Chỉ số đa dạng sinh học Shannon ở ao tiếp nhận nước thải biogas từ thực vật, ao tiếp tiếp nhận nước thải biogas từ chăn nuôi, kênh Hai Hoa và kênh Ghe Mui đều thấp thể hiện sự ô nhiễm hữ
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
HUỲNH TẤN THUƠL
Luận văn tốt nghiệp Đại học Chuyên ngành Khoa học Môi trường
ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG VẬT ĐÁY TRONG AO CÓ NƯỚC THẢI BIOGAS
TỪ THỰC VẬT
Cán bộ hướng dẫn: Ths Dương Trí Dũng
Cần Thơ 12 - 2014
Trang 2KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
HUỲNH TẤN THUƠL
Luận văn tốt nghiệp Đại học Chuyên ngành Khoa Học Môi Trường
ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG VẬT ĐÁY TRONG AO CÓ NƯỚC THẢI BIOGAS
TỪ THỰC VẬT
Cán bộ hướng dẫn: Ths Dương Trí Dũng
BÌA
Cần Thơ 12 - 2014
Trang 3Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Đặc điểm động vật đáy trong ao có nước thải biogas thực vật”, do Huỳnh Tấn Thuơl thực hiện và báo cáo đã được hội đồng phê duyệt đề cương thông qua
Trang 4tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng, dạy dỗ tôi cho đến ngày hôm nay
Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Hiệu Trường, quý thầy cô thuộc Bộ môn Khoa học Môi trường – Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ đã tận tâm truyền đạt kiến thức trong những năm học qua và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp
Tôi vô cùng biết ơn thầy Dương Trí Dũng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp
đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Cô Nguyễn Thị Như Ngọc, cố vấn học tập, người
đã luôn tận tình quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Cần Thơ
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã giảng dạy truyền đạt tri thức cho tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 11 tháng 12 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Huỳnh Tấn Thuơl
Trang 5được thực hiện từ tháng 06/2014 đến tháng 12/2014 tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ với 05 đợt thu mẫu nhằm so sánh tác động của nước thải biogas từ thực vật và chăn nuôi đến sự phát triển của động vật đáy Kết quả đã phát hiện được tổng số 19 loài động vật đáy thuộc các lớp Oligochaeta, Polychaeta, Insecta, Bivalvia và Gastropoda Trong đó, lớp Bivalvia có 7 loài, lớp Insecta có 5 loài, lớp Oligochaeta có 3 loài, lớp Polychaeta và lớp Gastropoda có 2 loài Trong
ao tiếp nhận nước thải biogas từ thực vật có số lượng động vật đáy biến động từ 44
cá thể/m2 đến 107 cá thể/m2 và khối lượng biến động từ 0.025 gam/m2 đến 0.136 gam/m2 Số lượng động vật đáy ao tiếp tiếp nhận nước thải biogas từ chăn nuôi biến động từ 222 cá thể/m2 đến 1884 cá thể/m2 và khối lượng biến động từ 0.159 gam/m2đến 142.439 gam/m2 Chỉ số đa dạng sinh học Shannon ở ao tiếp nhận nước thải biogas từ thực vật, ao tiếp tiếp nhận nước thải biogas từ chăn nuôi, kênh Hai Hoa và kênh Ghe Mui đều thấp thể hiện sự ô nhiễm hữu cơ của thủy vực từ mức độ ô nhiễm từ nhẹ rất nặng Chưa thấy được sự khác biệt về mức độ tác động của nước thải biogas từ chăn nuôi và nước thải biogas từ thực vật đến môi trường nước ao và kinh rạch
Từ khóa: Động vật đáy, chỉ số đa dạng sinh học
Trang 6PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG II TÓM LƯỢC IV MỤC LỤC V DANH SÁCH BẢNG VII DANH SÁCH HÌNH VIII
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG VẬT ĐÁY 3
2.2 ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA ĐỘNG VẬT ĐÁY 4
2.2.1 Giun nhiều tơ (Polychaeta) 4
2.2.2 Giun ít tơ (Oligochaeta) 4
2.2.3 Lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) 4
2.2.4 Lớp chân bụng (Gastropoda) 5
2.3 CHỈ SỐ ĐA DẠNG SINH HỌC SHANNON H’ 5
2.4 VAI TRÒ ĐỘNG VẬT ĐÁY TRONG THỦY VỰC 6
2.5 GIỚI THIỆU VỀ NƯỚC THẢI BIOGAS 6
2.6 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘNG VẬT ĐÁY 7
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
3.1THỜI GIAN THỰC HIỆN 10
3.2 ĐỊA ĐIỂM THU MẪU 10
3.3 CHU KÌ THU MẪU 11
3.4 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 12
3.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
3.5.1 Phương pháp thu mẫu 13
3.5.2 Phương pháp phân tích mẫu 13
3.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 13
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 15
4.1 THÀNH PHẦN LOÀI 15
4.2 SỰ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI 16
4.2.1 Biến động thành phần loài động vật đáy trên kênh Hai hoa và kênh Ghe mui 17
4.2.2 Sự biến động thành phần loài động vật đáy trong ao nơi tiếp nhận nước thải biogas từ thực vật và nước thải biogas từ chăn nuôi 18
4.3 SỰ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG, KHỐI LƯỢNG ĐỘNG VẬT ĐÁY 19
4.3.1 Sự biến động số lượng động vật đáy trên kênh Hai hoa và kênh Ghe mui… 19
4.3.2 Sự biến động số lượng động vật đáy ở ao tiếp nhận nước thải biogas từ thực vật và nước thải biogas từ chăn nuôi 20
Trang 74.3.4 Sự biến động khối lượng động vật đáy ở ao tiếp nhận nước thải biogas
từ thực vật và nước thải biogas từ chăn nuôi 23
4.4 CHỈ SỐ DA DẠNG SINH HỌC 25
4.4.1 Chỉ số đa dạng sinh học H’ ở ao tiếp nhận nước thải biogas từ thực vật, nước thải từ chăn nuôi, kênh Hai Hoa và kênh Ghe Mui 25
4.4.2 Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số đa dạng sinh học ở ao tiếp nhận nước thải biogas từ thực vật, nước thải từ ao chăn nuôi, kênh Hai Hoa và kênh Ghe Mui 26
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27
5.1 KẾT LUẬN 27
5.2 KIẾN NGHỊ 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 82.1 Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số đa dạng 6 2.2 Chất lượng nước thải sau túi ủ biogas với nguyên liệu nạp 7
loại cỏ vườn so với túi phân heo
7
2.3 Hàm lượng N tổng số, P2O5 tổng số, K2O tổng số trong nước thải
biogas
7 2.4 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi trước
và sau khi qua túi ủ
4.3 Thành phần loài động vật đáy ở ao tiếp nhận nước thải biogas
thực và ao tiếp nhận nước thải biogas từ chăn nuôi
18
4.4 Sự biến động khối lượng động vật đáy qua các đợt khảo sát ở
nơi ao nhận nước thải biogas thực vật và ao nước thải biogas
chăn nuôi (gam/m2)
23
4.4 chỉ số đa dạng sinh học Shannon H’ ở các địa điểm khảo sát 25 4.5 Đánh giá chất lượng môi trường nước tại các địa điểm thu mẫu 26
Trang 93.1 Sơ đồ địa điểm thu mẫu trên kênh Hai Hoa 11
3.2 Sơ đồ thu mẩu thu mẫu trên kênh Ghe Mui 12 4.1 Tỉ lệ (%) thành phần loài động vật đáy thuộc các lớp trên
4.2 Sự biến động số lượng động vật đáy qua các đợt khảo sát ở
kênh Hai hoa và kênh Ghe mui (cá thể/m2) 19 4.3 Sự biến động số lượng đông vật đáy qua các đợt khảo sát ở
nơi tiếp nhận nước thải biogas thực vật và nước thải biogas chăn nuôi (cá thể/m2)
20 4.4 Sự biến động khối lượng động vật đáy qua các đợt khảo sát
ở kênh Hai hoa và kênh Ghe mui (gam/m2) 22
Trang 10CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
Phan Thị Yến Phi (2013) cho rằng chất lượng nước thải sau túi ủ Biogas với nguyên liệu nạp cỏ vườn thì các chỉ tiêu DO, COD, TN, TP vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 08: 2008/BTNMT Đồng thời mật độ coliform vẫn còn khá cao
Do vậy khả năng nước thải sau túi ủ biogas từ nguyên liệu thực vật gây ô nhiễm đối với các thuỷ vực tiếp nhận nguồn nước thải này là rất lớn Mặt khác, theo nghiên
cứu của Phạm Minh Trí và ctv (2013) thì giá trị BOD5 đầu ra của các túi ủ biogas vẫn còn khá cao (vượt giá trị cho phép so với QCVN 08:2008/BTNMT), có thể gây
ô nhiễm nguồn tiếp nhận
Theo Hellawell (1986) chất thải hữu cơ đi vào trong nước đã làm giảm hàm lượng oxy hoà tan, gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước, làm thay đổi vật chất nền đáy gây nên sự thay đổi thành phần loài và sự phân bố của sinh vật trong quần xã sinh vật trong hệ sinh thái sông ngòi Do đó cần có sự quan tâm to lớn trong việc quản lý nguồn chất thải hữu cơ này nhằm góp phần bảo vệ các hệ sinh thải nước
Theo Đặng Ngọc Thanh và ctv (2002) thì khi điều kiện môi trường nước
thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của thủy sinh vật và nhất là nhóm động vật đáy do chu kỳ sống của chúng gắn liền với nền đáy Theo đánh giá của Dương Trí
Dũng và ctv (2007) thì động vật đáy là nhóm sinh vật có sự biến động chậm về
thành phần loài và thường chịu tác động của sự thay đổi cấu trúc nền đáy của thủy vực nên sự tồn tại hay biến mất của sinh vật trong môi trường là kết quả tương tác lâu dài giữa sinh vật với môi trường sống
Nhằm để biết được sự phát triển, phân bố của loài động vật đáy trong ao tiếp nhận nước thải biogas thực vật Vì vậy đề tài “Đặc điểm động vật đáy trong ao có nước thải biogas thực vật” được thực hiện
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu ảnh hưởng của nước thải biogas từ thực vật đến sự phát triển của động vật đáy
Mục tiêu tổng quát:
So sánh ảnh hưởng của nước thải biogas từ thực vật và chăn nuôi đến sự phát triển của động vật đáy để có cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu này trong sản xuất nông nghiệp
Nội dung nghiên cứu:
Trang 11Xác định thành phần loài và sự biến động của động vật đáy trong ao theo thời gian
Xác định số lượng và sự biến động của động vật đáy trong ao theo thời gian
So sánh quần xã động vật đáy biogas thực vật với quần xã động vật đáy trong
hệ thống biogas phân chuồng
Trang 12CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về động vật đáy
Động vật đáy là tập hợp những động vật không xương sống thủy sinh, sống trên mặt nền đáy (epifauna) hay trong tầng đáy (infauna) của thủy vực Ngoài các đối tượng trên, có một số loài sống tự do trong tầng nước nhưng cũng có thời gian khá dài (theo tỉ lệ thời gian sống) sống bám vào giá thể hay vùi mình trong tầng đáy
thì vẫn được xếp trong nhóm động vật đáy (Linke et al., 1999)
Theo Dương Trí Dũng (2000), động vật đáy sống trong thủy vực không chịu những tác động của các yếu tố hóa học của nước mà chúng còn chịu tác động trực tiếp của chất đáy Theo đặc tính phân bố cũng như kích thước mà người ta phân chia thành các nhóm sau:
Dựa vào loại Hình thủy vực, nơi mà sinh vật đáy phân bố, người ta xếp chúng vào các nhóm như sinh vật đáy biển, sinh vật đáy ao, sinh vật đáy hồ
Dựa vào kích thước mà sinh vật đáy được phân chia thành: (i) sinh vật đáy
cỡ lớn (Macrobenthos) nhóm này bao gồm các sinh vật đáy có kích thước lớn hơn 2 mm; (ii) sinh vật đáy cỡ vừa (Mesobenthos) có kích thước từ 0,1 - 2,0 mm và (iii) sinh vật đáy cỡ nhỏ (Microbenthos) có kích thước nhỏ hơn 0,1mm
Dựa vào cấu trúc nền đáy nơi chúng phân bố mà chia thành các dạng như sinh vật ưa đáy bùn, ưa đáy cát, cát bùn Theo thành phần hạt lắng tụ và thành phần cơ học, tính chất đất của nền đáy thủy vực được chia thành các dạng sau: đáy bùn nhảo có thành phần hạt mịn chiếm hơn 50%; đáy bùn có thành phần hạt mịn chiếm 30-50%; đáy bùn cát có thành phần hạt mịn chiếm 10 - 30%; đáy cát bùn có thành phần hạt mịn chiếm 5 - 10%; đáy cát có thành phần hạt mịn chiếm ít hơn 5%
và nhóm cuối cùng là (vi) sinh vật sống bám
Trang 132.2 Đặc tính sinh học của động vật đáy
2.2.1 Giun nhiều tơ (Polychaeta)
Chiếm khoảng 63% tổng số loài trong nghành giun đốt và hầu hết sống ở biển Đa số có chiều dài nhỏ hơn 10cm và đường kính biến động từ 2-10mm, tuy nhiên các dạng sống trong môi trường kẽ thường nhỏ hơn 1mm và chiều dài cơ thể dài tới 70cm hoặc hơn Một số loài thuộc Eunice và Nereis có thể đạt tới chiều dài lớn hơn 1m Nhiều giun nhiều tơ có màu sắc rất đẹp như màu đỏ, hồng, xanh lá cây hoặc kết hợp nhiều màu sắc
Giun nhiều tơ có thể sống di động hoặc định cư nhưng đôi khi cũng khó phân biệt cụ thể Giun nhiều tơ di động bao gồm một số loài sống nổi hoàn toàn, một số sống bò với các tảng đá và các vỏ sò, một số sống vùi trong cát và bùn nhưng cũng
có một số sống trong ống cố định Nhiều loài sống định cư Hình thành và sống trong các hang, lỗ hoặc ống cố định với mức độ phức tạp khác nhau Những loài sống trong ống hoặc bắt buộc thường không thể rời ống và có đưa phần đầu ra khỏi ống
Hầu hết giun di động ăn thịt nhưng cũng bao gồm những loài ăn lọc, ăn mùn
bả hữu cơ hay ăn tạp Ngược lại với nhóm sống di động, những loài khác sống chui rút hoàn toàn trong hang lỗ đơn giản dưới nền đáy hoặc trong các ống cứng có thể bảo vệ được, đây là nhóm sống định cư
Lớp Polychaeta có khoảng 25 bộ Hầu hết sống ở biển hoặc vùng cửa sông Lớp giun nhiều tơ có ba bộ thường gặp là: Phyllodocida, bộ Eunicida, bộ Sabellida với 40 họ (Vũ Ngọc Út, 2010)
2.2.2 Giun ít tơ (Oligochaeta)
Có khoảng 3500 loài giun ít tơ đã được mô tả Ngược lại với giun ít tơ, chỉ có 6,5% giun ít tơ sống ở biển, hầu hết sống ở nước ngọt hoặc trên cạn
Đa số giun ít tơ, cả dưới nước và trên cạn là những loài ăn xác bả động thực vật thối rửa, nhất là thực vật Tảo, mùn bả hữu cơ và các sinh vật khác là những nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài nước ngọt có kích thước nhỏ Lớp phụ Oligochaeta có bộ ba (Lumbriculida, Haplotaxida, Lumbricina) với 21 họ thường gặp Bộ phụ Tubificina có 6 họ thường gặp 2 họ là Tubificidae và họ Naididae (Vũ Ngọc Út, 2010)
2.2.3 Lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia)
Lớp hai mảnh vỏ bao gồm 7000 loài gồm nghêu, điệp, vẹm, hàu Hai mảnh
vỏ chủ yếu sống ở nước mặn, chỉ khoảng 10-15% sống trong nước ngọt Không có loài nào sống trên cạn (Vũ Ngọc Út, 2010)
Trang 142.2.4 Lớp chân bụng (Gastropoda)
Đây là lớp lớn nhất trong ngành thân mềm, bao gồm 40.000-75.000 loài, chủ yếu là ốc và ốc sên phân bố chủ yếu ở môi trường nước mặn, ngọt và trên cạn Chúng thể hiện sự đa dạng về tập tính sống, bao gồm ăn lọc, ăn thịt, ăn thực vật, ăn bùn cát và những loài sống kí sinh (Vũ Ngọc Út, 2010)
2.3 Chỉ số đa dạng sinh học Shannon H’
Ngày nay, để đánh giá chất lượng nước tại khu vực khảo sát, ngoài việc áp dụng các chỉ số về chất lượng nước thì người ta còn có thể sử dùng chỉ số đa dạng sinh học để quan trắc chất lượng nước trên cơ sở các loài chỉ thị đối với sự ô nhiễm môi trường Có rất nhiều phương pháp đã được đề xuất trong nghiên cứu định lượng chỉ số đa dạng sinh học, trong đó, thành công và được áp dụng phổ biến nhất là phương pháp Shannon và Weiner (1963)
Công thức của Shannon và Weiner (1949):
Pi Pi H
n
i
ln'
Bảng 2.1 Đánh giá chất lượng nước theo chỉ số đa dạng
Chỉ số đa dạng Chất lượng nước
(Lê văn Khoa, 2007)
Chỉ số đa dạng Shannon thay đổi theo điều kiện tự nhiên của thủy vực, tập tính một số loài thay thế nhau phát triển ưu thế về số lượng theo từng thời điểm có
Trang 15thể làm giảm chỉ số đa dạng sinh học, có nghĩa là môi trường không bị ô nhiễm nhưng chỉ số da dạng vẫn thấp (Đặng Ngọc Thanh, 2002)
2.4 Vai trò động vật đáy trong thủy vực
Thành phần của mạng lưới thức ăn, thức ăn tự nhiên trong thủy vực
Thành phần trong năng suất sinh học của thủy vực
Làm giảm nguồn hữu cơ gây ô nhiễm môi trường
Loại bỏ chất độc, chất ô nhiễm ra khỏi tầng nước: quá trình lọc nước của thủy sinh vật đã chuyển từ chất hữu cơ lơ lửng thành chất lắng tụ ở nền đáy, quá trình này chủ yếu do hoạt động của nhóm Bivalvia, khiến cho chất độc và chất hữu
cơ được loại ra khỏi tầng nước
Làm sinh vật chỉ thị
2.5 Giới thiệu về nước thải biogas
Theo Phan Thị Yến Phi (2013), chất lượng nước thải sau túi ủ biogas nạp
bằng 7 loại cỏ vườn như sau:
Bảng 2.2 Chất lượng nước thải sau túi ủ biogas với nguyên liệu nạp 7 loại cỏ vườn
so với túi phân heo
(Nguồn: Phan Thị Yến Phi, 2013)
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mộng Nghi và Phan Thị Yến Phi (2013) cho thấy chất lượng nước thải sau túi ủ biogas với các chỉ tiêu COD, PO43-, N-NO3-, N-NH4+, N-NO2- đều vượt quá giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT Đồng thời mật độ coliform vẫn còn khá cao Do đó khả năng gây ô nhiễm của nguồn nước thải này đối với các thuỷ vực tiếp nhận là rất lớn
YaoYongfu (1989) nghiên cứu nước thải biogas tại Trung Quốc cho biết hàm lượng N tổng số, P2O5 tổng số, K2O tổng số như sau:
Trang 16Bảng 2.3 Hàm lượng N tổng số, P 2 O 5 tổng số, K 2 O tổng số trong nước thải biogas
Theo tài liệu của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo khí sinh học của Trung Quốc: trong 1m3 nước xả có khoảng 0,16 - 1,05 kg N tương đương với 0,35 - 2,3 kg
đạm urê (trích từ Ngô Quang Vinh và ctv., 2010)
Bảng 2.4 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi trước và sau khi qua túi ủ
( Dương Nguyên Khang, 1994)
Kết quả sau nghiên cứu ở bảng 2.2 của Dương Nguyên Khang (1994) đã cho thấy nước thải chăn nuôi sau khi qua hệ thống biogas có hàm lượng các chất ô nhiễm giảm so với chất thải ban đầu chưa xử lý, một số ấu trùng và trứng giun sán giảm rỏ rệt so với phân tươi, mặc dù vậy lượng nước thải này vẫn chứa một hàm lượng lớn chất hữu cơ, mầm bệnh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nguồn tiếp nhận
2.6 Một số công trình nghiên cứu về động vật đáy
Bùi Thị Nga (1998) trong nghiên cứu ở Lâm Ngư Trường Thạnh Phú (Bến Tre) cho rằng giun ít tơ (Oligochaeta) là thành phần loài chính trong các thành phần
Trang 17mùa nắng đến mùa mưa và nhóm giáp xác (Crustacea) xuất hiện với mật số cao nhất trong tháng 8
Dương Trí Dũng và ctv., (2000) đã nghiên cứu thành phần loài động vật đáy
ven biển thị xã Bạc Liêu cho thấy rằng nơi đây thành phần loài kém phong phú do cấu trúc nền đáy là cát bùn và tương đối đồng nhất, chỉ có 24 loài động vật đáy được phát hiện thuộc 3 nhóm là ngành Mollusca có 14 loài, ngành Arthrophoda có 7 loài và ngành Annelida có 3 loài
Trần Sỹ Nam (2004) đã khảo sát thành phần loài động vật đáy ở khu vực nuôi cá lóc vèo huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Mối quan hệ giữa động vật đáy với các yếu tố môi trường nước và tính chất nền đáy của thủy vực đã được nghiên cứu Kết quả cũng cho thấy, tương quan giữa các thành phần này chưa chặc do số lượng mẫu không nhiều Tác giả cũng cho rằng, khi đánh giá chất lượng nước dựa trên động vật đáy thì mức độ ô nhiễm cũng cao hơn khi đánh giá chất lượng nước dựa vào các yếu tố thủy lý hóa
Nguyễn Công Thuận (2009) cho rằng cấu trúc động vật đáy có mối quan hệ chặc chẽ với cấu trúc nền đáy hơn là các thông số thuỷ hoá, đặc biệt là thành phần
cơ giới và hàm lượng chất hữu cơ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố sinh vật đáy Nơi có hàm lượng chất hữu cơ cao thì sinh lượng động vật đáy cao Những nơi có hàm lượng sét ở bùn đáy cao thì sinh lượng động vật đáy thấp
Có 21 loài động vật đáy và 1 dạng ấu trùng tôm được phát hiện trên kinh Cái Mây – An Giang, trong đó nhóm 2 mảnh vỏ Bivalvia có thành phần loài phong phú nhất với các loài thuộc giống Corbicula (hến) chiếm ưu thế Tác giả cũng đã phân được vùng thủy vực thích hợp cho việc lưu trữ, bảo vệ các loài thủy sản (Dương
Trí Dũng và ctv., 2008)
Theo nghiên cứu của Dương Trí Dũng và ctv., (2010) về “Phân bố động vật
đáy ở rạch Cái Sao, tỉnh An Giang” đã phát hiện được 12 loài động vật đáy Trong
đó, nhóm Bivalvia có số lượng và khối lượng chiếm tỉ lệ cao Khi dựa vào động vật đáy để đánh giá thì mức độ ô nhiễm ở đây từ trung bình đến ô nhiễm rất nặng
Dương Trí Dũng và ctv., (2002 – 2003) cũng đã nghiên cứu về môi trường
nước, động vật đáy ở Khu bảo tồn cá An Bình, thành phố Cần Thơ Tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu chi tiết về mối quan hệ giữa các thành phần này, đặc biệt chưa có nghiên cứu về nền đáy của thủy vực
Phan Hoàng Diễn (2008) đã tìm thấy 26 loài thuộc 3 ngành giun đốt (Annelide), thân mềm (Mollusca) và chân khớp (Arthropoda) khi nghiên cứu động vật đáy trong hệ thống nuôi cá có sử dụng chất thải biogas tại xã Long Hoà, Châu
Trang 18Thành, Trà Vinh Trong đó, ngành Arthropoda có số loài phong phú nhất (13 loài) chiếm 50% tổng số loài động vật đáy
Dương Trí Dũng và Đào Minh Minh, (2013) nghiên cứu về sự phân bố của động vật đáy trên rạch Cái Khế, thành phố Cần Thơ đã phát hiện được 30 loài động vật đáy thuộc các lớp là Oligochaeta, Polygochaeta, Bivalvia, Gastropodae và
Insecta Trong đó, Limnodrilus hoffmeisteri là loài hiện diện trong suốt hai đợt khảo
sát và trên toàn bộ các điểm khảo sát, đồng thời chỉ thị cho tính chất ô nhiễm hữu cơ của thủy vực
Trang 19CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian thực hiện
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2014
3.2 Địa điểm thu mẫu
Ở ao chứa nước thải biogas ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ
Ao tại hộ ông Nguyễn Văn Thanh (ao chứa nước thải biogas thực vật) Đặc điểm ao:
- Ao Hình tròn, diện tích khoảng 400 m2, độ sâu 1.5 m
- Bề mặt thoáng, có thông với mương vườn
- Ao chỉ có loài cá tự nhiên, không có bóng râm
- Lượng nước thải vào ao hằng ngày: 40 lít/ngày
Kênh Hai Hoa: cấp nước cho ao chứa nước thải biogas từ thực vật Người dân xung quanh kênh chủ yếu là làm vườn và chăn nuôi Ngoài ra, người dân còn sử dụng nước kênh vào mục đích sinh hoạt, qua đó cho ta thấy việc trao đổi nước từ các hoạt động trên sẽ tác động đến chất lượng nước kênh
Ao tại hộ bà Lê Thị Thanh Thu
Đặc điểm ao:
- Ao Hình chữ nhật, diện tích khoảng 100 m2 , độ sâu 0.5 m
- Có nhiều bóng mát, có thông nhau với kênh
- Ao mới cải tạo, chứa nước thải biogas từ hệ thống chăn nuôi heo
- Lượng nước thải vào ao hàng ngày khoảng 200 m3
Kênh Ghe Mui: cấp nước cho ao chứa nước thải biogas từ chăn nuôi Người dân xung quanh kênh chủ yếu là làm vườn, chăn nuôi và một số hộ nuôi cá, Ngoài ra, người dân còn sử dụng nước kênh vào mục đích sinh hoạt, qua đó cho ta thấy việc trao đổi nước từ các hoạt động trên sẽ tác động đến chất lượng nước kênh
Có hệ thống cống trao đổi nước giữa các kênh và ao với chu kỳ 01
Trang 203.3 chu kì thu mẫu
Định kì thu mẫu 7 ngày 1 lần bắt đầu tháng 7/2014 đến tháng 8/2014, qua 05 lần thu mẫu
Mẫu được thu vào lúc triều kiệt
Hình 3.1 Sơ đồ địa điểm thu mẫu trên kênh Hai Hoa
Trang 21Hình 3.2 Sơ đồ thu mẩu thu mẫu trên kênh Ghe Mui
3.4 Phương tiện nghiên cứu
Gàu đáy Ekman, diện tích 0,021 m2 để thu động vật đáy
Sàng có đường kính miệng 30 cm, kích thước lỗ 0,5 mm dùng để sàng mẫu bùn sau khi thu và giữ lại động vật đáy
Bọc nylon dùng đựng mẫu động vật đáy sau khi sàng tại vị trí khảo sát, keo nhựa 500 ml dùng đựng sinh vật đáy sau khi lựa tại phòng thí nghiệm, dây thun, nhãn, viết lông dầu
Kính lúp, kính nhìn nổi, lame kính, khay inox, nhíp, kim mũi giáo, cân điện tử 4 số lẻ để phân tích định tính và định lượng động vật đáy
Formol 8% để cố định mẫu động vật đáy sau thu (có cả bùn và rác)
Cồn 70O để bảo quản mẫu sau khi đã loại bỏ hết rác
Trang 223.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp thu mẫu
Mẫu động vật đáy được thu bằng gàu Ekman, tại mỗi vị trí thu 5 gàu Mẫu được sàng sơ bộ tại hiện trường để loại bỏ bùn và rác Sau đó mẫu được cho vào bọc nylon, cố định bằng formol ở nồng độ 8% Ghi nhãn và trữ mẫu
Mẫu động vật đáy được phân tích định tính và định lượng tại phòng thí nghiệm Tài nguyên sinh vật - Bộ môn Khoa học môi trường - Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên - Trường Đại học Cần Thơ
3.5.2 Phương pháp phân tích mẫu
Phân tích định tính
Mẫu được đem rửa sạch, nhặt toàn bộ sinh vật đáy ra, sau đó ngâm bằng cồn
ở 700 Mẫu được quan sát dưới kính nhìn nổi và kính lúp để xác định các đặc điểm Hình thái trên cơ sở đó sẽ định danh dựa vào tài liệu phân loại Tiến hành định loại bằng phương pháp so sánh Hình thái Mẫu thu thập được quan sát và phân loại định danh đến mức loài Tài liệu chính được dùng để định loại là tài liệu “Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam” của Đặng Ngọc Thanh và
D: là mật độ (cá thể/ m2) hay khối lượng (g/m2)
X: là số lượng hay khối lượng động vật đáy
S: là diện tích mẫu đã thu (trong đề tài này thì S = 0.021 x 5 = 0.105 m2)
3.6 Phương pháp xử lý số liệu
Lập bảng liệt kê các thành phần họ của động vật đáy đã được xác định ở các
vị trí thu mẫu Dựa trên cơ sở đó, tiến hành so sánh đối chiếu để đánh giá sự thay đổi thành phần, mật độ, sinh khối động vật đáy giữa các vị trí với nhau và tại mỗi vị trí theo thời gian thu mẫu
Đếm số lượng từng loài động vật đáy đã xác định được và tính chỉ số đa dạng Shannon theo công thức: