xử lý ngay trongngày nên giảm được diện tích chôn lấp rác, tiết kiệm được đất đai Mức đầu

tư cho nhà máy sử dụng công nghệ Saraphin thấp (chỉ bằng 30 - 40% so vớidây chuyền nhập khẩu) Công nghệ này đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Namcấp bằng độc quyền sáng chế

Một ưu điểm nữa của việc áp dụng công nghệ Seraphin vào xử lý rácthải là do có thể vận hành song song giữa hai dây chuyền sản xuất rác thảitươi (rác trong ngày) và rác thải khô (rác đã chôn lấp) để tạo ra những sảnphẩm khác nhau Sau khi tác lọc được rác hữu cơ làm phân vi sinh như mùnhữu cơ, phân hữu cơ sinh học, những loại rác vô cơ còn lại, dây chuyền tự

Trang 27

động sẽ chuyển loại rác này về một bộ phận khác để tạo sản phẩm như nhựaSeraphin, ống cống, bát đựng mủ cao su và các loại xô chậu Khi áp dụngcông nghệ này vào việc xử lý rác thải vô cơ (túi nilông, nhựa ) sẽ tiết kiệmđược một lượng rửa lớn, hạn chế việc ô nhiễm môi trường do nước thải côngnghiệp gây nên Vì các loại rác thải này sẽ được đưa vào lồng sấy khô và nhờsức nóng sẽ làm mất đi những bụi bẩn để tạo ra những sản phẩm sạch Sảnphẩm được tạo ra bởi công nghệ Seraphin đã được Cục Quản lý chất lượngViệt Nam kiểm định về tính năng động, công dụng cũng như mức độ phù hợp

vệ sinh môi trường

Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh như sau:

Tại Hà Nội: Mỗi ngày Hà Nội (cũ) thải ra gần 3.900 tấn CTR, trong

đó, chất thải sinh hoạt 2.600 tấn, chất thải công nghiệp, y tế, xây dựng khoảng1.300 tấn Khối lượng này tăng dần với tỷ lệ từ 15 - 20%/năm Theo ước tínhkhối lượng CTR ở Hà Nội mở rộng ít nhất phải gấp đôi con số trên Hiệnngoài lượng CTR bị đổ trộm bừa bãi bị ứ đọng ngay tại các khu dân cư, cácbãi rác lộ thiên tự phát vẫn tồn tại Dọc tuyến đường từ cầu Thăng Long quacác xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh), tuyến QL1A từ Pháp Vân -Cầu Giẽ… CTR chất đống túi lớn, túi nhỏ gần đường giao thông, mùi hôi thốibốc lên nồng nặc Hầu hết lượng CTR của Hà Nội được xử lý ở Khu liên hiệp

xử lý rác Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), Nhà máy sản xuất phân compost và lòđốt CTR y tế Cầu Diễn Đến nay, phương pháp xử lý CTR chủ yếu vẫn làchôn lấp Công nghệ chôn lấp tuy giá thành rẻ nhưng tốn diện tích đất trongkhi quỹ đất hiện nay rất hạn chế Mặt khác, phương pháp này không nhữngkhông tạo khả năng thu hồi, tái chế, sử dụng lại nguồn tài nguyên rác mà cònkéo theo vấn đề xử lý nước rỉ rác gây ô nhiễm nguồn nước Theo tính toáncủa Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị (URENCO),hiện nay mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000 tấn rác thải sinh hoạt, tức mộtnăm có trên dưới một triệu tấn Hiện nay, ngoài URENCO còn có nhiều đơn

vị khác cùng tham gia thu gom rác như Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty

cổ phần Tây Đô, Công ty cổ phần Xanh, Hợp tác xã Thành Công nhưng tất

cả vẫn không thể thu gom nổi vì lượng rác thải sinh hoạt đang ngày một tăngnhanh Chính vì vậy mà tỉ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các quận nội thành

Trang 28

hiện đạt khoảng 95%, còn các tuyến ngoại thành mới chỉ khoảng 60% Quitrình thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội về cơ bản là kháchặt chẽ Cụ thể, hằng ngày, rác thải sinh hoạt ở các cụm dân cư trên địa bàn

sẽ được thu gom và chuyển lên KLH Nam Sơn bằng loại xe ôtô chuyên dụng

có thùng cuốn ép khép kín theo công nghệ của Nhật Bản Tại đây, rác tươi sẽđược xử lí bằng cách phun hoá chất diệt côn trùng và khử mùi, sau đó cho xe

ủi san bằng, lu phẳng rồi chôn kín bằng cách phủ lên trên một lớp bạt cùngvới lớp đất dày khoảng 0,2 đến 0,3m Cứ như vậy hết lớp rác này đến lớp ráckhác, mỗi lớp dày không quá 2m Cũng cần nói thêm rằng, trước khi tiến hànhchôn lấp, Ban quan lí KLH Nam Sơn còn cho phép người dân vào khai thácphế liệu để vừa tạo điều kiện thu nhập cho người dân, vừa giúp phân loạiđược rác, vì thông thường rác ở đây chưa được phân loại tại nguồn cho nêncòn lẫn rất nhiều chất khó tiêu huỷ như nilon, nhựa, cao su, sắt thép, gỗ đá… Mặc dù được đánh giá là một trong những bãi xử lí rác thải sinh hoạt lớn nhất

và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật nhất trong tổng số hơn 90 bãi trong cả nướcnhưng về lâu dài KLH Nam Sơn vẫn cần phải có những bước đầu tư lớn hơn

Cụ thể sắp tới, URENCO sẽ mở rộng diện tích từ 85,3 ha lên 150 ha Đồngthời cho xây dựng một lò đốt rác lớn theo công nghệ thiêu đốt hợp vệ sinh đạttiêu chuẩn quốc tế để vừa xử lí triệt để rác vừa tận dụng được nguồn nhiệt đểsản xuất điện Một khi dự án này thành công thì đây cũng chính là lời giải hợp

lí cho bài toán về diện tích đất sử dụng để chôn lấp, một trong những vấn đề

đang làm đau đầu các nhà sử lí rác ở Việt Nam Hiện nay, Hà Nội vẫn còn

66% số xã chưa có nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải Khu vực ngoại thành có361/435 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác; trong đó có 148 xã đã tổchức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố (đạt tỉ lệ34%), còn lại vẫn chủ yếu tổ chức chôn lấp hoặc đổ ra các bãi đất trống côngcộng ngay tại địa phương Bên cạnh đó, việc xử lý nước thải sinh hoạt ở hầuhết các địa phương thuộc ngoại thành Hà Nội vẫn tồn tại các cống, rãnh hở,rãnh đất, gây ô nhiễm môi trường và làm làm mất cảnh quan khu vực nôngthôn.[25]

Tại Cần Thơ: Theo đánh giá của Sở Xây dựng TP Cần Thơ, cùng với

sự phát triển của thành phố, chất thải rắn đang gia tăng nhanh chóng Ước tínhtoàn thành phố thải ra khoảng 650 tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày, nhưng

Trang 29

tỷ lệ thu gom đạt thấp (khoảng 63% vào năm 2008, đến năm 2009 tỷ lệ nàynâng lên không đáng kể), lượng rác còn lại được người dân thải vào các ao,sông, rạch Năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn các quận nộithành nhìn chung khá tốt; nhưng đối với các quận, huyện ngoại thành (Cờ Đỏ,Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh ) việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả chưacao Hiện nay, các quận trung tâm thành phố như: Ninh Kiều, Bình Thủy, CáiRăng và Ô Môn đang hợp đồng với Công ty Công trình đô thị TP Cần Thơthu gom rác Tổng lượng rác công ty này thu gom cao nhất là 450 tấn/ngày.Rác thải do Công ty Công trình đô thị thu gom ở 3 quận (Ninh Kiều, CáiRăng và Bình Thủy) được đem đổ tập trung tại Bãi rác Tân Long (ở huyệnPhụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) Riêng rác thu gom ở quận Ô Môn được đổ tạibãi rác tạm trên địa bàn quận Ở huyện Phong Điền, hiện lượng rác thu gomhàng ngày chỉ khoảng 0,95 tấn, còn lại 51,55 tấn rác/ngày chưa được thu gom

và xử lý Quận Thốt Nốt có lượng rác phát sinh hàng ngày là 41,5 tấn và tỷ lệthu gom cũng chỉ khoảng 60% Huyện Vĩnh Thạnh lượng rác phát sinh hàngngày khoảng 5 tấn và tỷ lệ thu gom hiện nay là khoảng 40% ( Anh Khoa,2010)[9]

Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh

chất thải rắn đô thị hàng năm tại thành phố Hồ Chí Minh rất cao Bao gồmcác loại: rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp, rác thải xâydựng.Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường, mỗi ngày trên địa bànTP.HCM đổ ra khoảng 5.800-6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500-700 tấn chấtthải rắn công nghiệp, 150-200 tấn chất thải nguy hại, 9-12 tấn chất thải rắn y

tế Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từcác nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn (ThS.Hoàng Thị

Kim Chi, 2009)[2]

Tại Vĩnh Phúc: Thành phố Vĩnh Yên là một trong những đô thị có

lượng rác thải phát sinh bình quân khá lớn của vùng Đồng bằng sông hồng(trung bình tới 0,93kg/người/ngày) Tổng lượng rác thải phát sinh của thành

Trang 30

phố hiện nay là 101,617 tấn/ngày, tăng gần gấp đôi lượng rác năm 2006 là55,4 tấn/ngày Theo dự báo đến năm 2010 tổng dân số thành phố sẽ là150.000 người, trong đó dân số thường trú là 113.000 người; đến năm 2020tương ứng sẽ là 240.000 người Như vậy, vào năm 2010 với lượng rác thảiphát sinh là 1 kg/ngày/người thì tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt của thànhphố sẽ là vào khoảng 150tấn/ngày (54.750 tấn/năm), tăng 1,48 lần so với năm2009; còn đến năm 2020 lượng rác thải phát sinh là 1,5 kg/ngày/người thìtổng lượng rác sẽ là 360 tấn/ngày (131.400 tấn/năm), tăng gấp 3,54 lần năm

2009 Nếu không giải quyết tốt việc thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh môitrường, thì ở khu vực thành phố hàng năm sẽ tồn đọng một lượng rác thải rấtlớn và đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất đáng kể và sẽ trở thànhmột thách thức môi trường lớn của thành phố [24]

Tại Đồng Nai: Hiện nay toàn tỉnh có 4/7 khu xử lý rác thải sinh hoạt

đang trong quá trình triển khai thực hiện đưa vào sử dụng và 03 khu xử lý tậptrung liên huyện, liên đô thị đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư Theo SởTài nguyên và Môi trường Đồng Nai, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở ĐồngNai mới chỉ đạt 71%, còn 29% rác thải sinh hoạt đang thải ra môi trường chưađược xử lý Trong đó, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địabàn toàn tỉnh khoảng 1.167 tấn/ngày, bao gồm 1.080 tấn chất thải sinh hoạtngoài khu công nghiệp và 87 tấn rác trong khu công nghiệp Tình trạng xử lýrác thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều bãi chứa rác, không

có các điểm trung chuyển rác Theo quy hoạch, từ nay đến 2020, Đồng Nai sẽxây dựng 8 khu xử lý rác thải sinh hoạt trên diện tích 290 ha Trong đó, tỉnh

sẽ hình thành 2 khu xử lý rác thải tập trung liên huyện ở xã Bàu Cạn (huyệnLong Thành) rộng 100 ha nhằm xử lý rác thải sinh hoạt cho 2 huyện LongThành, Nhơn Trạch; khu xử lý rác tại xã Quang Trung (huyện Thống Nhất)rộng 100 ha xử lý chất thải rắn cho huyện Thống Nhất và thị xã Long Khánh.(Thùy Trang, 2010)[19]

Trang 31

Tại Hưng Yên: Theo thống kê của ngành môi trường tỉnh Hưng Yên,

trung bình mỗi ngày một người dân có 0,5 kg rác thải sinh hoạt, với dân sốhiện nay của tỉnh khoảng 1,2 triệu người thì mỗi ngày toàn tỉnh có tới 600 tấnrác Một con số khổng lồ và chắc chắn con số này sẽ tiếp tục tăng lên theothời gian khi mà nhu cầu tiêu dùng và mức sống của người dân ngày mộttăng.Vài năm trở lại đây, rác thải sinh hoạt đã gây nhiều bức xúc Trên đường,ngoài cánh đồng, những bãi đất trống… đâu đâu cũng có thể trở thành điểmtập kết rác thải khiến môi trường, cảnh quan ở nhiều nơi bị đe dọa Tính đếnnăm 2009, toàn tỉnh đã quy hoạch được 627 bãi rác thải sinh hoạt quy môthôn, xã Tuy nhiên, theo thống kê chưa đầy đủ của ngành thì mới chỉ thugom, xử lý được gần 70% lượng rác thải Như vậy, mỗi ngày vẫn còn hàngtrăm tấn rác thải sinh hoạt bị xả trực tiếp ra môi trường Hàng năm, tỉnh đãdành một khoản tiền không nhỏ cho các hoạt động môi trường, trong đó dànhhàng tỷ đồng cho việc xây dựng bãi rác ở các thôn, xã và các điểm tập kết rácthải Riêng năm 2010, theo bản tổng hợp kế hoạch kinh phí sự nghiệp môitrường tỉnh Hưng Yên của Sở tài nguyên và môi trường, tại 10 huyện, thànhphố đều cần xây dựng bãi rác, trong đó 45 bãi rác quy mô thôn, 8 bãi rác quy

mô xã, 33 điểm tập kết rác thải, dự kiến kinh phí khoảng 7 tỷ đồng

Như vậy, trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều địa phương thiếu điểm đổ rác,nhiều địa phương đang sử dụng những điểm đổ rác tạm thời, nguy cơ ô nhiễmmôi trường cao, chưa kể những bãi rác đạt quy chuẩn đang hoạt động thì rấtít(Vi Ngoan, 2009)[16]

2.3.2.2.Tình hình quản lý rác thải tại tỉnh Thái Nguyên

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2005), tính đến thời điểm tháng 6/2005 hầu hết các thị trấn thuộc các huyệnthị đều có hợp tác xã thu gom rác thải sinh hoạt

(2004 Thị xã Sông Công thành lập ban quản lý đô thị với gần 30 công nhân,hơn 10 xe thu gom rác và một xe chở rác Mỗi ngày thu gom được 20 tấn rác

và đổ tạm sau hàng rào Uỷ ban nhân dân thị xã

Trang 32

- Huyện Đồng Hỷ thành lập hợp tác dịch vụ môi trường Chùa Hang.Theo báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường, hiện nay huyện chưa cókhu vực để xử lí tác tập trung mà rác thải được thu gom từ 2- 5 ngày rồi mớiđem đổ nhờ vào bãi rác Đá Mài Mặt khác dụng cụ thu gom vận chuyển rácvừa thiếu, vừa cũ nát đã ảnh hưởng đến công tác thu gom của toàn huyện.

- Huyện Võ Nhai cũng thành lập được hợp tác xã vệ sinh môi trườngthị trấn Đồng Cả từ năm 2003 với 2 xe đẩy tay và một công nông chở rác.Huyện đã quy hoạch một khu vực để chôn lấp rác thải

- Huyện Phú Bình đã có đội thu gom rác, đã quy hoạch khu vực xử lírác tập trung và đang tiến hành xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh

- Huyện Đại Từ đã có đội thu gom rác, đã có bãi xử lí rác thải Tuynhiên bãi xử lí này chưa có quy hoạch tổng thể, công việc thu gom và chônlấp mang tính thủ công thậm chí rác đổ và bãi, để khô và đốt

- Tại TP Thái Nguyên: Những năm trước đây, làm nhiệm vụ vệ sinhmôi trường trên địa bàn thành phố chỉ có một đơn vị là Công ty Quản lý đô thịlàm công tác thu gom và vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết và vậnchuyển vào bãi rác của Thành phố Trong các năm từ năm 1999 đến năm

2001, với số lượng công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ là 72 người, hàng ngàyCông ty Quản lý đô thị quét rác duy trì trên diện tích khoảng 269.000m2(chiếm 41% diện tích cần quét) và thu gom, xử lý khoảng 27 tấn rác thải sinhhoạt (mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của người dân) Vì vậy, nhiều ngườidân phải chọn giải pháp tự xử lý tại khuôn viên nhà ở, hoặc vứt bừa bãi rađường phố, nơi công cộng Không ít các chân rác đã hình tại ngay cạnh khudân cư, trường học từ thói quen đó và để lại hậu quả gây ô nhiễm môi trường

và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị

Trang 33

Bảng2.6 : Lượng rác thải sinh hoạt thành phố Thái Nguyên

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2004-2005)

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng nhưnhiều địa phương khác trong cả nước, tình trạng ô nhiễm môi trường ở TháiNguyên đang là vấn đề bức xúc, ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng cuộcsống của con người…hiện nay lượng chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh ước tínhkhoảng 330 tấn/ngày, nhưng thực tế chỉ có 1 bãi chôn lấp tại bãi Đá Mài tiếp

Trang 34

nhận khoảng gần 100 tấn rác thu gom mỗi ngày của thành phố thái Nguyên.Các thị trấn, thị xã khác của tỉnh có điểm chôn lấp thủ công, lượng thu gomthấp nên đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và môi trườngkhông khí Những năm trước đây, làm nhiệm vụ vệ sinh môi trường trên địabàn thành phố chỉ có một đơn vị là Công ty Quản lý đô thị làm công tác thugom và vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết và vận chuyển vào bãi rác củaThành phố Trong các năm từ năm 1999 đến năm 2001, với số lượng côngnhân trực tiếp làm nhiệm vụ là 72 người, hàng ngày Công ty Quản lý đô thịquét rác duy trì trên diện tích khoảng 269.000m2 (chiếm 41% diện tích cầnquét) và thu gom, xử lý khoảng 27 tấn rác thải sinh hoạt (mới chỉ đáp ứngđược 40% nhu cầu của người dân) Vì vậy, nhiều người dân phải chọn giảipháp tự xử lý tại khuôn viên nhà ở, hoặc vứt bừa bãi ra đường phố, nơi côngcộng Không ít các chân rác đã hình tại ngay cạnh khu dân cư, trường học từthói quen đó và để lại hậu quả gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến mỹquan đô thị.

Theo Hàn Thu Hòa (2009) [6] Đô thị phát triển, diện tích đất ở ngàycàng thu hẹp thì nhu cầu xử lý rác thải là một vấn đề bức thiết trong nhân dân

Để khắc phục tình trạng trên, năm 2001 chính quyền Thành phố đã tổ chứctham quan học tập tại các đô thị bạn và chính thức đưa vào áp dụng mô hình

xã hội hoá thu gom rác thải bằng việc tại mỗi phường, xã thành lập một đội vệsinh môi trường Kinh phí chi trả cho công tác thu gom rác sử dụng từ nguồnphí vệ sinh môi trường thu của các hộ dân

Bước đầu khi thành lập, Thành phố đã đầu tư các trang thiết bị nhưdụng cụ lao động, xe đẩy chứa rác và các trang thiết bị thiết yếu khác để cácđội vệ sinh này hoạt động Kinh phí thu từ các hộ gia đình theo mức phí vệsinh do UBND tỉnh quy định và do đội vệ sinh môi trường phường, xã thu.Trước đây khoản thu phí này do Công ty môi trường đô thị đảm nhiệm,thường chỉ thu được khoảng 50% Nhiều người dân hoàn toàn chưa có thóiquen đóng phí VSMT Từ khi giao cho đội vệ sinh môi trường phường, xã thìkinh phí này được thu khá triệt để, đã đạt trên 90% Việc làm này đã góp phầntiết kiệm ngân sách Nhà nước, giảm được từ 7 - 9 tỷ/năm (chi phí cho côngtác thu gom do dân trả, ngân sách nhà nước không phải bỏ ra)

Trang 35

Cho đến nay đã có 22/28 đội vệ sinh phường, xã được thành lập và đivào hoạt động có hiệu quả Cách thức quản lý của các đội vệ sinh môi trườngnhư sau: mỗi đội được chia thành 2 - 4 tổ, mỗi tổ có 01 tổ trưởng và có từ 5-7công nhân, mỗi người được phân công thu gom rác trên từng tổ, phố, xóm cốđịnh Đội trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung, tuỳ theo từng phường, xã cóthể sẽ bố trí thêm đội phó.

Trước đây, thường bố trí một người chịu trách nhiệm đi thu tiền phí vệsinh môi trường từ các hộ dân hoặc người công nhân thu gom rác chịu tráchnhiệm thu tiền phí tại khu vực đó Tuy nhiên, cách thu phí đó tỏ ra kém hiệuquả, một số hộ dân chây ì không chịu nộp phí, gây khó khăn cho người đi thuphí Hiện nay, phần lớn các phường, xã giao trách nhiệm thu phí vệ sinh môitrường cho tổ trưởng dân phố, đồng thời trong các cuộc họp bình bầu các Giađình văn hoá phố, xóm đã đưa tiêu chí việc tham gia đóng đầy đủ phí vệ sinhmôi trường trở thành một tiêu chí bắt buộc Do đó, ý thức vệ sinh môi trườngcủa người dân đô thị đã được nâng cao, góp phần nâng cao tỷ lệ thu phí vệsinh môi trường

Phần lớn số tiền phí vệ sinh môi trường dành cho chi trả lương côngnhân thu gom rác, còn lại được đưa vào các quỹ dành cho tái đầu tư, muasắm, sửa chữa các trang thiết bị phục vụ công tác thu gom rác và quỹ bảohiểm y tế (dành mua bảo hiểm y tế cho người lao động) và các loại quỹ kháctheo quy định

Việc hình thành các đội vệ sinh, đã tạo việc làm và thu nhập cho gần

400 lao động với mức lương từ 1.000.000 - 1.500.000 đồng/tháng, phần lớn làngười dân thuộc các hộ nghèo không có việc làm, góp phần ổn định xã hội

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính phủ Đan Mạch, thànhphố Thái Nguyên được chọn là nơi triển khai thực hiện dự án Danida về đầu

tư xây dựng nhà để xe thu gom rác thải, thành phố Thái Nguyên đã lựa chọncác địa điểm xây dựng nhà để xe thu gom rác Cho đến nay đã có 20 nhà để

xe rác được xây dựng và đi vào hoạt động đảm bảo tính hữu ích và vệ sinhmôi trường

Xã hội hoá trong công tác vệ sinh môi trường còn đem lại hiệu quảđáng khích lệ như tăng diện tích quét rác từ 40% lên 70% diện tích cần quét

Trang 36

Lượng rác đô thị của thành phố được thu gom đã tăng dần theo thời gian, từ

27 tấn/ngày năm 2001 đến nay tăng lên trên từ 90 tấn/ngày, đường phố đô thị

đã từng bước phong quang, sạch sẽ, những chân rác được xử lý triệt để, đảmbảo môi trường xanh - sạch - đẹp

Cùng với sự theo dõi, giám sát và chỉ đạo của Thành phố kết hợp vớiviệc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân nên hiện nay tình hình vệsinh môi trường dần đi vào nền nếp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên môi trường và công trình đô thị và các đội vệ sinh phường, xã đã duy trìthực hiện các quy định về giờ thu gom rác thải, địa điểm tập kết rác thải,nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học Toàn bộ lượng rác thảiđược thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Đá Mài,

xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên Thành phố đang có đề nghị với Tỉnh

để đầu tư nhà máy xử lý rác thải, để xử lý triệt để ô nhiễm do rác thải gây ra

Để có được những kết quả đó không thể không kể đến sự quan tâmđầu tư của thành phố trong công tác thu gom và xử lý rác thải Hàng nămTỉnh và Thành phố đã chi ngân sách cho công tác vệ sinh môi trường lên tớitrên 18 tỷ đồng (năm 2009), ngoài ra còn phải kể đến sự hỗ trợ, phối hợpgiữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan đã góp phần nâng cao hiệu quảcủa công tác này

Bên cạnh đó, thực hiện theo kế hoạch về chỉnh trang đô thị, thành phố

đã phát động phong trào toàn dân làm vệ sinh môi trường tại nơi cư trú vàochủ nhật hàng tuần tại cộng đồng dân cư Qua phong trào này, mỗi tuần cókhoảng 4 tấn rác thải tồn đọng tại các khu dân cư, trên các đường làng, ngõxóm được thu gom, xử lý Số lượng phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnhhàng tháng được thực hiện với chiều dài khoảng 13 - 15 km Hoạt động này

đã trở thành một thói quen của người dân đô thị tại thành phố Thái Nguyên

Từ đó nâng cao ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường,thu gom và thải rác đúng nơi quy định Ngoài ra, Thành phố còn phát độngphong trào tổ tự quản làm công tác trật tự, vệ sinh môi trường như: tuyếnđường Thanh niên tự quản, Hội phụ nữ tự quản, Cựu chiến binh tự quản…Rất nhiều gương điển hình, như Hội phụ nữ tự quản tổ 32, tổ 14 phườngHoàng Văn Thụ; tổ 10, tổ 11 phường Trung Thành được duy trì hoạt động

Trang 37

đều đặn và có hiệu quả Các hoạt động này đã đóng góp tích cực vào phongtrào xã hội hoá và tự quản vệ sinh môi trường tại địa phương.

Hiện nay lượng rác thải sinh hoạt tại TP Thái Nguyên được UBND thànhphố giao cho công ty môi trường đô thị chịu trách nhiệm thu gom và quản lývới đại diện là phòng Tài nguyên & Môi trường TP Cơ cấu tổ chức của công

ty như sau: gồm 1 kế toán, 1 giám đốc, và 1 cán bộ đi kiểm tra Toàn bộ gồm

có 5 đội VSMT với tổng số công nhân là 187 người như sau:

- Đội 1: gồm 37 công nhân

- Đội 2: gồm 46 công nhân Quyét rác

- Đội 3: gồm 48 công nhân

- Đội 4: gồm 48 công nhân

- Đội 5: gồm 8 công nhân ( tại bãi rác Đá Mài )

Trang 38

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý (thu gom, vận chuyển và xử lý) chất thải sinh hoạt tại các phường,

xã ở khu nam TP Thái Nguyên gồm các phường, xã sau đây:

Phường: Cam Giá, Phú Xá, Hương Sơn, Tân Thành, Trung Thành

Xã: Tích Lương, Lương Sơn, Tân Cương, Phúc Trìu, Thịnh Đức

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

* Địa điểm: Các phường, xã ở khu nam TP.Thái Nguyên

* Thời gian tiến hành: từ tháng 09/01/2009 đến tháng 9/05/2010

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu nam TP.Thái Nguyên

- Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, địa hình, giao thông, kinh tế, thuỷ văn

- Cơ sở hạ tầng, cơ cấu dân số, đặc điểm lao động, việc làm và các nguồntài nguyên, mức tăng trưởng kinh tế

3.3.2 Điều tra, đánh giá thực trạng chất thải rắn sinh hoạt tại các phường

xã ở khu nam TP.Thái Nguyên.

- Điều tra, đánh giá nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinhhoạt tại khu nam TP.Thái Nguyên từ hộ gia đình tại các phường, xã (do phạm

vi nghiên cứu của đề tài rộng nên đề tài chỉ tìm hiểu được thành phần rác thảisinh hoạt, lượng phát sinh CTRSH từ hộ gia đình Mà không tìm hiểu chi tiếtđược khối lượng cụ thể của từng nguồn phát sinh: Từ chợ, trường học, thươngmại, công nghiệp, trạm y tế, bệnh viện… là bao nhiêu

- Đánh giá về hiện trạng thu gom, xử lý, vận chuyển chất thải rắn sinhhoạt tại khu nam TP.Thái Nguyên

- Nhận thức và ý thức người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường nóichung và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nói riêng

3.3.3 Đánh giá việc xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn các phường, xã ở khu nam TP.Thái Nguyên

- Điều tra, đánh giá về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thảisinh hoạt tại các phường, xã của khu nam TP.Thái Nguyên

Trang 39

- Điều tra, đánh giá về việc tái sử dụng, tái chế chất thải rắn sinh hoạt tại khunam TP.Thái Nguyên

3.3.4 Đề suất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt tại khu nam TP.Thái Nguyên

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp như: các số liệu về điều kiện

tự nhiên, kinh tế xã hội của TP.Thái Nguyên, và khu nam thành phố TháiNguyên Các số liệu thứ cấp thu thập từ ủy ban Nhân dân các phường, xã,TP.Thái Nguyên, sở Tài nguyên & Môi trường, phòng Tài ngyuyên & Môitrường TP.Thái Nguyên và công ty môi trường đô thị Thái Nguyên

3.4.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Lập phiếu điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:

+ Lượng rác phát sinh từ hộ gia đình, trường học công sở

+ Thành phần, khối lượng của rác thải sinh hoạt

+ Việc nộp lệ phí thu gom rác thải của các đối tượng được tiến hànhthu gom

+ Ý thức của người dân về vấn đề môi trường

+ Thái độ làm việc của công nhân thu gom

- Phỏng vấn:

+ Đối tượng phỏng vấn: hộ gia đình, cá nhân

+ Phạm vi phỏng vấn: phỏng vấn một số hộ gia đình , cá nhân sinhsống tại các phường, xã của khu nam TP.Thái Nguyên

+ Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra

Mỗi phường, xã tiến hành phỏng vấn điều tra khoảng từ 10 đến 15 hộtheo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về trình độ học vấn, thunhập, lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp Trong đó có sự ưu tiên chọn đốitượng phỏng vấn là nữ giới

+ Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình sinh sống tại các phường , xã khunam TP.Thái Nguyên

+ Phỏng vấn những công nhân trực tiếp tham gia thu gom rác thải.+ Phỏng vấn những cán bộ am hiểu về lĩnh vực môi trường

Trang 40

3.3.3 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Để đưa ra những phương pháp phù hợp với nội dung của đề tài, bêncạnh việc tham khảo những ý kiến hướng dẫn của thầy, cô và các cô, chú cán

bộ phòng Tài nguyên & Môi trường TP.Thái Nguyên, chúng tôi lấy ý kiếncủa các cô, chú cán bộ trực tiếp quản lý về mảng rác thải sinh hoạt tại cácphường, xã Mặt khác, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là khárộng Do đó đây là phương pháp được đánh giá là ưu việt, phù hợp và đưa rakết quả cần thiết cho đề tài

3.3.4 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn

Việc trực tiếp tham quan xuống địa bàn từng phường xã, điều tra tìmhiểu tình hình quản lý rác thải, các điểm tập kết rác của các phường, xã, thamquan tìm hiểu về bãi rác Đá Mài Giúp có những nhận xét đánh giá kháchquan, chính xác về thực trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạtcủa từng phường, xã

3.3.5.Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu

Sử dụng các phần mềm như word, exel để tổng hợp, phân tích các sốliệu đã thu thập được

3.3.6 Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải

+ Từ đặc điểm thực tế của đề tài rộng cũng như thời gian nghiên cứucủa đề tài là tương đối ngắn Nên việc phân tích thành phần rác thải từ cácnguồn thải và việc lấy mẫu, cân cố định vào các ngày, giờ cụ thể là rất khóthực hiện Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và giúp đỡ của thầy cô, các cô, chúcán bộ tôi tiến hành việc xác định khối lượng và thành phần rác thải như sau:

- Tiến hành theo dõi việc tập kết rác thải tại các điểm tập kết rác thảicủa từng phường, xã để đếm số xe đẩy tay chứa rác trong một ngày, tuần vàtrong tháng Do lượng rác thải thường là ổn định từ các nguồn thải, rất ít bịbiến động Nên tiến hành xác định khối lượng và sau đó tính trung bình

- Các xe đẩy tay được chở đến điểm tập kết trung vào đúng giờ quyđịnh và cho lên xe chở rác chuyên dùng của công ty môi trường đô thị Vớiphương pháp đếm số xe và cân để xác định thành phần, tỷ lệ rác thải sẽ giúpbiết được khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày

Ngày đăng: 23/04/2013, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý Môi trường, Nxb Thống Kê Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế và quản lý Môi trường
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Thế Chinh
Nhà XB: Nxb Thống Kê Hà nội
Năm: 2003
3. Cục Bảo vệ môi trường(2008), Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Bảo vệ môi trường(2008), Dự án" “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới
Tác giả: Cục Bảo vệ môi trường
Năm: 2008
4. Dự án Danida (2007), Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, Nxb Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị
Tác giả: Dự án Danida
Nhà XB: Nxb Đại học Kiến Trúc Hà Nội
Năm: 2007
5. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), Môi trường và việc quản lý chất thải rắn, Sở khoa học Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường và việc quản lý chất thải rắn
Tác giả: Nguyễn Thị Anh Hoa
Năm: 2006
8. Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2004), Việt Nam- Môi trường và cuộc sống, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam- Môi trường và cuộc sống
Tác giả: Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
11. Hoàng Đức Liên - Tống Ngọc Tuấn (2003), Kỹ thuật và thiết bị và thiết bị xử lý chất thải Bảo vệ Môi trường, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật và thiết bị và thiết bị xử lý chất thải Bảo vệ Môi trường
Tác giả: Hoàng Đức Liên - Tống Ngọc Tuấn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2003
12. Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai Phong, “ Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất với Việt Nam”, Tạp chí Tài nguyên & Môi trường, kỳ 1 tháng 3/2009( số 5), trang 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất với Việt Nam”
13. Trương Thành Nam (2009), Bài giảng Kinh tế chất thải, Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Kinh tế chất thải
Tác giả: Trương Thành Nam
Năm: 2009
14. Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn (tập 1), Nxb Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất thải rắn
Tác giả: Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái
Nhà XB: Nxb Xây dựng Hà Nội
Năm: 2001
15. Lê Văn Nhương (2001), báo cáo tổng kết công nghệ xử lý một số phế thải nông sản chủ yếu ( lá mía, vỏ cà phê, rác thải nông nghiệp) thành phân bón hữu cơ vi sinh vật, Đại học Bách Khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo tổng kết công nghệ xử lý một số phế thải nông sản chủ yếu ( lá mía, vỏ cà phê, rác thải nông nghiệp) thành phân bón hữu cơ vi sinh vật
Tác giả: Lê Văn Nhương
Năm: 2001
17. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn, Nxb Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn
Tác giả: Nguyễn Xuân Nguyên
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 2004
27. Werbsite báo Hà Nội:http://www.imv-hanoi.com/vi-VN/Home/diembao-146/1877/Xu-ly-chat-thai-ran-sinh-hoat-den-nam-2020.aspx) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Werbsite báo Hà Nội
29. Offcial Jouiranal of ISWA (1998), Wastes Management and Research, Number 4-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Wastes Management and Research
Tác giả: Offcial Jouiranal of ISWA
Năm: 1998
16. Vi Ngoan (2009), Werbsite báo Hưng Yên:http://www.baohungyen.org.vn/content/viewer.asp?a=13778&z=64 Link
19. Thùy Trang (2010), Werbsite tỉnh Đồng Nai:http://hdnd.dongnai.gov.vn/thongtinhoatdong/thong_tin_chung/mlnews.2010-01-25.0234844118 Link
25. Werbsite của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc:http://tnmtvinhphuc.gov.vn/index.php?nre_vp=News&in=viewst&sid=211126.http://www.baomoi.com/Home/DauTu-QuyHoach/www.cpv.org.vn/Den-nam-2015-rac-thai-sinh-hoat-o-100-so-xa-o-khu-vuc-ngoai-thanh-Ha-Noi-d Link
28. Werbsite của báo Lao Động: http://www.laodong.com.vn/Home/Giam-thieu--nhan-to23-quan-trong-nhat-trong-3R/20093/131796.laodongII. Tiếng Anh Link
2. ThS.Hoàng Thị Kim Chi (2009), Một số biện pháp cải thiện hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Khác
6. Hàn Thu Hòa (2009), Báo cáo công tác vệ sinh môi trường thành phố Thái Nguyên Khác
7. Nghị định số 59/2007/ NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Hình 2.1 Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn (Trang 6)
Bảng 2.1. Lượng phỏt sinh chất thải rắn ở một số nước - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.1. Lượng phỏt sinh chất thải rắn ở một số nước (Trang 12)
Bảng 2.2: Tỷ lệ CTR xử lớ bằng cỏc phương phỏp khỏc nhau ở một số nước - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.2 Tỷ lệ CTR xử lớ bằng cỏc phương phỏp khỏc nhau ở một số nước (Trang 15)
Bảng 2.3: Lượng CTRSH phỏt sin hở cỏc đụ thị Việt Nam đầu năm 2007 - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.3 Lượng CTRSH phỏt sin hở cỏc đụ thị Việt Nam đầu năm 2007 (Trang 18)
Bảng 2.3: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.3 Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 (Trang 18)
Bảng 2.4: Lượng CTRSH đụ thị theo vựng địa lý Việt Nam đầu năm 2007 - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.4 Lượng CTRSH đụ thị theo vựng địa lý Việt Nam đầu năm 2007 (Trang 19)
Bảng 2.4: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007 - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 2.4 Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý Việt Nam đầu năm 2007 (Trang 19)
Bảng 2. 5: Thành phần chất thải rắn ở một số đụ thị hiện nay - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 2. 5: Thành phần chất thải rắn ở một số đụ thị hiện nay (Trang 20)
Bảng 4.3: Hiện trạng phương tiện vận chuyển rỏc thải sinh hoạt của Cụng ty Mụi trường và Cụng trỡnh đụ thị Thỏi Nguyờn - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.3 Hiện trạng phương tiện vận chuyển rỏc thải sinh hoạt của Cụng ty Mụi trường và Cụng trỡnh đụ thị Thỏi Nguyờn (Trang 54)
Bảng   4.3:   Hiện   trạng   phương   tiện   vận   chuyển   rác   thải   sinh   hoạt   của  Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
ng 4.3: Hiện trạng phương tiện vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên (Trang 54)
Bảng 4.4: Tổng hợp thực trạng thu gom rỏc thải ở5 phường                                        khu nam TP - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.4 Tổng hợp thực trạng thu gom rỏc thải ở5 phường khu nam TP (Trang 59)
Bảng 4.4: Tổng hợp thực trạng thu gom rác thải ở 5 phường                                        khu nam TP - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.4 Tổng hợp thực trạng thu gom rác thải ở 5 phường khu nam TP (Trang 59)
Bảng 4.5: Tổng hợp thực trạng thu gom rỏc thải sinh hoạt tại 5 xó ở khu nam tp.Thỏi Nguyờn. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.5 Tổng hợp thực trạng thu gom rỏc thải sinh hoạt tại 5 xó ở khu nam tp.Thỏi Nguyờn (Trang 63)
Bảng 4.5: Tổng hợp thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại 5 xã ở khu nam tp.Thái Nguyên. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.5 Tổng hợp thực trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại 5 xã ở khu nam tp.Thái Nguyên (Trang 63)
Bảng 4.6: Mức thu phớ thu gom rỏc thải ở tp.Thỏi Nguyờn - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.6 Mức thu phớ thu gom rỏc thải ở tp.Thỏi Nguyờn (Trang 64)
Bảng 4.7: Ước tớnh khối lượng rỏc thu gom tại 10 phường, xó                                ở khu nam tp.Thỏi Nguyờn - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.7 Ước tớnh khối lượng rỏc thu gom tại 10 phường, xó ở khu nam tp.Thỏi Nguyờn (Trang 64)
Bảng 4.6: Mức thu phí thu gom rác thải ở tp. Thái Nguyên - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.6 Mức thu phí thu gom rác thải ở tp. Thái Nguyên (Trang 64)
Bảng 4.9: Mức độ qan tõm cả người dõn về vấn đề mụi trường - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.9 Mức độ qan tõm cả người dõn về vấn đề mụi trường (Trang 69)
Bảng 4.9: Mức độ qan tâm cả người dân về vấn đề môi trường - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.9 Mức độ qan tâm cả người dân về vấn đề môi trường (Trang 69)
Bảng 4.10: Chi phớ cho cụng tỏc quột, thu gom,vận chuyển, xử lý rỏc  4 thỏng đầu năm 2010. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.10 Chi phớ cho cụng tỏc quột, thu gom,vận chuyển, xử lý rỏc 4 thỏng đầu năm 2010 (Trang 70)
Bảng 4.10: Chi phí cho công tác quét, thu gom, vận chuyển, xử lý rác  4 tháng đầu năm 2010. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.10 Chi phí cho công tác quét, thu gom, vận chuyển, xử lý rác 4 tháng đầu năm 2010 (Trang 70)
Bảng 4.11: Cỏc thành phần rỏc tỏi chế, tỏi sử dụng được trong CTR sinh hoạt  và giỏ bỏn. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.11 Cỏc thành phần rỏc tỏi chế, tỏi sử dụng được trong CTR sinh hoạt và giỏ bỏn (Trang 71)
Bảng 4.11: Các thành phần rác tái chế, tái sử dụng được trong CTR sinh  hoạt  và giá bán. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.11 Các thành phần rác tái chế, tái sử dụng được trong CTR sinh hoạt và giá bán (Trang 71)
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ Tâm Sinh Nghĩa xử lý CTR sinh hoạt - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình công nghệ Tâm Sinh Nghĩa xử lý CTR sinh hoạt (Trang 78)
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý CTR bằng phương pháp tùy nghi A.B.T - Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các phường, xã ở khu nam thành phố Thái Nguyên
Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ xử lý CTR bằng phương pháp tùy nghi A.B.T (Trang 79)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w