1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài Bài tập tình huống về L/C chuyển nhượng

24 1,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 166 KB

Nội dung

Phương thức thanh toán này hiện đang chiếm khối lượnglớn tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam.Nhưng với L/C chuyển nhượng- một loại L/Cđặc biệt không hủy ngang thì lại đang là một chứng từ

Trang 1

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

1 Khái quát về L/C chuyển nhượng 3

1.1 Khái niệm và đặc điểm L/C chuyển nhượng 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Đặc điểm 5

1.2 Các bên tham gia : trong giao dịch L/C chuyển nhượng các bên tham gia bao gồm: 6

1.3 Mục đích 7

1.4 Điều kiệnthực hiện L/C chuyển nhượng: 8

1.5 Chuyển nhượng một phần(partial transfer): 9

1.6 Nội dung chuyển nhượng 10

2 Sửa đổi chuyển nhượng 10

2.1 Sửa đổi liên quan đến người thụ hưởng 11

2.2 Sửa đổi liên quan đến phương thức chuyển nhượng 11

2.3 Quyền thông báo sửa đổi L/C của người thụ hưởng thứ nhất 12

3 Quan hệ quyền và nghĩa vụ các bên tham gia 12

3.1 Quan hệ giữa những người hưởng lợi 12

3.2 Đối với nhà xuất khẩu và nhập khẩu 13

3.3 Đối với nhà trung gian 15

3.4 Đối với ngân hàng 17

KẾT LUẬN 22

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Đứng trước những cơ hội và thách thức trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực,Việt Nam đã và đang từng bước đổi mới toàn diện vể cơ chế cũng như mô hình quản lýnhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Sự phát triển nền kinh tế đồng nghĩa với sựphát triển của thương mại quốc tế Trong khi việc tiến hành các giao dịch thương mạitrong nội địa mỗi quốc gia dường như có vẻ đơn giản và thuận tiện thì việc tiến hànhcác vụ giao dịch quốc tế có vẻ như là phức tạp và có nguy cơ rủi ro cao Đặc biệt sự xacách về địa lý, ngôn ngữ, thông tục, luật lệ và các khác biệt về tập quán thương mạikhiến cho các doanh nghiệp khó tiếp cận với vũ đài quốc tế.Hiểu rõ được các phươngthức thanh toán quốc tế chúng ta sẽ vượt qua những khó khăn mà bạn thường xuyêngặp trong thương mại quốc tế.Hiện nay, có rất nhiều phương thức thanh toán được cácdoanh nghiệp và các ngân hàng sử dụng nhưng phương thức thanh toán bằng L/C đượcnhiều doanh nghiệp biết đến Phương thức thanh toán này hiện đang chiếm khối lượnglớn tại hầu hết các ngân hàng Việt Nam.Nhưng với L/C chuyển nhượng- một loại L/Cđặc biệt không hủy ngang thì lại đang là một chứng từ tín dụng khá mới mẻ đối vớikhông chỉ với các doanh nghiệp mà còn ngay cả đối với các ngân hàng trong nướcta.Hiện đang có rất nhiều vụ tranh chấp của các ngân hàng quốc tế đối với ngân hàngnước ta về các điều khoản và điều kiện trong L/C chuyển nhượng.Để tìm hiểu sâu hơn

về vấn đề này, và cũng là để rút ra những bài học trong cách xử lý tình huống liên quanđến các bên nhập khẩu, xuất khẩu, các ngân hàng có liên quan, chúng ta hãy cùngnghiên cứu về loại L/C đặc biệt này- L/C chuyển nhượng

Trang 3

NỘI DUNG

1 Khái quát về L/C chuyển nhượng

1.1 Khái niệm và đặc điểm L/C chuyển nhượng

1.1.1 Khái niệm

L/C chuyển nhượng (transferable L/C) là L/C cho phép người thụ hưởng thứnhất (first beneficiary) chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị LC cho một haynhiều người thụ hưởng thứ hai (second beneficiary) miễn là thư tín dụng cho phép trảtiền hay giao hàng từng phần

L/C chuyển nhượng thuộc loại L/C không hủy ngang, được áp dụng cho hợpđồng mua bán qua trung gian, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng mộtphần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C và quyền được đòi tiền của mình cho ngườihưởng lợi thứ hai Như vậy, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phầnnghĩa vụ và quyền lợi của L/C

Giải thích một số thuật ngữ:

Để tránh hiểu sai lệch về tính chất chuyển nhượng của L/C, các thuật ngữ sauđây không được sử dụng để chỉ một L/C chuyển nhượng: “có thể chia nhỏ được –divisible”, “có thể chuyển – transmissible”, “có thể chuyển nhượng thu nhập –assignable” và “có thể chia làm nhiều phần-factionable” Nếu các thuật ngữ này được

sử dụng trong L/C thì chúng không làm cho L/C trở nên chuyển nhượng được , do đócác ngân hàng sẽ không xem xét đến chúng (coi như không có ) Điều kiện cần thiết đểmột L/C có thể chuyển nhượng được là Ngân hàng phát hành phải nói rõ là L/C có thểchuyển nhượng được Nói rõ như vậy để chứng tỏ rằng người nhập khẩu đã đồng ý chongười xuất khẩu được phép chỉ định người khác làm thay việc cung cấp hàng hóa vàviệc chuyển nhượng như vậy chỉ được xảy ra một lần

Trang 4

Cần phân biệt giữa “Transfer” và “Assignment” Vì trong giao dịch nói chung,

“chuyển nhượng” được thể hiện bởi hai thuật ngữ là “Transfer” và “Assignment” ; do

đó ta cần làm rõ nghĩa của hai từ này, đặc biệt là nghĩa của chúng trong giao dịch L/C

Transfer : theo nghĩa thông thường đây là sự dịch chuyển, chuyển nhượng hoặcchuyển giao nói chung Ví dụ sự chuyển giao công nghệ (transfer of technology),chuyển tiền bằng thư (payment by mail transfer), chuyển rủi ro từ người bán sangngười mua (transfer of risks from seller to buyer), hay chuyển tải cũng có từ gốc là

“tran” (transhippment) Trong giao dịch L/C “transfer” được hiểu theo nghĩa “chuyểnnhượng” L/C từ người hưởng thứ nhất sang người hưởng thứ hai Như vậy đây là sựchuyển nhượng việc thực hiện toàn bộ hay một phần của L/C, theo đó người đượcchuyển nhượng (transferee of L/C) có quyền được đòi tiền, quyền được ký phát hốiphiếu đòi tiền theo L/C chuyển nhượng Quyền này chỉ dành cho những người đượcchuyển nhượng L/C (có nghĩa vụ thực hiện L/C và có quyền được nhận tiền) nên đâykhông phải là sự chuyển nhượng thu nhập của L/C đơn thuần cho người khác

Assignment: theo nghĩa thông thường đây là sự chuyển nhượng quyền đượchưởng (chuyển giao quyền sở hữu) về một số tiền, tài sản hữu hình, tài sản vôhình của một người cho người khác Ví dụ chuyển nhượng giấy tờ có giá như hốiphiếu, trái phiếu, kỳ phiếu chuyển quyền được bồi thường tiền bảo hiểm và quyềnđược nhận hàng trong vận tải hàng hóa (thông thường bằng thủ tục ký hậu)

Trong giao dịch L/C “assignment” là việc người thụ hưởng nhượng lại quyềnđược hưởng số tiền của mình theo L/C cho người khác

So sánh giữa “transfer” và “assignment” trong giao dịch L/C:

Trang 5

Transfer L/C Assignment of amount of L/CTrên L/C phải ghi rõ “transferable” tức

phải có sự đồng ý của Ngân hàng phát

hành hay người nhập khẩu

Không cần có quy định trên L/C tức không cần có sự đồng ý của Ngân hàng phát hành hay người nhập khẩu

Chuyển nhượng nghĩa vụ thực hiện L/C

và quyền được đòi tiền theo L/C

Chỉ nhượng lại khoản tiền thu được từ L/

Chịu sự điều chỉnh của điều 38 UCP 600

Khái niệm chuyển nhượng trong L/C chuyển nhượng bao gồm chuyển nhượngnghĩa vụ thực hiện L/C và chuyển nhượng quyền được đòi chi trả tiền, tức quyền được

ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C Chỉ có người hưởng lợi thứ nhất hay một số ngườiđược chuyển nhượng của L/C mới có quyền ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C.Thông thường, người hưởng lợi thứ nhất là một người môi giới

Một L/C chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần

Sự chuyển nhượng L/C phải được thực hiện theo L/C gốc L/C đã chuyểnnhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của L/C gốc bao gồm xácnhận (nếu có) ngoại trừ:

(Bất kỳ hay tất cả các ngoại trừ nêu trên có thể giảm hoặc bớt đi)

Ngân hàng chuyển nhượng là ngân hàng được chỉ định thực hiện chuyểnnhượng L/C hoặc trong trường hợp L/C có giá trị tự do, là ngân hàng đích danh đượcngân hàng ủy quyền chuyển nhượng và thực hiện chuyển nhượng Ngân hàng pháthành có thể đồng thời là ngân hàng chuyển nhượng Nếu không có sự thỏa thuận nào

Trang 6

khác vào lúc chuyển nhượng thì tất cả chi phí chuyển nhượng L/C (như phí hoa hồng,

lệ phí, thủ tục phí hoặc chi phí) đều do người hưởng lợi ban đầu chịu Việc chuyểnnhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyểnnhượng Ngườihưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu Ngườihưởng lợi thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn và hối phiếu của người hưởng lợi thứ haibằng của mình (nếu có) nhưng số tiền không được vượt quá quy định trong L/C Vàtrên cơ sở thay thế như vậy thì người hưởng lợi thứ nhất có thể đòi tiền theo L/C sốtiền chênh lệch (nếu có) giữa hóa đơn của mình và người hưởng lợi thứ hai

Ưu thế trong thanh toán L/C chuyển nhượng:

Nó giúp người trung gian vẫn có thể cung cấp hàng cho nhà nhập khẩu khikhông có hoặc không đủ hàng hóa

1.2 Các bên tham gia: trong giao dịch L/C chuyển nhượng các bên tham gia bao gồm:

- Nhà nhập khẩu hay người mua là người mở L/C gốc gọi là Người mở(Applicant)

- Nhà xuất khẩu, nguời bán hay người cung ứng, gọi là Người thụ hưởng thứ hai(second beneficiary) hay bên thứ ba (third party)

- Nhà trung gian (middleman) là Người thụ hưởng thứ nhất (first beneficiary)

- Ngân hàng phát hành L/C gốc (gọi là Issuing Bank)

- Ngân hàng được chỉ định chuyển nhượng L/C cho Người thụ hưởng thứ haigọi là Ngân hàng chuyển nhượng (transfering Bank)

- Nếu L/C được thông báo cho nhà xuất khẩu qua một ngân hàng khác (khôngphải ngân hàng chuyển nhượng) thì ngân hàng thông báo này được gọi là Ngân hàngcủa Người thụ hưởng thứ hai

- L/C phát hành cho người thụ hưởng thứ nhất gọi là L/C gốc (primary L/C)

Trang 7

- L/C đã được chỉnh sửa (thay đổi một số nội dung của L/C gốc) thông báo choNgười thụ hưởng thứ hai gọi là L/C chuyển nhượng (transferred L/C).

- Nhà kinh doanh xuất khẩu (nhà trung gian) tìm được thị trường tiêu thụ,nhưng không có vốn hoặc không được ngân hàng cấp vốn để mua hàng hóa hay mở L/

C giáp lưng sẽ tiến hành kinh doanh xuất khẩu ăn chênh lệch giá thông qua giao dịchL/C chuyển nhượng

- Nhà nhập khẩu mở L/C cho nhà môi giới (người hưởng lợi thứ nhất), trên cơ

sở đó nhà môi giới sẽ chuyển nhượng toàn bộ nghĩa vụ và quyền lợi của L/C cho ngườicung ứng hàng hóa thực hiện (người hưởng lợi thứ hai) Qua dich vụ môi giới, nhà môigiới được hưởng hoa hồng

Như vậy, người thụ hưởng thứ nhất (nhà trung gian) có thể đơn thuần chỉ là nhàmôi giới, nhà bao tiêu,nhà đại lý và cũng có thể là nhà kinh doanh xuất khẩu thực sự

Về thu nhập của người trung gian: Tùy thuộc vai trò của nhà trung gian mà thunhập có thể là:

- Nếu là nhà môi giới thì thu nhập sẽ là tiền hoa hồng (thông thường do nhàxuất khẩu trả)

Trang 8

- Nếu là nhà bao tiêu hay đại lý xuất khẩu thì thu nhập sẽ là khoản chênh lệchgiữa giá mua từ nhà xuất khẩu và giá bán cho nhà nhập khẩu.

- Nếu là nhà xuất khẩu thuần túy nhưng do thiếu hàng tạm thời hoặc do đơnđặt hàng quá lớn thì anh ta sẽ chuyển nhượng một phần L/C cho người khác thực hiện

mà có thể không đòi hỏi phần chênh lệch giá

Trong buôn bán quốc tế, việc mua bán qua trung gian (hay mua bán tay ba) sửdụng L/C chuyển nhượng nhằm ăn chênh lệch giá là chủ yếu

1.4 Điều kiệnthực hiện L/C chuyển nhượng:

1.4.1 Các bên tham gia phải đồng ý thực hiện L/C này, cụ thể:

- Nhà nhập khẩu chấp nhận mở L/C có thể chuyển nhượng, đồng ý sự tham giacủa một nhà cung cấp khác Lý do có thể là: (1) chưa tìm được nhà cung cấp trựctiếp,buộc phải mua qua trung gian, bởi vì việc thiết lập quan hệ buôn bán với nướcngoài phải có năng lực, kinh nghiệm, thời gian, tiền bạc, công sức….; (2) Giữa nhànhập khẩu và nhà trung gian đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài, tin tưởng lẫn nhau,nếugiao dịch trực tiếp với nhà xuất khẩu, tức phải giao dịch với một đối tác mới, phải thiếtlập quan hệ từ đầu, tốn kém và nhiều rủi ro

- Nhà xuất khẩu (người thụ hưởng thứ hai) đồng ý chấp nhận L/C chuyểnnhượng và tiến hành giao hàng trực tiếp cho nhà nhập khẩu theo địa chỉ quy định trongL/C

1 Ngân hàng phát hành phải ghi rõ là: L/C có thể chuyển nhượng (TranferableCredit) Khi ghi rõ là L/C chuyển nhượng chứng tỏ người nhập khẩu đã đồng ý chongười hưởng lợi thứ nhất được chỉ định người khác làm thay việc cung cấp hàng

2 Các điều khoản và điều kiện của L/C phải bảo đảm cho việc chuyển nhượng

có giá trị thực hiện nghĩa là không có những điều khoản vô lý, không logic, mơ hồ haycản trở việc chuyển nhượng L/C Ví dụ:

- L/C gốc quy định điều kiện giao hàng là CFR nhưng người thụ hưởng thứnhất lại yêu cầu chuyển nhượng L/C với điều kiện FOB

Trang 9

- L/C gốc quy định không cho phép giao hàng từng phần trong khi việc chuyểnnhượng lại là một phần.

3 Người thụ hưởng thứ nhất phải trả tất cả các chi phí và ngân hàng không phảithực hiện chuyển nhượng chừng nào chưa nhận được phí hoặc phải có thỏa thuận riênggiữa hai bên

4 L/C còn hiệu lực và còn số tiền để chuyển nhượng

1.5 Chuyển nhượng một phần(partial transfer):

Nhận được L/C gốc ,người thụ hưởng thứ nhất chỉ chuyển nhượng một phần trịgiá của L/C này cho người thụ hưởng thứ hai.Thông thường ,chuyển nhượng một phầncần phải thay thế chứng từ (hóa đơn và hối phiếu)nếu người trung gian muốn ăn chênhlệch giá;tuy nhiên việc thay thế này là không bắt buộc ,nếu người trung gian muốnhưởng hoa hồng

Những lý do khiến cho người trung gian chỉ chuyển nhượng một phần giá trịcủa L/C bao gồm :

- Người trung gian được hưởng chênh lệch giá giữa hai hợp đồng nghĩa là giátrị chuyển nhượng thấp hơn giá trị L/C mà họ được hưởng

- Cần có nhiều nhà cung ứng hàng hóa cho cùng một lô hàng nên phải chia nhỏtrị giá L/C thành nhiều phần để thực hiện

Tổng trị giá của các L/C chuyển nhượng riêng lẻ không được vượt quá số tiềncủa L/C gốc,miễn là việc giao hàng thanh toán từng phần không bị cấm,và toàn bộnhững lần chuyển nhượng riêng lẽ như vậy được xem chỉ là một lần chuyển nhượng

Ví dụ: Một L/C có thể chuyển nhượng trị giá 500.000USD, cho phép giao hàngnhiều lần Người trung gian căn cứ vào tiến độ giao hàng và hợp đồng, chuyển nhượngcho chủ hàng một số tiền là 200.000USD ,chủ hàng số hai trị giá 150.000USD …Việcchuyển nhượng từng phần riêng lẽ như vậy vẫn được coi là chuyển nhượng một lần

Trang 10

Cho dù chuyển nhượng toàn phần hay một lần ,một L/C có thể chuyển nhượngchỉ được phép chuyển nhượng một lần,nghĩa là người thụ hưởng thứ hai không đượcphép chuyển nhượng tiếp L/C mà mình được chuyển nhượng.

1.6 Nội dung chuyển nhượng

L/C chỉ có thể chuyển nhượng khi tuân thủ các điều kiện và điều khoản của L/Cgốc ,ngoại trừ các nội dung:

- Số tiền của L/C có thể thay đổi, nhưng không được vượt quá số tiền của L/Cgốc

- Đơn giá của L/C chuyển nhượng có thể thay đổi, nhưng không được vượt quáđơn giá của L/C gốc

- Thời hạn hiệu lực của L/C chuyển nhượng có thể thay đổi, nhưng khôngđược muộn hơn L/C gốc

- Ngày chậm nhất phải xuất trình chứng từ của L/C chuyển nhượng có thể thayđổi, nhưng không được muộn hơn L/C gốc

- Thời hạn giao hàng của L/C chuyển nhượng có thể thay đổi, nhưng khôngđược muộn hơn L/C gốc

Như vậy, bất kỳ hoặc tất cả các ngoại trừ nêu trên có thề diều chỉnh theo nguyêntắc giảm hoặc bớt đi

- Tỷ lệ % có thể tăng lên để đạt tới số tiển bảo hiểm quy định trong L/C gốchoặc nếu không quy định cụ thể thì tối thiểu phải bằng 110% trị giá hóa đơn theo L/Cgốc

- Ngoài ra ,trong L/C chuyển nhượng tên của nhà trung gian có thể thay thếcho tên của người mở L/C (nhà nhập khẩu) nhưng nếu L/C gốc quy định tên người mởL/C phải được thể hiện rõ ràng trên bất kỳ chứng từ nào ,ngoại trừ hóa đơn ,thì yêu cầunày phải được đáp ứng

2 Sửa đổi chuyển nhượng

Trang 11

- Vì có hai người thụ hưởng, nên có những sửa đổi chỉ liên quan đến người thụhưởng thứ nhất hoặc chỉ liên quan đến người thụ hưởng thứ hai, hoặc liên quan đến cảhai.Cụ thể:

Những sửa đổi chỉ liên quan đến người thụ hưởng thứ nhất thì không nhất thiếtphải thông báo cho người thụ hưởng thứ hai Ví dụ, sửa đổi điều chỉnh tăng hoặc giảmgiá và số tiền của L/C ở mức độ nhất định do biến động của thị trường theo điều khoảnthanh toán đã quy định trong hợp đồng hoặc những điều khoản đặc biệt được sửa đổi

mà không liên quan và ảnh hưởng đến nghĩa vụ và quyền lợi của người hưởng thứ hai

- Những sửa đổi liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của người thụ hưởng thứhai, thì nhất thiết phải được thông báo cho người thụ hưởng thứ hai biết Và chỉ khi có

sự đồng ý của người này, thì sửa đổi mới có giá trị thực hiện.Ví dụ, sửa đổi liên quanđến phẩm chất,quy cách hàng hóa,đóng gói,ký mã hiệu, thời gian giao hàng… tức lànhững sửa đổi liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng của người hưởng thứhai, thì người này phải được biết

2.2 Sửa đổi liên quan đến phương thức chuyển nhượng

- Nếu chuyển nhượng là toàn phần (người trung gian với chức năng là nhà môgiới ), thì mọi sửa đổi L/C đều phải đươc thông báo cho người thụ hưởng thứ hai biết,

mà không cần có sự đồng ý của người thụ hưởng thứ nhất Chỉ khi có sự chấp thuậncủa người thụ hưởng thứ hai thì sửa đổi mới có giá trị thực hiện

- Nếu chuyển nhượng một phần: L/C có thể được chuyển nhượng cho nhiều chủhàng Khi sửa đổi L/C được thông báo cho họ, người hưởng thứ hai có thể chấp nhậnhoặc từ chối sửa đổi.Việc từ chối của một người thụ hưởng không ảnh hưởng đến việcchấp nhận của những người thụ hưởng thứ hai còn lại Điều này xuất phát từ thực tế

là, có những sửa đổi chỉ phù hợp với một hoặc nhiều người thụ hưởng thứ hai, cácngười thụ hưởng thứ hai còn lại không có nhu cầu sửa đổi như vậy, hoặc không thểxuất trình chứng từ theo sữa đổi đó Một nguyên tắc chung là, khi người thụ hưởng thứnhất đã chuyển nhượng L/C cho phía thứ ba, thì người được chuyển nhượng sẽ toànquyền thực hiện đúng các điều khoản và điều kiện của L/C chuyển nhượng,đồng thời

Trang 12

có quyền chấp nhận hay từ chối những sửa đổi đó Mỗi chủ hàng được chuyển nhượngL/C có nghĩa vụ và quyền lợi đôc lập với nhau trong cùng một L/C Việc thực hiện L/Ccủa người này không ảnh hưởng đến việc chấp nhận sửa đổi của người hưởng khác vàngược lại Tuy nhiên, nếu NHPH hay NHXN (nếu có)không cho phép việc chấp nhậnhay từ chối riêng lẻ của từng người thụ hưởng thứ hai thì phải quy định rõ ràng trongL/C là mọi sửa đổi phải được tất cả các người thụ hưởng.

2.3 Quyền thông báo sửa đổi L/C của người thụ hưởng thứ nhất.

Vì sửa đổi L/C có thể không liên quan đến người thụ hưởng thứ hai,nên ngườitrung gian có quyền thông báo hoặc từ chối thông báo sửa đổi cho người thụ hưởng thứhai Để bảo vệ người thụ hưởng thứ hai,trong thời gian yêu cầu và trước khi chuyểnnhượng, người hưởng thứ nhất phải cung cấp chỉ thị không hủy ngang cho ngân hàngchuyển nhượng là họ giữ quyền từ chối hay cho phép ngân hàng chuyển nhương thôngbáo các sửa đổi cho người thụ hưởng thứ hai Ngân hàng chuyển nhượng phải thôngbáo cho người hưởng thứ hai chỉ thị của người hưởng thứ nhất về việc có hay khôngthông báo sửa đổi Người hưởng thứ hai, sau khi nhận được L/C chuyển nhượng có ghi

rõ quyền quyết định thông báo hay từ chối như trên thì phải biết được vị thế của mình

là người hưởng lợi thực sự của bộ chứng từ giao hàng, nhận thức được những rủi ro cóthể xảy ra, để từ đó từ chối hay chấp nhận điều khoản như vậy

3 Quan hệ quyền và nghĩa vụ các bên tham gia

3.1 Quan hệ giữa những người hưởng lợi

Người hưởng lợi thứ nhất (người trung gian) luôn chịu trách nhiệm chính đốivới người nhập khẩu (người mở L/C) Người hưởng lợi thứ nhất chịu trách nhiệm phânphối các phần của L/C cho những nhà cung cấp khác nhau thông qua ngân hàngchuyển nhượng

Người hưởng lợi thứ hai (nhà xuất khẩu, người cung ứng,người được chuyển

Ngày đăng: 26/11/2015, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w