Sự biến động số lượng động vật đáy trên kênh Hai hoa và kênh Ghe

Một phần của tài liệu đặc điểm động vật đáy trong ao có nước thải biogas từ thực vật (Trang 28 - 29)

Qua 05 lần khảo sát, số lượng động vật đáy tại kênh Hai hoa và kênh Ghe Mui có sự biến động nhẹ thể hiện qua Hình 4.4.

Hình 4.2 Sự biến động số lượng động vật đáy qua các đợt khảo sát ở kênh Hai hoa và kênh Ghe mui (cá thể/m2).

Qua Hình 4.2 cho ta thấy số lượng động vật đáy trong kênh Hai hoa có sự biến động nhẹ và dao động từ 144 cá thể/m2 đến 311 cá thể/m2. Số lượng cá thể có xu hướng tăng trong đợt 02 nhưng sao đó giảm dần qua các đợt sau cụ thể là ở đợt 01 số cá thể thu được là 224 cá thể/m2 và đến đợt 02 số lượng cá thể tăng lên là 311 cá thể/m2 và đến đợt 03, 04, 05 số cá thể giảm dần lần lượt là 267 cá thể/m2 161 cá thể/m2 144 cá thể/m2. Các loài thuộc họ Tubificidae vẫn chiếm ưu thế hơn về số lượng trên tất cả các đợt, nhưng đợt 01 số lượng cá thể thuộc Tubificidae là thấp nhất so với các nhóm khác chỉ có 54 cá thể/m2 còn đối với các nhóm Polychaeta là 80 cá thể/m2 và nhóm Bivalvia có số lượng cá thể loài cao nhất với 90 cá thể/m2. Nhưng đến đợt 02, 03, 04, 05 số lượng cá thể các loài thuộc nhóm Oligochaeta có số lượng cao nhất so với các loài thuộc nhóm khác, đợt 02 là 115 cá thể/m2 so với 71 cá thể/m2, 89 cá thể/m2 và 36 cá thể/m2 lần lượt thuộc các nhóm Polychaeta, Bivalvia và Insecta, đợt 03 là 98 cá thể/m2 bằng với số lượng của nhóm Polychaeta nhưng cao hơn so với các nhóm Bivalvia và Insecta (27 cá thể/m2, 44 cá thể/m2), đợt 04 chiếm số loài cao nhất so với các nhóm khác là 89 cá thể/m2, nhưng đến đợt 05 số lượng cá thể lại ít hơn nhóm Polychaeta (80 cá thể/m2). Nhưng so với các đợt khảo sát thì số lượng cá thể của các loài thuộc nhóm Oligochaeta có xu hướng giảm dần qua các đợt khảo sát chỉ tăng từ đợt 01 đến đợt 02 là từ 54 cá thể/m2 tăng lên

115 cá thể/m2 nhưng sao đó giảm dần qua các đợt,cụ thể là 98 cá thể/m2, 89 cá thể/m2 và 36 cá thể/m2 lần lượt ở các đợt 03, 04, 05, và số lượng các cá thể thuộc nhóm Bivalvia cũng có xu hướng giảm dần qua các đợt. Nguyên nhân của sự tăng giảm có thể là do mực nước trong kênh cao thấp không ổn định trong các đợt khảo sát hoặc là do lượng thức ăn ít nên làm cho số lượng giảm hoặc là do xác suất bắt gặp thấp.

Đối với kênh Ghe Mui số lượng các loài động vật đáy dao động từ 170 cá thể/m2 đến 498 cá thể/m2 và có khuynh hướng tăng giảm không ổn định qua các đợt. Số lượng cá thể lớn nhất là đợt 03 với 498 cá thể/m2, kế tiếp là đợt 04 có số lượng cá thể là 427 cá thể/m2, và đối với hai đợt 01, 05 có số lượng cá thể là 268 cá thể/m2, 269 cá thể/m2 và thấp nhất là vào đợt 02 có số lượng cá thể là 170 cá thể/m2. Trong đó các loài thuộc lớp Oligohaeta cũng luôn chiếm số lượng khá cao trong các đợt khảo sát dao động từ 36 cá thể/m2 đến 231 cá thể/m2 qua từng đợt khảo sát, qua đó có thể cho ta biết được dưới kênh cũng thuộc môi trường ô nhiễm hữu cơ.

Số lượng động vật đáy có sự chênh lệch giữa hai kênh Hai Hoa và Ghe Mui. Ở đợt 1 số lượng động vật đáy ở kênh Hai Hoa thấp hơn kênh Ghe Mui (224 cá thể/m2, 268 cá thể/m2), đợt 2 thì cao hơn kênh Ghe Mui (311 cá thể/m2, 170 cá thể/m2) và đến đợt 3, 4, 5 số lượng loài động vật đáy ở kênh Hai Hoa đều ít hơn kênh Ghe Mui lần lượt là đợt 3 có 268 cá thể/m2 so với 498 cá thể/m2, đợt 4 có 161 cá thể/m2, 427 cá thể/m2 và đợt 5 là 144 cá thể/m2, 269 cá thể/m2.

Một phần của tài liệu đặc điểm động vật đáy trong ao có nước thải biogas từ thực vật (Trang 28 - 29)