1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KINH NGHIỆM THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH THEO KẾT QUẢ ĐẦU RA TẠI CÁC QUỐC GIA

17 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 532,78 KB

Nội dung

 Quản lý ngân sách theo công việc thực hiện: phân bổ nguồn lực theo những khối lượng hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị trên cơ sở gắn kết công việc với chi phí bỏ ra.. Quản lý ngân sách

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



TIỂU LUẬN MÔN KẾ TOÁN CÔNG

ĐỀ TÀI 25:

KINH NGHIỆM THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH THEO KẾT QUẢ ĐẦU RA TẠI CÁC QUỐC GIA

Tp.Hồ Chí Minh, 11/2012

Trang 2

MỤC LỤC

-

2 Những nguyên tắc cơ bản quản lý ngân sách nhà nước 2

II Phương thức tạo lập và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra 3

2 Đặc điểm của phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra 3

3 Mục đích của phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra 4

5 Cách thức tạo lập và quản lý ngân sách theo đầu ra 4

IV Ứng dụng quản lý ngân sách Nhà nước theo kết quả đầu ra và

bài học cho Việt Nam

13

Trang 3

A CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I Khái niệm

1 Ngân sách nhà nước là gì

Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở các quốc gia Tuy nhiên định nghĩa thế nào là ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn có nhiều ý kiến khác nhau, tuỳ theo quan điểm của từng trường phái kinh tế, hoặc tuỳ theo các mục đích nghiên cứu khác nhau của người đưa ra định nghĩa:

 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, NSNN là văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu, chi của Chính phủ, được thiết lập hàng năm

 Các nhà kinh tế học hiện đại cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN Ví dụ:

 Các nhà kinh tế phương Tây cho rằng NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước

 Theo các nhà kinh tế Nga, NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước

 Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Khóa 11, ngày 16/12/2002 đã xác định tại Điều 1, Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH khái niệm

về NSNN như sau: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi

của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”

2 Những nguyên tắc cơ bản quản lý ngân sách nhà nước

Quản lý NSNN được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:

 Nguyên tắc thống nhất: đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, hiệu quả; hạn chế những tiêu cực và những rủi ro, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu

 Nguyên tắc dân chủ: một ngân sách tốt phải phản ảnh lợi ích của các tầng lớp, các bộ phận, các cộng đồng người trong các chính sách, hoạt động thu chi ngân sách Sự tham gia của xã hội, công chúng được thực hiện trong suốt chu trình ngân sách, từ lập dự toán, chấp hành đến quyết toán ngân sách, thể hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý ngân sách Sự tham gia của người dân sẽ làm cho ngân sách minh bạch hơn,

 Nguyên tắc cân đối ngân sách: kế hoạch ngân sách được lập và thu, chi ngân sách phải cân đối Mọi khoản chi phải có nguồn thu bù đắp

 Nguyên tắc công khai, minh bạch: công khai, minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định thu chi tài chính, hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hiệu quả và nguyên tắc này được thực hiện trong suốt chu trình ngân sách

 Nguyên tắc quy trách nhiệm: yêu cầu trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong quá trình quản lý ngân sách, bao gồm:

 Quy trách nhiệm giải trình về các hoạt động ngân sách, chịu trách nhiệm về các quyết định về ngân sách của mình

 Trách nhiệm đối với cơ quan quản lý cấp trên và trách nhiệm đối với công chúng, đối với xã hội

Quy trách nhiệm yêu cầu phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị, chính quyền các cấp trong việc thực hiện ngân sách Nhà nước theo chất lượng công việc đạt được

Trang 4

3 Các phương thức quản lý ngân sách nhà nước

Trong quản lý tài chính công, có các phương thức quản lý NSNN như sau:

 Quản lý ngân sách theo khoản mục: các nội dung ngân sách được khoản mục hóa Những khoản mục này luôn được chi tiết và định rõ khoản theo từng tiểu mục Với phương thức này các cơ quan, đơn vị phải thực hiện theo đúng khoản mục quy định và cơ chế trách nhiệm giải trình tập trung vào các yếu tố đầu vào

 Quản lý ngân sách theo công việc thực hiện: phân bổ nguồn lực theo những khối lượng hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị trên cơ sở gắn kết công việc với chi phí bỏ ra Quản lý ngân sách theo công việc thực hiện cho phép ngân sách được xây dựng không phát sinh thêm, mà dựa vào khối lượng công việc được tiên đoán trước

 Quản lý ngân sách theo chương trình: tập trung vào sự lựa chọn của ngân sách trong số các chính sách, chương trình có tính cạnh tranh Quản lý ngân sách theo chương trình thiết lập một hệ thống phân phối nguồn lực, gắn kết chi phí chương trình với kết quả của những chương trình đầu tư công Đây là phương thức lập ngân sách đòi hỏi các mục tiêu chương trình phải kéo dài hơn một năm ngân sách Bên cạnh đó, lập ngân sách theo chương trình yêu cầu phải đo lường tính hiệu lực, nghĩa là đo lường đầu ra

và tác động đến mục tiêu

 Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra: là một công cụ vô cùng quan trọng trong quản lý công, tạo điều kiện để sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt được kết quả mong muốn Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra là phương thức lập ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận thông tin đầu ra để phân

bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển Nhà nước

II Phương thức tạo lập và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra

1 Khái niệm

 Lập ngân sách theo kết quả đầu ra (NSĐR) là một hoạt động quản lý ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá

sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển của chính phủ

 Lập NSĐR bao hàm một chiến lược tổng thể nhằm đạt được những thay đổi quan trọng trong việc quản lý và đo lường công việc thực hiện của các

cơ quan nhà nước so với mục tiêu đề ra

2 Đặc điểm của phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra

 Ngân sách lập theo tính chất mở, công khai, minh bạch

 Các nguồn tài chính của Nhà nước được tổng hợp toàn bộ trong dự toán ngân sách nhà nước

 Ngân sách được lập theo thời gian trung hạn

 Ngân sách được lập căn cứ theo nhu cầu thực tế, hướng tới người thụ hưởng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

 Ngân sách được hợp nhất giữa kế hoạch chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển

 Ngân sách được lập dựa trên nguồn lực được tính trong thời gian trung hạn

và do vậy cần có sự cam kết chặt chẽ

 Việc phân bổ ngân sách dựa trên thứ tự ưu tiên chiến lược

Trang 5

 Phi tập trung hóa trong quản lý ngân sách, người quản lý được trao quyền chủ động và trách nhiệm nhiều hơn trong quản lý chi tiêu công

3 Mục đích của phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra

 Tăng cường quản lý chiến lược và tập trung nâng cao hiệu quả của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương Đặt ra những mục tiêu rõ ràng

và cụ thể, tạo điều kiện cho các cơ quan ở khu vực công đạt được mục tiêu của mình và thông qua một khung kế hoạch, quản lý và hoạt động rõ ràng

 Gắn các yếu tố đầu vào thuộc nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác với kết quả đầu ra dự kiến để đạt được mục tiêu và giúp cho việc phân bổ nguồn lực thể hiện được những ưu tiên Tập trung vào kết quả đầu ra chính

và các ưu tiên chính hơn là thực hiện các hoạt động hoặc quy trình

4 Vai trò của phương thức lập ngân sách theo đầu ra

 Quản lý NSĐR góp phần đổi mới chính sách quản lý nguồn lực của khu vực công nhằm thiết lập 3 vấn đề cơ bản trong quản lý chi tiêu công, đó là:

 Tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể

 Phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính theo các mục tiêu ưu tiên chiến lược trong giới hạn nguồn lực cho phép

 Nâ.ng cao hiệu quả hoạt động về cung cấp hàng hóa công

 Quản lý NSĐR tăng cường các nguyên tắc quản lý tài chính của khu vực công với mục tiêu là cải thiện sự phân phối và quản lý nguồn lực, việc thực hiện cung ứng hàng hóa công và tính minh bạch, trách nhiệm Quản

lý NSĐR cho phép chính phủ và cơ quan đặt đúng quy trình thông tin cần thiết nhằm:

 Xác định cái gì sẽ đạt được ( kết quả mong muốn)

 Xác định, chi tiết và đo lường (chi phí và số lượng):

o Cái gì nên được làm (các đầu ra được sản xuất/ hoặc mua sắm)

o Cái gì sẽ được làm (các đầu ra sẽ được sản xuất/ hoặc mua sắm)

 Minh họa và kiểm tra mối liên hệ giữa cái gì được sản xuất/ mua sắm (các đầu ra) và cái gì sẽ đạt được (các kết quả) so với cái gì nên đạt được (các kết quả mong muốn)

 Nguồn lực tài trợ cho các đầu ra cần thiết để đạt được các kết quả mong muốn

 Quản lý NSĐR đặt chính phủ và các cơ quan vào vị trí để đảm bảo rằng:

 Các đầu ra theo yêu cầu để được tài trợ mà nó được xác định thông qua những mối liên hệ được miêu tả với các kết quả

 Các đầu ra theo yêu cầu được tài trợ ở những mức độ khối lượng, giá

cả và chất lượng cụ thể

 Các đầu ra hướng tới mục tiêu và được cung cấp trong khuôn khổ thời gian yêu cầu

5 Cách thức tạo lập và quản lý ngân sách theo đầu ra

Tạo lập và quản lý NSĐR phải đặt trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn Quản lý NSĐR yêu cầu phải thay đổi phương thức soạn lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF: Medium-Term Expenditure Framework) nhằm kết nối chính sách, lập kế hoạch và lập ngân sách phù hợp với năng lực của quốc gia

Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là phương pháp soạn lập NSNN được xác định trong một giai đoạn dài hơn, trong đó nó giới hạn nguồn lực tổng thể từ trên xuống và kết hợp với các dự toán kinh phí từ dưới lên hợp thành chính sách

Trang 6

chi tiêu được phân bổ phù hợp với các ưu tiên chiến lược đã được Chính phủ chấp nhận

MTEF được xây dựng dựa trên nhận thức nguồn lực tài chính của quốc gia có giới hạn và không tăng trong khoảng thời gian trung hạn, ít ra là 3-5 năm Vì vậy, để đạt được những kết quả cao hơn từ những nguồn lực hiện có đòi hỏi phải thiết lập các công cụ để phân bổ nguồn lực này phù hợp với mục tiêu chiến lược ưu tiên Nói khác hơn, MTEF yêu cầu:

 Đánh giá mọi nguồn lực sẵn có, ước tính chi phí thực tế của việc thực hiện chính sách

 Tập trung tất cả nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược

 Phân bổ nguồn lực theo các ưu tiên chiến lược của chính sách một cách minh bạch

Mục tiêu của MTEF:

 Khắc phục phương pháp soạn lập ngân sách tăng thêm, cắt giảm tuỳ tiện, tách biệt ngân sách thường xuyên và ngân sách đầu tư, thiếu minh bạch trong phân bổ nguồn lực Việc lập kế hoạch ngân sách trung hạn không thể thay thế chu kỳ lập ngân sách hàng năm, nhưng đem lại nền tảng cho chính sách tàichính trong quy trình ngân sách hàng năm MTEF tạo ra cơ

sở chiến lược cho tạo lập ngân sách để hướng các khoản chi tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đề ra; gắn kết tất cả các khoản chi tiêu bao gồm chi đầu

tư và chi thường xuyên với tổng thể nguồn lực sẵn có (nguồn lực trong nước và nước ngoài) Quy trình lập ngân sách minh bạch khắc phục việc khởi xướng đưa ra những chính sách phi thực tế về mặt tài chính

 Hướng dẫn phân bổ chi tiêu ngân sách từ trung ương đến địa phương trong

sự gắn kết với các ưu tiêu phát triển dựa trên đánh giá nguồn lực tổng thể

và đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực

 Nâng cao tính hiệu quả của chi tiêu bằng việc yêu cầu các cơ quan, đơn vị

sử dụng ngân sách phải xác định nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động và đo lường công việc thực hiện giữa đầu ra với đầu vào và đầu ra với kết quả

 Đưa ra tầm nhìn trung hạn để cho các ngành, các địa phương lập kế hoạch trước và xác định những chương trình có thể được duy trì Ngân sách trung hạn được lập trong giai đoạn 3-5 năm; từng năm một, dự toán ngân sách được đưa vào, và do vậy đảm bảo tính liên tục của của ngân sách trung hạn

B KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TỪ CÁC QUỐC GIA

I Kinh nghiệm Nhật Bản

Hướng phân bổ ngân sách và đánh giá chính sách dựa trên kết quả

Với diện tích 380 ngàn km2, dân số năm 2011 là 128 triệu người, Nhật bản là nền kinh tế phát triển và lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, GDP bình quân đạt 43.168 USD/người (năm 2010)

Từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước, Chính phủ Nhật Bản đã có những cố gắng đầu tiên triển khai thực hiện hệ thống ngân sách dựa trên chính sách và chương trình (Policy and Program Budgeting System-PPBS) ở cấp quốc gia Tuy nhiên, chương trình đã bị thất bại do sự phản đối của các nhóm chính trị đối lập Mãi đến những năm 60, Chính phủ mới thông qua được chiến lược phát triển kế hoạch quốc gia nhằm nâng thu nhập lên gấp đôi, với một lộ trình tái cơ cấu ngành công nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới Sự vận hành PPBS trải qua các giai đoạn sau:

Trang 7

 Giai đoạn 1971-1999: khủng hoảng tài chính quốc tế và khủng hoảng năng lượng trong thập niên 70 đã tác động nghiêm trọng tới kinh tế Nhật Chính phủ

đã áp dụng hệ thống PPBS để kết hợp giữa việc phân bổ ngân sách với những chính sách ưu tiên Các biện pháp hành chính được ban hành để tạo khung pháp

lý cho cải cách chuyển đổi từ phương pháp truyền thống sang hệ thống PPBS Đồng thời, triển khai công tác đánh giá ở một số Bộ như Bộ Công nghiệp và Thương mại (MITI 1997) bằng chương trình “Cải cách hành chính Hashimoto” Tuy nhiên, việc đánh giá rất chiếu lệ nên đã dẫn đến mâu thuẫn chính sách giữa các Bộ Hàng loạt phản đối từ Bộ Tài chính, các Bộ khác cũng như các đảng cầm quyền, đảng không cầm quyền khiến OAG phải triển khai thêm các kiểm toán hành chính ngoài các kiểm toán tài chính Phải đến

1990-1991, khi tăng trưởng kinh tế và ngân sách bị suy giảm kéo dài mới có những biện pháp quyết liệt về cải cách hệ thống tài chính và giám sát đánh giá

 Giai đoạn 1990-2000 là thời kỳ suy thoái kinh tế, phát sinh 3 sức ép là thâm hụt tài chính tăng cao ở cả cấp độ quốc gia và địa phương; Sự đòi hỏi phải quan tâm hơn đến bộ phận dân cư yếu thế trong bối cảnh kinh tế trì trệ dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao; Xu hướng thế giới đang thịnh hành áp dụng phương pháp đánh giá chính sách để quản lý dựa trên kết quả (Policy and Program Evaluation for Result based Management and Budgeting System - PERBM) Do vậy, Chính phủ Nhật phải đưa ra các chính sách mới, trong đó có việc chính thức áp dụng PERBM nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế trong điều kiện cạnh tranh quốc tế có nhiều thay đổi và yêu cầu tăng phúc lợi cho dân chúng Năm 2000, Tổng cơ quan hành chính (GAA) đã ban hành Hướng dẫn đánh giá chính sách

 Giai đoạn 2001-2012: Hệ thống đánh giá chính sách và chương trình cho việc quản lý và phân bổ ngân sách dựa trên kết quả PERBM Áp dụng hệ thống đánh giá quốc gia trong tất cả các Bộ và các cơ quan:

 Trước tiên, thành lập Hội đồng chính sách kinh tế-tài chính do Thủ tướng đứng đầu và chỉ định một Bộ trưởng chịu trách nhiệm soạn thảo chính sách kinh tế-tài chính Chính sách này được thông qua sẽ là định hướng chính sách chính cho tất cả các Bộ, ngành phải theo và được Bộ Tài chính tổng hợp trình

 Thứ 2, thông qua Luật tổ chức Chính phủ được Quốc hội phê chuẩn trong năm 2002, Ủy ban cải cách hành chính trực thuộc Chính phủ được trao quyền triển khai, giám sát và đánh giá tất cả các chính sách/chương trình/dự án lớn của các Bộ, nhằm giảm thiểu sự lãng phí, giúp giảm thâm hụt ngân sách

Đến cuối năm 2006, thâm hụt ngân sách giảm từ bằng 190% GDP xuống 120% GDP; từ 19 Bộ xuống còn 14 Bộ; số lượng công chức giảm dần 1%/năm bằng cách tinh giảm, đào tạo lại và tư nhân hóa một số các loại hình dịch vụ công Ngoài ra, Chính phủ cũng chủ trương tạo áp lực cạnh tranh thị trường trong toàn Chính phủ và các cơ quan dưới quyền Tư nhân hóa dịch vụ bưu điện, loại bỏ độc quyền và đặc lợi

Giám sát, đánh giá chính sách nội bộ và từ bên ngoài:

Theo Luật đánh giá chính sách năm 2001, các Bộ phải đánh giá nội bộ tất cả các chính sách/chương trình thuộc Bộ quản lý và gửi đến cơ quan tổng hợp của Chính phủ để tổng hợp và trình Nội các Đây sẽ là cơ sở cho việc phân bổ ngân sách Các báo cáo đánh giá chính sách này được công bố rộng rãi hàng năm Để cho việc đánh giá chính sách minh bạch và hiệu quả, các Bộ phải xây dựng kế hoạch triển

Trang 8

khai ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với các chỉ số giám sát, đánh giá để đo mức độ thành công hay thất bại của chính sách/chương trình

Ngoài ra, cũng có quy định về giám sát, đánh giá từ bên ngoài nhằm kiểm chứng lại những giám sát, đánh giá nội bộ, sử dụng tiêu chí do Bộ Tổng phụ trách hành chính (MGA) ban hành và công bố trong bản hướng dẫn Các tiêu chí gồm:Tính phù hợp; Tính hiệu quả; Tính hiệu lực; Tính tác động; Tính bền vững Trong hướng dẫn đánh giá chính sách còn mở rộng thêm một số tiêu chí nữa như: Tính cần thiết và thiết thực; Tính công bằng, bình đẳng; Sự cấp thiết; Những khía cạnh đổi mới; Khả năng thay thế; Khả năng vận động đối tác

Đánh giá chiến lược quốc gia, các chính sách và mục tiêu:

Đầu tháng 6/2010, chính phủ Nhật đã thông qua “Chiến lược tăng trưởng mới” với các mục tiêu trung hạn, dài hạn đến năm 2020 Hệ thống chính sách vận hành dựa trên cơ sở kết quả đánh giá, không phụ thuộc vào sự biến động nhân sự của Chính phủ

Hội đồng đánh giá chính sách độc lập bên cạnh Văn phòng Chiến lược quốc gia chịu trách nhiệm xem xét tất cả các báo cáo đánh giá nội bộ của các Bộ trình lên và nhắc nhở các Bộ xem xét lại các chương trình, dự án (nếu cần thiết) nhằm đạt được mục tiêu tổng thể của chiến lược tăng trưởng mới:

 Đánh giá toàn diện mục tiêu dài hạn và các chỉ tiêu và các biện pháp của các chính sách/chương trình (CS/CT) trong bối cảnh có nhiều biến đổi về môi trường chính sách cả ở trong nước và quốc tế;

 Xây dựng các chỉ số có thể đo đếm, giải trình và kiểm tra được để đánh giá kết quả của các CS/CT này;

 Làm rõ mức độ đóng góp của CS/CT này cho Chiến lược tăng trưởng mới;

 Lập kế hoạch đánh giá CS/CT mức độ hoàn hành các mục tiêu, chỉ tiêu trung hạn nhằm đảm bảo cho sự thành công của chiến lược tăng trưởng mới vào 2020;

 Xây dựng hệ thống số liệu thống kê, điều tra với các chỉ số để đánh giá CA/CT dựa trên bằng chứng và kết quả;

 Lưu giữ các báo cáo này như là tài liệu không tách rời của Chiến lược để minh chứng cho chu trình PDCA trong tất cả các hoạt động của Chính phủ

Những khó khăn thách thức trong triển khai PERBM:

Khi áp dụng PERBM, các khó khăn thách thức thường gặp phải là:

 Khó nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của các nhà chính trị và nội các Chính phủ

 Xu hướng theo chủ nghĩa dân túy (lắng nghe nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội)

 Nhu cầu hoàn thiện thể chế và công tác đánh giá nhằm nâng cao thực thi chính sách

 Phân bổ ngân sách quốc gia nhằm đáp ứng những ưu tiên trong chính sách/chương trình

Định hướng chuyển đổi PERBM hiện hành sang TAP2E3BS:

TAP2E3BS là viết tắt của các từ: minh bạch, giải trình, hướng tới người dân, có sự tham gia, hiệu quả, hiệu lực và công bằng trong hệ thống phân bổ ngân sách (Transparent, Accountable, People-oriented, Participatory, Efficient, Effective and Equitable Approach to Budgeting System) Cách tiếp cận này sẽ phản ánh được nhu cầu đa dạng của người dân, hướng tới phúc lợi kinh tế, xã hội cho dân; đảm bảo cho các chính sách, chương trình được triển khai một cách hiệu quả, hiệu lực

và công bằng xã hội TAP2E3BS đang ngày càng nhiều thành phố của Nhật áp dụng

Quản lý ngân sách ở Nhật

Trang 9

Năm ngân sách của Nhật bắt đầu từ ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 31/3 năm sau

đó Quy trình ngân sách ở Nhật Bản được bắt đầu ngay đầu năm ngân sách hiện hành với vai trò đầu mối của Bộ Tài chính Qui trình này chia thành các bước chính:

 Lập dự toán thu chi ngân sách (từ tháng 4 đến tháng 8): các bộ chuẩn bị yêu cầu ngân sách (dự toán thu chi ngân sách của bộ mình) Hội đồng chính sách kinh tế và tài chính kiểm tra hướng dẫn chuẩn bị yêu cầu ngân sách và Chính phủ ban hành hướng dẫn chuẩn bị yêu cầu ngân sách Các Bộ gửi dự toán ngân sách về Bộ Tài chính trên cơ sở giới hạn trần ngân sách do Bộ Tài chính ban hành sau khi thống nhất với Thủ tướng và Chánh văn phòng Nội các

 Từ tháng 9 đến tháng 12, Bộ Tài chính làm việc với các bộ chi tiêu để thống nhất và hoàn thiện dự toán ngân sách trình Chính phủ Đến giữa tháng 12, bản

dự thảo Dự toán ngân sách được trình ra Chính phủ Ở giai đoạn này, mọi vướng mắc chưa được thống nhất, chủ yếu những vấn đề mang tính chính trị,

sẽ được Chính phủ quyết định

 Chậm nhất đầu tháng 1, Chính phủ trình Dự toán ngân sách mới ra Quốc hội Quốc hội sẽ thảo luận và quyết định ngân sách vào tháng 3 hàng năm

II Kinh nghiệm Malaysia

Malaysia có diện tích tự nhiên là 329,8 ngàn km2, dân số năm 2011 là 28,9 triệu người GDP bình quân gần 8.400 USD/người (theo giá thực tế)

Malaysia là một trong những nước có thành tựu phát triển kinh tế tốt nhất khu vực Đông Nam Á, GDP tăng trưởng đạt bình quân 6,5% trong suốt 50 năm Thành tựu nổi bật này là kết quả của việc đổi mới quản lý kinh tế theo hướng nền kinh tế mở, công nghiệp hóa và hướng ra xuất khẩu Trong đổi mới quản lý kinh tế, phương pháp phân bổ ngân sách dựa trên kết quả chương trình (Program Performance Budgeting System –PPBS) được áp dụng kể từ năm 1969 Quá trình áp dụng và phát triển PPBS trải qua các giai đoạn:

 Kể từ năm 1969 bắt đầu áp dụng PPBS đến năm 1990, việc phân bổ ngân sách căn cứ trên cơ sở thiết lập và đo kết quả thực hiện các chương trình và hoạt động thông qua các chỉ số chính của các chương trình và hoạt động, đánh giá tác động của các chương trình và hoạt động này Phương pháp này phát huy ưu điểm về tính minh bạch và gắn kết giữa kết quả thực hiện chương trình với chi phí nguồn lực bỏ ra

 Giai đoạn 1990-2010, cùng với đòi hỏi phải phân quyền nhiều hơn cho phù hợp với yêu cầu của một nền kinh tế ngày một lớn mạnh, năm 1990 hệ thống PPBS

đã được đánh giá và điều chỉnh lại thành Hệ thống phân bổ ngân sách sửa đổi (Modified Budgeting System-MBS) MBS thể hiện sự gắn kết các nguyên tắc tài chính trong các kế hoạch chiến lược và chính sách Đồng thời, tăng cường phân quyền theo nguyên tắc nâng cao trách nhiệm giải trình, quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của các cấp quản lý “để các nhà quản lý tự quản lý”

 Từ 2010 đến nay: dù đã có nền tảng cơ bản, nhưng nền kinh tế Malaysia vẫn chưa đạt được mức phát triển như trước khi khủng hoảng tài chính châu Á xảy

ra Chính phủ đã ban hành chính sách chuyển đổi quốc gia (National Transformation Policy–NTP), bao gồm chương trình chuyển đổi của Chính phủ (GTP) và chương trình chuyển đổi kinh tế (ETP) Để đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững, Kế hoạch 10 năm lần thứ 10 (giai đoạn 2011-2020) của Malaysia đã được thông qua với cách tiếp cận mới đó là cách tiếp cận dựa trên kết quả (Outcome Based Approach-OBA) Cách tiếp cận này là một công cụ

Trang 10

quản lý chiến lược nhằm đảm bảo cho mối liên kết chặt chẽ giữa công tác kế hoạch, triển khai thực hiện các chương trình, bố trí các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu, kết quả đề ra là trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm

2020 Văn phòng Thủ tướng là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân trung và dài hạn, các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội Trên cơ sở đó, mỗi Bộ sẽ xây dựng kế hoạch, xác định các lĩnh vực chủ chốt và chương trình của ngành mình Để đảm bảo cho OBA thành công, 4 sáng kiến đã được đề xuất trong triển khai kế hoạch và điều hành của Chính phủ để đảm bảo hiệu quả trong đầu tư công, gắn kết chặt chẽ giữa chi tiêu ngân sách và kết quả đạt được:

 Áp dụng hệ thống phân bổ ngân sách dựa trên kết quả (Outcome Based Budgeting-OBB), dự kiến sẽ áp dụng từ năm tài chính 2013 Với hệ thống này, nhu cầu về kinh phí đầu tư và chi phí vận hành cho mỗi chương trình được lồng ghép làm một

 Áp dụng kế hoạch 2 năm cuốn chiếu trong kế hoạch 5 năm: Phương pháp này giúp cho Chính phủ có thể cam kết thực hiện các mục tiêu/chương trình trong pham vi và khả năng nguồn lực; có thể điều chỉnh một cách linh hoạt hơn khi có cơ hội Các dự án, chương trình được phân bổ ngân sách cho một chu kỳ 2 năm để đảm bảo tính liên hoàn giữa kế hoạch và triển khai thực hiện

 Gắn kết cách tiếp cận tổng hợp trong công tác kế hoạch: Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan trong giai đoạn đầu chuẩn bị kế hoạch để đảm bảo rằng các nguồn lực được bố trí hợp lý, hiệu quả Cách tiếp cận tổng hợp đòi hỏi các thành phần liên quan phải kiểm tra một cách toàn diện các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường, chi phí và lợi ích trước khi lựa chọn dự án

 Thường xuyên giám sát, đánh giá kết quả: Đây là khâu quan trọng nhất trong OBA Hệ thống thông tin quản lý được củng cố để tạo điều kiện cho việc giám sát, đánh giá và báo cáo

Công tác đánh giá được coi là mắt xích quan trọng nhất trong chu trình lập kế hoạch, triển khai và đánh giá Trước đây, Chính phủ Malaysia thiên về đánh giá từ bên ngoài để đảm bảo tính công bằng Tuy nhiên, việc đánh giá từ bên ngoài cũng có những hạn chế do không đủ số liệu Hơn nữa, nhận thấy rằng, các nhà thực thi chương trình, chính sách cũng rất cần tham gia cả công đoạn đánh giá, bởi họ biết rất rõ cái gì làm được, cái gì không, điểm mạnh, điểm yếu vv…Vì vậy, Chính phủ đã thể chế hóa tự đánh giá nội bộ (Internalised self-evaluation)

Quản lý ngân sách ở Malaysia

Năm ngân sách của Malaysia được tính theo năm dương lịch Ngân sách tại Malaysia bao gồm ngân sách hoạt động (do Kho bạc Nhà nước quản lý, chi thường xuyên và các khoản nợ nhà nước, lương hưu và các khoản tiền thưởng theo quy định) và ngân sách phát triển (do Văn phòng Thủ tướng quản lý)

Quản lý ngân sách của Malaysia đang trong giai đoạn chuyển đổi từ mô hình quản

lý “kiểu truyền thống” sang mô hình quản lý “ngân sách mới”, dựa theo kết quả đầu ra, chú trọng hiệu quả; gắn kế hoạch chi tiêu hàng năm với kế hoạch tài chính trung và dài hạn Phương pháp lập ngân sách mới được thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu, có điều chỉnh khi cần thiết Việc áp dụng hệ thống quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra sẽ khuyến khích cơ quan sử dụng ngân sách tiết kiệm nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nếu đạt được kết quả đầu ra theo

Ngày đăng: 26/11/2015, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w