3 TÓM TẮT Nhằm nâng cao tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom giâm, đồng thời bổ sung vào qui trình kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom, đối với dòng Bạch đàn PN10 và dòng
Trang 1i
BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ MỤC NĂM 2010
TÊN ĐỀ MỤC:
THỬ NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI HOM,
VỊ TRÍ LẤY HOM, KÍCH THƯỚC HOM VÀ THỜI ĐIỂM LẤY HOM ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỶ LỆ RA RỄ CỦA HOM
Cơ quan chủ quản: BỘ CÔNG THƯƠNG
Cơ quan chủ trì: VIỆN NGHIÊN CỨU
Chủ trì đề mục: K.S LỮ VĂN THẢO
Phú Thọ, tháng 11 năm 2010
Trang 2Mục tiêu của đề tài
Địa điểm và nội dung nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tình hình nghiên cứu trong nước
PHẦN II: THỰC NGHIỆM
Phương pháp nghiên cứu
Chăm sóc vườn vật liệu
Kỹ thuật giâm hom và chăm sóc hom giâm
Kết quả và thảo luận
Kết quả giâm hom dòng Keo lai KL2
Kết quả giâm hom dòng Bạch đàn PN10
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 42
DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom
đối với hom tuổi từ 26 - 30 ngày
Bảng 2 Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom
đối với hom dài từ 14 - 17 cm
Bảng 3 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc cây đầu dòng đến tỉ lệ sống và tỉ lệ
ra rễ của hom (không tác động chăm sóc, tác động bón phân 100g/cây và chăm sóc, tác động bón phân 200g/cây và chăm sóc
Bảng 4 Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom
đối với hom tuổi từ 20 - 25 ngày
Bảng 5 Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom
đối với hom dài từ 9 - 12 cm
Bảng 6 Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc cây đầu dòng đến tỉ lệ sống và tỉ lệ
ra rễ của hom (không tác động chăm sóc, tác động bón phân 100g/cây và chăm sóc, tác động bón phân 200g/cây và chăm sóc
Trang 53
TÓM TẮT
Nhằm nâng cao tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom giâm, đồng thời bổ sung vào qui trình kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom, đối với dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2 Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã triển khai Dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất giống cây lâm nghiệp tại Viện, trong đó có đề mục nghiên cứu thử nghiệm ảnh hưởng của tuổi hom, vị trí lấy hom, kích thước hom và thời điểm lấy hom đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom, đối với dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2
Các thí nghiệm về các điều kiện như: tuổi hom, vị trí lấy hom, kích thước hom
và thời điểm lấy hom, ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom, được thực hiện tại vườn ươm của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy, với 6 thí nghiệm cho dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2, thí nghiệm được bố trí trên nền sản xuất của Viện bằng phương pháp ngẫu nhiên, đầy đủ, ba lần lặp cho các công thức thí nghiệm và kết quả cho thấy:
Đối với dòng Keo lai KL2
- Thí nghiệm 1cho thấy công thức 3 (giâm hom vụ thu) đối với hom tuổi từ 26
- 30 ngày cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất Công thức 2 (giâm hom vụ xuân) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai và công thức 3 (giâm hom vụ hè) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất
- Thí nghiệm 2 cho thấy công thức 3 (giâm hom vụ thu) đối với hom dài từ 14
- 17 cm cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất, công thức 2 (giâm hom vụ xuân) cho
tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai và công thức 3 (giâm hom vụ hè) cho tỉ lệ sống
và tỉ lệ ra rễ thấp nhất
- Thí nghiệm 3 cho thấy công thức 3 (giâm hom có tác động bón phân NPK 200/cây và chăm sóc cây đầu dòng) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất, hai công thức còn lại cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp hơn
Đối với dòng Bạch đàn PN10
- Thí nghiệm 4 cho thấy công thức 3 (giâm hom vụ thu) đối với hom tuổi từ 20
- 25 ngày cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất Công thức 1 (giâm hom vụ xuân) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai và công thức 2 (giâm hom vụ hè) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất
- Thí nghiệm 5 cho thấy công thức 3 (giâm hom vụ thu) đối với hom dài từ 9 -
12 cm cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất, công thức 1 (giâm hom vụ xuân) cho tỉ
lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai và công thức 2 (giâm hom vụ hè) cho tỉ lệ sống và
tỉ lệ ra rễ thấp nhất
- Thí nghiệm 6 cho thấy công thức 3 (giâm hom có tác động bón phân NPK 200g/cây và chăm sóc cây đầu dòng) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất, hai công thức còn lại cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp hơn
Các tiêu chuẩn khác về chất lượng như: số rễ/hom, chiều dài rễ và chỉ số ra rễ của hom, các công thức của các thí nghiệm đều cho kết quả tốt
Trang 6Để đáp ứng được nhu cầu trồng rừng công nghiệp với qui mô lớn như hiện nay, thì các giống mới phải có các đặc tính mong muốn như là dễ nhân giống, để sản xuất hàng loạt với số lượng lớn cung cấp cho trồng rừng, đây là điều rất quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay
Từ năm 1995 Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy (nay là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy) đã nghiên cứu khảo nghiệm và tuyển chọn một số dòng
vô tính bạch đàn và keo lai, trong đó có dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2 Sau quá trình nghiên cứu khảo nghiệm và đánh giá chất lượng của hai dòng trên, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã đề nghị và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2 là giống tiến bộ kỹ thuật và được phép đưa vào sản xuất đại trà, phục vụ cho việc trồng rừng nguyên liệu hiện nay
Dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2, đây là hai giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, hiện tại đang được Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy áp dụng kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom và sản xuất thành công ở vườn ươm cho tỉ lệ sống từ 60 - 70% đối với dòng Bạch đàn PN10 và 70 - 80% đối với dòng Keo lai KL2 Để sản xuất có hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu về giống cây nguyên liệu cho thời gian tới, việc nâng cao tỉ lệ sống trong sản xuất cây giống ở vườn ươm từ 85 - 90% đối với dòng Keo lai KL2 và 75 - 80% đối với dòng Bạch đàn PN10 là hết sức quan trọng, nó không những có ý nghĩa về mặt khoa học công nghệ mà còn có ý nghĩa
về xã hội và kinh tế
Vì vậy, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã xây dựng Dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất giống cây lâm nghiệp, trong đó có đề mục nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi hom, vị trí lấy hom, kích thước hom và thời điểm lấy hom đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó làm tăng tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ của hom góp phần nhân nhanh và cung cấp đầy đủ cây giống cho việc trồng rừng nguyên liệu ở qui mô lớn, đồng thời cũng làm hạ giá thành sản phẩm Mặt khác nó còn góp phần hoàn thiện công nghệ nhân giống và bổ sung vào qui trình kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom đối với dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2, góp phần phục vụ cho các nhà sản xuất cây giống lâm nghiệp hiện nay
Trang 75
1.2 Mục tiêu của đề mục
- Nâng cao tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom giâm cho dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2
- Góp phần hoàn thiện công nghệ và bổ sung vào qui trình kỹ thuật nhân giống
vô tính bằng phương pháp giâm hom cho dòng vô tính Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2
1.3 Địa điểm và nội dung nghiên cứu
1.3.1 Địa điểm nghiên cứu
Đề mục chọn địa điểm nghiên cứu tại vườn ươm của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Chọn dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2, đây là các giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật
1.3.3 Nội dung nghiên cứu
- Thử nghiệm giâm hom loại 26 - 30 ngày tuổi ở các mùa vụ khác nhau (vụ xuân, vụ hè và vụ thu) đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom giâm đối với dòng Keo lai KL2
- Thử nghiệm giâm hom loại 14 - 17 cm ở các mùa vụ khác nhau (vụ xuân, vụ
hè và vụ thu) đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom giâm đối với dòng Keo lai KL2
- Thử nghiệm ảnh hưởng của chế độ chăm sóc cây đầu dòng (không tác động, tác động bón thúc phân NPK 100 g/cây/năm chi làm hai lần kết hợp làm cỏ, vun sới tưới nước, tạo tán ; tác động bón thúc phân NPK 200 g/cây/năm chia làm hai lần kết hợp làm cỏ, vun sới, tưới nước, tạo tán) đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom đối với dòng Keo lai KL2
- Thử nghiệm giâm hom loại 20 - 25 ngày tuổi ở các mùa vụ khác nhau (vụ xuân, vụ hè và vụ thu) đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom giâm đối với dòng Bạch đàn PN10
- Thử nghiệm giâm hom loại 9 - 12 cm ở các mùa vụ khác nhau (vụ xuân, vụ
hè và vụ thu) đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom giâm đối với dòng Bạch đàn PN10
- Thử nghiệm ảnh hưởng của chế độ chăm sóc cây đầu dòng (không tác động, tác động bón thúc phân NPK 100 g/cây/năm chi làm hai lần kết hợp làm cỏ, vun sới tưới nước, tạo tán ; tác động bón thúc phân NPK 200 g/cây/năm chia làm hai lần kết hợp làm cỏ, vun sới, tưới nước, tạo tán) đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom đối với dòng Bạch đàn PN10
Trang 86
1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong những năm gần đây trên thế giới các nước phát triển đã triển khai thực hiện việc trồng rừng nguyên liệu theo phương thức đầu tư thâm canh cao Để có cây giống chất lượng tốt phục vụ trồng rừng, người ta đã tập chung vào sản xuất cây giống bằng nhân giống sinh dưỡng Nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom, đây là một phương pháp có nhiều ưu điểm và đã đựơc nhiều nước trên thế giới áp dụng để nhân nhanh giống cây có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu về trồng rừng ở qui mô lớn
Nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom đối với các dòng vô tính Keo lai và dòng Bạch đàn đã thu được nhiều thành công trong những năm gần đây
Trong đó có các loài cây trồng rừng quan trọng như Bạch đàn (Eucalyptus) và
Bạch đàn lai ở Brazin, Công Gô và Trung Quốc
Số các loài Bạch đàn được nhân giống bằng phương pháp giâm hom ngày một tăng Trung Quốc là nước sớm thành công trong việc nhân giống bằng phương
pháp giâm hom Vào năm 1961 Giordano đã giâm hom thành công bạch đàn E
camaldulensis một năm tuổi với tỷ lệ ra rễ đạt trên 60 % Năm 1963 nhà nghiên
cứu người Pháp Flanclet đã đưa một danh mục bao gồm 58 loài Bạch đàn đã được thí nghiệm giâm hom và đạt được thành công ở từng mức độ khác nhau
Vào đầu năm 1970 các nhà khoa học Pháp đã đi sâu nghiên cứu tìm ra qui trình công nghệ sản xuất cây hom Bạch đàn có năng suất cao tại Trung tâm kỹ thuật nhiệt đới (CFFT) Công Gô Trong suốt 10 năm từ năm 1978 - 1987, Công Gô
đã trồng được 25.000 ha rừng trồng bạch đàn bằng các dòng vô tính cao sản, cho tới năm 1987 một số rừng trồng cây hom bạch đàn cao sản đã được khai thác lấy
gỗ xuất khẩu sang Châu Âu
Theo thông báo của Griffin và Revellin (1993) có 25 Công ty chính của Brazin trong năm 1991 đã sản xuất được 270 triệu cây giống phục vụ trồng rừng, trong đó
có 50 triệu cây Bạch đàn hom tương đương với 45.000 ha rừng trồng cây bạch đàn hom cao sản và bằng năng suất của cả chu kỳ 7 - 8 năm của rừng trồng bạch đàn ở nước ta
Năm 1987 Trung tâm hạt giống cây rừng ASEAN-CANADA đã phát hiện hạt
nhận được từ cây A mangium trồng gần cây A auriculiformis mọc ra các cây con
có đặc tính khác bố mẹ chúng Pong - anant (1988) đã nhân hom thành công 8 dòng keo lai và thấy tỷ suất sinh trưởng của cây lai tốt hơn cha, mẹ chúng
Năm 1989 Wongmanee đã báo cáo kết quả nhân giống sinh dưỡng thành công cây lai và cho rằng không khó khăn gì khi nhân giống Keo lai
Trang 97
1.4.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Sau khi một số giống Bạch đàn và giống Keo có năng suất cao được nhập vào Việt Nam, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chọn tạo ra các dòng vô tính Bạch đàn và Keo lai có năng suất cao Việc nhân giống bằng phương pháp giâm hom đối các dòng Bạch đàn và Keo lai đã thành công bước đầu và được áp dụng rộng rãi trong sản xuất lâm nghiệp ở nước ta hiện nay
Các dòng Bạch đàn và dòng Keo lai là loài cây quan trọng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy để sản xuất giấy và bột giấy Hiện nay ở nước ta diện tích trồng rừng các loài cây này là khá lớn Việc chọn lọc cây trội, khảo nghiệm và nhân giống những dòng tốt đang là hướng đi được nhiều nhà khoa học quan tâm Việc nghiên cứu sản xuất cây giống bằng phương pháp giâm hom là hướng đi chính được áp dụng cho nhiều loài cây và đã thu được một số kết quả
Nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom các dòng Bạch đàn và Keo lai cho thấy, có thể tạo ra hàng triệu cây mỗi năm Từ năm 1992 Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy (nay là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy) đã chọn lọc được một số dòng có sức sinh trưởng nhanh, năng suất cao gấp 2 - 2,5 lần
so với cây trồng từ hạt Các nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom cho các dòng này được thực hiện trong các năm 1997 - 2000
Năm 1998 Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã nghiên cứu, tuyển chọn và dẫn dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2 Đến năm 2005 qua quá trình nghiên cứu, khảo nghiệm và đánh giá chất lượng, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã đề nghị và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2 là giống tiến bộ kỹ thuật và được phép đưa vào sản xuất đại trà phục vụ cho việc trồng rừng nguyên liệu hiện nay
Dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2, đây là hai giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, hiện tại đang được Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy áp dụng kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom, sản xuất thành công ở vườn ươm cho tỉ lệ sống từ 75 - 80
% đối dòng Keo lai KL2 và 60 - 70 % đối với dòng Bạch đàn PN10
* Kết quả nghiên cứu năm 2009 về thử nghiệm giâm hom dòng vô tính Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2 cho thấy
Đối với giâm hom dòng Keo lai KL2
Tuổi hom từ 26 đến 30 ngày cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất (89 %), tuổi hom từ 20 đến 25 ngày cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai (78 %), tuổi hom từ
31 đến 35 ngày cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất (61 %) Thí nghiệm được thực hiện vào tháng 9/2009
Hom đoạn ngọn cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất (87 %), hom đoạn thân cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai (69 %) và hom đoạn gốc cho tỉ lệ sống và tỉ
lệ ra rễ thấp nhất (34 %) Thí nghiệm được thực hiện vào tháng 6/2009
Hom dài 14 đến 17 cm cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất (91 %), hom dài 18 đến 20 cm cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai (83 %) và hom dài 10 đến 13 cm
Trang 10Đối với giâm hom dòng Bạch đàn PN10
Tuổi hom từ 20 đến 25 ngày cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất (79 %), tuổi hom từ 26 đến 30 ngày cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai (68 %), tuổi hom từ
31 đến 35 ngày cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất (56 %) Thí nghiệm được thực hiện vào tháng 8/2009
Hom đoạn ngọn cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất (77 %), hom đoạn thân cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai (59 %) và hom đoạn gốc cho tỉ lệ sống và tỉ
lệ ra rễ thấp nhất (43 %).Thí nghiệm được thực hiện vào tháng 5/2009
Hom dài 9 đến 12 cm cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất (77 %), hom dài 5 đến 8 cm cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai (64 %) và hom dài 13 đến 16 cm cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất (53 %).Thí nghiệm được thực hiện vào tháng 7/2009
Hom lấy vào buổi sáng sớm từ 5 đến 7 giờ cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất (78 %), hom lấy vào buổi gần trưa 8 đến 10 giờ cho tỉ lệ sống và tỉ lệ cao thứ hai (69 %) và hom lấy vào buổi chiều từ 15 đến 17 giờ cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất (57 %).Thí nghiệm được thực hiện vào tháng 8/2009
Trang 119
PHẦN II THỰC NGHIỆM 2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Chăm sóc vườn vật liệu
Chăm sóc vườn vật liệu được tiến hành theo qui trình kỹ thuật nhân giống bằng hom chồi non giống bạch đàn và keo lai của Tổng công ty giấy Việt Nam ban hành năm 2002
2.1.2 Kỹ thuật giâm hom và chăm sóc hom giâm
Thời gian thu chồi được tiến hành vào buổi sáng, hom được lấy từ chồi của cấp cấp hom trong vườn vật liệu, hom cắt xong được nhúng ngay vào nước sạch sau đó được ngâm vào dung dịch thuốc diệt nấm khuẩn (Đa khuẩn linh 0,1 %)
trong 10 phút, các hom được trộn đều và chia cho các công thức thí nghiệm
Chế độ chăm sóc vườn cây đầu dòng được thực hiện theo qui trình kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom chồi non dòng Bạch đàn và Keo lai của Tổng công ty giấy Việt Nam ban hành năm 2002 Chăm sóc cây đầu dòng theo các chế độ khác nhau (không tác động, tác động bón thúc phân NPK 100 g/cây/năm chia làm hai lần kết hợp làm cỏ, vun sới, tưới nước, tạo tán; tác động bón thúc phân NPK 200 g/cây/năm chia làm hai lần kết hợp làm cỏ, vun sới, tưới nước, tạo tán) chăm sóc đợt tháng 02 năm 2010 và đợt hai tháng 7 năm 2010
Đề mục dùng phương pháp giâm hom chồi non, vật liệu dùng để giâm hom là các chồi non được lấy từ những cây mẹ ở vườn vật liệu, có sức sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh, không sâu bệnh Hom được lấy theo tuổi từ 26 - 30 ngày tuổi, hom được lấy theo kích thước dài từ 14 - 17 cm và được giâm ở các thời vụ khác nhau (vụ xuân, vụ hè và vụ thu) Hom được lấy theo các chế độ chăm sóc cây đầu dòng khác nhau Trước khi giâm hom vào giá thể, các chế độ chăm sóc hom giâm là tương đối đồng nhất và tuỳ thuộc vào thời tiết hàng ngày và từng giai đoạn giâm hom
Áp dụng kỹ thuật cắt ngọn cây cấp hom tạo chồi, tạo đủ hom cho thí nghiệm
và làm trẻ hoá chồi, hom có 2 - 4 lá và một đỉnh sinh trưởng Phiến lá được cắt bớt 1/3 đến 1/2 diện tích để làm giảm sự thoát hơi nước, đường kính gốc hom dao động lớn, nhỏ tuỳ thuộc vào độ mập của chồi, phần gốc hom được cắt sát đốt lá dưới cùng bằng kéo sắc Tuổi hom được xác định bằng khoảng cách thời gian giữa hai lần cắt hom
Vườn vật liệu lấy hom gần nhà giâm hom, hom cắt xong được nhúng ngay vào nước sạch,
Giá thể cắm hom là đất tầng B được khai thác đến độ sâu 30 - 50 cm, loại đất này thường dùng để ươm cây keo lai trong sản xuất vì nó ít mầm bệnh Bầu ươm
sử dụng túi bầu plastic màu đen, đường kính 9 cm, cao 13 cm có chứa đầy giá thể, giá thể được vệ sinh sạch, xử lý bằng dung dịch K2MnO4 0,1 % bằng cách tưới đều lên giá thể với độ sâu > 3 cm trước khi giâm hom 12 - 24 giờ để phòng nấm bệnh
Trang 12Quá trình chăm sóc hom giâm: ngoài việc cung cấp nước đầy đủ, thường xuyên nhặt bỏ những lá vàng úa và những hom có biểu hiện chết Hom được phun thuốc diệt nấm khuẩn 0,1 % định kỳ 15 ngày một lần bằng bình phun sương mù Các thí nghiệm được tiến hành từ tháng 3/2010 đến tháng 10/2010 Thu thập các chỉ tiêu về hom giâm vào cuối đợt thí nghiệm, những hom nhú rễ ra khỏi gốc hom từ 1 cm và có một rễ trở lên được quy định là hom đã ra rễ, hom mới ra mô sẹo hoặc phần gốc có biểu hiện phình lên hoặc không có biểu hiện gì thì được quy định là hom chưa ra rễ
2.1.3 Bố trí thí nghiệm
Các công thức thí nghiệm được bố trí theo ô tại các luống trên nền sản xuất của vườn ươm Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Công thức được bố trí đảm bảo 3 lần lặp Mỗi ô 100 hom x 3 lần lặp x 3 công thức cho mỗi thí nghiệm
(Sơ đồ bố trí thí nghiệm xem ở phần phụ lục)
2.1.4 Phương pháp thu thập số liệu
Thời gian thu thập số liệu từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2010 tuỳ theo thời điểm cắm hom của từng thí nghiệm (hom sau khi cắm từ 40 - 45 ngày thì thu thập
Các chỉ tiêu đo, đếm được tính toán bằng các công thức sau:
Số hom sống trong ô đo, đếm + Tỷ lệ sống (%) =
Số hom trong ô đo, đếm x 100
Số hom ra rễ trong ô đo, đếm + Tỷ lệ ra rễ (%) =
Số hom trong ô đo, đếm
x 100
Trang 1311
+ Chỉ số rễ = ∑ Tổng chiều dài rễ/hom
Số liệu sau khi thu thập được ghi vào các biểu mẫu và được xử lí, tính toán, phân tích theo phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp
Quá trình tính toán, xử lý số liệu được thực hiện trên máy vi tính theo chương trình SPSS và EXCEL và được mô phỏng bằng các bảng, biểu và đồ thị
2.1.6 Trang thiết bị và dụng cụ
+ Nhà giâm hom: Nhà giâm hom được thiết lập với khung bằng sắt, mái lợp bằng plastic màu trắng, trần được che bằng lưới đen
+ Thiết bị: Hộp điều khiển tự động, máy bơm, nhiệt kế, ẩm kế
+ Dụng cụ, vật tư: Kéo cắt cành, kéo cắt hom, xô, chậu, rổ, bình phun thuốc sâu, ô zoa, xe cút kít, cuốc, đất, túi bầu, phân NPK 5:10:3, lưới đen, ni lông trắng, bạt, lồng chụp…
2.1.7 Hoá chất
Các loại hoá chất đã sử dụng để giâm hom: IBA, đa khuẩn linh, K2MnO4, Boocdo, Benlate,…
Trang 1412
2.2 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.2.1 Kết quả giâm hom thí nghiệm dòng Keo lai KL2
* Kết quả thí nghiệm 1
Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (vụ xuân, vụ hè và vụ thu) đối với hom tuổi
từ 26 - 30 ngày đến tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ, số rễ /hom và chỉ số rễ của hom giâm
Bảng 1: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (CT1: vụ xuân; CT2: vụ hè; CT3:
vụ thu) đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom
SLR (cái)
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (vụ xuân, vụ hè và vụ
thu) đối với hom tuổi từ 26 - 30 ngày tuổi tại bảng 1 cho thấy:
Giâm hom vào vụ thu (công thức 3) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất 91,1 %
, giâm hom vào vụ xuân (công thức 1) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai 80,0
% và giâm hom vào vụ hè (công thức 2) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất 63,3
%
Kết quả các chỉ tiêu về số rễ/hom, chiều dài rễ và chỉ số rễ của các công thức
giâm hom cho thấy sự chệnh lệch về số lượng và chất lượng rễ giữa các công thức
là tương đối lớn, công thức 3 cho kết quả cao nhất 50,15 %, sau đó đến công thức
1 37,79 % và cuối cùng là công thức 2 cho kết quả thấp nhất 34,41 %
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2010, thu thập số liệu
từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2010
Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (vụ xuân, vụ hè và vụ thu) đối
với hom tuổi từ 26 - 30 ngày đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom
0 20 40 60 80 100
công thức 1 công thức 2 công thức 3
Trang 1513
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến chỉ số ra rễ của hom
0 10 20 30 40 50 60
công thức 1 công thức 2 công thức 3
rễ và chỉ số ra rễ đứng thứ hai Hom giâm vào vụ hè (công thức 2) có tỉ lệ sống, tỉ
lệ ra rễ và chỉ số ra rễ là thấp nhất
* Kết quả thí nghiệm 2
Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (vụ xuân, vụ hè và vụ thu) đối với hom dài
14 - 17 cm đến tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ, số rễ /hom và chỉ số rễ của hom giâm
Bảng 2: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (CT1: vụ xuân; CT2: vụ hè; CT3:
vụ thu) đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom
TLRR (%)
SLR (cái)
% và giâm hom vào vụ hè (công thức 2) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất 60,0
% Hom giâm vào vụ thu và vụ xuân cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao hơn so với giâm hom vào vụ hè
Kết quả các chỉ tiêu về số rễ/hom, chiều dài rễ và chỉ số rễ của các công thức giâm hom cho thấy sự chệnh lệch về số lượng và chất lượng rễ giữa các công thức
Trang 1614
là tương đối lớn, công thức 3 cho kết quả cao nhất về chỉ số ra rễ 51,05, sau đó đến công thức 1 là 45,17 và cuối cùng là công thức 2 cho kết quả thấp nhất 33,79 Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 9 năm 2010, thu thập số liệu từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2010
Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (vụ xuân, vụ hè và vụ thu) đến tỉ
lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom
0 20 40 60 80 100
công thức 1 công thức 2 công thức 3
Biểu đồ 4: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến chỉ số ra rễ của hom
0 10 20 30 40 50 60
công thức 1 công thức 2 công thức 3
và tỉ lệ ra rễ cũng như chỉ số ra rễ đứng thứ hai và (công thức 2) hom giâm vào vụ
hè có tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chỉ số ra rễ là thấp nhất
* Kết quả thí nghiệm 3
Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc cây đầu dòng (không tác động, tác động bón thúc phân NPK 100 g/cây/năm chia làm hai lần kết hợp làm cỏ, vun sới, tưới nước, tạo tán ; tác động bón thúc phân NPK 200 g/cây/năm chia làm hai lần kết hợp làm
cỏ, vun sới, tưới nước, tạo tán) đến tỉ lệ sống, tỉ lệ cây ra rễ, số rễ /hom và chỉ số rễ
của hom giâm
Trang 1715
Bảng 3: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc cây đầu dòng (CT1: không tác động;
CT2: bón phân 100 g/cây và chăm sóc; CT3: bón phân 200 g/cây và chăm sóc) đến
tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom
TLRR (%)
SLR (cái) L R (cm) CSR
và chăm sóc) tại bảng 3 cho thấy:
Tác động bón thúc phân NPK 200 g/cây và chăm sóc cây đầu dòng (công thức 3) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất 90 %, tác động bón thúc phân NPK 100 g/cây và chăm sóc cây đầu dòng (công thức 2) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai 80 % và không tác động (công thức 1) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất 70
%
Kết quả các chỉ tiêu về số rễ/hom, chiều dài rễ trung bình và chỉ số rễ của các công thức giâm hom cho thấy sự chệnh lệch về số lượng và chất lượng rễ giữa các công thức là tương đối lớn, công thức 3 cho kết quả cao nhất về chỉ số ra rễ 49,23 sau đó đến công thức 2 là 47,04 và cuối cùng là công thức 1 cho kết quả thấp nhất 40,03
Thí nghiệm được thực hiện vào tháng 9/2010, thu thập số liệu vào tháng 10/2010
Biểu đồ 5: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc (không tác động, bón phân NPK
100 g/cây, bón phân NPK 200 g/cây) đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom giâm
0 20 40 60 80 100
công thức 1 công thức 2 công thức 3
Trang 1816
Biểu đồ 6: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc (không tác động, bón phân NPK
100 g/cây, bón phân NPK 200 g/cây) đến chỉ số ra rễ của hom giâm
0 10 20 30 40 50 60
công thức 1 công thức 2 công thức 3
lệ ra rễ và chỉ số ra rễ cao thứ hai và (công thức 1) không tác động bón phân và chăm sóc có tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chỉ số ra rễ là thấp nhất
2.2.2 Kết quả giâm hom thí nghiệm dòng Bạch đàn PN10
* Kết quả thí nghiệm 1
Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (vụ xuân, vụ hè và vụ thu) đối với hom tuổi
từ 20 - 25 ngày tuổi đến tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ, số rễ /hom và chỉ số rễ của hom giâm
Bảng 4: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (CT1: vụ xuân; CT2: vụ hè; CT3:
vụ thu) đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom
TLRR (%)
SLR (cái) L R (cm) CSR
Trang 19Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2010, thu thập số liệu
từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2010
Biểu đồ 7: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (vụ xuân, vụ hè và vụ thu) đến
tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom giâm
0 10 20 30 40 50 60 70 80
công thức 1 công thức 2 công thức 3
Biểu đồ 8: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (vụ xuân, vụ hè và vụ thu) đến
chỉ số ra rễ của hom giâm
0 2 4 6 8 10 12 14 16
công thức 1 công thức 2 công thức 3
số ra rễ công thức 1 có chỉ số ra rễ cao nhất, công thức 3 có chỉ số ra rễ cao thứ 2
và công thức 2 có chỉ số ra rễ là thấp nhất
Trang 2018
*Kết quả thí nghiệm 2
Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (vụ xuân, vụ hè và vụ thu) đối với hom dài 9
- 12 cm đến tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ, số rễ /hom và chỉ số rễ của hom giâm
Bảng 5: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (CT1: vụ xuân; CT2: vụ hè; CT3:
vụ thu) đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom
TLRR (%)
SLR (cái)
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (vụ xuân, vụ hè và vụ
thu)) tại bảng 5 cho thấy:
Giâm hom vào vụ thu (công thức 3) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất 73,3
% Giâm hom vào vụ xuân (công thức 1) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai 57,8 % và giâm hom vào vụ hè (công thức 2) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất
45,6 %
Kết quả các chỉ tiêu về số rễ/hom, chiều dài rễ và chỉ số rễ của các công thức
giâm hom cho thấy sự chệnh lệch về số lượng và chất lượng rễ giữa các công thức
là không lớn, công thức 1 cho kết quả cao nhất về chỉ số ra rễ 14,75, sau đó đến
công thức 3 là 13,94 và cuối cùng là công thức 2 cho kết quả thấp nhất 10,78
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2010, thu thập số liệu
từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2010
Biểu đồ 9: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom (vụ xuân, vụ hè và vụ thu) đến
tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom giâm
0 10 20 30 40 50 60 70 80
công thức 1 công thức 2 công thức 3
Trang 21
19
Biểu đồ 10: Ảnh hưởng của thời vụ giâm hom đến chỉ số ra rễ của hom giâm
0 2 4 6 8 10 12 14 16
công thức 1 công thức 2 công thức 3
Kết quả kiểm tra thống kê với mức ý nghĩa α < 0,05 cho thấy các công thức thí
nghiệm có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống, tỉ lệ ra rễ và chỉ số ra rễ của hom giâm (xem phụ lục 1.5) Giâm hom vào vụ thu (công thức 3) có tỉ lệ sống cao nhất, công
thức 1 giâm hom vào vụ xuân có tỉ lệ sống cao thứ hai và công thức 2 giâm hom vào vụ hè có tỉ lệ sống thấp nhất Chỉ số ra rễ công thức 1 có chỉ số ra rễ cao nhất,
công thức 3 có chỉ số ra rễ cao thứ 2 và công thức 2 có chỉ số ra rễ thấp nhất
* Kết quả thí nghiệm 3
Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc (không tác động, tác động bón thúc phân NPK 100 g/cây/năm chia làm hai lần kết hợp làm cỏ, vun sới tưới nước, tạo tán ; tác động bón thúc phân NPK 200 g/cây/năm chia làm hai lần kết hợp làm cỏ, vun sới, tưới nước, tạo tán) đến tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ, số rễ /hom và chỉ số rễ của hom
giâm
Bảng 6: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc (CT1: không tác động; CT2: bón
thúc phân NPK 100g/cây và chăm sóc; CT3: bón thúc phân NPK 200g/cây và chăm sóc) đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom
TLRR (%)
SLR (cái)
vun sới tưới nước, tạo tán ; tác động bón thúc phân NPK 200 g/cây/năm chia làm
hai lần kết hợp làm cỏ, vun sới, tưới nước, tạo tán) đến tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ, số rễ
/hom và chỉ số rễ của hom giâm tại bảng 6 cho thấy
Trang 2220
Tác động bón thúc phân NPK 200 g/cây và chăm sóc (công thức 3) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất 78,9 % Tác động bón thúc phân NPK 100 g/cây và chăm sóc (công thức 2) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai 70,0 % và không tác động (công thức 1) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất 55,6 %
Kết quả các chỉ tiêu về số rễ/hom, chiều dài rễ trung bình và chỉ số rễ của các công thức giâm hom cho thấy sự chệnh lệch về số lượng và chất lượng rễ giữa các công thức là không lớn, công thức 3 cho kết quả cao nhất về chỉ số ra rễ 13,85, sau
đó đến công thức 2 là 12,87 và cuối cùng là công thức 1 cho kết quả thấp nhất 10,69
Thí nghiệm được thực hiện vào tháng 9/2010, thu thập số liệu vào tháng 10/2010
Biểu đồ 11: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc cây đầu dòng đến tỉ lệ sống và tỉ
lệ ra rễ của hom giâm
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
công thức 1 công thức 2 công thức 3
Biểu đồ 12: Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc cây đầu dòng đến chỉ số ra rễ
của hom giâm
0 2 4 6 8 10 12 14 16
công thức 1 công thức 2 công thức 3
lệ ra rễ cao thứ hai và (công thức 1) không tác động bón phân và chăm sóc có tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ thấp nhất
Trang 2321
2.2.3 Bản hướng dẫn kỹ thuật giâm hom dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2
* Xây dựng vườn vật liệu giống lấy hom
- Vườn vật liệu được trồng gần nhà giâm hom có nguồn nước sạch để tưới
- Đất trồng vườn vật liệu lấy hom có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, thoát nước tốt, trước khi trồng phải phát dọn sạch thực bì, cày ải hoặc cuốc toàn diện
- Cây giống là cây mô hoặc cây hom thế hệ đầu của dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2 đạt tiêu chuẩn xuất vườn Cây cung cấp vật liệu được trồng trước đợt thu chồi đầu tiên từ 2 đến 2,5 tháng, tùy theo điều kiện địa hình và qui mô vườn giống mà cây giống có thể trồng theo hàng hoặc theo khối riêng rẽ
- Phương pháp trồng: Cày, bừa toàn diện, nếu không có điều kiện thì phải cuốc toàn diện hai lần, cây được trồng theo hàng để tiện việc chăm sóc, cự ly giữa các hàng là 40 cm, giữa các cây là 30 cm đối với bạch đàn và cự ly giữa các hàng là 60
cm, giữa các cây là 40 cm đối với keo lai Khi trồng bón lót cho mỗi gốc cây 1 kg phân chuồng và bón thúc hai đợt mỗi đợt 100g/cây phân NPK 5:10:3
* Chăm sóc vườn vật liệu
- Vườn vật liệu được chăm sóc, bảo vệ cẩn thận, không để sâu bệnh, người và gia súc phá hoại, tưới nước hàng ngày đảm bảo đủ độ ẩm cho cây, bón thúc phân hai đợt kết hợp chăm sóc, vun sới, làm cỏ vườn cấp hom Sau mỗi lần thu hoạch chồi phải tiến hành dọn vệ sinh
- Theo dõi để chặt bỏ những cây giống bị sâu bệnh
* Thời vụ giâm hom
- Nguyên tắc chung là giâm hom phải được thực hiện trước trồng rừng từ 2,5 đến 3 tháng Đối với điều kiện thời tiết, khí hậu vùng Trung tâm Bắc bộ thì nên giâm hom vào các tháng 8; 9; 10 hàng năm là phù hợp
* Đốn gốc tạo chồi lần đầu, cắt cành
- Đốn gốc tạo chồi được thực hiện sau khi trồng vườn vật liệu từ 60 - 70 ngày, dùng kéo sắc cắt ngang thân cách mặt đất 30 cm
- Lứa chồi đầu tiên được cắt sau khi đốn gốc khoảng 30 ngày sau đó khoảng từ 26
- 30 ngày thì cắt chồi đối với keo lai KL2 và khoảng từ 20 - 25 ngày thì cắt chồi đối với bạch đàn PN10 Việc cắt chồi được tiến hành vào buổi sáng sớm, chồi sau khi cắt được ngâm vào nước sạch và bảo quản nơi giâm mát
Trang 2422
- Bầu ươm sử dụng túi bầu plastic màu đen, đường kính 9 cm, chiều cao 13 cm chứa đầy giá thể, được vệ sinh sạch sẽ, xử lý bằng dung dịch K2MnO4 0,1 % bằng cách tưới đều lên giá thể với độ sâu > 3 cm Việc xử lý được tiến hành trước khi cắm hom 12 giờ
- Điều kiện nhà giâm hom; độ che sáng còn 50 - 60 %, có hệ thống phun sương mù
tự động với thời gian thay đổi theo thời tiết và giai đoạn chăm sóc hom giâm từ 20
- 45 phút/lần phun, mỗi lần phun từ 5 - 10 giây, hom được đặt trên nền cứng xây bằng xi măng
- Quá trình chăm sóc hom giâm ngoài việc cung cấp nước đầy đủ phải thường xuyên nhặt bỏ những lá vàng úa, những hom bị chết Định kỳ 15 ngày phải phun thuốc diệt nấm khuẩn bằng bình phun sương mù
Trang 25* Nghiên cứu giâm hom dòng Keo lai KL2
Giâm hom vào vụ thu (đối với hom từ 26 - 30 ngày tuổi) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ
ra rễ cao nhất 91,1 %, giâm hom vào vụ xuân đối với hom từ 26 - 30 ngày tuổi cho
tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai 80,0 % và giâm hom vào vụ hè đối với hom từ
26 - 30 ngày tuổi cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất 63,3 % Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2010, thu thập số liệu từ tháng 4 đến tháng
10 năm 2010
Giâm hom vào vụ thu (đối với hom dài từ 14 - 17 cm) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra
rễ cao nhất 87,8 %, giâm hom vào vụ xuân (đối với hom dài từ 14 - 17 cm) cho tỉ
lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai 75,6 % và giâm hom vào vụ hè (công thức 2) cho
tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất 60,0 % Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2010, thu thập số liệu từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2010
Giâm hom có tác động bón thúc phân NPK 200 g/cây và chăm sóc cây đầu dòng cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất 90,0 % Giâm hom có tác động bón thúc phân NPK 100 g/cây và chăm sóc cây đầu dòng cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai 80,0 % và giâm hom không tác động (không bón phân và chăm sóc cho cây đầu dòng) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất 70,0 % Thí nghiệm được thực hiện vào tháng 9 năm 2010, thu thập số liệu vào tháng 10 năm 2010
* Nghiên cứu giâm hom dòng Bạch đàn PN10
Giâm hom vào vụ thu (đối với hom từ 20 - 25 ngày tuổi) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ
ra rễ cao nhất 75,6 %, giâm hom vào vụ xuân (đối với hom từ 20 - 25 ngày tuổi) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai 65,6 % và giâm hom vào vụ hè (đối với hom
từ 20 - 25 ngày tuổi) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất 47,8 % Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2010, thu thập số liệu từ tháng 4 đến tháng
10 năm 2010
Giâm hom vào vụ thu (đối với hom dài từ 9 - 12 cm) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất 73,3 % Giâm hom vào vụ xuân (đối với hom dài từ 9 - 12 cm) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai 57,8 % và giâm hom vào vụ hè (đối với hom dài từ 9
- 12 cm) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất 45,6 % Thí nghiệm được thực hiện
từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2010, thu thập số liệu từ tháng 4 đến tháng 10 năm
2010
Giâm hom có tác động bón thúc phân NPK 200 g/cây và chăm sóc cây đầu dòng cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao nhất 78,9 % Giâm hom có tác động bón thúc phân NPK 100 g/cây và chăm sóc cây đầu dòng cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ cao thứ hai 70,0 % và giâm hom không tác động (không bón phân và chăm sóc cho cây đầu dòng) cho tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ thấp nhất 55,6 %